Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

NHÓM 3 nội DUNG TIỂU LUẬN tư PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.36 KB, 9 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
Đề tài: Công nhận, thi hành
phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
và kinh nghiệm từ Singapore
BỘ MÔN :
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN :
NHÓM :
LỚP :
SINH VIÊN THỰC HIỆN :

TƯ PHÁP QUỐC TẾ
LÝ VÂN ANH
NHÓM 3
LQT47A1
LÊ HỮU BẰNG, LQT47A1-0313
ĐỖ NGỌC ÁNH, LQT47A1- 0310
TẠ HÀ LINH, LQT47A1-0332

HÀ NỘI, 23/4/2022


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………… 1
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU………………………………………………………1
1. GIỚI THIỆU VỀ TRỌNG TÀI……………………………………………………... 1
2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ CÁC CÔNG ƯỚC VÀ QUỐC GIA……………... 1
2.1. Một số quy định liên quan đến công nhận và thi hành quyết định trọng tài
nước ngồi trong các cơng ước quốc tế……………………………………………... 1


2.1.1. Quy định của Công ước New York năm 1958……………………………...1
2.1.2. Quy định của Luật Mẫu…………………………………………………….2
2.2. Những kinh nghiệm từ Singapore……………………………………………… 2
2.2.1. So sánh một số quy định của Việt Nam và Singapore…………………….. 2
a. Điều kiện công nhận và thi hành……………………………………… 2
b. Áp dụng công ước New York…………………………………………... 3
c. Áp dụng Luật Mẫu……………………………………………………...3
d. Từ chối phán quyết……………………………………………………..3
2.2.2. Trường hợp thực tế cụ thể: AJU v AJT…………………………………… 4
3. LIÊN HỆ VÀ BÀI HỌC VỚI VIỆT NAM…………………………………………. 4
PHẦN III. KẾT LUẬN……………………………………………………………………….5
PHẦN IV. PHỤ LỤC………………………………………………………………………… 6
PHẦN V. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………... 7


PHẦN I. MỞ ĐẦU
Nếu như trước đây, để bảo vệ chủ quyền của mỗi quốc gia, tòa án các nước sẽ
ngay lập tức loại trừ khả năng công nhận và thi hành bản án của một tịa án nước
khác thì hiện nay, việc công nhận, thi hành phán quyết trọng tài, bản án tịa án
nước ngồi được xem là thúc đẩy sự thống nhất, hài hòa pháp lý. Từ thực tiễn đó,
nhóm em xin phép lựa chọn đề tài “Cơng nhận và thi hành phán quyết trọng tài tại
Việt Nam và kinh nghiệm từ Singapore” để tìm hiểu. Dựa vào thực tiễn và từ kiến
thức đã học cũng như những hiểu biết của nhóm, trong bài viết này, chúng em
muốn đề cập đến những quy định về công nhận và thi hành phán quyết nước
ngoài của hai quốc gia là Singapore và Việt Nam. Cùng với phương pháp nghiên
cứu so sánh, chúng em cũng đưa ra những bất cập trong luật pháp và bài học quý
giá cho Việt Nam để pháp luật nước nhà có thể ngày càng hồn thiện hơn.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. GIỚI THIỆU VỀ TRỌNG TÀI
Ở Việt Nam, Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định

của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành
giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam [1].
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi nhà nước
(phi chính phủ) do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết các tranh chấp
thương mại. Trọng tài chính là bên trung gian thứ ba được các bên tranh chấp
chọn ra để giúp các bên giải quyết những xung đột, bất đồng giữa họ trên cơ sở
đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên. Phương thức trọng tài bắt nguồn từ sự
thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện. Để đưa tranh chấp ra trọng tài giải
quyết, các bên phải có thỏa thuận trọng tài. Trong phương thức trọng tài, sau khi
xem xét sự việc, trọng tài có thể đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành
đối với các bên. Số liệu thống kê gần đây cho thấy, tỷ lệ khơng cơng nhận phán
quyết của trọng tài nước ngồi tại Việt Nam cịn ở mức cao [2] (cơng nhận và thi
hành chỉ 49%), ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ CÁC CÔNG ƯỚC VÀ QUỐC GIA
2.1. Một số quy định liên quan đến công nhận và thi hành quyết định
trọng tài nước ngồi trong các cơng ước quốc tế
2.1.1. Quy định của Công ước New York năm 1958
Với mong muốn thiết lập một cơ chế công nhận và cho thi hành đơn giản, hiệu
quả, về cơ bản các phán quyết của trọng tài nước ngồi sẽ được cơng nhận và cho
1


