Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

64 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 2022 môn hóa học sở GDĐT hà tĩnh (lần 5 đề 1) (file word có lời giải) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.81 KB, 9 trang )

SỞ GDĐT HÀ TĨNH

ĐỀ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THƠNG LẦN 5

ĐỀ CHÍNH THỨC

NĂM HỌC 2021-2022

(Đề thi có 04 trang)

Mơn: HỐ HỌC

(40 câu trắc nghiệm)

Thời gian làm bài: 50 phút (khơng tính thời gian phát đề)
Mã đề 071

Cho ngun tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl =
35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Câu 41: Chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CO2.
B. CS2.
C. CH4.
D. Na2CO3.
Câu 42: Cho m gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hồn
tồn, thu được 4,48 lít H2 (đktc), dung dịch X và 2,0 gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 18,0.
B. 15,0.
C. 8,5.
D. 16,0.
Câu 43: Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được glixerol và


A. C17H35COONa.
B. C15H31COONa.
C. C17H33COONa.
D. C17H31COONa.
Câu 44: Cho dãy các dung dịch riêng biệt sau: NH2CH2COOH, NH4Cl, Na2CO3, NaCl, C6H5ONa,
CH3NH2. Sổ dung dịch có pH >7 là
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 45: Phân tích hợp chất hữu cơ X (C, H, O) người ta thu được kết quả % khối lượng: %C = 40,00%
và %H = 6,66%. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 30. Công thức phân tử X là
A. CH2O.
B. C3H6O2.
C. C2H4O2.
D. C2H4O2.
Câu 46: Thời gian trước đây, theo kinh nghiệm thâm canh lúa nước, sau mỗi mùa vụ, nhà nông thường
hay đốt đồng (đốt gốc rạ còn lại trên đồng lúa sau thu hoạch). Theo cách thức canh tác đó, mục đích chính
của việc đốt đồng là
A. cung cấp thêm cho cánh đồng ở mùa vụ sau một lượng đạm dưới dạng N2.
B. làm sạch phần lúa bị rơi rụng khi thu hoạch để chuẩn bị gieo giống mới.
C. cung cấp thêm cho cánh đồng ở mùa vụ sau một lượng kali dưới dạng K2CO3.
D. loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu cho cánh đồng để chuẩn bị mùa vụ mới.
Câu 47: Kim loại nào sau đây chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân?
A. Ca.
B. Fe.
C. Cu.
D. Ag.
Câu 48: Chất nào sau đây khơng có phản ứng tráng gương?
A. Glucozơ.

B. Saccarozơ.
C. Anđehit axetic.
D. Etyl fomat.
Câu 49: Thí nghiệm nào sau đây khơng sinh ra chất rắn?
A. Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
B. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
C. Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.
D. Cho Cu vào dung dịch AgNO3.
Câu 50: Chất nào sau đây là chất không điện li?
A. NH2CH2COOH.
B. CH3COOCH3.
C. C6H5ONa.
D. H2O.
Câu 51: Kim loại nào sau đây dẻo nhất?
A. Al.
B. Au.
C. Cu.
D. Fe.
Câu 52: Phát biểu nào dưới đây khơng đúng?
A. Bản chất của ăn mịn kim loại là q trình oxi hóa khử.
B. Ngun tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
Trang 1/4 – Mã đề 071


C. Ăn mịn hóa học phát sinh dịng điện.
D. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
Câu 53: Trên nhãn chai cồn y tế ghi “Cồn 70°". Cách ghi đó có ý nghĩa
A. Loại cồn nảy sơi ở 70°C.
B. Cứ 100 ml loại cồn này có 70 mol ancol etylic nguyên chất.
C. Trong chai cồn đó có 70 ml ancol etylic nguyên chất.

D. Cứ 100 ml loại cồn này có 70 ml ancol etylic nguyên chất.
Câu 54: Quặng boxit có cơng thức là?
A. Fe2O3.nH2O.
B. Al2O3.2H2O.
C. MgCO3.CaCO3.
D. 3NaF.AlF3.
Câu 55: Phương trình hóa học của phản ứng nào sau đây viết sai:
A. 2Fe +3Cl2 → 2FeCl3.
B. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2.
C. 2Fe + 6H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.
D. Fe + ZnSO4 → FeSO4 + Zn.
Câu 56: "Nước đá khô" được sử dụng để bảo quản thực phẩm, cơng thức hóa học của nước đá khô là
A. CO2.
B. CO.
C. H2O.
D. SO2.
Câu 57: Chất tan được trong nước tạo thành dung dịch kiềm là
A. MgO.
B. SO2.
C. Na2O.
D. NaCl.
Câu 58: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thành phần chính của bột ngọt là axit glutamic.
B. Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.
C. Dung dịch etylamin làm quỳ tím hóa xanh.
D. Anilin là một bazơ mạnh, làm quỳ tím hóa xanh.
Câu 59: Trong chất nào sau đây lưu huỳnh có số oxi hóa +4?.
A. K2S.
B. SO3.
C. Al2(SO4)3.

