Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 57 trang )

Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG
KHOA CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
  
Đề Tài:
GVHD : LÊ THỊ KIM OANH
SVTH : LÊ THỊ LỆ THU
NGUYỄN LÊ PHƯƠNG UYÊN
HUỲNH THỊ MĨ TRANG
HỒ NGỌC TOÀN
NGUYỄN TIẾN THÀNH
VÕ THỊ HẢI YẾN
VŨ THỊ BÍCH NGÂN
Thành phố Hồ Chí Minh
Nhóm 5 1
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
Tháng 5 năm 2010
MỤC LỤC
Giới thiệu chung
Chương 1 Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh
1.1 Vị trí địa lý 4
1.1.1 Địa hình 5
1.1.2 Thời tiết khí hậu 5
1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội 7
1.3 Tình hình ô nhiễm môi trường 9
Chương 2 Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh
2.1 Ô nhiễm do rác thải tại thành phố 12
2.1.1 Rác thải tại thành phố 12
2.1.2 Rác thải tại các bãi chôn lấp 13
2.1.3 Quản lý rác thải 16
2.1.4 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người 19


2.2 Tình hình ô nhiễm nguồn nước 20
2.2.1 Giới thiệu sơ lược về nguồn nước tại thành phố Hồ Chí Minh 20
2.2.2 Tình hình ô nhiễm 21
2.2.3 Tình hình ngập úng ở thành phố 23
2.2.4 Hiện trạng quản lý 25
2.2.5 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người 27
2.3 Môi trường không khí 28
2.3.1Tổng quan về môi trường không khí ở Thành phố Hồ Chí Minh 28
2.3.2 Hiện trạng quản lý 32
2.3.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí 35

Chuơng 3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí
Minh
3.1 Thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ 40
3.2 Đầu tư cho vệ sinh môi trường còn thấp 41
3.3 Ý thức người dân đô thị còn thấp 41
3.4 Trách nhiệm của chính quyền đô thị 43
3.5 Sự phát triển kinh tế xã hội 44
3.6 Gia tăng dân số đô thị nhanh 45
Nhóm 5 2
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
Chương 4 Biện pháp khắc phục
4.1 Các biện pháp nhà nước đã và đang thực hiện 47
4.1.1 Thực hiện thu phí mới về vệ sinh môi trường 47
4.1.2 Các chính sách 48
4.1.3 Mục đích của chính sách 49
4.1.4 Các dự án Vệ sinh môi trường lớn tại thành phố Hồ Chí Minh 50
4.2 Đề xuất của nhóm 52
4.2.1 Đối với công tác quản lý 52
4.2.2 Đối với người dân 53

Kết luận kiến nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nhóm 5 3
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
GIỚI THIỆU CHUNG
Trong thời đại khi mà vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là mối quan tâm đáng chú ý nhất
của cả toàn thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng thì vấn đề về vệ sinh môi trường cũng
cần được đặt lên hàng đầu. Thành phố Hồ Chí Minh, là một vùng đất đầy tiềm năng, đang
trên đà phát triển thu hút nhiều nhà đầu tư trên khắp thế giới cũng như doanh nghiệp nước
nhà, kéo theo đó là rất nhiều nhân khẩu từ khắp đất nước đổ về thì vấn đề môi trường càng
đáng quan tâm. Với dân số đông, mật độ dân số dày đặc thì lượng chất thải thải ra hằng
ngày là một con số đáng báo động. Thêm vào đó ý thức của người dân về vệ sinh môi
trường còn kém, rác thải vẫn còn vứt bừa bãi không đúng nơi qui định, nước thải sinh hoạt
còn đổ trực tiếp ra sông, góp phần gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của
chính mình. Trong những con hẻm ở các đường trong thành phố chúng ta gặp không ít
những đống rác đã bốc mùi hôi thối, phân động vật và cả người, trong những hẻm đó đôi
khi còn có những quán hàng rong bán đồ ăn uống mà người ta vẫn ngồi ăn một cách rất
thản nhiên, gây mất cảnh quan đô thị, ô nhiễm không khí… và cả dịch bệnh, họ chưa nhận
ra rằng chính những hành động của mình là đang hại chính mình và đang hủy hoại môi
trường sống. Những thiết bị thu gom, xử lý rác còn thô sơ, hạn chế về mặt kỹ thuật và quản
lý nên tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Vì thế đã có nhiều biện pháp tích cực
trong việc giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường nhưng cũng không đạt hiệu quả như mong
muốn. Vì thế vấn đề vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh là một vấn đề cấp bách
cần phải giáo dục tuyên truyền để bảo vệ sức khỏe cũng như môi trường sống của chúng ta,
đưa thành phố ngày càng phát triển trong tương lai. Để mọi người có cái nhìn chi tiết hơn
thì sau đây nhóm chúng tôi xin trình bày “hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ
Chí Minh”.
Nhóm 5 4
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
Chương 1

TỔNG QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 Vị Trí Địa lý
Hình 1.1 Bản đồ ranh giới của Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 độ 10’ – 10 độ 38’ vĩ độ bắc và
106 độ 22’ – 106 độ 54’ kinh độ đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh
Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế
giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ đông sang tây, là tâm điểm của khu
vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là
đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống cảng
và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân
bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.
Nhóm 5 5
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
1.1.1 Địa Hình
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng
bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông
sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình.
Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ Chi,
đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10-25
m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9).
Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9, 8,7 và
các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và
cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.
Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ,
một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao
trung bình 5 -10m.
1.1.2 Khí Hậu, Thời Tiết
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các

tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết Thành phố Hồ Chí Minh là nhiệt độ
cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh
quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ
yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:
- Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung
bình/tháng 160 - 270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 27
0
C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 40
0
C,
nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8
0
C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,8
0
C),
tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,7
0
C). Hàng
năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25 - 28
0
C. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng
thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao;
đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm
giảm ô nhiễm môi trường đô thị.
- Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ
nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa
hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6
và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng
kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng

tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía
Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam.
Nhóm 5 6
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số
cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%.
- Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là
gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào
trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh
nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc - Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào
trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió
tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7
m/s. Về cơ bản Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến
động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh
hưởng ở mức độ nhẹ.
Với những điều kiện thuận lợi như trên, sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kì(1867). Pháp
gấp rút xây dựng nền cơ sở hạ tầng cho Sài Gòn và “trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài
Gòn trở thành trung tâm quan trọng không chỉ hành chính mà còn kinh tế, văn hóa, giáo
dục của cả Liên bang Đông Dương, được mệnh danh là "hòn ngọc Viễn Đông" hay "Paris
phương Đông”.
Hình 1.2 Một góc phố SG xưa
1.2 Tình Hình Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội
Nhóm 5 7
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
Sau 35 năm giải phóng, Sài Gòn phát triển một cách vượt bậc. Trở thành trung tâm kinh tế,
văn hóa giáo dục lớn của cả nước và có tầm ảnh hưởng trong khu vực ASIAN. Nhưng kèm
theo đó là những thách thức và khó khăn.
Hình 1.3 Khu vực trung tâm thành phố
Hình 1.5 Thành phố Hồ Chí Minh về đêm
Theo tài liệu tham khảo từ các báo cáo, các bài viết tổng kết về tình hình phát triển kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2009, ta có được các số liệu sau :
Năm 2009 là năm đầy khó khăn của thành phố Hồ Chí Minh. Khủng hoảng kinh tế thế giới
đã ảnh hưởng đến từng cơ quan, doanh nghiệp và đến tận gia đình. Những chỉ tiêu kinh tế
xã hội mà thành phố đặt ra tưởng chừng khó có thể đạt được. Thế nhưng, chính trong bối
cảnh đó, cùng với cả nước, thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp đưa kinh tế từng
Nhóm 5 8
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
bước vượt qua khủng hoảng. GDP đạt 7,8%, dù chưa đạt so với chỉ tiêu đặt ra nhưng con
số này vẫn cao hơn 1,5 lần so với bình quân GDP chung của cả nước.
Chưa có năm nào sản xuất và kinh doanh lại khó khăn như năm nay. Tỷ lệ doanh nghiệp bị
phá sản tăng lên, kéo theo là số lao động mất việc làm cũng ngày càng nhiều, giá cả lại leo
thang. Thêm vào đó là xuất khẩu giảm mạnh, giá trị sản xuất công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh trong quý I chỉ đạt 1,9%. Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong tình trạng giảm sút
nghiêm trọng với tốc độ tăng chỉ đạt 4%. Nhiều người tiên liệu: 20 chỉ tiêu kinh tế xã hội
của thành phố đề ra trong năm 2009 chắc khó mà đạt được.
Tuy nhiên, chính trong thời điểm khó khăn ấy, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ,
Đảng bộ, chính quyền thành phố đã cùng chung tay góp sức đề ra các giải pháp để cùng
đồng hành với doanh nghiệp vượt qua thách thức. Thành phố Hồ Chí Minh xác định: để phục
hồi sản xuất tăng trưởng kinh tế thì doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, vì vậy mà hàng
tháng, hàng quý, lãnh đạo thành phố đã chủ động tổ chức các buổi gặp gỡ trực tiếp với
doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho sản xuất kinh doanh. Nhờ đó mà rất
nhiều nút thắt đã được mở ra, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động.
Đây được xem là cách làm hay của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong điều kiện nền kinh tế hết sức khó khăn, có đến khoảng 25.000 lao động mất việc và
thiếu việc làm nhưng với các chính sách hỗ trợ kịp thời nên thời gian qua con em người lao
động không rơi vào tình trạng không được đến trường hoặc không tiếp cận được với dịch
vụ y tế.
Ông Nguyễn Văn Quang, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Thành phố Hồ
Chí Minh cho rằng: “Chỉ tiêu tăng trưởng GDP thành phố đề ra là trên 10%. Với tình hình
khó khăn chung, dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu thì thành phố cũng bị ảnh

hưởng. Cụ thể là vào đầu năm, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó
khăn, không ký được hợp đồng mới do các nước gặp khó khăn không triển khai hợp đồng,
cho nên đã làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, chỉ
đạo của thành phố là không điều chỉnh chỉ tiêu 10% mà quyết tâm thực hiện trong điều
kiện thành phố có thể đạt được cao nhất. Cho nên đạt được tốc độ tăng trưởng 7,8% tôi cho
rằng đây là điều đáng khích lệ”.Mặc dù tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh có
nhiều dấu hiệu khả quan nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở lĩnh vực xuất
khẩu, đầu tư nước ngoài, du lịch…
Gồng mình vượt qua cơn khủng hoảng, Thành phố Hồ Chí Minh đã gần như cơ bản đạt được
các chỉ tiêu đề ra cho năm 2009 mà nhà nước đặt ra.Trong bối cảnh này, ý nghĩa lớn nhất
không phải là vượt chỉ tiêu mà ý nghĩa lớn nhất trong một năm có quá nhiều thử thách khó
khăn toàn cầu là nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, thành phố của chúng ta đã
Nhóm 5 9
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
vượt trong tinh thần đó. (Theo ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh).
Năm 2009 đã kết thúc, năm 2010 vẫn còn rất nhiều khó khăn từ ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm và bài học rút ra từ việc đối phó với cuộc khủng
hoảng kinh tế năm 2009, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục chủ động, linh hoạt hơn để
cùng các địa phương khác trong cả nước vượt qua giai đoạn hậu khủng hoảng, góp phần
đưa nền kinh tế nước nhà phát triển một cách bền vững.
1.3 Ô nhiễm môi trường
Hình 1.6 Kênh rạch tại thành phố bị ô nhiễm trầm trọng
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, ý thức người dân kém ,
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường. Cũng
như Hà Nội, hiện tượng nước thải ở Thành phố Hồ Chí Minh không được xử lý, đổ thẳng
vào hệ thống sông ngòi rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn
các bệnh viện và cơ sở y tế lớn cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải. Tại cụm công
nghiệp Tham Lương, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi chất thải công nghiệp với tổng lượng
nước thải ước tính 500.000 m³/ngày

