Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận những vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn về giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.07 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
--------------------------&---------------------------

BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI 2
ĐỂ TÀI: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG HOÀ GIẢI

Thực hiện:
Mã sinh viên:
Mã lớp học phần: BSL2002 3

Hà Nội – Tháng 4/2022


Mục lục
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................ 2
NỘI DUNG........................................................................................................................................................ 3
I.

Cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải:...................................... 3
1.

Khái quát về tranh chấp thương mại:.......................................................................................... 3

2.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải thương mại:.......................................... 4

II.


Cơ sở pháp lý đối với giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải:......................8

III.

Một số vấn đề thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện về giải quyết tranh chấp thương mại

bằng hoà giải:.................................................................................................................................................. 10
3.1

Một số vấn đề thực tiễn:........................................................................................................... 10

3.2

Một số kiến nghị hoàn thiện:.................................................................................................. 12

KẾT LUẬN..................................................................................................................................................... 13
Tài liệu tham khảo........................................................................................................................................ 13


MỞ ĐẦU
Pháp luật Việt Nam công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bao
gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tịa án. Theo đó khi xảy ra tranh chấp các bên có
thể thương lượng với nhau để giải quyết, trường hợp khơng thương lượng được thì có thể
thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thơng qua hịa giải, trọng tài hoặc tịa án. Mỗi
phương thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng nhưng nhìn chung đều hướng tới
việc giải quyết xung đột giữa các bên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các
bên khi tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại. Trong các phương thức giải quyết
tranh chấp, bên cạnh thương lượng và trọng tài thì phương thức giải quyết tranh chấp bằng
hịa giải rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt được ưa chuộng tại các quốc gia có nền kinh tế


phát triển do những ưu điểm vượt trội của phương thức này so với phương thức tố tụng.
vì vậy, việc nghiên cứu nhằm thúc đẩy sự phát triển và áp dụng rộng rãi của phương thức
giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải tại Việt Nam là cần thiết. Do đó, em xin
được trình bay về: “Những vẫn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn về giải quyết tranh
chấp thương mại bằng hoà giải”


NỘI DUNG
I.

Cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải:

1. Khái quát về tranh chấp thương mại:
1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại:
Ở Việt Nam, khái niệm tranh chấp thương mại trong từng giai đoạn là khác nhau
cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Lần đầu tiên khái niệm tranh chấp thương mại được
ghi nhận trong Luật Thương mại năm 1997. Hiện nay, Luật Thương mại năm 2005 đã
đưa ra một khái niệm về hoạt động thương mại theo đó khái niệm này mở rộng hoạt động
thương mại bao gồm tất cả mọi hoạt động có mục đích sinh lợi.
Theo đó, tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về quyền
và nghĩa vụ giữa các chủ thể (có thể là thương nhân hoặc khơng phải là thương nhân)
trong q trình thực hiện các hoạt động thương mại (các hoạt động có mục đích sinh lời).
1.2 Đặc điểm của tranh chấp thương mại:
Tranh chấp kinh doanh thương mại là tranh chấp phát sinh từ những quan hệ do
ngành luật thương mại điều chỉnh, vì vậy nó có những đặc trưng khác biệt so với tranh
chấp dân sự và tranh chấp lao động. Về cơ bản tranh chấp kinh doanh thương mại có
những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (trạng thái xung đột) về quyền và
nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ thương mại.
- Thứ hai, những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phải phát sinh từ hoạt

động thương mại.
-

Thứ ba, về chủ thể, tranh chấp thương mại chủ yếu là những tranh chấp phát sinh giữa
các thương nhân (cá nhân, pháp nhân) kinh doanh với nhau.

-

Thứ tư, việc giải quyết tranh chấp thương mại là do các bên trong tranh chấp tự định
đoạt.

