Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Sự khác biệt về văn hoá tác động đến con người thông qua tìm hiểu vị trí tuyển dụng đào tạo tại doanh nghiệp samsung hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 16 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN HÀNH VI TỔ CHỨC CUỐI KÌ

SỰ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CON NGƯỜI

Giảng viên hướng dẫn: LÊ PHƯỚC LUÔNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN PHƯƠNG HỒNG NGỌC
MSSV: 719H1171
Ngành: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC (CLC)
Khoa: QUẢN TRỊ KINH DOANH

TPHCM, NGÀY 13 THÁNG 08 NĂM 2021


LỜI MỞ ĐẦU
Văn hoá là sản phẩm được con người tạo ra và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng biệt do tác động của các yếu tố khác
nhau: lịch sử hình thành và phát triển, vị trí địa lí, điều kiện kinh tế,.. nên đều tạo ra
những nền văn hố khác nhau. Có thể nói, sự khác biệt về văn hố có ảnh hưởng sâu sắc
đến con người, và có tác động nhất định đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là môi
trường làm việc tại doanh nghiệp.
Trong thời đại tồn cầu hố ngày nay, sự khác biệt về đa văn hố tạo ra lại càng có
ảnh hưởng hơn đến doanh nghiệp và con người tại doanh nghiệp. Con người cần nắm rõ
bản chất và hướng giải quyết để có thể vượt qua được thách thức lớn này.
Chính vì thế, em đã chọn vị trí Tuyển dụng- Đào tạo tại doanh nghiệp Samsung Hàn
Quốc cho đề tài bài tiểu luận này để hiểu rõ hơn về “SỰ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HOÁ


TÁC ĐỘNG ĐẾN CON NGƯỜI”.

4


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................................... 3
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 4
PHẦN 1: VỊ TRÍ ĐÀO TẠO - TUYỂN DỤNG TẠI DOANH NGHIỆP SAMSUNG
HÀN QUỐC .................................................................................................................... 6
1.1
Hàn Quốc .......................................................................................................... 6
1.1.1 Giới thiệu về Hàn Quốc .................................................................................. 6
1.1.2 Văn hoá Hàn Quốc .......................................................................................... 6
1.2
Samsung........................................................................................................... 7
1.2.1 Giới thiệu về Samsung .................................................................................... 7
1.3
Vị trí Tuyển dụng - Đào tạo.............................................................................. 8
1.3.1 Giới thiệu ...................................................................................................... 8
1.3.2 Vị trí tuyển dụng – Đào tạo tại Samsung ...................................................... 8
PHẦN 2: VĂN HỐ HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM ..................................................... 8
2.1

Lý thuyết mơ hình Hofstede ............................................................................. 8

2.2


Văn hố Việt Nam và Hàn Quốc ................................................................... 11

2.2

Cần làm gì để hồ nhập vào mơi trường của họ? ........................................... 15

2.3
Những đặc điểm tính cách nào cần có để thành cơng trong mơi trường này?
Vì sao? ....................................................................................................................... 15
PHẦN 3: KẾT LUẬN ................................................................................................... 16
3.1

Tổng kết .......................................................................................................... 16

3.2.

Sự phù hợp giữa bản thân và doanh nghiệp................................................... 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 17
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 18

5


PHẦN 1: VỊ TRÍ ĐÀO TẠO - TUYỂN DỤNG TẠI DOANH NGHIỆP
SAMSUNG HÀN QUỐC
1.1 Hàn Quốc
1.1.1 Giới thiệu về Hàn Quốc
Hàn Quốc là quốc gia nằm ở phía Đơng Bắc của lục địa Châu Á, và là một trong ba
quốc gia phát triển nhất Châu Á, nằm trong Top 10 trên thế giới. Hàn Quốc đứng thứ 34

trên thế giới về thu nhập bình qn đầu người với nhiều cơng ty, tập đoàn lớn mạnh xâm
chiếm thị trường thế giới: Samsung, Hyundai, LG, CJ,… (Trọng, 2020).

