Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

phân tích thuận lợi và khó khăn đối với các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư dưới góc độ doanh nghiệp. liên hệ thực tiễn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.53 KB, 18 trang )

HỌC PHẦ
Đề tài: phân tch thuân lơi và kho khăn đôi vơi cac dư an đâu tư

Họ và tê
Lớp:
Mã SV:

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP)........4
1.1.

Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của PPP........................................................4
1.1.1

Khái niệm.......................................................................................................4

1.1.2

Những đặc điểm cơ bản của PPP...................................................................5

1.2.

Mục tiêu chính của phương thức PPP...................................................................6

1.3 Các phương thức thực hiện của PPP.........................................................................6
1.3.1


Hợp đồng dịch vụ/ quản lý.............................................................................6

1.3.2

Nhượng quyền khai thác (Franchise)/ cho thuê (Leasing)..............................7

1.3.3

Thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành (DBFO: Design - Build - Finance -

Operate)....................................................................................................................... 7
1.3.4

Xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT: Build - Operate - Transfer).............7

1.3.5

Xây dựng - chuyển giao - vận hành (BTO: Build - Transfer - Operate).............7

1.3.6

Xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO: Build - Own - Operate).......................8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PPP TẠI VIỆT NAM......................................................9
CHƯƠNG 3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN PPP TẠI VIỆT
NAM QUA GÓC NHÌN DOANH NGHIỆP.................................................................13
3.1. Thuận lợi................................................................................................................ 13
3.2. Khó khăn................................................................................................................ 13
3.3. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại hạn chế....................................................................14
3.4 Giải pháp cho hoạt động PPP tại Việt Nam.............................................................15

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................18

2


LỜI MỞ ĐẦU
Việt nam hiện nay đang cần rất nhiều vốn cho đầu tư, mà đặc biệt là vốn đầu tư cho
cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên việc tìm vốn đầu tư hạ tầng ngồi ngân sách đã khó, tìm mơ hình
đầu tư cho hạ tầng lại càng khó hơn. Trước đây, BOT (xây dựng, khai thác và chuyển
giao), BT (xây dựng và chuyển giao)... là các mơ hình được ưa cḥng, nay đang bị coi là
mơ hình cũ mà những nhà quản lý Việt Nam thấy cần phải thay thế.
Hợp tác công - tư (PPP) đang được xem như giải pháp hữu hiệu thay thế cho các
mơ hình cũ. Đây là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà
đầu tư tư nhân nhằm xây dựng cơng trình, cung cấp dịch vụ với mợt số tiêu chí riêng. Cơ
quan nhà nước có thẩm quyền sẽ lập danh mục dự án ưu tiên đầu tư PPP hằng năm và tiến
hành đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư trong nước, nước ngoài đủ năng lực,
kinh nghiệm nhất.
Do đó, trong phạm vi bài tiểu luận này, tác giả sẽ phác họa những vấn đề cơ bản về
hợp tác công – tư (PPP). Từ đó, đưa ra những đánh giá thuận lợi và khó khăn đối với các
dự án theo phương thức đối tác cơng tư từ góc nhìn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng
đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng việc áp dụng PPP vào thực tiễn ở Việt Nam.
Trong điều kiện hạn chế về thời gian và rút gọn trong phạm vi một tiểu luận, bài
viết chắc rằng có nhiều chỗ còn hạn chế, rất mong được sự góp ý của giáo viên hướng dẫn
và các bạn đề bài viết được hoàn chỉnh hơn, xin chân thành cảm ơn.

3


CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP)

1.1.

Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của PPP

1.1.1 Khái niệm
Phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership – PPP) được định nghĩa
dưới nhiều khía cạnh và có nhiều phiên bản khác nhau, tùy theo bối cảnh của các quốc gia
hoặc tổ chức nghiên cứu. Cụ thể:
Theo cuốn sách “PPP: Hướng dẫn cho chính quyền địa phương” xuất bản tháng
5/1999, Chính quyền bang British Columbia, Canada coi Đối tác công tư là “sự phối hợp
giữa các cơ quan chính phủ và tổ chức tư nhân nhằm mục đích cung cấp cơ sở hạ tầng
cơng, các tiện nghi cho cộng đồng và các dịch vụ liên quan” (Ministry of Municipal
Affair, 1999).
Trong khi đó, Sổ tay hướng dẫn về PPP do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
phát hành năm 2008 coi thuật ngữ “mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân” miêu tả một
loạt các mối quan hệ có thể có giữa các tổ chức nhà nước và tổ chức tư nhân liên quan đến
lĩnh vực cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực dịch vụ khác” (ADB, 2008).
Trong nghiên cứu “Khai thác lợi thế của PPP: Vai trị của chiến lược hỗ trợ tài
chính trong phát triển bền vững”, Colverson và Perera coi PPP “là mợt hình thức được áp
dụng trong mợt số dạng hợp đồng giữa nhà nước và khu vực tư nhân nhằm mục tiêu cung
cấp dịch vụ và phát triển cơ sở hạ tầng” (Colverson và Perera, 2012).
Một số tổ chức chuyên hoạt động trong lĩnh vực PPP như Hội đồng PPP của
Canada (Canadian Council for Public Private Partnership), Hội đồng quốc gia về PPP của
Mỹ (National Council for Public Private Partnership) cũng đưa ra những khái niệm riêng
của mình về PPP. Chẳng hạn như “PPP là một liên doanh hợp tác giữa khu vực công và
tư, dựa trên lợi thế của mỗi bên nhằm xác định nhu cầu của cộng đồng thông qua việc
phân bố hợp lý nguồn lực, rủi ro và lợi ích”.
Có thể nhận thấy, mặc dù tồn tại dưới những dạng khác nhau trong thuật ngữ hoặc
cách diễn giải, song về bản chất, PPP là mợt hình thức hợp tác giữa Nhà nước và khu vực
tư nhân, nhằm tích hợp được những điểm mạnh/ lợi thế nhất của cả hai khu vực này trong

việc thực hiện một dự án nào đó. Trong giai đoạn đầu mới xuất hiện, lĩnh vực truyền

4


thống của PPP là phát triển cơ sở hạ tầng song hiện tại được mở rộng hơn sang các lĩnh
vực khác như y tế, giáo dục…
Phân tích sâu sắc hơn bản chất của sự hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân
cho thấy, trong mối quan hệ này, Nhà nước có thể đóng vai trò như “bên cấp vốn” (tức là
hỗ trợ về vốn, tài sản… cho khu vực tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ công trên cơ sở
ký hoặc không ký hợp đồng giữa hai bên). Nhà nước cũng có thể đóng vai trò là “bên mua
dịch vụ” (do tư nhân cung cấp) một cách lâu dài; hoặc “nhà điều phối” tạo ra những diễn
đàn để thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân.
1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của PPP
+ Thứ nhất: Chia sẻ rủi ro (và lợi ích): Forward và Aldis (2009), Kappeler và
Nemoz (2010), Quium (2011) và Planning Commission (2004) đều thống nhất cho rằng
việc chia sẻ rủi ro là vấn đề trung tâm và là đặc điểm nổi bật nhất của mơ hình PPP. Bao gồm:
- Rủi ro trong quá trình xây dựng do những lý do như sự vỡ nợ của nhà thầu, môi
trường bị tàn phá.
- Rủi ro về thị trường do những nguyên nhân cầu không tương xứng, mức thuế sử
dụng dịch vụ không thực tế.
- Rủi ro về tài chính do sự thay đổi về tỷ giá, lãi suất, thuế tăng lên, do lạm phát…
- Rủi ro trong quá trình vận hành và bảo trì do hợp đồng bị ngừng lại, những rủi ro
về mặt công nghệ hoặc lao động.
- Rủi ro về mặt pháp lý do những thay đổi trong hệ thống luật pháp, do tình trạng
vỡ nợ của nhà cung cấp dịch vụ.
+ Thứ hai, Chủ thể tham gia PPP:
- Đối tác công có thể là các bợ ngành, các chính quyền địa phương hoặc các doanh
nghiệp nhà nước.
- Đối tác tư nhân có thể là các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư trong nước hoặc

nước ngoài.
Một số đặc điểm khác của phương thức PPP được Kappeler và Nemoz (2010)
mô tả bao gồm:
- Mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa đối tác công và tư.

