BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH THUỶ
GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA
VIỆC NAM, NỮ CHUNG SỐNG VỚI
NHAU NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHƠNG
ĐĂNG KÝ KẾT HƠN
KHĨA LUẬN CHUN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 7 - NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH THUỶ
GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC NAM, NỮ CHUNG
SỐNG VỚI NHAU NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT
HÔN
ThS. TRẦN THỊ HƯƠNG
TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 7 - NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Giải quyết hậu quả pháp lý của việc
nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn” là cơng
trình nghiên cứu của riêng cá nhân tơi.
Những nội dung có tham khảo từ các nguồn tài liệu khác đã được chú thích rõ
ràng về nguồn gốc, xuất xứ. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực
của các nội dung khác trong đề tài của mình.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ luật Dân sự
BLDS
Bộ luật Tố tụng dân sự
BLTTDS
Giấy chứng nhận kết hôn
GCNKH
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GCNQSDĐ
Hơn nhân và gia đình
HN và GĐ
Hội đồng xét xử
HĐXX
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC NAM, NỮ CHUNG SỐNG VỚI
NHAU NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHƠNG ĐĂNG KÝ KẾT HƠN ........................5
1.1. Kết hơn và đăng ký kết hôn...............................................................................5
1.1.1. Kết hôn ..............................................................................................................5
1.1.2. Đăng ký kết hôn ..............................................................................................13
1.2. Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ..15
1.2.1. Khái niệm nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn .............................................................................................................................15
1.2.2. Thực tiễn và nguyên nhân của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn ........................................................................................20
1.3. Sơ lược pháp luật điều chỉnh việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn trước ngày Luật Hơn nhân và gia đình 2014
có hiệu lực ................................................................................................................22
1.3.1. Thời kỳ phong kiến .........................................................................................22
1.3.2. Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ ..........................................................................23
1.3.3. Giai đoạn năm 1945 đến năm 1975 ở miền Nam............................................24
1.3.4. Giai đoạn Luật Hơn nhân và gia đình 1959 có hiệu lực .................................25
1.3.5. Giai đoạn Luật Hơn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực .................................25
1.3.6. Giai đoạn Luật Hơn nhân và gia đình 2000 có hiệu lực .................................26
CHƯƠNG 2: GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC NAM, NỮ
CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT
HÔN. THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ........................31
2.1. Các trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng
ký kết hôn .................................................................................................................31
2.1.1. Hành vi chung sống như vợ chồng không trái pháp luật ................................31
2.1.2. Hành vi chung sống như vợ chồng trái pháp luật ...........................................33
2.2. Cách thức giải quyết việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn............................................................................................35
2.2.1. Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn chưa
phát sinh tranh chấp, yêu cầu ....................................................................................36
2.2.2. Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn phát
sinh tranh chấp, yêu cầu ............................................................................................40
2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử và kiến nghị hoàn thiện
...................................................................................................................................46
2.3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử ......................................46
2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật .......................................................................55
KẾT LUẬN ..............................................................................................................62
LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hơn nhân là nền tảng để xây dựng gia đình, thể hiện sự liên kết mang ý nghĩa
nhân văn sâu sắc, góp phần duy trì và thúc đẩy sự phát triển của lồi người. Khởi
nguồn để hình thành nên một gia đình chính là sự xác lập quan hệ hơn nhân giữa nam
và nữ. Khi Nhà nước ra đời, pháp luật được ban hành và trở thành công cụ hữu hiệu
trong việc quản lý, điều chỉnh các mối quan hệ trong đời sống xã hội, bao gồm lĩnh
vực hôn nhân và gia đình thì việc xác lập quan hệ hơn nhân giữa nam, nữ đòi hỏi phải
tuân theo những quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hơn.
Những quy phạm pháp luật mang tính ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của những
người kết hôn là hành lang pháp lý an tồn cho mục đích của hơn nhân, có ý nghĩa
thiết thực đối với các cá nhân tham gia xác lập quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, xuất
phát từ những nguyên nhân khách quan của lịch sử cũng như sự chuyển biến về mặt
nhận thức của con người trong xu thế hội nhập và phát triển, tình trạng nam, nữ chung
sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn đã và đang tồn tại khách quan
và trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Pháp luật Việt Nam qua các thời
kỳ trước khi Luật Hơn nhân và gia đình 2014 ra đời và có hiệu lực, mặc dù đã có
những quy định điều chỉnh nhưng vẫn để lại một “khoảng trống” đáng kể xung quanh
hiện tượng nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Những hạn chế trên đã được Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các văn bản hướng
dẫn thi hành khắc phục bằng việc bổ sung các quy định điều chỉnh nhưng vẫn bộc lộ
một số hạn chế nhất định dẫn đến những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật để
giải quyết các tranh chấp. Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu tình trạng nam, nữ chung
sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn và các hậu quả pháp lý của
tình trạng này để nâng cao được nhận thức của nhân dân trong việc xác lập quan hệ
hôn nhân. Đồng thời, thông qua việc đánh giá, phân tích các quy định pháp luật hiện
hành, có thể đưa ra được những kiến nghị nhằm điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho
những hạn chế về mặt pháp lý, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác xét xử của Toà
án đối với những tranh chấp liên quan đến việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà khơng đăng ký kết hơn.
Chính vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Giải quyết hậu quả pháp
lý của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn” làm đề tài nghiên cứu khố luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
1
Việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
dưới tác động của những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã, đang và sẽ tiếp
tục tồn tại trong xã hội. Tình trạng nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn cũng như những hậu quả pháp lý phát sinh từ việc chung sống
này là một trong những đối tượng lập pháp thuộc các quan hệ hôn nhân và gia đình.
Trong thời gian qua, liên quan đến vấn đề chung sống như vợ chồng mà không đăng
ký kết hơn, trong lĩnh vực khoa học pháp lý đã có các cơng trình nghiên cứu như sau:
- Chủ biên: Nguyễn Văn Cừ (2003), Giải quyết hôn nhân thực tế theo Luật Hơn
nhân và gia đình năm 2000, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
- Lê Thị Thu Trang (2010), Vấn đề nam nữ chung sống như vợ chồng dưới góc
độ bảo vệ phụ nữ và trẻ em, Khố luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà
Nội.
- Hoành Hạnh Nguyên (2011), Những khía cạnh pháp lý của thực tế chung sống
như vợ chồng không đăng ký kết hôn ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội.
- Lê Thị Kim Luông (2014), Quan hệ chung sống như vợ chồng – Vấn đề lý
luận và thực tiễn, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
- Lưu Thuỳ Dung (2015), Chung sống như vợ chồng – Thực tiễn và giải pháp
pháp lý hồn thiện, Khố luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
- Cao Vũ Minh, Trương Tư Phước (2014), Hoàn thiện các quy định về chung
sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn theo tinh thần của Luật hơn nhân gia đình
năm 2014, Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, Số 6.