D. Na2SO3.
Câu 60: Tơ nào sau đây là tơ thiên nhiên?
A. Tơ nilon-6.
B. Tơ axetat.
C. Tơ tằm.
D. Tơ olon.
Câu 61: Cấu hình electron nguyên tử Na (Z = 11) là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1.
B. 1s2 2s2 2p6 3s2.
C. 1s2 2s2 2p6 3s1.
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1.
Câu 62: Cho 6,0 gam metyl fomat tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa m gam
muối. Giá trị của m là
A. 6,8.
B. 9,8.
C. 8,2.
D. 8,4.
Câu 63: Nhiệt phân Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là
A. Fe2O3.
B. Fe.
C. Fe3O4.
D. FeO.
Câu 64: Chất nào sau đây thuộc loại hợp chất amin?
A. CH3CH2NH2.
B. HOOCC3H5(NH2)COOH.
C. H2NCH2COOH.
D. CH3COONH4.
Câu 65: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ thu được 5,376 lít khí CO2 (đktc) và
4,14 gam H2O. Giá trị của m là
A. 5,22.

B. 10,44.
C. 7,02.
D. 8,64.
Câu 66: Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Hg.
B. Mg.
C. Ag.
D. Cu.
Câu 67: Cho 11,2 lít hỗn hợp X gồm axetilen và anđehit axetic (ở đktc) qua dung dịch AgNO3/NH3 dư.
Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 112,8 gam kết tủa. Dẫn lượng hỗn hợp X như trên qua dung dịch
Trang 2/4 – Mã đề 071


nước brom dư, khối lượng brom tham gia phản ứng là (giả sử lượng axetilen phản ứng với nước là không
đáng kể)
A. 112 gam.
B. 26,6 gam.
C. 90,6 gam.
D. 64 gam.
Câu 68: Etyl axetat có cơng thức cấu tạo là
A. CH3OOCC2H5.
B. C2H5COOCH3.
C. CH3COOCH3.
D. CH3COOC2H5.
Câu 69: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E gồm 2 este X, Y đơn chức, đồng phân, mạch hở, bằng một
lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 13,2 gam hỗn hợp 2 muối (Z) và 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol (chỉ
hơn kém nhau 1 nguyên tử C trong phân tử). Nung Z ngồi khơng khí thu 0,075 mol Na2CO3. Công thức
cấu tạo thu gọn của X, Y là
A. CH3COOCH2CH=CH2 và CH2=CHCOOC2H5.
B. CH2=CHCOOC2H5 và CH3COOCH=CHCH3.

C. HCOOCH2CH=CHCH3 và CH3COOCH2CH=CH2.
D. C2H5COOCH2CH=CH2 và CH3CH=CHCOOC2H5.
Câu 70: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 4 hợp chất hữu cơ: axit acrylic, metyl metacrylat, vinyl
nxetat và đimetyl oxalat rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa H2SO4 đặc, dư, bình 2 đựng dung
dịch Ba(OH)2 dư. Kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 thu được 98,5 gam kết
tủa. Giá trị của m là
A. 7,15.
B. 6,00.
C. 9,00.
D. 7,20.
Câu 71: Hỗn hợp X gồm Ba, BaO và Ba(OH)2 có tỉ lệ số mol tương ứng 1 : 2 : 3. Cho m gam X vào nước
thì thu được a lít dung dịch Y và V lít khí H2 (đktc). Hấp thụ 8V lít CO2 (đktc) vào a lít dung dịch Y đến
phản ứng xảy ra hồn tồn thì thu được 98,5 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 95,60.
B. 119,50.
C. 105,16.
D. 114,72.
Câu 72: Cho hỗn hợp E chứa bốn chất hữu cơ mạch hở gồm peptit X (cấu tạo từ hai amino axit có dạng
H2NCmH2mCOOH), este Y (CnH2n−12O6) và hai axit không no Z, T (Y, Z, T cùng số mol). Đun nóng 24,64
gam hỗn hợp E với dung dịch chứa 0,35 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được glixerol và a
gam hỗn hợp rắn M chỉ chứa 4 muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 24,64 gam E cần vừa đủ 1,12 mol O2,
thu được 0,96 mol CO2. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 43,80 gam.
B. 49,50 gam.
C. 41,90 gam.
D. 37,76 gam.
Câu 73: Hòa tan hết 15,84 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và MgCO3 trong dung dịch chứa 1,08 mol
NaHSO4 và 0,32 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối trung hịa có khối
lượng 149,16 gam và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ số khối với He bằng 11. Cho dung
dịch NaOH đến dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngồi khơng khí đến khối lượng không đổi, thu

