Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

76 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 2022 môn hóa học sở GDĐT phú thọ (lần 1) (file word có lời giải) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.94 KB, 11 trang )

SỞ GDĐT PHÚ THỌ

ĐỀ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THƠNG LẦN 1

ĐỀ CHÍNH THỨC

NĂM HỌC 2021-2022

(Đề thi có 04 trang)

Mơn: HỐ HỌC

(40 câu trắc nghiệm)

Thời gian làm bài: 50 phút (khơng tính thời gian phát đề)
Mã đề 083

Cho ngun tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl =
35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
Câu 41: Trong thực tế không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?
A. Gắn tấm thiếc với kim loại sắt.
B. Tráng kẽm lên bề mặt sắt.
C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.
D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt.
Câu 42: Phèn chua không có ứng dụng trong q trình nào sau đây?
A. Sản xuất giấy.
B. Làm trong nước.
C. Nhuộm vải.
D. Tẩy trắng.
Câu 43: Chất nào sau đây có thành phần chính là trieste của glixerol với axit béo?
A. Bột gạo.


B. Tơ tằm.
C. Mỡ bị.
D. Sợi bơng.
Câu 44: Cho hỗn hợp Fe, Mg vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được dung dịch X và 1 kim loại Y.
Kim loại Y là:
A. Ag.
B. Fe.
C. Cu.
D. Mg.
Câu 45: Axit amino axetic tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. Na2SO4.
B. NaCl.
C. NaOH.
D. NaNO3.
Câu 46: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. Anilin.
B. Glyxin.
C. Etylamin.
D. Valin.
Câu 47: Este C2H5COOC2H5 có tên gọi là:
A. Etyl fomat.
B. Etyl propionat.
C. Vinyl propionat.
D. Etyl axetat.
Câu 48: Cho kim loại M vào dung dịch CuSO4 dư, thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng. Kim
loại M là:
A. Zn.
B. Fe.
C. K.
D. Mg.

2+
Câu 49: Ion kim loại nào sau đây oxi hóa được ion Fe ?
A. Ag+.
B. Cu2+.
C. Zn2+.
D. K+.
Câu 50: Chất nào sau đây dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh?
A. CaSO4.
B. MgCO3.
C. FeCO3.
D. CaCO3.
Câu 51: Kim loại natri cháy trong khí oxi khơ tạo ra natri peoxit. Cơng thức của natri peoxit là:
A. Na2O.
B. Na2O2.
C. NaOH.
D. Na2CO3.
Câu 52: Saccarozơ thuộc loại:
A. Polisaccarit.
B. Đisaccarit.
C. Đa chức.
D. Monosaccarit.
Câu 53: Phản ứng nào sau đây giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang đá vôi?
A. CaO + H2O → Ca(OH)2.
B. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
C. CaO + CO2 → CaCO3.
D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
Câu 54: Các kim loại đều dễ rèn, dễ rát mỏng, dễ kéo thành sợi. là nhờ vào tính chất nào sau đây?
A. Tính dẫn nhiệt.
B. Tính dẫn điện.
C. Tính dẻo.

D. Ánh kim.
Câu 55: Nhôm hiđroxit không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. NaOH.
B. H2SO4.
C. Na2SO4.
D. HCl.
Câu 56: Để điều chế Ag trực tiếp từ AgNO3 người ta không dùng phương pháp nào sau đây?
Trang 1/4 – Mã đề 083


A. Điện phân nóng chảy.
B. Điện phân dung dịch.
C. Thủy luyện.
D. Nhiệt luyện.
Câu 57: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?
A. Tơ xenlulozơ axetat. B. Tơ visco.
C. Tơ tằm.
D. Tơ nilon-6,6.
Câu 58: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cao su buna có tính đàn hồi hơn cao su thiên nhiên.
B. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
C. Poli(vinyl clorua) là polime được sử dụng làm cao su.
D. Tơ nilon-6 thuộc loại tơ nhân tạo.
Câu 59: Cho X và Y là hai cacbohiđrat. Biết X là chất rắn, ở dạng bột vơ định hình, màu trắng, khơng tan
trong nước lạnh. Còn Y là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều lồi thực vật, có nhiều nhất trong cây
mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Tên gọi của X, Y lần lượt là:
A. Tinh bột và glucozơ.
B. Tinh bột và saccarozơ.
C. Saccarozơ và fructozơ.
D. Xenlulozơ và saccarozơ.

