Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thế giới đồ vật trong vang bóng một thời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.12 KB, 7 trang )

THẾ GIỚI ĐỒ VẬT TRONG VANG BÓNG MỘT THỜI
LÊ THỊ NGỌC TRÂM
Khoa Ngữ văn
Tóm tắt: Đề tài khai thác Vang bóng một thời ở khía cạnh thế giới đồ vật,
một yếu tố làm nên thành công của tác phẩm. Đặt thế giới đồ vật vào thế giới
nghệ thuật của tác phẩm, bài viết đi vào phân tích sự biểu hiện của đồ vật ở
các tầng cấu trúc văn bản: thế giới đồ vật trong bức tranh không gian, thời
gian độc đáo và trong sự tương tác với thế giới nhân vật. Trong hệ thống đó,
đồ vật đã thể hiện được các chức năng như một nhân vật văn học: chức năng
văn hóa lịch sử, chức năng phát triển kết cấu - cốt truyện, chức năng thẩm
mỹ… Qua đó, thế giới đồ vật đã nói lên được tư tưởng, quan niệm của tác
giả về nghệ thuật, về cuộc đời. Giá trị và ý nghĩa của Vang bóng một thời đã
được thế giới đồ vật tô đậm, khơi sâu và khẳng định một lần nữa.
Từ khóa: Nguyễn Tuân, Vang bóng một thời, thế giới đồ vật, nghệ thuật

1. MỞ ĐẦU
Nguyễn Tuân là một hiện tượng độc đáo của nền văn học Việt Nam. Thời gian đã khẳng
định tài năng nghệ thuật của nhà văn, một lối chơi độc tấu giữa văn đàn. Những tác
phẩm truyện ngắn và tùy bút đã định hình phong cách Nguyễn Tuân, một giọng ngông,
một chủ nghĩa xê dịch được thể hiện qua sự gọt giũa ngôn từ sắc sảo, gai góc. Vang
bóng một thời, tập truyện ngắn trước Cách mạng của nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện
được cái ngạt ngào của nghệ thuật ngôn từ. Vũ Ngọc Phan nhận định Vang bóng một
thời như một bức họa cổ giữa văn đàn Việt Nam (trong Nguyễn Tuân). Cổ và quý. Mỗi
người tìm đến với bức họa cổ ấy ở một khía cạnh khác nhau để khai mở những giá trị
đặc sắc của đứa con tinh thần được thai nghén kĩ lưỡng. Tuy nhiên, với một tác phẩm
nghệ thuật lớn, Vang bóng một thời ln là một ẩn số đằng sau lớp ngôn từ. Khai thác
thế giới đồ vật trong Vang bóng một thời là cách để khám phá những nguồn chưa ai
khơi một cách toàn diện và sâu sắc hơn.
Là cánh cửa đưa đến tầng sâu tư tưởng tác phẩm, thể giới nghệ thuật phản chiếu tâm
hồn và tài nghệ của người cầm bút. Trong một tác phẩm văn học, sự thành cơng khơng
chỉ nằm ở hình tượng con người mà đơi khi cịn nằm ở thế giới đồ vật, sự vật. Đó là


cánh rừng réo rắt, bạt ngàn đồng hành cùng dân làng Xô Man qua bao gian khổ trong
Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành); là cây đàn nghêu ngao đi cùng người nghệ sĩ lãng
du qua những nẻo đường phiêu bạt trong thi phẩm Thanh Thảo; là đài Cửu Trùng siêu
việt, ngạo nghễ để rồi tàn lụi cùng với người chủ nhân bất hạnh trong vở bi kịch Vũ
Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng... Sự thành cơng của Vang bóng một thời khơng chỉ
nằm ở hệ thống nhân vật tài hoa, không chỉ ở một giọng điệu ngơng ngạo rất riêng mà
dường như, cịn kết tinh ở thế giới đồ vật độc đáo.
Đồ vật đã xuất hiện từ những tác phẩm Thần thoại thuở sơ khai nhưng với tư cách là một
đạo cụ, một công cụ để con người sử dụng dâng tế thần linh, một phương tiện lao
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2015-2016
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2015, tr: 200-206


