Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Trình bày P1 trong 4P của lý thuyết Marketing. Minh họa bằng các vấn đề thực tế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.9 KB, 18 trang )

TRƯỜNG: ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN MÔN: MARKETING CĂN BẢN
ĐỀ BÀI: Trình bày P1 trong 4P của lý thuyết Marketing. Minh
họa bằng các vấn đề thực tế.
SV: LÊ NGỌC THANH
MSSV: 854010499
LỚP: 08QK4
GVGD: LƯU VĂN PHÚ
MARKETING CĂN BẢN
TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 7 NĂM 2009
LÊ NGỌC THANH- 854010499
2
MARKETING CĂN BẢN
LỜI GIỚI THIỆU 3
CHƯƠNG 1: CƠ BẢN VỀ SẢN PHẨM 4
1.Sản phẩm là gì? 4
2.Hệ hàng 5
3.Phổ hàng 5
CHƯƠNG 2 : PHÂN LOẠI SẢN PHẨM 6
CHƯƠNG 3 : BAO BÌ_ HỒN CỦA SẢN PHẨM 7
CHƯƠNG 4 : NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH 8
KHI ĐƯA SẢN PHẨM RA THỊ TRƯỜNG
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VINAMILK 10
1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH 11
2.CÁC SẢN PHẨM 11
3.VINAMILK- CÔNG BỐ 14
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
LÊ NGỌC THANH- 854010499


3
MARKETING CĂN BẢN

Trong kinh doanh mọi doanh nghiệp đều mong muốn sản phẩm của mình
được nhiều người biết đến, nhiều người sử dụng, được thế giới tin dùng…Muốn
đạt được sự thành công trong kinh doanh đều trước hết của người kinh doanh là
phải tạo dựng cho mình một thương hiệu vững chắc, nhưng muốn có thương hiệu
tạo chỗ đứng trên thương trường thì công ty đó phải có được nguồn sản phẩm dồi
dào, đạt chất lượng, mẫu mã hấp dẫn gây sự chú ý đối với người tiêu dùng.Như
vậy ngoài việc định hướng sản phẩm, marketing cho sản phẩm….thì việc tạo ra
sản phẩm có chất lượng, mẫu mã hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu
dùng là yếu tố quan trọng giúp đưa thương hiệu công ty vươn xa ra tầm thế
giới.Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về tầm quan trọng của sản phẩm.
LÊ NGỌC THANH- 854010499
4
MARKETING CĂN BẢN
CHƯƠNG 1: CƠ BẢN VỀ SẢN PHẨM
1. Sản phẩm là gì?
Philip Kotler định nghĩa: Sản phẩm là bất cứ gì có thể đưa vào một thị
trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thoả mãn một nhu
cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vật thể, những dịch vụ, những con
người, những địa điểm, những tổ chức, và những ý nghĩ.
Ví dụ: 1 cây vợt Wilson, 1 buổi diễn của Mỹ Tâm, 1 chuyến đi Ý của SaiGon
Tuorist, dịch vụ quản lý quỹ hay dịch vụ 1080.
Sản phẩm có thể được phân loại theo nhiều cách:
+Hàng bền, hàng không bền và các dịch vụ
+Hàng tiêu dùng và hàng kỹ nghệ.
Như vậy, khi định đưa 1 sản phẩm ra thị trường ta phải biết được sản phẩm
đó đáp ứng được nhu cầu gì của người tiêu dùng, họ chỉ mua sản phẩm khi nó
giải quyết được một vấn đề của họ như mua thuốc để chữa bệnh, đi tập aerobic

