Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

79 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 2022 môn hóa học THPT nguyễn khuyến hồ chí minh (17 04) (file word có lời giải) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.82 KB, 9 trang )

SỞ GDĐT TP HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGÀY 17/04

THPT NGUYỄN KHUYẾN

NĂM HỌC 2021-2022

(Đề thi có 04 trang)

Mơn: HỐ HỌC

(40 câu trắc nghiệm)

Thời gian làm bài: 50 phút (khơng tính thời gian phát đề)
Mã đề 092

Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl =
35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?
A. Alanin.
B. Axit glutamic.
C. Lysin.
D. Metyl amin.
Câu 2: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Al.
B. Mg.
C. Na.
D. Cs.
Câu 3: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là
A. Li.


B. Cs.
C. Be.
D. Os.
Câu 4: Hợp chất không bị phân hủy bởi nhiệt độ là
A. NaHCO3.
B. Fe(OH)3.
C. Na2CO3.
D. CaCO3.
Câu 5: Chất nào sau đây có tính chất lưỡng tính?
A. Al2(SO4)3.
B. Al(OH)3.
C. Ca(OH)2.
D. Fe(OH)2.
Câu 6: Kim loại nhẹ màu trắng bạc, dễ dát mỏng và kéo sợi được dùng làm giấy gói kẹo, gói thuốc lá. là
A. Ag.
B. Fe.
C. Cu.
D. Al.
Câu 7: Este X được tạo bởi ancol metylic và axit metacrylic. Công thức phân tử của este X là
A. C4H6O2.
B. C5H10O2.
C. C4H8O2.
D. C5H8O2.
2+
Câu 8: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh hơn ion Cu ?
A. Fe2+.
B. Ag+.
C. Zn2+.
D. Al3+.
Câu 9: Chất nào sau đây thủy phân trong dung dịch NaOH lỗng, đun nóng sinh ra ancol?

A. Phenyl axetat.
B. Tripanmitin.
C. Vinyl axetat.
D. Gly-Ala.
Câu 10: Kết tủa màu nâu đỏ xuất hiện khi cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch
A. CuSO4.
B. HCl.
C. FeCl3.
D. AlCl3.
Câu 11: Chất nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HNO3 lỗng dư sinh ra khí NO?
A. Fe2(SO4)3.
B. Fe2O3.
C. Fe(OH)3.
D. Fe3O4.
Câu 12: Loại thực phẩm nào sau đây có thành phần chính là chất béo khơng no?
A. Lúa mì.
B. Mỡ lợn.
C. Dầu cọ.
D. Lòng trắng trứng.
Câu 13: Muốn tạo thành rượu vang người ta thực hiện quy trình lên men nước ép quả nho chín, vì trong
quả nho chín chứa nhiều
A. saccarozơ.
B. glucozơ.
C. tinh bột.
D. fructozơ.
Câu 14: Cho m gam glyxin tác dụng với lượng NaOH vừa đủ thu được 11,64 gam muối. Giá trị của m là
A. 11,25.
B. 7,50.
C. 10,50.
D. 9,00.

Câu 15: Số nguyên tử oxi có trong phân tử peptit Ala-Gly-Val là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.
Câu 16: Alanin có cơng thức là
A. C6H5-NH2.
B. H2N-CH(CH3)-COOH.
C. CH3-NH2.
D. H2N-CH2-COOH.
Câu 17: Nhiệt phân hoàn toàn 12 gam CaCO3 thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Trang 1/4 – Mã đề 092


A. 4,80.
B. 6,72.
C. 8,88.
D. 5,60.
Câu 18: Cặp dung dịch nào sau đây khi phản ứng với nhau tạo ra kết tủa?
A. Na2CO3 và HCl.
B. NaOH và NH4Cl.
C. NaHCO3 và Ba(OH)2.
D. Ca(OH)2 và HNO3.
Câu 19: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poliacrilonitrin.
B. Poli(etlien terephtalat).
C. Poli(vinyl clorua).
D. Poli(metyl metacrylat).
Câu 20: Lên men 27 kg glucozơ (hiệu suất phản ứng đạt 80%), thu được V lít cồn etylic 46°. Biết khối
lượng riêng của etanol nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của V là

A. 37,5.
B. 24,0.
C. 30,0.
D. 13,8.
Câu 21: Cho hỗn hợp Cu và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hồn tồn,
thu được dung dịch X và chất rắn khơng tan. Cho dung dịch X vào dung dịch NaOH dư thu được kết tủa

