Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

nghiên cứu chỉ số bmi và ý thức bảo vệ sức khỏe của học sinh trường thpt chuyên lê quý đôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.47 KB, 48 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO DỰ ÁN KHOA HỌC KỸ THUẬT

NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ BMI VÀ Ý THỨC BẢO VỆ SỨC KHỎE
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP THÀNH PHỐ
Lĩnh vực quốc gia: Khoa học xã hội và hành vi

Người thực hiện

Giáo viên hướng dẫn

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2018

download by :


MỤC LỤC
TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN........................................................................................................... 4
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................................... 5
GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................... 6
1.1. Giới thiệu........................................................................................................................................ 6
1.1.1. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................................... 6
1.1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................................... 6
1.2. Tổng quan tài liệu.......................................................................................................................... 6
1.2.1. Chiều cao...................................................................................................................................... 6
1.2.2. Cân nặng....................................................................................................................................... 8
1.2.3. Chỉ số BMI.................................................................................................................................... 9


1.2.4. Ý thức bảo vệ sức khỏe................................................................................................................ 10
GIẢ THUYẾT KHOA HỌC - CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................... 13
2.1. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................................. 13
2.2. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................................... 13
2.3. Hướng phát triển của nghiên cứu............................................................................................... 13
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 14
3.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu.............................................................................................. 14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................. 14
3.1.2. Thời gian nghiên cứu.................................................................................................................. 14
3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................ 14
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang........................................................................................... 14
3.2.2. Phương pháp xác định các chỉ số thể lực.................................................................................... 14
3.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học................................................................................................ 14
3.2.4. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu............................................................................................ 15
3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................................................... 15
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................................. 16
4.1. Một số chỉ tiêu về hình thái của học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.........................16
4.1.1. Chiều cao đứng........................................................................................................................... 16
4.1.2. Cân nặng..................................................................................................................................... 16
4.1.3. BMI............................................................................................................................................. 17
4.2. Ý thức bảo vệ sức khỏe................................................................................................................ 18
4.2.1. Hiểu biết của học sinh về chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI và các yếu tố ảnh hưởng đến chiều
cao và cân nặng.................................................................................................................................... 18
4.2.2. Tự đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại.................................................................................... 20
4.2.3. Ý thức và hành động bảo vệ sức khỏe.......................................................................................... 22

2

download by :



PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................................... 26
5.1. Một số chỉ tiêu về hình thái của học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.........................26
5.1.1. Chiều cao đứng, cân nặng.......................................................................................................... 26
5.1.2. BMI............................................................................................................................................. 26
5.2. Ý thức bảo vệ sức khỏe................................................................................................................ 27
5.2.1. Hiểu biết về chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI và các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân
nặng...................................................................................................................................................... 27
5.2.2. Tự đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại.................................................................................... 28
5.2.3. Ý thức và hành động bảovệ sức khỏe.......................................................................................... 28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................................ 30
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 30
1.Một số chỉ số hình thái và BMI của học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.......................30
2.Ý thức bảo vệ sức khỏe của học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn................................... 30
KIẾN NGHỊ........................................................................................................................................ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................. 32
PHỤ LỤC............................................................................................................................................ 35
Phiếu khảo sát………………………………………………………………………………………………………………………………….35
Cẩm nang……………………………………………………………………………………………………………………………………… ...40

3

download by :


TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN
Đề tài này đã xác định được thực trạng sự phát triển thể chất của học sinh
trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng thông qua các đặc điểm về hình thái cũng
như nghiên cứu ý thức bảo vệ sức khỏe, góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu về sinh học
hình thể và dậy thì của học sinh THPT. Kết quả đề tài chỉ ra rằng chiều cao trung bình