Câu 60: Cho kim loại X vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn Y. Cho Y
vào dung dịch HCl dư, thấy tan một phần. Kim loại X là:
A. Ba.
B. Na.
C. Al.
D. Mg.
Câu 61: Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 62: Khi trời sấm chớp mưa rào, trong khơng khí xảy ra các phản ứng hóa học tạo thành các sản
phẩm theo nước mưa rơi xuống, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng có tác dụng như một loại phân
bón nào dưới đây?
A. Đạm nitrat.
B. Phân lân.
C. Phân kali.
D. Đạm amoni.
Câu 63: Trong các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,1M, dung dịch dẫn điện tốt nhất là:
A. CH3COOH.
B. KCl.
C. K2SO4.
D. NH3.
Câu 64: Thủy phân hoàn toàn este X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được natri axetat và etanol.
Cơng thức của X là:
A. CH3COOC2H3.
B. CH3COOC2H5.
C. C2H3COOCH3.
D. C2H5COOCH3.
Câu 65: Cho các phát biểu sau:

(a) Q trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể người có xảy ra phản ứng thủy phân.
(b) Các loại tơ được cấu tạo từ các phân tử có liên kết amit thì kém bền trong mơi trường axit và bazơ.
(c) Glucozơ là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm.
(d) Khi cho axit, bazơ hoặc một số muối vào dung dịch lịng trắng trứng xảy ra sự đơng tụ protein.
(e) Dùng giấm ăn hoặc chanh khử được mùi tanh trong cá do amin gây ra.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 66: Thực hiện các sơ đồ phản ứng sau:
(a) X1 + X2 dư → X3 + X4↓ + H2O.
(b) X1 + X3 → X5 + H2O.
(c) X2 + X5 → X4 + 2X3.
(d) X4 + X6 → BaSO4 + CO2 + H2O.
Biết các chất phản ứng theo đúng tỉ lệ mol. Các chất X2 và X6 thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là:
A. KOH và H2SO4.
B. Ba(OH)2 và HCl.
C. Ca(HCO3)2 và Na2SO4.
D. Ba(HCO3)2 và H2SO4.
Câu 67: Hòa tan 8,96 gam đơn chất X trong m gam dung dịch HNO3 63% (lấy dư), thu được 1,68 mol
khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của HNO3) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch chứa 0,24
Trang 2/4 – Mã đề 083


mol NaOH và 0,4 mol KOH, thu được dung dịch chỉ chứa 68,08 gam muối. Biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 151,2.
B. 168,0.
C. 126,0.

D. 157,5.
Câu 68: Dẫn 0,3 mol CO qua m gam hỗn hợp gồm CuO và MgO (tỉ lệ mol 1 : 1) nung nóng, thu được
hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 20,4. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 14,4.
B. 28,8.
C. 18,0.
D. 19,2.
Câu 69: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho AgNO3 dư vào dung dịch hỗn hợp Fe(NO3)3 và HCl.
(b) Điện phân (có màng ngăn) đung dịch MgCl2.
(c) Cho một mẩu kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
(d) Cho một ít urê vào nước vơi trong, đun nóng.
(e) Đun sơi nước có tính cùng tồn phần.
Sau khi phản ứng xảy ra hồn tồn, số thí nghiệm vừa thốt khí, vừa tạo thành kết tủa là:
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 70: Nung nóng m gam hỗn hợp Al2O3 và BaCO3 cho tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết X vào nước dư, thu được dung dịch Y chỉ có một chất tan. Sục từ từ
khí CO2 đến dư vào Y, thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 5,375.
B. 7,465.
C. 6,015.
D. 4,485.
Câu 71: Người ta sản xuất rượu vang từ nho với hiệu suất 95%. Biết trong loại nho này chứa 60%
glucozơ (còn lại là các chất không bị lên men thành ancol etylic), khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8
g/ml. Để sản xuất 100 lít rượu vang 10° cần khối lượng nho là:
A. 26,09 kg.
B. 27,46 kg.

