Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

đề tài đánh giá và quy hoạch môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.69 KB, 31 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA SINH HỌC
SEMINAR
ĐÁNH GIÁ VÀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn Nhóm học viên thực hiện:
PGS.TS. Nguyễn Khoa Lân Nguyễn Ngọc Huy
Đinh Thị Thanh Trà
Nguyễn Thị Xuân Tuyền


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
PHẦN II: NỘI DUNG
I. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
II. QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
PHẦN III: KẾT LUẬN

PHẦN I: MỞ ĐẦU
- Sức ép lớn tới tài nguyên thiên
nhiên và môi trường trái đất do khai
thác quá mức các nguồn tài nguyên
- Quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn
tài nguyên môi trường hợp lý, bền
vững.
Bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên đã trở thành
một vấn đề hết sức quan trọng, một trong những mục tiêu
chính nằm trong các chính sách chiến lược của các quốc gia

- Đánh giá và quy hoạch môi trường là một trong những nội
dung quan trọng của công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên


môi trường
- Đánh giá, quy hoạch môi trường nhằm xác định được các
chức năng môi trường cho các phạm vi không gian lãnh thổ,
thực hiện được các mục tiêu môi trường cũng như quản lý tốt
môi trường của các phần lãnh thổ đó .
Vì vậy, nhóm chúng tôi xin trình bày về vấn đề:
“Đánh giá và quy hoạch môi trường”


PHẦN II: NỘI DUNG
I.ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
- Đánh giá môi trường là nội dung đầu tiên trong nghiên cứu
môi trường phục vụ cho việc xây dựng các dự án kinh tế xã
hội hoặc đề xuất các chính sách và biện pháp quản lý phát
triển kinh tế xã hội, ở tất cả các quy mô: quốc tế, quốc gia,
vùng và địa phương
1.Đánh giá môi trường là gì?
2.Các loại hình cơ bản của đánh giá môi trường
Đánh giá môi trường được phân thành 3 loại hình cơ bản:
+ Đánh giá hiện trạng môi trường
+ Đánh giá tác động môi trường.
+ Đánh giá chiến lược môi trường


I.ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường
Đánh giá hiện trạng môi trường của khu vực hoặc quốc gia
là đánh giá trạng thái môi trường được thể hiện chủ yếu trên
các phương diện :


- Tình trạng môi trường vật lý - sinh học hiện thời (không khí,
đất, nước, hệ sinh thái, dân cư, sức khoẻ cộng đồng )
- Tình trạng kinh tế - xã hội tác động lên môi trường (tình
trạng khai thác và sử dụng ).
- Các giải pháp BVMT đã thực hiện
- Các xu hướng biến động của môi trường trong tương lai gần


Các số liệu được trình bày trong báo cáo được tập hợp từ
nhiều nguồn: các nghiên cứu của các quốc gia, các báo cáo
của các tổ chức quốc tế khác và số liệu thống kê của các hệ
thống quan trắc môi trường toàn cầu.
Đánh giá hiện trạng môi trường là một phần không thể
thiếu được trong các báo cáo nghiên cứu môi trường, sử
dụng tài nguyên thiên nhiên và chương trình phát triển kinh
tế xã hội của quốc gia cũng như các địa phương
Quy trình lập báo cáo hiện trạng môi trường có thể được
trình bày theo sơ đồ sau:


2.2. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM )
2.2.1. Đánh giá tác động môi trường là gì?
Trong luật BVMT của Việt Nam năm 2003 (điều 2-11), ĐTM
được định nghĩa như sau: “ĐTM là qúa trình phân tích, đánh
giá, dự báo ảnh hưởng đến MT của các dự án, quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội, của các cơ sơ sản xuất , kinh
doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỷ thuật, y tế, văn hóa,
xã hội, an ninh quốc phòng và các công trình khác, đề xuất
các giải pháp thích hợp để BVMT”.