- Lê Thu Trang (2017), Chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hơn: Thực
trạng và kiến nghị hồn thiện pháp luật, Tạp chí Kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân
tối cao, Số 7.
- Lê Thu Trang (2020), Bình luận về một số vấn đề tranh chấp trong trường hợp
nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn, Tạp chí Nghề
luật, Học viện Tư pháp, Số 10.
Mỗi cơng trình nghiên cứu với những góc độ tiếp cận vấn đề khác nhau nhưng
nhìn chung đã làm rõ được bản chất của việc chung sống như vợ chồng mà không
đăng ký kết hơn để đưa ra những phân tích, đánh giá và các kiến nghị hoàn thiện.
Những giá trị của các cơng trình mang lại đã tạo nên nguồn tư liệu hết sức quan trọng
cho việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về vấn đề chung sống với nhau
như vợ chồng. Tuy nhiên, trong đó có những cơng trình được nghiên cứu dựa trên
2
những quy định của Luật Hơn nhân và gia đình 2000, một số cơng trình khác mặc dù
phân tích vấn đề trên cơ sở của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành nhưng cịn mang
tính khái qt chung, hoặc đã đi sâu tiếp cận ở những khía cạnh pháp lý nhưng vấn
đề về việc giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn vẫn chưa được nghiên cứu toàn diện. Hơn thế,
những bất cập, hạn chế trong các quy định pháp luật vẫn đang còn tồn tại, ảnh hưởng
đến hoạt động xét xử của Toà án. Nhận thức được điều này, tác giả thực hiện đề tài
với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá vấn đề nam, nữ chung sống như vợ
chồng một cách bao quát về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Đặc biệt hơn là đi sâu phân
tích, đánh giá các quy định của pháp luật trong việc giải quyết hậu quả pháp lý trong
trường hợp này.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về việc nam, nữ chung
sống với nhau như vợ chồng.
- Nghiên cứu hệ thống quy định của pháp luật Hơn nhân và gia đình điều chỉnh
việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đặc biệt
là trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh từ quan hệ chung sống như vợ chồng
không đăng ký kết hôn.
- Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật vào hoạt động xét xử của Toà án hiện
nay để có những kiến nghị, giải pháp phù hợp.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi khoá luận tốt nghiệp, tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề nam,
nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn dưới góc độ pháp
lý về các quy định điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quan hệ chung sống như
vợ chồng của nam, nữ cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết các hệ quả của
vấn đề trên trong hoạt động xét xử.
5. Mục tiêu nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài của mình, tác giả mong muốn đạt được những mục
tiêu sau:
- Nghiên cứu khái quát những vấn đề lý luận về việc chung sống như vợ chồng.
- Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành trong việc điều chỉnh quan hệ
chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn dưới hai hình thức: chung sống
khơng trái pháp luật và chung sống trái pháp luật.
3
- Đánh giá thực tiễn việc áp dụng các quy định của pháp luật trong hoạt động
xét xử của Toà án hiện nay.
- Đưa ra được những kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong
các quy định pháp luật để nâng cao hiệu quả trong công tác xét xử của Toà án về
những tranh chấp phát sinh từ quan hệ nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn.
6. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện nghiên cứu đề tài khoá luận: “Giải quyết hậu quả pháp lý của
việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn”,
tác giả đã vận dụng các phương pháp như liệt kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, chứng
minh, bình luận. Các phương pháp được áp dụng linh hoạt cho từng nội dung khác
nhau, đồng thời cịn có sự phối hợp giữa các phương pháp để mang lại kết quả tốt
nhất.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục chữ viết tắt, lời nói đầu, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo, phụ lục đính kèm, bố cục của đề tài gồm hai chương:
- Chương 1: Khái quát chung về việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn.
- Chương 2: Giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống với nhau
như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn. Thực tiễn xét xử và kiến nghị hồn thiện.
4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC NAM, NỮ CHUNG SỐNG VỚI
NHAU NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HƠN
1.1. Kết hơn và đăng ký kết hơn
1.1.1. Kết hơn
Khi phân tích tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, C. Mác khẳng định gia
đình là một trong ba mối quan hệ của con người đã được hình trong lịch sử nhân loại.
Nhờ quan hệ này, với chức năng sinh con đẻ cái, quan hệ gia đình đã sản sinh ra và
duy trì các quan hệ xã hội khác. Với nghĩa đó, gia đình được xem là một xã hội thu
nhỏ: gia đình sản sinh ra các cá thể người, gắn kết các cá thể người thành xã hội. Trên
nền tảng tư tưởng đó, nhận thức được vai trị quan trọng của gia đình đối với sự phát
triển của cá nhân và xã hội, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chủ trương, chính sách
để xây dựng một chế độ hơn nhân gia đình tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển
chung. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được thể hiện qua những
nguyên tắc cơ bản trong hệ thống văn bản pháp luật về lĩnh vực hơn nhân và gia đình
(HN và GĐ). Những quy định đó đã tác động và góp phần điều chỉnh các quan hệ
trong lĩnh vực này. Trong những vấn đề pháp lý liên quan, kết hôn được xem là sự
kiện pháp lý cơ bản và quan trọng để tạo nên gia đình.
Tuỳ theo nhận thức, góc độ tiếp cận khác nhau mà khái niệm kết hơn sẽ được
hình thành khác nhau. Theo từ điển tiếng Việt phổ thông: “Kết hơn là việc nam, nữ
chính thức lấy nhau thành vợ chồng”1. Theo phong tục, tập quán của người Việt, kể
từ thời điểm hai bên nam, nữ tổ chức cưới hỏi theo lễ nghi truyền thống thì được coi
là chính thức lấy nhau làm vợ, chồng. Trong đời sống hàng ngày, người Việt Nam
thường sử dụng các từ: “lấy vợ”, “lấy chồng” để nói về việc kết hơn của nam nữ, đây
được xem như là cách nói thuần Việt để chỉ việc nam, nữ lấy nhau thành vợ chồng.
Như vậy, dưới góc độ xã hội thì việc kết hơn được xem như là một hình thức nhằm
mục đích xác lập quan hệ vợ chồng.
Còn theo từ điển Luật học: “Kết hôn là sự liên kết giữa người đàn ông và người
đàn bà thành vợ chồng, được pháp luật công nhận”2. Sự liên kết này bên cạnh việc
được điều chỉnh bởi các quy ước của đời sống xã hội thì cịn được điều chỉnh bằng
các quy định của pháp luật. Cho nên dưới góc độ pháp lý, kết hơn là một sự kiện pháp
lý được Nhà nước ghi nhận thông qua một nghi thức cụ thể trong pháp luật. Pháp luật
Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Tp. Hồ Chí Minh, tr. 431.
