Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Hãy xác định quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản của các bên trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng ( không đăng ký kết hôn) từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.57 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. MỞ ĐẦU
Trong tình hình thực tế hiện nay, có rất nhiều những đôi quan hệ với nhau
như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn. Họ không hề dự liệu hết được
những tác động tiêu cực của vấn đề này. Mặc dù pháp luật nước ta đã quy định
về vấn đề này song nó còn chưa mang tính chất cụ thể hóa, còn chưa đưa ra
những hậu quả pháp lý của nó. Vì thế, việc quan hệ như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn ngày càng phổ biến hơn. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề và xác
định quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản của các bên trong trường hợp này,
em đã chọn đề tài: “Hãy xác định quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản của
các bên trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng ( không đăng ký
kết hôn) từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực đến nay”.
Với nhận thức còn hạn chế, nguồn tài liệu thu thập chưa được phong phú nên
bài làm của em còn nhiều thiếu xót. Rất mong sự giúp đỡ, chỉ bảo của cô để em
hoàn thiện hơn bài tập của mình.
B. NỘI DUNG
I/ Quan hệ chung sống như vợ chồng.
Nếu kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn, thì
quan hệ chung sống như vợ chồng là quan hệ không có đăng ký kết hôn. Quan
hệ ấy có thể xác lập không phù hợp với các điều kiện về nội dung kết hôn,
nhưng cũng có thể hoàn toàn phù hợp với những điều kiện ấy.
Trong chừng mực của khái niệm, quan hệ chung sống như vợ chồng khác
với sự chung sống tạm bợ và quan hệ qua đường. Trong quan hệ qua đường hai
con người tìm đến nhau, có thể vì sự tò mò hay do lối sống suy đồi. Chung sống
tạm bợ, hai người cần đến nhau để đáp ứng nhu cầu trước mắt mà không quan
tâm đến tương lai chung.
Quan hệ chung sống như vợ chồng mà phù hợp với các điều kiện về nội
dung kết hôn có tất cả các yếu tố đặt cơ sở cho sự thành lập một gia đình, trừ
yếu tố đăng ký kết hôn.
1. Quan hệ chung sống như vợ chồng vi phạm vào các điều kiện về nội dung


kết hôn.
a, Sự hình thành quan hệ.
Quan hệ chung sống như vợ chồng vi phạm các điều kiện về nội dung kết
hôn có thể hình thành theo một trong hai cách đó là: sự duy trì quan hệ như vợ
chồng giữa những người kết hôn trái pháp luật sau khi hôn nhân bị hủy theo
một bản án hoặc quyết định của Tòa án. Hay đó là sự xác lập quan hệ vợ chồng
mặc nhiên với giữa những người biết rõ rằng họ không có quyền đăng ký kết
hôn nhưng vẫn muốn chung sống như vợ chồng.
b, Hệ quả pháp lý của quan hệ.
2
Quan hệ như vợ chồng vi phạm các điều kiện về nội dung kết hôn là quan
hệ vợ chồng trái pháp luật. Tuy nhiên, việc xác lập và duy trì quan hệ đó chỉ bị
chế tài về hành chính hoặc hình sự trong một số trường hợp như loạn luân, vi
phạm chế độ một vợ, một chồng, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn... được quy định rõ
trong Nghị quyết 87 ngày 21/11/2001 – quy định việc xử phạt hành chính đối
với những người kết hôn ví phạm các quy định về cấm kết hôn được quy định
tại điều 10 - Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo luật định, có một điều
chắc chắn là giữa những người này và con cái luôn có cha mẹ và con và quan hệ
ấy làm phát sinh tất cả các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo đúng
pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định.
2. Quan hệ chung sống như vợ, chồng không vi phạm các điều kiện về nội
dung kết hôn.
a,. Hôn nhân thực tế và việc công nhận hôn nhân thực tế ở nước ta.
Hôn nhân thực tế là một loại quan hệ thực tế, xác lập giữa hai người, một
nam và một nữ, có đủ các điều kiện để kết hôn theo quy định của pháp luật,
chung sống với nhau như vợ chồng nhưng lại không đăng ký kết hôn. Và đã
được luật định tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TANDTC-VKSNDTC-BTP
ngày 03/01/2001. Theo đó, nam, nữ được coi là chung sống với nhau như vợ
chồng, nếu họ có đủ điều kiện kết hôn theo những quy định của Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
- Việc họ chung sống với nhau được gia đình (một hoặc hai bên) chấp
nhận;
- Việc họ chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
3
- Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc giúp đỡ nhau cũng xây
dựng gia đình.
Khái niệm chung sống với nhau như vợ chồng ghi nhận trong Thông tư
đó được xây dựng trong khuôn khổ hướng dẫn thi hành Nghị quyết 35 ngày
09/6/2000 của Quốc hội.
Như vậy, đối với các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng, có
đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn thì Tòa án công nhận đó là “
hôn nhân thực tế” .
b, Giải quyết hậu quả pháp lý đối với việc công nhận hôn nhân thực tế kể
từ khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực.
Về việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn, nội dung điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 với Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000 là khác nhau. Do đó, khi xử lý các tranh chấp
Tòa án cần phân biệt các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ
chồng trước và sau ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực để có
quyết định đúng đắn. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 khoản 1 Điều
11, thì việc kết hôn phải được đăng ký theo quy định tại điều 14 của luật và mọi
nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, theo Nghị
quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000, của Quốc hội nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam về vệc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000,
hướng dẫn giải quyết các trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng như
sau:
- Trong trường hợp các bên chung sống trước ngày 03/01/1987, ngày
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực , mà chưa đăng ký kết hôn, thì
được khuyến khích đăng ký kết hôn , trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì

4
được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000.
- Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến
ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của Luật
này, thì có nghĩa vụ đăng ký trong thời hạn hai năm, kể từ ngày luật này có hiệu
lực và cho đến ngày 01/01/2003; trong thời gian này họ không đăng ký kết hôn
mà có yêu cầu ly hôn, thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết; từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không
đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhân họ là vợ chồng.
- Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và
điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam nữ chunng sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn đều không được pháp luật công nhân là vợ
chồng, nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không có quan hệ vợ
chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3
điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
II. Quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản của các bên trong trường hợp
nam nữ chung sống như vợ chồng ( không đăng ký kết hôn) từ khi Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực đến nay.
1. Quyền và nghĩa vụ nhân thân.
Nếu nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết
hôn thì họ không phải là vợ chồng theo nghĩa của luật. Điều này được quy định
tại Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000:
5

×