Hình 1.1 Hình ảnh phát triển của Seoul, Hàn Quốc
1.1.2 Văn hố Hàn Quốc
Khơng những có nền cơng nghiệp hiện đại mà Hàn Quốc cịn gây ấn tượng bởi những
nét văn hoá đặc trưng riêng biệt của mình. Văn hố Hàn Quốc vừa có nét truyền thống
đậm chất phương Đơng, vừa có gì đó rất hiện đại phát triển.
Do chịu nhiều ảnh hưởng từ xa xưa bởi Nho giáo, người Hàn Quốc rất chú trọng lễ
nghĩa, đặc biệt là trật tự trên dưới. Họ chú trọng đến thái độ và cử chỉ khi chào hỏi, con
người sống ở đây gần gũi và sống có tình cảm. Người Hàn Quốc ln có niềm tự hào
dân tộc, và hướng đến hàng trong nước, giúp cho các doanh nghiệp Hàn Quốc (Samsung,
Hyundai,..) luôn được ưa chuộng.
Đặc biệt trong công việc, người Hàn Quốc là những người siêng năng, trung thực, họ
ưu tiên mọi thứ cho công việc và ghét sự lười biếng. Môi trường làm việc ở Hàn Quốc
đầy sự cạnh tranh gay gắt do tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế.

6


1.2
Samsung
1.2.1 Giới thiệu về Samsung
Tập đoàn Samsung là một trong những tập đồn lớn và có ảnh hưởng nhất đến nền
kinh tế Hàn Quốc, có trụ sở đặt tại Seoul, và sở hữu rất nhiều công ty con ở nhiều lĩnh
vực.

Hình 1.2 Trụ sở Samsung tại Hàn Quốc
• Lịch sử hình thành và phát triển
Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-Chul, ra đời là một công ty buôn bán

nhỏ. Samsung không ngừng mở rộng và phát triển trên nhiều lĩnh vực: chế biến
thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ. Vào cuối thập kỉ 60,
Samsung bắt đầu tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử, và tiếp tục đầu tư vào
lĩnh vực xây dựng và công nghiệp đóng tàu vào giữa thập kỉ 70. Từ thập kỉ 90,
Samsung bắt đầu tập trung vào lĩnh vực điện tử, điện thoại di động và chất bán dẫn,
và mở rộng hoạt động trên quy mơ tồn cầu, đây cũng chính là lĩnh vực chính và
đóng góp tỉ lệ doanh thu lớn nhất cho tập đồn.
• Tầm nhìn, nhiệm vụ:
Ngun tắc cơ bản xác định tầm nhìn cho tương lai của Samsung Electronics là
"Mang Lại Cảm Hứng Cho Thế Giới, Tạo Dựng Tương Lai". Thông qua công nghệ
mới, sản phẩm mới, và giải pháp sáng tạo, Samsung hy vọng sẽ xây dựng được một
xã hội tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

7


• Văn hố và mơi trường
Samsung chú trọng đến sự hồ nhập trong văn hố và lực lượng lao động đa
dạng, với chủ trương bình đẳng, để các nhân tài có khả năng tự thể hiện và phát
triển bản thân. Đồng thời, Samsung tạo ra môi trường làm việc thoải mái, cởi mở,
tạo điều kiện cho một tập hợp những nhân tài v ới ý tưởng sáng tạo có thể chia sẻ
niềm đam mê, những ý tưởng như một cộng đồng hợp nhất, giúp họ có thể liên tục
tạo ra những sản phẩm cải tiến và giải pháp cho cộng đồng.
1.3 Vị trí Tuyển dụng - Đào tạo
1.3.1 Giới thiệu
Nhân lực là yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp. Ngành nhân
sự hiện nay phát triển đa dạng, nhưng vẫn thiếu hụt những chuyên viên nhân sự tài năng.
Tuyển dụng-Đào tạo chính là một trong các vị trí quan trọng chủ chốt của ngành Quản
trị nguồn nhân lực, với cơ hội nghề nghiệp đa dạng, và không ngừng phát triển với công
nghệ thời đại.