của học sinh nam là 170.34 ± 5.82 cm và nữ là 159.06 ± 5.48 cm. Cân nặng trung
bình là 62.85 ± 10.82 kg đối với nam và 51.81 ± 7.16 kg đối với nữ. Chỉ số BMI
2
trung bình của học sinh nam là 21.63 ± 3.39 (kg/m ) và nữ là 20.46± 2.45
2
(kg/m ). Phần lớn học sinh nhận thức đúng về các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao,
nguyên nhân của béo phì và suy dinh dưỡng. Tuy nhiên học sinh thường xuyên có biểu
hiện mệt mỏi và đa số học sinh bị căng thẳng về thần kinh. Mà nguyên nhân do áp lực
học hành, chiếm tới 79.5% tiếp đến là áp lực từ gia đình, chiếm 32.0% sau đó là do
bệnh tật chiếm 16.0%. 100% số học sinh được khảo sát không hút thuốc; 20% số học
sinh thỉnh thoảng có uống rượu, bia; 65.5% học sinh thỉnh thoảng ăn vặt, 52% ăn theo
tháp dinh dưỡng, 53.5% ăn đúng giờ, 64.0% học sinh ăn trái cây. Học sinh trường
THPT chuyên Lê Quý Đôn dành thời gian phần lớn vào học tập, thời gian dành cho
việc vận động và chơi thể thao là không nhiều. Một số lượng lớn học sinh hay đi ngủ
trễ và thức dậy sớm, ngủ không đủ giấc trong ngày theo quy định. Chỉ có 21.5% số học
sinh thường xuyên khám sức khỏe định kì. Các kết quả của nghiên cứu làm cơ sở cho
các cơ quan, tổ chức và cả nhà trường, gia đình có các biện pháp nhằm nâng cao ý thức
bảo vệ sức khỏe và giáo dục thể chất cho học sinh.

4

download by :


LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hương Giang, người đã tận
tình chỉ dạy và hỗ trợ trong suốt quá trình nghiên cứu và quý thầy cô giáo trường
THPT chuyên Lê Quý Đôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em tiến hành nghiên
cứu.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình mình – nguồn động lực to lớn đã

giúp chúng em nỗ lực hoàn thành nghiên cứu này.
Chúng em đặc biệt cảm ơn các học sinh của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
đã tham gia khảo sát nghiêm túc và giúp chúng em có những số liệu, thơng tin hữu ích
cho đề tài nghiên cứu của mình.

5

download by :


PHẦN 1
GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU
1.1.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các chỉ số hình thái, thể lực của học sinh trường THPT chuyên Lê
Quý Đôn, thành phố Đà Nẵng (chiều cao, cân nặng, BMI). Đánh giá tình trạng dinh
dưỡng theo BMI của học sinh.
- Đánh giá ý thức bảo vệ sức khỏe của học sinh hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực và ý thức bảo vệ sức

khỏe của học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng.
1.1.2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc thống kê các chỉ số hình thái (chiều cao, cân nặng); chỉ số BMI
và thực trạng về ý thức bảo vệ sức khỏe, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
thể chất và ý thức bảo vệ sức khỏe cho học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.
1.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Sau dậy thì là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong sự sinh trưởng
và phát triển của con người, các biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn này chính là sự thay
đổi về hình thái. Tuổi sau dậy thì là giai đoạn rất nhạy cảm cả về mặt sinh học và tâm lí
học, do bản chất của giai đoạn này là sự chuyển đổi từ trẻ em thành người trưởng

thành. Trong gia tốc phát triển về hình thái của con người, đây là một trong hai giai
đoạn tăng trưởng quan trọng nhất có tính chất quyết định, đặc biệt là các chỉ số nhân
trắc như Pignet, BMI. (Mai Văn Hưng và cs, 2013).
1.2.1. Chiều cao
Chiều cao là một trong những chỉ tiêu quan trọng thường được dùng trong các
cuộc điều tra thể lực ở người. Chiều cao chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di
truyền, dinh dưỡng, vận động thể lực... Nếu được chăm sóc tốt, thế hệ sau bao giờ cũng
6

download by :


cao hơn thế hệ trước. Sự tăng trưởng chiều cao của con người có thể chia làm ba giai
đoạn là: tăng trưởng chậm, giai đoạn dậy thì và giai đoạn sau dậy thì (Nguyễn Quý
Long và cs, 2013; Nguyễn Thị Thu Hậu, 2011).
Một nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia và viện nghiên cứu dinh dưỡng
Nutifood đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao: gen di truyền,
giới tính, mơi trường xã hội, hoocmon cơ thể, dinh dưỡng, hoạt động thể chất, giấc ngủ
(Viện Dinh dưỡng Quốc gia).
Theo trang Disabled World, chiều cao trung bình (cm) theo giới và độ tuổi từ 15-18:
Bảng 1. Chiều cao trung bình (cm) theo giới và độ tuổi.

Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000, chiều cao nam thanh niên
Việt Nam là 162.3 cm và nữ là 152.4 cm. Đến 2014, chiều cao người Việt Nam trong
độ tuổi 20 - 24 đạt 164.4 cm ở nam và 153.4 cm ở nữ (sau 14 năm đã tăng 2.1 cm ở
nam và 1.0 cm ở nữ) (Bộ y tế, 2014).
Trong sách Nhân trắc học và những ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam,
tác giả đã cho thấy từ 7 đến 10 tuổi nữ có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh hơn nam
nhưng từ 11 tuổi trở đi nam tăng trưởng chiều cao nhanh hơn nữ. (Nguyễn Quang
Tuyền, 1984).

Một nghiên cứu của Viện dinh dưỡng (2010) cho thấy chiều cao của người
trưởng thành cũng được cải thiện: bình quân sau một thập kỷ (10 năm) chiều cao người

7


download by :


trưởng thành tăng khoảng từ 1-1.5 cm. Nói cách khác, cứ 10 năm thì chiều cao thanh
niên Việt Nam tăng không quá 1.5 cm. (Lê Thị Hợp và cs, 2010).
Theo nghiên cứu “Dinh dưỡng trẻ em: Tiếp cận từ cộng đồng trường học và
bệnh viện”, thanh niên Việt Nam cao ngang với thanh niên Indonesia, Philippines
nhưng thấp hơn so với Singapore (nam: 171 cm và nữ: 160 cm), Nhật Bản (nam: 171.5
cm và nữ: 158 cm) (Hội nghị dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ 3).
Theo Urưxon, sự tăng trưởng chiều cao ở nam sẽ ngừng lúc 19 tuổi và ở nữ lúc
17 - 18 tuổi; theo Bunak (1941), X.I. Galperin (1956), Toxniewicz (1968), Tanner
(1979) thì sự tăng trưởng chiều cao ở nam kéo dài đến 25 tuổi. Các nghiên cứu này
cũng đã cho thấy yếu tố môi trường sống ảnh hưởng mạnh đến sự tăng trưởng (Barry,
1999; J.M. Tanner, 1981).
Thẩm Thị Hoàng Điệp và cộng sự (1996) nghiên cứu 8.000 người từ 1 – 55 tuổi
ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam nhận thấy, chiều cao của nam tăng nhanh đến 18 tuổi

và nữ đến 14 tuổi. Mặt khác, trong sách chuyên khảo Bảo vệ sức khỏe học đường cho
biết có quy luật gia tăng về chiều cao ở người Việt Nam là cứ 20 năm tăng khoảng 4
cm (Trần Quế Kham & Trần Văn Dần, 2014).
1.2.2. Cân nặng
Cân nặng: Cân nặng là một trong những chỉ tiêu hình thái cơ bản sau chiều cao.
Khối lượng cơ thể người có hai phần: Phần cố định chiếm 1/3 gồm xương, da, các tạng
và thần kinh; phần thay đổi chiếm 2/3 bao gồm 3/4 khối lượng các cơ, 1/4 là mỡ và

nước. Hiện tượng tăng cân là do tăng phần thay đổi có liên quan nhiều đến chế độ dinh
dưỡng (Nguyễn Quang Tuyền, 1984).
Theo trang Disabled World, cân nặng trung bình (kg) theo giới và tuổi từ 15- 18
Bảng 2. Cân nặng trung bình (kg) theo giới và độ tuổi.
Tuổi
15
16
8

download by :


1.2.3. Chỉ số BMI
BMI: BMI là chỉ số khối cơ thể được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một
người. Chỉ số này do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832. Nhược điểm
duy nhất của BMI là khơng thể tính được lượng chất béo trong cơ thể - yếu tố tiềm ẩn các
nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai. Chỉ số BMI được định nghĩa là khối lượng cơ thể
2
chia cho bình phương chiều cao và biểu thị bằng đơn vị
/ (Eknoyan & Garabed, 2007).