để thấy mình duyên dáng hơn hay mua máy vi tính không phải vì bạn muốn có
1 cái CPU to đùng như thế… mà là muốn chơi game hay lướt net hay phục vụ
cho công việc. Tóm lại khách hàng cần lợi ích mà sản phẩm đem lại cho họ
chứ không phải là bản thân sản phẩm đó.
Khi đưa ra thị trường, ngoài công dụng thì ta còn phải chú ý đến những yếu
tố khác của sản phẩm để tăng khả năng nhận biết cho khách hàng và khả năng
cạnh tranh cho sản phẩm là bao bì, đặc điểm, kiểu dáng, tên hiệu, chất lượng
và giá. Thông thường những yếu tố này được tính chung vào một chiến lược
sản phẩm để tạo thành hình ảnh trong lòng khách hàng mà ta hay gọi là
thương hiệu.
Một số yếu tố gắn liền đến sản phẩm như tên hiệu, bao bì và dịch vụ khách
hàng kèm theo mà thôi.
*Tên hiệu (Brand name): có 5 tiêu chí:
1)Phải dễ nhớ, dễ đọc, dễ nhận ra: Kinh Đô. Phú Mỹ Hưng.
2)Nói được ít nhiều về ích lợi và chất lượng của sản phẩm: Sunsilk, Hảo
Hảo.
3)Phải độc đáo: Kodak, Exxon.
4)Có thể đem đăng ký và được pháp luật bảo vệ. Đây là điều quan trọng khi
các đặc điểm của sản phẩm có thể dễ dàng bị bắt chước nếu không được pháp
luật bảo vệ.
5)Dịch được sang tiếng nước ngoài dễ dàng: Kinh Đô khó đọc đối với Mỹ
nên phải đổi là New Choice.
*Bao bì: Rất nhiều sản phẩm phải được đóng gói trước khi đưa vào thị trường.
Nhiều lúc chính bao bì đóng góp một phần rất lớn vào sự nổi tiếng của nhãn
hiệu như chai Coca cola, thùng chứa L’eggs hay hộp phim Kodak. Bao bì có
thể gồm 3 cấp chất liệu:
1)Bao bì lớp đầu là cái trực tiếp chứa sản phẩm như chai Miss SaiGon.
2)Bao bì lớp nhì là chất liệu bảo vệ bao bì lớp đầu và bị bỏ đi khi ta dùng sản
LÊ NGỌC THANH- 854010499
5

MARKETING CĂN BẢN
phẩm như hộp đựng chai Miss SaiGon
3)Bao bì vận chuyển: cần thiết cho việc lưu kho, nhận dạng và vận chuyển
như lớp hộp cứng đựng 6 chai Miss SaiGon.
Bao bì phải đáp ứng các tiêu chí sau:
1)Chứa đựng và bảo vệ được sản phẩm.
2)Không bị biến dạng trong điều kiện bình thường.
3)Các chữ in trên bao bì dễ đọc, các màu sắc hài hoà.
4)Hấp dẫn, dễ xử lý, chuyên chở.
5)Gây ấn tượng tốt nơi khách hàng.
6)Tương xứng với chất lượng của sản phẩm.
7)Chi phí hợp lý.
8)Đúng với quy định của luật pháp.
2. Hệ hàng:
Chuỗi hệ hàng (product line) là một nhóm những sản phẩm có liên hệ mật
thiết với nhau, hoặc vì chúng hoạt động theo một cách tương tự, được bán cho
cùng một giới khách hàng, được đưa vào thị trường theo cùng những ngả như
nhau, hoặc xếp chung một mức giá bán nào đó. Như vậy Kymdan sản xuất một
chuỗi hàng các tấm nệm nằm, Toyota sản xuất một hệ các xe hơi. Đa số các
công ty đều có một Giám đốc cấp cao để quản lý mỗi hệ hàng này.
Những yếu tố quan trọng nhất của một hệ hàng là chiều dài chuỗi (hệ) hàng,
đặc điểm và việc hiện đại hoá chuỗi.
Một chuỗi hệ hàng được cho là quá dài khi ta có thể tăng lợi nhuận bằng cách
loại bớt món hàng, và ngược lại sẽ là quá ngắn khi ta có thể thêm lợi nhuận
bằng cách thêm những món hàng mới.
Vấn đề độ dài của chuỗi hàng phụ thuộc vào mục tiêu của công ty. Nếu công
ty chủ trương giữ khả năng sinh lợi cao thì công ty sẽ chỉ giữ lại những sản
phẩm đắt khách, còn nếu công ty đang tìm kiếm thêm thị phần thì sẽ có hệ
hàng dài hơn (như Vifon muốn thâm nhập thị trường đồ chay nên có thêm mỳ
chay, Honda sản xuất thêm dòng xe máy Wave giá rẻ cạnh tranh với xe Trung