1.3.2 Vị trí tuyển dụng – Đào tạo tại Samsung
Samsung ln chú trọng con người tại tổ chức, và coi trọng bộ phận quản lí nhân sự
như một thành phần cốt lõi trong chiến lược phát triển của cơng ty. Chính vì thế mà vị
trí Tuyển dụng-Đào tạo cũng có cơ hội để thể hiện và phát triển bản thân, nắm giữ ý
nghĩa, và vị thế quan trọng trong cơ cấu tổ chức của cơng ty. Đồng thời, cũng đóng góp
một phần không nhỏ cho việc giữ vững sự phát triển và vị thế đứng đầu của Samsung.

PHẦN 2: VĂN HOÁ HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM
2.1 Lý thuyết mơ hình Hofstede
Thuyết đa chiều văn hóa của Hofstede, do nhà nhân chủng học người Hà Lan Geert
Hofstede tạo ra, được coi là cơ sở cho sự giao tiếp đa quốc gia, và có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Mơ hình Hofstede, sử dụng phân tích nhân tố để mơ tả ảnh hưởng của văn
hóa xã hội đối với các thành viên của xã hội và cách những giá trị này liên quan đến hành
vi của họ một cách tinh tế.

8


Geert Hofstede đã tiến hành một cuộc khảo sát với quy mô hơn 117,000 nhân viên tại
IBM trong suốt 6 năm để phân loại những đặc điểm khác nhau của các nền văn hố theo
4 khía cạnh: Power Distance (Khoảng cách quyền lực), Individualism vs Collectivism
(Chủ nghĩa cá nhân và Chủ nghĩa tập thể), Masculinity vs Femininity (Nam tính so với
Nữ tính), và Uncertainty Avoidance (Tránh sự khơng chắc chắn). Sau đó, Hofstede cùng
với cộng sự đã lần lượt nghiên cứu bổ sung 2 khía cạnh: Long-term Orientation vs Shortterm Orientation (Định hướng dài hạn so với Ngắn hạn), Indulgence vs Restraint (Tự
thoả mãn và Tự kiềm chế).

Khoảng cách
quyền lực

Định hướng

dài hạn so với
Ngắn hạn

Chủ nghĩa cá
nhân và Chủ
nghĩa tập thể

KHN
KHỔ CỦA
HOFSTEDE
Nam tính so
với Nữ tính

Tránh sự
khơng chắc
chắn

Tự thoả mãn
và Tự kiềm
chế

Hình 2.1 Mơ hình Văn hố đa chiều văn hố Hofstede
• Khoảng cách quyền lực: là thể hiện mức độ chấp nhận sự chênh lệch quyền lực,
nói rõ hơn chính là sự bình đẳng giữa các địa vị khác nhau như cấp trên và cấp
dưới. Ở quốc gia có khoảng cách quyền lực cao, thì người ở cấp thấp hơn khơng
có tiếng nói, quyền hay kỳ vọng vào sự thay đổi quyết định ở cấp trên.

