Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu thực trạng chất thải sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt ở xã Thủy Phù và đề xuất giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.44 KB, 10 trang )

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHẤT THẢI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP,
SINH HOAT Ở XÃ THỦY PHÙ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
ĐINH THỊ HOA – NGÔ THỊ ĐÔNG
PHÙNG HỮU CHINH – VŨ THỊ HUẾ
Khoa Địa lý
Tóm tắt: Thực trạng chất thải sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt ở Xã Thủy
Phù đang là vấn đề bất cập và chưa được giải quyết một cách triệt để. Trên
địa bàn xã thì hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và dân số
tương đối đông nên số lượng chất thải thải do sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt là khá nhiều. Tuy nhiên việc xử lý chất thải chưa thực sự có hiệu quả
tốt. Để biết thực trạng và việc quản lí chất thải sản xuất nơng nghiệp, sinh
hoạt ở Xã Thủy Phù như thế nào, chúng tôi đã nghiên cứu thông qua khảo
sát, điều tra thực tế để từ đó có thể đề xuất những giải pháp để xử lý một
cách tốt nhất và có hiệu quả nhất.
Từ khóa: chất thải, chất thải sản xuất nông nghiệp, chất thải sinh hoạt, thực
trạng quản lý, giải pháp

1. MỞ ĐẦU
Tại xã Thủy Phù đã có những bước tiến vượt bậc, đã hình thành nhiều khu cơng nghiệp,
nhà máy, xí nghiệp, làng nghề... Trong nông nghiệp đã áp dụng các thành tựu khoa học
kỷ thuật. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đó thì đã làm gia tăng lượng
chất thải nông nghiêp, sinh hoạt lên rất nhiều, tạo khó khăn cho cơng tác phân loại, thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các nhà quản lý môi trường... Đặc biệt các chợ, quán
ăn, dịch vụ phục vụ người dân cũng ngày càng phong phú và đa dạng, dẫn đến lượng
chất thải cũng tăng lên nhiều vượt qua khả năng tự làm sạch của môi trường dẫn đến
môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cho nên việc bảo vệ môi trường, việc xử lý, quản
lý rác thải sinh hoạt đã trở nên cấp thiết cần có chủ trương, giải pháp đồng bộ để góp
phần vào quá trình phát triển kinh tế nhanh và bền vững của xã Thủy Phù nói riêng và
tồn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là chưa có một giải pháp cụ thể nào về việc xử lý
các nguồn chất thải phát sinh này. Mà chất thải chỉ được thu gom tập trung ở một số bãi


rác lộ thiên, không tiến hành xử lý, chôn lấp, làm mất vệ sinh công cộng, mất mỹ quan
môi trường, gây ơ nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí. Đặc biệt, những bãi rác này
còn là nguy cơ gây bệnh dịch, nguy hại đến sức khoẻ con người.
Xuất phát từ thực trạng trên, nhằm tìm ra các biện pháp, cách xử lý cũng như cơng tác
quản lý phù hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải sản xuất nông
nghiệp, sinh hoạt trên địa bàn xã Thủy Phù nên “Nghiên cứu thực trạng rác thải sản xuất
nông nghiệp,sinh hoạt ở xã Thủy Phù và đề xuất giải pháp quản lý” được chọn làm đề
tài nghiên cứu.

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 125-134


ĐINH THỊ HOA và cs

126

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CHẤT THẢI SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP, SINH HOẠT
2.1. Khái niệm
Chất thải: “Là sản phẩm được phát sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thơng, sinh hoạt tại các gia
đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngồi ra cịn phát sinh trong
giao thơng vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy…
Chất thải kim loại, hóa chất và các loại vật liệu khác”.
Chất thải sản xuất nông nghiệp: “Là nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh đồng sau mùa
vụ, các trang trại, các vườn cây,... Rác thải chủ yếu thực phẩm dư thừa, phân gia súc,
rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sản phẩm, chế biến
các sản phẩm nông nghiệp”.
Chất thải sinh hoạt: “Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách rời.

Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su,... cịn có một
số chất thải nguy hại”.
2.2. Nguồn phát sinh của chất thải
Với dân số đông và mọi hoạt động của người dân đều phát sinh chất thải, hàng trăm cơ
sở dịch vụ, văn phòng, trường học... nên nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn
của xã rất đa dạng. Thông thường rác thải phát sinh từ các nguồn sau:
Khu
dân cư

Khu
thương
mại...