THẾ GIỚI ĐỒ VẬT TRONG VANG BÓNG MỘT THỜI

201

động. Đến giai đoạn văn học Trung đại, đồ vật đại diện cho khí chất con người. Trong văn
học hiện đại, đồ vật từ một phương tiện đã trở thành một đối tượng. Tồn tại như một hình
tượng trung tâm trong tác phẩm, thế giới đồ vật là một thế giới nhân vật đặc biệt được nhà
văn tạo ra để thể hiện tư tưởng. “Mọi nghệ sĩ đều nói bằng thứ ngơn ngữ đồ vật của thời
mình” (Chudakhov), đồ vật khơng chỉ mang giá trị vật chất mà còn là biểu hiện của văn
hóa, được xem xét như một giá trị thẩm mỹ và triết học. Đồ vật trong thời kì văn học hiện
đại đã được xây dựng như một thế giới tự trị, có cấu trúc và những quy luật riêng.
2. THẾ GIỚI ĐỒ VẬT - THẾ GIỚI CỦA VĂN HÓA, CỦA CÁI ĐẸP TRONG VANG
BÓNG MỘT THỜI
Thụy Khuê cho rằng “Nguyễn Tuân đã thật sự mở ra một „trường phái đồ vật‟ của riêng
mình” [3]. Nhà văn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ và tiếp cận đồ vật ở
phương diện văn hóa, thẩm mỹ. Trong sự tồn tại tự thân, Nguyễn Tuân trả về cho đồ vật một
giá trị nhất định. Khi tách khỏi con người, chúng là một biểu hiện của văn hóa, thẩm mỹ.

Trong mối quan hệ với con người, thế giới đồ vật là lăng kính phản ánh tư tưởng tác giả.
Thế giới đồ vật trong Vang bóng một thời là tiếng nói của văn hóa, của cái đẹp. Vang
bóng một thời của Nguyễn Tuân miêu tả tinh tế các thói ăn chơi hưởng lạc của tầng lớp
quý tộc phong kiến cũng như những phong tục tốt đẹp của dân tộc. Thế giới đồ vật là một
thành tố cấu thành đời sống tinh thần, nghệ thuật hưởng lạc ấy. Tác phẩm như một nhà
bảo tàng văn hóa dân tộc, nơi đó trưng bày những hiện vật của một thời xưa. Có thể nói,
Vang bóng một thời là bộ sưu tập những bảo vật. Từ những đồ vật nhân tạo: những chiếc
ấm đất, cây bút chì, thanh quất, tấm lụa trắng, thoi mực, con chữ… cho đến những đồ vật
của tự nhiên : hoa lan, đá cuội trắng, nước giếng đồi mai…; đồ vật hiện diện ở tính vật
chất lẫn tính phi vật chất, ở sắc thái gần gũi, giản đơn và cả trang trọng, uy nghi.
Là tiếng nói của văn hóa, mỗi đồ vật trong Vang bóng một thời biểu hiện một nghệ thuật
sống, một phong tục. Những thú vui tinh thần của một nền văn minh rực rỡ như đá kẹo,
những thú vui tao nhã như uống rượu, ngâm thơ, vịnh nguyệt… được tái hiện dưới ngịi
bút cầu kì của Nguyễn Tuân. Con chữ đại diện cho văn hóa thả thơ. Bộ ấm trà, nước
giếng,... đại diện cho văn hóa uống trà của người Việt xưa. Tấm lụa trắng, thoi mực và
nét chữ biểu trưng cho nền văn hóa thư pháp… Đó là những thú vui, những cách thức
sinh hoạt tao nhã, tồn tại thuần túy ở phương diện tinh thần. Cuộc sống xô bồ cùng
những đổi thay khiến nhiều phong tục văn hóa bị phủ lớp bụi thời gian. Thế giới đồ vật
khơng chỉ là văn hóa mà cịn là văn hóa của một thời quá vãng. Nguyễn Tuân đã khơi
đống tro tàn của dĩ vãng, mang cái hồn dân tộc bao đời bày lên trang viết.
Để khắc họa bộ sưu tập những bảo vật, Nguyễn Tuân đặt thế giới đồ vật vào một không
gian, thời gian đậm chất xưa cổ. Đây là cảnh tượng trong một cuộc thả thơ: “Vầng trăng
mười bốn lúc chênh chếch và đoài đã in một cúc bóng thẫm và dài lên mặt con sơng
trắng và lạnh như thỏi thiếc vừa nguội. Đấy là bóng chiếc nhà bè lợp lá gồi… tiếng
ngâm một câu thơ thua cuộc ăn tiền… những tiếng đó đều âm hưởng trên làn nước
lạnh, thanh âm nghe trong trẻo, du dương và thái bình như tiếng vang của một hội tao
đàn nào” (Thả thơ) hay khung cảnh thoát tục trong Những chiếc ấm đất: “…Ví buổi