Biểu đánh giá chỉ số BMI theo WHO như sau:
-

Thiếu cân: BMI < 18.5

-

Bình thường: BMI từ 18.5 – 24.99


-

Thừa cân: BMI từ 25.0 – 30.0

-

Béo phì: BMI > 30.0
Suy dinh dưỡng (SDD) protein - năng lượng (Protein – Energy Malnutrition:

PEM): SDD protein - năng lượng là dạng thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Thuật ngữ SDD
protein - năng lượng do Jelliffe nêu lần đầu tiên vào năm 1959. Thuật ngữ SDD để chỉ
những người không đủ cân nặng hay không đủ sức khỏe, không đủ tiêu chuẩn cân nặng
so với chiều cao (Jelliffe DB, 1996). Nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng được chia
thành 3 nhóm: trực tiếp (do khẩu phần ăn thiếu và mắc các bệnh nhiễm khuẩn), tiềm
tàng (an ninh thực phẩm, thiếu sự chăm sóc, bệnh tật), cơ bản (tiềm năng đất nước, cơ
cấu kinh tế xã hội, đường lối chính sách của mỗi quốc gia) (Lương Thị Thu Hà, 2008).
Thừa cân, béo phì (TC - BP): WHO đã đưa ra định nghĩa: Thừa cân (TC) là tình
trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Béo phì (BP) là tình trạng
tích lũy mỡ thái q và khơng bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, sự gia tăng TC - BP ở giai đoạn 5 - 19 đang là một
trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên toàn cầu (WHO, 2012).

9

download by :


Theo WHO, trang Stanford Health Care và trang MedBroadcast thì nguyên nhân
gây ra béo phì là: di truyền, lối sống (chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, giấc ngủ),
yếu tố tâm lí, mơi trường gia đình, xã hội và hậu quả của béo phì là: tiểu đường loại 2,

một số bệnh ung thư (nội mạc tử cung, đại tràng, …), rối loạn cơ xương khớp, huyết áp
cao, bệnh tim mạch (WHO, Stanford Health Care và MedBroadcast).
1.2.4. Ý thức bảo vệ sức khỏe
a. Hoạt động thể chất
WHO định nghĩa hoạt động thể chất là bất cứ chuyển động nào của cơ thể được
tạo bởi các cơ xương đòi hỏi tiêu hao năng lượng. (WHO, 2010)
Theo WHO, 81% số thanh thiếu niên trên thế giới không hoạt động thể chất
không đủ, trong đó 84% số thanh thiếu niên nữ và 78% số thanh thiếu niên nam.
(WHO, 2010).
Theo WHO, trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 – 17 tuổi nên hoạt động thể chất với
cường độ từ vừa phải đến cao như: đi bộ, đi xe đạp, chơi thể thao, . . .ít nhất 60 phút
mỗi ngày. Hoạt động thể chất nhiều hơn 60 phút mỗi ngày còn mang lại nhiều lợi ích
hơn cho sức khỏe. Đồng thời, trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 – 17 tuổi cũng nên có các
hoạt động tăng cường cơ bắp và xương ít nhất 3 lần/ tuần. (WHO, 2010)
b. Sức khỏe tâm thần
Sức khỏe tâm thần được xem là một bộ phận không thể tách rời trong định nghĩa
về sức khỏe (WHO, 2001), trong đó sức khỏe tâm thần khơng chỉ là khơng bị mắc rối
loạn tâm thần, mà còn bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực bản thân,
tính tự chủ, năng lực và khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân. (UNICEF,
2017).
Trong một nghiên cứu của Nguyễn Tấn Đạt và cộng sự (2013) nhận thấy trong
mẫu nghiên cứu gồm 1159 trẻ em đi học, 23% học sinh báo cáo các triệu chứng lo lắng
ở mức độ lâm sàng đáng lưu tâm. Nữ sinh có tỷ lệ mắc chứng lo âu gấp 3 lần so với

nam sinh.
Theo Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam 32% số vị
thành niên và thanh niên trong độ tuổi 14-25 cho biết nhìn chung họ cảm thấy buồn về
10

download by :



cuộc sống (Bộ Y tế, 2005). Kết quả của Điều tra Quốc gia II năm 2009 cho thấy 73.1%
vị thành niên và thanh niên trong độ tuổi 14–25 từng cảm thấy buồn, 27.6% từng cảm
thấy buồn hoặc bất lực tới mức khơng thể thực hiện các hoạt động bình thường, và
21.3% từng cảm thấy mất niềm tin vào tương lai (WHO, đã dẫn; Bộ Y tế, WHO, và
UNICEF, 2010).
c. Thói quen ăn uống

Hình 1. Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho người trưởng thành giai đoạn
2016 – 2020 (Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo)

Cụ thể: theo WHO một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm:
-Ít nhất 400 g trái cây và rau mỗi ngày, không bao gồm khoai tây, khoai lang, sắn và
các loại tinh bột khác.