9



• Chủ nghĩa cá nhân và Chủ nghĩa tập thể: thể hiện mức độ hoà nhập của cá nhân
đối với tập thể. Một xã hội có chủ nghĩa cá nhân cao, có thể hiểu rằng mỗi cá nhân
sẽ chú trọng hơn về sự tự lập và tự do của họ; đồng thời nhu cầu của cá nhân cũng
đặt cao hơn nhu cầu của tập thể, và sự kết nối giữa các cá nhân cũng lỏng lẻo hơn.
Ngược lại, ở một quốc gia có chủ nghĩa tập thể, thì mỗi cá nhân đều có trách nhiệm
mạnh mẽ với tập thể, và họ lấy mục tiêu chung làm yếu tố quan trọng nhất.
• Tránh sự khơng chắc chắn: là mức độ chấp nhận sự mơ hồ, rủi ro của xã hội. Ở
một quốc gia tránh sự không chắc chắn cao, họ sẽ cố gắng để tránh sự rủi ro hết
mức có thể; đối với họ, mọi sự thay đổi đều có thể mang đến nguy hiểm nếu chưa
chắc chắn hoàn toàn về kết quả. Ở các nước chấp nhận rủi ro cao thì họ khơng ngại
nguy hiểm và thất bại, mọi thử nghiệm và sai sót xảy ra đều là tiền đề để họ có thể
tiếp tục cải tiến và thành cơng. Ở đây, họ xem trọng cái mới hơn là cái cũ, và ln
khuyến khích sáng tạo, thay đổi, tự chịu trách nhiệm nếu có sai lầm.
• Nam tính so với Nữ tính: Đầu tiên, yếu tố này thể hiện ở sự đề cao bình đẳng nam
nữ. Sâu xa hơn, nó còn thể hiện sự khác nhau của các yếu tố được xem là quan
trọng. Ở xã hội “Nam quyền”, họ đánh giá cao sự cạnh tranh, ưu tiên cho thành
quả, và vật chất đem lại. Mặt khác, xã hội “Nữ quyền” coi trọng sự cộng tác, khiêm
tốn, và ở đây phụ nữ được tôn trọng và được thể hiện các giá trị khác nhau.
• Định hướng dài hạn so với Ngắn hạn: yếu tố này vừa đề cập đến các định hướng
trong tương lai, vừa thể hiện sự đánh giá các giá trị xã hội lâu đời. Những quốc gia
có định hướng dài hạn tập trung vào mục tiêu dài hạn bền vững, họ liên kết những
kinh nghiệm có được trong quá khứ để giải quyết vấn đề ở tương lai; đồng thời
người dân ở quốc gia này cũng có tính tiết kiệm, bền bỉ, nhất qn trong cơng việc.
Ngược lại ở quốc gia chú trọng định hướng ngắn hạn thì họ hướng đến thành cơng
trước mắt,và cho rằng mục tiêu ngắn hạn trước mắt quan trọng hơn mục tiêu sau
này. Mặt khác, các truyền thống của họ được trân trọng gìn giữ và đánh giá cao.

• Tự thoả mãn và Tự kiềm chế: là thước đo mức độ hạnh phúc hay thoả mãn của các
các nhân tại xã hội này. Ở nền văn hố tự thoả mãn, thì con người tin chính cá nhân


10


họ quản lí cuộc sống và cảm xúc của mình, và họ được tự do làm điều mình muốn.
Mặt khác, ở quốc gia tự kiềm chế, thì con người khơng chú trọng đến thời gian giải
trí để làm thoả mãn bản thân, mà họ còn bị ràng buộc bởi các quy tắc, và yếu tố
khác.
2.2

Văn hoá Việt Nam và Hàn Quốc
(Nguồn: Hofstede Insight)
Yếu tố
Hàn Quốc
Khoảng cách
Khoảng cách quyền lực cao
quyền lực
(chỉ số: 60)
Chủ nghĩa cá
nhân và Chủ
Chủ nghĩa tập thể (18)
nghĩa tập thể
Tránh sự
Tránh sự không chắc chắn cao
không chắc
(80)
chắn
Nam tính so
Nữ tính (39)
với Nữ tính
Định hướng

dài hạn so với
Định hướng dài hạn (100)
Ngắn hạn
Tự thoả mãn
Tự thoả mãn (29)
và Tự kiềm
chế

Việt Nam
Khoảng cách quyền lực cao
(70)
Chủ nghĩa tập thể (20)
Tránh sự khơng chắc chắn
thấp (30)
Nữ tính (40)
Định hướng dài hạn (57)

Tự thoả mãn (35)

Bảng 2.1 Bảng so sánh các chỉ số Hofstede giữa Hàn Quốc và Việt Nam
• Khoảng cách quyền lực:
Cả Việt Nam và Hàn Quốc đều được xếp vào quốc gia có khoảng cách quyền
lực cao. Có thể lí giải nó xuất phát từ những giá trị văn hố xa xưa, Việt Nam là
dân tộc có truyền thống tơn sư trọng đạo, học sinh có xu hướng không phản bác lại
giảng dạy của thầy cô, hay câu tục ngữ “Kính lão đắc thọ” thể hiện cho sự tơn kính