5


- Các nợi dung chính của dự án PPP bao gồm “thiết kế, xây dựng, vận hành hoặc/
và bảo trì”, gắn liền với nguồn tài chính từ đối tác tư nhân.
- Đối tác công trả công cho đối tác tư trong suốt vòng đời của dự án PPP, căn cứ
vào chất lượng dịch vụ cung cấp.
1.2.

Mục tiêu chính của phương thức PPP

Cải thiện đáng kể việc cung cấp các dịch vụ công bằng việc góp phần vào sự gia
tăng chất lượng và số lượng đầu tư.
Tăng cường tiềm năng của tài sản khu vực công, bao gồm cả doanh nghiệp nhà
nước, và do đó cung cấp giá trị cho người nợp thuế và lợi ích rợng lớn hơn cho nền kinh
tế.
Cho phép các bên liên quan nhận được sự chia sẻ lợi nhuận công bằng trong PPP.
1.3 Các phương thức thực hiện của PPP
1.3.1 Hợp đồng dịch vụ/ quản lý
Hợp đồng dịch vụ: là hợp đồng thoả thuận giữa một cơ quan/ đơn vị thuộc khu vực
công (sau đây gọi là cơ quan nhà nước) có thẩm quyền với một đơn vị/ công ty tư nhân,
trong đó cơ quan nhà nước thuê đơn vị tư nhân thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, dịch
vụ cụ thể trong một thời gian nhất định.
Hợp đồng quản lý: là hợp đồng giữa cơ quan nhà nước (khuvực công) với đối tác
tư nhân, trong đó thoả thuận cho khu vực tư nhân được quản lý mợt tiện ích hay dịch vụ

cơng.
1.3.2 Nhượng quyền khai thác (Franchise)/ cho thuê (Leasing)
Phương thức nhượng quyền khai thác, theo nghĩa rợng, là mợt hình thức tổ chức
thực hiện PPP, trong đó khu vực nhà nước dựa trên các tài sản/ cơ sở hạ tầng do nhà nước
xây dựng và sở hữu (sau đây gọi là tài sản/ cơ sở hạ tầng sẵn có), nhượng lại quyền khai
thác, kinh doanh cho khu vực tư nhân. Trong mơ hình này, đối tác tư nhân được lựa chọn
sẽ được dành quyền vận hành và duy trì dịch vụ cơng.
Có hai hình thức cụ thể đối với phương thức này, đó là: Nhượng quyền khai thác
(Franchise) và cho thuê (Leasing).

6


1.3.3 Thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành (DBFO: Design - Build - Finance Operate)
DBFO là một phương thức PPP, trong đó đối tác tư nhân thực hiện tất cả các giai
đoạn của một dự án để cung cấp dịch vụ công, bao gồm: thiết kế (D), xây dựng (B), tài trợ
(F) và vận hành dự án (O) thông qua một hợp đồng dài hạn.
1.3.4 Xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT: Build - Operate - Transfer)
BOT là một phương thức PPP trong đó khu vực nhà nước và đối tác tư nhân thoả
thuận cho phép đối tác tư nhân bỏ vốn xây dựng (bao gồm: xây mới, nâng cấp, phát triển)
cơng trình cơ sở hạ tầng và được phép kinh doanh (vận hành, khai thác) cơng trình cơ sở
hạ tầng đó trong mợt thời hạn nhất định nhằm thu lại chi phí đã bỏ ra và thu một khoản lợi
nhuận. Kết thúc thời hạn hợp đồng, đối tác tư nhân phải chuyển giao khơng bồi hồn cơng
trình cơ sở hạ tầng cho khu vực nhà nước.
1.3.5 Xây dựng - chuyển giao - vận hành (BTO: Build - Transfer - Operate)
Hợp đồng BTO là mợt hình thức hợp đồng PPP, được ký kết giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và đối tác tư nhân, trong đó đối tác tư nhân bỏ vốn xây dựng cơng
trình cơ sở hạ tầng, sau khi xây dựng xong cơng trình, đối tác tư nhân chuyển giao quyền
sở hữu tài sản cho nhà nước, ngược lại, nhà nước dành cho đối tác tư nhân quyền khai
thác, sử dụng cơng trình đó trong mợt thời hạn nhất định.

