Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

65 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 2022 môn hóa học THPT nguyễn bỉnh khiêm hải phòng (lần 3) (file word có lời giải) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.79 KB, 9 trang )

SỞ GDĐT HẢI PHÒNG

ĐỀ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THƠNG LẦN 3

THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

NĂM HỌC 2021-2022

(Đề thi có 04 trang)

Mơn: HỐ HỌC

(40 câu trắc nghiệm)

Thời gian làm bài: 50 phút (khơng tính thời gian phát đề)
Mã đề 074

Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl =
35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Câu 41: Để bảo ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào
mặt ngoài của ống thép những khối kim loại
A. Zn.
B. Cu.
C. Na.
D. Mg.
Câu 42: Chọn phát biểu đúng.
A. Ở nhiệt độ thường, tristearin là chất rắn, triolein là chất lỏng.
B. Trong phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3, glucozơ là chất oxi hoá.
C. Alanin tác dụng với nước brom tạo kết tủa màu trắng.
D. Để rửa ống nghiệm có dính anilin có thể tráng ống nghiệm bằng dung dịch NaOH.
Câu 43: Chất nào sau đây được dùng để khử chua cho đất?


A. NaOH.
B. KHSO4.
C. CaO.
D. CaSO4.
Câu 44: Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic và triglixerit X (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2). Đốt
cháy hoàn toàn m gam E cần và đủ 4,07 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng
hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 47,08 gam hỗn
hợp hai muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 74,98%.
B. 76,13%.
C. 75,57%.
D. 76,67%.
Câu 45: Kim loại nào sau đây không tan hết trong H2O dư?
A. Fe.
B. K.
C. Ba.
D. Na.
Câu 46: Cho 0,032 mol Ba vào dung dịch chứa 0,16 mol CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được kết tủa Y. Nung nóng Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá
trị của m là
A. 2,560.
B. 7,456.
C. 10,016.
D. 12,800.
Câu 47: Cho 9,88 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Ag, Fe và Mg vào 750 ml dung dịch CuSO4 0,1M.
Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 11,04 gam hỗn hợp kim loại Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch
H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 2,688 lít khí SO2 (đktc). Cho 800 ml dung dịch NaOH 0,2M vào Y, lọc
lấy kết tủa rửa sạch, nung trong khơng khí đến khối lượng không đổi, thu được 5,0 gam chất rắn. Phần
trăm khối lượng của Ag trong X là
A. 21.

B. 30.
C. 65.
D. 85.
Câu 48: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
A. Na.
B. Hg.
C. Cr.
D. Ag.
Câu 49: Cho a mol este E đơn chức tác dụng vừa đủ với 16 gam dung dịch NaOH 10%, thu được 18,40
gam dung dịch G chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 3,84.
B. 2,72.
C. 4,44.
D. 4,80.
Câu 50: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch Br2?
A. Tristearin.
B. Triolein.
C. Axit stearic.
D. Tripanmitin.
Câu 51: Hỗn hợp E gồm hai este no, mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol; MX < MY <
246). Đốt cháy hoàn toàn 9,38 gam E thu được 0,32 mol CO2 và 0,21 mol H2O. Thủy phân hoàn toàn
9,38 gam E bằng dung dịch NaOH, thu được một ancol Z và hỗn hợp T gồm các muối của axit
Trang 1/4 – Mã đề 074


cacboxylic. Đốt cháy toàn bộ T, thu được H2O, Na2CO3 và 0,08 mol CO2. Số nguyên tử hiđro trong phân
tử Y là
A. 6.
B. 10.
C. 8.