[8]
. Sông Sài Gòn, mức độ ô nhiễm vi sinh chủ yếu do
hoạt động nuôi trồng thuỷ sản gây ra vượt tiêu chuẩn cho phép đến 220 lần. Cho tới 2008,
vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để chấm dứt tình trạng ô nhiễm này.
Nhóm 5 10
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
Hình 1.7 Nước thải không được xử lý, đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi
Lượng rác thải ở Thành phố Hồ Chí Minh lên tới 6.000 tấn/ngày, trong đó một phần lượng
rác thải rắn không được thu gom hết. Kết quả quan trắc năm 2007 cho thấy, so với năm
2006, sự ô nhiễm hữu cơ tăng 2 đến 4 lần. Các phương tiện giao thông, hoạt động xây
dựng, sản xuất còn góp phần gây ô nhiễm không khí. Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô
nhiễm do tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên.
Hình 1.8 Rác thải không được thu gom hết
Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy ra cả trong
mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140 km
2
với 85% điểm ngập nước nằm ở khu
vực trung tâm. Thiệt hại do ngập nước gây ra ước tính 8 tỷ đồng mỗi năm. Nguyên nhân là
do hệ thống cống thoát nước được xây cách đây 50 năm đã xuống cấp. Ngoài ra, việc xây
dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam – khu vực thoát nước của thành
phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn.
Nhóm 5 11
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
Hình 1.9 Ngập lụt tại một con đường trong Thành Phố sau cơn mưa
Với tình hình ô nhiễm môi trường như hiện nay thì việc đảm bảo vệ sinh môi trường sống
rất được quan tâm và xử lý. Vi nếu như vệ sinh môi trường không đảm bào thì sẽ phát sinh
nhiều dịch bệnh, hình nay nhiều ổ dịch trong thành phố ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt
của người dân.
Hình 1.10 Sản xuất không hợp vệ sinh, là sự phát sinh của dịch bệnh…
Nhóm 5 12

Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
Chương 2
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại
thành phố Hồ Chí Minh
2.1 Hiện trạng rác thải ở thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế,
văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Tuy vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải
đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh, đi cùng với điều
đó là những vấn đề ô nhiễm môi trường đang tăng lên ở mức báo động. Và một trong
những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề ô nhiễm đó là do rác thải gây ra.
2.1.1 Rác thải tại thành phố
Năm 2002, lượng rác thải tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là 1,5 triệu tấn. Nhưng một năm
sau, lượng rác thải tại Thành phố Hồ Chí Minh đã lên đến 1,7 triệu tấn. Và năm 2006,
lượng rác thải tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ở mức 1,9 triệu tấn/ năm. Số liệu thống kê về
hiện trạng môi trường quốc gia cho biết, mỗi năm Việt Nam “sản xuất” khoảng 16 triệu tấn
chất thải rắn và năm sau cao hơn năm trước từ 10% - 16%. So sánh với các đô thị lớn như
Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng thì Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương tiên phong trong
cả nước về vấn đề này, với lượng chất thải khoảng 6.800 tấn/ngày. Chưa hết, số lượng chất
thải công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 50% số lượng chất thải cả nước
(khoảng 1 triệu tấn) (Người lao động 7/2007).

Hình 2.1 Vứt rác thải vô tội vạ Hình 2.2 Những xe rác bốc mùi trên các vỉa hè
Các nguồn chủ yếu phát sinh ra rác đô thị bao gồm :
- Từ các khu dân cư (rác sinh hoạt).
- Từ các trung tâm thương mại.
Nhóm 5 13
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng.
- Từ các hoạt động công nghiệp.
- Từ các hoạt động xây dựng đô thị.

- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố.( Intergrated
Solid waste management)
Hiện nay, khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi năm là từ
các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam. Trong đó, 50% lượng chất thải
công nghiệp của Việt Nam phát sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, 30%
còn lại phát sinh ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Trong các loại chất thải, chất thải nguy hại là mối hiểm họa đặc biệt. Nguồn phát sinh chất
thải nguy hại lớn nhất là các cơ sở công nghiệp (với 130.000 tấn/năm) và các bệnh viện
(21.000 tấn/năm). Theo thống kê, lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm tới 75% tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại của
cả nước. Trong khi đó, lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ Thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội và Thanh Hoá chiếm 27% tổng lượng chất thải y tế nguy hại của cả nước. Các chất
thải công nghiệp đã làm ô nhiễm nặng nguồn nước. Vấn đề ô nhiễm môi trường nước, đặc
biệt là tình trạng ô nhiễm kênh Tham Lương và sông Sài Gòn đã được đề cập nhiều lần.
Sông Sài Gòn có thể bị ô nhiễm do nước rỉ rác. Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã bị ô nhiễm
nặng trong nhiều năm qua. ( website Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh)
Ngoài lượng rác thải hàng ngàn tấn mỗi ngày, bùn hầm cầu với khối lượng lớn của
TP.HCM hiện nay cũng chưa có lối thoát. Lâu nay, TP.HCM đổ loại chất thải này ở địa
bàn quận Tân Phú, gây ô nhiễm hết sức nặng nề, trong khi cho đến nay bãi đổ mới chưa có.
(TS ông NGUYỄN MINH HOÀNG - trưởng Ban kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân
thành phố)
Có thể nói thành phố Hồ Chí Minh đang rơi vào tình trạng quá tải rác thải, lượng rác thải
sinh ra hàng ngày quá lớn. Điều này đang trở nên là một vấn đề vô cùng nang giải, cần có
sự kết hợp giữa chính quyền và người dân chung thì vấn đề này mới có thể được giải quyết.
2.1.2 Rác thải tại các bãi chôn lấp
Hiện nay, nước ta có trình độ khoa học kĩ thuật còn thấp nên việc xử lý rác thải chủ yếu là
bằng phương pháp chôn lấp. Tuy nhiên, với việc rác thải tăng nhanh như hiện nay đã gây
ra tình trạng quá tải ở các bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng
đến cuộc sống của những người dân xung quanh.
Nhóm 5 14

Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
- Bãi rác Gò Cát.
Rác tăng nhưng việc xử lý, chôn lấp rác thải không thể tăng theo kịp. Chính vì vậy, nhiều
hộ dân sống xung quanh khu vực gần bãi rác Gò Cát (Tân Phú, Tân Bình) đều kêu ca về
mùi hôi và nước rỉ rác từ bãi chôn lấp này lan tỏa. Công ty Môi trường Đô thị Thành phố
Hồ Chí Minh, đơn vị quản lý bãi rác Gò Cát, cho rằng nguyên nhân của “những sự cố” về
mùi, nước rỉ rác là do: bãi rác đã quá tải. Theo thiết kế, bãi rác Gò Cát với diện tích 25 ha,
chỉ tiếp nhận khoảng 3,65 triệu tấn rác nhưng đến nay nó đã ôm trọn gần 6 triệu tấn rác.
Công suất tiếp nhận của bãi rác Gò Cát chỉ 2.000 tấn/ngày, tuy nhiên những lúc cao điểm,
bãi rác này phải tiếp nhận đến 5.000 tấn rác/ngày, vượt công suất cho phép đến 3.000
tấn/ngày. Cuối tháng 7-2007, bãi rác Gò Cát đóng cửa, bãi rác Đa Phước và Phước Hiệp
hiện đang tiếp nối nhiệm vụ. Tuy nhiên, với thực trạng rác thải như hiện nay, ngay cả Công
ty Môi trường Đô thị thành phố cũng không dám khẳng định hai bãi rác mới sẽ làm tròn
nhiệm vụ của mình. (Nguồn "Người lao động 7/2007")
Hình 2.3 Đỉnh rác cao như thế này là nguyên nhân phát tán mùi hồi ra các khu vực lân cận.
- Bãi chôn lấp Phước Hiệp số 1 ( tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi)
Bãi chôn lấp Phước Hiệp 1 đang xảy ra sự cố lún trượt trên phạm vi rộng, vị trí các trụ điện
đang bị dịch chuyển, mương thoát nước mưa bị biến dạng nên khả năng tiếp nhận rác chỉ
đạt công suất 1.000 tấn/ngày (theo thiết kế tiếp nhận 3.000 tấn/ngày)., nước rỉ rác chưa xử
lý tại bãi rác Phước Hiệp thải ra kênh Thầy Cai không những gây ô nhiễm môi trường mà
còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân chung quanh.Mỗi ngày lượng nước rỉ từ bãi rác
Phước Hiệp lên tới hơn 2.000m
3
, trong khi đó chỉ có 2 nhà máy xử lý nước rỉ rác, với công
suất 1.200m
3
/ngày.
Ngoài ra, cứ khoảng 12h trưa đến 16h chiều mỗi ngày, từng đoàn xe chở rác nỗi đuôi nhau
thành từng đoàn làm rỉ nước rác xuống mặt đường bốc lên mùi hôi làm ảnh hưởng đến sinh
Nhóm 5 15

Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
hoạt đời sống hằng ngày của nhân dân khu vực. ( Theo ông Lê Minh Tấn, Phó Chủ tịch
UBND huyện Củ Chi)
Hiện nay, bãi rác Phước Hiệp đã hoạt động gấp đôi công suất cho phép.Tổng lượng rác tiếp
nhận tại bãi rác Phước Hiệp là trên 6.000 tấn/ngày. Trong khi đó, bãi số 1 với diện tích gần
19ha đã tiếp nhận 3,33 triệu tấn rác và đóng cửa ngày 11/2/2007. Bãi rác 1A có diện tích
9,75ha đã tiếp nhận 1,86 triệu tấn và cũng đóng cửa 15/2/2007. Hiện nay chỉ còn bãi rác số
2 với diện tích 19,8ha với công suất thu nhân mỗi ngày từ 1.500 đến 2.500 tấn. (Ông
Huỳnh Minh Nhật, Giám đốc Công ty Môi trường đô thị)
Hình 2.4 Nước rỉ rác tại bãi rác Phước Hiệp làm ô nhiễm mặt nước kênh Thầy Cai
Trước "hiểm họa" rác, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố buộc phải áp dụng giải
pháp tình thế. Đó là quyết định mở lại bãi rác Đông Thạnh để tiếp nhận khoảng 800m³
nước rỉ rác từ bãi rác Gò Cát chuyển về và 200m nước thải hầm cầu từ cơ sở Hòa Bình
(đơn vị duy nhất tại TP.HCM tiếp nhận nước thải hầm cầu cũng đã phải đóng cửa) chuyển
đến. Nỗi lo rác thải đang được đổ dồn vào bãi rác Đa Phước.
- Bãi chôn lấp Đa Phước (xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TPHCM)
Khu xử lý rác Đa Phước có tổng diện tích 128ha, công suất xử lý 3.000 tấn rác/ngày, do
Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) làm chủ đầu tư. Mỗi ngày lượng rác
bắt buộc phải đưa về bãi rác này thấp nhất là 3.000 tấn, chiếm gần một nửa lượng rác phát
sinh mỗi ngày ở thành phố.
Được xây dựng theo công nghệ hiện đại, với tổng vốn đầu tư hàng trăm triệu USD, nhưng
đến nay, khu xử lý rác Đa Phước mới chỉ xử lý được một phần nhỏ nước rỉ rác, hầu như
toàn bộ rác vẫn được chôn lấp theo kiểu truyền thống và còn rất nhiều hạng mục chưa hoàn
thiện, gây ô nhiễm nặng đến môi trường xung quanh.
Nhóm 5 16
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh

Hình 2.5 Rác đưa về bãi rác Đa Phước chỉ mới được chôn lấp
Hiện nay, khu mới xử lý được 280 m
3

/ngày so với yêu cầu là 800m3/ngày. Như vậy, trung
bình mỗi tháng còn gần 20.000 m
3
nước rỉ rác chưa được xử lý và trong hai năm qua lượng
nước rỉ từ rác thải đã lên con số quá lớn. Và dù đã nhận được khoản chi phí khá lớn cho
việc xử lý rác nhưng đến nay, sau 2 năm đi vào hoạt động, khu Đa Phước vẫn chưa hoàn
thiện 10 hạng mục quan trọng như nhà máy xử lý nước rỉ rác công suất 1.200 m
3
nước/ngày, nhà máy tái chế nhựa, nhà máy làm phân compost, sàn trung chuyển rác
Thực tế, bãi chôn lấp Đa Phước đang lập lại hiện trạng của các bãi chôn lấp trước đây là gây ô nhiễm môi
trường do nước rỉ rác và công nghệ xử lý chưa triệt để. Không chỉ “phát tán” mùi hôi nồng nặc, bãi rác còn
là là nơi sinh sôi nảy nở của rất nhiều ấu trùng ruồi, gây phát sinh dịch ruồi ở huyện Bình Chánh, gây ô
nhiễm nguồn nước và có thể nguy hại đến cả khu vực quanh vùng như Nhà Bè và Cần Giuộc (Long An) Tỉ
lệ người dân mắc bệnh về hô hấp vì thế mà ngày càng gia tăng, nhất là trẻ dưới 10 tuổi.
2.1.3 Quản lý rác thải
Sở Tài nguyên-Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn thành phố hiện
có gần 10 nhà máy tái chế rác sinh hoạt đang được xây dựng, trong đó có một số nhà máy
đang được khẩn trương hoàn thành và đi vào hoạt động ngay trong năm 2010.
Các nhà máy này bao gồm nhà máy chế biến phân compost công suất 500 tấn/ngày của
Công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam, nhà máy chế biến phân compost của Công ty
Vietstar có công suất giai đoạn 1 là 600 tấn/ngày đã vận hành thử và sẽ chính thức đi vào
hoạt động ổn định vào năm 2010.
Nhóm 5 17
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
Hình 2.6 Dự án giai đoạn II của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Vietstar
Ngoài ra, nhiều nhà máy xử lý rác khác đang được khẩn trương xây dựng và sẽ đi vào hoạt
động trong những năm kế tiếp như nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh công suất 1.000
tấn/ngày của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tâm Sinh Nghĩa dự kiến sẽ vận hành từ năm
2011; nhà máy tái chế, xử lý chất thải rắn công suất 500 tấn/ngày theo công nghệ Seraphin
của Công ty Thành Công dự kiến sẽ vận hành từ năm 2012; nhà máy đốt rác thành điện đầu

tiên của thành phố có công suất xử lý 1.000-2.000 tấn rác/ngày của Công ty Keppel
Seghers Engineering sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2014, nhà máy xử lý rác công
suất 500 tấn/ngày do Công ty Môi trường Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư
dự kiến sẽ đi vào vận hành từ năm 2012.
Hiện nay, trung bình mỗi ngày, Thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 6.800 tấn rác sinh
hoạt, trong đó rác có nguồn gốc từ thực phẩm có thể tái chế thành những loại phân bón
hoặc được đốt để tạo ra khí gas làm nhiên liệu phát điện chiếm tỷ lệ từ 80-90%.
Tuy nhiên, đến nay, 100% lựợng rác thải sinh hoạt của thành phố chỉ được xử lý bắng biện
pháp chôn lấp ở hai bãi rác chính của thành phố là bãi Đa Phước (huyện Bình Chánh) và
bãi Phước Hiệp (huyện Củ Chi) vừa tốn kém kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý
(khoảng trên 600 tỷ đồng/năm) mà còn tốn một diện tích đất khá lớn để chôn lấp.
Do vậy, từ năm 2005, dự án phân loại rác tại nguồn để thu gom, xử lý và tái chế rác thành
phân compost và các loại nguyên, vật liệu hữu ích khác đã được thành phố triển khai thí
điểm ở quận 6 và nhân rộng ra các quận 5, 6, 10 Theo Sở Tài nguyên-Môi trường việc
phân loại rác tại nguồn thành công sẽ giúp thành phố tiết kiệm được khoảng 1 tỉ đồng mỗi
ngày.
Nhóm 5 18
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
Thế nhưng vì thực hiện thiếu đồng bộ và chưa chuẩn bị đủ các phương tiện thu gom, vận
chuyển rác chuyên dùng nên thời gian qua chương trình phân loại rác tại nguồn chưa mang
lại hiệu quả thiết thực vì khi người dân thực hiện xong việc phân loại thì công tác thu gom
rác lại nhập chung. Sau đó, rác đem về bãi chỉ chôn lấp chứ chưa có nhà máy chế biến rác,
gây lãng phí công sức của người dân và tiền của Nhà nuớc rất lớn.
Vì vậy, cách đây gần 10 năm, thành phố đã có nhiều chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, đầu
tư… và thu phí xử lý rác khá cao nhằm kêu gọi các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước
tham gia đầu tư vào các dự án xây dựng các công trình xử lý rác thải, xây dựng nhà máy tái
chế rác thải thành phân compost, khí gas sản xuất điện để hạn chế việc phải chôn lấp rác
thải như hiện nay và biến rác thành tiền.
Hình 2.7 Một góc khu xử lý chất thải
rắn ở bãi chôn lấp Đa Phước