C. 20,59 kg.
D. 10,29 kg.
Câu 72: Cho 0,02 mol glyxin tác dụng với 300 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Để tác dụng
hết với các chất trong X cần vừa đủ V lít dung dịch NaOH 1M được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y
được m gam chất rắn khan. Giá trị m và V lần lượt là:
A. 19,05 và 0,16.
B. 23,45 và 0,24.
C. 20,15 và 0,48.
D. 19,49 và 0,32.
Câu 73: Hỗn hợp khí X gồm trimetyl amin và hai hiđrocacbon mạch hở, đồng đẳng liên tiếp (số mol của
trimetyl amin lớn hơn tổng số mol của hai hiđrocacbon). Đốt cháy hoàn toàn 50ml X bằng một lượng oxi
vừa đủ, thu được 375 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn tồn bộ Y đi qua dung dịch H2SO4 đặc (dư), thể
tích khí cịn lại 175 ml. Các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện. Phần trăm thể tích của hiđrocacbon
có phân tử khối nhỏ hơn trong X là:
A. 12,5%.
B. 15,0%.
C. 20,0%.
D. 20,5%.
Câu 74: Thủy phân hoàn toàn chất hữu cơ E (C9H16O4, chứa hai chức este) bằng dung dịch NaOH, thu
được sản phẩm gồm ancol X và hai chất hữu cơ Y, Z. Biết Y chứa 3 nguyên tử cacbon và MX < MY < MZ.
Cho Z tác dụng với dung dịch HCl (loãng, dư), thu được hợp chất hữu cơ T (C3H6O3). Cho các phát biểu
sau:
(a) Khi cho a mol T tác dụng với Na dư, thu được a mol H2.
(b) Có 4 cơng thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của E.
(c) Ancol X là propan-1,2-điol.
(d) Khối lượng mol của Z là 96 gam/mol.
Số phát biểu đúng là:
A. 4.
B. 2.
C. 1.

D. 3.
Câu 75: Cho m gam hỗn hợp gồm Mg, Fe và Cu vào 200 ml dung dịch chứa FeCl3 0,8M và CuCl2 0,1M.
Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và 11,84 gam rắn Y gồm 2 kim loại. Cho dung dịch
AgNO3 dư vào X, thu được 87,58 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 11,68.
B. 11,52.
C. 13,92.
D. 13,52.
Câu 76: Cho chất hữu cơ X no, mạch hở (phân tử chứa các nhóm -OH; -COO-; -COOH; -CH2-; khơng có
nhóm khác). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một sản phẩm
Trang 3/4 – Mã đề 083


hữu cơ Y duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 0,9 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Cho các phát
biểu sau:
(a) Khối lượng của phân tử X là 234.
(b) Đốt cháy hoàn toàn X, thu được số mol CO2 bằng số mol O2 đã phản ứng.
(c) Khối lượng của Y thu được là 33,6 gam.
(d) Phần trăm khối lượng nguyên tố oxi trong Y là 42,86%.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 77: Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo với 200 ml dung dịch NaOH 1M
(vừa đủ), thu được glixerol và hỗn hợp muối Y. Hiđro hóa hồn tồn Y cần vừa đủ 0,1 mol H2 chỉ thu
được muối natri panmitat. Đốt cháy 0,07 mol E thu được 1,645 mol CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Giá trị của m là :
A. 50,16.
B. 55,38.

C. 54,56.
D. 52,14.
Câu 78: Hỗn hợp X gồm etilen, axetilen và hiđro. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X, thu được số mol CO2
bằng số mol H2O. Mặt khác, dẫn V lít X qua Ni nung nóng thu được 0,8V lít hỗn hợp Y. Cho Y vào dung
dịch brom dư thì có 32 gam brom đã phản ứng (các thể tích khí đều đo ở đktc). Giá trị của V là:
A. 8,96.
B. 6,72.
C. 11,2.
D. 5,6.
Câu 79: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y và Z, trong đó có một este hai chức và hai este đơn chức;
MX < MY < MZ. Đốt cháy hết 27,26 gam E cần vừa đủ 1,195 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Mặt
khác, thủy phân hoàn toàn 27,26 gam E trong dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp các muối của axit
cacboxylic no và 14,96 gam hỗn hợp hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Khối lượng của Y trong
27,26 gam E là:
A. 7,88 gam.
B. 2,64 gam.
C. 3,06 gam.
D. 3,96 gam.
Câu 80: Cho m gam X gồm Fe, Fe3O4, Mg và MgO. Hòa tan hết m gam X vào dung dịch H2SO4 đặc,
nóng (dư 20% so với lượng phản ứng), thu được dung dịch Y và 0,06 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất
của H2SO4). Cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa Z. Nung Z trong khơng khí đến
khối lượng khơng đổi, thu được 78,704 gam chất rắn. Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng 89,4 gam
dung dịch HCl 15,52%, thu được 0,02 mol H2 và dung dịch E chỉ chứa các muối. Nồng độ phần trăm của
FeCl2 trong E là:
A. 19,50%.
B. 15,24%.
C. 6,50%.
D. 10,16%.