1.3 Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại:
Giải quyết tranh chấp thương mại có thể được hiểu là việc lựa chọn các hình thức,
biện pháp thích hợp để giải tỏa các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích giữa các bên,
tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được, theo đó bên vi
phạm nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm của mình đối với bên bị vi phạm. Việc giải


quyết tranh chấp thương mại là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế
đang ngày càng hội nhập của Việt Nam và nó cần phải đáp ứng những yêu cầu về đảm
bảo quyền tự do kinh doanh của các chủ thể; giữ gìn bí mật kinh doanh và uy tín của các
bên tranh chấp; khơng làm hạn chế hay cản trở hoạt động thương mại; nhanh chóng khơi
phục và duy trì các quan hệ hợp tác và tín nhiệm của các bên trong hoạt động thương
mại, đảm bảo chi phí giải quyết tranh chấp là ít tốn kém nhất.
Tóm lại, giải quyết tranh chấp thương mại là quá trình các bên trong quan hệ tranh
chấp tìm ra các phương thức, biện pháp để tháo bỏ những xung đột, mâu thuẫn về lợi ích
của các bên.
2. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải thương mại:
2.1 Khái niệm:
Theo định nghĩa của giáo trình luật thương mại thì “Hịa giải là phương thức giải

quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết
phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh”.
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP Nghị định về hòa giải thương
mại định nghĩa “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ
giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này”.
Qua đó, ta có thể rút ra khái niệm: “Hịa giải thương mại là một phương thức giải
quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba độc lập do hai bên cùng thỏa thuận chấp
nhận hay chỉ định giữ vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên tìm kiếm giải pháp thích
hợp giúp chấm dứt những mâu thuẫn, xung đột đang tồn tại giữa các bên”.
2.2 Đặc điểm:
-

Thứ nhất, việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hịa giải có sự hiện diện của bên
thứ ba đóng vai trị là hịa giải viên để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu
nhằm loại trừ tranh chấp, xung đột.

-

Thứ hai, giống như thương lượng, hòa giải là giải pháp tự nguyện, tùy thuộc vào sự tự
nguyện và thiện ý của các bên tham gia tranh chấp.

-

Thứ ba, văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự. Tức là khi văn bản hòa giải thành được cơng nhân bởi Tịa


án thì nó có giá trị như một bản án, vì vậy nó có hiệu lực buộc phải thực hiện.
Từ những đặc điểm trên có thể rút ra được bản chất của hòa giải thương mại như

sau: Hòa giải là quá trình các bên đàm phán với nhau về việc giải quyết tranh chấp với sự
trợ giúp của một bên thứ ba độc lập. Hòa giải khác với thương lượng ở sự có mặt của bên
thứ ba và cũng khác phương thức trọng tài ở chỗ, hịa giải viên khơng có quyền xét xử và
ra phán quyết như trọng tài viên. Vai trị của hịa giải viên trong q trình hịa giải chỉ
dừng lại ở việc khuyến khích và trợ giúp các bên tìm ra một giải pháp mang tính thực tế
mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận sau khi xem xét, nghiên cứu những lợi
ích và nhu cầu của họ.
2.3 Ngun tắc hồ giải:
Hịa giải thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại độc lập
với tố tụng tòa án và trọng tài và được tiến hành bởi một cơ quan có chức năng hịa giải
độc lập. Hịa giải thương mại được tiến hành theo nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị
định số 22/2017/NĐ-CP như sau:
-

Thứ nhất, hòa giải mang tính chất tự nguyện, thể hiện ở chỗ các bên tự nguyện đưa tranh
chấp ra hịa giải, khơng bên nào ép buộc bên nào tham gia vào. Sự tự nguyện được thể
hiện bằng việc các bên có thể quyết định quy trình hịa giải, quyền tự do thỏa thuận về
phương pháp, lựa chọn hịa giải viên, tự do ý chí về các giải pháp giải quyết tranh chấp,

thỏa thuận lựa chọn phương án giải quyết thích hợp, quyền của các bên chấm dứt hịa
giải khi khơng đạt được mục tiêu.
-

Thứ hai, nguyên tắc bảo vệ uy tín, các yếu tố bí mật, bí mật kinh doanh của các bên
tranh chấp trong hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại. Hòa giải là một q trình
giải quyết tranh chấp có tính tự nguyện, riêng tư mà ở đó các bên có thể trao đổi trực
tiếp, thẳng thắn với nhau về các tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh chấp trong đó
có cả những vấn đề về bí mật kinh doanh.