Quốc).
Theo thời gian, dưới áp lực của lực lượng bán hàng và phân phối, khả năng sản
xuất, các công ty sẽ có thêm những món hàng mới để tăng doanh số và có thêm
lợi nhuận. Do đó hệ hàng sẽ dài ra.
Đặc điểm của hệ hàng cũng có ảnh hưởng không ít đến hệ hàng, đặc điểm
này được tạo ra bởi một hay một vài món hàng tiêu biểu trong chuỗi (hệ)
hàng
3. Phổ hàng:
Phổ hàng (product mix) còn được gọi là quần loại sản phẩm (product
assortment), là tập hợp mọi hệ mặt hàng và món hàng của người bán cống hiến
để bán cho người mua. Như thế phổ hàng của Honda có 2 hệ hàng lớn là: xe
máy và xe hơi, phổ hàng của Avon có 4 hệ hàng lớn: mỹ phẩm, nữ trang, đồ
thời trang và đồ gia dụng.
Phổ hàng được xem xét theo chiều dài, chiều rộng, chiều sâu và tính đồng nhất.
LÊ NGỌC THANH- 854010499
6
MARKETING CĂN BẢN
Chiều dài là tổng số món hàng của công ty, chiều rộng là số lượng các hệ mặt
hàng, chiều sâu là số mẫu khác nhau (dạng, biến thể) của mỗi sản phẩm trong
mặt hàng ví dụ dầu gội Clear có 4 loại công thức và 4 cỡ vậy Clear có chiều
sâu là 16. Tính đồng nhất là nói đến mối liên quan giữa các hệ hàng về sử
dụng, các yêu cầu trong sản xuất, các hệ thống phân phối hay các mặt khác.
CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI SẢN PHẨM
Muốn xác định chiến lược cho sản phẩm trước hết cần phải sản phẩm đó
thuộc loại gì, bởi gì mỗi sản phẩm khác nhau đòi hỏi phải có chiến lược khác
nhau.Tùy theo tiêu thức phân loại sản phẩm mà sản phẩm được phân chia phù
hợp:
1.Theo mục đích sử dụng của người mua hàng:
-Hàng tiêu dùng là những mặt hàng thỏa mãn nhu cầu cá nhân hay gia
đình, có thể bao gồm hàng mua thường ngày, hàng mua có đắn đo, hàng

đặc hiệu và hàng không thiết yếu.
- Hàng tư liệu sản xuất là những mặt hàng phục vụ cho sản xuất và chế
biến của các doanh nghiệp, bao gồm nguyên liệu và phụ liệu, các trang
thiết bị cơ bản và các vật tư cung ứng, dịch vụ bảo trì, sửa chữa tư vấn
phụ vụ cho việc kinh doanh
2. Theo mức độ lâu bền hay tính chất hữu hình của sản phẩm
-Sản phẩm lâu bền : những sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài(xe,
máy lạnh….)
-Sản phẩm ngắn hạn : những sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn , cần
mua thường xuyên( xà phòng, bia…)
-Sản phẩm hữu hình là những sản phẩm mà người ta có thể thấy được ,
nếm , sờ …trước khi mua.
-Dịch vụ là những hoạt động , ích lợi hay những cách thõa mãn nhu cầu
khác được đưa ra chào bán.Các dịch vụ thì không cụ thể, không đồng
nhất, không tách bạch ra được giữa sản xuất và tiêu dùng và không dự
trữ được.
3. Theo tính phức tạp của sản phẩm
-Hàng đơn giản : là những hàng hóa không đa dạng như một số mặt
hàng nông sản phẩm.
-Hàng phức tạp : là những hàng hóa có nhiều chủng loại, kiểu, cỡ, màu
sắc khác nhau như những mặt hàng công nghệ phẩm.
LÊ NGỌC THANH- 854010499
7
MARKETING CĂN BẢN
CHƯƠNG 3: BAO BÌ _HỒN CỦA SẢN PHẨM
“Nếu để một sản phẩm riêng lẻ thì chúng ta ít chú ý đến bao bì. Nhưng đặt
sản phẩm đó trên một quầy hàng bán lẻ với hàng chục sản phẩm cùng loại thì
chẳng khác nào một cuộc thi hoa hậu ”
Mỗi sản phẩm phải chứng minh "nhan sắc" của mình qua bao bì. Bao bì là phần
dễ nhìn thấy nhất của sản phẩm mang khả năng kích thích người mua.