A. Cu(OH)2, Fe(OH)2.
B. Cu(OH)2, Fe(OH)3.
C. Fe(OH)2, Fe(OH)3.
D. Fe(OH)2.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các kim loại Na, K và Be đều tan tốt trong nước ở nhiệt độ thường.
B. Để tách Cu ra khỏi hỗn hợp Cu và Fe ta có thể dùng lượng dư H2SO4 đặc, nóng.
C. Khí gây hiệu ứng nhà kính và tham gia quá trình quang hợp của cây xanh là khí CO.
D. Ngun liệu chính để sản xuất nhơm trong cơng nghiệp là quặng boxit.
Câu 23: Đốt cháy hồn toàn m gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam
H2O. Cho m gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, khối lượng muối thu được là
A. 8,15 gam.
B. 9,55 gam.
C. 11,46 gam.
D. 7,64 gam.
Câu 24: Hịa tan hồn tồn 5,01 gam Fe3O4 và Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 1) vào dung dịch H2SO4 loãng, dư khi
phản ứng kết thúc thu được dung dịch X. Khối lượng muối có trong dung dịch X là
A. 10,73 gam.
B. 16,92 gam.
C. 17,88 gam.
D. 13,41 gam.
Câu 25: Thí nghiệm nào tạo ra muối sắt(II) ?
A. Đun nóng Fe với lưu huỳnh (S).

B. Cho thanh Fe nung nóng vào khí Cl2.
C. Cho Fe vào dung dịch HNO3 dư.
D. Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
Câu 26: Nung nóng 5,6 gam Fe sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và
Fe3O4. Hịa tan hồn tồn X trong dung dịch HCl dư, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y có
chứa 3,25 gam FeCl3. Giá trị của m là
A. 7,36.
B. 6,72.
C. 7,04.
D. 7,52.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng :
A. Tơ nilon-6,6, tơ nitron, tơ axetat thuộc loại tơ tổng hợp.
B. Tristearin có khả năng tham gia phản ứng cộng với H2 (Ni, t°).
C. Anilin tạo kết tủa trắng khi phản ứng với dung dịch Br2.
D. Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được hai loại monosaccarit khác nhau.
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 8,16 gam hỗn hợp X gồm các este đơn chức (đều chứa vòng bezen) là đồng
phân của nhau cần vừa đủ 0,54 mol O2 thu được CO2 và 0,24 mol H2O. Đem 8,16 gam hỗn hợp X tác
dụng với 0,08 mol NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch chứa hỗn hợp muối Y và hỗn hợp ancol Z. Nếu
đem lượng ancol Z trên cho vào bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 2 gam. Phần trăm khối lượng
của muối có phân tử khối lớn nhất có trong Y là
A. 40,18%.
B. 61,54%.
C. 30,77%.
D. 48,21%.
Câu 29: Thực hiện hai thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Cho vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng dung dung dịch phenol, lắc nhẹ.
Trang 2/4 – Mã đề 092


Thí nghiệm 2: Cho vài giọt anilin vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl.

Phát biểu sai là :
A. Kết thúc thí nghiệm 1 thấy xuất hiện kết tủa màu trắng.
B. Ở thí nghiệm 2 thấy anilin tan dần.
C. Phản ứng xảy ra ở thí nghiệm 1 là phản ứng cộng Br2 vào nhân thơm của phenol.
D. Thí nghiệm 2 chứng tỏ anilin có tính bazơ.
Câu 30: Cho m gam kim loại Mg vào dung dịch X chứa 0,2 mol Fe(NO3)3 và 0,1 mol Cu(NO3)2 sau một
thời gian thu được dung dịch Y và 5,60 gam hỗn hợp kim loại. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y
đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 31,6 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 6,0 gam.
B. 4,8 gam.
C. 7,2 gam.
D. 8,4 gam.
Câu 31: Cho các thí nghiệm sau.
(a) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
(b) Nhiệt phân muối Cu(NO3)2.
(c) Cho Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và HCl.
(d) Gang để ngồi khơng khí ẩm.
(e) Cho khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 (natri aluminat).
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa-khử :
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 32: Cho 14 gam hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C3H6, C4H6 và H2 qua dung dịch brom dư đến phản ứng
hồn tồn thấy có 0,4 mol brom tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp X thu
được 1,5 mol CO2 và m gam nước. Giá trị của m là:
A. 36,0.
B. 25,2.
C. 27,0.
D. 28,8.