-


Thứ ba, đảm bảo tính khách quan, phù hợp quy định của pháp luật và các tập quán
thương mại quốc tế, không trái thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, khơng xâm phạm
đến quyền lợi ích của bên thứ ba. Tính khách quan thể hiện ở chỗ bên thứ ba làm trung
gian hòa giải phải đảm bảo sự tin cậy của các bên với những tư vấn, đề xuất phương án
giải quyết của hòa giải viên. Hòa giải viên không được thể hiện thái độ thiên vị đối với


bất cứ bên tranh chấp nào trong việc điều khiển q trình hịa giải cũng như trong việc

đưa ra các nhận định hay ý kiến tư vấn. Trong trường hợp một trong các bên thấy hòa
giải viên thiên vị vi phạm nguyên tắc khách quan, bên đó có quyền yêu cầu thay đổi
hòa giải viên hoặc yêu cầu chấm dứt và rút lui khỏi q trình hịa giải.
2.4 Các phương thức hồ giải:
Theo thơng lệ chung thì hịa giải được tiến hành cả ngoài tố tụng và trong tố tụng
của tòa án hoặc trọng tài:
-

Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trọng tài khi
các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên. Trường
hợp hòa giải thành, thẩm phán hoặc trọng tài viên sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa
thuận của các bên, quyết định này có hiệu lực và được thi hành như một bản án của
tòa án hay phán quyết của trọng tài. Theo pháp luật Việt Nam, hoạt động hòa giải
trong tố tụng tại Tòa án được ghi nhận và quy định trong BLTTDS 2015, từ các Điều
205 đến Điều 213. Hoạt động hòa giải trong tố tụng tại trọng tài được quy định cụ thể
tại Điều 58 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

-

Hịa giải ngồi tố tụng là hình thức hịa giải qua bên thứ ba, được các bên tiến hành

trước khi đưa vụ tranh chấp ra cơ quan tài phán như Tòa án hoặc Trọng tài hòa giải
thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng.
Ngoài ra, qua thực tiễn tổ chức, hoạt động hòa giải ở một số nước, căn cứ vào tổ

chức đứng ra thực hiện việc hòa giải, hòa giải được chia ra thành hai hình thức là hịa giải
cơng (public mediation) và hòa giải tư (private mediation). Hòa giải công do các cơ quan
nhà nước, chủ yếu là do tòa án đứng ra thực hiện. Hòa giải tư thường do các tổ chức
trọng tài thương mại hoặc các tổ chức hòa giải thương mại chuyên nghiệp tiến hành, hay
các bên cũng có thể yêu cầu các cá nhân đứng ra hòa giải (thường là chuyên gia về hòa
giải hoặc lĩnh vực đang có tranh chấp).
2.5 Quy trình hồ giải:
Trên thực tế, khơng có một quy trình hịa giải mang tính thống nhất trên tồn thế
giới mà mỗi trung tâm hòa giải và mỗi hòa giải viên sẽ áp dụng những quy trình riêng
phù hợp với nội dung và tính chất của vụ tranh chấp. Nhìn chung, quy trình hịa giải
thường bắt đầu bằng việc hai bên tranh chấp cùng đề nghị hòa giải với hòa giải viên hoặc