Người mua hàng muốn gì ở bao bì ? Trước hết là yếu tố thẩm mỹ, "bắt mắt".
Trước nhiều sản phẩm có thương hiệu xa lạ, chưa dùng bao giờ, người mua hàng
bị thu hút bởi bao bì có kiểu dáng đẹp, có hình ảnh, kiểu chữ trình bày gây ấn
tượng.
Thứ đến là thông tin trên bao bì, ở mức tối thiểu bao bì phải có những thông tin
như tên nhãn hiệu, đơn vị sản xuất, thành phần, số lượng, cách sử dụng, thời gian
bảo hành (đối với các sản phẩm có thời gian bảo hành) Cuối cùng là sự tiện
dụng: dễ mở, dễ sử dụng, dễ cất trữ và có thể tái sử dụng. Một gói kẹo cho trẻ con
không có đường rãnh để xé ra, phải dùng kéo để cắt là quá bất tiện.
Người bán lẻ, nhìn bao bì sản phẩm dưới một khía cạnh khác : họ muốn hàng hóa
đựng trong bao bì (thùng giấy, hộp kim loại ) phải dễ bốc xếp, bảo quản, hàng
bên trong phải đúng số lượng ghi trong bao bì. Kiểu dáng bao bì phải tiện lợi cho
việc trưng bày, có thể xếp chồng lên nhau trên kệ hàng. Và người bán cũng cần
những thông tin trên bao bì để giải thích cho khách hàng khi khách hàng chỉ hỏi sơ
qua mặt hàng nào đó mà chưa quyết định mua.
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh nghiêm túc, bao bì sản phẩm không chỉ là
yếu tố thẩm mỹ. Việc thiết kế bao bì nằm trong định hướng của chiến lược tiếp thị
sản phẩm. Trong một thời gian theo định kỳ, nhà sản xuất phải đánh giá lại mẫu
bao bì, đo lường tác dụng đối với người mua và thay đổi bao bì nếu thấy cần thiết.
Thường quyết định thay đổi bao bì diễn ra trong những tình huống sau :
- Thay đổi bao bì trong một chiến dịch tiếp thị mới.
- Thay đổi vì bao bì hiện tại tỏ ra ít hấp dẫn so với sản phẩm cùng loại.
- Tạo một hình ảnh mới về thương hiệu.
- Phát huy giá trị sản phẩm đã được "nâng cấp" về chất lượng.
- Sử dụng được nguyên liệu để làm bao bì tốt hơn so với bao bì cũ.
Thực tế cho thấy có những thương hiệu sản phẩm nổi tiếng và thành công, nhà sản
xuất vẫn quyết định thay đổi bao bì, tạo hình ảnh mới về sản phẩm và làm người
mua không nhàm chán.
LÊ NGỌC THANH- 854010499
8

MARKETING CĂN BẢN
CHƯƠNG 4: NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI ĐƯA SẢN
PHẨM RA THI TRƯỜNG
Có cả những sai lầm nhỏ lẫn những sai lầm nghiêm trọng tới nỗi có thể phá
hỏng mọi nỗ lực, làm tổn thất lớn về tiền bạc và mất đi sư tự tin của người khởi
nghiệp. Đó là những sai lầm, thiếu sót phổ biến dưới đây.
1- Kỳ vọng vào những kết quả không thực tế.
Nhiều người nghĩ ráng sáng tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ mới là một con
đường làm giàu nhanh nhất. Thực tế thì là một suy nghi đẩy mao hiểm, bởi lẽ việc
tạo ra một sản phẩm hay một dịch vụ mới là một quá trình khó khăn và khó ai có
thể trở thành triệu phú ngay từ bước khởi đầu. Hiển nhiên, với những ý tưởng mới,
bạn sẽ có cơ hội kiếm ra tiến và khi những ý tưởng đó được phát triển, bạn sẽ trở
nên giàu có. Tuy nhiên, điều quan trọng là nếu muốn khởi nghiệp thành công bâng
con đường sáng tạo, bạn phải đánh giá đúng những nguồn lực mình đang có (kiến
thức, kinh nghiệm, tiền bạc), đo lường sức mạnh của động cơ khiến mình dấn thân
vào lĩnh vực mới và thời gian mà mình có thể sẵn sàng bở ra để phát triển ý tưởng
mới. Sau đó, bạn cần xây dựng một kế hoạch khả thi phù hợp với những yếu tố nói
trên.
2 - Không nghiên cứu thị trường sớm.
Nếu có mọt ý tưởng lớn và tin chắc rằng mọi người sẽ cổ vũ cho ý tưởng đó,
bạn có thể bỏ ra nhiều tiền để biến ý tưởng đó thành hiện thực bằng cách xây dựng
một mô hình kinh doanh mình làm ra những sản phẩm mẫâu, phát triển một kế
hoạch kinh doanh, thuế mướn các nhà tư vấn, các luật sư. Trường hợp ai quá say
sưa với ý tưởng của mình mà không biết rằng thị trường đã tồn tại một sản phẩm
hay dịch vụ tương tự thì đã đầu tư không đúng hướng.
Để khắc phục tình trạng trên, bạn phải thực hiện nghiên cứu thị trường ngay khi
vừa nảy ra ý tưởng mới. Có thể tìm hiếu thực tế từ các cửa hàng, xem các
catologue của các Công ty, tìm thông tin trên Internet. Đôi khi chỉ cần 10 phút trên
Internet là bạn đã có thể xác định được sản phẩm hay dịch vụ do mình vừa nghĩ ra
có thật sự mới hay không.

