Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Quy luật từ những thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại. Vận dụng quy luật này vào quá trình học tập của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.77 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
BỘ MƠN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

MÃ ĐỀ: 02

TIỂU LUẬN MÔN
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Tên đề tài: Quy luật từ những thay đổi về lượng thành sự
thay đổi về chất và ngược lại. Vận dụng quy luật này vào
quá trình học tập của sinh viên hiện nay

Họ và tên

: Bùi Thị Minh Nguyệt

Mã sinh viên : 21810810007
Lớp

Hà Nội, 01/2022

: D16KTDN1


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
B. NỘI DUNG..................................................................................................................... 1
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................................1
1. Vị trí vài vai trị của quy luật........................................................................................1
2. Khái niệm và phân tích khái niệm................................................................................2
2.1. Khái niệm, đặc điểm về chất và phân biệt chất với thuộc tính..............................2


2.2. Khái niệm và đặc điểm của lượng.........................................................................2
3. Mối quan hệ giữa lượng và chất....................................................................................3
3.1. Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những sự chuyển hoá về chất.....................3
3.2. Sự tác động trở lại của chất đối với lượng...........................................................4
4. Ý nghĩa............................................................................................................................ 5
II. VẬN DỤNG................................................................................................................... 5
1. Giáo dục đại học ở nước ta hiện nay.............................................................................6
1.1. Mục tiêu của giáo dục đại học..............................................................................6
1.2. Phương pháp dạy học ở đại học...........................................................................6
1.3. Ý nghĩa của giáo dục đại học...............................................................................7
2. Thực trạng của sinh viên trong giáo dục đại học hiện nay ( đào tạo theo tích lũy tín
chỉ ) ..................................................................................................................................... 8
2.1. Khái niệm tín chỉ..................................................................................................8
2.2. Đặc điểm của tín chỉ.............................................................................................8
2.3. Những ưu nhược điểm của tín chỉ.........................................................................8
2.4. Thực trạng của sinh viên trong việc áp dụng học tín chỉ......................................9
3. Giải pháp khắc phục khó khăn ....................................................................................10
III. KẾT LUẬN..................................................................................................................12
C. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................13


MỞ ĐẦU
Con người ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống nhưng con đường dẫn đến thành
công thường quanh co, khúc khuỷu, lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí phấn
đấu và tin tưởng vào thắng lợi nên ông cha ta đã có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Cây kim được làm bằng sắt thật là nhỏ bé nhưng cũng thật hoàn hảo. Bởi từ sắt nên
kim là cả một q trình tơi luyện, mài dũa cơng phu. Thanh sắt và cây kim là hình ảnh sinh
động thể hiện cho mối quan hệ giữa lượng và chất, q trình chuyển hố từ thanh sắt thành
cây kim tức là q trình thanh sắt tích luỹ về lượng và trong q trình đó nhũng thuộc tính
mới ra đời cùng với một sự vật khác tức là cây kim. “Quy luật từ những thay đổi về lượng

thành sự thay đổi về chất và ngược lại.” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy
vật, nó cho biết cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, quy luật này
có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống con người
Giống như sinh viên chúng ta, thi đỗ Đại học hẳn là niềm vui , là mục tiêu phấn đấu .
Nhưng khi đạt được nó , bước chân vào cánh cổng Đại học thì lại có biết bao dự tính , kế
hoạch được đặt ra. Có thể nói Đại học như là nơi chúng ta đặt nền móng cho những ước mơ
của mình. Tuy nhiên, khơng phải khi học Đại học khơng phải ai cũng có thể phát huy được
hết khả năng của mình giống như hồi học phổ thơng. Bởi lẽ trong quá trình học tập và
nghiên cứu sinh viên phải tham gia vào rất nhiều hoạt động khác nhau. Do đó vấn đề đặt ra
là mỗi sinh viên cần phải xây dựng cho mình một phương pháp học tập , rèn luyện phù hợp
với bản thân , với điều kiện sống đống thời đáp ứng được những yêu cầu của nhà trường , xã
hội. Đó là lý do , em quyết định lựa chọn đề tài: “Quy luật từ những thay đổi về lượng thành
sự thay đổi về chất và ngược lại. Vận dụng quy luật này vào quá trình học tập của sinh viên
hiện nay” để làm tiểu luận của em.

NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Vị trí và vai trị của quy luật
Vị trí quy luật: Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển,
khi cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật , hiện tượng đã tích luỹ những thay đổi
về lượng đạt đến ngưỡng nhất định. Quy luật cũng chỉ ra tính chất của sự vận động và phát
triển , khi cho thấy sự thay đổi về lượng của sự vật , hiện tượng diễn ra từ từ kết hợp với sự
thay đổi nhảy vọt về chất làm cho sự vật , hiện tượng vừa tiến bước tuần tự , vừa có những
bước đột phá vượt bậc. Ăngghen viết: “... trong giới tự nhiên thì những sự biến đổi về chất xảy ra một cách xác định chặt chẽ đối với từng trường hợp cá biệt - chỉ có thể có được do
thêm vào hay bớt đi một số lượng vật chất hay vận động”
2. Khái niệm và phân tích khái niệm