Kết quả, đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vào xử lý
và tái chế rác thải của thành phố như Công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS), một
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã đầu tư trên 90 triệu USD xây dựng khu xử lý rác tại
xã Đa Phước huyện Bình Chánh có quy mô 128ha và xây dựng nhà máy chế biến rác thải
thành phân compost.
Tuy nhiên hiện nay VWS cũng mới thực hiện việc tiếp nhận khoảng 3.000 tấn rác/ngày và
xử lý bằng cách đem chôn lấp, còn nhà máy phân loại, chế biến phân compost có công suất
500tấn/ngày vẫn chưa đi vào hoạt động.
Tương tự, hiện còn nhiều công trình xử lý rác của các doanh nghiệp khác được đầu tư công
nghệ hiện đại, vốn đầu tư cao đang trong quá trình xây dựng chưa hoạt động như nhà
máy của Công ty Vietstar xây dựng từ năm 2007 với tổng vốn đầu tư khoảng 53 triệu USD
với công suất xử lý rác là 1.200 tấn/ngày hoặc nhà máy xử lý chất thải rắn của Công ty
Tâm Sinh Nghĩa xây dựng ở xã Thái Mỹ ( huyện Củ Chi) trên diện tích 20ha với tổng vốn
đầu tư trên 500 tỷ đồng có công suất xử lý 1.000 tấn rác/ngày.
Nguyên nhân, theo ông nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường
Thành phố Hồ Chí Minh, là do vốn đầu tư vào các nhà máy chế biến rác khá lớn, nhưng lại
Nhóm 5 19
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
gặp khủng hoảng kinh tế và một số khó khăn về mặt thủ tục nên tiến độ xây dựng nhà
máy của nhiều nhà đầu tư nuớc ngoài bị chậm lại.
Ngoài ra, do chương trình phân loại rác tại nguồn của Thành phố Hồ Chí Minh chưa thực
hiện được cũng làm cho việc tái chế rác thành phân compost chưa thực hiện nhanh được.
2.1.4 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Ô nhiễm từ rác thải sẽ làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của dân cư thành
phố.
Chất thải y tế là chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, nghiên
cứu trong các cơ sở y tế. Chất thải y tế nếu không được thu gom, phân loại, xử lý đúng sẽ
tạo nên nguy cơ cho sức khỏe và môi trường sống của con người. Việc tiếp xúc với các
chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương cho cơ thể do các vật sắc nhọn (như
kim tiêm). Các vật sắc nhọn này không chỉ gây nên những vết cắt, đâm mà còn gây nhiễm

trùng các vết thương nếu vật sắc nhọn đó bị nhiễm tác nhân gây bệnh. Như vậy những vật
sắc nhọn ở đây được coi là loại chất thải rất nguy hiểm bởi nó gây tổn thưởng kép (vừa gây
tổn thường, vừa gây bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV ). Hơn nữa, trong chất thải
y tế lại chứa đựng các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B. Các
tác nhân này có thể thâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước, vết đâm xuyên, qua niêm
mạc, qua đường hô hấp (do hít phải), qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải). Nước thải
bệnh viện còn là nơi "cung cấp" các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những bệnh
viện chuyên về các bệnh truyền nhiễm cũng như trong các khoa lây nhiễm của các bệnh
viện. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng làm lây
lan các bệnh truyền nhiễm thông qua đường tiêu hóa. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị
nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn
nước khi sử dụng nguồn nước này vào mục đích tưới tiêu, ăn uống Như vậy, nếu việc thu
gom, phân loại và xử lý các chất thải y tế không đảm bảo đó sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe
cộng đồng và nhất là của những người trực tiếp tiếp xúc với chất thải. (Nguồn:
INFOTERRA VN (số liệu theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần, TTO, 11/8/2008)
Ngoài ra, việc ô nhiễm nghiêm trọng tại các bãi chôn lấp đã dẫn đến những ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân sống xung quanh các bãi chôn lấp.
Như ta đã biết, việc xử lý rác thải ở nước ta hiện nay chủ yếu là bằng biện pháp chôn lấp,
tuy nhiên các bãi chôn lấp này hầu hết được xây dựng đã lâu, công nghệ lạc hậu và đang
trong tình trạng quá tải. Vì vậy, rác thải sẽ không được xử lý triệt để, nước rỉ rác sinh ra từ
quá trình phân hủy rác thải cũng không được xử lý mà được thải thẳng ra ngoài môi
trường, gây ô nhiễm các nguồn nước lân cận, phá hủy hệ sinh thái tự nhiên trong các khu
vực đó. Nước rỉ rác có hàm lượng COD rất cao khi bị thải ra ngoài môi trường sẽ gây ô
Nhóm 5 20
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt sẽ gây ra mùi hôi thối, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây
bệnh phát triển gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ở các gốc cây, đầu đường, góc hẻm,
các dòng sông, lòng hồ hoặc rác thải lộ thiên mà không được xử lý, cho biết đây sẽ là nơi
nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột bọ và là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh đó là chưa kể

