Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

59 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 2022 môn hóa học sở GDĐT thái nguyên (lần 1) (file word có lời giải) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.39 KB, 9 trang )

SỞ GDĐT THÁI NGUYÊN

ĐỀ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THƠNG LẦN 1

ĐỀ CHÍNH THỨC

NĂM HỌC 2021-2022

(Đề thi có 04 trang)

Mơn: HỐ HỌC

(40 câu trắc nghiệm)

Thời gian làm bài: 50 phút (khơng tính thời gian phát đề)
Mã đề 063

Cho ngun tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl =
35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Câu 1: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. HCl.
B. H2SO4.
C. NaCl.
D. NaOH.
Câu 2: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Na2CO3 sinh ra khí CO2?
A. HCl.
B. NaOH.
C. Ca(OH)2.
D. BaCl2.
Câu 3: Etanol có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp thực phẩm, y tế,.Công thức của etanol


A. C3H5(OH)3.
B. CH3OH.
C. C6H5OH.
D. C2H5OH.
Câu 4: Tên gọi của este HCOOCH3 là
A. metyl axetat.
B. etyl axetat.
C. metyl fomat.
D. etyl fomat.
Câu 5: Chất nào sau đây là đồng phân của este CH3COOCH3?
A. HCOOCH3.
B. HCOOC2H5.
C. CH3COOH.
D. CH3CH2CH2OH.
Câu 6: Este X có cơng thức phân tử C3H6O2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được
sản phẩm gồm ancol metylic và chất Y. Công thức của Y là
A. CH3COOH.
B. CH3COONa.
C. HCOONa.
D. C2H5OH.
Câu 7: Thủy phân tristearin (C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có cơng thức là
A. HCOONa.
B. CH3COONa.
C. C17H33COONa.
D. C17H35COONa.
Câu 8: Chất nào sau đây là polisaccarit?
A. Fructơzơ.
B. Saccarozơ.
C. Tinh bột.
D. Glucozơ.

Câu 9: Polisaccarit X là chất rắn, ở dạng bột vơ định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh
nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân X, thu được monosaccarit Y. Y là
A. tinh bột.
B. saccarozơ.
C. fructơzơ.
D. glucozơ.
Câu 10: Số nguyên tử cacbon trong phân tử glucozơ là
A. 6.
B. 12.
C. 22.
D. 10.
Câu 11: Công thức của glyxin là
A. H2N-CH2-COOH.
B. H2N-CH(CH3)COOH.
C. (CH3)2CH-CH(NH2)COOH.
D. H2N-CH2-CH2-COOH.
Câu 12: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Alanin.
B. Glyxin.
C. Metylamin.
D. Axit glutamic.
Câu 13: Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Gly-Ala là
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 14: Poli(vinyl clorua) được tổng hợp từ chất nào sau đây?
A. CH2=CH-Cl.
C. CH2=CH2.
B. CH2=CH-CN.

D. CH2=CH-CH3.
Câu 15: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. tơ nitron.
B. tơ visco.
D. Poli(vinyl clorua). C. Xenlulozơ.
Câu 16: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
Trang 1/4 – Mã đề 063


A. Ba.
B. Na.
C. Ag.
D. Mg.
Câu 17: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. Al.
B. W.
C. Na.
D. Fe.
Câu 18: Trong các lon kim loại sau đây, ion nào có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Cu2+.
B. Mg2+.
C. Al3+.
D. Zn2+.
Câu 19: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. Mg(NO3)2.
B. HCl.
C. NaOH.
D. Na2SO4.
Câu 20: Trường hợp nào dưới đây kim loại khơng bị ăn mịn?
A. Cho Mg vào dung dịch CuSO4.

B. Cho Cu vào dung dịch ZnSO4.
C. Đốt Mg trong khơng khí.
D. Cho Zn vào dung dịch CuSO4.
Câu 21: Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri
panmitat và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là 2.
B. 1 mol X phản ứng được với tối đa 2 mol Br2.
C. Phân tử X có 5 liên kết π.
D. Công thức phân tử của X là C52H102O6.
Câu 22: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. tơ tằm.
B. tơ visco.
C. tơ nitron.
D. tơ nilon-6.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) CH3NH2 là amin bậc I.
(b) Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 trong NaOH thấy xuất hiện màu tím.
(c) Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
(d) H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH là một đipeptit.
(e) Ở điều kiện thường H2NCH2COOH là chất rắn, dễ tan trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
Câu 24: Cho phương trình hóa học của phản ứng sau: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag. Phát biểu nào
sau đây đúng?
A. lon Cu2+ có tính oxi hố mạnh hơn ion Ag+.
B. Ag có tính khử mạnh hơn Cu.
+