D. 12.
Câu 52: Cho các kim loại sau: Na, Fe, Cu, Ca, K và Mg. Số kim loại có thể điều chế bằng phương pháp
nhiệt luyện là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 53: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là
A. phản ứng trung hịa.
B. phản ứng xà phịng hóa.
C. phản ứng hiđrat hóa.
D. phản ứng este hóa.
Câu 54: Phân tử khối của Gly-Ala-Ala là
A. 199.
B. 253.
C. 181.
D. 217.
Câu 55: Ở nhiệt độ cao, Al(OH)3 bị phân hủy thành
A. H2O và Al.
B. H2O và Al2O3.
C. O2 và AlH3.
D. H2 và Al2O3.
Câu 56: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được khí H2 ở catot.
(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu.
(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mịn điện hóa.
(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
(e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl.
(f) Hỗn hợp đồng số mol của Al và Na tan hoàn toàn trong nước dư.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 57: X và Y là hai chất hữu cơ có cùng cơng thức phân tử C6H13NO4. Khi X tác dụng với dung dịch
NaOH vừa đủ đun nóng thì thu được amin Z; ancol đơn chức T và dung dịch muối của axit cacboxylic E
(Z, T, E đều có cùng số nguyên tử cacbon). Lấy m gam X, Y tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch
NaOH 1M đun nóng, sau phản ứng hồn tồn thu được 13,5 gam Z; 9,2 gam T và dung dịch Q gồm 3
chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon. Cô cạn dung dịch Q thu được a gam chất rắn M. Phần trăm
khối lượng của chất có phân tử khối bé nhất trong M là
A. 16,33%.
B. 9,15%.
C. 59,82%.
D. 18,30%.
Câu 58: Trong công nghiệp, kim loại Mg được điều chế bằng phương pháp
A. nhiệt luyện.
B. điện phân dung dịch.
C. điện phân nóng chảy.
D. thủy luyện.
Câu 59: Lên men 66 kg nước rỉ đường (chứa 25% saccarozơ) thành ancol etylic với hiệu suất 60%. Toàn
bộ lượng ancol etylic thu được pha thành V lít rượu 40° (khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml).
Biết quá trình lên men chỉ xảy ra phản ứng: C12H22O11 + H2O → 4C2H5OH + 4CO2. Giá trị của V gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 27,7.
B. 13,3.
C. 16,6.
D. 8,3.
Câu 60: Hỗn hợp X gồm Na2O và Al có tỉ lệ mol 2 : 1. Hoà tan hoàn toàn X vào nước, thu được dung
dịch Y và khí H2. Các chất tan có trong Y là
A. NaOH và Al(OH)3.

B. NaOH và Al2O3.
C. NaOH và NaAlO2.
D. Na và NaAlO2.
Câu 61: Al(OH)3 không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. HCl.
B. NaOH.
C. H2SO4.
D. CaCl2.
Câu 62: Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại M, thu được 4,8 gam kim loại M ở catot và 4,48
lít khí ở anot. Kim loại M là
A. Mg.
B. Ca.
C. K.
D. Na.
Câu 63: Glixerol là hợp chất nào sau đây?
Trang 2/4 – Mã đề 074


A. C3H7OH.
B. C3H5(OH)3.
C. C3H6(OH)2.
D. CH3OH.
Câu 64: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc II?
A. (CH3)2N.
B. CH3CH(NH2)CH3.
C. CH3NH2.
D. (CH3)2NH.
Câu 65: Công thức phân tử của saccarozơ là
A. C12H22O11.
B. C6H12O6.

C. C11H22O11.
D. C6H10O5.
Câu 66: Chất nào sau đây là este?
A. CH3COOH.
B. CH3COONa.
C. C2H5OH.
D. CH3COOC2H5.
Câu 67: Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp Cu, Fe3O4 có số mol bằng nhau tan hết trong lượng nước dư.
(b) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa hai muối.
(c) Cho FeCl2 vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 (loãng) thấy có khí bay ra.
(d) Cho Mg tác dụng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kim loại Fe.
(e) Đốt lá sắt trong khí Cl2 xảy ra sự ăn mịn điện hóa.
(g) Đun nóng có thể làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 68: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu hồng?
A. Glu.
B. Etylamin.
C. Lys.
D. Ala.
Câu 69: Amino axit X chứa 1 nhóm COOH và 2 nhóm NH2. Cho 0,1 mol X tác dụng hết với 270ml dung
dịch NaOH 0,5M, cô cạn thu được 15,4g chất rắn. Cơng thức phân tử có thể có của X là?
A. C4H10N2O2.
B. C5H12N2O2.
C. C5H10NO2.
D. C3H9NO4.