đến gây mất mỹ quan môi trường xung quanh
2.2 Tình hình ô nhiễm nguồn nước
2.2.1 Giới thiệu sơ lược về nguồn nước tại thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.8 Sông sài gòn
Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt
nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng
45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước,
sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ
vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200
km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình
vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ
hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành
mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi
hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn và chảy ra biển Đông Ngoài các con sông chính,
Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông,
rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò
Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí
Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển
Nhóm 5 21
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và
hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.Khu vực phía Bắc Thành phố Hồ Chí
Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích
Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng
nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba
tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, các huyện
Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng
60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng. Tuy nhiên Sự bùng nổ dân số cùng với
tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã làm cho các nguồn nước tại thành phố
Hồ Chí Minh bị ô nhiễm và trong tương lai đang đứng trước nghi cơ thiếu nước nghiêm

trọng.
2.2.2 Tình hình ô nhiễm
a. Ô nhiễm nguồn nước mặt
Hình 2.9 Nước ô nhiễm chưa xử lý mà thải trực tiếp ra sông
Lượng nước mặt cung cấp cho sinh hoạt chiếm70% tổng lượng nước cấp.Tuy nhiên hiện
nay các nguồn nước mặc đều đã bị ô nhiễm và đang ở mức đáng báo động. Theo kết quả
quan trắc chất lượng nguồn nước trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, nơi cung cấp
nước thô để sản xuất nước sạch cho sinh hoạt của người dân thành phố cho thấy: Suốt từ
năm 2004 đến nay, nguồn cấp nước trên sông Sài Gòn chỉ đạt chuẩn nguồn nước loại B,
trong đó mức độ ô nhiễm vi sinh (Coliform) đã vượt chuẩn loại B từ 1-15 lần.
Trên sông Đồng Nai, chất lượng nước đoạn từ thượng nguồn Hóa An đến hạ nguồn Cát Lái
nồng độ dầu và ôxy hòa tan cũng chỉ đạt tiêu chuẩn loại B và Coliform thì đã vượt chuẩn
cho phép của nước loại B từ 2,3-50 lần.
Nhóm 5 22
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
Chưa dừng lại ở mức độ ô nhiễm nguồn nước thô nghiêm trọng này, theo kết quả quan trắc
quý I/2009 của Chi cục Bảo vệ môi trường, nhiều hàm lượng tạp chất gây ô nhiễm tiếp tục
tăng lên, trong đó nguồn nước tại 4/6 trạm quan trắc có mức độ nhiễm Coliform tăng từ
hơn 1,6-21,3 lần.
Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm vi sinh tại Trạm Phú Cường vượt quy chuẩn cho phép tới 278
lần! Mặc dù nguồn nước ô nhiễm như vậy nhưng hằng ngày vẫn có hơn 1 triệu mét khối
nước sạch được sản xuất từ nguồn nước thô loại B này để phục vụ sinh hoạt cho hàng triệu
người dân thành phố.
Chất lượng nước kênh rạch trên địa bàn cũng chẳng khá hơn khi nồng độ nhiễm Coliform
tại hầu hết các khu vực được giám sát đều vượt tiêu chuẩn nhiều lần và chưa có dấu hiệu
giảm; tình trạng ô nhiễm hữu cơ thông qua kết quả đo đạc vẫn còn đến một nửa số mẫu
nước kênh rạch vượt chuẩn cho phép lúc nước lớn và 100% số mẫu vượt chuẩn khi nước
cạn.
Cụ thể, nguồn nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đo tại cầu Lê Văn Sỹ, tình trạng ô nhiễm
hữu cơ cao xảy ra cả 2 thời điểm nước lớn và nước cạn, nướccó màu rất đen và có mùi hôi

thối ,vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5,9 - 6,9 lần; khu vực cầu Oâng Buông, Hòa Bình trên
kênh Tân Hóa - Lò Gốm tình trạng ô nhiễm vi sinh vượt chuẩn cho phép tới 14,5 lần; cầu
Chà Và trên kênh Tàu Hũ - Bến Nghé hàm lượng vi sinh cao gấp 23 lần mức cho phép.Kết
quả quan trắc của Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM) gần
đây cho thấy hàm lượng dầu trên sông Đồng Nai tại trạm Hóa An (khu vực lấy nước cho
Nhà máy nước Thủ Đức) dao động từ 0,03 - 0,04mg/l, không đạt tiêu chuẩn nguồn cấp
nước (0 mg/l).
Tương tự, hàm lượng dầu tại trạm Nhà Bè (sông Nhà Bè) cũng vượt tiêu chuẩn cho phép
1,4 lần. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm hữu cơ, vi sinh tại hai trạm đầu nguồn là Hóa An và
trạm Phú Cường (sông Sài Gòn) cũng rất cao, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
b. Ô nhiễm nguồn nước ngầm

Hình 2.10 Nước ngầm bị nhiễm asen Hình 2.11 Nước ngầm bị nhiễm phèn, sắt
Nhóm 5 23
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
Nước ngầm cung cấp cho sinh hoạt chiếm 30% tổng lượng nước cấp. Lượng nước ngầm
khai thác tại thành phố hiện nay khoảng 524.456m³/ngày, trong đó cho sản xuất khoảng
300.000m³/ngày, còn lại là nước sinh hoạt (các công ty khai thác nước ngầm, khai thác
khoảng 100.000m³/ngày), người dân khai thác khoảng 125.000m³/ngày. Trong những năm
gần đây do khai thác quá mức nên mạch nước ngầm tại tp. Hồ Chí Minh đã bị ô nhiễm các
chất hữu cơ và gây sụt lún. Ở các vùng ven biển nước giếng khoan đã hóa mặn và tình
trạng nhiễm mặn ngày càng gia tăng. Theo chi cục Bảo vệ môi trường cũng cho biết kết
quả tại 11 vị trí quan trắc nước ngầm thuộc các khu vực bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc
Môn), Tân Tạo, Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân), Đông Hưng Thuận (Q.12), Gò Vấp, Thủ
Đức cho thấy nước ngầm cũng bị nhiễm mặn, nhiễm sắt, nhôm
Nhiều giếng khoan của dân cư ở khu vực Hóc Môn, quận 12, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần
Giờ gặp phải tình trạng giếng cạn, nhiễm phèn mặn hoặc nhiều cặn. Người dân sống ở Hóc
Môn cho biết, năm nay giếng "xấu" sớm, mọi năm đến giữa mùa nóng giếng mới bị nhiễm
mặn.Xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh là một trong những nơi đang cực kỳ khan hiếm
nước ngọt. Phần lớn hộ gia đình ở đây dùng giếng khoan, nhưng cứ 10 giếng thì chỉ có 1-2