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình, NXB Hồng Đức – Hội Luật
gia Việt Nam, tr. 152.
1
2
5
HN và GĐ hiện hành cũng có quy định về khái niệm kết hôn: “Kết hôn là việc nam,
nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết
hôn và đăng ký kết hôn”3. Như vậy, việc kết hôn để được pháp luật công nhận phải
đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật HN và GĐ 2014,
đồng thời phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng trình tự
và thủ tục.
Việc tuân thủ các điều kiện kết hôn là một trong những cơ sở tạo ra giá trị pháp
lý cho mối quan hệ hơn nhân hợp pháp. Vì vậy, nam - nữ khi kết hôn phải thoả mãn
các điều kiện sau:
* Điều kiện về độ tuổi: nam, nữ phải đủ tuổi kết hôn. Theo quy định của luật,
“nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”4 thì được phép kết hơn. Việc kết
hơn ở độ tuổi nào là do nam, nữ quyết định nhưng không được thấp hơn độ tuổi tối
thiểu mà luật định. Việc quy định độ tuổi tối thiểu được phép kết hôn là phù hợp
nhằm thể hiện rõ giới hạn cần thiết để đảm bảo cho sự an toàn của mỗi cuộc hơn nhân
xét từ phương diện phát triển tồn diện về tinh thần và thể chất của cá nhân người kết
hôn. Quy định về độ tuổi kết hôn của Luật HN và GĐ 2014 được kế thừa và phát triển
từ các quy định về độ tuổi kết hôn của các Luật HN và GĐ trước đó. Luật HN và GĐ
các năm 1959, 1986, 2000 quy định độ tuổi kết hôn của nam là từ 20 tuổi trở lên, nữ
từ 18 tuổi trở lên là khá phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Việc
xây dựng độ tuổi kết hôn trong các Luật HN và GĐ Việt Nam được dựa trên các cơ
sở khoa học có tính đến các yếu tố về phong tục, tập quán, đạo đức, truyền thống văn
hoá Việt Nam và xác định độ tuổi 20 ở nam, 18 ở nữ là độ tuổi đảm bảo khả năng
nam, nữ có thể thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình về HN và GĐ. Luật
HN và GĐ 2014 vẫn lấy độ tuổi trên làm cơ sở nhưng sửa đổi độ tuổi kết hôn của
nam, nữ theo “tuổi đủ” để phù hợp hơn với hệ thống pháp luật nhà nước. Có thể đưa
ra ví dụ cụ thể như: quy định về người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trong Bộ
luật Dân sự (BLDS) 2005 là “người đủ 18 tuổi”, trong Bộ luật Tố tụng dân sự
(BLTTDS) 2004 cũng quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có đầy đủ năng
lực hành vi tố tụng dân sự. Và quy định này vẫn tiếp tục được ghi nhận trong BLDS
và BLTTDS hiện hành. Trong khi đó, pháp luật HN và GĐ 2000 lại quy định nữ bước
sang tuổi 18 là được phép kết hôn. Với quy định này, sẽ có trường hợp một người
3
4
Khoản 5 Điều 3 Luật HN và GĐ 2014.
Điểm a khoản 1 Điều 8 Luật HN và GĐ 2014.
6
chưa đủ năng lực hành vi dân sự nhưng vẫn được bày tỏ ý chí mong muốn kết hơn.
Đồng thời, trong trường hợp sau khi kết hôn lại muốn ly hơn, thì người vợ chưa đủ
18 tuổi vẫn được xác định là đương sự trong vụ án ly hôn. Như vậy, quy định thiếu
đồng nhất về độ tuổi giữa Luật HN và GĐ với BLDS, BLTTDS sẽ ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích của người phụ nữ trong trường hợp này.
* Điều kiện về ý chí: “Việc kết hơn do nam và nữ tự nguyện quyết định”5. Đây
là điều kiện về sự tự nguyện của các bên nam nữ khi kết hơn giúp duy trì hơn nhân
tiến bộ, làm nền tảng để hình thành hơn nhân bền vững và hạnh phúc. Gia đình là nền
tảng của xã hội, chính vì vậy “phần móng” gia đình phải được xây dựng thật vững
chắc bằng sự tự nguyện của nam, nữ khi xác lập quan hệ vợ chồng. Sự tự nguyện của
nam và nữ trong kết hôn được thể hiện trong việc các bên nam nữ được tự do tìm hiểu
và quyết định lựa chọn bạn đời của họ mà không bị lệ thuộc vào ý chí của người khác.
Về mặt khách quan, việc nam nữ tự nguyện kết hôn phải được thể hiện thông qua
hành vi đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Pháp luật đảm bảo cho
việc kết hôn tự nguyện bằng quy định các bên nam, nữ có trách nhiệm thể hiện ý chí
về việc xác lập quan hệ hơn nhân của mình trước đại diện cơ quan hộ tịch: cùng nhau
có mặt tại cơ quan hộ tịch, nộp tờ khai đăng ký kết hôn và bày tỏ ý chí mong muốn
kết hơn của mình. Về mặt chủ quan, việc xác lập quan hệ hôn nhân hồn tồn xuất
phát từ ý chí của cả hai bên nam, nữ kết hơn. Do đó, nếu hai bên không thực sự tự
nguyện kết hôn nhưng buộc phải kết hơn trái ý muốn chủ quan của mình thì về mặt
khách quan, mặc dù hai bên đều có mặt tại cơ quan đăng ký kết hơn, việc kết hơn đó
vẫn bị coi là thiếu sự tự nguyện. Cho nên cơ quan hộ tịch có quyền từ chối đăng ký
kết hơn trong trường hợp có ít nhất một bên nam, nữ kết hôn do chịu sự tác động của
chủ thể khác hoặc không phản ánh đúng nguyện vọng của việc kết hôn. Đồng thời,
nhà nước nghiêm cấm kết hôn giả tạo, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản
trở kết hơn và có những chế tài xử phạt đối với những trường hợp trên. Như vậy,
những quy định của pháp luật về sự tự nguyện trong kết hôn cho thấy nhà nước nhận
thức rất rõ tầm quan trọng của việc kết hôn tự nguyện. Sự tự nguyện giúp cho hơn
nhân đạt được mục đích và là cơ sở để đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của Luật HN
và GĐ.
5
Điểm b khoản 1 Điều 8 Luật HN và GĐ 2014.
