Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TIỂU LUẬN môn học NGUYÊN lý MARKETING chiến lược marketing mix của sản phẩm bphone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.37 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC NGUYÊN
LÝ MARKETING

Họ và tên: Lê Thị Mai Thảo
Lớp: HQ9-GE28
Mã số SV: 050609211348

TP.HCM, ngày 17 tháng 01 năm 2022

download by :


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
1.

2.

Tổng quan về Bphone................................................................................................3
1.1.

Tìm hiểu tổng quan về tập đoàn Bkav..................................................................3

1.2.


Sản phẩm Bphone................................................................................................4

1.3.

Hoạt động Marketing của Bphone.......................................................................4

1.4.

Thị trường mục tiêu của Bphone..........................................................................5

1.5.

Định vị thị trường của Bphone.............................................................................6

Chiến lược Marketing Mix của sản phẩm Bphone.................................................6
2.1.

Sản phẩm.............................................................................................................6

2.2.

Chiến lược giá (Price).........................................................................................7

2.3. Chiến lược phân phối (Place)..............................................................................8
2.3.1. Kênh phân phối trực tiếp...................................................................................8
2.3.2. Kênh phân phối gián tiếp..................................................................................9
2.4. Xúc tiến- Yểm trợ (Promotion).............................................................................9
2.4.1. Quảng cáo.........................................................................................................9
2.4.2. Khuyến mãi, khuyến mại................................................................................ 10
3.


Phân tích và đánh giá chung về chiến lược Marketing Mix 4P của Bphone.......10

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 12

download by :


PHẦN MỞ ĐẦU
Khoa học công nghệ đang từng bước phát triển mạnh mẽ hơn trong nhiều thập kỷ qua,
Smartphone là một bước tiến và trở thành tâm điểm của thế giới công nghệ. Điện thoại
thông minh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người bởi các tính năng vượt trội. Việt
Nam đứng trong top 10 thế giới về lượng người dùng smartphone lớn nhất thế giới. Con số
đáng kinh ngạc này cho thấy mức độ ưa chuộng sử dụng smartphone của người tiêu dùng
Việt. Năm 2015 BKAV- tập đồn cơng nghệ trong lĩnh vực phần mềm, an ninh mạng đã
đánh dấu bước chuyển mình lớn khi tiên phong sản xuất điện thoại di động với sản phẩm
thương hiệu Bphone trên thị trường. Sản phẩm Bphone với chiến lược Marketing tự “xưng
hùng xưng bá” thu hút sự quan tâm và gặp rất nhiều ý kiến trái chiều của dư luận trong thời
gian vừa qua. Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, hãy cùng mô tả và đánh giá hoạt động
Marketing của BKAV để xem Bphone đã ở góc độ Marketing nhận kết quả tích cực- tiêu
cực như thế nào.
Lí do chọn sản phẩm Bphone: vì là một người trẻ, tôi luôn học hỏi và theo dõi cũng
như quan tâm rất lớn về công nghệ hiện đại, để phần nào hiểu hơn về thị trường cạnh tranh
sôi nổi hiện nay, khi bắt gặp thất bại đau đớn của Bphone khiến tơi tị mị đặt ra câu hỏi, họ
đã có chiến thuật Marketing sản phẩm công nghệ mới sản xuất này ra sao, tại sao một sản
phẩm mới tốn rất nhiều công sức, tiền bạc lại không được mọi người đón nhận.
1. Tổng quan về Bphone
1.1.


Tìm hiểu tổng quan về tập đoàn Bkav

Tháng 7/1995 Bkav được thành lập bởi Nguyễn Tử Quang, một số đồng nghiệp trong
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Phần mềm diệt virus phiên bản Bkav Home miễn phí ra
đời chạy trên nền MS-DOS tại thời điểm mà phần mềm virus hay virus máy tính vẫn còn xa