được 13,6 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 20,0%.
B. 13,0%.
C. 12,0%.
D. 11,0%.
Câu 74: Cho este no, mạch hở, đa chức, có cơng thức CnHmO6. Quan hệ giữa n với m là
A. m = 2n.
B. m = 2n - 2.
C. m = 2n + 1.
D. m = 2n - 4.
Câu 75: Cho 7,2 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp HCl (dư) và KNO3 thu được dung dịch X
chứa m gam muối và 2,688 lít khí Y (đktc) gồm N2 và H2 có khối lượng 0,76 gam. Giá trị của m là
A. 28,50.
B. 44,40.
C. 30,50.
D. 34,68.
Câu 76: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4.
Bước 2: Sau khoảng 10 phút, quan sát màu của chiếc đinh sắt và màu của dung dịch.
Cho các nhận định sau:
(a) Đinh sắt bị phủ một lớp màu xanh lam.
(b) Màu xanh của dung dịch khơng thay đổi vì đó là màu của ion sunfat.
(c) Màu xanh của dung dịch nhạt dần vì nồng độ của ion Cu2+ trong dung dịch giảm dần.
(d) Khối lượng dung dịch tăng so với ban đầu.
Số nhận định đúng là:
Trang 3/4 – Mã đề 071


A. 1.
B. 2.

C. 3.
D. 4.
Câu 77: Cho các sơ đồ chuyển hóa theo đúng tỉ lệ mol:
(1) E (C9H12O4) + 2NaOH → X1 + X2 + X3
(2) X1 + 2HCl → Y + 2NaCl
(3) X2 + O2 (men giấm) → Z + H2O
(4) Z + X3 ⇔ T (C5H10O2) + H2O
Biết chất E là este mạch hở. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E có đồng phân hình học
(b) Trong thành phần nguyên tử của X1, chỉ có các nguyên tử của 3 nguyên tố
(c) Trong phân tử Y, số nguyên tử oxi gấp 2 lần số nguyên tử hiđro
(d) Có hai cơng thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X3
(e) Chất Z có thể được tạo thành từ CH3OH chỉ bằng 1 phản ứng hóa học
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 2.
C. 1.
D. 3.
Câu 78: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X gồm Fe và FexOy nung nóng. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 64 gam chất rắn Y trong ống sứ và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ
khối so với H2 là 20,4. Giá trị của m là
A. 65,6.
B. 72,0.
C. 70,4.
D. 66,5.
Câu 79: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử
chỉ có nhóm COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit khơng no (có đồng
phân hình học, chứa một liên kết đơi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung
dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản
ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hồn tồn 5,88

gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là
A. 29,25%.
B. 38,76%.
C. 40,82%.
D. 34,01%.
Câu 80: Hỗn hợp X gồm Na, Al và Fe, hỗn hợp Y gồm Al và kim loại R. Biết rằng khối lượng của Al có
trong X và Y bằng nhau, tổng khối lượng của Na và Fe trong X gấp hai lần khối lượng của R có trong Y.
Hịa tan hồn tồn lần lượt X, Y bằng lượng dư dung dịch H2SO4 lỗng thì cả 2 trường hợp đều thu được
V lít H2 (đktc). Kim loại R là
A. Ca.
B. Be.
C. Zn.
D. Mg.