202


LÊ THỊ NGỌC TRÂM

trưa hè này là một đêm có bóng trăng dài lạnh lùng và ví cổng chà Đồi Mai là một cửa
non đào thì những giọt sao kia có đủ cái thi vị một cuộc đánh dấu con đường về của
khách tục trở lại trần sau khi chia tay cùng chúa động”. Cảnh và người trong tập truyện
đều là cảnh và người của dĩ vãng - thứ dĩ vãng đã một thời vang bóng. Với cách miêu tả
này, tác phẩm tạo nên một khơng khí buồn mà thanh sạch, đối lập với những xô bồ,
nhếch nhác của cuộc sống hiện tại.
Thế giới đồ vật Vang bóng một thời khơng chỉ biểu hiện cho văn hóa mà cịn là cái đẹp.
Nguyễn Tuân - con người xê dịch, cả cuộc đời đi lượm lặt những tinh túy của cuộc đời.
Hấp dẫn Nguyễn Tuân không đơn thuần là cái đẹp mà là cái đẹp độc đáo. Đó là cái đẹp
tiêu biểu cho phong cách ngơng của nhà văn, ví như cụ Ấm “ngắm nghía mãi chiếc ấm
màu đỏ da chu, bóng khơng chút gợn” hay “sung sướng hồn tồn thấy cái độc ẩm kia
là nhẵn nhụi quá” (Những chiếc ấm đất). Đồ vật trong tác phẩm quen thuộc, gần gũi
với con người như bao đồ vật khác ở đời thường. Tuy nhiên qua lăng kính của Nguyễn
Tuân, chúng được mài giũa, trau chuốt và phả vào chút kiêu kì. Đồ vật kiêu hãnh như
cái tơi kiêu hãnh của nhà văn. Đó là thần thái nét chữ ngang tàng, thể hiện cả khí phách
người tử tù Huấn Cao; là vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên non Tản huyền hoặc, bí ẩn,
mộng mị; là thẩm mỹ của những đường nét hoàn hảo cùng giá trị được đánh giá bởi thời
gian như những chiếc ấm trà… Những gì đi vào trang văn Nguyễn Tn đều được tỉ mỉ
hóa, mĩ hóa. Chính vì kiêu kì mà đồ vật đơi khi trở thành trung tâm để mọi vật châu
tuần , tôn vinh . Là cái đẹp, đồ vật địi cho nó một vị trí tương xứng, thanh cao. “Ở đây
lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chỗ ở đi, chỗ này không phải là nơi để treo một
bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn rõ ràng như thế” (Chữ người tử tù), lời
của Huấn Cao cũng là lời của cái đẹp: không chịu chung cùng với cái tầm thường, nhơ
nhuốc. Ánh sáng và âm thanh xung quanh chỉ cốt để tạo nên vẻ đẹp của đồ vật.
3. THẾ GIỚI ĐỒ VẬT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CON NGƯỜI
Nhân vật của Nguyễn Tuân được xây dựng với vẻ tài hoa, khinh bạc. Vang bóng một
thời của Nguyễn Tuân tập hợp những Huấn Cao (Chữ người tử tù), cụ Hồ Viễn, cậu

Chiêu (Ngôi mả cũ), ông Cử Hai (Thả thơ)... - những nghệ sĩ hoặc tuy không hành nghề
nghệ thuật nhưng rất tài hoa trong nghề nghiệp của mình. Đây là loại nhân vật kết tinh
tâm huyết và phong cách Nguyễn Tuân. Xây dựng thế giới đồ vật trong tương quan với
thế giới nhân vật, Nguyễn Tuân không chỉ thể hiện được giá trị tự thân của đồ vật mà
còn lồng ghép các quan niệm nghệ thuật về con người.
3.1. Đồ vật được tôn giá trị bởi con người
Nguyễn Tuân từng khẳng định rằng khi đứng trước một cái chân tài thì người khinh bạc
đến đâu cũng trở nên trung hậu (trong tự thuật Nhà Nguyễn); phải chăng, những con
người khinh bạc đã phải ngả mũ trước giá trị, vẻ đẹp của đồ vật?
Giá trị đồ vật được đánh giá bởi con người. Đồ vật sẽ không được khai thác hết giá trị
nếu khơng có sự thẩm định, nâng niu của con người. Ở Hương cuội, con người bộc lộ
niềm say sưa với vườn hoa, mê mẩn với hương lan ngào ngạt. Bạn từ quê cũ đến, chẳng
hỏi han gì hơn là cây mai trước cửa sổ đã nở hay chưa. Sự hứng thú của con người thể


