Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đường lối giải quyết các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.97 KB, 15 trang )

Bài tập nhóm 1 Luật Hôn nhân và gia đình
A.MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức cộng đồng xã hội đầu tiên của
con người, trong đó con người gắn bó với nhau bởi những quan hệ hôn nhân và
quan hệ huyết thống. Gia đình giúp duy trì sự phát triển của xã hội và nó được
hình thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố xã hội khác nhau trong điều kiện kinh tế
lúc bấy giờ, thế nên cũng vô cùng đa dạng. Đặc biệt gia đình được hình thành
không hề phụ thuộc vào ý trí của nhà nước, mà nó thể hiện ý trí của hai bên nam
nữ, thế nên việc tạo ra các điều luật chặt chẽ để ràng buộc những mối quan hệ
này trong một khuôn khổ nhất định là vấn đề vô cùng cấp thiết. Dưới đây chúng
tôi xin được trình bày những tìm hiểu của nhóm về vấn đề : “Đường lối giải
quyết các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực ”.
B.NỘI DUNG
I. Khái niệm và thực trạng hôn nhân ở Việt Nam và thế giới:
1) Khái niệm về hôn nhân, hôn nhân hợp pháp và hôn nhân thực tế:
Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà trên
nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, nhằm chung sống với nhau suốt đời, xây dựng
gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững (Điều 1 và Điều 18 luật hôn nhân
và gia đình năm 2000).
Về nguyên tắc quan hệ hôn nhân chỉ được coi là hợp pháp khi hai bên nam
nữ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và cấm kết
hôn, thực hiện đăng ký kết hôn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đúng
nghi thức.
Nhưng trong thực tế vẫn còn có rất nhiều trường hợp nam, nữ chung sống
với nhau như vợ chồng, mà không có đăng kí kết hôn; họ đến với nhau là hoàn
toàn tự nguyện và với mục đích xây dựng gia đình, những người này có thể đủ
hoặc không đủ điều kiện kết hôn, nhưng họ vẫn tổ chức đám cưới hay nghi lễ
cưới hỏi để công bố với tất cả mọi người và việc họ chung sống với nhau lại đều
-1-
Bài tập nhóm 1 Luật Hôn nhân và gia đình


được cả 2 bên gia đình chấp nhận, được xã hội xung quanh hay những người
thân coi như vợ chồng. Những trường hợp như trên được gọi là “Hôn nhân thực
tế”.
Vậy thuật ngữ “Hôn nhân thực tế ” chỉ quan hệ vợ chồng mà khi xác lập quan
hệ đó các bên nam nữ không tiến hành đăng kí kết hôn theo quy định của pháp
luật. Mặc dù không có Giấy chứng nhận kết hôn nhưng các bên nam nữ vẫn
chung sống với nhau như vợ chồng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng với nhau, với gia đình và với xã hội.
2) Thực trạng hôn nhân ở Việt Nam và thế giới:
Chúng ta biết rằng, với tư cách là một thực thể xã hội, gia đình hình thành
không phụ thuộc vào các thủ tục hành chính do Nhà nước đặt ra.Việc chung
sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn là một hiện tượng xuất hiện khắp
nơi trên thế giới. Có nhiều lí do để một người nam và một người nữ không đăng
kí cuộc sống chung của mình.
Trong lịch sử Pháp luật Việt Nam đương đại, quy định về đăng kí kết hôn
không phải luôn được tuân thủ chặt chẽ. Một mặt, do hoàn cảnh chiến tranh nên
việc quản lý hộ tịch gặp nhiều khó khăn. Nhiều cặp vợ chồng, cán bộ, bộ đội kết
hôn trước sự chứng kiến của cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, của bạn bè, làng
xóm mà không có một thủ tục pháp lý nào khác. Mặt khác, là do phong tục, tập
quán ở những nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số và một số địa phương
còn lạc hậu; có nơi có phong tục, tập quán là việc nam nữ trở thành vợ chồng chỉ
cần có sự đồng ý của già làng, trưởng bản hoặc có sự đồng ý của hai bên cha mẹ
là đủ. Họ không thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đăng kí kết hôn
tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thậm chí họ còn không biết đến quy
định về đăng kí kết hôn. Trong những trường hợp này, về mặt chủ quan, người
nam và người nữ vẫn cư xử đúng như cặp vợ chồng đích thực, chăm sóc, giúp
đỡ nhau, sinh con và cùng nhau vun đắp cho cuộc sống gia đình.
-2-
Bài tập nhóm 1 Luật Hôn nhân và gia đình
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc không đăng kí kết hôn còn có một