Trang 4/4 – Mã đề 071


ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT
41C

42B

43A

44B

45C

46C


47A

48B

49A

50B

51B

52C

53D

54B

55D

56A

57C

58C

59D

60C

61C


62D

63A

64A

65C

66B

67A

68D

69A

70A

71B

72C

73B

74D

75D

76A


77A

78C

79D

80D

Câu 42:
Chỉ có Zn tan trong HCl
—> nZn = nH2 = 0,2
Chất rắn không tan là Cu (2 gam)
—> m = mZn + mCu = 15
Câu 44:
Có 3 chất có pH > 4 gồm Na2CO3, C6H5ONa, CH3NH2:
CO32- + H2O ⇌ HCO3- + OHC6H5O- + H2O ⇌ C6H5OH + OHCH3NH2 + H2O ⇌ CH3NH3+ + OHCâu 45:
MX = 60
Số C = 60.40%/12 = 2
Số H = 60.6,66%/1 = 4
—> X là C2H4O2
Câu 46:
Rơm rạ cháy để lại lượng tro chứa nhiều K2CO3 (đây là một loại phân kali).
—> Chọn C.
Câu 49:
A. Cu + Fe2(SO4)3 —> CuSO4 + FeSO4
B. NaOH + Ca(HCO3)2 —> CaCO3 + Na2CO3 + H2O
C. Na + H2O —> NaOH + H2
NaOH + CuSO4 —> Cu(OH)2 + Na2SO4
D. Cu + AgNO3 —> Cu(NO3)2 + Ag
Câu 53:

Độ rượu là phần trăm theo thể tích rượu nguyên chất trong dung dịch rượu.
—> Cồn 70° thì cứ 100 ml loại cồn này có 70 ml ancol etylic nguyên chất.
Trang 5/4 – Mã đề 071


Câu 58:
A. Sai, bột ngọt có thành phần chính là mono natri glutamat.
B. Sai, Lys có 2N (C6H14N2O2)
C. Đúng
D. Sai, anilin có tính bazơ rất yếu, khơng làm đổi màu quỳ tím.
Câu 62:
HCOOCH3 + KOH —> HCOOK + CH3OH
nHCOOK = nHCOOCH3 = 0,1 —> mHCOOK = 8,4 gam
Câu 65:
nC = nCO2 = 0,24
—> m = mC + mH2O = 7,02 gam
Câu 67:
Đặt a, b là số mol C2H2 và CH3CHO
nX = a + b = 0,5
m↓ = 240a + 108.2b = 112,8
—> a = 0,2 và b = 0,3
—> nBr2 = 2a + b = 0,7
—> mBr2 = 112
Câu 69:
nNa2CO3 = 0,075 —> nZ = nAncol = nNaOH = 0,15
M ancol = 7,8/0,15 = 52
Hai ancol chỉ hơn kém 1C —> C2H5OH và C3H5OH
Hai este đồng phân nên 2 muối cũng hơn kém 1C và 1 muối no, 1 muối có 1C=C
M muối = 88 —> CH3COONa và CH2=CHCOONa
—> CH3COOCH2CH=CH2 và CH2=CHCOOC2H5.

Câu 70:
Các chất là C3H4O2, C5H8O2, C4H6O2, C4H6O4
—> 2/3 < nH2O/nCO2 < 0,8
nCO2 = nBaCO3 = 0,5
—> 1/3 < nH2O < 0,4
—> 6 < mH2O < 7,2 —> Chọn A
Câu 71:
Trang 6/4 – Mã đề 071


X gồm nBa = x; nBaO = 2x và nBa(OH)2 = 3x —> Y chứa Ba(OH)2 = 6x
nCO2 = 8x; nBaCO3 = 0,5 —> nBa(HCO3)2 = 6x – 0,5
Bảo toàn C —> 8x = 0,5 + 2(6x – 0,5) —> x = 0,125
—> mX = 119,5 gam
Câu 72:
Dễ thấy phân tử Y có độ khơng no bằng 7 và Y được tạo ra từ 2 axit không no Z và T —> Z có k = 2, T
có k = 3 và Y chứa 2 gốc Z và 1 gốc T.
nY = nZ = nT = a mol
—> Quy đổi Y, Z, T thành Z (3a mol), T (2a mol), C3H5(OH)3 (a mol) và H2O.
Từ độ không no của Z, T và tỉ lệ mol như trên ta có cơng thức chung của Z, T là CnH2n-2,8O2 (5a mol)
Vậy quy đổi E thành:
CnH2n-2,8O2: 5a mol
C3H5(OH)3: a mol
CmH2m+1NO2: b mol
H2O:
nKOH = 5a + b = 0,35
nCO2 = 5na + mb + 3a = 0,96
nO2 = 5a(1,5n – 1,7) + b(1,5n – 0,75) + 3,5a = 1,12
—> a = 0,01; b = 0,3 và 5na + mb = 0,93
Muối gồm có CnH2n-3,8O2K (5a mol) và CmH2mNO2K (b mol)