THẾ GIỚI ĐỒ VẬT TRONG VANG BÓNG MỘT THỜI

203

hiện ở việc chăm sóc tận tình đồ vật. Con người đã cứu đồ vật ra khỏi lớp vỏ tầm
thường để khai sáng giá trị của chúng. Khơng có viên quản ngục, con chữ phóng đạt
mang hồi bão một đời người đã chẳng thể tỏa sáng một lần nữa trước khi bị chơn vùi
cùng tử tù Huấn Cao.
Đồ vật cịn được nâng lên thành lý tưởng sống của con người. Cụ Kép trong Hương
cuội, con người “nguyện đem cả quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự lũ
hoa thơm cỏ quý” và “mỗi lần có người động mạnh vào giị lan đen, cụ Kép lại st xoa
như có người châm kim vào da thịt mình”, nhân vật đã đưa vườn hoa trở thành vật để
tơn thờ, “chiều chuộng”. Nhìn cái cách cụ Sáu nâng niu những chiếc ấm đất của mình,
am hiểu tường tận về từng chiếc kim hỏa của chiếc ấm, mới thấy hết cái thú uống trà tàu
của nhân vật (Những chiếc ấm đất).

Trong mối quan hệ với con người, đồ vật mang vẻ bí ẩn, thiêng liêng và kì thú. Đồ vật
kéo gần những con người cùng chung đam mê. Là yếu tố khiến các nhân vật hội tụ, đồ
vật đóng vai trị phát triển cốt truyện. Chừng ấy con người hội ngộ vì muốn được chiêm
ngưỡng cây bút chì của Lý Văn (Ném bút chì). Viên quản ngục đánh đổi cả sinh mệnh
để có được đơi dịng chữ của Huấn Cao và nâng niu chúng như bảo vật (Chữ người tử
tù). Xúc động khoảnh khắc: “…Trong một khơng khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh
sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một
tấm lụa bạch cịn ngun vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, họ dụi mắt lia lịa…”, con
chữ - cái đẹp hòa quyện cùng những thanh âm trong trẻo của cuộc đời. Ngơi mả cũ là
điều kiện kéo cái tình của cụ Hồ - tướng quân Cờ Đen với cô Tú và cậu Chiêu (Ngơi mả
cũ). Hay mối tình mến chữ, yêu thơ, trọng bạn, và muốn lưu giữ chút gì cổ tục cịn sót
lại trong Đánh thơ, Thả thơ đã tạo thành những cuộc chơi tao nhã. Người vì chữ mà
phiêu bạt giang hồ trong cái thú vui thanh tao, người vì chữ mà tụ hội, châu tuần trong
sức hấp dẫn của ngôn ngữ.
3.2. Đồ vật thể hiện nhân cách con người
Phạm Thị Phương nhận xét: “Trong thế giới nghệ thuật, đồ vật khơng bao giờ xuất hiện
tình cờ. Một khi nó được xếp đặt vào đâu, đều cho thấy mối quan hệ cụ thể nào đó, thái
độ nào đó của người sáng tạo trong việc xác định mục đích, vai trị thích hợp của nó ở
chỗ đó” [6]. Các nhân vật trong Vang bóng một thời được miêu tả dưới góc độ nghệ
thuật. Họ thưởng thức cuộc sống trong tính nghệ thuật, đưa cơng việc bình thường thành
một kĩ thuật, kĩ xảo. Nguyễn Tuân mượn phận vật để nói về và triết lí về thân phận
người. Đồ vật trong Vang bóng một thời khơng chỉ được lạ hóa mà cịn được cá tính
hóa. Đó là đồ vật của một người. Đồ vật không thể hiện sự phát triển tính cách mà định
hình tính cách nhân vật. Đồ vật là phương tiện để nhân vật thể hiện cá tính. Nguyễn
Tuân khắc họa tính cách, tâm lý, số phận con người qua thế giới đồ vật.
Thế giới đồ vật thể hiện tài nghệ của nhân vật. Bát Lê - một đao phủ có tiếng với lối
chém treo ngành khơng tồn tại riêng biệt mà luôn tồn tại trong mối quan hệ với thanh
kiếm, phương tiện để nhân vật thể hiện tài nghệ (Chém treo ngành ).Tuy nhiên nếu
khơng có kĩ thuật “chém đầu người một nhát mà đầu vẫn dính vào cổ bằng một lần da