11

download by :


- Ít hơn 10% tổng lượng năng lượng từ đường tự do, tương đương với 50 g (hoặc

khoảng 12 muỗng cà phê) cho một người có trọng lượng cơ thể khỏe mạnh tiêu thụ
khoảng 2000 calo mỗi ngày, nhưng lý tưởng là ít hơn 5 % tổng lượng năng lượng cho
các lợi ích sức khỏe bổ sung. Đường tự do là tất cả các loại đường được thêm vào thức
ăn hoặc đồ uống của nhà sản xuất, đầu bếp hoặc người tiêu dùng, cũng như đường tự
nhiên có trong mật ong, xi-rô, nước ép trái cây và nước trái cây cơ đặc.
- Ít hơn 30% tổng lượng năng lượng từ chất béo.
- Ít hơn 5 g muối (tương đương với khoảng một muỗng cà phê) mỗi ngày. Nên sử dụng


muối iốt.
d. Giấc ngủ
Bảng 3. Số giờ ngủ mỗi ngày được khuyến cáo (AASM, 2015 và 2016)

12

download by :


PHẦN 2
GIẢ THUYẾT KHOA HỌC - CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
2.1. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Trong môi trường học tập: trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, các học sinh phải
cố gắng rất nhiều nên sức khỏe chưa được các học sinh chú trọng đúng tầm quan trọng
của nó cả về thể chất lẫn tinh thần. Các học sinh chưa có hiểu biết đúng đắn về sức
khỏe.
2.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tỷ lệ học sinhtrường THPT chun Lê Q Đơn có chỉ số hình thái (chiều cao, cân

nặng) và chỉ số BMI đạt chuẩn là bao nhiêu?
- Học sinh trường THPT chuyên Lê Q Đơn có ý thức bảo vệ sức khỏe như thế nào?

2.3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGHIÊN CỨU
Mở rộng phạm vi nhiên cứu từ nghiên cứu chỉ số BMI và ý thức bảo vệ sức
khỏe của học sinh trường THPT chun Lê Q Đơn lên phạm vi tồn thành phố, từ đó
có thể đánh giá chỉ số hình thái và thực trạng về ý thức bảo vệ sức khỏe của lứa tuổi
sau dậy thì trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, định hướng cho sự phát triển thể chất cho
học sinh của các ban ngành chức năng liên quan và hướng quản lý và chăm sóc con cái
của phụ huynh để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho học sinh trong lứa tuổi THPT.


13

download by :


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Đà Nẵng ở cả 3 khối học
khác nhau: khối 10, 11 và 12.
3.1.2. Thời gian nghiên cứu
Toàn bộ đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9/2018 đến tháng 11/2018.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang: nghiên cứu cắt ngang là nghiên
cứu được thực hiện tại một thời điểm hay trong một khoảng thời gian ngắn, mỗi đối
tượng chỉ thu thập thông tin một lần và không theo dõi xuôi theo thời gian.
3.2.2. Phương pháp xác định các chỉ số thể lực
Chiều cao đứng: đơn vị đo là cm, dụng cụ đo là thước có vạch sẵn có độ chính
xác đến 1 mm. Khi đo, học sinh ở tư thế đứng thẳng, hai gót chân sát vào nhau, mắt
nhìn thẳng, đồng thời đảm bảo 4 điểm là đầu, lưng, mơng và gót chân chạm vào thước
đo. Tư thế đứng được xác định khi đuôi mắt và lỗ tai ngồi cùng ở trên đường thẳng
ngang vng góc với trục cơ thể.
Cân nặng: được xác định bằng cân y tế có độ chính xác đến 0,1 kg. Cân được
đặt trên mặt phẳng ngang. Khi cân: đối tượng chỉ mặc trang phục gọn gàng, không
mang dép và đội mũ, đứng thẳng sao cho trọng tâm của cơ thể rơi vào điểm giữa cân,
đo xa bữa ăn.
3.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học: Dùng bảng câu hỏi để khảo sát ý thức
bảo vệ sức khỏe của học sinh được thể hiện đầy đủ ở phụ lục.