1



2.1, Khái niệm, đặc điểm về chất và phân biệt chất với thuộc tính
Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật , hiện tượng;
là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính , yếu tố tạo nên sự vật , hiện tượng làm cho sự
vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật , hiện tượng khác (trả lời cho câu hỏi sự vật ,
hiện tượng đó là gì ? và giúp phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác). Ví dụ: Chất của con
người là đó là biết lao động,có ngơn ngữ , biết tư duy.
Chất thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật , hiện tượng; nghĩa là khi nó chưa
chuyển hóa thành sự vật , hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi. Ví dụ: Chất
của em một sinh viên ; thì ngày mai , năm sau , năm sau nữa em vẫn là sinh viên . Vì vậy nó
thể hiện tính ổn định tương đối.
Mỗi sự vật , hiện tượng đều có q trình tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn ,
trong mỗi giai đoạn ấy nó lại có chất riêng. Như vậy, mỗi sự vật , hiện tượng khơng phải chỉ
có một chất mà có nhiều chất.Ví dụ: Trong quan hệ với thầy cơ giáo chất của em là sinh viên
, nhưng trong quan hệ với cha mẹ chất của em không phải là sinh viên nữa mà chất lức này
của em là con,…
Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Nhưng khơng phải bất kỳ
thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật. Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và
thuộc tính khơng cơ bản. Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất của sự
vật. Ví dụ: Thuộc tính cơ bản của sinh viên là học tập , rèn luyện ,...Còn sau khi tốt nghiệp
đi làm chất của em là một nhân viên thì thuộc tính cơ bản của em khơng cịn là học tập nữa.
Trước đây nó là thuộc tính cơ bản bây giờ nó là thuộc tính khơng cơ bản.
Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà
còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành , nghĩa là bởi kết cấu của sự vật.
Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau , song chất của chúng lại
khác. Ví dụ: Hai đội bóng đá Việt Nam và Brazil nếu hai đội bóng đá dưới sân số lượng cầu
thủ hai đội như nhau đều là 11 cầu thủ , đều có huấn luyện viên trưởng ,…Nhưng mà
phương thức liên kết, sơ đồ chiến thuật như thế nào mà nó mang lại hiệu quả.Vẫn là đội
bóng Việt Nam vẫn là huấn luyện viên trưởng nhưng rõ ràng chất của bóng đá Việt Nam với
chất đội bóng Brazil là khác nhau , đẳng cấp hai đội khác nhau
2.2. Khái niệm và đặc điểm của lượng

Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật , hiện tượng về mặt
quy mơ , trình độ phát triển , các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính , ở tổng số các
bộ phận, ở đại lượng , ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật , hiện tượng.
Lượng còn biểu hiện ở kích thước dài hay ngắn , số lượng lớn hay nhỏ , tổng số ít hay
nhiều , trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay
nhạt."Những lượng không tồn tại mà những sự vật có lượng hơn nữa những sự vật có vơ vàn
lượng mới tồn tại"–Ph. Ăngghen.Ví dụ: Tồ nhà 10 tầng cao 40 m hay đối với mỗi phân tử

2


nước (H2O) , lượng là số nguyên tử tạo thành nó , tức là 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử
Oxi.
Đặc điểm cơ bản của lượng là tính biến đổi.Ví dụ: Lượng kiến thức , kỹ năng của sinh
viên thay đổi qua từng ngày , tháng , kì ,…
Trong sự vật, hiện tượng có rất nhiều loại lượng khác nhau ; có lượng là quy định tính
bên trong ; có lượng chỉ thể hiện yếu tố bên ngồi; sự vật hiện tượng càng phức tạp thì lượng
của chúng thì cũng phức tạp theo. Ví dụ: Trong con người có số lượng các cơ quan như tuần
hồn , hơ hấp , chiều cao , cân năng ,..
Trong tự nhiên và phần nhiều trong xã hội,lượng có thể đo , đong , đếm , tính tốn
được; nhưng trong một số trường hợp của xã hội và nhất là trong tư duy lượng khó đo được
bằng số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận biết được bằng năng lực trừu tượng hố. Ví dụ: Về
nhận biết bằng năng lượng trừu tượng hoá là khi hỏi phong trào học tập , hoạt động Đồn thể
của lớp như thế nào ? Thì chúng ta cũng chỉ có thể trả lời sơi nổi hay không thôi chứ chúng
ta không thể đưa ra được một con số cụ thể.
3. Mối quan hệ giữa lượng và chất
3.1. Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những sự chuyển hoá về chất
Mọi sự vật hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Trong đó chất
tương đối ổn định , lượng thường xuyên biến đổi. Mọi sự vận động , phát triển luôn bắt đầu
từ sự thay đổi về lượng , dẫn đến sự chuyển hố về chất.

Q trình thay đổi của lượng diễn ra theo xu hướng hoặc tăng hoặc giảm nhưng không
lập tức dẫn đến sự thay đổi chất của sự vật , hiện tượng ; chỉ khi nào lượng thay đổi đến giới
hạn nhất định mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự biến đổi về lượng trong một khoảng giới
hạn nhất định mà chưa dẫn đến sự thay đổi về chất gọi là độ.
Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng của
sự vật chưa đủ làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Độ là mối liên hệ giữa lượng và chất
của sự vật, ở đó thể hiện sự thống nhất giữa chất và lượng của sự vật. Trong độ, sự vật vẫn là
nó chứ chưa biến thành cái khác. Ví dụ: Năm sau , năm sau nữa chất của em vẫn là sinh viên
mặc dù số lượng tín chỉ thay đổi , thời gian học thay đổi , lượng kiến thức kĩ năng , năng
lực,phẩm chất thay đổi ,...qua từng ngày , từng kì , từng tháng , từng năm nhưng nó vẫn
trong khoảng giới hạn đấy thôi chất của chúng ta vẫn chỉ là sinh viên. Vì vậy , đối với sinh
viên độ chính là khoảng thời gian bắt đầu từ năm nhất đến năm tư mặc dù lượng thay đổi
nhưng chất chưa biến đổi
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng.
Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất.
Giới hạn đó chính là điểm nút.
Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã
đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ làm cho chất
mới của nó ra đời. Lượng mới và chất mới của sự vật thống nhất với nhau tạo nên độ mới và