7
* Điều kiện về nhận thức: theo quy định của pháp luật, nam, nữ khi kết hơn thì
các bên chủ thể phải đáp ứng được điều kiện không bị mất năng lực hành vi dân sự6.
Điều 22 BLDS 2015 quy định người bị mất năng lực hành vi dân sự là người do
bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà khơng thể nhận thức, làm chủ được hành
vi thì theo u cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức
hữu quan, Toà án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi
dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Quy định các chủ thể kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự xuất phát
từ việc đảm bảo mục đích xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc và quyền tự do kết
hôn cũng như yếu tố tự nguyện trong việc kết hơn của các cơng dân. Có thể thấy, một
người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi của mình thì rất khó để xác định được ý chí thực sự của họ, đồng thời bản
thân họ cũng không thể ý thức được hết trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của mình khi
tham gia xác lập mối quan hệ mang tính chất xây dựng rất cao như quan hệ hôn nhân.
Những người này khi tham gia vào các quan hệ dân sự đều phải thông qua người đại
diện của họ. Nhưng quyền kết hôn là quyền nhân thân nên sẽ không thể thông qua
đại diện để thực hiện quyền trên. Chính vì vậy, xét dưới góc độ xã hội thì việc hạn
chế quyền kết hôn đối với người mất năng lực hành vi dân sự khơng chỉ góp phần
bảo vệ quyền lợi của người đó mà cịn góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của những
người có quyền lợi liên quan. Việc người bị mất năng lực hành vi dân sự được tham
gia xác lập quan hệ hôn nhân sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các thành
viên trong gia đình, việc thực hiện nghĩa vụ với các thành viên trong gia đình sẽ khơng
được đảm bảo, gây thiệt thịi cho những người được hưởng quyền. Quy định về điều
kiện năng lực hành vi dân sự trong kết hơn cịn là yếu tố bảo đảm cho việc duy trì nịi
giống không bị ảnh hưởng bởi các gen di truyền của những người mắc bệnh tâm thần
hoặc những chứng bệnh làm cho cá nhân mất năng lực hành vi dân sự.
* Các trường hợp cấm kết hôn: việc kết hôn của nam, nữ ngoài việc thoả mãn
các điều kiện về độ tuổi, nhận thức và ý chí tự nguyện thì cũng không được thuộc
một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật7. Việc tuân thủ
các điều kiện cấm khi kết hôn nhằm đảm bảo cho quan hệ hôn nhân được xác lập phù
Điểm c khoản 1 Điều 8 Luật HN và GĐ 2014.
Điểm d khoản 1 Điều 8 Luật HN và GĐ 2014 quy định: “Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp
cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật này”.
6
7
8
hợp với đạo đức, văn hoá truyền thống của người Việt cũng như gìn giữ những mục
đích xã hội tốt đẹp.
- Thứ nhất là cấm kết hôn giả tạo:
Kết hôn giả tạo là “việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập
quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc
để đạt được mục đích khác mà khơng nhằm mục đích xây dựng gia đình”8. Mục đích
của kết hơn là để cùng nhau chung sống và xây dựng một gia đình hạnh phúc, yêu
thương, giúp đỡ lẫn nhau và tạo điều kiện để xã hội phát triển tốt đẹp hơn nhưng việc
kết hôn giả tạo đã làm sai lệch đi mục đích tốt đẹp trên. Hai bên kết hơn khơng nhằm
mục đích xác lập quan hệ vợ chồng và tạo lập gia đình mà chỉ hướng đến những mục
đích khác mang yếu tố tư lợi thông qua các hành vi tuân thủ các quy định của pháp
luật9. Kết hôn giả tạo cịn là hành vi trá hình của nhiều trường hợp kết hơn có yếu tố
nước ngồi nhằm che đậy các hành vi buôn bán phụ nữ qua biên giới hoặc đưa người
nhập cảnh trái phép vào các nước. Điều này làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội
cũng như thể hiện thái độ coi thường pháp luật. Chính vì vậy, Nhà nước nghiêm cấm
kết hơn giả tạo và nếu xác định được việc kết hôn của nam, nữ là giả tạo thì việc kết
hơn đó là trái pháp luật và sẽ chịu các chế tài.
- Thứ hai là cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết
hôn: đây là các trường hợp kết hôn xét về bản chất, không thoả mãn điều kiện về sự
tự nguyện.
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi các bên chưa đủ tuổi kết hôn (tức là nam
chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi). Đây là trường hợp vi phạm về điều kiện độ tuổi
tối thiểu để nam, nữ có thể kết hơn và nó thường diễn ra phổ biến trong các đồng bào
dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào sống ở miền núi, vùng cao, vùng sâu – những nơi
mà hiểu biết pháp luật còn hạn chế với phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng sâu sắc
đến nhận thức của người dân. Theo Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng
kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019 của Tổng cục thống kế: độ tuổi kết
hơn trung bình của người dân tộc thiểu số tảo hôn năm 2018 là 17.5 tuổi đối với nam
và 15.8 tuổi đối với nữ; tỷ lệ tảo hôn cao nhất là Mông (51.5%), Cơ Lao (47.8%),
Mảng (47.2%), Xinh Mun (44.8%), Mạ (39.2%); và theo giới tính, tỷ lệ tảo hôn của
nữ dân tộc thiểu số năm 2018 là 23.5%, cao hơn so với nam dân tộc thiểu số là 20.1%.
8
9
Khoản 11 Điều 3 Luật HN và GĐ 2014.
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tlđd (2), tr. 164.
9
Việc kết hôn khi nam, nữ chưa đạt được độ tuổi luật định kéo theo rất nhiều hậu quả,
đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc mang thai và sinh đẻ khi cơ thể người
mẹ chưa phát triển hoàn thiện và thể chất và trí lực. Mặc dù pháp luật đã có quy định
nghiêm cấm đối với việc tảo hơn và có các biện pháp chế tài xử lý nhưng trên thực tế
vẫn chưa phát huy tốt hiệu quả.
Cưỡng ép kết hôn là việc dùng các thủ đoạn như “đe dọa, uy hiếp tinh thần,
hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết
hôn trái với ý muốn của họ”10. Việc cưỡng ép kết hôn là đi ngược với nguyên tắc tự
nguyện trong kết hơn. Trong trường hợp này, ít nhất có một trong các bên nam, nữ
đã kết hơn theo ý chí của người thứ ba thơng qua các hành vi dùng vũ lực, đe doạ
dùng vũ lực hoặc thực hiện các hành động khác để tác động đến ý chí của nam, nữ.