Nếu sản phẩm hay dịch vụ do bạn nghĩ ra chỉ tương tự với những gì đang có sẵn
trên thị trường chứ không phải giống hoàn toàn, bạn vẫn còn cơ hội để phát triển ý
tưởng đó xa hơn. Vấn đề là phải khách quan tìm hiểu tất cả những đặc điểm của
sản phẩm do mình nghĩ ra và so sánh kỹ với các sản phẩm có trên thị trường để
hội đủ điều kiện đảm bảo cho nó tồn tại đủ lâu trên thị trường từ khi được tung ra.
3 - Cho rằng sản phẩm hoặc dịch vụ mới sẽ được khách hàng quan tâm, đón
nhận.
Ngay cả khi đã nghiên cứu thị trường, biết được sản phẩm mới của mình khác
với các sản phẩm đang có thì cũng không thể kết luận ngay rằng khách hàng sẽ
thích sản phẩm mới đó. Bạn phải tiếp tục nghiên cứu thị trường để tìm hiểu khách
hàng thật sự nghĩ gì về sản phẩm mới và họ có sẵn sàng mua nó hay không.Phải
thực hiện nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc.
LÊ NGỌC THANH- 854010499
9
MARKETING CĂN BẢN
4- Đầu tư tất cả tiền bạc để lấy bằng chứng nhận cho sản phẩm mới.
Bằng sáng chế là một tài sản có giá trị, nhưng nó không phải là tất cả để làm
cho một sản phẩm mới đứng vững được trên thị trường. Tốt nhất là không nên
nghĩ ngay đến việc phải lấy được một tấm bằng sáng chế khi vừa thiết kế ra một
sản phẩm mới, vì việc này thường tốn thời gian và tiên bạc. Điều quan trong hơn
là nên nghĩ xem ý tưởng mới, sản phẩm mới có được thị trường chấp nhận hay
không. Thực tế cho thấy, chỉ có 2% - 3% số ý tưởng được cấp bằng trên thế giới
được biến thành hiện thực. Ngược lai, có rất nhiều sản phẩm vẫn đang “sống
khỏe” trên thị trường nhưng chẳng hề có tấm bằng sáng chế nào.
5- Thiếu sự nhạy bén và những kỹ năng nhất định
Nhiều người tin rằng, thành công của một sản phẩm được bắt đầu và kết thúc
bằng một ý tưởng lớn. Trên thực tế, ý tưởng chỉ góp một phần nhỏ sáng tạo nên
thành công. Một doanh nhân có thể có rất nhiều ý tưởng, nhưng anh ta có thành
công hay không là nhờ có sự nhạy bén trong việc sàng lọc các ý tưởng có được để
chọn ra những ý tưởng khả thi, làm ra những sản phẩm mà thị trường cần. Trong

trường hợp bạn thành lập một Công ty để biến ý tưởng của mình thành hiện thực
thì đó mới chỉ là bước khởi đầu. Để doanh nghiệp hoạt động thành công, bạn phải
biết cách quản lý các công việc sản xuất, bán hàng, tiếp thị, tài chính, nhân sự…
LÊ NGỌC THANH- 854010499
10
MARKETING CĂN BẢN
LÊ NGỌC THANH- 854010499
11
MARKETING CĂN BẢN
1. Qúa trình hình thành