cái có thể sử dụng được, số còn lại bị nhiễm phèn hoặc mặn. Có những xóm gần 50 hộ gia
đình mà chỉ còn duy nhất một giếng khoan có nước ngọt.
2.2.3 Tình hình ngập úng ở thành phố
Theo thống kê của sở giao thông công chánh ( tính đến tháng 1/ 2006 cho thấy toàn thành
phố có đến 5 khuc vực ngập, trong đó có đến 105 điểm ngập, gấp 105 lần so với số liệu
cũ.Bùng binh Cây Gõ- Tân Hóa Đông- Lò Gốm (thuộc lưu vực Tân Hóa- Lò Gốm, Q.6),
Bình Thạnh, Ngã tư Bốn Xã, khu vực kênh Ba Bò (Q. Thủ Đức) được xem là những “vùng
rốn lũ” trong đô thị.
- Nguyên nhân gây ngập úng.
+ Quá trình đô thị hóa : Tân Hóa (Q.Tân Bình)
thì khu vực này cũng bị ngập do kênh rạch
không thoát nổi lượng nước tràn về từ thượng
Khu vực bùng binh Cây Gõ - Tân Hòa Đông - Lò
Gốm (Q.6) được coi là điển hình ngập do kênh
rạch bị lấn chiếm, bồi lắng, không còn khả năng
thoát nước…Tại đây, mực nước dâng trong kênh
rạch cao hơn nhiều so với mực thủy triều tại các
cửa sông và đó là nguyên nhân gây ngập phổ
biến nhất. Nước mưa trong khu vực bị ứ lại gây
nên tình trạng ngập sâu từ 0,3 - 0,6m. Sau khi
thủy triều xuống và dứt mưa, phải cần từ 6 tiếng
Nhóm 5 24
Hình 2.12 Bùng binh Cây Gõ "Vùng
rốn lũ trong đô thị".
Hiện trạng vệ sinh môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Thị Kim Oanh
đến 18 tiếng mới có thể hết ngập. Điều đáng nói ở đây, tình trạng ngập xảy ra ngay cả khi
chỉ có mưa ở thượng lưu kênh lưu. Tuyến kênh Tân Hóa dài khoảng 7,6 km, bắt đầu từ
láng Bàu Cát và kết thúc tại vị trí giao với kênh Tàu Hủ. Tuy nhiên, từ khi khu vực Bàu
Cát trở thành khu đô thị hóa, diện tích đất thấm tự nhiên bị thu hẹp, cộng thêm tình trạng
lấn chiếm kênh rạch ngày một gia tăng khiến tình hình ngập ở khu vực này ngày càng nặng

hơn.
+ Do triều cường: Bình Thạnh được xem là khu
vực ngập điển hình do triều cường và ngập
nặng hơn khi triều cường trùng với mưa. Ở đây,
mực nước ngập sâu, nước rút rất chậm do hệ
thống thoát nước không đủ (thường là khoảng 3 -
6 giờ). Bình Thạnh tuy không sánh bằng “vùng
lũ” bùng binh Cây Gõ nhưng lại ngập trên diện
rộng và gần như ngập thường xuyên kể cả trời
không mưa.
Khu vực Ngã tư Bốn Xã (Q.Bình Tân) là một
khu đô thị mới nhưng không được đầu tư xây
dựng hệ thống thoát nước đồng bộ. Nên khi
triều cường dâng lên hoặc trời mưa, thời gian
ngập ở đây kéo dài hơn một ngày, thậm chí vài ba ngày sau vẫn còn ngập. Khu vực kênh
Ba Bò (Q.Thủ Đức) lại gánh chịu hậu quả của sự phát triển khu vực lân cận từ Bình
Dương, làm tình hình ô nhiễm nơi đây trở nên rất nghiêm trọng.
+ Do quản lý chưa tốt: Làm cho hệ thống sông, kênh rạch bị lấn chiếm tự phát, tình trạng
xả rác, chất thải rắn trực tiếp xuống sông kênh rạch. Quy hoạch phát triển đô thị không chú
ý đúng mức đến cốt san nền cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đễn tình trạng ngập
nghiêm trọng như hiện nay.
- Gải pháp chóng ngập úng
Theo kỹ sư Phan Khánh - chuyên gia cao cấp về thuỷ lợi: "Chống ngập úng cho bất cứ
vùng nào, trước hết phải là ngăn nước ngoại lai tràn vào, kết hợp với tiêu thoát từ trong ra.
Nếu không thể phối hợp, thì ngăn nước ngoại lai phải làm trước. Giáo sư Nguyễn Ân Niên
(Hội Thuỷ lợi TPHCM) cho rằng: "Phải chống triều trước, sau đó chống ngập mưa tiếp
theo.Theo quy hoạch tổng thể thoát nước TPHCM đến năm 2020 đã được Tổ chức Jica
(Nhật Bản) tài trợ nghiên cứu và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
752/QĐ-TTg, ngày 19.6.2001. Quy hoạch tổng thể này vạch ra lộ trình đầu tư, cải tạo,
nâng cấp hệ thống thoát nước TPHCM cho giai đoạn 2001-2020, nhằm xoá bỏ tình trạng

ngập úng của TPHCM. Khoảng 60.000 tỉ đồng sẽ được chi ra để thực hiện bằng được mục
Nhóm 5 25
Hình 2.13 Cảnh ngập lụt ở mọi con
đường thành phố

×