Trang 4/4 – Mã đề 083



ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT
41A

42D

43C

44A

45C

46C

47B

48A

49A

50D

51B

52B

53D

54C


55C

56A

57D

58B

59B

60A

61C

62A

63C

64B

65C

66D

67?

68B

69B


70D

71B

72D

73A

74B

75A

76B

77D

78D

79C

80D

Câu 41:
Không gắn thiếc với kim loại Fe để bảo vệ Fe được vì Sn có tính khử yếu hơn sẽ biến Fe thành cực âm và
bị ăn mịn mạnh hơn.
Câu 44:
Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+ nên nếu chỉ thu được 1 kim loại sau phản ứng thì đó là Ag.
Câu 48:
M là Zn, cứ 1 mol Zn (65 gam) tan vào dung dịch thì có 1 mol Cu (64 gam) tách ra nên khối lượng dung

dịch tăng.
Với Fe, Mg khối lượng dung dịch giảm do 1 mol kim loại tan (56 gam hoặc 24 gam) thì tách ra 1 mol Cu
(64 gam)
Với K, khối lượng dung dịch giảm do 2 mol kim loại tan (78 gam) thì tách ra 98 gam Cu(OH)2 + 2 gam
H2
Câu 49:
Ion Ag+ oxi hóa được ion Fe2+:
Ag+ + Fe2+ —> Fe3+ + Ag
Câu 53:
Sự tạo thành thạch nhũ trong hang động là do phản ứng: Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
Nước mưa có hịa tan CO2 bào mịn đá vơi (Phản ứng xâm thực đá vơi): CaCO3 + CO2 + H2O →
Ca(HCO3)2. Sau đó Ca(HCO3)2 chảy nhỏ giọt từ trần hang động, tại đó chúng bị phân hủy dần tạo thành
thạch nhũ:
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
Câu 56:
A. Khơng điện phân nóng chảy được AgNO3 vì chất này bị phân hủy trước khi nóng chảy.
B. Điện phân dung dịch:
AgNO3 + H2O —> Ag + O2 + HNO3
C. Thủy luyện.
AgNO3 + Fe —> Fe(NO3)2 + Ag
D. Nhiệt luyện
Trang 5/4 – Mã đề 083


AgNO3 —> Ag + NO2 + O2
Câu 58:
A. Sai, cao su thiên nhiên đàn hồi tốt hơn cao su Buna
B. Đúng, trùng hợp CH2=CH2 thu được polietilen
C. Sai, poli(vinyl clorua) là một loại chất dẻo.
D. Sai, nilon-6 thuộc loại tơ tổng hợp.

Câu 59:
X và Y là hai cacbohiđrat. X là chất rắn, ở dạng bột vơ định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh
—> X là tinh bột.
Y là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều lồi thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và
hoa thốt nốt —> Y là saccarozơ.
Câu 60:
X là Ba:
Ba + H2O —> Ba(OH)2 + H2
Ba(OH)2 + CuSO4 dư —> BaSO4 + Cu(OH)2
Y gồm BaSO4 và Cu(OH)2. Chỉ có Cu(OH)2 tan trong HCl dư:
Cu(OH)2 + HCl —> CuCl2 + H2O
Câu 61:
Peptit mạch hở có 5 mắt xích —> Có 4 liên kết peptit.
Câu 62:
Khi có sét, nước mưa mang theo HNO3 có tác dụng như một loại đạm nitrat, được tạo ra do phản ứng:
N2 → NO → NO2 → HNO3
Câu 63:
Dung dịch K2SO4 dẫn điện tốt nhất do lượng ion mà nó điện li ra có số mol lớn nhất.
Câu 64:
X là CH3COOC2H5:
CH3COOC2H5 + NaOH —> CH3COONa (natri axetat) + C2H5OH (etanol)
Câu 65:
(a) Đúng, khi ăn chất béo, nó được thủy phân thành glyxerol và axit béo rồi mới được hấp thụ.
(b) Đúng, ví liên kết amit (-CO-NH-) dễ bị thủy phân trong axit cũng như bazơ.
(c) Đúng
(d) Đúng
(e) Đúng, giấm hoặc chanh chứa axit sẽ chuyển amin về dạng muối, dễ bị rửa trôi.
Trang 6/4 – Mã đề 083