C. lon Ag bị khử thành Ag.
D. Cu bị khử thành Cu2+.
Câu 25: Hấp thụ V lít CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch X chứa NaOH 1M và Na2CO3 0,5M cho tới khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa 14,925 gam chất tan. Giá trị của V là
A. 3,36.
B. 0,84.
C. 2,52.
D. 1,68.
Câu 26: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Hấp thụ tồn bộ khí CO2 sinh ra
vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 29,55 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, đun nóng phần dung dịch cho tới
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 19,7 gam kết tủa nữa. Giá trị của m là
A. 55.
B. 25.
C. 70.
D. 35.
Câu 27: Cho 0,1 mol (CH3)2NH và 0,2 mol NH2CH2COOH tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl
1,5M. Giá trị của V là
A. 100.
B. 200.
C. 150.
D. 300.
Câu 28: Dẫn V lít khí CO qua ống sứ đựng lượng dư bột CuO nung nóng. Sau khi hản ứng hồn tồn
thấy khối lượng chất rắn giản 2,0 gam so với ban đầu. Giá trị của V là
A. 2,24.
B. 0,56.
C. 1,68.
D. 2,80.
Câu 29: Cho các chất thơm sau: C6H5COOCH3, o-HO-C6H4-COOCH3, o-CH3COO-C6H4-COOH, o-HOC6H4-OOCH, o-CH3COO-C6H4-OOC-CH3. Có bao nhiêu chất tác dụng tối đa với NaOH theo tỉ lệ mol 1 :
2?
A. 3.

B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 30: Cho các phát biểu sau:
Trang 2/4 – Mã đề 063


(a) Điện phân dung dịch CuSO4 thu được khí H2 ở anot.
(b) Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.
(c) Đốt sợi dây thép trong khí Cl2 xảy ra ăn mịn điện hóa học.
(d) Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4, thu được kết tủa.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(a) Xenlulozơ điaxetat được dùng làm thuốc súng khơng khói.
(b) Muối đinatri glutamat là thành phần chính của mì chính (bột ngọt).
(c) Trong cơ thể người, chất béo bị oxi hóa chậm thành CO2, H2O và cung cấp lượng.
(d) Tơ visco, tơ axetat đều là loại tơ bán tổng hợp.
(e) Dung dịch 37-40% fomanđehit trong nước gọi là fomalin (còn gọi là formon).
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 32: Tiến hành hai thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Cho 1 ml dung dịch anilin vào ống nghiêm 1 rồi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch.
Thí nghiệm 2: Cho 1 ml dung dịch anilin vào ống nghiệm 2 rồi thêm vài giọt nước brom.

Cho các phát biểu sau:
(a) Ở thí nghiệm 1, nếu thay anilin bằng benzylamin thì quỳ tím sẽ chuyển màu xanh.
(b) Ở thí nghiệm 2, nếu thay nước brom bằng dung dịch HCl thì hiện tượng xảy ra vẫn tương tự.
(c) Kết thúc thí nghiệm 2, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu vàng.
(d) Ở thí nghiệm 2 xảy ra phản ứng thế brom vào nhân thơm của anilin.
(e) Nguyên tử H của vòng benzen trong anilin khó bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 33: Khi nung butan với xúc tác thích hợp đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp X gồm CH4,
C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H6. Đốt cháy hoàn tồn hỗn hợp X thu được 8,96 lít CO2 và 9,0 gam
H2O. Mặt khác, khi cho hỗn hợp X vào bình chứa dung dịch Br2 dư thì có 19,2 gam Br2 phản ứng. Thành
phần phần trăm số mol của C4H6 trong X gần nhất với
A. 8,0%.
B. 9,5%.
C. 9,0%.
D. 8,5%.
Câu 34: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu
được 2,15 mol CO2 và 2,09 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,12 mol NaOH trong
dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá
trị của a là
A. 33,17.
B. 30,94.
C. 35,32.
D. 29,18.
Câu 35: Hỗn hợp X chứa butan, đietylamin, etyl propionat và valin. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần
dùng 1,99 mol O2, thu được CO2, N2 và H2O. Biết trong X oxi chiếm 22,378% về khối lượng. Khối lượng
ứng với 0,15 mol X là