3


điểm nút mới của sự vật đó, q trình này diễn ra liên tiếp trong sự vật và vì vậy sự vật ln
phát triển chừng nào nó cịn tồn tại. Ví dụ: điểm nút của học sinh lớp 12 là kì thi THPT quốc
gia.
Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi gây ra gọi là bước nhảy. Bước nhảy
là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng
của sự vật trước đó gây nên.
 Bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu

của một giai đoạn phát triển mới. Đó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển
liên tục của sự vật. Có thể nói trong q trình phát triển của sự vật, sự gián đoạn là tiền đề
cho sự liên tục và sự liên tục là sự kế tiếp của hàng loạt sự gián đoạn. Ví dụ: Thơng qua kì
thi THPT quốc gia chúng ta đã thực hiện , xảy ra bước nhảy để thay đổi về chất là chúng ta
đã tốt nghiệp rồi và chuyển sang chất mới là sinh viên , công nhân ,…
Căn cứ vào quy mơ và nhịp điệu của bước nhảy có bước nhảy toàn bộ và bước nhảy
cục bộ. Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố
cấu thành sự vật. Ví dụ:Học sinh dự kỳ thi tốt nghiệp cuối khóa. Cịn bước nhảy cục bộ là
bước nhảy làm thay đổi chất của những mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật. Ví dụ : Khi thi
hết mơn. Sự phân biệt bước nhảy tồn bộ hay cục bộ chỉ có ý nghĩa tương đối , bới chúng
đều là kết quả của quá trình thay đổi về lượng.
Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và dựa trên cơ chế của sự thay đổi đó , có
bước nhảy tức thời và bước nhảy dần dần. Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện
trong một thời gian rất ngắn làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật. Ví dụ:
khi khối lượng Uranium 235 đạt tới khối lượng giới hạn thì sẽ xảy ra vụ nổ nguyên tử trong
chốc lát. Còn bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách
tích luỹ dần dần những nhân tố của của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất
đi. Ví dụ: q trình chuyển hố từ Vượn thành Người diễn ra lâu dài, hàng vạn năm.
3.2. Sự tác động trở lại của chất đối với lượng
Chất mới ra đời đã tác động trở lại với lượng mới làm thay đổi kết cấu , quy mô , trình
độ , nhịp độ của sự vận động và phát triển của lượng mới. Chất là một yếu tố ổn định khi
lượng đổi trong phạm vi độ, chất chưa có sự biến đổi căn bản. Chất đổi bằng với việc nhảy
vọt tại điểm nút. Biến đổi về chất diễn ra nhanh chóng đột ngột và tồn diện dẫn đến chất cũ
mất đi chuyển hóa thành chất mới. Chất đổi sinh ra sự vật mới mang một lượng mới , mang
một thể thống nhất giữa chất và lượng mới và tiếp tục quá trình biện chứng giữa chất và
lượng trong sự tồn tại và phát triển của sự vật mới. Ví dụ khi trở thành cử nhân thì tốc độ
đọc , hiểu , giải quyết một vấn đề sẽ tốt hơn khi còn là sinh viên hay khi trở thành thạc sĩ
nhận thức , giải quyết vẫn đề sẽ toàn diện, tốt hơn cả cử nhân.
4. Ý nghĩa


4


Thứ nhất , trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích luỹ về lượng
để có biến đổi về chất ; khơng được nơn nóng cũng như không được bảo thủ. Bước nhảy làm
cho chất mới ra đời , thay thế chất cũ là hình thức tất yếu của sự vận động , phát triển của
mọi sự vật , hiện tượng ; nhưng sự thay đổi về chất do thực hiện bước nhảy gây nên chỉ xảy
ra khi lượng đã thay đổi đến giới hạn, tức là đến điểm nút , đến độ nên muốn tạo ra bước
nhảy thì phải thực hiện q trình tích luỹ về lượng. Ví dụ như nhà phát minh Thomas Edison
từng nói “ Thiên tài một phần trăm là cảm hứng và chín mươi chín phần trăm là mồ hơi.” Vì
vậy chẳng có cái gì tự nhiên mà có , chẳng ai tự nhiên có bộ óc bách khoa mà nó phải trải
qua q trình tích luỹ , học hỏi khơng ngừng nghỉ về lượng mới có thể thay đổi về chất được.
Giống như có một số bạn sinh viên muốn ra trường sớm hơn đăng kí quá nhiều tín chỉ trong
một kì trong khi năng lực thì hạn chế dẫn đến học lại , ra trường muộn hơn lãng phí thời gian
, cơng sức , của cải. Vì vậy phải biết mình , biết ta khơng được đua theo người khác , nơn
nóng đốt cháy giai đoạn.
Thứ hai, khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan
của sự vận động của sự vật , hiện tượng; tư tưởng nơn nóng thường biểu hiện ở chỗ khơng
chú ý thỏa đáng đến sự tích luỹ về lượng mà cho rằng , sự phát triển của sự vật, hiện tượng
chỉ là những bước nhảy liên tục ; ngược lại, tư tưởng bảo thủ thường biểu hiện ở chỗ không
dám thực hiện bước nhảy , coi sự phát triển chỉ là những thay đổi về lượng. Do vậy , cần
khắc phục cả hai biểu hiện trên. Ví dụ: Học tín chỉ có thể rút ngắn thời gian đào tạo nhưng
nhiều bạn sinh viên thiếu tự tin , học ỷ lại gia đình có điều kiện , “quyết tâm” không ra
trường , lỡ mất nhiều cơ hội xin việc làm
Thứ ba , sự tác động của quy luật này địi hỏi phải có thái độ khách quan , khoa học và
quyết tâm thực hiện bước nhảy ; tuy đều có tính khách quan, nhưng quy luật xã hội chỉ diễn
ra thơng qua hoạt động có ý thức của con người ; do vậy , khi thực hiện bước nhảy trong lĩnh
vực xã hội , tuy vẫn phải tuân theo điều kiện khách quan , nhưng cũng phải chú ý đến điều
kiện chủ quan. Ví dụ: Mỗi sinh viên cần dựa vào điều kiện , hoàn cảnh của mình , dựa vào
điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường để chúng ta phát triển nhanh về tri thức , kỹ năng ,

phương pháp học tập , thái độ ,.... vận dụng các bước nhảy nhanh, chậm.
Thứ tư , quy luật yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào
phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng ; do đó, phải biết lựa chọn
phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết đó trên cơ sở hiểu rõ bản chất,
quy luật của chúng.Ví dụ: Để trở thành một kỹ sư , cử nhân giỏi , mỗi sinh viên cần phải yêu
quý tri thức , say mê nghiên cứu , gắn kết chặt chẽ với thầy cô để học hỏi ; sử dụng hiệu quả
phịng thí nghiệm ; tham gia tích cực , năng nổ các phong trào của trường để nâng cao trình
độ chuyên môn , kỹ năng thực hành , kỹ năng giao tiếp ,…
II. VẬN DỤNG
1. Giáo dục đại học của nước ta hiện nay
1.1. Mục tiêu của giáo dục đại học