nguyên nhân khác: đó là sự lựa chọn chủ động của hai người trong cuộc, họ
không đăng kí vì họ không muốn làm thủ tục này. Có nhiều lí do cho thái độ xử
sự này: có nhiều người lớn tuổi, những người đã ly dị hoặc ở góa không cảm
thấy tính cần thiết của việc này trước sự chín chắn của mình và cho sự kết hợp
lúc xế chiều của mình hoặc đã mệt mỏi với những mối liên hệ chặt chẽ của cuộc
sống hôn nhân. Hiện nay trong giới trẻ đang tồn tại một xu hướng khác đó là
không muốn đăng kí kết hôn để có thể có một lối ra dễ dàng khi họ không muốn
ràng buộc nhau nữa. Từ đó có thể thấy những người chung sống như vợ chồng
mà không đăng kí kết hôn hiểu rằng họ không phải là vợ chồng trước pháp luật
và họ chủ động chấp nhận tình trạng này. Quan hệ chung sống như vợ chồng
không có đăng kí kết hôn lúc này có thể trở thành một lối sống, một hiện tượng
xuất hiện bên cạnh các cuộc hôn nhân hợp pháp.
II. Quan điểm và đường lối giải quyết các trường hợp nam nữ
chung sống như vợ chồng (Hôn nhân thực tế) mà không đăng kí
kết hôn,nhưng không trái pháp luật ở Việt Nam khi bộ luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực :
1) Quan điểm của pháp luật đối với quan hệ chung sống như vợ chồng
không đăng kí kết hôn và không trái pháp luật trước và sau khi luật Hôn
nhân gia đình năm 2000 có hiệu lực:
Theo nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia
đình năm 1986 thì công nhận việc chung sống như vợ chồng mà không đăng kí
kết hôn là hợp pháp và giữa họ vẫn phát sinh quan hệ vợ chồng.
Nhưng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 tại Điều 11 có quy định :
“ 1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định
-3-
Bài tập nhóm 1 Luật Hôn nhân và gia đình
tại Điều 14 của Luật này.
Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều

không có giá trị pháp lý.
Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì
không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn.
2. Chính phủ quy định việc đăng ký kết hôn ở vùng sâu, vùng xa”.
Như vậy, kể từ ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực, nam
nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn, dù có đủ điều kiện kết
hôn theo quy định của pháp luật cũng không được công nhận là hôn nhân thực tế
và không có giá trị pháp lý. Điều này thể hiện rõ thái độ của Nhà nước ta là sẽ
chấm dứt việc công nhân “hôn nhân thực tế”.
2) Đường lối giải quyết các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng
không trái pháp luật :
Với tinh thần trên, Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc
hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Nghị định số 77/2001/N-CP và
thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3/1/2001
đã có những hướng dẫn cụ thể việc giải quyết về mặt pháp luật đối với những
trường hợp vi phạm việc đăng kí kết hôn trước và sau ngày 1/1/2001.


_ Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987:
Căn cứ vào khoản a điều 3 Nghị quyết số 35 quy định:
a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng đợc xác lập trước ngày 03
tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có
hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết
hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải
quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm
2000;
Như vậy trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày
3/1/1987 vi phạm thủ tục đăng kí kết hôn sẽ không bị buộc phải đăng kí kết hôn
và theo Điều 1, Điều 2 Nghị định số 77/CP trường hợp này được “nhà nước