11


mà người Việt Nam dành cho người lớn hơn mình. Tương tự trong văn hoá người

Hàn Quốc-quốc gia lấy Nho giáo làm cốt lõi giáo dục, người Hàn Quốc cũng đặc
biệt chú trọng lễ nghĩa và trật tự trên dưới.
Với nguyên tắc chủ nghĩa gia tộc, văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc cũng theo
lối gia trưởng tương tự như trong văn hố gia đình của họ, người lãnh đạo đứng
đầu cai trị quyền lực, và người ở dưới phục vụ tuyệt đối. Về tích cực, nguyên tắc
này tạo nên tính trật tự, kỷ luật trong tập thể, nhưng mặt trái là người đứng đầu
cũng dễ sinh độc đốn cịn người phục vụ lại ngày càng nhu nhược.
Với tinh thần dân chủ, bình đẳng, Cán bộ nhà nước Việt Nam ln coi trọng
tinh thần do dân và vì dân, đề cao sự gần gũi của lãnh đạo và nhân dân, tôn trọng ý
kiến của người dân; xã hội Việt Nam cũng được xây dựng trên tinh thần bình đẳng,
sống tình cảm, giúp đỡ, quan tâm nhau. Và lối ứng xử kiểu gia đình ấy cũng được
áp dụng vào doanh nghiệp tại Việt Nam, dẫn đến sự thiếu nguyên tắc, hệ luỵ “trên
bảo dưới không nghe” khá phổ biến tại Việt Nam.
Tham khảo kết quả nghiên cứu qua khảo sát điều tra xã hội học của Hofstede,
Việt Nam(70) là quốc gia có chỉ số Khoảng cách quyền lực cao hơn Hàn Quốc(60)
(Nguồn: Hofstede Insight. Điều này khá bất đồng với những quan hệ trong xã hội
được phân tích ở trên, bởi vì các chỉ số trên không chỉ đánh giá bởi thái độ ứng xử
giữa người có quyền lực và ít có quyền lực, mà còn liên quan đến cơ hội, khả năng
vươn lên nấc thang quyền lực. Xã hội Hàn Quốc hiện đại ngày nay, mặc dù vẫn
duy trì văn hố gia tộc, nhưng họ nhấn mạnh sự tự lực học hỏi và phấn đấu, và đánh
giá con người qua những thành tựu. Nhân viên ở cấp thấp có thể vươn lên nhờ năng
lực của bản thân, trong khi ở Việt Nam thì sự thăng tiến phụ thuộc vào mối quan
hệ và tuổi tác.
• Chủ nghĩa cá nhân và Chủ nghĩa tập thể:
Việt Nam và Hàn Quốc đều là quốc gia chú trọng chủ nghĩa tập thể. Chủ nghĩa
cộng đồng trong văn hoá Hàn Quốc đặt tiêu cự trên chủ nghĩa gia tộc, phần lớn các
tập đoàn lớn tại Hàn Quốc mang tính gia đình trị, vốn được điều hành trong nội bộ
gia đình, quyền lực truyền theo kiểu cha truyền con nối. Người Hàn Quốc có tính
tập thể cao, họ có thể dành tồn bộ sức lực khả năng để làm việc cho một mục đích
chung của tổ chức, chính yếu tố này đóng góp một phần khơng nhỏ cho kì tích phát