5


Theo điều 5 của Luật GDĐH có nêu hai mục tiêu của GDĐH:
Đào tạo nhân lực , nâng cao dân trí , bồi dưỡng nhân tài ; nghiên cứu khoa học
công nghệ tạo ra tri thức , sản phẩm mới , phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội , bảo
đảm quốc phòng , an ninh và hội nhập quốc tế.
Đào tạo người học có phẩm chất chính trị , đạo đức ; có kiến thức , kĩ năng thực
hành nghề nghiệp , năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ
tương xứng với trình độ đào tạo ; có sức khỏe ; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề
nghiệp, thích nghi với mơi trường làm việc ; có ý thức phục vụ nhân dân.
Như vậy, các mục tiêu của GDĐH ở Việt Nam hiện nay cũng đã nhấn mạnh đến việc
đào tạo nguồn nhân lực có đủ kiến thức , kĩ năng và các phẩm chất đạo đức cần có. Tuy
nhiên với sự phát triển của khoa học – công nghệ và hội nhập quốc tế ở thời đại cách mạng
cơng nghiệp 4.0 thì cần phải cụ thể hóa một số mục tiêu để đạt được tính hiện đại , tổng quát
và hội nhập. Đó là việc đào tạo nguồn nhân lực cao có tư duy phản biện và sáng tạo , có trí
tưởng tượng phong phú và phóng khoáng , là một vũ trụ của tri thức , tạo môi trường tự do
học thuật để nhắm tới sự tự do theo đúng nghĩa , tạo ra được những đội ngũ học giả biết đối

xử với kiến thức một cách đầy tưởng tượng , tạo ra những con người có niềm đam mê lớn
lao với kinh doanh và khởi nghiệp , biết cách đặt và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và
hiệu quả , biết truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ , giao tiếp hiệu quả bằng lời nói và văn
bản , có trình độ ngoại ngữ tốt để phục vụ công việc và nghiên cứu khoa học , ham hiểu biết
và có khả năng tự học và học tập suốt đời, sống tử tế và có trách nhiệm xã hội.
1.2. Phương pháp dạy học ở đại học
Thực tế cho thấy, trong hoạt động dạy và học giữa người dạy và người học cần kết hợp
nhiều phương pháp đồng thời nhằm đảm bảo sự phù hợp cho từng nội dung , yêu cầu của bài
học cũng như nâng cao hiệu quả tối đa cho công tác dạy và học của cơ sở đào tạo. Hiện nay,
các phương pháp dạy học thường được áp dụng tại các trường đại học như sau: phương pháp
dạy học truyền thống , phương pháp dạy học chủ động và phương pháp nghiên cứu .
Phương pháp dạy học truyền thống là cách thức dạy học quen thuộc được duy trì qua
nhiều thế hệ. Về cơ bản , phương pháp dạy học truyền thống là phương pháp “lấy hoạt động
của người dạy là trung tâm”, là q trình truyền tải thơng tin từ giảng viên đến sinh viên.
Giảng viên là người thuyết trình , diễn giảng, sinh viên là người nghe , nhớ , ghi chép và suy
nghĩ theo. Phương pháp dạy học truyền thống cung cấp những tri thức có sẵn một cách áp
đặt , tỉ mỉ , cặn kẽ. Hoạt động nhận thức của sinh viên hoàn toàn thụ động , mang tính ghi
nhớ, tái hiện. Trong nghiên cứu này , chỉ tập trung nghiên cứu một số phương pháp dạy học
truyền thống phổ biến như: phương pháp diễn giảng và phương pháp dạy học , luyện tập ,
và thực hành.
Phương pháp dạy học chủ động là phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ
động , sáng tạo của người học. "Chủ động" trong phương pháp dạy học chủ động được dùng
với nghĩa là hoạt động , tích cực , trái nghĩa với bị động , thụ động. Phương pháp dạy học

6


chủ động hướng tới việc chủ động hóa hoạt động nhận thức của người học , tập trung vào
phát huy tính chủ động , sáng tạo của người học. Một số phương pháp dạy học chủ động
được áp dụng phổ biến hiện nay tại các trường đại học như: phương pháp đàm thoại ;

phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ; phương pháp dạy học theo dự án ; phương pháp
dạy học giải quyết vẫn đề, phương pháp dạy học theo nhóm ,…
Phương pháp nghiên cứu khoa học là tổ chức quá trình người học lĩnh hội nội dung dạy
học theo logic nghiên cứu khoa học. Trình tự logic của nghiên cứu khoa học có thể được mơ
hình hóa qua các giai đoạn cơ bản . Áp dụng mô hình này vào việc dạy học với tư cách một
phương pháp dạy học chúng ta có thể nói đến một trật tự tương tự trong thiết kế từng môn
học và từng vấn đề trong nội dung môn học. Việc nghiên cứu một môn học hay một bài học
sẽ bắt đầu từ việc người dạy cùng với người học phát hiện/đặt ra vấn đề cần giải quyết trong
khuôn khổ môn học và liên môn. Giai đoạn tiếp theo sẽ là giải quyết vấn đề đặt ra thông qua
các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn do người học tiến hành. Ở đây công việc của người dạy
là hướng dẫn và trợ giúp, công việc của người học là người thực hiện việc giải quyết vấn đề.
Giai đoạn cuối sẽ là đánh giá việc đặt và giải quyết vấn đề, và trên cơ sở đó đặt ra những vấn
đề mới để giải quyết. Cứ như vậy tồn bộ q trình dạy học sẽ là một chu trình liên tục đặt
và giải quyết các vấn đề. Từ đó , bảo đảm vị thế tích cực , chủ động của người học. Người
học được đặt vào vị trí chủ động nhất: tìm tịi , phát hiện và độc lập giải quyết (thông qua
các nghiên cứu lý luận và thực tiễn do chính mình thực hiện) các vấn đề ...
1.3. Ý nghĩa của giáo dục đại học
Tìm kiếm và trau dồi tri thức mới, khơng ngừng nghỉ và khơng chùn bước trong q
trình kiếm tìm chân lý , thường xuyên xem xét lại ý nghĩa của những kiến thức và  niềm tin
cũ dưới ánh sáng của những nhu cầu mới và khám phá mới.
Nắm giữ vai trò lãnh đạo phù hợp trong mọi lĩnh vực của đời sống , phát hiện những
con người có tài năng và giúp họ phát triển tối đa tiềm năng của mình bằng cách trau dồi sức
khỏe , phát triển năng lực trí tuệ , bồi dưỡng các mối quan tâm, các thái độ , các giá trị đạo
đức cũng như giá trị tinh thần đúng đắn.
Cung cấp cho xã hội những con người được đào tạo trong các lĩnh vực nông nghiệp,
nghệ thuật , y dược , khoa học và công nghệ cũng như những ngành nghề khác ; những
người này sẽ là những cá nhân đầy đủ năng lực và có ý thức trách nhiệm cao đối với cộng
đồng.
Nỗ lực thúc đẩy chất lượng sống và công bằng xã hội , giảm thiểu những khác biệt về
văn hố xã hội thơng qua việc phổ cập giáo dục.

Ni dưỡng và khích lệ ở cả giảng viên và sinh viên, những thái độ và giá trị cần
thiết cho sự phát triển bền vững , tốt đẹp của cá nhân và xã hội , và từ đó nhân rộng những
thái độ và giá trị này ra cho cả cộng đồng

7


2. Thực trạng của sinh viên trong giáo dục đại học hiện nay ( đào tạo theo tích lũy tín
chỉ)
2.1. Khái niệm tín chỉ
Tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức , kĩ năng của một mơn học mà
người học cần tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định thơng qua các hình thức: học
tập trên lớp; học tập trong phịng thí nghiệm , thực tập hay làm các phần việc khác (có sự
hướng dẫn của giáo viên) ; và tự học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu , giải quyết vấn đề
hay chuẩn bị bài. Tín chỉ cịn được hiểu là khối lượng lao động của người học trong một
khoảng thời gian nhất định trong những điều kiện học tập tiêu chuẩn. Trong thực tế ở một số
Trương ĐH Việt nam hay cụ thể hơn là ở Trường chúng ta tín chỉ lại được hiểu gần giốn như
một đơn vị học trình và một mơn học được đo bằng nhiều tín chỉ . Mỗi một mơn học hồn
thành thì sinh viên coi như đã tích l số tín chỉ theo quy định.

2.2. Đặc điểm của tín chỉ
Địi hỏi sinh viên phải tích luỹ kiến thức theo từng học phần (tín chỉ).
Kiến thức cấu trúc thành các môđun (học phần).
Quy định khối lượng kiến thức phải tích luỹ cho từng văn bằng. Xếp năm học của
người học theo khối lượng tín chỉ tích luỹ.
Chương trình đào tạo mềm dẻo (có học phần bắt buộc và học phần tự chọn).
Đánh giá thường xuyên, thang điểm chữ.
Dạy học lấy sinh viên làm trung tâm.
Đơn vị học vụ là học kỳ. Mỗi năm có thể chia thành 2 học kỳ (15 tuần); 3 học kỳ (15
tuần); hay 4 học kỳ (10 tuần).

Ghi danh học đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo mỗi học phần.
Có hệ thống cố vấn học tập.
Có thể tuyển sinh theo học kỳ.
Khơng thi tốt nghiệp, khơng tổ chức bảo vệ khố luận tốt nghiệp đối với các chương
trình đại học hay cao đẳng.
Chỉ có 1 văn bằng chính quy đối với 2 loại hình tập trung và khơng tập trung.
2.3. Những ưu nhược điểm của tín chỉ
* Ưu điểm
Đào tạo theo tín chỉ – lấy sinh viên làm trung tâm – phát huy được tính chủ động , sáng
tạo của người học. Sinh viên sẽ được tự học , tự nghiên cứu và q trình này sẽ được tính
vào nội dung , cũng như thời lượng học. Từ đó hình thức này cũng giúp giảm thiểu sự nhồi
nhét kiến thức của giảng viên và phát huy được sự sáng tạo , chủ động cho sinh viên.

