Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

mục đích, ý nghĩa của vấn đề minh bạch và công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và VẤN ĐỀ THỰC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.59 KB, 13 trang )

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: LUẬT ĐẤT ĐAI
ĐỀ BÀI: Đề 1: Hãy chỉ rõ mục đích, ý nghĩa của vấn đề minh bạch và
cơng khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ? Pháp luật đất đai hiện
hành có nhiều quy định thể hiện những yêu cầu cụ thể về công khai,
minh bạch trong quy hoạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tuy
nhiên trên thực tế thực hiện chưa nghiêm túc và chưa hiệu quả vấn đề
này. Bằng kiến thức đã học và quan sát thực tiễn, anh chị hãy làm sáng
tỏ vấn đề này.

Hà Nội, 2022

Contents
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................................................2
1


1. Khái niệm................................................................................................................................2
2. Mục đích, ý nghĩa của vấn đề minh bạch và cơng khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 3
2.1. Mục đích của vấn đề minh bạch và cơng khai hóa hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.3
2.2. Ý nghĩa của vấn đề minh bạch và cơng khai hóa hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...5
2.2.1. Đối với nhà nước.......................................................................................................5
2.2.2. Đối với người dân......................................................................................................6
3 Hạn chế, bất cập và thực hiện chưa nghiêm túc vấn đề minh bạch và cơng khai hóa quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.......................................................................................................7
3.1 Người dân chưa nắm bắt được thơng tin quy hoạch, kế hoạch kịp thời, chính xác...............7
3.2. Nhiều địa phương cịn chưa cơng bố quy hoạch sử dụng đất hoặc công bố không đầy đủ
theo quy định của pháp luật .....................................................................................................9
3.3 Một số người dân lợi dụng thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công khai để
thu lợi riêng cho cá nhân..........................................................................................................9


4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật...............................................................................................9
KẾT LUẬN...............................................................................................................................10
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................11

LỜI MỞ ĐẦU
Đất đai là một loại tài nguyên đặc biệt, cần được khai thác và sử dụng một cách
có hiệu quả nhất nhằm góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội,
văn hóa, an ninh-quốc phịng... của quốc gia. Việc khai thác và sử dụng đất cần
2


có những kế hoạch chi tiết cụ thể để bảo đảm tài nguyên đất được sử dụng có
hiệu quả nhất, đúng mục đích sử dụng, chống lãng phí tài nguyên đất. Minh
bạch và cơng khai hóa quy hoạch, kế hoạch đất giúp nhà nước quản lý đất đai
một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Đồng thời, minh bạch và công khai hóa quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất giúp người dân hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu của
nhà nước là phát triển chung, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng
bằng văn minh. Từ đó chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực liên quan đến đất đai.

NỘI DUNG
1. Khái niệm
- Căn cứ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 3, Luật đất đai 2013 sửa đổi, bổ
sung năm 2018 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013) quy định về khái
niệm quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất như sau:
2. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không
gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh,
bảo vệ mơi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sử tiềm năng đất đai và
3



nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội
và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
3. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian
để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
- Căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 48, Luật đất đai 2013 sửa đổi,
bổ sung năm 2018 quy định:
1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện sau khi
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công
bố công khai.
3. Thời điểm, thời hạn công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo
quy định sau đây:
a) Việc công bố công khai được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;
b) Việc công khai được thực hiện trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
- Cơng khai là khơng giấu diếm,bí mật mà để cho mọi người cùng biết
Minh bạch là sáng rõ, rành mạch
Cơng khai và minh bạch hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một quy định
quan trọng nhằm đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của người dân trong đó
có các thơng tin về đất đai .Từ những nội dung đã nêu trên, chúng em xin đưa ra
khái niệm sau: “ Có thể hiểu cơng khai và minh bạch hóa quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất tức là làm cho mọi người đều có thể tiếp cận và biết một cách rõ
ràng, rành mạch quyết định của nhà nước về việc phân bổ và khoanh vùng đất

4


đai theo không gian trong một khoảng thời gian, và thời gian thực hiện cụ thể
đối với từng nội dung trong đó.”