1.3.6 Xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO: Build - Own - Operate)
Phương thức BOO là phương thức trong đó khu vực nhà nước và đối tác tư nhân
thoả thuận: đối tác tư nhân bỏ vốn xây dựng tài sản/cơ sở hạ tầng dịch vụ công và được
phép khai thác, vận hành tài sản/cơ sở hạ tầng. Đối tác tư nhân có quyền sở hữu tài sản
trong suốt vòng đời của nó.

7


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PPP TẠI VIỆT NAM
Chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về cơ chế thu hút nguồn
lực tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt thơng qua hình thức PPP đã được
khẳng định từ nhiều năm qua. Theo đó, mô hình đầu tư theo phương thức PPP bắt đầu
được thực hiện từ năm 1997 khi Chính phủ ban hành Nghị định 77-CP về Quy chế đầu tư
theo hình thức hợp đồng BOT áp dụng cho đầu tư trong nước. Qua nhiều lần bổ sung, sửa
đổi để từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế, hiện hoạt động PPP và nội dung lựa chọn
nhà đầu tư PPP được quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức
đối tác công tư và chịu sự điều chỉnh của các luật khác nhau như Luật Ngân sách nhà
nước, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Quản lý nợ công, Luật
Đất đai…

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Theo văn bản pháp luật, đầu tư theo PPP thông qua 7 hình thức cụ thể như: Hợp
đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT), Hợp đồng Xây dựng - Sở
hữu - Kinh doanh (BOO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (BTL), Hợp
đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (BLT), Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý
(O&M) các loại hợp đồng này cùng chung bản chất là hợp tác công tư, nhưng với mỗi
hình thức khác nhau sẽ có ưu nhược điểm riêng.

8



Trên nền tảng pháp lý, nhiều dự án đầu tư theo phương thức PPP để xây dựng các
cơng trình cơng ích đã được triển khai thực hiện trong nhiều năm qua. Theo Ngân hàng
Thế giới, trong giai đoạn 1994-2009, Việt Nam có 32 dự án đầu tư theo hình thức PPP với
tổng số vốn cam kết khoảng 6,7 tỷ USD; giai đoạn từ 1990- 2014, Việt Nam có 95 dự án
PPP hồn thành thu xếp tài chính. Hầu hết các dự án PPP tập trung vào ngành điện (75 dự
án), khu vực cảng biển (7 dự án), lĩnh vực viễn thông (4 dự án) và lĩnh vực nước (4 dự
án).
Những năm gần đây, lĩnh vực thu hút đầu tư dưới hình thức PPP đã có sự thay đổi,
ngồi đầu tư vào ngành điện, các dự án PPP được đề xuất và thực hiện khá nhiều trong
lĩnh vực giao thông. Một số lĩnh vực thu hút dự án PPP khác là cấp thốt nước, bảo vệ
mơi trường. TP. Hà Nợi, TP. Hồ Chí Minh và các thành phố lớn là những địa phương thu
hút chủ yếu nguồn vốn đầu tư dưới hình thức PPP.
Tính đến 11/2019, cả nước có 336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng, trong đó, 140 dự
án áp dụng loại hợp đồng BOT, 188 dự án áp dụng loại hợp đồng BT và 8 dự án áp dụng
các loại hợp đồng khác. Tổng vốn huy động vào đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
quốc gia đạt khoảng 1,6 triệu tỉ đồng. Các dự án PPP được triển khai khắp cả nước trong
những năm qua góp phần tích cực hồn thiện số lượng, chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng
giao thông, năng lượng, hạ tầng đô thị, xử lý nước thải, rác thải..., kịp thời giải quyết các
nhu cầu bức xúc về dịch vụ công của người dân và nhu cầu cấp bách về cơ sở hạ tầng để
phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, kích cầu sản xuất
trong nước, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Bảng 01: Số lượng các dự án PPP tai Việt Nam đến tháng 01 năm 2019
TT

Lĩnh vực dự án

Số lượng


Tổng mức đầu tư
(tỷ đồng)

1
2
3
4
5
6
7

Giao thông vận tải
220
672.345
Nhà tái định cư, ký túc xá…
32
12.356
Trụ sở làm việc
20
39.793
Năng lượng
18
857.209
Cấp nước, thốt nước, mơi trường
18
21.716
Y tế, văn hóa, thể thao
11
4.632
Giáo dục đào tạo, chợ

17
1.284
Tổng cộng
336
1.609.335
Nguồn Báo cáo năm 2019 Bộ Kế hoạch và đầu tư

9


Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chỉ số năng lực cạnh tranh
toàn cầu 2017- 2018 Việt Nam xếp thứ 79 trong số 137 quốc gia trên thế giới về chất
lượng cơ sở hạ tầng, tăng 2 bậc so với năm 2014 và tăng 44 bậc so với năm 2010 (xếp thứ
123).