2.2.2.Các yêu cầu đối với công tác đánh giá tác động MT:
- Phải thực sự là một công cụ giúp cho việc thực hiện quyết
định của cơ quan quản lý.
- Phải đề xuất được phương án phòng tránh, giảm bớt các
tác động tiêu cực, tăng cường các mặt có lợi mà vẫn đạt
được đầy đủ các mục tiêu và yêu cầu của sự phát triển.
- Phải là công cụ có hiệu lực để khắc phục những hiệu
quả tiêu cực của các hoạt động đã được hoàn thành hoặc
đang tiến hành
- Báo cáo ĐTM phải rõ ràng, dễ hiểu, chặt chẽ về mặt pháp lý
- Hợp lý trong chi tiêu cho ĐTM


2.2.3. Quy trình thực hiện đánh giá tác động môi trường:
a.Bước lược duyệt môi trường:
Lược duyệt môi trường được thực hiện theo trình tự các bước
sau đây:
+ So sánh các dự án dự kiến xây dựng với dự án đã được
thực hiện theo các chỉ tiêu thô.
+ So sánh dự án với các dự án không cần lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường.
+ Ước lượng sơ bộ tác động môi trường chung của dự án và
so sánh chúng với khả năng nền của môi trường.
+ Phân tích kinh tế, chi phí và lợi nhuận trên cơ sở các chỉ
tiêu kinh tế - xã hội đang sẵn có của dự án và của các điều
kiện khác.


Bên cạnh đó, để thực hiện có hiệu quả, một số hoạt động

hữu ích đi đến quyết định bước này là:
+ Đối thoại giữa chủ dự án và cơ quan quản lý.
+ Lấy tư vấn của cơ quan kiểm soát ô nhiễm, cơ quan BVMT,
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên (Cục BVMT, Viện MT,
Viện thẩm định và đánh giá tác động môi trường, thanh tra
môi trường )
+ Lấy tư vấn từ các nhà khoa học, các cơ quan khoa học khác.
+ Khảo sát các ĐTM tương tự khác.
+ Lấy ý kiến cộng đồng.


Tóm lại, để có một lược duyệt cần theo các bước sau đây:

b. Đánh giá tác động môi trường sơ bộ:
Đánh giá tác động môi trường sơ bộ (IEE) còn được gọi là
đánh giá tác động môi trường ban đầu hay đánh giá nhanh các
tác động môi trường (RIEA). Được tiến hành trong giai đoạn
nghiên cứu tiền khả thi về dự án, khi khái niệm về dự án đã
hình thành
Nội dung của đánh giá tác động môi trường sơ bộ là:
- Xác định tác động chính của dự án đến môi trường tại
khu vực sẽ xảy ra dự án
- Mô tả và dự báo phạm vi tác động môi trường của dự án.
- Mô tả tính chất, tầm quan trọng của các tác động đó đối với
môi trường


c. Đánh giá tác động môi trường chi tiết (đầy đủ)
Được thực hiện trong quá trình xây dựng luận chứng kinh tế,
kỹ thuật và thiết kế sơ bộ dự án phát triển kinh tế xã hội, hoặc

khi báo cáo đánh giá sơ bộ của dự án yêu cầu
* Xác định các hành động quan trọng của dự án
* Xác định các biến đổi môi trường do các hành động gây ra
* Xác định các tác động tới tài nguyên thiên nhiên và chất
lượng môi trường sống của con người.
* Dự báo diễn biến của các tác động môi trường
Cuối cùng lập báo cáo ĐTM chi tiết để trình duyệt, thẩm định
và cơ quan quản lý sẽ ra quyết định công nhận.
Nội dung của đánh giá chi tiết tác động môi trường gồm:


Trình tự thực hiện trong sơ đồ sau


*Các phương pháp dùng trong đánh giá tác động môi trường
Để tiến hành thực hiện một ĐTM, người ta thường sử dụng 7
phương pháp bao gồm:
+ Phương pháp liệt kê số liệu và thông số môi trường.
+ Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường.
+ Phương pháp ma trận môi trường.
+ Phương pháp sơ đồ mạng lưới.
+ Phương pháp mô hình.
+ Phương pháp lồng ghép bản đồ môi trường.
+ Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích môi trường


2.3. Đánh giá chiến lược môi trường (ĐMC)
2.3.1. Đánh giá môi trường chiến lược là gì?
Luật BVMT (2005) của nước ta định nghĩa ĐMC
“ Là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của

dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi
phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững”.
Nội dung đánh giá chiến lược môi trường bao gồm:
+ Phần sơ lược về hoạt động của dự án.
+ Hiện trạng tài nguyên khu vực có liên quan.
+ Tác động lên môi trường của dự án phát triển.
+ Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
+ Giám sát môi trường hoạt động của dự án.