Câu 33: Cho các các chất: Cl2, NaOH, HNO3, NH3, Cu, AgNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch
FeCl2 là
A. 3.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
Câu 34: Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu tím.
(b) Fructozơ có vị ngọt hơn đường mía.
(c) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit.
(d) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên.
(e) Nọc đốt của một số loài kiến có chứa axit focmic.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 35: Nung m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được
chất rắn X. Cho X vào lượng nước dư thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Chia dung dịch Z thành hai
phần bằng nhau. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 dư vào phần 1 thu được 39,4 gam kết tủa. Cho từ từ dung
dịch HCl 1M vào phần 2 đến khi khí thốt ra vừa hết thì thể tích dung dịch HCl đã dùng là 250 ml. Giá trị
của m là
A. 80.
B. 75.
C. 65.
D. 60.
Câu 36: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác CaCO3, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa
học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. NaOH, CaCl2.

B. CO2, Na2CO3.
C. Ba(OH)2, Ca(HCO3)2.
D. Ba(OH)2, Ca(OH)2.
Câu 37: Cho sơ đồ phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
Trang 3/4 – Mã đề 092


(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + 3NaOH → X + Y + 2Z
(3) 2X + H2SO4 → 2T + Na2SO4
Biết E, F là những este no, mạch hở cơng thức phân tử có dạng CnHmOn (E, F chỉ chứa nhóm chức este
trong phân tử). Cho các phát biểu sau:
(a) Hai chất E và Z có cùng số nguyên tử cacbon.
(b) Chất Z là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(c) Từ chất Y có thể điều chế trực tiếp được CH3COOH.
(d) Chất F là este của glixerol với axit caboxylic.
(e) Chất T được sử dụng để điều chế khí CO trong phịng thí nghiệm.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 38: Nung nóng hỗn hợp gồm Al và m gam các oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X.
Nghiền nhỏ X, trộn đều rồi chia thành hai phần. Phần một phản ứng được tối đa với dung dịch chứa 0,32
mol NaOH, thu được 0,18 mol H2. Phần hai tan hết trong dung dịch chứa 1,91 mol H2SO4 đặc nóng, thu
được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và 0,73 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4).
Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 0,014 mol KMnO4 trong dung dịch H2SO4 lỗng dư. Biết các phản ứng
xảy ra hồn toàn. Giá trị của m là
A. 42,8.
B. 47,2.

C. 40,4.
D. 38,4.
Câu 39: Cho các phát biểu sau:
(a) Nhỏ phenophtalein vào dung dịch amoniac đậm đặc thấy dung dịch chuyển sang màu hồng.
(b) Trong dung dịch, ion Fe2+ oxi hóa được ion Ag+.
(c) Dung dịch nước vơi để lâu trong khơng khí thì có một lớp váng CaCO3 màu trắng trên bề mặt.
(d) Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế.
(e) Phản ứng nhiệt nhôm được sử dụng để hàn đường ray tàu hỏa.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 40: Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ mạch hở X ,Y (MX < MY) đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol.
Lấy m gam E phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp F gồm hai muối axit
cacboxylic đơn chức có số cacbon liên tiếp và hỗn hợp G gồm hai ancol hơn kém nhau 1 nguyên tử
cacbon có tỉ khối hơi so với H2 bằng 37. Cho hỗn hợp G phản ứng với Na dư thấy khối lượng bình tăng
17,9 gam và thốt ra 6,72 lít khí H2. Đốt cháy hồn tồn hỗn hợp F thu được 37,4 gam CO2 và 13,5 gam
H2O. Phần trăm về khối lượng của Y có giá trị gần nhất là :
A. 52,8%.
B. 46,2%.
C. 62,1%.
D. 48,8%.