Các trường hợp cha mẹ hứa hơn cho con cái từ trước nên ép con mình kết hơn để giữ
gìn thể diện, hay việc cha mẹ vì một khoản nợ của gia đình ép con mình kết hơn với
người khác đều là một trong những ví dụ rõ ràng đối với việc cưỡng ép kết hôn.
Lừa dối kết hôn “là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm
cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu khơng có hành vi này
thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn”11. Một mối quan hệ hôn nhân phải đảm
bảo được yếu tố tự nguyện, từ đó hình thành nên lịng tin giữa các bên trong mối quan
hệ gia đình. Nhưng sự lừa dối của một bên nhằm đạt được mục đích xác lập quan hệ
hơn nhân của mình là “vi phạm các quy tắc quan hệ và được coi là vi phạm tiêu cực
về sự mong đợi”12, khiến cho bên kia bị nhầm lẫn và dẫn đến quyết định kết hôn. Biểu
hiện của lừa dối kết hôn thường là việc đưa ra những thông tin sai lệch nhằm che giấu
bản thân về các vấn đề như sức khoẻ sinh lí, các bệnh hiểm nghèo, che giấu tiền án,
tiền sự hoặc những hứa hẹn về công việc, nhà cửa để bên kia nhầm tưởng về nhân
thân, hồn cảnh của người họ sẽ kết hơn. Chính vì có sự nhầm tưởng này mà họ đồng
ý kết hơn với người cố gây ra sự nhầm tưởng đó.
Cản trở kết hôn “là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu
sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hơn của người có đủ điều kiện
kết hôn”13. Khác với cưỡng ép kết hôn, việc cản trở kết hơn chính là hành vi đi ngược
lại với mong muốn của nam, nữ muốn xác lập quan hệ hôn nhân với nhau, thực hiện
Khoản 9 Điều 3 Luật HN và GĐ 2014.
Khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
12
29/4/2021.
13
Khoản 10 Điều 3 Luật HN và GĐ 2014.
10
11
10
những hành vi khiến nam, nữ không thể kết hôn. Hành vi này đã xâm phạm đến quyền
con người của các bên nam nữ, cản trở hôn nhân tự nguyện và tiến bộ.
- Thứ ba là cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hơn hoặc chung sống
như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ:
Thực hiện ngun tắc “Hơn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ
chồng bình đẳng”14, pháp luật Việt Nam cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hơn
hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà
kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
Người đang có vợ, có chồng là người đang trong một mối quan hệ hôn nhân
được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Theo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng,
pháp luật nước ta không chấp nhận chế độ đa thê, đa phu. Không thể phủ nhận một
thực tế là xã hội ngày nay tồn tại một bộ phận người bị ảnh hưởng bởi phong tục tập
quán lạc hậu nên tại một số vùng dân tộc thiểu số, người đàn ơng có thể lấy nhiều vợ
hay ngược lại; hoặc do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, người đàn ông được phép
“năm thê, bảy thiếp”; hoặc do lối sống phóng túng quá mức nên dù đang trong một
mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, người chồng, người vợ vẫn kết hôn hoặc chung sống
như vợ chồng với người khác. Như vậy, chế độ đa thê, đa phu là biến tướng của chế
độ một vợ một chồng15 và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các chức năng
gia đình cũng như việc thực hiện nghĩa vụ giữa vợ chồng với nhau.
Để loại bỏ trường hợp người đang có vợ, có chồng kết hơn với người khác hoặc
người chưa có vợ, có chồng kết hơn với người đang có chồng, có vợ, pháp luật quy
định nam, nữ khi kết hơn có nghĩa vụ chứng minh tại thời điểm kết hơn họ là người
chưa có vợ, chưa có chồng hoặc có nhưng đã ly hơn hoặc vợ, chồng của họ đã chết.
Chỉ khi thoả mãn được điều kiện trên, nam nữ mới có thể được xác lập quan hệ kết
hôn.
Pháp luật không chỉ cấm người đang có vợ, có chồng kết hơn với người khác
hoặc chưa có vợ, chưa có chồng kết hơn với người đang có chồng, có vợ, pháp luật
cịn cấm những người đang có vợ, có chồng chung sống như vợ chồng với người khác
hoặc chưa có vợ, chưa có chồng chung sống như vợ chồng với người đang có chồng,
có vợ. Trường hợp những chủ thể nêu trên chung sống như vợ chồng với nhau, pháp
14
15
Khoản 1 Điều 2 Luật HN và GĐ 2014.
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tlđd (2), tr. 166.
11
luật áp dụng các biện pháp chế tài về hành chính, hình sự, dân sự để xử lý nhằm đảm
bảo tính pháp chế khi thực thi các quy định của Luật HN và GĐ.
- Cuối cùng là cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những
người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi,
cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế
với con riêng của chồng:
Pháp luật cấm việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người
cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
Người cùng dòng máu về trực hệ là “những người có quan hệ huyết thống, trong
đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau”16. Những người có họ trong phạm vi
ba đời được quy định là “những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ
nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai;
anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”17.
Lí do pháp luật nghiêm cấm các trường hợp này kết hơn vì xét về yếu tố xã hội,
đây là những trường hợp “trái luân thường đạo lý”; xét về yếu tố khoa học, những
người có cùng dịng máu trực hệ hoặc những người có họ trong phạm vi ba đời nếu
là vợ chồng của nhau thì sẽ khơng đảm bảo việc thực hiện chức năng phát triển và
duy trì nịi giống, do con sinh ra sẽ bị biến dạng về di truyền, bệnh tật, gặp các dị
dạng như bạch tạng, mù màu thậm chí có thể tử vong ngay sau sinh, gây ra hậu quả
nghiêm trọng đối với đời sống gia đình và xã hội.
Bên cạnh việc nghiêm cấm những người có cùng quan hệ huyết thống kết hôn
hoặc chung sống như vợ chồng với nhau, pháp luật cịn cấm việc kết hơn hoặc chung
sống như vợ chồng đối với các trường hợp “giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa
những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với
con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”18. Đây là
trường hợp cấm kết hôn xuất phát từ phong tục, tập quán, văn hoá, đạo đức của người
Việt Nam bởi lẽ các chủ thể này mặc dù khơng có quan hệ huyết thống nhưng lại có
sự liên hệ về quan hệ tình cảm trong phạm vi gia đình theo thứ bậc trên – dưới. Các
mối quan hệ trên đều có ranh giới giữa trách nhiệm của bậc làm cha, làm mẹ với bổn
phận của người làm con và “truyền thống đạo đức không cho phép đánh đổi quan hệ
Khoản 17 Điều 3 Luật HN và GĐ 2014.
Khoản 18 Điều 3 Luật HN và GĐ 2014.
18
Điểm d khoản 2 Điều 5 Luật HN và GĐ 2014.