-4-
Bài tập nhóm 1 Luật Hôn nhân và gia đình
khuyến khích và tạo điều kiện cho đăng kí kết hôn”. Việc đăng kí kết hôn của họ
không bị hạn chế về mặt thời gian, họ được miễn lệ phí đăng kí kết hôn.
Không buộc phải đăng kí kết hôn và vẫn thụ lý để giải quyết việc ly hôn nếu
các bên yêu cầu. Điều này được hiểu rằng chúng ta chấp nhận quan hệ “hôn
nhân thực tế” đối với những trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước
ngày 3/1/1987. Đối với trường hợp này cách giải quyết như vậy là hợp lý và
chúng tôi cũng tán thành với các quan điểm sau:
“ - Thứ nhất, quan hệ này được xác lập trong một thời điểm đặc biệt,
trước khi chưa có Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, chúng ta mất một
khoảng thời gian dài đất nước bị chia cắt. Điều này tác động không nhỏ đến vấn
đề đăng kí kết hôn.
- Thứ hai, các quan hệ được xác lập trước ngày 3/1/1987, tính đến thời
điểm Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực, khoảng thời gian này là
khá dài, mối quan hệ giữa hai bên nam nữ tương đối ổn định. Bởi vậy, công
nhận “hôn nhân thực tế” đối với những trường hợp này là vấn đề cần thiết để ổn
định quan hệ hôn nhân gia đình, tránh những xáo trộn trong đời sống gia đình
của họ.
Tuy vậy, chúng tôi cho rằng cần phải có quy định chặt chẽ hơn về vấn đề
này, không phải mọi trường hợp xác lập quan hệ vợ chồng trước ngày 3/1/1987
đều được pháp luật bảo vệ giống như tinh thần quy định tại điểm a, khoản 3
Nghị quyết 35 mà chỉ những trường hợp vi phạm đăng kí kết hôn nhưng tuân
thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn mới được pháp luật bảo vệ.”


_ _Trường hợp quan hệ vợ chồng xác lập từ ngày 03/01/1987 đến ngày
01/01/2001 (ngày Luật Hôn nhân và gia đình 2000 có hiệu lực pháp luật):
Điểm b, khoản 3 Nghị quyết số 35 quy định:
“Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 đến

ngày 1/1/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật
này thì có nghĩa vụ đăng kí kết hôn trong thời hạn 2 năm kể từ ngày
luật này có hiệu lực cho đến ngày 1/1/2003, trong thời hạn này mà
họ không đăng kí kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp
dụng các quy định về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải
-5-
Bài tập nhóm 1 Luật Hôn nhân và gia đình
quyết. Từ sau ngày 1/1/2003 mà họ không đăng kí kết hôn thì pháp
luật không công nhận họ là vợ chồng; ”
Như vậy, theo quy định này thì từ ngày 3/1/1987 các bên nam nữ chung
sống với nhau như vợ chồng mà vi phạm thủ tục đăng kí kết hôn thì buộc phải
đăng kí kết hôn và đăng kí trong thời hạn kể từ ngày 1/1/2001 đến ngày
1/1/2003. theo quy định tại Nghị định 77/2001NĐ-CPthì trong thời hạn này nếu
các bên nam nữ đăng kí kết hôn thì vẫn được thừa nhận quan hệ “hôn nhân thực
tế” cho các trường hợp chưa đăng kí kết hôn có nghĩa là pháp luật vẫn công
nhận quan hệ hôn nhân của họ từ khi họ bắt đầu chung sống với nhau. Đây cũng
chính là cách giải quyết linh động nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nam nữ song
vẫn đảm bảo tính thống nhất của quy định “buộc các bên phải đăng kí kết hôn”.
Bởi vì nếu hết thời hạn quy định nói trên mà họ vẫn không đăng kí kết hôn thì
pháp luật không công nhận họ là vợ chồng. Thông tư liên tịch số 01/2001TTLT-
TA-VKS-BTP có hướng dẫn cách xác định thời điểm nam nữ chung sống như
vợ chồng như sau: “thời điểm nam nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ
chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc về sống chung với nhau được người khác
hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc,
giúp đỡ, cùng nhau xây dựng gia đình”. Như vậy, xác định được thời điểm nam
nữ bắt đầu chung sống với nhau, chúng ta có cơ sở để ghi nhận ngày hôn nhân
có hiệu lực và ghi vào sổ kết hôn cũng như giấy chứng nhận đăng kí kết hôn.
Điều này thực sự có ý nghĩa cho việc giải quyết quyền lợi cho các bên đương sự.
Mặt khác, theo thông tư liên tịch số 01/2001TTLT-TA-VKS-BTP nếu sau ngày
1/1/2003 họ mới đăng kí kết hôn thì trong trường hợp này quan hệ vợ chồng của

họ chỉ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ đăng kí kết hôn.


_ Trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không
đăng kí kết hôn kể từ ngày 1/1/2001:
Theo khoản 3, điểm c Nghị quyết 35 của Quốc hội :
“ Kể từ ngày 1/1/2001 trở đi, trừ những trường hợp quy định tại
điểm a và b khoản 3 của Nghị quyết này, nam nữ sống chung với
nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn đều không được pháp
luật công nhận là vợ chồng; nếu có ly hôn thì tòa án thụ lý và tuyên
-6-

×