Trang 4/4 – Mã đề 092


ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT
1B


2B

3A

4C

5B

6D

7D

8B

9B

10C

11D

12C

13B

14D

15A

16B


17B

18C

19B

20C

21A

22D

23B

24D

25A

26C

27C

28D

29C

30A

31A


32C

33D

34D

35C

36C

37A

38A

39C

40B

Câu 14:
nGly = nGlyNa = 0,12
—> mGly = 9 gam
Câu 17:
CaCO3 —> CaO + CO2
—> nCaO = nCaCO3 = 0,12 —> mCaO = 6,72
Câu 18:
A. Na2CO3 và HCl —> NaCl + CO2 + H2O
B. NaOH và NH4Cl —> NaCl + NH3 + H2O
C. NaHCO3 và Ba(OH)2 —> BaCO3 + NaOH + H2O
D. Ca(OH)2 và HNO3 —> Ca(NO3)2 + H2O
Câu 20:

C6H12O6 —> 2C2H5OH + 2CO2
180……………………92
27.80%………………..m
—> mC2H5OH = 27.80%.92/180 = 11,04
—> V = 11,04/(0,8.46%) = 30 lít
Câu 21:
Fe3O4 + H2SO4 —> Fe2(SO4)3 + FeSO4 + H2O
Cu + Fe2(SO4)3 —> CuSO4 + FeSO4
Chất rắn không tan là Cu dư —> Muối trong dung dịch chỉ có FeSO4 và CuSO4
Câu 22:
A. Sai, Be không tan trong nước
B. Sai, H2SO4 đặc nóng dư hịa tan hết cả Fe và Cu
C. Sai, đó là khí CO2.
D. Đúng
Trang 5/4 – Mã đề 092


Câu 23:
nCO2 = 0,3; nH2O = 0,45
—> nHCl = nAmin = (nH2O – nCO2)/1,5 = 0,1
m muối = 0,3.12 + 0,45.2 + 0,1.14 + 0,1.36,5 = 9,55
Câu 24:
nFe3O4 = nAl2O3 = 0,015
—> nH2SO4 phản ứng = nH2O = 0,015.4 + 0,015.3 = 0,105
Bảo toàn khối lượng —> m muối = 13,41 gam
Câu 26:
nFe = 0,1; nFeCl3 = 0,02 —> nFeCl2 = 0,08
Bảo toàn Cl —> nHCl phản ứng = 0,22
Bảo toàn H: nHCl = 2nH2 + 2nH2O
—> nO = nH2O = 0,09

—> mX = mFe + mO = 7,04
Câu 27:
A. Sai, tơ axetat thuộc loại bán tổng hợp.
B. Sai, tristearin (C17H35COO)3C3H5 là chất béo no
C. Đúng
D. Sai, thu được một loại là glucozơ.
Câu 28:
Bảo toàn khối lượng —> nCO2 = 0,48
—> nX = (mX – mC – mH)/32 = 0,06
—> MX = 136: C8H8O2
X gồm các este của phenol (0,02 mol) và este của ancol (0,04 mol) (Bấm hệ nX, nNaOH để tính số mol)
Z gồm C6H5CH2OH (u) và CH3OH (v) —> u + v = 0,04
m tăng = 107u + 31v = 2
—> u = 0,01; v = 0,03
Bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH = m muối + mZ + mH2O
Với nH2O = 0,02 —> m muối = 8,96
Muối lớn nhất là C6H5COONa (0,03 mol)
—> %C6H5COONa = 48,21%
Câu 29:
A. Đúng
Trang 6/4 – Mã đề 092


B. Đúng, do tạo muối tan C6H5NH3Cl
C. Sai, thí nghiệm 1 có phản ứng thế Br vào nhân thơm.
D. Đúng, anilin đã nhận H+ nên nó là một bazơ.
Câu 30:
nOH- = nNO3- = 0,8
Bảo toàn khối lượng kim loại:
m + 0,2.56 + 0,1.64 = 5,6 + (31,6 – 0,8.17)

—> m = 6 gam
Câu 31:
(a) Fe3O4 + H2SO4 —> Fe2(SO4)3 + FeSO4 + H2O
(b) Cu(NO3)2 —> CuO + NO2 + O2
(c) Cu + H+ + NO3- —> Cu2+ + NO + H2O
(d) Gang bị oxi hóa
(e) CO2 + H2O + NaAlO2 —> Al(OH)3 + NaHCO3
Câu 32:
Số C = nCO2/nX = 2,5 —> X dạng C2,5Hy
C2,5Hy + (3,5 – 0,5y)Br2 —> C2,5HyBr7-y
nBr2 = 0,4 —> nX = 0,4/(3,5 – 0,5y)
—> MX = y + 30 = 14(3,5 – 0,5y)/0,4 —> y = 5
—> nH2O = 0,6y/2 = 1,5 —> mH2O = 27 gam
Câu 33:
Trừ Cu, cả 5 chất còn lại đều tác dụng được với dung dịch FeCl2:
Cl2 + FeCl2 —> FeCl3
NaOH + FeCl2 —> Fe(OH)2 + NaCl
H+ + NO3- + Fe2+ —> Fe3+ + NO + H2O
NH3 + H2O + FeCl2 —> Fe(OH)2 + NH4Cl
AgNO3 + FeCl2 —> Fe(NO3)3 + AgCl + Ag
Câu 34:
Tất cả đều đúng.
Câu 35:
X gồm K2CO3 và CaO; X + H2O tạo Y là CaCO3 và Z.
Mỗi phần Z chứa K2CO3 (a) và KOH (b)
Phần 1: nBaCO3 = a + b = 0,2
Phần 2: nHCl = 2a + b = 0,25
Trang 7/4 – Mã đề 092