16
17
12
cha mẹ và con trở thành quan hệ vợ chồng hoặc lợi dụng việc nuôi con nuôi để mưu
cầu việc kết hôn trái với ý nghĩa cao đẹp của sự tương thân, tương ái trong quan hệ
nuôi dưỡng”19. So sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là
các nước phương Tây như Anh, Đức, Pháp không cấm kết hôn giữa những người đã
từng là bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể hay bố dượng với con riêng của vợ,
mẹ kế với con riêng của chồng. Đây chính là sự khác biệt đặc thù trong văn hố giữa
phương Tây và phương Đơng. Văn hóa phương Đơng vốn đề cao các giá trị tơn ty
trật tự trong gia đình nên việc các chủ thể trên xác lập quan hệ hơn nhân được nhìn
nhận như một sự đảo lộn giá trị văn hóa. Chính vì vậy, quy định cấm kết hơn trong
trường hợp này là phù hợp với văn hoá của dân tộc, nhằm ổn định trật tự xã hội, đảm
bảo những giá trị tốt đẹp, trong sáng trong đời sống gia đình.
1.1.2. Đăng ký kết hôn
Việc kết hôn của các bên nam nữ phải thoả mãn các quy định của pháp luật thì
Nhà nước mới thừa nhận quan hệ hôn nhân được xác lập giữa các chủ thể là hợp pháp.
Điều 39 BLDS 2015 quy định quyền kết hôn là một quyền nhân thân trong các quan
hệ HN và GĐ của cá nhân. Luật HN và GĐ 2014 cũng quy định rất rõ ràng khi nam,
nữ xác lập quan hệ vợ chồng phải đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo luật định,
đồng thời phải thực hiện việc đăng ký kết hôn theo đúng trình tự và thủ tục tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, cá nhân thực hiện quyền kết hôn theo quy
định của Luật HN và GĐ và luật khác có liên quan, phải thực hiện đăng ký kết hơn
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và sau khi cơ quan đăng ký kết hôn tiến hành
đăng ký kết hôn, ghi vào Sổ hộ tịch và cấp Giấy chứng nhận kết hơn (GCNKH) cho
họ thì giữa nam, nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng.
Đăng ký kết hôn là một nghi thức xác lập quan hệ hơn nhân được Nhà nước
thừa nhận. Để hơn nhân có giá trị pháp lý thì người kết hơn phải tn thủ các quy
định của pháp luật về đăng ký kết hôn20 và đây là một nội dung của đăng ký hộ tịch.
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Hộ tịch 2014, “đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo
cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện
quản lý về dân cư”. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, việc đăng ký kết hôn của các
bên nam nữ khi xác lập quan hệ hôn nhân là một trong các yêu cầu, địi hỏi mà Nhà
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tlđd (2), tr. 169.
Đại học Luật Hà Nội – Bộ mơn Luật Hơn nhân và gia đình (2020), Hướng dẫn học tập và tìm hiểu Luật Hơn
nhân và gia đình Việt Nam, NXB Lao Động, tr. 53.
19
20
13
nước đặt ra để các bên kết hôn phải tuân thủ nếu họ muốn nhận được sự công nhận
hôn nhân hợp pháp của pháp luật.
* Ý nghĩa đăng ký kết hôn:
Pháp luật HN và GĐ ghi nhận việc đăng ký kết hơn là một trong hai tiêu chí để
nhận diện một quan hệ hơn nhân hợp pháp. Chính vì thế nó có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng đối với việc xác lập quan hệ hôn nhân của các bên nam, nữ. Điều này được lý
giải bởi các lý do sau:
- Thứ nhất, đăng ký kết hôn là thủ tục để Nhà nước kiểm sốt việc kết hơn của
cơng dân. Nam nữ tiến hành đăng ký kết hôn là thực hiện quyền tự do kết hôn của
công dân trong khuôn khổ pháp luật. Dưới góc độ quản lý hộ tịch, việc đăng ký kết
hơn là thủ tục mà cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác nhận các điều kiện kết hơn
của nam, nữ có thoả mãn hay khơng và nếu thoả mãn thì sẽ ghi nhận sự kiện kết hôn
của nam nữ vào Sổ hộ tịch. Việc ghi nhận này sẽ giúp Nhà nước theo dõi được những
biến động và thực trạng của việc tuân thủ pháp luật về điều kiện kết hôn, đồng thời
cũng là cơ sở để thừa nhận quan hệ hôn nhân của nam, nữ là hợp pháp và được Nhà
nước bảo vệ.
Thông qua việc đăng ký kết hơn, Nhà nước sẽ nắm bắt được tình hình kết hơn
cũng như các số liệu thống kê về việc kết hôn của nam, nữ tại các địa phương và đưa
ra được những định hướng, chính sách để khuyến khích, động viên cơng dân kết hơn
đảm bảo các điều kiện và trình tự kết hơn theo luật định.
Bên cạnh đó, việc đăng ký kết hơn cịn giúp Nhà nước phát hiện và ngăn chặn
kịp thời các hành vi vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật như tảo
hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng… Việc phát hiện và ngăn chặn các
hành vi trên là cần thiết bởi lẽ việc kết hôn của nam, nữ ảnh hưởng rất lớn đến những
vấn đề xã hội liên quan như chính sách dân số - kế hoạch hố gia đình và cả chính
sách phát triển kinh tế.
- Thứ hai, đăng ký kết hơn có ý nghĩa thiết thực đối với chính bản thân người
kết hơn bởi đây là cơ sở để mối quan hệ vợ chồng của họ được pháp luật thừa nhận,
điều này giúp cho việc tạo dựng gia đình hạnh phúc và bền vững, góp phần duy trì và
thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người.
Đồng thời đối với cá nhân người đăng ký kết hôn, đây cũng là cơ sở để Nhà
nước giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi của các bên khi có mâu thuẫn xảy ra.
GCNKH mà hai bên nam, nữ được cấp khi tiến hành đăng ký kết hôn là một loại giấy
tờ mang các giá trị pháp lý sau: làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa nam, nữ; làm
14
phát sinh quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất;
làm phát sinh quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng; làm phát sinh quyền
và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng; là cơ sở để tiến hành xác định quan hệ cha
mẹ và con theo thủ tục hành chính, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cha mẹ và con.
Trên thực tế, trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không
đăng ký kết hôn dưới góc độ xã hội vẫn có sự đồng nhất với việc kết hơn. Tuy nhiên,
dưới góc độ pháp luật, về nguyên tắc việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng
không đăng ký kết hôn sẽ không được thừa nhận là vợ chồng. Từ góc độ thực tiễn đó,
Nhà nước đã có những sự điều chỉnh khác nhau về việc kết hôn, đăng ký kết hôn với
trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn và trên cơ sở
ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn cũng như giá trị pháp lý của GCNKH, mỗi cá nhân
sẽ tự nhìn nhận và có những lựa chọn phù hợp để quyền và lợi ích của họ vẫn được
đảm bảo.