lạ với người Việt Nam. Đến năm 2005 – Bkav tách mảng ra thành 5 phiên bản gồm có
Bkav Home, Bkav Pro, Bkav Mobile, Bkav Enterprise, Bkav Gateway Scan. Bkav được
thương mại hóa sản phẩm sau 10 năm cung cấp miễn phí và là phần mềm diệt virus có sức
lan tỏa mạnh mẽ. Ngày nay, tập đoàn Bkav được biết đến là một công ty công nghệ hoạt
động trong các lĩnh vực an ninh mạng, phần mềm, chính phủ điện tử, sản xuất điện thoại
thông minh và các thiết bị điện tử thông minh, cung cấp dịch vụ điện tốn đám mây có trụ
sở chính đặt tại Hà Nội. Năm 2015 Bkav đã mang đến chiếc smartphone “Made in Viet
Nam” đầu tiên được tích hợp sẵn ứng dụng Bkav Mobile Security bản quyền

download by :


1.2.

Sản phẩm Bphone

Năm 2015, chiếc Bphone "không thể tin được" được ra mắt người Việt. Điện thoại
Bphone là dòng điện thoại thông minh chạy bằng hệ điều hành Android, cấu hình inch Full
HD, sở hữu chip Qualcomm Snapdragon 801, RAM 3GB, tùy chọn bộ nhớ 16/64/128GB
RAM, pin 3000mAh, hỗ trợ sạc nhanh, chạy BOS phát triển dựa trên nền Android 5.0. Bên
cạnh 2 tùy chọn màu sắc đen trắng, Bphone đời đầu cịn có thêm hiên bản mạ vàng 24K,
mẫu kiểu dáng phẳng
Bphone là mẫu smartphone kiểu dáng phẳng. Từ thế hệ Bphone thứ 3, Bphone 3 và
Bphone 3 Pro sở hữu thiết kế tràn đáy, cạnh trên để dày để chứa camera selfie, thiết kế màn

hình khơng tai thỏ, khoét giọt nước. Bphone 4 cũng sở hữu phong cách thiết kế này.
Bphone thường được trang bị khả năng kháng nước "IP68 Plus" - Bphone có khả
năng sống sót dưới mực nước 2m trong khoảng 30 phút (do BKAV tuyên bố và khơng có tổ
chức nào kiểm định/chứng nhận), cao hơn so với mức 1.5m của chuẩn IP68.
Trải qua hơn 6 năm, nhìn lại các đời Bphone phát triển qua mẫu điện thoại khác nhau:
2015: Bphone 1; 2017: Bphone 2 ; 2018: Bphone 3 ; 2020: Bphone B86
2021: 3 điện thoại Bphone tầm trung là Bphone A40, Bphone A50 và Bphone A60.
1.3.

Hoạt động Marketing của Bphone.

Tháng 1/2015, khi ở sự kiện CES 2015- Triển lãm điện tử tiêu dùng Bkav bất ngờ ra
mắt chiếc smartphone đầu tay để tận dụng sự chú ý của giới cộng nghệ. Đồng thời nhầm
kích thích sự tị mị, sản phẩm chỉ lộ ra camera và mặt trước cùng dòng chữ “DO NOT
OPEN” khiến tạo nên cơn chấn động với người tiêu dùng, hãng đã làm rất tốt thu hút sự
quan tâm của người tiêu dùng Việt.
Tự quảng bá sản phẩm: Nếu theo dõi thông tin của Bkav. Tiếp theo, CEO Nguyễn
Tử Quảng cũng có phát biểu gây sốc đến giới truyền thông “Một trong những
smartphone có thiết kế đẹp nhất nhì thế giới”. Bạn sẽ quen thuộc với phong cách
truyền thơng của tập đồn này bởi Bkav đã “nổ” với sản phẩm của mình trước đó
như: “Hệ thống nhà thơng minh tiên tiến nhất thế giới” hay là “Phần mềm bảo mật
tốt nhất thế giới. Bkav dám so sanh mình với dịng điện thoại hàng đầu thế giới
Samsung, Iphone... Khiến khắp các diễn đàn nổ ra tranh cãi gay gắt
Tính năng sản phẩm mới: CEO của Bkav nhận định rằng sản phẩm Bphone của
mình chất lượng theo kiểu: “Chất, chất đến từng đồng” hay Đầu tiên trên thế giới.