14

download by :


3.2.4. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Chiều cao, cân nặng và chỉ số
BMI được khảo sát với 600 học sinh của nhà trường. Để điều tra về ý thức bảo vệ sức
khỏe, chúng tôi tiến hành chọn ngẫu nhiên 100 HS nam và 100 HS nữ ở ba khối 10, 11
và 12 để khảo sát theo bảng điều tra.
3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu: Từ các số liệu thu được, tiến hành tính các
tham số thống kê cơ bản: Độ lệch chuẩn (S); Giá trị trung bình (X); Sai số của số trung
bình (SD). Độ tin cậy sai khác giữa hai giá trị trung bình (t). Các tính tốn được xử lý
trên máy tính, vẽ biểu đồ bằng chương trình Excel 2010 và và phân tích số liệu bằng
phần mềm SPSS 20.0

15

download by :


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ HÌNH THÁI CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT
CHUN LÊ Q ĐƠN
4.1.1. Chiều cao đứng
Để xác định được chỉ số BMI, chúng tôi tiến hành đo chiều cao đứng của học
sinh. Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh trường THPT chun Lê Q
Đơn, thành phố Đà Nẵng được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính

Khối
N
10

100

11

100

12

100
Tăng trung bình/năm

Kết quả trên bảng 4.1. cho thấy chiều cao của học sinh nam học trường THPT
chuyên Lê Quý Đôn khác nhau ở 3 khối. Khối 11 và 12 có chiều cao trung bình tương
đương nhau trong khi khối 10 có chiều cao trung bình thấp hơn. Xét về độ tăng chiều
cao trung bình, từ lớp 10 lên lớp 11 chiều cao tăng trung bình 3.57cm/năm, từ khối lớp
11 lên 12 tăng trung bình khoảng 0.41 cm/năm. Chiều cao trung bình của học sinh nữ
dao động 157.58 cm đến 159.98 cm, và xấp xỉ nhau ở cả 3 khối. Như vậy xét chiều cao
trung bình của học sinh nữ có độ đồng đều lớn hơn học sinh nam ở 3 khối lớp.
4.1.2. Cân nặng
Kết quả nghiên cứu cân nặng của học sinh trường THPT chun Lê Q Đơn
được trình bày ở bảng 4.2.

16


download by :



Bảng 4.2. Cân nặng (kg) của học sinh theo tuổi và giới tính
Khối
N
10

100

11

100

12

100
Tăng trung bình/năm

Kết quả trên bảng 4.2 cho thấy, từ 15 – 17 tuổi cân nặng của học sinh trường THPT
chun Lê Q Đơn có sự khác nhau về giới, cân nặng của học sinh nam lớn hơn nữ giới. Tuy
nhiên khi xét ở 3 khối trên cùng một giới thì khơng có sự khác biệt đáng kể.Cân nặng tăng từ
61.26 ± 11.18 kg ở khối 10 lên 63.83 ± 10.76 kg ở khối 12, tăng trung bình mỗi năm 1.29
kg/năm. Cân nặng của học sinh nữ tăng từ 51.30 ± 7.47 kg ở khối 10 lên 52.47 ± 7.80 kg ở
khối lớp 11 và có xu hướng giảm xuống ở khối 12, giảm trung bình mỗi năm 0.05 kg/năm.
Như vậy, ở giai đoạn 15 – 17 tuổi cân nặng của học sinh nam tăng nhiều hơn học sinh nữ.

4.1.3. BMI
Từ số liệu về chiều cao và cân nặng thu được ở mỗi học sinh, chúng tơi tính
2


được BMI (cân nặng/chiều cao ). Kết quả nghiên cứu chỉ số BMI của học sinh trường
THPT chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Đà Nẵng được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. BMI (

/ ) của học sinh theo tuổi và giới tính

Khối
10

N
100

11

100

12

100

17

download by :


Kết quả trên bảng 4.3 cho thấy, từ 15 – 17 tuổi, BMI của học sinh nam trường THPT chuyên Lê Quý Đôn giảm từ 21.67 ± 3.64 (kg/m2) xuống
21.55 ±
3.35 (kg/m2), giảm trung bình mỗi năm 0.06 (kg/m2)/năm. BMI của học sinh nữ giảm từ 20.64 ± 2.70 (kg/m2) lúc 15 tuổi xuống 20.22 ± 1.96
(kg/m2) lúc 17 tuổi, giảm trung bình mỗi năm 0.21 (kg/m2)/năm.