Được hình thành từ năm 1976, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK)
đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến
sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam.
Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần
94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được
xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông,
Đông Nam Á…VINAMILK luôn mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng,
bổ dưỡng và ngon miệng nhất cho sức khoẻ của bạn. Bạn sẽ không phải lo lắng
khi dùng sản phẩm của Vinamilk. Mọi lứa tuổi, đối tượng đều phù hợp với
Vinamilk.
Trang thiết bị hàng đầu, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất, Vinamilk tự hào
cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước đồng tâm hợp lực làm hết sức
mình để mang lại những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất, hoàn hảo nhất. Biết bao
con người làm việc ngày đêm. Biết bao tâm huyết và trách nhiệm chắt chiu, gửi
gắm trong từng sản phẩm. Tất cả vì ước nguyện chăm sóc sức khỏe cộng đồng,
cho tương lai thế hệ mai sau, bằng tất cả tấm lòng. Đó cũng là cam kết của
Vinamilk.
Sau 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà
máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản

phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa.
2. Các sản phẩm
Được hình thành từ năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn
mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa,
hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam.
Với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản
phẩm từ sữa gồm: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, Kem, sữa chua, Phô
– mai. Và các sản phẩm khác như: sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh, cà Cà phê
hòa tan, nước uống đóng chai, trà, chocolate hòa tan
Các sản phẩm của Vinamilk không chỉ được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm
mà còn có uy tín đối với cả thị trường ngoài nước. Đến nay, sản phẩm sữa
Vinamilk đã được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới: Mỹ,
Canada, Pháp, Nga, Đức, CH Séc, Balan, Trung Quốc, khu vực Trung Đông, khu
vực Châu Á, Lào, Campuchia …
Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây
chuyền máy móc thiết bị hiện đại nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản
phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
LÊ NGỌC THANH- 854010499
12
MARKETING CĂN BẢN
Thị trường:
Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản
phẩm từ sữa. Hiện nay, Vinamilk chiếm khoảng 75% thị phần toàn quốc. Mạng
lưới phân phối của Vinamilk rất mạnh trong nước với 183 nhà phân phối và gần
94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành.Sản phẩm Vinamilk còn được
xuất khẩu sang nhiều nước: Mỹ, Canada, Pháp, Nga, CH Séc,Ba Lan, Đức, Trung
Quốc, Khu vực Trung Đông, Khu vực Châu Á, Lào, Campuchi
Cam kết cho tương lai
Trang thiết bị hàng đầu, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất, Vinamilk tự hào
cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước đồng tâm hợp lực làm hết sức

mình để mang lại những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất, hoàn hảo nhất.
Biết bao con người làm việc ngày đêm. Biết bao tâm huyết và trách nhiệm chắt
chiu, gửi gắm trong từng sản phẩm. Tất cả vì ước nguyện chăm sóc sức khỏe cộng
đồng, cho tương lai thế hệ mai sau, bằng tất cả tấm lòng.
Các sản phẩm chủ yếu:
1. Sữa bột béo NewZeland
2. Sữa bột béo NewZeland (Fonterra)
3. Sữa bột gầy NewZeland
4. Sữa bột gầy NewZeland (Fonterra)
5. Bột Whey Balan
6. Whey (11%) Balan
7. Sữa tươi tiệt trùng không đường 100%
8. Sữa tươi nguyên liệu trạm Quới - Củ Chi
9. Sữa tươi nguyên liệu trạm Ba - Khu vực Hóc Môn
10. Sữa tươi nguyên liệu trạm Nụ - Khu vực Hóc Môn
11. Sữa tươi nguyên liệu khu vực Củ Chi
12. Sữa tươi nguyên liệu khu vực Tiền Giang
13. Sữa tươi nguyên liệu trạm Đức Minh - Khu vực Hóc Môn
14. Sữa tươi nguyên liệu trạm Đông - Khu vực Gò Vấp
LÊ NGỌC THANH- 854010499
13
MARKETING CĂN BẢN

Phomal con bò cười sữa chua

Sữa tươi nguyên chất sữa tươi gói
Sữa bột
Dielac nước trái cây Vfresh
Kem Vinamilk sữa hộp
LÊ NGỌC THANH- 854010499