một tổ chức hịa giải; một bên cũng có thể đơn phương liên hệ với hòa giải viên hoặc với
một tổ chức hịa giải để u cầu tiến hành hồ giải, khi đó hịa giải viên hoặc tổ chức hịa
giải sẽ liên hệ và thuyết phục phía bên kia tham gia hòa giải. Việc hòa giải chỉ được thực
hiện sau khi có sự đồng ý của cả hai bên tranh chấp. Trong q trình hịa giải, hịa giải
viên sẽ áp dụng các kỹ năng giải quyết tranh chấp của mình nhằm giúp các bên thảo luận
và thương lượng với nhau để tìm ra giải pháp cuối cùng cho vụ tranh chấp. Trong trường
hợp các bên đạt được thỏa thuận, hòa giải viên sẽ giúp các bên soạn thảo thỏa thuận hịa
giải một cách chi tiết, bản thỏa thuận này có giá trị pháp lý như một hợp đồng. Một trong
các bên hoặc bản thân hịa giải viên có quyền chấm dứt hòa giải vào bất cứ giai đoạn nào
của quá trình hịa giải khi thấy việc hịa giải sẽ khơng mang lại hiệu quả (ví dụ khi có
bằng chứng để cho rằng một trong các bên thiếu thiện chí…).
2.6 Một số điểm khác biệt giữa hoà giải và trọng tài trong giải quyết tranh chấp
thương mại:

-

Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận hòa giải so với hợp đồng: Khi
trong hợp đồng có tồn tại thỏa thuận hịa giải hoặc thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận
trọng tài là thỏa thuận độc lập với hợp đồng. Do vậy, nếu hợp đồng vi phạm điều cấm
của luật thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu, tuy nhiên thoả thuận trọng tài sẽ khơng bị ảnh
hưởng mà thỏa thuận hịa giải sẽ bị vơ hiệu theo hợp đồng.

-

Về vai trị và thẩm quyền của bên thứ ba, trong quá trình hòa giải, hòa giải viên sẽ
giúp các bên tranh chấp hiểu được quan điểm của nhau chứ không quyết định tính
đúng sai. Kết quả sẽ phụ thuộc vào các bên còn khi giải quyết bằng trọng tài, người ra
quyết định sẽ là trọng tài viên.

-

Về thông tin, chứng cứ đối với phương thức hòa giải, hòa giải viên sẽ khai thác thông
tin dựa trên các bên cung cấp. Đối với trọng tài, ngoài những tư liệu trên, trọng tài
viên sẽ thu thập tài liệu, chứng cứ và lập luận của các bên, hội đồng trọng tài sẽ có
thẩm quyền triệu tập người làm chứng nhằm đảm bảo việc giải quyết tranh chấp
khách quan và đúng pháp luật.

-

Về mặt kết quả giải quyết tranh chấp thương mại, nếu hòa giải thành cơng, chấm dứt
thủ tục hịa giải sẽ là văn bản kết quả hịa giải thành mà khi đó một bên khơng thực
hiện thì bên cịn lại có quyền u cầu tịa án cơng nhận kết quả hịa giải ngồi tịa án.



Đối với tố tụng trọng tài, phán quyết sẽ có hiệu lực chung thẩm, nếu một bên không
thi hành theo thì bên cịn lại u cầu cơ quan thi hành dân sự cưỡng chế thi hành
không cần qua thủ tục cơng nhận tại tịa.
II.

Cơ sở pháp lý đối với giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải:
Đối với giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải (hòa giải thương mại), Việt

Nam đã ban hành một số quy định nằm rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật như
sau:
BLDS 2015 khơng có quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa
giải, tuy nhiên tại khoản 2 Điều 7 về chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự quy
định: “Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với qui định của pháp luật
được khuyến khích”. Có thể thấy, hịa giải ln là một phương thức giải quyết tranh chấp