—> a = 0,05; b = 0,15
Bảo toàn K —> nKHCO3 = 0,25
Bảo toàn Ca —> nCaCO3 ban đầu = nY = b/2 = 0,075
—> m = 2(0,25.100 + 0,075.100) = 65 gam

Câu 36:
Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là Ba(OH)2, Ca(HCO3)2:
NaHCO3 + Ba(OH)2 —> NaOH + BaCO3 + H2O
NaOH + Ca(HCO3)2 —> NaHCO3 + CaCO3 + H2O
NaHCO3 + Ba(OH)2 —> Na2CO3 + BaCO3 + H2O
Na2CO3 + Ca(HCO3)2 —> CaCO3 + NaHCO3
Câu 37:
Theo tỉ lệ phản ứng (1)(2) thì E đơn chức, F ba chức
—> E là C2H4O2 (HCOOCH3); X là HCOONa; Y là CH3OH
F là C6H8O6 (HCOO-CH2-COO-CH2-COO-CH3)
Z là HO-CH2-COONa
(a) Đúng
(b) Đúng
(c) Đúng: CH3OH + CO —> CH3COOH
(d) Sai
(e) Đúng: HCOOH (H2SO4 đặc) —> CO + H2O
Câu 38:
Phần 1: nAl tổng = nNaOH = 0,32
nH2 = 0,18 —> nAl dư = 0,12 —> nAl phản ứng = 0,2 —> nO = 0,3
Phần 2: nAl = 0,32x; nO = 0,3x và nFe = y
nH2SO4 = 2nSO2 + nO ⇔ 1,91 = 0,73.2 + 0,3x
—> x = 1,5
Bảo toàn electron: 3.0,32x + 3y = 2.0,3x + 0,73.2 + 0,014.5
—> y = 0,33
m oxit sắt = 0,3x.16 + 56y = 25,68

Phần 2 nhiều gấp 1,5 lần phần 1 —> m = 25,68 + 25,68/1,5 = 42,8 gam
Câu 39:
(a) Đúng
(b) Sai, Fe2+ khử được ion Ag+.
Trang 8/4 – Mã đề 092


(c) Đúng, do Ca(OH)2 gần bề mặt tác dụng với CO2 trong khơng khí tạo váng CaCO3.
(d) Đúng
(e) Đúng
Câu 40:
Đốt muối —> nCO2 = 0,85; nH2O = 0,75
nNaOH = 0,5 —> nNa2CO3 = 0,25
nC(muối) = nCO2 + nNa2CO3 = 1,1
Số C của muối = 1,1/0,5 = 2,2 —> CH3COONa (0,4) và C2H3COONa (0,1)
(Tính số mol ancol theo n muối và nC, sau đó bảo tồn H tìm ra số H của muối thứ hai)
nH2 = 0,3 —> mAncol = m bình tăng + mH2 = 18,5
M ancol = 74 —> nAncol = 0,25
Số O ancol = 0,3.2/0,25 = 2,4 —> Chọn ancol gồm A(OH)2 (0,15) và B(OH)3 (0,1)
mAncol = 0,15(A + 34) + 0,1(B + 51) = 18,5
—> 3A + 2B = 166
—> A = 28; B = 41 là nghiệm duy nhất.
Ancol gồm C2H4(OH)2 (0,15) và C3H5(OH)3 (0,1)
X là (CH3COO)2C2H4: 0,15 mol
Y là (CH3COO)(C2H3COO)C3H5-OH: 0,1 mol
—> %Y = 46,19%

Trang 9/4 – Mã đề 092




×