triển chóng mặt của họ sau chiến tranh. Người Hàn Quốc cịn có văn hố thực hiện

12


cùng một hành vi để đạt được cùng một mục đích. Văn hố này có thể thấy rõ trong
hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, nếu một tập đoàn hay doanh nghiệp lớn,
uy tín đầu tư vào một quốc gia hay khu vực nào, thì ngay lập tức sẽ kéo theo các
cơng ty khác, và họ cũng có xu hướng đầu tư theo nhóm để cùng có lợi. Điểm mạnh
lớn nhất của văn hoá này là khả năng cùng nhau phát triển, thúc đẩy nền kinh tế đi
lên. Nhưng ngược lại, nó cũng mang lại nguy cơ tiềm ẩn lớn, nếu quyết định mà họ
cùng đầu tư gặp vấn đề, thì họ sẽ phải đối mặt rủi ro thất bại trên diện rộng. Đồng
thời, nó cũng gây ra hiện tượng “chia bè kết phái”, làm mất đi tính sáng tạo và cạnh
tranh trong nền kinh tế.
Người Việt Nam luôn thể hiện sự tự hào của đoàn kết dân tộc, ta có thể dễ dàng
thấy chiến tích từ sự gắn kết của dân tộc Việt Nam qua những trang lịch sử hào
hùng. Dân tộc Việt Nam mang chủ nghĩa cộng đồng làng xã, sống gần gũi, và trọng
tình nghĩa. Mặc dù, trong văn hoá doanh nghiệp, mức độ chủ động vì mục đích
chung của tổ chức ở người Việt Nam còn khá mờ mạt, thế nhưng, ở các mặt khác,
sống vì tập thể là yếu tố cốt lõi khai sinh ra “tinh thần Việt”.
• Tránh sự khơng chắc chắn:
Người Hàn Quốc được đánh giá là khó tạo dựng được lịng tin cậy với họ, và họ
khá không thoải mái khi phải làm việc với người lạ. Con người ở đây rất quan tâm
đến sự tin tưởng đến từ mối quan hệ, bằng chứng là họ luôn thiết lập các hội nhóm
đến từ mối quan hệ để có thể tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau: đồng mơn, đồng hương,..
Chính vì thế, trong cơng việc, vì thiếu sự tin tưởng mà người Hàn Quốc khó có thể
đưa ra quyết định chính xác, khi kí kết hợp đồng, họ cần phải thơng qua nhiều quyết
định, và đặc biệt là khá phổ biến khi tìm người trung gian tiếp cận quan chức có
quyền lực, để đảm bảo việc ký kết dẫn đến quyết định đúng đắn, cùng sự linh hoạt
các kế hoạch dự trù rủi ro một cách bài bản.

Ngược lại, trên phương diện này, Người Việt Nam lại khá cởi mở với các mối
quan hệ xung quanh, hầu như không phân biệt mức độ tin cậy. Có thể thấy xu
hướng Startup cực kì phổ biến hiện nay là minh chứng cho việc người Việt Nam
chấp nhận rủi ro, và thất bại để có được thành cơng. Ngồi ra, Việt Nam cũng
khuyến khích cải tiến, thay đổi hàng năm để có thể bắt kịp tốc độ phát triển trên thế
giới (ví dụ: Cải cách SGK thường xuyên,…).

13


• Nam tính so với Nữ tính
So với trong quá khứ, xã hội Hàn Quốc đã có nhiều sự thay đổi về vị trí của
người phụ nữ. Phụ nữ thời nay tham gia các tất cả các hoạt động và thể hiện tồn
bộ tài năng của mình mà khơng bị ngăn cản bất kì sự hạn chế nào, ví dụ như việc
bà Park Geun Hye trở thành nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, đồng
thời cũng là vị nữ Tổng thống dân cử đầu tiên ở châu Á. Ngoài ra, người Hàn Quốc
cũng quan tâm đến việc duy trì các mối quan hệ trên tinh thần giúp đỡ hợp tác. Mặc
dù, hiện nay, vẫn có khá nhiều tranh cãi về vấn đề “Nữ quyền” ở Hàn Quốc đến từ
tư tưởng Nho giáo cịn sót lại và sự cạnh tranh trong các mối quan hệ, thế nhưng
Hàn Quốc vẫn là một đất nước phát triển bình đẳng, hướng đến những giá trị nhân
văn chung của xã hội.
Cũng tương tự như tại Hàn Quốc, Việt Nam cũng xây dựng được một xã hội
bình đẳng giới tính, phụ nữ ngày càng nắm nhiều vai trò, và giá trị quan trọng trong
xã hội. Người Việt Nam cũng hướng đến một xã hội đề cao nỗ lực vì sự đồng thuận,
và giải quyết bằng thoả hiệp.
• Định hướng dài hạn so với Ngắn hạn
Hàn Quốc là một quốc gia có mức độ coi trọng định hướng dài hạn cao, người
Hàn Quốc luôn tin tưởng vào những nỗ lực bỏ ra đều có ý nghĩa ở một tương lai
xa. Điều này được thể hiện rõ qua cơn sốt “chứng khoán” ở thị trường Hàn Quốc
ngay giữa thời điểm dịch Covid-19 cịn chưa có dấu hiệu rút lui, người Hàn Quốc