được khuyến khích sử dụng để giải quyết khúc mắc giữa cá bên do tính hiệu quả mà hịa
giải mang lại.
Trong các văn bản pháp luật có quy định về hòa giải thương mại phải kể đến một
đạo luật quan trọng là Luật Thương mại 2005. Tại Điều 11 Luật Thương mại quy định về
nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hoạt động thương mại: “các bên có quyền
tự do, tự nguyện thỏa thuận khơng trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ
tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động
thương mại..”. Đồng thời, Luật Thương mại 2005 đã dành riêng mục 2 chương VII với 3
điều để quy định về giải quyết tranh chấp trong thương mại, trong đó Điều 317 quy định
về hình thức giải quyết tranh chấp gồm: “1. Thương lượng giữa các bên. 2. Hòa giải giữa
các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung
gian hòa giải 3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tịa án” Ngồi ra, Luật Thương mại 2005
còn đưa ra quy định về thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện tại Điều 318 và Điều
319 bắt buộc các bên có quyền lợi bị vi phạm phải khiếu nại trong thời hạn nhất định.
Ngoài ra, Luật Đầu tư năm 2014 tại Điều 14 quy định: “Tranh chấp liên quan đến

hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hịa
giải. Trường hợp khơng thương lượng, hịa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại
Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này”.


Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 tại Điều 55 quy định về hình thức
giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa gồm: “1. Thương lượng giữa các
bên tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 2. Hịa giải giữa các bên do một cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thoả thuận chọn làm trung gian. 3. Giải quyết
tại trọng tài hoặc toà án. Thủ tục giải quyết tranh chấp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
tại trọng tài hoặc tồ án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng trọng tài
hoặc tố tụng dân sự”.
Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 quy định tại khoản 1 Điều 30 quy định về
phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ cụ thể: “1. Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân

kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được giải quyết thơng qua: a) Thương lượng; b) Hòa giải;
c) Trọng tài; d) Tòa án”.
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP (Ngày 24/02/2017) Nghị định về hòa giải thương
mại ra đời đã quy định khá cụ thể về trình tự, thủ tục, điều kiện,…để giải quyết tranh
chấp thương mại bằng hòa giải thương mại (hòa giải ngoài tố tụng).
Tựu chung lại, Việt Nam đã quy định phương thức hòa giải trong các văn bản quy
phạm pháp luật quan trọng trong lĩnh vực luật tư như BLDS 2015, Luật Thương mại
2005,… trước thời điểm Nghị định số 22/2017/NĐ-CP Nghị định về hòa giải thương mại
được ban hành thì các quy định về hịa giải thương mại nằm rải rác trong các văn bản
pháp luật. Sự ra đời của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP đã quy định cụ thể trình tự, thủ
tục, điều kiện,…tiến hành giải quyết tranh chấp thương mại bằng hịa giải thương mại.
Đó là bước đột phá của pháp luật Việt Nam để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới
ngày càng phát triển .
III.


Một số vấn đề thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện về giải quyết tranh chấp
thương mại bằng hoà giải:

3.1 Một số vấn đề thực tiễn:
-

Thứ nhất, về điều khoản hòa giải được coi là căn cứ để tiến hành thủ tục hòa giải.
Điều khoản hòa giải được hiểu là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh
chấp sẽ phát sinh bằng phương thức hòa giải.


Theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP tại Điều 6 quy định “tranh chấp được giải
quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hịa giải. Các bên có thể
thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc
tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp”. Như vậy, có thể hiểu
điều khoản hịa giải được các bên quy định ngay trong hợp đồng hoặc thỏa thuận
thành một hợp đồng riêng. Tuy nhiên, soạn thảo điều khoản như thế nào cho hợp lý
thì lại chưa có hướng dẫn.
-

Thứ hai, về vấn đề đảm bảo tính bí mật của q trình hịa giải. Để hịa giải đạt hiệu
quả thì mỗi bên cần cởi mở, hợp tác với nhau và với hòa giải viên trong việc đưa ra
đầy đủ các bản trình bày kèm theo là những tài liệu liên quan và những bằng chứng.
Vấn đề đặt ra là các bên có thể lợi dụng những thơng tin hiểu biết về đối phương
đặc biệt là các bí mật kinh doanh trong q trình hịa giải để đưa ra làm chứng cứ tại
Tòa án và Trọng tài nếu như pháp luật khơng có cơ chế nào để đảm bảo tính bí mật
của các thông tin và tài liệu được trao đổi trong q trình hịa giải. Vì vậy, Nghị định
số 22/2017/NĐ-CP đã đưa ra ngun tắc đảm bảo bí mật thơng tin trong q trình hịa
giải và nó có nghĩa vụ ràng buộc các bên khi tham gia vào quá trình hòa giải.