A. 16,1.
B. 28,6.
C. 32,2.
D. 14,3.
Câu 36: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu vào 800 ml dung dịch AgNO3 0,15 M. Sau một thời gian thu
được 10,32 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 4,875 gam Zn vào dung dịch Y đến khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được 9,375 gam chất rắn Z. Giá trị của m gần nhất với
A. 5,8.
B. 5,2.
C. 5,4.
D. 5,6.
Câu 37: Hỗn hợp T gồm ba este mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức), đều được tạo thành từ
axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được H2O và 1,5 mol CO2. Xà phịng hóa
hồn tồn m gam T bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp E gồm hai ancol (có cùng số nguyên
tử cacbon trong phân tử) và 49,98 gam hỗn hợp muối F. Cho E tác dụng hết với kim loại K thu được 0,3
Trang 3/4 – Mã đề 063


mol H2. Đốt cháy toàn bộ F, thu được H2O, K2CO3 và 0,3 mol CO2. Thành phần phần trăm khối lượng
của Y trong T gần nhất với
A. 22%.
B. 17%.
C. 12%.
D. 7%.
Câu 38: Chất X có cơng thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được
chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung
dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân
cấu tạo của nhau. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất Y có cơng thức phân tử C4H4O4Na2.
(b) Chất Z làm mất màu nước brom.

(c) Chất T khơng có đồng phân hình học.
(d) Chất X phản ứng với H2 (Ni, t°) theo tỉ lệ mol 1 : 1.
(e) Từ Z điều chế trực tiếp được CH3COOH.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 39: Hòa tan 12,9 gam hỗn hợp X gồm Ba, Mg, BaO, MgO, BaCO3 và MgCO3 bằng một lượng dung
dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y và 1,344 lít hỗn hợp khí Z có tỉ khối hơi đối với H2 là 11,5. Cho
dung dịch Y tác dụng với dung dịch Na2SO4 vừa đủ, thu được m gam kết tủa và dung dịch T. Cô cạn
dung dịch T rồi tiến hành điện phân nóng chảy, thu được 2,9568 lít khí ở anot. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Giá trị gần nhất của m là
A. 13.
B. 17.
C. 15.
D. 14.
Câu 40: Cho 14,82 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe(NO3)2, Al, Zn (số mol Al bằng số mol Zn) tan hoàn
toàn trong dung dịch chứa 0,58 mol KHSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch
Y chỉ chứa 89,86 gam muối sunfat trung hòa và 3,36 lít khí X gồm 2 khí khơng màu, trong đó có một khí
hóa nâu ngồi khơng khí. Biết tỉ khối hơi của Z so với He là 1,9. Khối lượng của Zn trong hỗn hợp X là
A. 1,950 gam.
B. 9,750 gam.
C. 4,875 gam.
D. 1,300 gam.

Trang 4/4 – Mã đề 063


ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

1D

2A

3D

4C

5B

6B

7D

8C

9D

10A

11A

12C

13D

14A

15C


16C

17B

18B

19B

20B

21D

22B

23C

24C

25B

26D

27B

28D

29B

30A


31A

32A

33C

34C

35D

36A

37A

38B

39D

40C

Câu 6:
Công thức của Y là CH3COONa:
CH3COOCH3 + NaOH —> CH3OH + CH3COONa
Câu 7:
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH —> C3H5(OH)3 + 3C17H35COONa
Câu 9:
X là chất rắn, ở dạng bột vơ định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang
hợp —> X là tinh bột.
Thủy phân X trong môi trường axit thu được monosaccarit Y —> Y là glucozơ
Câu 21:

X là (C15H31COO)(C17H33COO)2C3H5
A. Đúng, 2 đồng phân có gốc panmitat nằm ngồi và nằm giữa.
B. Đúng, mỗi gốc oleic có 1C=C
C. Đúng, 2C=C và 3C=O
D. Sai, X là C55H102O6.
Câu 23:
(a) Đúng, có 1H trong NH3 bị thay thế bởi gốc CH3- nên là amin bậc 1.
(b) Đúng, lòng trắng trứng là protein tan được nên có phản ứng màu biurê
(c) Đúng, do tạo muối tan C6H5NH3Cl, dễ bị rửa trôi
(d) Đúng, đây là Gly-Ala
(e) Đúng, các amino axit ở dạng ion lưỡng cực nên là chất rắn dễ tan.
Câu 24:
C đúng, ion Ag+ bị khử thành Ag vì số oxi hóa của ngun tố Ag giảm từ +1 xuống 0.
Câu 25:
nNaOH = 0,15 và nNa2CO3 = 0,075
Nếu sản phẩm là NaHCO3 —> nNaHCO3 = 0,3 —> mNaHCO3 = 25,2
Trang 5/4 – Mã đề 063