download by :


Truyền thơng nhỏ giọt: Khi tạo được sự tị mị cho mọi người, Bkav đưa tin trên

Social media nhưng chỉ với lượng thơng tin rất ít. Mỗi lần Bphone có tin mới, lập
tức thành chủ đề nóng cộng thêm sự kỳ vọng một sản phẩm sản xuất tại Việt Nam
Tổ chức sự kiện hoành tráng: Bphone tốn rất nhiều chi phí cho chiến lược này.
Buổi ra mắt của Bphone từ chiếc thiệp đậm chất công nghệ được Bkav mời vào năm
2017, khách mời phải nhúng thiệp mời xuống nước mới thấy đươc thông tin của sự
kiện. Bên cạnh, chiếc thiệp với chất liệu bằng nhôm nguyên khối màu vàng gold với
chi phí đầu tư cho 2000 thiệp mời là cả trăm triệu. Buổi ra mắt chu đáo làm khách
hàng tin tưởng và đặt kỳ vọng rất nhiều cho chiếc Bphone cao cấp này.
Xét ở khía cạnh nào đó, Bkav đã thành công khi ra vừa ra mặt đã được với cộng
đồng tạo ra sự tương tác cao với người tiêu dùng. Nhưng cách Nguyễn Tử Quảng dường
như đang không hiệu quả để tiếp cận nhiều hơn với người tiêu dùng. Quả thật, cách làm
truyền thông của Bkav mang lại kỳ vọng rất lớn đến cộng đồng. Cảm xúc hoài nghi về chất
lượng, những tín năng “khơng thể tin nổi”. Tuy nhiên, sản phẩm này khơng hề tương thích
với những gì cơng bố trên thị trường. Khi Bkav trình làng chiếc Bphone thì hàng loạt
những sai lầm từ chiến lược định giá, cách tiếp cận thị trường là rào cản mà Bphone gặp
phải và cần khắc phục, chiến lược tạo sự khác biệt và sai lầm cả bản thân sản phẩm gây thất
vọng to lớn cho những tín đồ cơng nghệ cũng như là người tiêu dùng Việt.
1.4.

Thị trường mục tiêu của Bphone

Bphone định vị thuộc phân khúc cao cấp, có chất lượng tốt.
Theo như màn ra mắt giới thiệu của CEO Nguyễn Tử Quảng thì Bkav chọn “thị trường sẵn
có” với chiến lược phân khúc cụ thể.
Nhóm 1: Hướng đến khách hàng có thu nhập tầm trung, thậm chí là thấp. Nhưng vì
cảm thấy u thích sản phẩm, đam mê hay đến cả là vì “sỉ diện”. Họ sẵn sàng chi trả
bằng cách nhịn ăn, vay mượn để bỏ ra khoản tiền để mua Bphone về.
Nhóm 2: Hướng đến người tiêu dùng cao cấp bởi thị trường Bphone có phân khúc
giá “trên 10 triệu đồng”. Khi Bphone nhắm đến phân khúc này, chứng tỏ khách hàng
mua sản phẩm phải là người chịu chi. Đối tượng khách hàng mua mà không quan

tâm đến giá cả.
Như vậy, việc chia đối tượng khách hàng mục tiêu thành 2 nhóm giúp Bkav phần
nào cẩn trọng trong khâu cung cấp sản phẩm tiếp cận thị trường của Bphone. Chia 2 nhóm
với 2 phân khúc thị trường khác nhau, nắm được nhu cầu cũng như tài chính giúp Bphone

download by :


phát triển sản phẩm khi phân chia được khách hàng cụ thể từ đó có những sản phẩm đặc
thù dành riêng để đáp ứng cho khách hàng.
1.5.