Câu 70: Cho 1,5 gam glyxin tác dụng với 10 ml dung dịch KOH 1,5M, thu được dung dịch X. Làm bay
hơi cẩn thận X, thu được tối đa m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 2,070.
B. 1,695.
C. 1,830.
D. 1,455.
Câu 71: PVC là chất vơ định hình, có tính cách điện nên được sử dụng làm vỏ bọc dây dẫn điện. PVC là
tên viết tắt của
A. Poli(etylen terephtalat).
B. Poli(vinyl clorua).
C. Poli(hexametylen adipamit).
D. Poliacrilonitrin.
Câu 72: Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để
hịa tan hồn tồn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là
A. 375.
B. 600.
C. 300.
D. 400.
Câu 73: Kim loại nào sau đây được dùng chế tạo tế bào quang điện?
A. K.
B. Na.
C. Li.
D. Cs.
Câu 74: Có 4 dung dịch: X (NaOH 1M và Na2CO3 1M); Y (Na2CO3 1M); Z (NaHCO3 1M); T
(Ba(HCO3)2 1M) được kí hiệu ngẫu nhiên là (a), (b), (c), (d). Thực hiện các thí nghiệm: Cho từ từ 10 ml
thể tích dung dịch thuốc thử vào 10 ml thể tích các dung dịch (a), (b), (c), (d), thu được kết quả như sau:
Thuốc thử

(a)


(b)

(c)

(d)

dd HCl 1M

có khí

đồng nhất

đồng nhất

có khí

dd H2SO4 1M

có khí và kết tủa

có khí

đồng nhất

có khí

Dung dịch (b) là
A. X.
B. Y.
C. Z.

D. T.
Câu 75: Chất nào say đây bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng, dư?
A. MgO.
B. Al2O3.
C. CuO.
D. FeO.
Trang 3/4 – Mã đề 074


Câu 76: Trong các ion sau, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Na+.
B. Cu2+.
C. Ag+.
D. Fe3+.
Câu 77: Hịa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na2O trong một lượng nước dư thu
được dung dịch Y và 2,24 lít khí. Sục từ từ CO2 vào dung dịch Y ta thấy mối quan hệ giữa thể tích V của
CO2 và khối lượng a của kết tủa như bảng sau:
V (lít, đktc)

2,24

4,48

11,2

a (gam)

x

1,5x


x

Giá trị của m gần nhất với gí trị nào sau đây?
A. 31.
B. 38.
C. 32.
D. 30.
Câu 78: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng hỗn hợp
A. axit terephtalic và hexametylendiamin.
B. axit ađipic và hexametylendiamin.
C. axit adipic và etylen glicol.
D. axit terephtalic và etylen glicol.
Câu 79: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng thạch cao sống. Công thức của thạch cao sống là
A. CaSO4.H2O.
B. CaCO3.
C. CaSO4.2H2O.
D. CaSO4.
Câu 80: Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. Số chất bị thuỷ phân trong
môi trường axit là
A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 3.

Trang 4/4 – Mã đề 074


ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT
41A


42A

43C

44B

45A

46C

47C

48D

49B

50B

51B

52B

53B

54D

55B

56D


57D

58C

59C

60C

61D

62A

63B

64D

65A

66D

67B

68A

69A

70A

71B


72C

73D

74B

75D

76C

77A

78B

79C

80D

Câu 41:
Người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại Zn vì khi đó sẽ xảy ra hiện tượng ăn mịn
điện hóa, Zn là cực âm và bị ăn mịn, ống thép là cực dương, được bảo vệ.
Khơng dùng Mg vì giá thành cao, Mg lại quá mạnh nên bị ăn mòn rất nhanh và chu kỳ thay thế sẽ rút
ngắn. Khơng dùng Na vì kim loại này khơng tồn tại lâu ngồi mơi trường.
Câu 42:
A. Đúng, tristearin là chất béo no, thể rắn, triolein là chất béo không no, thể lỏng điều kiện thường.
B. Sai, glucozơ là chất khử, Ag+ là chất oxi hóa
C. Sai, alanin khơng phản ứng với Br2
D. Sai, phải dùng dung dịch HCl để tráng ống vì tạo muối tan C6H5NH3Cl dễ bị rửa trơi.
Câu 43:

Dùng CaO để khử chua vì giá thành rẻ, an tồn cho người dùng hơn NaOH.
Câu 44:
E gồm X (x mol) và axit (tổng x mol)
—> n muối tổng = 4x và nC3H5(OH)3 = x
Muối gồm C15H31COONa (y) và C17H33COONa (z)
—> 4x = y + z (1)
m muối = 278y + 304z = 47,08 (2)
nO2 đốt E = nO2 đốt muối + nO2 đốt C3H5(OH)2
⇔ 4,07 = 23y + 25,5z + 3,5x (3)
(1)(2)(3) —> x = 0,04; y = 0,06; z = 0,1
Các axit trong E là: C17H33COOH (0,02); C15H31COOH (0,02)
—> Phần muối tạo ra từ X gồm C17H33COONa (z – 0,02 = 0,08) và C15H31COONa (y – 0,02 = 0,04)
—> X là (C15H31COO)(C17H33COO)2C3H5 (0,04)
—> %X = 76,13%
Câu 46:
nBa(OH)2 = nBa = 0,032 —> Kết tủa gồm BaSO4 (0,032) và Cu(OH)2 (0,032)
Khi nung kết tủa thì chất rắn cịn lại chứa BaSO4 (0,032) và CuO (0,032)
Trang 5/4 – Mã đề 074


—> m rắn = 10,016
Câu 47:
nCuSO4 = 0,075; nNaOH = 0,16 > 2nSO42- nên NaOH dư.
Y chứa Cu2+ (a ≥ 0), Fe2+ (b ≥ 0), Mg2+ (c)
Bảo tồn điện tích —> a + b + c = 0,075
m rắn = 80a + 160b/2 + 40c = 5
mZ = 9,88 – 56b – 24c + 64(b + c) = 11,04
—> a = 0,03; b = 0,02 và c = 0,025
Z gồm Ag (x mol), Fe dư (y mol) và Cu (b + c = 0,045)
mZ = 108x + 56y + 0,045.64 = 11,04

Bảo toàn electron: x + 3y + 0,045.2 = 0,12.2
—> x = 0,06; y = 0,03
—> %Ag = 108x/9,88 = 65,59%
Câu 49:
mE = mG – mddNaOH = 2,4
nNaOH = 16.10%/40 = 0,04
Nếu E mạch hở —> nE = 0,04
—> ME = 60 —> E là HCOOCH3
Muối là HCOONa (0,04) —> m muối = 2,72 gam
Nếu E là este của phenol —> nE = 0,02
—> ME = 120: Loại, vì chất nhỏ nhất là HCOOC6H5 có M = 122.
Câu 51:
nO(E) = (mE – mC – mH)/16 = 0,32
Dễ thấy E có nC = nO và ME < 246 nên E chứa các chất dạng C2H4O2, C4H6O4, C8H10O8.
Sản phẩm thủy phân chỉ có 1 ancol và hỗn hợp muối nên:
TH1: E gồm HCOOCH3 (a) và (COOCH3)2 (b)
nCO2 = 2a + 4b = 0,32
mE = 60a + 118b = 9,38
Vô nghiệm, loại.
TH2: E gồm (HCOO)2C2H4 (a) và HCOO-CH2-CH2-OOC-COO-CH2-CH2-OOC-H (b)
nCO2 = 4a + 8b = 0,32
mE = 118a + 234b = 9,38
—> a = 0,02; b = 0,03: Thỏa mãn
Vậy Y có 10H.
Trang 6/4 – Mã đề 074


Câu 52:
Phương pháp nhiệt luyện điều chế được các kim loại đứng sau Al —> Có 2 kim loại thỏa mãn là Fe, Cu
Câu 54:

M = 75 + 89.2 – 18.2 = 217
Câu 56:
(a) Đúng
(b) Sai, thu được Al2O3 và Cu
(c) Đúng, điện cực Zn-Cu
(d) Đúng
(e) Đúng: FeCl2 + AgNO3 dư —> Fe(NO3)3 + AgCl + Ag
(f) Đúng: Na + Al + 2H2O —> NaAlO2 + 2H2
Câu 57:
Z, T, E cùng C nên mỗi chất 2C
—> X là C2H5-OOC-COO-NH3C2H5
nNaOH = 0,6; nC2H5NH2 = 0,3 và nC2H5OH = 0,2
Dung dịch Q chứa 3 chất cùng C (trong đó phải có (COONa)2) nên các chất đều 2C
Do nC2H5NH2 > nC2H5OH nên C2H5NH2 còn sinh ra từ Y.
—> Y là CH3COO-CH2-COO-NH3C2H5
—> nX = 0,2 và nY = 0,1
Q gồm (COONa)2 (0,2), CH3COONa (0,1) và HO-CH2-COONa (0,1)
—> %CH3COONa = 18,30%
Câu 59:
C12H22O11 + H2O → 4C2H5OH + 4CO2
342…………………………..4.46
66.25%………………………..m
—> mC2H5OH thực tế = 60%.66.25%.4.46/342 = 5,3263 kg
—> V rượu = 5,3263/(0,8.40%) = 16,6 lít
Câu 60:
Na2O + 2H2O —> 2NaOH
Al + NaOH + H2O —> NaAlO2 + 1,5H2
—> Y chứa NaAlO2 và NaOH dư.
Câu 62:
Trang 7/4 – Mã đề 074