thi hành tại các quốc gia là thành viên của Cơng ước. Cơng ước xác định những
ngun tắc chính trong q trình cơng nhận và cho thi hành phán quyết của trọng
tài nước ngồi [3]. Bên cạnh đó, Cơng ước cũng đề ra một số trường hợp mà căn
cứ theo đó, quốc gia thành viên có thể từ chối cơng nhận và và cho thi hành phán
quyết của trọng tài của quốc gia thành viên khác [4]. Như vậy, Công ước quy định
rất rõ các nguyên tắc và các căn cứ từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết
của trọng tài nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để các quốc gia thành viên thực
thi Công ước một cách có hiệu quả nhất.

2.1.2. Quy định của Luật Mẫu
Uỷ ban Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (viết tắt tiếng Pháp là
CNUDCI, tiếng Anh là UNCITRAL) thông qua Luật Mẫu về Trọng tài Thương
mại quốc tế ngày 21 tháng 06 năm 1985 nhằm mục đích hướng dẫn các quốc gia
khi xây dựng luật nội địa về trọng tài quốc tế của mình. Khác với Cơng ước chỉ
quy định về hai hoạt động là thi hành thỏa thuận trọng tài và công nhận và cho thi
hành phán quyết trọng tài, các quy định của Luật Mẫu bao gồm tồn bộ q trình
tố tụng trọng tài. Cơng nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài được quy định
tại Điều 35 và các căn cứ từ chối công nhận và cho thi hành quy định tại Điều 36
Luật Mẫu. Có thể thấy, phạm vi áp dụng áp dụng của Luật Mẫu là rộng hơn Công
ước. Luật Mẫu không quy định về thời hạn công nhận và cho thi hành phán quyết
trọng tài và bổ sung một quy định về việc tịa án nơi cơng nhận hoặc thi hành có
thể hỗn việc ra quyết định nếu có đơn u cầu hủy hoặc đình chỉ phán quyết
trọng tài tại quốc gia nơi phán quyết được tuyên.
2.2. Những kinh nghiệm từ Singapore
2.2.1. So sánh một số quy định của Việt Nam và Singapore
a. Điều kiện công nhận và thi hành
Pháp luật Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam các phán
quyết của Trọng tài nước ngoài mà nước đó và Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán
quyết của Trọng tài nước ngồi hoặc trên cơ sở ngun tắc có đi có lại. Phán
quyết đó được xem xét cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam là phán quyết cuối
cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt
tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành. Trọng tài nước ngồi, phán quyết của
Trọng tài nước ngoài quy định được xác định theo quy định của Luật trọng tài
thương mại của Việt Nam [5].