8


Tạo được sự mềm dẻo , linh hoạt trong các mơn học.Tính linh hoạt và mềm dẻo là ưu
điểm nổi bật mà chương trình học tín chỉ đem lại. Cụ thể , nó bao gồm các khối kiến thức
chung , cũng như kiến thức chuyên ngành , cận chuyên ngành.
Sinh viên được linh hoạt về thời gian tốt nghiệp. Nếu như các phương thức đào tạo
truyền thống , sinh viên đúng hạn mới được ra trường thì khi học theo tín chỉ sinh viên có
thể quyết định thời gian tốt nghiệp. Nếu muốn ra trường sớm thì người học phải tích lũy
được nhiều tín hơn. Bạn có thể tốt nghiệp sau 3,5 năm ; 4 năm ; 5 năm, điều này chắc chắn
sẽ phụ thuộc vào chính bản thân bạn.
Được liên thông giữa các cấp đào tạo và giữa các ngành đào tạo .Phương pháp này sẽ tạo
được sự liên thông giữa các cấp đào tạo đại học hay giữa các ngành đào tạo khác nhau của
cùng một trường đại học. Thậm chí xa hơn nữa là giữa cơ sở đào tạo đại học của quốc gia
này với các quốc gia khác trên thế giới.
Thời gian học tập linh hoạt . Áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ sẽ giúp sinh viên có
thể tự lựa chọn mơn học , thời gian , thầy cơ giảng dạy. Người học hồn tồn có khả năng

sắp xếp lịch học để thực hiện được đồng thời các công việc khác như làm thêm,..
Giảm thiểu chi phí trong giảng dạy. Chi phí chắc chắn sẽ được tiết kiệm hơn bởi người
học sẽ chỉ phải trả tiền các tín chỉ mà mình đăng ký , chứ không theo năm học.
* Nhược điểm
Kiến thức không đầy đủ, cắt vụn kiến thức. Hiện nay hầu hết hình thức đào tạo theo tín
chỉ ở các trường thì mơn học sẽ bị chia nhỏ: 2,3,4 tín. Đây là lý do mà giảng viên thường
khơng đủ thời gian để trình bày kiến thức đầy đủ , bài bản theo trình tự diễn biến liên tục cho
sinh viên. Nó sẽ rất bất lợi với những ai lười tự học hay lười nghiên cứu.
Sinh viên khó gắn kết với nhau. Vì sinh viên có thể tự do lựa chọn mơn học nên đa phần
các lớp học theo danh sách không ổn định.
2.4. Thực trạng của sinh viên trong việc áp dụng học tín chỉ
Giáo dục ln là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của
mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục hiện nay là nguyên nhân
làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam.
Bàn về tính không hiệu quả của giáo dục ngày nay đặc biệt là giáo dục Đại học, người
ta thường đổ lỗi do thiếu trang thiết bị học tập, thương mại hóa giáo dục, phong cách giảng
dạy của giảng viên, việc học thiên về lý thuyết nhiều hơn thực tiễn ... mà quên đi thái độ của
sinh viên trong việc học của mình. Theo số liệu khảo sát của báo Tuổi trẻ thì chỉ 30% trong
số những sinh viên được hỏi có thái độ tích cực trong học tập, trong khi có đến 60% chọn
giải pháp học đối phó.Có một thực tế đáng buồn là sau bao năm học phổ thông vất vả, nặng
nhọc để giành được một chiếc ghế lên giảng đường đại học thì khơng ít sinh viên đã vội
vàng tự mãn, xem Đại học chỉ là nơi xả hơi để tụ tập gặp gỡ, ăn chơi đua đòi cùng chúng bạn

9


thay vì biết trân trọng thành quả của mình họ sẽ khơng ngừng học hỏi, nâng cao trình độ
chun mơn cho bản thân.
Là lực lượng tri thức trẻ, năng động, sáng tạo, là trụ cột của nước nhà, sinh viên có vai
trị to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Thế nhưng hiện nay, nhiều sinh viên không

nhận thức được điều đó. Vì thiếu chín chắn, bồng bột trong suy nghĩ và hành động, đặc biệt
trong tiếp thu, học hỏi cái mới nên dễ dàng tiếp nhận thiếu chọn lọc văn hóa khơng phù hợp
với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy mỗi sinh viên cần phải
có nhận thức rõ ràng, đúng đắn về vấn để này, phải tích đủ lượng tới giới hạn điểm nút thì
mới được thực hiện bước nhảy, khơng được nơn nóng, đốt cháy giai đoạn.
Hiện nay, kiểu học tín chỉ đã tạo điều kiện cho những sinh viên cảm thấy mình đủ
năng lực có thể đăng kí học vượt để ra trường sớm, để có thể đi làm kiếm tiền . Tuy nhiên
cũng có khơng ít sinh viên đăng kí học vượt nhưng khơng đủ khả năng để theo, dẫn đến hậu
quả là phải thi lại chính những mơn đã đăng kí học vượt. Điều này cũng có nghĩa là các sinh
viên đó chưa tích lũy đủ về lượng đến giới hạn điểm nút mà đã thực hiện bước nhảy, đi
ngược lại với quy luật lượng – chất, và hậu quả tất yếu là sự thất bại.
Bên cạnh đó do số lượng tín chỉ ít tuần có học được 2, 3 ca điều đó khiến sinh viên học
trên đại học học thì ít mà chơi thì nhiều. Thay vì ở nhà cố gắng học tập để nâng cao kiến
thức tích luỹ về lượng từ đó có thể đăng kí thêm tín chỉ để được tốt nghiệp sớm thì họ lại đi
chơi, tụ họp cùng bàn bè. Điều đó khơng những ko giúp ích cho sinh viên mà nhiều khi còn
khiến sinh viên sa vào các tệ nạn của xã hội.
Hay việc học tín chỉ thì sinh viên ít trao đổi với giáo viên mà thường học một cách thụ
động khơng chịu tìm tịi, nghiên cứu bài giảng mỗi lần đi thi thường đi nhìn bài của bạn.Bởi
đơn giản họ nghĩ một tín chỉ có tầm 15 , 20 tiết thì chỉ cần đi học đầy đủ ngoan ngỗn khơng
nhất thiết phải tích luỹ q nhiều về lượng là sẽ hết một tín chỉ , sẽ đủ điều kiện dự thi. Điển
hình như lớp em , là sinh viên năm nhất của đại học Điện Lực. Lớp em có 68 sinh viên mà
một mơn thì có 2 , 3 tín chỉ thì hỏi khi học online trong thời kì đại dịch covid-19 như thế này
thì một tiết các thầy cơ giảng bài cịn khơng đủ thì lấy đâu có thể qua sát hết sinh viên mình
đang làm gì , có hiểu hết bài hay khơng . Nếu mà không chuẩn bị bài từ trước , học một cách
thụ động thì với kiến thức khá là khó ở đại học thì khơng thể hiểu hết nổi .
Ngồi ra, có thể do việc học đại học chưa tạo được nhiều hứng thú cho sinh viên , nhất
là sinh viên năm nhất mới vừa bỡ ngỡ bước vào cánh cổng đại học nên cịn lười học, khơng
chú ý nghe giảng , coi việc học như là nghĩa vụ mình phải làm mỗi ngày.
3. Giải pháp khắc phục khó khăn
* Với sinh viên