Định vị thị trường của Bphone

Thông điệp định vị: Điện thoại đầu tiên sản xuất tại Việt Nam, điện thoại Việt dành
cho người Việt
Bphone tự định vị mình là sản phẩm cao cấp hơn cả các sản phẩm nước ngoài cùng
loại trong thời điểm đó cung cấp ở Việt Nam. Bphone là smartphone tốt nhất nhì thế giới.
Bphone định vị là sản phẩm Designed by Bkav – Made in Vietnam bởi vì nó bao trùm một
ngành công nghiệp sản xuất smartphone mà Việt Nam làm chủ, doanh nghiệp đi vào sản
xuất dòng sản phẩm cao cấp, sản phẩm flagship.
Bphone đang tạo niềm tin với thị trường, do đó Bkav đầu tư cho R&D, Sản phẩm
cao cấp Bphone hướng tới là chất lượng chứ không phải là giá cả. Bphone đang tạo niềm
tin với thị trường. Vào năm 2020, ông Quảng cho biết Bphone hướng đến mục tiêu trong
vòng 3-5 năm nữa là trở thành công ty camera tỷ “đô” và top 3 smartphone thế giới.
2. Chiến lược Marketing Mix của sản phẩm Bphone
Chiến lược Marketing của Bkav thực hiện rất thông minh đánh vào tâm lý khách
hàng Việt ưa chuộng, mong muốn dùng hàng nội địa. Sản phẩm thương hiệu Bphone tạo ra
lượng không hề nhỏ thu hút sự quan tâm của mọi người về sản phẩm này. Sau thất bại của
lần ra mắt Bphone cách đây 2 năm, Bphone 2017 đã được Bkav thay đổi bằng chiến lược

Marketing Mix 4P. Vậy chiến lược 4P của Bphone được Bkav thực hiện ra sao, dưới đây là
mơ tả và phân tích chiến lược Markerting 4P mà Bphone đã thực hiện.
2.1.

Sản phẩm

Thiết kế và màn hình
Hình 1 mô tả chiếc Bphone 2017 với
thiết kế “tối giản” và “phẳng” đã trở thành
thương hiệu của Bphone. Bkav thật sự tỉ mỉ
cho sản phẩm của mình bởi các chi tiết nhỏ
như: sử dụng công nghệ phay và xử lý bề mặt
đặc biệt để loại bỏ bất tiện hoàn toàn về khe
loa, cổng USB cấn tay; Thiết kế phím điều
Hình 1 Mơ tả Bphone 2017 (Sưu tầm)

hướng tồn phần, phím nguồn và phím âm

thanh đặt khá chính xác tạo sư thoải mái

download by :


Màn hình Full HD 5 inch ở Bphone gây ấn tượng, màu sắc hài hịa, sang trọng.
Trang bị cơng nghệ AI bởi Bkav là lần đầu tiên trên thế giới.
Bphone nâng cấp hơn trong việc chụp ảnh chống rung và chụp tĩnh vật, so sánh là
tốt hơn so với 2 hãng điện thoại thuộc phân khúc cao cấp là Iphone và Samsung.
Pin Bphone- Chất từng giờ đáp ứng thoái mái cho người sử dụng nhiều là 1,5 ngày và
người dùng mức độ bình thường sử dụng thoải mái 2 ngày mới phải sạc pin. Dù máy có pin
dùng thời gian dài nhưng vẫn sạc nhanh, nhiệt độ máy mát, có thiết kế mỏng, nhẹ và đẹp,

Đây là điều thách thức lớn với đội ngũ kỹ sự mà Bkav thực hiện được. Bphone trang bị 2
sim, 2 sóng 4G, cơng nghệ Quick charge 3.0, sạc đa song đa luồng.
Bkav đã nâng cấp phần cứng của Bphone, với chip DAC rời 32 bit và 384KHz, thỏa mãn
tốt các nhu cầu nghe nhạc cao cấp lossless hiện nay.
Tuy nhiên, Bphone chưa có nhiều chất lượng hồn thiện trong tính năng và phần
mềm. Bản thương mại mà VnExpress đánh giá đợt đầu, Bphone có lợi thế gia công nhưng
phần mặt lưng và mặt trước chưa khít với viền kim loại, lỏng lẻo khi cầm, ấn tay vào. Một
điểm tạmchấp nhận là camera và đèn Plash lệch so với tâm bỏi lẽ Bphone là sản phẩm đầu
tay của Bkav. Bphone chưa có nhiều sáng tạo ảnh hưởng quá nhiều bởi các hãng điện thoại
lớn như Iphone, Samsung, Xiaomi...cho thấy hảng phải nỗ lực rất nhiều để đạt sản phẩm
thiết kế tinh xảo hàng đầu thế giới như những gì CEO Nguyễn Tử Quảng đã nói.
2.2.