2



Singapore áp dụng bảo lưu có đi có lại, quy định rằng Công ước chi áp dụng
với việc công nhận và cho thi hành phán quyết tuyên tại quốc gia thành viên Công
ước New York mà không phải là Singapore. Công nhận và cho thi hành phán
quyết trọng tài nước ngồi được tun tại quốc gia thành viên Cơng ước quy định
rằng “Một phán quyết nước ngồi có thể được thi hành tại Tòa án bằng việc khởi
kiện hoặc với cùng cách thức như phán quyết cho một trọng tài viên tuyên tại
Singapore mà có thể thi hành theo Điều 19”[6]. Singapore quy định chỉ những
quyết định hay bản án chung thẩm của tịa án nước ngồi có thẩm quyền đối với
nội dung vụ tranh chấp mới được xem xét công nhận và cho thi hành ở Singapore
[7].
b. Áp dụng cơng ước New York
Việt Nam đã nội luật hóa các quy định của Công ước thể hiện tại BLTTDS năm
2015 [8]. Việt Nam đã ký kết 18 điều ước quốc tế song phương với các nước khác
về tương trợ tư pháp đều có đề cập đến việc cơng nhận bản án của tòa án cũng
như phán quyết của trọng tài [9].
Đối với Singapore, Công ước New York được áp dụng trong luật trọng tài quốc
tế 2002 (IAA) với một số ví dụ có thể kể đến như: Điều 31 liệt kê các căn cứ từ
chối việc thi hành phản ánh chính xác các căn cứ quy định tại Điều V Công ước
New York, các Điều 27-31 áp dụng các nguyên tắc của Công ước New York với
các phán quyết được tuyên tại quốc gia thành viên Công ước…
c. Áp dụng Luật Mẫu
Việt Nam đã tích cực tham gia một số Công ước quốc tế, áp dụng nhiều luật
mẫu, quy tắc do UNCITRAL xây dựng, qua đó giúp xây dựng hồn thiện hệ
thống pháp luật của Việt Nam về thương mại [10]. Như vậy có nghĩa, Luật Mẫu
chưa đóng vai trị quan trọng.
Luật Mẫu cũng được Singapore áp dụng trong luật trọng tài quốc tế 2002
(IAA), phần thứ 8 của Luật Mẫu, Chương IV A của Luật Mẫu, bao gồm các quy
định tại Điều 17H và I không được áp dụng.
d. Từ chối phán quyết
Bản án, Quyết định Dân sự của Tịa án Nước ngồi khơng đáp ứng được một

trong các điều kiện để được công nhận quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bên phải thi hành hoặc người đại diện
hợp pháp của bên đó đã vắng mặt tại phiên tịa của Tịa án Nước ngồi do khơng
được triệu tập hợp lệ hoặc văn bản của Tòa án Nước ngồi khơng được tống đạt
cho họ trong một thời hạn hợp lý theo quy định của pháp luật của nước có Tịa án
3


Nước ngồi đó để họ thực hiện quyền tự bảo vệ. Tịa án Nước ngồi đã ra Bản án,
Quyết định khơng có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự đó. [11]
Việc giải thích các quy định của Cơng ước New York về các căn cứ từ chối
công nhận quy định tại Điều V, các tịa án của Singapore có cách tiếp cận rất
nghiêm ngặt và chỉ có một vài vụ việc thi hành bị từ chối. Các lý do để từ chối
công nhận và thi hành một bản án của tịa án nước ngồi có thể là trái cơng lý, trái
với một bản án nội địa đã có trước đó, vi phạm trật tự cơng của Singapore hoặc có
gian dối trong q trình tố tụng tại nước ngồi.
2.2.2. Trường hợp thực tế cụ thể: AJU v AJT
Trong AJU v AJT, một tranh chấp đã phát sinh liên quan đến việc chấm dứt
hợp đồng sớm giữa các bên, liên quan đến việc tổ chức một giải đấu quần vợt ở
Bangkok. Hợp đồng quy định các tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài ở
Singapore theo Quy tắc Trọng tài UNCITRAL [12]. Trong quá trình tranh chấp,
AJU đã khiếu nại lên cơ quan công tố Thái Lan rằng nhiều đơn vị liên kết với AJT
đã giả mạo tài liệu để khiến AJU ký kết hợp đồng. Trong nỗ lực giải quyết tranh
chấp, các bên đã ký một thỏa thuận, theo đó AJU đồng ý ngừng các thủ tục tố
tụng hình sự và trả một khoản phí cho AJT theo phương thức giải quyết. Đổi lại,
AJT đồng ý chấm dứt trọng tài. Thỏa thuận dàn xếp được điều chỉnh bởi luật pháp
Singapore. AJU đã rút đơn khiếu nại một cách hợp lệ dẫn đến lệnh ngừng hoạt
động đối với cáo buộc gian lận và lệnh không truy tố đối với cáo buộc giả mạo.
Tuy nhiên, AJT từ chối chấm dứt thủ tục trọng tài. Ủy ban trọng tài nhận thấy
rằng thỏa thuận giải quyết là hợp pháp theo luật của Thái Lan và việc phân xử đã