204

LÊ THỊ NGỌC TRÂM

gáy” của người đao phủ tài ba thì thanh quất cũng chỉ là một vật tầm thường, của một
con người tầm thường. Cũng là cái mai, nhưng khi Lý Văn sử dụng lại trở thành đỉnh
cao của nghệ thuật ném bút chì. Lý Văn hiểu rõ đồ vật; cùng với sự đam mê và tài nghệ
thiên phú, nhân vật đã khơng phụ lịng đồ vật khi biến vật vô tri ấy trở nên xuất thần. Kẻ
ăn mày trong Những chiếc ấm đất đã đưa nghệ thuật uống trà lên đến đỉnh cao. Con
người khai thác hết khả năng đồ vật và nâng lên tầm kĩ xảo. Biết đánh giá, phẩm bình
đồ vật là biểu hiện của những con người có tài. Đồ vật sẽ khơng được trả về đúng giá trị
nếu rơi vào một tay tầm thường hay được chiêm ngưỡng bởi một con mắt thực tế.
Khí chất của con người không chỉ được thể hiện trong mối quan hệ người - người mà
còn được khắc họa qua cách ứng xử của con người đối với đồ vật. Hình tượng con chữ
trong Chữ người tử tù là một dạng đồ vật đặc biệt. Con chữ vừa là thành phẩm của việc
sử dụng đồ vật - bút và nghiên mực – vừa là “đạo cụ” thể hiện mục đích nghệ thuật của
nhà văn. Với con chữ, tầm và tâm sáng của nhân vật Huấn Cao được bộc lộ. Đưa con
chữ thành lý tưởng của cuộc đời, viên quản ngục thể hiện một tấm lòng biệt nhỡn liên
tài, một thiên lương trong sáng, đáng quý giữa cảnh tù ngục bẩn thỉu. Với quan niệm
ứng xử với đồ vật: “chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với
cả đến cái đẹp không bao giờ lên tiếng nói. Như thế mới phải đạo của người tài tử.”
(Hương cuội), ta thấy một cụ Kép nặng tình với cái đẹp, người như thế khơng thể là một
người hờ hững với thế gian. Với Chén trà trong sương sớm, nhân vật đã thể hiện một
cốt cách thanh cao khi “uống trà để giữ mình cho lành mạnh”, coi trà là ấn phẩm của
hạng tri thức, là bạn của bậc ẩn sĩ thoát tục.
Thế giới đồ vật đã thể hiện được lối sống trọng cái đẹp và khí chất tài hoa của con
người. Nguyễn Tuân là vậy, luôn say mê đi tìm kiếm những vẻ đẹp độc đáo và quý báu
của cuộc đời. Nhân vật trong tác phẩm là sự hóa thân của nhà văn, của khát khao
thưởng thức, nâng niu cái đẹp trong đời sống văn hóa, nghệ thuật.

4. THẾ GIỚI ĐỒ VẬT VÀ QUAN NIỆM THẨM MỸ, PHONG CÁCH NGHỆ
THUẬT CỦA NGUYỄN TUÂN
4.1. Bút pháp nghệ thuật
Thế giới đồ vật trong Vang bóng một thời tồn tại không vô tri vô giác mà sinh động, gợi
hồn. Đồ vật xuất hiện đậm đặc và trở thành một hình tượng văn học bởi tính lạ hóa, tính
tượng trưng và tính đa tầng ý nghĩa.
Nguyễn Tuân miêu tả đồ vật trong cái nhìn chủ quan duy ý chí, một chủ nghĩa duy mỹ
rõ nét. Đồ vật hiện lên không ở góc độ vật lý, cơng nghệ hay khoa học mà tồn tại trong
mối quan hệ nghệ thuật và được hồi thai từ tình cảm, tư tưởng của nhà văn. Đồ vật là
một dụng ý nghệ thuật cấu thành nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Tính hình tượng
văn học của thế giới đồ vật được thể hiện bằng: thủ pháp lạ hóa, thủ pháp nhân hóa ẩn
dụ. Thủ pháp lạ hóa của Nguyễn Tuân thể hiện ở việc nhà văn phủ lên cho đồ vật một
lớp áo của sự hồn hảo. Đồ vật trong Vang bóng một thời tiêu biểu cho đồng loại bởi sự
hoàn hảo của mẫu mã, chức năng. Trong bàn tay con người, đồ vật từ chức năng thực
dụng trở thành yếu tố mang thiên chức nghệ thuật, từ vật thể thành thực thể.