Ảnh: Dự án thành phần của cao tốc Bắc-Nam thực hiện theo hình thức
đối tác công-tư (PPP).
Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai, các dự án được thực hiện cịn mang tính đơn
lẻ, khơng có chính sách và tầm nhìn chiến lược để tạo dựng thị trường PPP, thiếu sự chuẩn
bị của khu vực nhà nước trong việc hợp tác với khu vực tư nhân và lợi ích xung đợt giữa
các bên trong nhiều dự án. Hiện quy định về PPP ở nước ta được các nhà đầu tư đánh giá
có tính ổn định chưa cao, trong khi đó Hợp đồng dự án PPP thường kéo dài 20 - 30 năm,
nhà đầu tư cũng như các bên cho vay thường yêu cầu tính bền vững của các quy định
pháp luật điều chỉnh hợp đồng. Do vậy, rủi ro khi chính sách thay đổi là hiện hữu đối với
nhà đầu tư, dẫn tới việc nhiều nhà đầu tư đề xuất áp dụng bảo lãnh hoặc yêu cầu mức lợi
nhuận cao hơn, thời gian thu hồi vốn dài hơn, nhằm bù đắp những rủi ro mà nhà đầu tư

10



phải chịu. Điều này gián tiếp làm tăng chi phí dự án, chi phí xã hợi để thực hiện dự án
PPP, cũng như chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngồi.
Bên cạnh đó cịn mợt số tồn tại, bất cập như: Khung pháp lý thể chế chồng chéo,
không hiệu quả. Dự án không được chuẩn bị tốt, cơ chế chia sẻ rủi ro không hiệu quả, hợp
đồng dự án lỏng lẻo. Hầu hết các dự án được thực hiện kiểm tốn đều áp dụng hình thức
chỉ định thầu để lựa chọn nhà đầu tư, tiềm ẩn rủi ro lãng phí, thất thốt và chọn nhà đầu tư
khơng có đủ năng lực thực hiện dự án. Dự án kém hấp dẫn nhà đầu tư do thiếu cơ chế bố
trí vốn đầu tư công tham gia đầu tư trong dự án PPP cũng như thiếu công cụ chia sẻ rủi ro
cho dự án (như: Bảo lãnh doanh thu, lưu lượng, chuyển đổi ngoại tệ, thay đổi quy
hoạch...). Việc công bố dự án, danh mục dự án chưa được thực hiện nghiêm túc, cơng
khai. Cơng tác giám sát trong q trình thực hiện hợp đồng cịn lỏng lẻo.
Ngồi ra, chế tài xử lý vi phạm của nhà đầu tư cũng như cơ quan có liên quan phía
Nhà nước cịn thiếu, chưa chặt chẽ; Thiếu quy định về vai trò, trách nhiệm của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư như về cơ chế chính sách chia sẻ rủi ro, giải quyết
tranh chấp giữa các bên tham gia dự án....
Để tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, các vấn đề về kết cấu hạ tầng, đặc
biệt là giao thông, năng lượng, thủy lợi cần tiếp tục được đầu tư, đi trước mợt bước. Theo
tính tốn của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tổng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng tại
Việt Nam giai đoạn 2015-2025 là 167 tỷ USD, trung bình mỗi năm cần 16,7 tỷ USD; còn
theo HSBC, nhu cầu giai đoạn 2016-2030 là 259 tỷ USD, trung bình 17,2 tỷ USD mỗi
năm.
Tiềm năng thị trường hạ tầng của Việt Nam được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá
rất cao. Ngân hàng ADB ước tính, trong giai đoạn 2017-2030 nhu cầu đầu tư cơ sở hạ
tầng của Việt Nam sẽ vào khoảng 480 tỷ USD. Trong những năm tới, chỉ riêng nguồn vốn
cho xây dựng cơ sở hạ tầng cần ít nhất 20 tỷ USD/năm. Còn theo Báo cáo “Khảo sát nhà
đầu tư kết cấu hạ tầng toàn cầu năm 2019” do Viện Nghiên cứu cơ sở hạ tầng EDHEC
(Singapore) phối hợp với Global Infrastructure Hub thực hiện, Việt Nam đứng trong top 5
quốc gia đang phát triển, cùng với Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và Indonesia, là nơi có thị
trường hạ tầng nhiều tiềm năng nhất trong 5 năm tới.