Trước mỗi giờ lên lớp cần đọc trước tài liệu của giáo viên nắm vững rồi mới tham khảo
tài liệu khác, nếu khơng dể tẩu hỏa nhập ma vì kiến thức nhiều,rối rắm,không nhất quán.
Phải nắm được bản chất của mỗi môn học, xác định mục tiêu, yêu cầu, và tìm được cái cuối
cùng mơn học là đạt được điều gì, từ đó có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau,nhưng đi

10


đến sự hịa hợp,thống nhất.Phải có tầm nhìn về mơn học tránh học theo mối mù quáng, VD
chúng ta nhìn thấy môn tiếng anh bây giờ đang rất hot nên hãy cố gắng học. Phải xây dựng
cho mình một thời gian biểu để giờ nào làm việc đó , từ đó khơng sống làm việc xơ bồ,
khơng có quy củ dễ bị cám dỗ bởi những thứ xung quanh mà lơ là việc học.
Trong giờ học chú ý nghe giảng, ghi chép nhanh gọn, nếu khơng kịp thì bây giờ hầy
như sinh viên đều có điện thoại cảm ứng thì có thể chụp lại, quay lại hay ghi âm lại bài giảng
của thầy cơ. Chỗ nào khơng hiểu, hay có thắc mắc thì có thể trao đổi với giáo viên về ý kiến
của mình hay đánh dấu sao vào để về có thể nghiên cứu lại thơng qua các tài liệu trên mạng.
Mỗi lần như thế giúp chúng ta có thể nhớ kĩ, tích luỹ thêm về lượng kiến thức mỗi ngày.
Sau mỗi giờ học có thể đến thư viện để tham khảo các tài liệu, sách báo. Hay có thể rủ
các bạn học nhóm để vừa có thể nâng cao kiến thức, cùng nhau cố gắng học tâpk thì cũng
cho nhiều sinh viên đỡ nhút nhát hơn, quen thêm được nhiều bạn hơn,…
Đặc biệt, phải xây dựng cho mình một nhân cách sinh viên trong học tập, nghiên cứu:
Trang bị cho mình một tinh thần học đại học với những sức trẻ của 18 năng nổ, lạc quan,
luôn phấn đấu hết mình; bồi dưỡng cách học làm việc ở đại học vói tinh thần tự chủ, sáng
tạo, liên kết; không ỷ lại:không ỷ lại vào tập thể,sự dể dãi của giáo viên; tự trọng: không
copy bài làm, bài thi, không lấy sản phẩm của người khác làm cái của mình theo kiểu copy,
dán, đổi tên. Tránh tình trạng học thụ động. Tránh những tư tưởng chủ quan, không được
nôn nóng thực hiện bưỡ nhảy khi chưa tích đủ lượng.
* Với giáo viên và nhà trường
Thứ nhất: cần làm phong phú hơn kho giáo trình và học liệu, khuyến khích giảng viên
viết ra giáo trình mới phù hợp với yêu cầu hiện nay của khoa, của nhà trường. Tài liệu được

thể hiện dưới nhiều hình thức sẽ giúp cho nguồn học liệu được triển khai đến sinh viên một
cách đa dạng và phong phú. Nâng cao chất lượng tài liệu tham khảo và giáo trình mơn học.
Ngồi ra cần phải đẩy mạnh việc thu hút sinh viên đến thư viện , đổi mới hình thức cho thư
viện . Tạo hứng thú cho sinh viên khi đến thư viện vào những lúc rảnh rỗi thay vì đi chơi. Ví
dụ sau tuần sinh hoạt cơng dân đầu khóa, cần sắp xếp một buổi đểc án bộ thư viện giới thiệu
đến người học, nói rõ số lượng tài liệu và khả năng đáp ứng, phục vụ được những gì của thư
viên; hướng dẫn sinh viên cách thức mượn/trả cũng như tra cứu tìm kiếm tài liệu trên mạng
nhanh và hiệu quả. Thẻ thư viện cũng cần phải được cấp trước khi sinh viên học học phần
đầu tiên. Kết hợp giáo viên bộ môn hướng dẫn sinh viên cách đọc lướt, nắm được ý chính và
khái quát thành bản đồ tư duy, báo cáo trong buổi học/ bài tập về nhà hoặc kiểm tra đánh giá
mức độ tự học của sinh viên tránh tình trạng sinh viên bị chống vì có q nhiều tài liệu
để đọc mà không biết cách đọc hoặc không mượn/tra cứu được ở đâu nhằm hình thành
cho sinh viên thói quen đến thư viên. Trong mỗi buổi học luôn tạo khơng khí sơi nổi, áp
dụng nhiều hình thức kiểm tra mức độ đọc/hiểu tài liệu của sinh viên mà hoàn tồn khơng
gây áp lực khiến sinh viên tự chủ động tìm, đọc tài liệu. Như các phần mềm KaHoot,
Plickers,Quizizz,...