1.2. Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1.2.1. Khái niệm nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn
Chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn đã và đang trở thành một hiện
tượng khá phổ biến trong xã hội. Các bên mặc dù chung sống với nhau ổn định lâu
dài với mục đích nhằm xây dựng một cuộc sống gia đình và xem nhau như vợ chồng,
tuy nhiên họ lại không tiến hành đăng ký kết hơn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Từ một hiện tượng mang tính phổ biến, có rất nhiều quan điểm khác nhau về
khái niệm chung sống như vợ chồng. Một số người cho rằng chung sống như vợ
chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống thử trước khi tiến tới hôn nhân, hiện tượng
này tồn tại khá nhiều ở giới trẻ. Tuy nhiên, quan điểm này không phản ánh đúng bản
chất của việc chung sống như vợ chồng, bởi việc tổ chức sống thử chỉ mang tính chất
thử nghiệm, tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó mới đi đến quyết định
có kết hơn hay khơng. Cịn khái niệm chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ xác
lập mối quan hệ mang tính chất lâu dài và ổn định, các bên có sự gắn kết với nhau
trong một khoảng thời gian tương đối dài thông qua các yếu tố con cái và tài sản.
Cũng có một quan điểm khác cho rằng, chung sống như vợ chồng là việc nam,
nữ chung sống với nhau, mặc dù không tổ chức hôn lễ, không đăng ký kết hơn nhưng
gia đình, họ hàng, láng giềng đều biết và công nhận hai người thường xuyên chung
sống dưới một mái nhà, sinh hoạt như vợ chồng, có con cái. Đây là quan điểm mang
15
tính thực tiễn cao, tuy nhiên vẫn chưa bao hàm đầy đủ nội dung, đặc điểm của việc
chung sống như vợ chồng.
Luật HN và GĐ 2014 ra đời và có hiệu lực vào ngày 01/01/2015 thì khái niệm
chung sống như vợ chồng được định nghĩa như sau: “Chung sống như vợ chồng là
việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng” (khoản 7 Điều 3 Luật
HN và GĐ 2014). Từ khái niệm pháp lý nêu trên, việc nam, nữ chung sống như vợ
chồng phải hội tụ đủ hai điều kiện:
- Thứ nhất, nam nữ phải có việc “tổ chức cuộc sống chung”. Việc “tổ chức cuộc
sống chung” là hành vi có tổ chức của các bên chung sống, diễn ra công khai, nhiều
người biết, các bên chủ thể mong muốn cùng nhau tạo lập một gia đình.
- Thứ hai, nam nữ phải “coi nhau là vợ chồng”. Hiểu thế nào là “coi nhau là vợ
chồng”, việc “coi nhau là vợ chồng” được biểu hiện dưới dạng hành vi như thế nào
hay nó chỉ đơn thuần là “tình cảm”, cũng như trong trường hợp nam, nữ tổ chức cuộc
sống chung nhưng lại không “coi nhau là vợ chồng” mà chỉ coi nhau là “người ở
cùng” hoặc “bạn tình” thì quan hệ giữa họ có phải là chung sống như vợ chồng hay
không21? Đây là những vấn đề bất cập, gây khó khăn rất nhiều trong việc áp dụng
pháp luật bởi có nhiều cách hiểu khác nhau. Giả sử trong trường hợp có một bên trong
quan hệ nam, nữ yêu cầu Toà án giải quyết quan hệ tài sản của nam, nữ sống chung
như vợ chồng không đăng ký kết hơn, nhưng bên cịn lại khơng đồng ý vì cho rằng
dù hai bên có “tổ chức cuộc sống chung” nhưng không “coi nhau là vợ chồng” nên
không thể xem là chung sống như vợ chồng, thì liệu có áp dụng được cơ sở pháp lý
quy định tại Điều 16 Luật HN và GĐ 2014 để giải quyết hay khơng? Bởi vì cơ sở để
chứng minh trên thực tế nam nữ có “coi nhau là vợ chồng” hay không thực sự không
dễ dàng, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện, hoàn cảnh sống và tâm lý quan điểm từng
người22. Chính vì vậy, thuật ngữ này vẫn cần được làm sáng tỏ hơn thông qua các
văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng để việc hiểu và áp dụng mang tính chính xác
và hiệu quả hơn.
Với nhận thức của mình thì tác giả cho rằng yếu tố các bên nam nữ “coi nhau
như vợ chồng” được hiểu là việc tổ chức sống chung của họ làm hình thành một số
hệ quả tất yếu của một gia đình như giữa họ có sự ràng buộc về con chung và tài sản
“Phân tích đánh giá những trường hợp chung sống như vợ chồng và giải quyết hậu quả pháp lý của trường
hợp đó”, 04/5/2021.
22
Lê Thu Trang (2020), “Bình luận về một số vấn đề tranh chấp trong trường hợp nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng không đăng ký kết hơn”, Tạp chí Nghề luật, Số 10, tr. 15-16.
21
16
chung. Ngoài ra trong các mối liên hệ xã hội họ ln tham gia với tư cách là một gia
đình.
Từ những phân tích về khái niệm “chung sống như vợ chồng”, việc nam, nữ
chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hơn có thể hiểu là việc “nam, nữ tự tổ
chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng nhưng không tiến hành đăng ký kết
hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hơn nhân gia
đình và pháp luật về hộ tịch”. Từ cách hiểu trên và theo quy định của pháp luật hiện
hành, có thể nhận thấy một số đặc điểm của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng
không đăng ký kết hôn như sau:
- Thứ nhất, hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hơn theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 14 Luật HN và GĐ 2014 quy định “nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn
theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn …”. Như vậy, nội dung của điều luật ghi nhận việc nam, nữ chung sống như vợ
chồng phải có đủ điều kiện kết hôn, tức là thoả mãn các điều kiện về độ tuổi, sự tự
nguyện, nhận thức cũng như không vi phạm các trường hợp cấm theo quy định tại
Điều 8 Luật HN và GĐ 2014. Tuy nhiên, xuất phất từ một số lý do khách quan, chủ
quan mà các bên lại không tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Đây là một đặc điểm cơ bản để phân biệt với các trường hợp kết hôn trái pháp
luật hay việc nam, nữ chung sống như vợ chồng không thoả mãn các điều kiện kết
hôn nên không thể đăng ký kết hôn.