-

Thứ ba, về mối quan hệ giữa hòa giải thương mại với trọng tài và tòa án. Ở đây cần
xem xét vấn đề nếu có tranh chấp thương mại xảy ra mà các bên khơng tiến hành hịa
giải theo như điều khoản hòa giải đã thỏa thuận mà lại khởi kiện ngay ra Tịa án hay
trọng tài thì những cơ quan này sẽ trả lại đơn khởi kiện hay vẫn thụ lý, giải quyết?
Điều này đang rất cần một chuẩn mực pháp lý để giải quyết tranh chấp thương mại
bằng hịa giải đi vào khn khổ. Ở Việt Nam, khi các bên thỏa thuận hịa giải tại
VIAC, thì phải cam kết sẽ không tiến hành tố tụng tại trọng tài hay Tòa án theo quy
định tại Điều 16 Quy tắc hịa giải. Ngồi quy định trên của Quy tắc hịa giải của VIAC
thì theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì việc các bên có thỏa thuận hịa
giải khơng phải là một căn cứ để Tịa án hay trọng tài từ chối thụ lý vụ án. Qua đó, có
thể thấy ở nước ta, việc bên có thỏa thuận hịa giải chỉ có ý nghĩa khuyến khích các
bên giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải thương mại chứ khơng có tính
chất ràng buộc của một quy định hợp đồng. Theo quan điểm của các nước trên thế
giới về hòa giải thương mại cho rằng để thúc đẩy sự phát triển của phương thức giải


quyết tranh chấp thương mại này thì việc Tịa án hay trọng tài tạm dừng việc thụ lý vụ
án và yêu cầu các bên tiến hành hòa giải trước là một việc làm hết sức ý nghĩa, bên
cạnh đó vẫn chú ý đến đảm bảo quyền được tiếp cận hệ thống Tòa án và Trọng tài của
các tổ chức, cá nhân.
-

Thứ tư, về phí hịa giải, giải quyết tranh chấp thương mại bằng hịa giải thường có chi
phí thấp hơn so với giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài hay tòa án. Tuy


nhiên, pháp luật nước ta hiện nay cũng chưa quy định về vấn đề này. Trong thời gian

tới, để đảm bảo cho sự phát triển và duy trì hoạt động của trung tâm hịa giải hay hịa
giải viên thì pháp luật Việt Nam cần quy định về phí hịa giải.
3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện:
- Thứ nhất, sự tham gia của Luật sư vào q trình hịa giải. Nghị định số 22/2017/NĐCP Nghị định về hòa giải thương mại đã không đề cập đến sự tham gia của Luật sư
trong q trình hịa giải thương mại. Luật sư có thể tham gia vào q trình hịa giải
thương mại dưới hai tư cách, đó là bên thứ ba hịa giải hoặc người đại diện cho bên
tranh chấp tham gia hòa giải. Hiện nay, phương thức ủy quyền cho luật sư tham gia
hịa giải đang được các quốc gia khuyến khích sử dụng bởi hiệu quả hòa giải cao, tiết
kiệm được thời gian để các bên tranh chấp thực hiện hoạt động khác.
-