* Mối liên hệ giữa thứ bậc của ĐTM với ĐMC với công cụ
đánh giá
Các quá trình từ định hướng chiến lược đến dự án cụ thể có
thể rất khác nhau, nhưng đều tuân theo một trình tự nhất định
như sau:
Chiến lược Chương trình kế hoạch Dự án


2.2.5. Các bước thực hiện của ĐMC
Dưới đây là nội dung và các bước ĐMC ở một số nước:
Phân tích môi trường chiến lược: Cách tiếp cận và các bước
chính của Hà lan ( Kessler, 1997) (Gồm 10 bước)
Bước 1-4: Phân tích bối cảnh xã hội- môi trường và đánh
giá tác động
Bước 5-6: Phân tích môi trường theo vấn đề
Bước 7-8: Phân tích cơ hội môi trường
Bước 9-10: Hình thành một kế hoạch PTBV với các lĩnh vực
hành động theo một chiến lược nhất định.



II. QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
“Quy hoạch môi trường được hiểu là sự vạch định, quy
định, sắp xếp, bố trí các đối tượng môi trường theo không
gian lãnh thổ hoặc theo không gian vật thể môi trường
nhằm đảm bảo môi trường sống tốt đẹp cho con người và
bảo vệ môi trường sống cho các hệ sinh vật của môi trường
bền vững trong sự thống nhất với sự phát triển lâu bền của
kinh tế - xã hội theo các định hướng, mục tiêu và thời gian
của kế hoạch, phù hợp với trình độ phát triển nhất định.”
1.Khái niệm


Quy hoạch có các mức độ và quy mô khác nhau, được phân
biệt theo các cấp:
+ Hoạch định (quy hoạch sơ bộ)
+ Quy hoạch chi tiết và thiết kế.
Trong quy hoạch môi trường, các mục tiêu môi trường được
cụ thể hơn, gắn bó chặt chẽ với các mục tiêu kinh tế- xã hội
của các ngành kinh tế hơn và được tiến hành ở trên các phần
lãnh thổ nhỏ hơn so với hoạch định.


2. Mục đích của quy hoạch môi trường
- Điều hòa sự phát triển của môi trường- kinh tế - xã hội
đang tồn tại và phát triển trong khu vực.
Đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội không vượt quá
khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên và sự phát triển
của hệ thống tự nhiên phù hợp với sự phát triển của KT -XH.
Tư tưởng chỉ đạo của quy hoạch môi trường gồm các điểm sau
+ Cải thiện chất lượng cuộc sống của loài người

+ Phát triển kinh tế xã hội phải dựa trên việc bảo vệ TN-MT
+ Khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ TN-MT là phương pháp
thực hiện phát triển bền vững


3.Nội dung của công tác quy hoạch môi trường
Là xác định hoặc quy định phạm vi lãnh thổ cho các hệ sinh
thái và các thành phần chức năng khác của môi trường sống
Cần phải nghiên cứu và có giải pháp cho các vấn đề:
+ Đảm bảo cân bằng vật chất, cân bằng NL và cân bằng ST
không vượt qua khả năng nền của HST khu vực.
+ Phân định chức năng họat động khác nhau tránh các ảnh
hưởng tiêu cực tới chất lượng của các thành phần MT
+Xác định, đảm bảo các chỉ tiêu chủ yếu về MT cho quy hoạch


4. Quy trình chung của quy hoạch MT phát triển bền vững
Quy hoạch môi trường được tiến hành đồng thời trong thể
thống nhất với quy hoạch kinh tế - xã hội. Được tiến hành
theo như sau
+ Xác định rõ các mục tiêu và các đối tượng cho quy hoạch,
đồng thời xác định rõ phạm vi không gian và thời gian cho quy
hoạch
+ Chuẩn bị các thông tin, các cơ sở dữ liệu về MT và KT- XH
của vùng quy hoạch cho công việc quy hoạch
+ Chuẩn bị và tiến hành công tác điều tra - khảo sát về các
thành phần môi trường tự nhiên và KT -XH
+ Tiến hành công tác văn phòng cho công tác quy hoạch



+ Tiến hành đánh giá tác động môi trường của các hành động
phát triển theo các mục tiêu của quy hoạch
+ Xây dựng các kịch bản cho công tác quy hoạch
+ Tiến hành quy họach
+ Trình duyệt, nghiệm thu báo cáo quy hoạch tổng thể

×