được chấm dứt theo quy định của nó. AJT đã nộp đơn lên Tịa án Cấp cao
Singapore để gạt quyết định này sang một bên, cơ sở rằng: Thỏa thuận dàn xếp là
bất hợp pháp theo luật tại nơi thực hiện (ví dụ: Thái Lan); việc thực thi một thỏa
thuận như vậy sẽ mâu thuẫn với chính sách cơng của Singapore [13]. Tịa án Tối
cao ủng hộ AJT và AJU đã kháng cáo lại quyết định này. Phán quyết của Tòa án
cấp phúc thẩm củng cố quy tắc chung rằng các tòa án sẽ chỉ dành một phán quyết
trọng tài trong những trường hợp rất hạn chế và sẽ tôn trọng quyền tự chủ của thủ
tục trọng tài và tính cuối cùng của phán quyết trọng tài, ngay cả khi đối mặt với
các cân nhắc về chính sách cơng.
3. LIÊN HỆ VÀ BÀI HỌC VỚI VIỆT NAM
Bộ luật Tố tụng Dân sự đã bổ sung quy định cho phép Tòa án quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu bay để bảo đảm giải quyết vụ án dân
sự [14]. Tuy nhiên, quy định này mới dừng lại ở phạm vi các vụ án đang được giải
4


quyết tại Tòa án Việt Nam. Pháp luật trọng tài của Singapore đã có cơ chế Trọng
tài viên khẩn cấp [15], một số nước thậm chí cho phép Tịa án áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng trong một số trường hợp thực sự cấp thiết. Vì vậy,
Việt Nam nên xem xét bổ sung các quy định, hướng dẫn cho phép áp dụng hoặc
hỗ trợ thi hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng được ban hành bởi tịa
án nước ngồi và trọng tài nước ngồi để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên.
Căn cứ vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam còn chưa rõ
ràng và khơng tương thích với Cơng ước New York. Do đó, cần xem xét việc sửa
đổi hay giải thích căn cứ này theo hướng tiếp cận với khái niệm pháp lý quốc tế Trật tự công để bảo vệ hữu hiệu chủ quyền và an ninh quốc gia và phù hợp với
trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý của Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt
Nam đã ký kết và gia nhập hoặc các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi về lẽ
công bằng và công lý trong pháp luật quốc tế.
Tòa án Việt Nam đã và đang gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng, giải thích

và chứng minh, cũng như không thể vận dụng việc áp dụng tương tự pháp luật
trong một số trường hợp. Chính vì vậy, nâng cao năng lực thẩm phán, kĩ năng xét
xử, nâng cao chương trình đào tạo là một trong những ưu tiên hàng đầu, tạo tiền
đề cho việc hài hịa hóa tư pháp quốc tế trong lĩnh vực cơng nhận và cho thi hành
phán quyết của trọng tài nước ngoài.

PHẦN III. KẾT LUẬN
Với xu hướng phát triển kinh tế gắn liền với hợp tác giữa các đối tác đến từ
nhiều quốc gia khác nhau, việc xảy ra tranh chấp và giải quyết tranh chấp ở trọng
tài quốc tế cũng như tịa án quốc gia khác là khơng thể tránh khỏi. Nếu khơng có
cơ chế thơng thống tạo điều kiện cho việc công nhận và cho thi hành phán quyết
trọng tài, bản án của tịa án nước ngồi thì việc giải quyết tranh chấp sẽ khơng cịn
ý nghĩa. Các bên tranh chấp sẽ mất lòng tin vào việc tiến hành thủ tục tố tụng một
cách minh bạch, hợp pháp vì họ khơng thể biết liệu kết quả của q trình tố tụng
tốn kém, lâu dài mình theo đuổi có được xem xét cho công nhận và thi hành một
cách công bằng và khách quan hay khơng. Vì lẽ đó, vơ hình chung rào cản trong
việc cơng nhận thi hành sẽ dẫn đến những khó khăn cho sự phát triển kinh tế,
trước hết là giữa các nước trong khu vực khi hợp tác kinh tế.