THẾ GIỚI ĐỒ VẬT TRONG VANG BÓNG MỘT THỜI

205

Nghệ thuật nhân hóa ẩn dụ thể hiện ở việc tác giả gắn cho mỗi đồ vật một linh hồn, một
tiếng nói sâu xa thầm lặng. Chỉ tri kỉ, chỉ người biết chiêm ngưỡng cái đẹp mới đọc ra,
thấu hiểu thông điệp của đồ vật. Đó là tiếng nói của những điều thiêng liêng, tiếng vọng
của cổ xưa và của tâm thức dân tộc trong mỗi người dân Việt. Nét chữ của Huấn Cao là
lời tự thuật của con người sống ngang tàng, phóng túng; của chất nghệ sĩ tài hoa. Chiếc
ấm đất là tiếng nói trầm mặc của nghệ thuật, địi những gì thanh cao, thuần khiết nhất
như nước giếng Đồi Mai.
Vang bóng một thời mang giọng điệu khinh bạc đậm chất Nguyễn Tuân. Đồ vật mang
vẻ khinh bạc bởi tính duy nhất, tính trung tâm. Con người khinh bạc những gì khác

ngồi nghệ thuật, ngồi cái đẹp và dành cho đồ vật một giọng ngưỡng vọng, thiết tha.
Nguyễn Tuân trao cho nhân vật nói thay mình giọng ngưỡng vọng ấy. Sau Cách mạng,
những tác phẩm của Nguyễn Tuân thể hiện một giọng đôn hậu và tin yêu với quê hương
đất nước, với cuộc sống lao động, sản xuất. Đồ vật trong tùy bút sau Cách mạng của tác
giả đi vào đời sống, trút bỏ vẻ kiêu kì và trở nên thân thiện.
4.2. Quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân nhìn từ thế giới đồ vật
Cái đẹp trong quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân là cái đẹp kì thú, độc đáo. Thế giới
đồ vật là thế giới của cái đẹp, là biểu hiện của văn hóa. Khơng phải là thế giới bình
thường nhàn nhạt, cái đẹp đọng lại trong văn chương Nguyễn Tuân mang những phẩm
chất đặc biệt, kì quái và ấn tượng. Được khắc họa bằng bút pháp lạ hóa, đồ vật đem lại
cho người đọc một khối cảm thưởng thức đặc biệt. Nguyễn Tn khơng tìm cái đẹp
trong hiện tại mà quay về với cái đẹp của quá khứ. Quen mà lạ, lạ mà quen. Đĩnh đạc
mà phóng khoáng. Trên đỉnh non Tản gợi lên biết bao huyền hoặc mà con người muốn
khám phá. Đồ vật như những sinh thể, mang dáng dấp của con người cá tính. Đồ vật chỉ
thuộc về chủ nhân của nó, chỉ tỏa sáng khi được tri kỉ sử dụng.
Cái đẹp trong quan niệm của Nguyễn Tn cịn là cái đẹp nằm ngồi trách nhiệm xã hội,
luân lý đạo đức. Cái đẹp đã tự lấy mình làm cứu cánh. Do vậy, thanh quất, cái mai,…
vẫn ung dung tự tại nói lên giá trị của bản thân khi trở thành công cụ để con người thực
hiện nghệ thuật, kĩ xảo. Thế giới đồ vật mặc nhiên được coi trọng chỉ bởi tính nghệ
thuật của nó.
Cái đẹp trong Vang bóng một thời cịn là cái đẹp cứu rỗi con người. Đó là những con
người quay lưng với xã hội nhem nhuốc để quay về với những thú vui khơng ai giống.
Thế giới đồ vật vì vậy trở thành tri kỉ, là bệ phóng nâng cốt cách thanh cao, khơng
vướng bụi trần. Nhưng họ cũng chính là những con người cô đơn. Họ lánh khỏi cuộc
đời để tồn tại trong sự say mê, hứng thú với công việc, với nghệ thuật, với những thú
tiêu dao hưởng lạc. Họ lạc lõng bởi họ là một nốt nhạc độc đáo và lạc điệu giữa thanh
âm cuộc đời. Thế giới đồ vật tồn tại như một đối tượng tìm đến của thế giới nhân vật, là
lý tưởng sống của nhân vật trong Vang bóng một thời. Những đồ vật trong tác phẩm
không chỉ là một công cụ lao động, mà hơn hết là bạn tri âm, niềm vui sống, khí phách
con người. Qua tình u đồ vật, con người gián tiếp thể hiện tấm lòng với cuộc đời.