Chiến lược giá (Price)

BPhone với chiến lược hớt váng cho sản phẩm của mình đã có giá khởi điểm (đã
tính thuế) là 10,98 triệu VND cho bản 16GB bộ nhớ trong.
Phiên bản rẻ nhất của Bphone sở hữu bộ nhớ trong 16GB vẫn giữ mức gia 9.990.000 đông;
12.690.000 đồng cho bản 64GB cho các màu đen, trắng, champagne.
Phiên ban đăc biêt Limited Edition ma vang 24k cua Bphone co bô nhơ trong
128GB đươc ban ra vơi mưc gia 20.190.000 đông.
Theo CEO Nguyễn Tử Quảng mạnh dạn tuyên bố “Bphone không giảm giá và
không cần giảm giá đã hết hàng để bán trước khi ra mắt phiên bản mới”. Đồng thời, lẽ ra
giá thành phải cao hơn thế nữa vì thực chất công ty đã đầu tư sản phẩm cao hơn giá bán
trên thị trường. Bphone sẽ không giảm giá bởi họ đã chọn bắt đầu từ sản phẩm cao cấp, nếu
công ty sản xuất ở giá rẻ sẽ dễ gặp tình trạng mắc “bẫy” định vị thường hiệu. Vấn đề nồng
cốt Bphone gặp phải là chiến lược về giá nhấm vào phân khúc cấp cao. Bảng thống kê hinh
2 cho thấy:

download by :



Áp lực cạnh tranh khi giá sản phẩm Bphone chênh lệch cao với các sản phẩm điện
thoại trên thị trường thuộc phân khúc tầm trung mà chất lượng thì tương đương.
Bphone truyền tải thông điệp “Sản phẩm dành cho người Việt” xuyên suốt quá trình
ra mắt nhưng mức giá đang không hướng đến đại đa số người dùng Việt, bởi thu
nhập người dân ở Việt Nam chưa cao.
Bphone ra mắt sản phẩm, ý kiến cho rằng giá Bphone là chưa thỏa đáng và chỉ xứng
đáng ở mức giá từ 5-9 triệu mà thơi. Thậm chí, có khoảng 20% ý kiến khảo sát cho
rằng Bphone nên ở mức giá dưới 5 triệu
 Như vậy có thể thấy, sản phẩm thực tế khi Bphone tung ra thị trường khó có thể bán

ở chiến lược giá bán như thế này. Bphone ở chất lượng hiện tại phải đánh giá phù
hợp với phân khúc tầm trung.

Hình 2 Mức giá kỳ vọng của BPhone (Nguồn: Báo cáo của Datasection Việt Nam)
2.3.

Chiến lược phân phối (Place)

2.3.1 Kênh phân phối trực tiếp
Nhà sản xuất -> người tiêu dùng
Bphone các đợt trước thì chỉ bán ở kênh trực tuyến chứ không thông qua phân phối
sản phẩm qua bất kỳ khâu trung gian nào như dòng smartphone khác trên thị trường.
Với kênh phân phối trực tiếp này, Bphone trực tiếp đến tay khách hàng quy mô lớn, đầu tư
mạnh vào sản xuất và quảng cáo sản phẩm. Bkav tìm kiếm cơ hội gần hơn với người dùng
thông qua 300 cửa hàng liên kết. Với mơ hình này, mạng lưới ngày càng rộng, Bkav sẽ trực
tiếp đi đến từng địa bàn khác nhau để tìm hiểu, Bphone sẽ được bán đồng thời trên các tỉnh
thành trên cả nước, đưa sản phẩm Bphone 3 đến cửa tận nhà, giúp khắc phục được điểm
yếu là thiếu máy, thiếu địa điểm trải nghiệm như Bphone các đợt trước thì chỉ bán ở kênh