5


PHẦN IV. PHỤ LỤC
[1] Khoản 11 Điều 3 Luật Trọng tài Thương Mại 2010
[2] Bộ Tư Pháp, 2019, CSDL CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN,
QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI, PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG
TÀI

NƯỚC


NGOÀI,

truy

cập

25/4/2022,

tại:

/>Sl_61pjUiNMLqyP3XoWsNlzAi_GgZCsp1D44t0a8Rl5eF4pqAM
[3]Thứ nhất, Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận giá trị hiệu lực của một
thỏa thuận trọng tài bằng văn bản, đồng thời đảm bảo các tòa án của họ sẽ từ chối
thụ lý vụ kiện trong trường hợp các bên tranh chấp đã có một thỏa thuận trọng tài;
Thứ hai, Các quốc gia thành viên đảm bảo việc công nhận và cho thi hành trên
lãnh thổ của quốc gia mình một phán quyết của trọng tài đã được tuyên trên lãnh
thổ quốc gia thành viên khác; Thứ ba, Các quốc gia thành viên khơng được có sự
phân biệt đối xử giữa công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
so với phán quyết của trọng tài trong nước; Thứ tư, Công ước không loại trừ
quyền được áp dụng các quy định có lợi hơn đối với việc cơng nhận và cho thi
hành phán quyết của trọng tài được quy định trong các điều ước quốc tế khác hoặc
pháp luật quốc gia.
[4] Nhóm 1: Các trường hợp mà người phải thi hành có nghĩa vụ chứng minh: (i)
các bên khơng có năng lực thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
(ii) vi phạm thủ tục thông báo hoặc khơng thể trình bày vụ việc; (iii) phán quyết
vượt khỏi yêu cầu khởi kiện; (iv) vi phạm thủ tục tố tụng trọng tài; (v) phán quyết
chưa có hiệu lực pháp luật hoặc bị đình chỉ, bị hủy theo pháp luật hoặc cơ quan
có thẩm quyền của nước nơi phán quyết được tun. Nhóm 2: Các trường hợp tịa
án tự xem xét để ra quyết định từ chối công nhận và cho thi hành: (i) đối tượng
tranh chấp theo pháp luật của nước có u cầu cơng nhận và cho thi hành không

được giải quyết bằng trọng tài; (ii) việc công nhận và cho thi hành là trái với trật
tự công cộng của nơi công nhận và cho thi hành phán quyết.
[5] Khoản 12 Điều 3 Luật Trọng tài Thương mại 2010
[6] Khoản 1 Điều 27 Luật Trọng Tài quốc tế IAA
[7] Khoản 1 Điều 29 Luật Trọng tài quốc tế IAA
[8] Điều 416 - 419 Phần thứ bảy (Chương XXXV và Chương XXXVII): Thủ tục
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tịa án
nước ngồi, cơng nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài của
BLTTDS năm 2015.
6


[9] Phụ lục: Bộ Ngoại giao, Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự
< />spForm.aspx?List=dc7c7d756a32-4215-afeb-47d4bee70eee&ID=414
[10] />[11] Điều 440 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
[12] AJU v AJT [2011] SGCA 41
[13] Điều 34 (2) (b) (ii) của Luật Mẫu, mục 3 (1) của Đạo luật Trọng tài Quốc tế
Singapore
[14] Điều 131 Bộ luật Tố tụng Dân sự 201
[15] Mục 12A của Đạo Luật trọng tài quốc tế Singapore
PHẦN V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Nguyễn Mạnh Dũng (2020), Báo cáo đánh giá, so sánh quy định của
pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài
với Luật Mẫu UNCITRAL, đề xuất khả năng áp dụng Luật Mẫu tại Việt
Nam
2. Tòa án nhân dân tối cao (2018), Chuyên đề: Công nhận và cho thi hành
phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, tài liệu tập huấn trực
tuyến ngày 25/6/2018 của Tòa án nhân dân tối cao, tr.2.
Tài liệu tiếng nước ngoài:

3. Geogre A. Bermann, 2017, Recognition and Enforcement of Foreign
Arbitral Awards: The Interpretation and Application of the New York
Convention by National Courts
4. H Kronke, P Nacimiento, D Otto - 2010, Recognition and enforcement of
foreign arbitral awards: a global commentary on the New York
Convention
5. Sameer Sattar (2011), Enforcement of arbitral awards and public policy:
same concept, different approach?, từ
6. Paul Stothard, Alexa Biscaro (2018), Public policy as a bar to
enforcement



Where

are

we

now?,

từ


7. Nivedita Chandrakanth Shenoy (2018), Public policy under article
V(2)(b) of the New York Convention: Is there a transnational standard?,
từ />7




×