vẫn đổ xô đầu tư vào chứng khoán dài hạn, với hy vọng lạc quan về lợi nhuận trong
tương lai.
Việt Nam được coi là quốc gia định hướng dài hạn nhưng với mức độ trên trung
bình (57 điểm), ngun nhân có thể đến từ quá trình chiến tranh liên tiếp và sự thay
đổi liên tục của các chế độ mà người Việt Nam từng coi trọng mục tiêu gần trước
mắt bởi họ tin vào sự phụ thuộc vào bối cảnh và thời gian lúc ấy. Đất nước Việt
Nam phát triển thì đã bắt đầu chú trọng vào dài hạn, đề cao cải thiện, xây dựng cho
mục tiêu xa hơn ở tương lai, người dân Việt Nam cũng hình thành thói quen tiết
kiệm, chú trọng sự bền bỉ để đầu tư hướng đến mục tiêu trong tương lai xa.

14


• Tự thoả mãn và Tự kiềm chế
Người Hàn Quốc rất coi trọng việc giữ thể diện, và kiềm chế cảm xúc của bản
thân để hoà nhã trước mặt người khác. Đặc biệt, với tốc độ phát triển không ngừng
của đất nước họ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá nhân, tổ chức trong xã
hội, cùng với nguyên nhân khoảng cách quyền lực lớn, mà người Hàn Quốc khơng
dễ dàng thoả mãn bản thân của chính họ, mà họ bị chi phối nhiều bởi nhiều chuẩn
mực, nguyên tắc, và địa vị mà xã hội đặt ra, họ phải luôn không ngừng cố gắng cải
thiện và phát triển bản thân.
Việt Nam có mức độ tự kiềm chế thấp hơn Hàn Quốc do xã hội và văn hoá doanh
nghiệp tại Việt Nam khá hoà đồng, và thoải mái hơn. Song, họ có xu hướng hồi
nghi, bi quan do phải chịu những áp lực đến từ chuẩn mực xã hội, các mối quan hệ,
và đặc biệt đến từ gia đình.
2.2 Cần làm gì để hồ nhập vào mơi trường của họ?
Văn hoá Hàn Quốc và Việt Nam trên tổng thể vẫn có rất nhiều điểm tương đồng, dễ
cảm thơng. Thế nhưng, để hồ nhập vào mơi trường làm việc ở Hàn Quốc, việc đầu tiên
là cần nghiên cứu để hiểu rõ các nét đặc trưng trong nền văn hoá của họ. Hàn Quốc có
rất nhiều văn hố lễ nghi và điều c ấm kị, để hồ nhập trong mơi trường của họ, ta cần

nắm rõ để tránh mắc lỗi về thái độ, và cư xử. Khác tư tưởng làm việc thoải mái ở Việt
Nam, người Hàn Quốc cực kì chăm chỉ và nghiêm túc trong công việc, việc thay đổi
mindset, học hỏi và cải thiện các kĩ năng của bản thân cũng rất cần thiết để bắt kịp tiến
độ làm việc tại đây.
2.3 Những đặc điểm tính cách nào cần có để thành cơng trong mơi trường này? Vì
sao?
Để thành công trong môi trường làm việc tại Hàn Quốc. Đầu tiên, ta cần phải có kỷ
luật, ta cần tuân thủ đúng các quy định của công ty, các chuẩn mực của xã hội, đặc biệt
là luôn đúng giờ. Thứ hai là sự chăm chỉ, chịu khó, người Hàn Quốc rất ghét sự lười
biếng trong cơng việc, việc làm thêm ngồi giờ với họ đã trở thành lẽ đương nhiên. Để
hoàn thành được cơng việc được giao, họ có thể đi sớm về muộn và thậm chí là ngủ lại
cơng ty thường xuyên. Đi kèm với sự tận tâm trong công việc đó, lương thưởng và chế
độ của họ cũng rất xứng đáng. Quan hệ thứ bậc là điều không thể thiếu khi nhắc đến văn