11


Trong điều kiện nguồn ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 50% tổng nhu
cầu, nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA sắp hết thì việc huy đợng vốn đầu tư theo mơ hình
đối tác cơng tư (PPP) sẽ góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hợi, đóng vai trị
then chốt trong giai đoạn phát triển hiện tại và tương lai.

12


CHƯƠNG 3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN PPP TẠI
VIỆT NAM QUA GÓC NHÌN DOANH NGHIỆP
3.1. Thuận lợi
Trong giai đoạn vừa qua, PPP đã thu hút được các thành phần kinh tế từ khu vực tư
nhân tham gia đầu tư, góp phần giảm bớt gánh nặng ngân sách đầu tư của nhà nước trong
bối cảnh nguồn vốn đầu tư hạn hẹp. Thông qua PPP góp phần thu hút đầu tư trong và
ngồi nước, tạo đợng lực phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc
phòng - an ninh và năng lực cạnh tranh quốc gia.
So với hình thức đầu tư truyền thống, hình thức PPP thu được hiệu quả sử dụng
vốn ngân sách cao hơn, đồng thời mở ra một kênh đầu tư khá hấp dẫn, nhiều doanh
nghiệp có cơ hội tham gia thực hiện các dự án lớn, tiêu thụ một lượng lớn các nguyên
nhiên liệu sản xuất trong nước, tạo ra hàng vạn việc làm cho người lao động và mang lại
cho người dân được hưởng dịch vụ với chất lượng tốt hơn với mợt chi phí hợp lý.
Thành cơng PPP gắn liền với hoạt động xây dựng và triển khai hệ thống chính
sách, pháp luật về PPP của Việt Nam, tạo được hành lang pháp lý vững chắc cho các hoạt
đợng đầu tư dự án CSHT theo hình thức PPP.
3.2. Khó khăn
- Hành lang pháp lý chưa đầy đủ, ổn định: các văn bản quy phạm pháp luật quy
định về hình thức đầu tư PPP hiện chỉ dừng lại ở mức nghị định của Chính phủ nên hành

lang pháp lý về hoạt đợng này vẫn cịn phụ tḥc vào các luật như: Luật Doanh nghiệp,
Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công,... từ bước chuẩn bị đến triển khai đầu tư, vận hành và
khai thác dự án. Trong khi đó, những văn bản này chủ yếu được xây dựng để điều chỉnh
hoạt động đầu tư dự án công.
- Bộ máy đầu mối, nhân sự thực hiện PPP tại các bộ, ngành, địa phương chưa được
rõ ràng, chủ yếu là kiêm nhiệm và năng lực chưa đáp ứng yêu cầu;
- Tiến độ thực hiện dự án kéo dài: Các dự án theo hình thức PPP thường có quy mơ
lớn, q trình xúc tiến và nghiên cứu cũng như hồ sơ trình duyệt phải qua nhiều bước;
trong khi quy định và thủ tục đầu tư từng bước lại yêu cầu phải xin ý kiến nhiều cơ quan,