Thứ hai, về mối quan hệ giữa hòa giải thương mại với trọng tài và tịa án. Theo đó cần
quy định cụ thể và rõ ràng rằng, nếu các bên đã có thỏa thuận hịa giải và cam kết
khơng khởi kiện ra Tòa án và trọng tài trong một thời gian xác định thì Hội đồng
trọng tài hoặc Tịa án phải thừa nhận hiệu lực của thỏa thuận đó và từ chối thụ lý vụ
việc cho đến hết thời hạn trong cam kết. Sở dĩ phải quy định như vậy vì trong thực tế,
đã có nhiều trường hợp, mặc dù các bên quy định phải đảm bảo điều kiện nhất định
thì mới có thể khởi kiện trọng tài hoặc tòa án nhưng trọng tài và tòa án vẫn thụ lý vụ
việc dù các điều kiện được thỏa thuận chưa được đáp ứng. Để khuyến khích hoạt
động hịa giải thì nên quy định thêm điều khoản này nếu không thỏa thuận hịa giải có
thể được tiến hành hoặc khơng tiến hành tùy thuộc vào sự thiện chí của các bên. Như
vậy, mục đích của việc lựa chọn hịa giải để giải quyết tranh chấp không đạt được.

-

Thứ ba, nên quy định cụ thể trình tự, thủ tục và các loại chi phí cơ bản cho hoạt động
hịa giải thương mại. Bởi lẽ, chi phí hịa giải cũng là một trong những yếu tố mà các
bên tranh chấp quan tâm và đưa ra quyết định có nên lựa chọn phương thức hịa giải
để giải quyết tranh chấp hay khơng, vì vậy, cần có một trình tự và mức phí khung cụ
thể để các bên tiện theo dõi.


-

Thứ tư, đào tạo hệ thống người hòa giải trên cơ sở người hòa giải phải có kĩ năng hịa
giải. Tại Việt Nam trong mỗi một tranh chấp thương mại thì người tham gia giải quyết


tranh chấp thường là các đại diện có thẩm quyền nhưng những người này không phải
lúc nào cũng là người hịa giải giỏi, hiểu biết. Trong khi đó ở các quốc gia trên thế
giới vai trò của luật sư, chuyên gia, cố vấn pháp lý rất quan trọng. Họ được các doanh
nghiệp ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp thương mại ngay từ khi xảy ra tranh
chấp đến khi vụ tranh chấp được giải quyết các chủ doanh nghiệp ủy quyền cho luật
sư là hoàn toàn tin tưởng vào trình độ và năng lực của luật sư. Do đó Việt Nam cần
phải quan tâm đến vấn đề này. Việt Nam nên có tác động tích cực vào cơ chế ủy
quyền này tạo điều kiện cho đại diện tham gia hịa giải để q trình hịa giải đạt hiệu
quả. Với việc ủy quyền họ có thể tham gia vào tồn bộ q trình hịa giải, nắm bắt
tồn bộ vấn đề, trên cơ sở kinh nghiệm và kỹ năng hòa giải họ sẽ quyết định vấn đề
giải quyết tranh chấp nhanh gọn, chính xác.

KẾT LUẬN
Nhìn chung, giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải thương mại là một
phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả cần được các doanh nghiệp quan tâm lựa
chọn sử dụng phổ biến để giải quyết tranh chấp thương mại. Bên cạnh đó, để hội nhập
mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hòa giải thương
mại là điều tất yếu. Đó là điều kiện cần của một nền kinh tế thị trường. Bởi một cơ chế
giải quyết tranh chấp hiệu quả sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngồi
nước, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Tài liệu tham khảo
1. Luật Thương mại 1997;

2. Luật Doanh nghiệp 2014;
3. Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003;
4. Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010;
5. Luật Trọng tài thương mại 2010;
6. Luật Hòa giải cơ sở 2014;


7. Bộ Luật Dân sự 2015;
8. Nghị định số 22/2017/NĐ-CP (ngày 24/02/2017) Nghị định về hòa giải thương mại;
9. Giáo trình Luật thương mại Việt Nam tập II – Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư
pháp;
10. />11. />12. />


×