2. Mục đích, ý nghĩa của vấn đề minh bạch và cơng khai hóa quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất
2.1. Mục đích của vấn đề minh bạch và cơng khai hóa hóa quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất
Mục đích chính của vấn đề trên là việc thực hiện theo đúng tinh thần của nhà
nước của dân, do dân và vì dân. Đất đai thuộc sở hữu tồn dân, trong đó, Nhà
nước là đại diện chủ sở hữu tồn dân, giao đất và quy hoạch đất đai. Công khai,
minh bạch hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chính là một phương thức để
Nhà nước có thể thể hiện sự kết nối giữa Nhà nước với người dân về đất đai của
quốc gia. Chia nhỏ mục đích lớn trên thì ta có các mục đích sau:
Thứ nhất, Nhà nước minh bạch, cơng khai hóa là để người sử dụng đất thuộc
lãnh thổ Việt Nam nắm bắt được thông tin về đất đai. Nhà nước để được coi là
nhà nước của dân, do dân và vì dân thì cần giúp người dân có thể nắm bắt, tham
gia vào cơng việc chung của đất nước, để có được điều đó, trước hết, họ cần
giúp người dân tiếp cận được thông tin. Để người dân có thể tiếp cận thơng tin
thì Nhà nước phải cơng khai, minh bạch hóa các cơng việc quan trọng của mình.
Về lĩnh đất đai thì Nhà nước cần cơng khai, minh bạch hóa quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất cho người dân. Tránh cho việc quy hoạch, kế hoạch chỉ được thơng
báo cho những nhóm xã hội có quyền lực, gây ra sự mất công bằng xã hội.
Thứ hai, Nhà nước minh bạch, cơng khai hóa nhằm thúc đẩy sự tuân thủ đối với
các quyết định. Tạo được đồng thuận xã hội để nâng cao được hiệu quả trong tổ
chức thi hành các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng chính là những vấn đề
rất quan trọng mà Nhà nước hướng tới thực hiện và đây cũng là mục đích của
việc cơng khai, minh bạch hóa. Các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng đất, do đó, để đảm bảo việc
5


người sử dụng đất có thể chuẩn bị trước và hiểu được ý nghĩa của quy hoạch, kế
hoạch đất mà nhà nước xây dựng thì cơng khai, minh bạch hóa chính là là một

giải pháp.
Thứ ba, Nhà nước minh bạch, cơng khai hóa nhằm tăng cường tính nhất qn
trong việc ra quyết định, giúp kiểm soát việc xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất. Bởi lẽ mỗi địa phương sẽ có những bản quy hoạch, kế hoạch
đất đai khác nhau, do các cơ quan tại các địa phương khác nhau xây dựng, do
đó, để đảm bảo tính nhất qn thì cần có sự cơng khai minh bạch quy hoạch kế
hoạch sử dụng đất, đảm bảo sự phù hợp với các chính sách chung.
Thứ tư, Nhà nước minh bạch, cơng khai hóa nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải
trình, chống tham nhũng và giúp loại bỏ sự tùy tiện. Tấc đất tấc vàng, đất khơng
sinh ra thêm, vì vậy mà cần đảm bảo việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải
đúng đắn để khơng gây lãng phí và để sử dụng đất có hiệu quả. Minh bạch và
cơng khai hố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chính là để người sử dụng đất
có thể nắm bắt được cơ quan nào thực hiện việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, khi xảy ra những điều sai sót thì cần xác định được đối tượng chịu
trách nhiệm.
2.2. Ý nghĩa của vấn đề minh bạch và công khai hóa hóa quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất
2.2.1. Đối với nhà nước
Thứ nhất, trong xã hội với Nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân”,
thì tính minh bạch, cơng khai hóa trong hoạt động quản lý cũng là nguồn sức
mạnh của bộ máy công quyền. Minh bạch, cơng khai hóa giúp nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước. Các cơ quan chức năng nắm rõ được thông tin về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tránh tình trạng một số cá nhân lợi dụng quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ lợi ích nhóm, mục đích cá nhân: thao túng
giá cả, mua bán thông tin hay đầu cơ đối với đất.
6


Thứ hai, minh bạch, cơng khai hóa là một giải pháp rất quan trọng để khắc
phục tệ nạn quan liêu, tham nhũng, làm sạch bộ máy quản lý Nhà nước. Địi hỏi

tính trung thực, ý thức và trách nhiệm của cơ quan nhà nước và các cán bộ,
công chức trong việc thực thi pháp luật.
Thứ ba, các cơ quan nhà nước nắm được ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để
có thể xem xét, giải quyết kịp thời, khơng để nảy sinh những mâu thuẫn. Điều
này sẽ tạo tâm lý thoải mái, tạo lòng tin của người dân vào các quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ đó hạn chế được những tranh chấp, khiếu
kiện kéo dài trong lĩnh vực đất đai hiện nay. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát
triển trên con đường hội nhập, tạo sự tin cậy đối với các nhà đầu tư trong nước
và quốc tế.
Thứ tư, minh bạch, cơng khai hóa cũng là điều kiện không thể thiếu để bộ máy
Nhà nước tiếp thu ý kiến của người dân đóng góp cho các hoạt động quản lý.
Khi mà các vấn đề liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơng bố
cơng khai cho tồn thể người dân được biết sẽ giúp cho người sử dụng đất nắm
được đường lối, chủ trương của nhà nước từ đó đánh giá tính đúng đắn, hợp lý
trong các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.2.2. Đối với người dân
Thứ nhất, người dân sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình khi
cơng khai, minh bạch hóa. Người dân được nắm bắt các thông tin về quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, được giám sát quá trình từ lập dự thảo đến triển khai thực
hiện trên thực tế. Thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được minh bạch,
rõ ràng, cụ thể, người dân dễ nắm bắt thì sẽ hạn chế được các khiếu kiện, khiếu
nại về việc thực hiện dự án, thu hồi đất, bồi thường, tái định cư…
Thứ hai, người dân có thể tham gia tích cực, phát huy tính dân chủ, giám sát
hoạt động của các cơ quan nhà nước và tố cáo các hành vi tiêu cực, trái với quy
7