14
MARKETING CĂN BẢN

Sữa tươi gói hương vị mới sữa hộp
3. VINAMILK- CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Trước tình hình người tiêu dùng Việt Nam đang lo lắng và hoang mang về các
sản phẩm sữa của Trung Quốc bị nhiễm melamine, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
– Vinamilk (mã VNM) với trách nhiệm của nhà sản
xuất sữa lớn nhất trong nước thông báo:
Tất cả nguyên vật liệu của Vinamilk đều được
nhập trực tiếp từ các nước châu Âu, Mỹ và
Newzealand, do vậy, được đảm bảo 100% an toàn
theo các tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt của Mỹ
và khối các nước cộng đồng châu Âu.
Tuy nhiên, để đảm bảo không có bất cứ một rủi ro
nào dù nhỏ nhất cho người tiêu dùng, Vinamilk đã
chủ động gửi mất của tất cả các nguyên liệu đầu
vào và thành phẩm, kể các các dòng sữa tươi 100%
sử dụng nguyên liệu sữa tươi trong nước đến đến Trung Tâm Dịch Vụ Phân Tích
Thí Nghiệm TP.HCM để kiểm tra.
Kết quả thu được từ các kiểm nghiệm này là không có melamine trong bất kỳ
nguyên vật liệu và thành phẩm của Vinamilk.
Được biết, Vinamilk vừa thông báo kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm 2008.
Theo đó, tổng sản lượng sữa tươi thu mua trong 8 tháng đầu năm là 80.136 tấn,
với giá trị 569 tỷ đổng, tăng 14.807 tấn và 227 tỷ đồng so với 8 tháng đầu năm
2007. Tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ là 22,7% về sản lượng và 66,4% về giá
trị.
Trong 8 tháng đầu năm 2008 Vinamilk đã đạt 5.466 tỷ đồng tổng doanh thu,
tăng 25,14% so với cùng kỳ năm 2007 (tương đương tăng 1.098 tỷ đồng) và hoàn
thành 66,7% kế hoạch năm 2008. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.034 tỷ đồng, tăng

47,29% so với cùng kỳ năm 2007 (tương đương tăng 332 tỷ đồng) và hoàn thành
LÊ NGỌC THANH- 854010499
15
MARKETING CĂN BẢN
78% kế hoạch năm.
Kế hoạch năm 2008, Công ty đặt ra các chỉ tiêu chủ yếu như tổng doanh thu đạt
8.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.140 tỷ đồng, lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt
6.175 đồng. Lợi nhuận năm 2008 sẽ được phân phối như sau: trích quỹ đầu tư phát
triển 10%, trích quỹ dự phòng tài chính 5%, trích quỹ khen thưởng phúc lợi 10%,
trả cổ tức 29% vốn điều lệ.
LÊ NGỌC THANH- 854010499
16
MARKETING CĂN BẢN
Như vậy sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa vào thị trường để đạt được sự
chú ý , sự chấp nhận, sử dụng hoặc tiêu thụ, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của thị
trường.Nhưng để thương hiệu của công ty sản xuất được nhiều người biết đến thì
nhà sản xuất phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm, mẫu mã, màu sắc hấp dẫn,
gây sự thích thú cho người tiêu dùng. Sản phẩm được đưa ra thị trường bằng nhiều
cách nhưng muốn có được chỗ đứng trên thị trường thì sản phẩm đó phải tạo được
sự chú ý, độ tin cậy, sự hấp dẫn đối với người mua.Đối với nhà kinh doanh việc
thu được lợi nhuận từ sản phẩm của mình rất quan trọng do đó họ cần phải chú ý
đến quá trình sản xuất sản phẩm, marketing sản phẩm,chất lượng sản phẩm.Nếu
nói thị trường là nơi thu lợi nhuận thì sản phẩm là nguồn vốn của doanh nghiệp, vì
vậy sản phẩm là nguồn cần thiết để doanh nghiệp đầu tư và phát triển.
LÊ NGỌC THANH- 854010499
17
MARKETING CĂN BẢN

 Marketing Trong Thời Đại Net
 Marketing Failures - Sự Thật

Về Những Thất Bại Trong Tiếp Thị Sản Phẩm
/>LÊ NGỌC THANH- 854010499
18

×