206

LÊ THỊ NGỌC TRÂM

Cái đẹp của đồ vật trong Vang bóng một thời được nhìn nhận dưới góc độ văn hóa, lịch
sử đã thể hiện quan niệm về thẩm mỹ của nhà văn Nguyễn Tuân.
5. KẾT LUẬN
Thế giới đồ vật trong Vang bóng một thời đã hé mở những giá trị nội dung, nghệ thuật
và khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn. Đồ vật như những sinh thể gọi mời, gợi
cảm nhưng cũng đĩnh đạc, trầm mặc. Là tấm gương phản chiếu hình tượng con người,
trong sự tồn tại với hệ thống nhân vật, thế giới đồ vật vừa là sự ngưỡng vọng vừa là nơi
để con người tự soi mình, khẳng định phẩm cách, khí chất. Có thể nói, thế giới đồ vật
trong trang văn Nguyễn Tuân là thế giới biết nói, một thế giới được xây dựng bằng tâm
huyết và bằng bức thông điệp thẩm mỹ của nhà văn.
Khám phá Vang bóng một thời từ phương diện thế giới đồ vật là một cách tiếp cận hiệu
quả để khai thác, mở thêm nữa những tầng sâu ý nghĩa của văn bản. Những tác phẩm
của nhà văn trước và sau Cách mạng luôn thống nhất ở sự săn tìm cái đẹp, đẹp từ đối
tượng đến phương thức thể hiện. Xây dựng thế giới đồ vật bằng sự am hiểu uyên bác,
Nguyễn Tuân thể hiện một cách ứng xử với cuộc đời giữa xã hội loạn lạc, tầm thường,
nhem nhuốc. Tìm hiểu thế giới đồ vật giúp chúng ta hiểu sâu hơn phong cách nghệ thuật
của Nguyễn Tuân trước Cách mạng, một lối chơi ngông, từ chủ đề đến bút pháp.
Việc nghiên cứu thế giới đồ vật, sự vật khơng cịn xa lạ với nghiên cứu văn học. Đó là
một phần độc đáo của thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Với văn học Việt Nam, khai
thác thế giới đồ vật qua một số cây bút độc đáo sẽ là một cách tiếp cận thú vị để chiêm
ngưỡng thêm những nét đẹp ngầm của tác phẩm văn chương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]

[3]
[4]
[5]
[6]

[7]

Phan Cự Đệ (1971). Đọc lại Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, Cuộc sống và
tiếng nói nghệ thuật, NXB Văn học.
Thụy Khuê (©Copyright Thuy Khue 2003). Thi pháp Nguyễn Tuân, 20/10/2015,
/>Nguyễn Đăng Mạnh (1981)/ Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân, Tuyển tập
Nguyễn Tuân, NXB Văn học.
Vũ Ngọc Phan (1989)/ Nguyễn Tuân, Nhà văn hiện đại, NXB Khoa học Xã hội.
Thạch Lam (1991). Đọc Vang bóng một thời, Nhà văn Nguyễn Tuân, con người và
văn nghiệp, NXB Hội Nhà văn.
Phạm Thị Phương (2015). Khi đồ vật là nhân vật, 20/10/2015,
/>-vn-hc-khi-vt-la-nhan-vt-phm-th-phng&catid=4188%3Avn--vnhc&Itemid=7197&lang=fr&site=30.
Trần Đình Sử (2014). Trên đường biên của lý luận văn học, NXB Văn học.

LÊ THỊ NGỌC TRÂM
SV lớp Văn 3A, khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
ĐT: 0122 321 2104, Email:



×