- Thứ hai, khoản 1 Điều 9 Luật HN và GĐ năm 2014 quy định việc kết hôn của
nam, nữ phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo
quy định của Luật HN và GĐ và pháp luật về hộ tịch, nếu khơng đăng ký thì việc kết
hơn của nam, nữ sẽ khơng có giá trị pháp lý. Như vậy, mặc dù tuân thủ đầy đủ quy
định của pháp luật về các điều kiện kết hôn nhưng vì khơng thực hiện việc đăng ký
kết hơn nên việc nam, nữ chung sống như vợ chồng khơng có giá trị pháp lý. Đây
chính là đặc điểm cho thấy sự khác biệt giữa quan hệ hôn nhân hợp pháp được Nhà
nước công nhận với quan hệ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn của
nam, nữ.
- Thứ ba, mục đích của quan hệ chung sống như vợ chồng giữa nam nữ là việc
chung sống lâu dài và ổn định. Đây chính là tính chất quyết định sự khác biệt so với
“hơn nhân thử nghiệm” hay tình trạng “sống thử” ở giới trẻ hiện nay. Trong quan hệ
chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ xuất phát ban đầu
đều muốn tạo lập một cuộc sống gia đình thực sự, trong quá trình chung sống họ thực
17
hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau và cùng nhau tạo dựng tài sản
chung, có con chung. Nếu duy trì đúng mục đích ban đầu, việc nam nữ chung sống
như vợ chồng không đăng ký kết hôn sẽ tồn tại trong một thời gian tương đối lâu dài
và mang tính chất ổn định. Trong khi đó, đối với những cuộc “hơn nhân thử nghiệm”,
họ tổ chức sống chung dựa trên tính chất “thử”, thử chung sống, thử tìm hiểu và nếu
như khơng hợp sẽ “đường ai nấy đi”. Trong những mối quan hệ này, họ khơng có sự
xác định rõ ràng trong tư tưởng sẽ chung sống lâu dài và ổn định với nhau, họ đến
với nhau ban đầu là do nhu cầu sinh lý hoặc kinh tế và tuỳ theo sự phù hợp trong
khoảng thời gian chung sống để đưa ra quyết định có đăng ký kết hơn hay khơng.
Chính vì vậy, đa phần thời gian tồn tại của các mối quan hệ này tương đối ngắn, giữa
họ cũng khơng có sự ràng buộc với nhau về trách nhiệm giữa vợ chồng. Chính vì vậy,
các trường hợp này không thuộc sự điều chỉnh của Luật HN và GĐ, trong khi đó quan
hệ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn của nam, nữ thuộc sự điều chỉnh
của Luật HN và GĐ.
Như vậy, ở nước ta hiện nay, pháp luật không công nhận việc chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, tuy nhiên tồn tại một số trường hợp
ngoại lệ dù các bên không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được Nhà nước thừa nhận, đó
là “hơn nhân thực tế”.
Hôn nhân thực tế là trường hợp các bên nam, nữ chung sống như vợ chồng,
không vi phạm các điều kiện kết hôn, dù họ không đăng ký kết hôn nhưng được pháp
luật công nhận là vợ chồng.
Hiện nay, việc xác định các trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ
chồng trước ngày 03/01/1987 vẫn áp dụng quy định tại Nghị quyết số 35/2000/NQQH10 về việc thi hành Luật Hơn nhân và gia đình ngày 09/6/2000 (Nghị quyết số
35/2000/NQ-QH10) và TTLT số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Theo
đó, việc các bên chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn được thừa nhận là
hôn nhân thực tế khi thoả mãn các điều kiện sau:
- Các bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 01/01/2001
khi có một trong các căn cứ quy định tại điểm d Mục 2 TTLT số 01/2001/TTLTTANDTC-VKSNDTC-BTP, gồm hai nhóm đối tượng:
+ Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987. Dù các
bên không đăng ký kết hôn nhưng hôn nhân giữa họ được công nhận là hợp pháp.
Nhà nước khuyến khích các bên thực hiện việc đăng ký kết hôn.
18
+ Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng sau ngày 03/01/1987 đến ngày
01/01/2001 có đủ điều kiện kết hơn nhưng khơng đăng ký kết hơn thì có nghĩa vụ
đăng ký kết hôn đến hết ngày 01/01/2003.
- Hai bên nam, nữ tuân thủ những điều kiện kết hôn theo luật định.
Nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn là việc nam, nữ tổ
chức sống chung và coi nhau như vợ chồng nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký
kết hôn theo quy định tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Từ đó, có thể nhận thấy
kết hôn và chung sống như vợ chồng đều giống nhau ở chỗ là nam, nữ chung sống
với nhau nhằm tạo lập cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, hai khái niệm này cũng có
những khác biệt cơ bản:
- Thứ nhất, việc kết hôn của nam, nữ phải thoả mãn các điều kiện kết hôn cũng
như việc đăng ký kết hơn. Trong khi đó, nam nữ chung sống như vợ chồng có thể có
trường hợp thoả mãn các điều kiện kết hôn hoặc không thoả mãn điều kiện kết hôn
và không tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
- Thứ hai, về giá trị pháp lý: trường hợp các bên nam, nữ thực hiện việc đăng
ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật sẽ được Nhà nước công nhận là vợ chồng
hợp pháp, các bên được hưởng các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật HN và
GĐ, hôn nhân của họ được pháp luật bảo hộ. Trường hợp nam, nữ chung sống như
vợ chồng không đăng ký kết hôn không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Các
bên nam, nữ không được áp dụng các quy định của pháp luật HN và GĐ điều chỉnh
về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Mối quan hệ giữa họ không được pháp luật bảo
hộ.
Các quốc gia trên thế giới có cách nhìn nhận, tiếp cận và xử lý vấn đề nam, nữ
chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn khác nhau. Pháp luật Hàn Quốc
quy định việc nam, nữ sống chung mà khơng đăng ký kết hơn thì khơng được cơng
nhận là vợ chồng nhưng cũng có đề cập đến hôn nhân thực tế. Theo pháp luật Dân sự
Hàn Quốc, “hôn nhân thực tế là việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hơn, có tổ chức lễ cưới và thậm chí có con”23. Đối với pháp luật
của các nước phương Tây như Thuỵ Điển, Pháp… việc nam, nữ chung sống như vợ
chồng cũng đã được ghi nhận bằng những cách thức, tiêu chí khác nhau. Thuỵ Điển
đã ban hành Luật riêng về chung sống như vợ chồng (The Cohabitees Act 1987,
Lưu Thuỳ Dung (2015), Chung sống như vợ chồng: Thực tiễn và giải pháp pháp lý hồn thiện, Khố luận
tốt nghiệp, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 18.
23
19