trực tuyến. Trên mạng xã hội cũng có một nguồn giới thiệu đáng tin cậy chính là group
Bphone Fan club để các thành viên tham gia. Vì chỉ bán Bphone, mọi nguồn lực sẽ tâm

download by :


trung vào đó. Bphone tin rằng, bằng hình thức này, họ sẽ tiếp cận tốt với khách hàng
và nhanh chóng chiếm được vị trí vũng mạnh trên thị trường smartphone Việt.
2.3.2. Kênh phân phối gián tiếp
Nhà sản xuất – Nhà bán lẻ – Khách hàng
Khó khăn ở khâu phân phối do chỉ bán online hoặc tại các cửa hàng nhất định do đó
Bkav đã có sự hợp tác với Thế giới di động (TGDĐ) với hơn 1000 cửa hàng trải rộng cả
nước với kỳ vọng sẽ có kết quả doanh số tốt hơn mong đợi.
Với kênh phân phối này, nhà bán lẻ mà Bkav chọn là Thế giới di động, ở đây sẽ nhập sản
phẩm từ nhà sản xuất và bán lại cho khách hàng cuối cùng. Theo đó, sản phẩm Bphone sẽ
có mặt trên khắp cả nước hơn hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ thiết bị điện tử viễn thông di
động hàng đầu Việt Nam. Bkav đã “bắt tay” với Mobifone, trở thành kênh phân phối chiến
lược cho Bphone song song với Bstore do chính họ mở
Nhìn lại, lựa chọn hợp tác với hệ thống phân phối lớn như TGDĐ là một bước tiến
lớn quan trọng của Bphone. Nhưng thật sự chưa hoàn thiện ở kênh phân phối bởi hệ thống
phân phối chưa chủ động. Chưa tạo dựng được thương hiệu, Bphone đã quá vội vàng khi
dùng chiếc lược “tạo sự khan hiếm” dẫn đến tiếp cận người tiêu dùng chưa hiệu quả.
2.4.

Xúc tiến- Yểm trợ (Promotion)

2.4.1. Quảng cáo
Mục tiêu quảng cáo: Giới thiệu sản phẩm mới đến thị trường
Bphone bắt đầu với chiến dịch quảng cáo trên truyền hình, đoạn quảng cáo dài 30 giây ở
khung giờ vàng chứng tỏ Bkav đầu tư rất mạnh cho quảng bá sản phẩm. Thế nhưng video

quảng cáo đầu tiên này không mang lại nhiều ấn tượng.
Lần quảng cáo tiếp theo, Bkav tung ra quảng cáo trên truyền hình với phong cách hồn
tồn mới. Khơng cịn là màn giới thiệu nhàm chán, Bphone với những giai điệu hiện đại,
cường điệu âm thanh cuốn hút, tiết tấu nhanh để lại ấn tượng cho người xem. Đặc biệt
video quảng cáo này còn dùng cả câu nói nổi tiếng của CEO Nguyễn Tử Quảng “Không
thể tin nổi” biến tầu thành giọng “đọc rap” trở thành hiện tượng mới của người xem.
BKAV đã bắt đầu chiến dịch quảng cáo cho Bphone 2017 trên truyền hình từ hồi tháng 8,
đoạn quảng cáo dài 30 giây trên khung giờ vàng cho thấy BKAV cũng rất đầu tư cho việc
quảng bá Bphone 2017. Tuy nhiên video quảng cáo đầu tiên của Bphone 2017 không để lại
nhiều ấn tượng.
Sau đó khơng lâu, Bkav cịn quảng cáo trên màn hình dài của trận đấu giữa Stoke
City và Leister City (Bóng đá Ngoại hàng Anh). Tiếp đó, Ssn phẩm Bphone được xuất hiện

download by :