Câu 66:
(d) —> X4 là BaCO3 và X6 là H2SO4 (do X4 không tan, theo phản ứng (a)).
(a) X1 + X2 dư → X3 + X4↓ + H2O.
KOH + Ba(HCO3)2 dư → KHCO3 + BaCO3 + H2O
(b) X1 + X3 → X5 + H2O.
KOH + KHCO3 → K2CO3 + H2O
(c) X2 + X5 → X4 + 2X3.
Ba(HCO3)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KHCO3
(d) X4 + X6 → BaSO4 + CO2 + H2O.
BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O
—> X2 là Ba(HCO3)2 và X6 là H2SO4.
Câu 67:
Chất X hóa trị x, bảo toàn electron:
8,96x/X = 1,68.1 —> X = 16x/3
—> x = 6, X = 32 là nghiệm phù hợp. X là lưu huỳnh.
X chứa H2SO4 (0,28 mol) và HNO3 dư (y mol)
Kiềm phản ứng hết —> nH2O = nOH- = 0,64
Bảo toàn khối lượng:
0,28.98 + 63y + 0,24.40 + 0,4.56 = 68,08 + 0,64.18
—> y = 0,32
Bảo toàn N —> nHNO3 ban đầu = nNO2 + nHNO3 dư = 2
—> m = 2.63/63% = 200 gam
Câu 68:
Hỗn hợp khí sau phản ứng gồm CO2 (0,24) và CO dư (0,06)
Chỉ CuO bị khử —> nCuO = nCO2 = 0,24
—> nMgO = 0,24
—> m = 28,8 gam
Câu 69:
(a) Ag+ + Cl- —> AgCl
(b) MgCl2 + H2O —> H2 + Cl2 + Mg(OH)2

(c) Na + H2O —> NaOH + H2
NaOH + CuSO4 —> Cu(OH)2 + Na2SO4
(d) (NH2)2CO + Ca(OH)2 —> NH3 + CaCO3
(e) M2+ + 2HCO3- —> MCO3 + CO2 + H2O
Trang 7/4 – Mã đề 083


Câu 70:
Y + CO2 dư —> nAl(OH)3 = 0,03
Y chỉ có 1 chất tan là Ba(AlO2)2 (0,015)
—> nAl2O3 = nBaCO3 = 0,015
—> m = 4,485 gam
Câu 71:
mC2H5OH = 100.10%.0,8 = 8 kg
C6H12O6 —> 2C2H5OH + 2CO2
180…………………2.46
m……………………..8
—> m = 15,625
—> m nho = 15,652/(95%.60%) = 27,46 kg
Câu 72:
nHCl = 0,3
nNaOH = nGly + nHCl = 0,32 —> V = 0,32 lít
Chất rắn gồm NaCl (0,3) và GlyNa (0,02)
—> m rắn = 19,49 gam
Câu 73:
X gồm (CH3)3N (a ml) và CxHy (b ml)
—> a + b = 50
VCO2 + VN2 = 3a + bx + 0,5a = 175
—> x = (175 – 3,5a)/(50 – a) = 3,5
—> Hai hiđrocacbon là C3 và C4

VH2O = 375 – 175 = 200
—> Số H = 2VH2O/VX = 8
—> Hiđrocacbon khơng thể là ankan (vì khơng có chất nào dưới 8H)
(Dưới đây bấm hệ VX và VH2O để tính số mol)
TH1: (CH3)3N (25 ml) và C3,5H7 (25 ml) (Loại vì khơng thỏa mãn n(CH3)3N > nC3,5H7)
TH2: (CH3)3N (37,5 ml) và C3,5H5 (12,5 ml) (Thỏa mãn)
Vậy X gồm (CH3)3N (37,5 ml), C3H4 (6,25 ml) và C4H6 (6,25 ml)
—> %V C3H4 = 12,5%
Câu 74:
Z + HCl —> T (C3H6O3) nên Z là muối và T chứa chức axit.
Z là HO-C2H4-COONa và T là HO-C2H4-COOH
(a) Đúng:
Trang 8/4 – Mã đề 083