13


đơn vị có liên quan trước khi tổng hợp và thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
- Quỹ đất thanh tốn cho các dự án BT khơng có sẳn: Đối với các dự án theo hình
thức BT, hiện nay quỹ đất sạch để thanh toán cho nhà đầu tư gần như không có sẵn mà
nhà đầu tư phải ứng vốn bồi thường giải phóng mặt bằng, địa phương phải có kế hoạch sử
dụng đất và thu hồi đất theo qui định
3.3. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại hạn chế
- Nguyên nhân khách quan, PPP ở Việt Nam đang còn ít kinh nghiệm, còn chưa
bao quát được cả vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhận thức của người dân về lợi ích mang lại
của PPP cịn chưa rõ ràng.
- Nguyên nhân chủ quan, có nhiều nguyên nhân chủ quan, trong đó nguyên nhân
lớn nhất là các định hướng phát triển PPP chưa được cụ thể hóa hoặc có thể hiện trong các
đồ án quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển nhưng chất lượng thấp, chưa có sự tham gia
ý kiến từ nhà đầu tư tư nhân, cộng đồng, chưa phù hợp với khả năng huy động nguồn lực
đầu tư để lựa chọn được các dự án tốt, chủ động chuẩn bị đầu tư.
+ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo hình thức PPP còn khá
phức tạp, chịu sự điều chỉnh của nhiều luật chuyên ngành.

+Năng lực thể chế của nhà nước còn thấp, Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực
hiện và hướng dẫn chính sách, quy định pháp luật chưa kịp thời, đồng bợ. Nhiều nợi dung
quy định chưa xét đến tính đặc thù đầu tư theo hình thức PPP nên chưa đủ hiệu lực cần
thiết để thống nhất quy trình, thủ tục thực hiện dự án PPP và hấp dẫn nhà đầu tư.
+ Thiếu chính sách, quy định hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước để thu hút đầu tư PPP
đối với các dự án PPP trong CSHT có khả năng sinh lời thấp, hoặc mợt số chính sách ưu
đãi cụ thể chưa phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế.
3.4 Giải pháp cho hoạt động PPP tại Việt Nam
Thứ nhất: Hồn thiện khung pháp lý cho hình thức đầu tư theo PPP: Trước hết cần
sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ theo
hướng tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tiến tới, ban hành luật đầu tư

14


theo hình thức đối tác cơng tư để tạo khung pháp lý đủ mạnh và ổn định làm cơ sở triển
khai hiệu quả mơ hình hợp tác cơng tư.
Điều này sẽ góp phần giảm chi phí giao dịch, tăng tính minh bạch cho các mơ hình
PPP và khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia tích cực hơn. Đặc biệt, giảm rủi ro
đối với các nhà đầu tư tư nhân. Vì trong suốt thời hạn của mợt dự án, các nhà đầu tư tư
nhân phải đối mặt với nhiều rủi ro mà họ cần xem xét: rủi ro đấu thầu, rủi ro đàm phán,
rủi ro xây dựng, rủi ro hoạt đợng và rủi ro từ Chính phủ. Nếu được thực hiện đúng đắn,
khuôn khổ PPP có khả năng giảm bớt rủi ro, đặc biệt trong các giai đoạn ban đầu, do
khn khổ PPP quy định mợt quy trình lựa chọn nghiêm túc đối với các dự án PPP dựa
trên các tiêu chuẩn cơ bản và bằng việc thực hiện một nghiên cứu tiền khả thi. Điều này
sẽ giúp sàng lọc các dự án không phù hợp và chú trọng hơn vào các dự án chất lượng cao
hơn.
Thứ hai: Trong hoàn cảnh Việt Nam đang thiếu hụt nguồn vốn đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng như hiện nay, nhà đầu tư tư nhân nên tập trung hơn vào mơ hình hợp tác cơng
tư trong đó nhà đầu tư tư nhân có tham gia tài trợ dự án như BOT, BOO hơn các mơ hình

chỉ đóng góp kinh nghiệm, khả năng điều hành quản lý như thiết kế-xây dựng hay vận
hành-bảo dưỡng.
Thứ ba: Các nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực mạnh về nguồn vốn có thể làm
một mình hay kết hợp hai, ba nhà đầu tư tư nhân tham gia hợp tác công tư. Riêng đối với
nhà đầu tư tư nhân trong nước nên kết hợp nhiều cơng ty theo hình thức cổ phần nhằm
khắc phục các hạn chế về quy mơ, năng lực tài chính và giảm thiểu rủi ro đầu tư.
Thứ tư: Do các dự án hạ tầng chịu nhiều tác đợng của chính sách cũng như hồn
cảnh xã hợi nên các điều khoản trong hợp đồng cần linh hoạt, có biên độ điều chỉnh để
tránh thiệt hại cho nhà đầu tư cũng như chính quyền.
Thứ năm, phải có bộ phận chuyên trách ở các bộ, ngành, địa phương về PPP, đồng
thời nhanh chóng bồi dưỡng, nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác PPP ở các bộ,
ngành, địa phương.
Thứ sáu, đẩy nhanh quá trình chuẩn bị dự án: Đề góp phần đẩy nhanh q trình
chuẩn bị dự án và tạo ra tính minh bạch, các bợ, ngành, đi6a phương cần sớm hình thành