trên quảng cáo của World Cup 2018 tại vòng 1/8 giữa Pháp và Argentina. Quảng cáo kéo
dài 15 giây, liên túc nhấn mạnh ý tưởng luôn gắn liến với Bphone như “Điện thoại chất”
hay “Smartphone cao cấp nhất Việt Nam. Rõ ràng, Bkav đầu tư rất nhiều cho chiến lược
quảng cáo của mình
2.4.2. Khuyến mãi, khuyến mại
Tạo được vị thế sản phẩm của mình, có các chương trình khuyến mãi, ưu đãi
lớn Mua trả góp 0% tại chuỗi Bphone Store và mua online trên Bphone.vn Tặng tai
nghe cao cấp JBL trị giá 1.090.000 VNĐ
VTVcab ON tặng 13 tháng cước miễn phí gói ON cho khách hàng Bphone
Điều kiện nhận q: Khách hàng đang sử dụng Bphone (tất cả các dòng máy Bphone). Mỗi
thiết bị, mỗi tài khoản nhận quà 1 lần.
Bphone có cá mã giảm giá khi khách hàng mua sản phẩm của mình như: Mã giảm giá 20%
cho phụ kiện, mua ốp lưng Bphone chỉ với giá 299K, Vouchercode…
Đối với khách hàng mua đặt trước trong thời gian quy định, cụ thể khách đặt 500.000 đồng

hay 1.000.000 đồng sẽ được khuyến mãi giảm tương ứng với số tiền đã đặt
Ở góc độ tuyền thống và quản bá sản phẩm, Bphone thành cơng đánh thức sự tị mị trong

mọi người, từ khóa được SocialHeat chiếm 11.5% tổng số đó là “đẹp nhất’; “Bphone đẹp
nhất thế giới”. Hiếm có thơng điệp quảng cáo nào như Bkav được người tiêu dùng chú ý,
nhắc nhiều lần, phân tích, trích dẫn, mổ xẻ với số lượng nhiều như vậy. Về hoạt động
quảng cáo thì Bkav được xem là một trận những thành công của sản phẩm. Người luôn
xuất hiện trên tiêu đề, gắn liền với Bkav và cả Bphone đó chính là ơng Nguyễn Tử QuảngCEO tập đồn khẳng định Bkav cá tính, phát ngôn người lãnh đạo vô cùng quan trọng, ảnh
hưởng đến cảm xúc người tiêu dùng để nhận diện sản phẩm và thương hiệu.
Nói chung, Bkav chọn cách quảng cáo trên khung giờ vàng, gây ấn tượng bởi những phát
ngôn “chất” nhưng vẫn cịn mang chủ quan, cảm tính, thiếu chun ngiệp. Và Bkav chưa
thật sự quan tâm đến cảm nhận người tiêu dùng từ cách thức ra sản phẩm, kiểm soát dư
luận và hoạch định chiến lược Marketing chưa chuyên nghiệp.
3. Phân tích và đánh giá chung về chiến lược Marketing Mix 4P của Bphone

Bphone là một hãng smartphone tiềm năng nhưng hoạt động về marketing do Bkav
thực hiện là chưa hiệu quả. Như đã biết, đối với thị trường tiêu dùng, nếu cạnh tranh bằng
giá thì thương hiệu sẽ là yếu tố then chốt quyết định. Thế nhưng, Bkav không nghiên cứu kĩ
và lựa chọn phân khúc cao cấp nhưng chưa tạo dựng được chất lượng với các tính năng

download by :


“Không thể tin nổi” như ông Quảng đã quảng bá sản phẩm của mình. Thất bại tiếp theo đó
là, tự tin so bì chất lượng hay kiểu dáng, độ bền, độ chống chịu tốt, dày mỏng, cố gắng hơn
thua về máy ảnh với các ông lớn trong thị trường smartphone như Iphone, Samsung, Nokia.
Lẽ ra, thấy vì phóng đại tín năng sản phẩm mà thực tế mình chưa thực hiện được, Bphone
nên tận dụng sở trường của Bkav như” Điện thoại sạch Virus” hay “bảo vệ tối đa” cho
người dùng như thành công của sản phẩm Bkav đã đạt được là BKAV Antivirus.
Quan trọng hơn, thách thức to lớn về nguồn lực của Bphone, thật đáng quang ngại sau khi