HO-C2H4-COOH + 2Na —> NaO-C2H4-COONa + H2
Do Y chứa 3C nên X cũng chứa 3C, mặt khác MX < MY < MZ nên Y là C2H5-COONa và X là C3H7OH
(b) Đúng, các cấu tạo của E:
CH3-CH2-COO-CH2-CH2-COO-CH2-CH2-CH3
CH3-CH2-COO-CH2-CH2-COO-CH(CH3)2
CH3-CH2-COO-CH(CH3)-COO-CH2-CH2-CH3
CH3-CH2-COO-CH(CH3)-COO-CH(CH3)2
(c)(d) Sai
Câu 75:
nFeCl3 = 0,16 và nCuCl2 = 0,02
Y gồm Fe, Cu nên X gồm Mg2+; và Fe2+ và Cl- (0,52)
—> nAgCl = 0,52 —> nAg = 0,12 —> nFe2+ = 0,12
Bảo tồn điện tích cho X —> nMg2+ = 0,14
Bảo toàn khối lượng kim loại:
m + 0,16.56 + 0,02.64 = 0,14.24 + 0,12.56 + 11,84

—> m = 11,68
Câu 76:
X dạng H-(O-R-CO)n-OH
Y là HO-R-COONa (0,3 mol)
nCO2 = 0,9 —> Mỗi gốc Y có 3C
X có C : H = 0,9 : (0,7.2) = 9 : 14 —> X là:
HO-CH2-CH2-COO-CH2-CH2-COO-CH2-CH2-COOH
Y là HO-CH2-CH2-COONa
(a) Đúng
(b) Đúng, X là C9H14O7 hay C9(H2O)7 nên nCO2 = nO2.
(c) Đúng
(d) Đúng
Câu 77:
Y gồm các muối 16C nên X có 51C và các axit béo (gọi chung là A) có cùng 16C
Số C = nCO2/nE = 23,5 —> nX : nA = 3 : 11
Đặt nX = 3e —> nA = 11e
—> nNaOH = 3.3e + 11e = 0,2 —> e = 0,01
—> nH2O = 0,11 và nC3H5(OH)3 = 0,03
Muối gồm C15H31COONa (0,2) và H2 (-0,1)
Trang 9/4 – Mã đề 083


—> m muối = 55,4
Bảo toàn khối lượng:
mE + mNaOH = m muối + mH2O + mC3H5(OH)3
—> mE = 52,14
Câu 78:
nCO2 = nH2O —> nC2H2 = nH2
—> Coi như Y chỉ có C2H4 (0,8V lít)
—> 0,8V/22,4 = 32/160

—> V = 5,6 lít
Câu 79:
Bảo tồn khối lượng —> nH2O = 0,95
—> nO(E) = (mE – mC – mH)/16 = 0,76
—> nAncol = nNaOH = nO(E)/2 = 0,38
—> M ancol = 39,37
—> Ancol gồm CH3OH (0,18) và C2H5OH (0,2)
nEste đôi = nCO2 – nH2O = 0,15
Bảo toàn O —> nEste đơn = 0,08
Quy đổi muối thành HCOONa (0,08), (COONa)2 (0,15) và CH2
Bảo toàn khối lượng —> m muối = 27,5 —> nCH2 = 0,14
Dễ thấy nCH2 < n(COONa)2 nên muối đôi không có thêm CH2.
E gồm CH3OOC-COOC2H5 (0,15) —> Các este đơn: HCOOCH3.kCH2 (0,03), HCOOC2H5.gCH2 (0,05)
—> nCH2 = 0,03k + 0,05g = 0,14
—> k = 3 và g = 1 là nghiệm duy nhất.
X là CH3COOC2H5 (0,05)
Y là C3H7COOCH3 (0,03) —> mY = 3,06 gam
Câu 80:
nHCl = 89,4.15,52%/36,5 = 0,38
Bảo toàn H: nHCl = 2nH2 + 2nH2O
—> nO = nH2O = 0,17
Quy đổi X thành Mg (a), Fe (b) và O (0,17)
Bảo toàn electron —> 2a + 3b = 0,17.2 + 0,06.2 (1)
nSO42-(muối) = a + 1,5b = 0,23
—> nH2SO4 phản ứng = 0,23 + 0,06 = 0,29
—> nH2SO4 dư = 0,29.20% = 0,058
Trang 10/4 – Mã đề 083


m rắn = 40a + 160b/2 + 233(0,23 + 0,058) = 78,704 (2)

(1)(2) —> a = 0,05; b = 0,12
E chứa Mg2+ (0,05), Fe2+ (u), Fe3+ (v), Cl- (0,38)
Bảo toàn Fe —> u + v = 0,12
Bảo tồn điện tích —> 2u + 3v + 0,05.2 = 0,38
—> u = 0,08; v = 0,04
mddE = mX + mddHCl – mH2 = 100
—> C%FeCl2 = 127u/100 = 10,16%

Trang 11/4 – Mã đề 083



×