11


Thứ hai: tạo khơng gian học để sinh viên thích thú hơn trong việc tựnghiên cứu và đạt
được hiểu quả cao trong việc tự học. Các giảng viên cần: Tạo ra một môi trường giảng dạyhọc tập sao cho mỗi người học đều tham gia vào quá trình học tập một cách có ý thức; cung
cấp những chương trình đào tạo linh hoạt nhằm giúp người học chọn lựa nội dung học phần,
thứ tự các học phần trong chương trình, phương pháp kiểm tra đánh giá, phương thức và thời
gian học tập sao cho có ý nghĩa nhất đối với từng người. Để kích thích sự say mê và các giá
trị đối với việc học tập, đồng thời tạo cơ hội phát triển trí tuệ cho người học, các giảng viên
cần tạo ra những cơ hội học tập và giao lưu trong đó người học có thểtham gia hết mình cả
về trí tuệ lẫn tình cảm. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà trường cần khang trang, sạch sẽ,
thư viện thân thiện và có hạ tầng mạng phù hợp, hỗ trợ wifi miễn phí tồn trường.
Thứ ba: đội ngũ cố vấn học tập phải thật sự nhiệt tình, có kinh nghiệm, gần gũi với sinh

viên. Đội ngũ cố vấn học tập phải đóng vai trị tích cực trong việc cung cấp thông tin và
hướng dẫn sinh viên trong học tập (đặc biệt là sinh viên năm thứnhất) như lựa chọn học
phần, thay đổi học phần, tạm ngưng học hoặc thơi học; khuyến khích sinh viên tham gia vào
các hoạt động của khoa. Ghi nhận sự tiến bộ trong học tập của sinh viên, chỉ ra
những vấn đề mà sinh viên cần chú trọng, có các giải pháp hỗ trợ hoặc những hoạt động
ngăn ngừa đối với từng sinh viên khi họ gặp các khó khăn trong học tập, đặc biệt là các nguy
cơ bị buộc thôi học hoặc tự nghỉ học. Đối với sinh viên năm cuối, cần có sự hỗ trợ riêng
trong q trình thực tập-thực tế. Cần cung cấp thông tin về triển vọng nghề nghiệp, tạo điều
kiện cho sinh viên làm quen với thị trường lao động thơng qua thực tập-thực tế, các khóa
học ứng dụng, các lớp bồi dưỡng chuyên sâu nhằm nâng cao trình độ tay nghề hoặc những
biện pháp tương tự khác.
Thứ tư: trong việc thi cử cần tìm ra cách thức thi phù hợp cho sinh viên để có thể đánh
giá chuẩn trình độ của sinh viên và đưa ra các giải pháp giúp đỡ sinh viên như tư vấn cách
học, cách tham khảo tài liệu sao cho đúng để tránh tình trạng đi copy bài của người khác,
học một cách thụ động. Các hình thức tổ chức thi như viết bài tiểu luận, thuyết trình, vấn đáp
hay làm bài kiểm tra và bài thi,…

III KẾT LUẬN
Quy luật “Chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và
ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, cho biết phương thức của
sự vận động và phát triển của sự vật. Khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng, cần nhận
thức ý nghĩa của quy luật này trong thực tiễn.
Trong hoạt động thực tiễn để đạt được hiệu quả phải hiểu rõ phương thức vận động,
phát triển của sự vật. Cần sử dụng cơng cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp đúng lúc, đúng
chỗ, đúng mức độ vào tiến trình vận động, phát triển, đưa sự vật đi đúng quy luật và hợp lợi

12


ích của con người. Muốn có có sự thay đổi về chất phải kiên trì tích lũy sự thay đổi về

lượng, ngược lại muốn duy trì sự ổn định của chất phải giữ được sự thay đổi về lượng trong
phải vi giới hạn độ; khi lượng thay đổi chưa đạt mức giới hạn độ không nên vội vàng thực
hiện bước nhảy; nhưng khi lượng thay đổi đạt giới hạn độ thì phải kiên quyết thực hiện bước
nhảy.
Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay
đổi về chất và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận về việc học tập và rèn luyện của sinh
viên trong trường đại học như sau: Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra
bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để
chuyển về chất và việc học tập của sinh viên chúng ta cũng sẽ khơng thể nằm ngồi điều đó.
Để có một tấm bằng đại học chúng ta phải tích lũy đủ số lượng các học phần và để học phần
có kết quả tốt chúng ta cần phải tích lỹ đủ sống lượng đơn vị học trình của các mơn học.
Như vậy các kỳ thi có thể coi thời gian học là độ, các kỳ thi là các điểm nút và kết quả kỳ thi
đạt yêu cầu là bước nhảy, bởi kết quả kỳ thi tốt - bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn tích
lỹ tri thức trong quá trình học tập rèn luyện của chúng ta. Do đó, trong hoạt động nhận thức,
hoạt động học tập sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng (tri thức) để làm biến đổi
về chất (Kết quả học tập) theo quy luật. Cũng như trong hoạt động của mình ơng cho ta
chẳng thường có câu "tích tiểu thành đại". "năng nhặt, chặt bị". Những việc làm vĩ đại của
con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người đó.
Quy luật này giúp chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan trong học tập và trong hoạt động
thực tiễn hằng ngày.

1.
2.
3.

4.
5.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Văn Đức (2019) , Giáo trình triết học Mác-Lênin. Nsb Giáo dục Hà Nội .

Nguyễn Hồng Nga (2019) , Bàn về mục tiêu của giáo dục đại học ở Việt Nam.Nsb
Tạp chí của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,
Trương Nguyễn Tường Vy (2021), Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao
tính chủ động học tập của sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học
Cơng nghệ Thành phố Hồ Chí Minh trong thời đại cơng nghệ 4.0. Nsb Tạp chí Cơng
Thương.
Nguyễn Ngọc Long (2006), Giáo trình Triết học Mác – Lênin – Chương 2-3. Nsb
Chính trị Quốc Gia.
Nguyễn Thanh Thuỷ (2021), Giải pháp khắc phục khó khăn trong việc dạy và học
theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương hiện nay.Nsb Khoa
Công nghệ thông tin -Giáo dục nghềnghiệp

13



×