Bphone 1 và 2 ra mắt rõ ràng thấy Bkav chưa đủ nguồn lực để thay đổi, khắc phục sản
phẩm của mình. Chun mơn chưa cao, Bphone mang lại cho người tiêu dùng như một sản
phẩm hỗn hợp từ các hãng điện thoại nổi tiếng. Tại sao Bphone với thời gian dài nghiên
cứu và chuẩn bị, khơng tìm cho mình sự khác biệt, sáng tạo nổi bật tốt hơn cho sản phẩm
“tốt nhất” của mình.
Bphone cần phải khiêm tốn hơn hoặc chí ít là quảng bá tương thích với chất lượng
sản phẩm mà mình đang có, để người tiêu dùng khi mong đợi vào một sản phẩm công nghệ
Việt không tránh khỏi thất vọng. Bphone cần biết mình đang nằm ở đầu để định vị đúng
phân khúc thị trường. có như vậy, họ mới có thể cố gắng hồn thiện, phấn đấu. Thông điệp
“Chất đến từng đồng” cho sản phẩm cao cấp là sai vì khi định thị thị trường có giá cao,
người ta phải quảng bá về chất lượng, giá trị vượt trội của sản phẩm chứ không đề cập đến
giá trị của đồng tiền.
Sai lầm về “Chiến lược tạo sự khan hiếm”. Dù đây là cơ bản nhưng Bkav đã phạm
sai lầm này, bởi thương hiệu là bởi do khách hàng chứ không phải tự CEO của Bkav. Và
chiến lược này chỉ phù hợp với các hãng đã tạo dựng được thương hiệu mạnh tức là được
khách hàng công nhận. Ví dụ như Apple, Coca Cola, Toshiba.

download by :


KẾT LUẬN
Bphone là sản phẩm smartphone bắt nguồn từ tập đoàn Bkav chuyên về mảng diệt
virus. Bphone đầu tiên ra mắt với thị trường gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, những
lần tiếp sau, Bphone đã có những thay đổi tốt hơn so với lần đầu. Và phải công nhận rằng,
dù có những người thích hay khơng thích CEO Nguyễn Tử Quảng và tập đồn Bkav, thì
khi Bphone ra mắt, chứng kiến những gì Bphone đầu tư một cách nghiêm túc, thậm chí là
bằng cả tình u thì dù ủng hộ hay khơng cũng có chút gì đó đáng để suy nghĩ và bàn luận
về sản phẩm này. Song, dù khen hay chê thì với một thị trường cạnh tranh khốc liệt như thế
này, cái Bkav cần làm là nỗ lực thực hiện, nói được làm được. Sẽ khơng dễ dàng nếu
Bphone khơng ngồi lại nhìn nhận những sai lầm, có hoạch định về hoạt động Marketing

đúng đắn, gạt bỏ đi cái tơi q lớn thì ước mơ, khao khát chiếm lĩnh thị trường của Bphone
không thể đạt đươc. Bphone là câu chuyện dài ở đằng trước vì những nỗ lực của Bkav là
có, Bphone thật sự là một hãng có nhiều khát vọng và mong muốn đạt được mục tiêu lớn.
Nhưng Bphone vẫn cịn thiếu sót, hạn chế rất nhiều về cả chu trình sản xuất và chiến lược
marketing-mix của họ. Bphone cần nghiên cứu xem xét nhìn nhận kĩ hơn về chu trình 4P
này. Bởi trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, chúng ta thấy các con rồng như Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Tất cả đều sở hữu ngành công nghiệp smartphone. Mong
muốn góp mặt của Bkav là đáng khích lệ, đáng tun dương và ủng hộ. Có thể có nhiều ý
kiến chê bai về mức độ “nổ” của CEO Nguyễn Tử Quảng, nhưng sẽ là câu chuyện hoàn
toàn khác nếu Bphone đáp ứng đúng mọi công bố của Bkav.

download by :


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1)
2)
3)
4)
5)
6)
7)
8)
9)
10)

download by :




×