định của pháp luật của những cán bộ, công chức trong q trình thực thi quyền
hạn của mình. Từ đó góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất.
Thứ ba, minh bạch, cơng khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giúp củng
cố niềm tin của người dân, giúp người dân yên tâm và tin tưởng vào định
hướng, kế hoạch phát triển của Nhà nước. Minh bạch,công khai hố sẽ góp phần
làm giảm những tranh chấp, khiếu kiện của người dân về vấn đề quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất. Có điều kiện để bày tỏ những mong muốn, nguyện vọng của
mình tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3 Hạn chế, bất cập và thực hiện chưa nghiêm túc vấn đề minh bạch và
cơng khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3.1 Người dân chưa nắm bắt được thông tin quy hoạch, kế hoạch kịp thời,
chính xác
Mặc dù thơng tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động rất lớn tới
quyền lợi của người dân và công tác công bố thông tin quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đã được quy định rất cụ thể, là yêu cầu bắt buộc trong Luật Đất đai,
Luật Phòng chống tham nhũng và nhiều văn bản pháp lý khác nhau, nhưng trên
thực tế, việc thực hiện còn nhiều hạn chế.
Báo cáo về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh ở Việt Nam
(PAPI) cho thấy, mặc dù các địa phương trên cả nước đã có nhiều chuyển biến
trong cơng tác cơng khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giá bồi
thường thu hồi đất, song vẫn chỉ ở mức khiêm tốn.
Với hơn 14.000 người ở tất cả 63 tỉnh, thành phố được lấy ý kiến, báo cáo
PAPI cho thấy, ngoại trừ kết quả năm 2015, việc công khai, minh bạch quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giá bồi thường thu hồi đất gia tăng dần trong 5
8


năm qua, một phần nhờ những quy định cụ thể liên quan trong Luật Đất đai năm
2013, nhưng mức tăng khơng lớn. Cụ thể, năm 2015 có 17,86% số người được
biết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thì con số của năm 2018 tăng lên
21,61%. Tuy nhiên, cũng chỉ có chưa đến 1/3 người có cơ hội đóng góp ý kiến

cho các bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương.1
Tuy nhiên pháp luật Pháp luật đất đai năm 2013 vẫn còn một số hạn chế, bất
cập khó khăn trong q trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với các
loại quy hoạch, kế hoạch khác vẫn còn trùng lặp, chồng chéo về cả nội dung
những cơ quan, đơn vị thực hiện. Quy định về cách thức, nội dung lấy ý kiến,
công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa chặt chẽ, phạm vi đối
tượng được lấy ý kiến hẹp dẫn đến một số địa phương thực hiện mang tính hình
thức, khơng hiệu quả, thời gian thực hiện chậm. Ngồi ra, quy định về đồng
nhất nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất với nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng
đất là khơng phù hợp, cứng nhắc, mang hình tình hình thức. Kỳ kế hoạch sử
dụng đất được quy định chung là 10 năm cho các quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện,
đất quốc phòng, đất an ninh là chưa hợp lý. Vì quy hoạch kế, hoạch sử dụng đất
quốc gia mang tính tổng hợp của nó ln mang đến những dự báo chiến lược
mang tính khả biến song vẫn bảo đảm được sự ổn định so với quy hoạch sử
dụng đất ở địa phương. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất quốc gia cần phải dài hơn
quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện. Về điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, luật không quy định rõ trong từng trường hợp điều chỉnh thì được
điều chỉnh những nội dung cụ thể gì. Điều này dẫn đến tình trạng lợi dụng chính
sách để làm lợi cho một số bộ phận, phá vỡ quy hoạch. Mặt khác, luật chưa quy
định cụ thể về trách nhiệm và chế tài xử phạt các cơ quan, đơn vị thuộc nhà
nước và các tổ chức, cá nhân liên quan khi thực hiện không đúng hoặc vi phạm
về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt. 2
1 />2 Phạm Quang Huy, “Pháp luật Việt Nam về các nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thực tiễn
thi hành: luận văn thạc sĩ Luật học”, Hà Nội 2020