nCl2 = 0,2. Kim loại M hóa trị x:
4,8x/M = 0,2.2 —> M = 12x
—> x = 2, M = 24: Mg
Câu 67:
(a) Sai, không tan trong H2O
(b) Sai, thu được dung dịch chứa 3 muối: CuCl2, FeCl2, FeCl3 dư
(c) Đúng:
Cl- + H+ + MnO4- —> Cl2 + Mn2+ + H2O
Fe2+ + H+ + MnO4- —> Fe3+ + Mn2+ + H2O
(d) Sai: Mg + FeCl3 dư —> MgCl2 + FeCl2
(e) Sai, ăn mịn hóa học
(g) Sai, đun nóng chỉ làm mềm được nước cứng tạm thời.
Câu 69:
X dạng (NH2)2R-COOH
nNaOH = 0,135
Chất rắn gồm (NH2)2R-COONa (0,1) và NaOH dư (0,035)
—> m rắn = 0,1(R + 99) + 0,035.40 = 15,4
—> R = 41 (C3h5)
X là (NH2)2C3H5-COOH hay C4H10N2O2
Câu 70:
nGly = 0,02; nKOH = 0,015 —> nH2O = 0,015
m rắn = mGly + mKOH – mH2O = 2,07
Câu 72:
nAl = 0,1 và nFeO = 0,15
Y + H2SO4 —> Al3+ (0,1), Fe2+ (0,15), bảo tồn điện tích —> nSO42- = 0,3
—> V = 300 ml
Câu 74:
Các chất có cùng thể tích và cùng nồng độ nên số mol bằng nhau, tự chọn 1 mol mỗi chất.

Z và T sẽ tạo khí ngay, bất kể lượng axit ít hay nhiều —> Z và T là (a), (d)
Vậy (b) là X hoặc Y.
(b) đồng nhất với HCl, tạo khí với H2SO4 —> (b) là Y:
Với HCl chỉ có 1 mol H+ nên khơng có khí:
CO32- + H+ —> HCO3Trang 8/4 – Mã đề 074


Với H2SO4 có 2 mol H+ nên có khí:
CO32- + H+ —> HCO3HCO3- + H+ —> CO2 + H2O
Câu 75:
FeO bị oxi hóa thành Fe3+ khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng, dư:
3FeO + 10HNO3 —> 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Câu 77:
Khi nCO2 = 0,1 thì Ba2+ chưa kết tủa hết —> nBaCO3 = 0,1
Khi nCO2 = 0,2 thì nBaCO3 = 0,15
Nếu thời điểm nCO2 = 0,2 thì kết tủa đã bị hịa tan thì 0,3 mol CO2 tiếp sau cũng dùng để hịa tan kết tủa
—> Vơ lí vì kết tủa chỉ cịn 0,15 mol.
—> nBaCO3 max = 0,15
Khi nCO2 = 0,5
nBa(HCO3)2 = 0,15 – 0,1 = 0,05, bảo toàn C —> nNaHCO3 = 0,3
—> X gồm Na (0,3), Ba (0,15) và O
Bảo toàn electron: nNa + 2nBa = 2nO + 2nH2
—> nO = 0,2
—> mX = 30,65
Câu 78:
Tơ nilon-6,6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng hỗn hợp axit ađipic và hexametylendiamin:
nHOOC-(CH2)4-COOH + nNH2-(CH2)6-NH2 —> (-OC-(CH2)4-CONH-(CH2)6-NH-)n + 2nH2O
Câu 80:
Trừ glucozơ, fructozơ là các monosaccarit nên không bị thủy phân, 3 chất còn lại đều bị thuỷ phân trong
môi trường axit.


Trang 9/4 – Mã đề 074



×