Nếu sản phẩm là Na2CO3 —> nNa2CO3 = 0,15 —> mNa2CO3 = 15,9
Do m chất tan = 14,925 < 15,9 —> Sản phẩm là Na2CO3 (a) và có NaOH dư (b)
m rắn = 106a + 40b = 14,925
Bảo toàn Na —> 2a + b = 0,3
—> a = 0,1125 và b = 0,075
Bảo toàn C —> nCO2 = a – 0,075 = 0,0375
—> V = 0,84 lít
Câu 26:
nBaCO3 = 0,15
Đun nóng dung dịch thu thêm nBaCO3 = 0,1 —> nBa(HCO3)2 = 0,1
Bảo toàn C —> nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,35

C6H10O5 —> C6H12O6 —> 2CO2 + 2C2H5OH
162…………………………………..2
m………………………………………0,35
H = 81% —> m = 0,35.162/(2.81%) = 35 gam
Câu 27:
nHCl = nN = 0,1 + 0,2 = 0,3
—> VddHCl = 200 ml
Câu 28:
nCO = nO bị lấy = 2,0/16 = 0,125
—> V = 2,80 lít
Câu 29:
C6H5COOCH3 + NaOH —> C6H5COONa + CH3OH
o-HO-C6H4-COOCH3 + 2NaOH —> o-NaO-C6H4-COONa + CH3OH + H2O
o-CH3COO-C6H4-COOH + 3NaOH —> o-NaO-C6H4-COONa + CH3COONa + 2H2O
o-HO-C6H4-OOCH + 3NaOH —> o-C6H4(ONa)2 + HCOONa + 2H2O
o-CH3COO-C6H4-OOC-CH3 + 4NaOH —> o-C6H4(ONa)2 + 2CH3COONa + 2H2O
Câu 30:
(a) Sai, thu được khí O2 ở anot
(b) Sai, amophot là hỗn hợp (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4.
(c) Sai, không có mơi trường điện li nên khơng có ăn mịn điện hóa
(d) Đúng: BaCl2 + KHSO4 —> KCl + HCl + BaSO4
Câu 31:
Trang 6/4 – Mã đề 063


(a) Sai, xenlulozơ trinitrat mới dùng làm thuốc súng không khói.
(b) Sai, muối mono natri glutamat là thành phần chính của mì chính (bột ngọt).
(c) Đúng
(d) Đúng, chúng đều được tạo ra từ polime thiên nhiên là xenlulozơ
(e) Đúng

Câu 32:
TN1: Quỳ tím khơng đổi màu vì anilin có tính bazơ nhưng rất yếu
TN2: Có kết tủa trắng C6H2Br3-NH2
(a) Đúng, dung dịch C6H5CH2NH2 làm quỳ tím hóa xanh
(b) Sai, dùng HCl thì dung dịch trong suốt do tạo muối tan C6H5NH3Cl
(c) Sai, kết tủa trắng
(d) Đúng
(e) Sai, H trong vòng của anilin dễ bị thế hơn H của benzen do anilin có nhóm -NH2 hoạt hóa nhân thơm.
Câu 33:
C4H10 —> CH4 + C3H6
C4H10 —> C2H6 + C2H4
C4H10 —> H2 + C4H8
C4H10 —> 2H2 + C4H6
Đốt X giống đốt C4H10 ban đầu, đều thu được nCO2 = 0,4 và nH2O = 0,5
—> nC4H10 = nH2O – nCO2 = 0,1
nAnkan + nH2 = nBr2 = 0,12
—> nC4H6 = 0,12 – 0,1 = 0,02
nX = nC4H10 + nAnkan + nH2 = 0,22
—> %nC4H6 = 0,02/0,22 = 9,10%
Câu 34:
mX = mC + mH + mO = 2,15.12 + 2,09.2 + 0,12.2.16 = 33,82
Các axit béo có k = 1 và chất béo có k = 3 nên:
nY = (nCO2 – nH2O)/2 = 0,03
nNaOH = nAxit + 3nY = 0,12 —> nAxit = 0,03
—> nH2O = 0,03 và nC3H5(OH)3 = 0,03
Bảo toàn khối lượng:
mX + mNaOH = m muối + mH2O + mC3H5(OH)3
—> m muối = 35,32