9


3.2. Nhiều địa phương cịn chưa cơng bố quy hoạch sử dụng đất hoặc công
bố không đầy đủ theo quy định của pháp luật .

Có nhiều địa phương cơng khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chậm hơn so
với thời hạn luật quy định, có nhiều địa phương khơng công khai đủ trên cổng
thông tin điện tử và trụ sở cơ quan theo quy định của luật. Việc làm này diễn ra
ở rất nhiều nơi, thường chỉ đến khi có yêu cầu của nhân dân các cơ quan mới
thực hiện đúng và đủ.
Thực tế, nhiều địa phương công khi quy hoạch trên cổng thông tin điện tử
không đầy đủ, các địa phương thường công khai quyết định phê duyệt quy
hoạch sử dụng đất nhưng không công khai bản đồ quy hoạch đi kèm. Việc làm
này dẫn đến người dân khó có thể tiếp cận với quy hoạch sử dụng đất khi khơng
có bản đồ quy hoạch, cụ thể người dân chỉ có thể tiếp cận với chỉ tiêu quy hoạch
nhưng không nắm bắt chi tiết được các dự án, cơng trình trong kỳ quy hoạch.
3.3 Một số người dân lợi dụng thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
được công khai để thu lợi riêng cho cá nhân
Thực tế, khơng ít các trường hợp người dân thấy quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất có phần đất của mình bị thu hồi để thực hiện dự án đã xây dựng, trồng trọt
cây cối thần tốc để nhận đền bù. Việc làm này gây lãng phí và ảnh hưởng không
nhỏ đến nhà nước hoặc các doanh nghiệp thực hiện dự án.
4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Thứ nhất, cần hình thành một cơ chế hợp lý để tiếp thu có hiệu quả ý kiến đóng
góp của nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hơn nữa.
Thứ hai, nâng cao trình độ chun mơn, đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ
công tác trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thông qua các hoạt
động như mở lớp đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ, tăng cường các cuộc đối thoại
gặp gỡ với các chuyên gia về quy hoạch nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm
10


quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các nước trên thế
giới. Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị;
xây dựng quy chế và tổ chức thực hiện nghiêm túc tại cơ quan.

Thứ ba, tuyên truyền phổ biến các chính sách, quy định của pháp luật liên quan
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để người dân biết và thực hiện quyền làm chủ
của mình. Từ đó tăng cường, chủ động tham gia đóng góp vào bản quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, phát huy tính cơng khai, minh bạch và dân chủ.
Thứ tư, chính phủ cần có kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện luật một cách
đồng bộ, có hiệu quả cơng tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện
luật để kịp thời xử lý những tình huống phát sinh trong thực tiễn, bảo đảm tính
khả thi của luật.
Thứ năm, tiếp tục triển khai và hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đất
đai cũng như việc áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, đưa các nội dung,
phần việc quản lý, quy trình quản lý, xử lý cơng việc lên mơi trường mạng để có
thể nâng cao vai trò giám sát chéo trong đội ngũ cán bộ và sự giám sát, phản
biện của doanh nghiệp, nhân dân. Có như vậy, việc công khai, minh bạch quản
lý mới thật sự hiệu quả, thiết thực.
Thứ sáu, tăng cường công tác nghiên cứu vào cải thiện thực hiện công khai và
minh bạch thông tin đất đai. Các nghiên cứu về đánh giá mức độ thực thực hiện
công khai và minh bạch thơng tin trong quản lý đất đai có tác động rất tích cực
tới thực hiện pháp luật.

11


KẾT LUẬN
Minh bạch và cơng khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là vấn đề quan
trọng, cần được quan tâm. Minh bạch và cơng khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất cũng là giải pháp hiệu quả trong việc phịng, chống tham nhũng, lãng
phí, vì nguồn tài nguyên đất là nguồn tài nguyên quan trọng và dễ bị các tổ
chức, cá nhân có quyền hạn lạm dụng nhằm chiếm đoạt. Tạo điều kiện cho nhân
dân cũng như tồn xã hội có thể giám sát một cách chặt chẽ các hoạt động của
cơ quan nhà nước, người dân có thể nắm được các quyền và nghĩa vụ của mình

đối với đất đai để có thể chủ động thực hiện đúng theo yêu cầu của pháp luật.

12


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2018;
2. Phạm Quang Huy, “Pháp luật Việt Nam về các nguyên tắc lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất và thực tiễn thi hành: luận văn thạc sĩ Luật học”, Hà Nội
2020;
3. Nguyễn Văn Điệp, "Minh bạch trong xây dựng và thực hiện kế hoạch, quy
hoạch sử dụng đất - Thực trạng ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội: luận
văn thạc sĩ Luật học”, Hà Nội, 2017.
4. />
5. .

13



×