15


hố Hàn Quốc, ta cần có cư xử đúng mực giữa các mối quan hệ khác nhau để tránh thái
độ thiếu tơn trọng. Ngồi ra, người Hàn Quốc cịn rất coi trọng việc hình thành và giữ
gìn các mối quan hệ, nên ta cũng cần nên có tính hồ đồng, vui vẻ, và tinh tế trong cư
xử.

PHẦN 3: KẾT LUẬN
3.1
Tổng kết
Có thể thấy, văn hố ln có những ảnh hưởng sâu rộng đến mọi yếu tố trong
cuộc sống. Mỗi nền văn hố đều có những đặc tính riêng biệt để chứng minh cho sự tồn
mình. Việt Nam và Hàn Quốc có quan hệ gần gũi cùng những điểm tương đồng trong
nền văn hoá. Cần tăng cường hiểu biết giữa hai dân tộc, để phấn đấu cho sự hợp tác các
doanh nghiệp trong tương lai, đặc biệt là trong thời đại tồn cầu hố hiện nay.

3.2. Sự phù hợp giữa bản thân và doanh nghiệp
Trong thời đại công nghệ phát triển, khơng khó hiểu khi lĩnh vực điện tử ngày càng
bùng nổ. Samsung là thương hiệu nổi bật giữa những cái tên cạnh tranh trên thị trường.
Samsung không chỉ hướng đến phát triển xã hội, mà còn nổi bật ở hệ thống nghiên cứu
cơng nghệ. Ngồi ra, Samsung cịn xây dựng được môi trường làm việc năng động, thoải
mái, gắn kết, và tinh thần cống hiến hết mình cho cơng việc ở tập thể nhân viên. Với
những ưu điểm nổi bật trên, em tin rằng Samsung là một lựa chọn đúng đắn và phù hợp
cho thế hệ nhân lực trẻ với tinh thần và phong cách làm việc sáng tạo, tự do, và đặc biệt
là sinh viên chuyên ngành Quản trị nguồn nhân lực chúng em, bởi sự chú trọng dành do
Bộ phận Nhân sự ở Samsung.
Với vốn hiểu biết khá rộng về lịch sử, nền văn hoá, và con người Hàn Quốc, cùng sự
đam mê em mà dành cho đất nước này, em tin chắc với những kiến thức, kĩ năng và
những đặc điểm có sẵn, cùng nỗ lực học tập hoàn thiện bản thân, Hàn Quốc là mơ ước
và là lựa chọn phù hợp nhất cho công việc trong tương lai.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trọng, Đ. M. (2020, 07 17). Timg hiểu về con người và đất nước Hàn Quốc. Retrieved
from VietNam Student: />blahblahblah. (n.d.). Hofstede’s 6 cultural dimensions - 6 chiều văn hóa của Hofstede .
Retrieved from Spiderum: />Buja, E. (2016). Hofstede’s Dimensions of National Cultures Revisited: A Case Study
of South Korea’s Culture. DE GRUYTER.
Hiền, P. P. (n.d.). CH NGHA CNG ĐNG TRONG VN HA DOANH NGHIP
VIT NAM V HN QUC. HCM: Trường ĐHKHXH&NV – ĐH Quốc gia Tp
Hồ Chí Minh.
Dương, H. (2021, 05 17). "Cơn sốt" chứng khoán lan rộng tại Hàn Quốc. Retrieved
from Kinh Tế Số: />
17



PHỤ LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Hình ảnh phát triển của Seoul, Hàn Quốc
Hình 1.2 Trụ sở Samsung tại Hàn Quốc
Hình 2.1 Mơ hình Văn hố đa chiều văn hoá Hofstede

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng so sánh các chỉ số Hofstede giữa Hàn Quốc và Việt Nam

18



×