Theo bảng phân loại chỉ số BMI được đánh giá theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế
thế giới (WHO) khuyến cáo dành cho các quốc gia Châu Á, ta có biểu đồ 4.1:
1%

9%

21%

69%

Thiếu cân
Biểu đồ 4.1. Chỉ số BMI phân loại cơ thể
Kết quả biểu 4.1 cho thấy, phần lớn học sinh đều nằm trong giới hạn bình
thường của cơ thể, chiếm 69% (tương đương 414 HS). Mặt khác, có tới 21% số học
sinh (126 HS) bị thiếu cân; tỷ lệ thừa cân là 9% (54 HS) và chỉ có khoảng 1%số học
sinh bị béo phì.
4.2. Ý THỨC BẢO VỆ SỨC KHỎE
4.2.1. Hiểu biết của học sinh về chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI và các yếu tố
ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng

18

download by :


Bảng 4.4. Tỉ lệ học sinh có hiểu biết đúng về các yếu tố ảnh hưởng
đến chiều cao và cân nặng, các định nghĩa về tình trạng béo phì và
suy dinh dưỡng, hậu quả của béo phì và suy dinh dưỡng.

Chỉ số BMI

là gì
Ảnh
đến
triển chiều
cao

Định
khoa học
Nguyên
nhân
béo phì

Nguyên
nhân
suy
dưỡng


download by :


Béo phì

Suy

dinh

dưỡng

Theo kết quả từ bảng 4.4. cho thấy chỉ có 50% học sinh của trường Lê Q Đơn

biết đến chỉ số BMI. Phần lớn học sinh nhận thức đúng về các yếu tố ảnh hưởng
đếnchiều cao, nguyên nhân gây ra béo phì và suy dinh dưỡng. Tuy nhiên chỉ có 41.5%
số học sinh tham gia khảo sát biết rằng di truyền cũng ảnh hưởng đến béo phì tương
đương với 59.5% số học sinh khảo sát không biết một trong những yếu tố gây béo phì
là do di truyền quyết định. Đa số học sinh có nhận thức đúng về các hậu quả của béo
phì và suy dinh dưỡng.
Trong số học sinh có chỉ số BMI nằm trong giới hạn bình thường của cơ thể, tỉ
lệ học sinh của nhóm này có nhận thức đúng về các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao,
nguyên nhân gây ra béo phì và suy dinh dưỡng cao hơn tỉ lệ của toàn bộ học sinh được
khảo sát. Như vậy có thể thấy, nhận thức và hiểu biết đúng đắn góp phần đưa chỉ số
BMI của cơ thể đạt bình thường.
4.2.2. Tự đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại
a. Tình trạng sức khỏe thể chất hiện tại

20

download by :


Số học sinh

120
100
80
60
40
20
0

101

48
3
6

11

4

R

t
t

t
T

t
B
ì
n
h
X

u
R

t
x

u

thường

Biều đồ 4.2.
Tự đánh giá
về tình trạng
sức khỏe thể
chất hiện tại.
Nhìn

chung,

trong số 200 học sinh
khảo sát bằng bảng
hỏi: 50,5% số học sinh
tự đánh giá tình trạng
sức khỏe hiện tại của


mình là bình

phần lớn học sinh

thường. Tuy

thường xun có biểu

nhiên, có một

hiện mệt mỏi và đa


bộ phận tuy

số học sinh bị căng

chiếm tỉ lệ
nhỏ

nhưng

đáng lưu ý
đó là 5.5% số

thẳng.

T

Nguyên nhân
của những vấn
đề về sức khỏe
tinh thần được
thống kê dưới
biểu

r
o

học sinh tự

n


đánh giá tình

g

trạng

sức

s

khỏe là xấu



và 2% (4 HS)

2

tự đánh giá

0

tình

trạng

0

sức khỏe là


h

rất xấu.



b. Một số
vấn đề về
sức khỏe tinh
thần

c

đồ 4.3.
2
0
0
1
0
0
0

si
n
Bả
ng
4.
Tự
đá
nh

giá
tìn
h
trạ
ng
sức
kh
ỏe
tin
h
thầ
n

h
th
a
m
gi
a
k

Biểu đồ 4.3.
Nguyên
nhân của
những vấn
đề về sức
khỏe tinh
thần.
21


h

downl
o
oad by
s
:
át
skknc
th
hat@g
Tình trạng sức khỏe tinh thần


ì

mail.co
m


×