15


nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư nhằm hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong giai đoạn
chuẩn bị đầu tư dự án theo hình thức PPP,…
Thứ bẩy, tạo quỹ đất và các phương thức thanh toán khác cho dự án BT: các cơ
quan có thẩm quyền cần nhanh chóng rà soát việc thực hiện các quy định về việc tạo quỹ
đất thanh toán cho các dự án thực hiện theo hình thức BT,
Thứ tám: Có sự hỗ trợ chính trị từ tầm cao và quản trị tốt, đảm bảo rằng chính phủ
sẽ thực hiện các cam kết của mình dưới hình thức PPP. Hợp đồng ký kết giữa chính quyền
và nhà đầu tư cần rõ ràng, minh bạch là điều kiện tiên quyết để chính quyền đảm bảo
quyền lợi của nhà đầu tư và là cơ sở cho chính quyền tận dụng hiệu quả nhất tính năng
đợng và cạnh tranh của khu vực tư nhân, góp phần tiết kiệm các chi phí về cơ sở hạ tầng
của tồn xã hội.


16


KẾT LUẬN
Đối tác công – tư (PPP) là phương thức kết hợp sự tham gia của tư nhân với nhà
nước để tận dụng lợi thế, năng lực của từng bên. Với đặc thù của hình thức hợp tác này,
khn khổ thể chế cần được xây dựng theo hướng các quy định khung, bao quát các loại
hình PPP. Mỗi dự án PPP có những đặc điểm riêng, nhất là yêu cầu cụ thể về quản lý, về
cơ chế hợp tác đầu tư, vận hành, chia sẻ lợi ích/rủi ro. Do vậy, việc xây dựng quy trình
PPP và các tiêu chí lựa chọn dự án, lựa chọn đối tác, lựa chọn phương thức quản lý là
những điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của dự án. Bên cạnh đó, cơ chế hợp tác
chia sẻ lợi ích - rủi ro giữa các bên là yếu tố quan trọng, phải được quyết định dựa trên
những tính tốn, dự báo khoa học, bảo đảm hài hịa lợi ích của cả hai bên.
Trong bối cảnh nhu cầu thu hút đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Việt Nam lớn
hơn nhiều so với khả năng đáp ứng của nguồn lực hiện tại, áp dụng phương thức PPP
được coi là một trong những giải pháp cần được chú trọng. Để khắc phục tình trạng chậm
chạp trong việc đưa chủ trương kêu gọi PPP vào thực tế, khuôn khổ thể chế về PPP của
Việt Nam cần được sớm hoàn thiện, bao gồm cả khung pháp lý chung và những quy định
đặc thù cho phép và tạo điều kiện về pháp lý, về kỹ thuật và năng lực để cấp có thẩm
quyền đưa ra những cam kết, chính sách mang tính đợt phá, thúc đẩy q trình hình thành,
ký kết và triển khai dự án PPP.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tài Chính Cơng, Sử Đình Thành (Chủ biên), NXB Thống kê – 2011
2. ADB (2009), Mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân, Ngân hàng Phát triển châu Á.
3. Ủy ban Kinh tế Quốc hội (2013), Phương thức đối tác công tư: Kinh nghiệm
quốc tế và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tri thức.

4. Phan Thị Bích Nguyệt “PPP - Lời giải cho bài toán vốn để phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông đô thị tại TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát triển và Hợi nhập, số 10 (20)
2013.
5. Thực trạng đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) tại Việt Nam,
[ />6.

Huỳnh Thế

Du

(2011),

Hợp

tác

công



tư,

chiếc

đũa

thần?

[ />7.


/>
trong-phat-trien-co-so-ha-tang-viet-nam.aspx

18



×