—> m muối = 5a(14n + 67,2) + b(14m + 85)
⇔ m muối = 14(5na + mb) + 67,2.5a + 85b = 41,88
Câu 73:
MZ = 44 —> Z gồm CO2 và N2O
Bảo toàn khối lượng —> nH2O = 0,62
Bảo toàn H —> nNH4+ = 0,04
Dung dịch X chứa Al3+ (a), Mg2+ (b), NO3- (c), NH4+ (0,04), Na+ (1,08), SO42- (1,08)
Bảo tồn điện tích:
3a + 2b + 0,04 + 1,08 = 1,08.2 + c (1)
m muối = 27a + 24b + 62c + 18.0,04 + 23.1,08 + 96.1,08 = 149,16 (2)
nMgO = b = 13,6/40 (3)
(1)(2)(3) —> a = 0,16; b = 0,34; c = 0,12
Bảo toàn N —> nN2O = 0,08 —> nCO2 = nZ – nN2O = 0,04
—> nMgCO3 = 0,04
Bảo toàn Mg —> nMg = 0,3
Trang 7/4 – Mã đề 071


Bảo toàn electron: 2nMg + 3nAl = 8nN2O + 8nNH4+
—> nAl = 0,12
Bảo toàn Al —> nAl2O3 = 0,02 —> %Al2O3 = 12,88%
Câu 74:
Este no, mạch hở —> k = số chức = 6/2 = 3
—> m = 2n – 4
Câu 75:
Y gồm N2 (0,02) và H2 (0,1)
Bảo toàn electron: 2nMg = 10nN2 + 2nH2 + 8nNH4+
—> nNH4+ = 0,025
Bảo toàn N —> nKNO3 = 0,065
Muối gồm Mg2+ (0,3), K+ (0,065), NH4+ (0,025) —> Cl- (0,69)

—> m muối = 34,68
Câu 76:
(a) Sai, đinh sắt phủ lớp Cu màu đỏ.
(b) Sai, SO42- khơng màu, Cu2+ có màu xanh.
(c) Đúng
(d) Sai, khối lượng dung dịch giảm vì cứ 1 mol Fe tan (56 gam) thì tách ra 1 mol Cu (64 gam)
Câu 77:
(3) —> X2 là C2H5OH và Z là CH3COOH
(4) —> X3 là C3H7OH và T là CH3COOC3H7
(1) —> E là C2H5-OOC-C≡C-COO-C3H7
X1 là NaOOC-C≡C-COONa
Y là HOOC-C≡C-COOH
(a) Sai
(b) Đúng, X1 chứa C, O, Na
(c) Đúng
(d) Đúng: CH3-CH2-CH2OH và (CH3)2CHOH
(e) Đúng: CH3OH + CO —> CH3COOH
Câu 78:
Khí thốt ra gồm CO2 (0,4) và CO (0,1)
—> nO bị lấy = nCO2 = 0,4
—> mX = mY + mO bị lấy = 70,4
Trang 8/4 – Mã đề 071


Câu 79:
m ancol – mH2 = 2,48 → m ancol = 2,56, n ancol = 0,08 → ancol là CH3OH
Đặt công thức este là CnH2n+1COOCH3 a mol và CmH2m-1COOCH3 b mol
→ a + b = nCH3OH = 0,08
mhh = a(14n + 60) + b(14m + 58) = 5,88
nH2O = a(n + 2) + b(m + 1) = 0,22

→ a = 0,06 và b = 0,02 và na + mb = 0,08
→ 3n + m = 4
Vì axit khơng no có đồng phân hình học nên gốc ít nhất 3C. Vậy m = 3 và n = 1/3
→ %CH3-CH=CH-COOCH3 = 0,02.100/5,88 = 34,01%
Câu 80:
Tự chọn mR = 100 gam —> mFe + mNa = 200 gam
Kim loại R hóa trị r. Do H2 thu được ở 2 thí nghiệm là như nhau nên:
100r/R = nNa + 2nFe = mNa/23 + mFe/28
Xét vế phải:
mNa/28 + mFe/28 < Vế phải < mNa/23 + mFe/23
—> 200/28 < Vế phải < 200/23
—> 200/28 < 100r/R < 200/23
—> 11,5r < R < 14r
—> r = 2 và R = 24 là nghiệm duy nhất.
Vậy R là Mg

Trang 9/4 – Mã đề 071



×