Trang 7/4 – Mã đề 063



Câu 35:
C4H11N = C4H10 + NH
C5H10O2 = C4H10 + CO2
C5H11NO2 = C4H10 + NH + CO2
Quy đổi X thành C4H10 (0,3), NH (x) và CO2 (y)
nO2 = 0,3.6,5 + 0,25x = 1,99
mY = 32y = 22,378%(0,3.58 + 15x + 44y)
—> x = 0,16; y = 0,2
—> mX = 28,6
Khi nX = 0,15 (một nửa lượng trên) thì mX = 14,3
Câu 36:
nAgNO3 = 0,12; nZn = 0,075 —> Dung dịch muối sau cùng chỉ chứa Zn(NO3)2 (0,06)
Bảo toàn khối lượng cho kim loại:
m + 0,12.108 + 4,875 = 10,32 + 9,375 + 0,06.65
—> m = 5,76
Câu 37:
nH2 = 0,3 —> nKOH = nO(E) = 0,6
—> nK2CO3 = 0,3
nC(F) = nK2CO3 + nCO2 = 0,6
Dễ thấy nC(F) = nK(F) nên F gồm HCOOK (0,18) và (COOK)2 (0,21)
nC(Ancol) = 1,5 – nC(F) = 0,9
E chứa 2 ancol cùng C —> Số C ≥ 2
Ancol chứa 0,6 mol O và tối đa 3 chức nên:
nE > 0,6/3 = 0,2 —> Số C < 0,9/0,2 = 4,5
—> Ancol cùng 2C, 3C hoặc 4C, trong đó có 1 ancol đơn.
Xét ancol gồm C2H5OH (0,3) và C2H4(OH)2 (0,15)
X là HCOOC2H5 (x mol)
Y là (COOC2H5)2 (y mol)

Z là HCOO-CH2-CH2-OOC-COO-C2H5 (z mol)
nC2H5OH = x + 2y + z = 0,3
nHCOOK = x + z = 0,18
n(COOK)2 = y + z = 0,21
—> x = 0,03; y = 0,06; z = 0,15
Nghiệm thỏa mãn nC2H4(OH)2 = 0,15
—> %Y = 22,19%
Trang 8/4 – Mã đề 063


(Nếu đảo Y thành (HCOO)2C2H4 làm tương tự).
Câu 38:
Z —> CH3OCH3 nên Z là CH3OH
Y là NaOOC-C2H2-COONa
T là HOOC-C2H2-COOH
T + HBr —> 2 sản phẩm nên T có cấu tạo:
CH2=C(COOH)2
X là CH2=C(COOCH3)2
(a) Sai, Y có cơng thức C4H2O4Na2
(b) Sai
(c) Đúng
(d) Đúng: CH2=C(COOCH3)2 + H2 —> CH3-CH(COOCH3)2
(e) Đúng: CH3OH + CO (xt, t°) —> CH3COOH
Câu 39:
Z gồm nCO2 = nH2 = 0,03
nCl2 = 0,132 —> nHCl = nCl- (Y) = 0,264
Bảo toàn H —> nH2O = 0,102
Quy đổi X thành Mg (a), Ba (b), O (0,102) và CO2 (0,03)
mX = 24a + 137b + 0,102.16 + 0,03.44 = 12,9
Bảo toàn điện tích: 2a + 2b = 0,264

—> a = 0,072; b = 0,06
—> nBaSO4 = b = 0,06 —> mBaSO4 = 13,98 gam
Câu 40:
Z gồm NO (0,03) và H2 (0,12)
Bảo toàn khối lượng —> nH2O = 0,15
Bảo toàn H —> nNH4+ = 0,01
Bảo toàn N —> nFe(NO3)2 = 0,02
nH+ = 4nNO + 2nH2 + 10nNH4+ + 2nO
—> nFeO = nO = 0,06
—> mAl + mZn = mX – mFeO – mFe(NO3)2 = 6,9
—> nAl = nZn = 0,075
—> mZn = 4,875 gam

Trang 9/4 – Mã đề 063



×