Cơ quan
công sở

Khu và cơng
trình xây
dựng

Khu cơng
cộng

Hoạt động
nơng nghiệp

Chất thải
Sơ đồ 1. Nguồn gốc phát sinh chất thải

2.3. Thành phần và tính chất của chất thải

Xác định thành phần của chất thải có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn phương pháp
xử lý, thu hồi và tái chế, hệ thống, phương pháp và quy trình thu gom.
Khi phân tích thành phần của chất thải, mẫu được lấy ra từ các tuyến xe thu gom rác
hàng ngày, để có độ chính xác cao mẫu lấy khoảng 90kg.


NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHẤT THẢI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP…

127

Bảng 1. Thành phần của chất thải rắn thể hiện cụ thể qua bảng sau đây
Chất thải hữu cơ:
Giấy
Giấy catton, bìa cứng
Nhựa
Hàng dệt
Cao su
Da
Gỗ
Thực phẩm
Cành cây, cỏ, lá

Chất thải vô cơ
Thuỷ tinh
Vỏ hộp
Nhôm
Các kim loại khác
Tro, các chất bẩn
Đất cát, gạch ngói vỡ


(Nguồn: ISWM)

Xác định thành phần và tính chất của chất thải rắn thường sử dụng phương pháp:
- Phân tích kiểm tra trực tiếp;
- Phân tích sản phẩm thị trường;
- Phân tích sản phẩm của chất thải.
2.4. Ảnh hưởng của chất thải
Tại Việt Nam, hoạt động phân loại chất thải tại nguồn chưa được phát triển rộng rãi,
điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn phương tiện thu
gom chất thải không đạt quy chuẩn kỹ thuật và không đảm bảo vệ sinh môi trường. Các
điểm tập kết chất thải (điểm hẹn, trạm trung chuyển) chưa được đầu tư xây dựng đúng
mức, gây mất vệ sinh. Tại nhiều khu vực, hệ thống vận chuyển chưa đáp ứng nhu cầu
vận chuyển chất thải hàng ngày, gây tình trạng tồn động chất thải trong khu dân cư.
Nhìn chung, tất cả các giai đoạn quản lý chất thải từ khâu thu gom, vận chuyển đến
khâu xử lý (chôn lấp, đốt) đều gây ô nhiễm môi trường đất, nước, khơng khí, mỹ quan
và sức khỏe của con người.
2.5. Quản lý chất thải sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt.
Thu gom chất thải là quá trình thu nhặt rác từ các hộ dân, công sở hay từ những điểm
thu gom chất chúng lên xe trung chuyển đến điểm trung chuyển trạm xử lý hay những
điểm chôn lấp chất thải rắn.
Thu gom chất thải rắn được chia làm hai loại: Hệ thống thu gom chất thải chưa phân
loại tại nguồn và hệ thống thu gom chất thải đã phân loại tại nguồn.
Hệ thống thu gom chất thải chưa phân loại tại nguồn: các cách thu gom chất thải dạng
này được xem xét cụ thể đối với từng nguồn phát sinh: khu dân cư biệt lập thấp tầng, khu
dân cư thấp tầng và trung bình, khu dân cư cao tầng, khu thương mại và nông nghiệp.
Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư biệt lập thấp tầng: phương pháp này bao
gồm các dịch vụ thu gom lề đường, lối đi ngõ hẻm, mang đi trả về, mang đi.


ĐINH THỊ HOA và cs


128

Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư thấp tầng và trung bình: dịch vụ thu gom lề
đường là phương pháp phổ biến cho các khu dân cư thấp tầng và trung bình. Với dịch
vụ này, đội thu gom có trách nhiệm vận chuyển các thùng chứa đầy Chất thải từ các hộ
gia đình đến các tuyến đường thu gom bằng các phương pháp thủ công hoặc cơ giới, tùy
thuộc vào số lượng chất thải được vận chuyển.
Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư cao thấp tầng: đối với các khu chung cư cao
tầng các loại thùng chứa lớn được sử dụng để thu gom chất thải. Tùy thuộc vào kích
thước và kiểu dáng của các thùng chứa được sử dụng và áp dụng xe cơ giới để dỡ tải.
2.6. Tình hình quản lý chất thải sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt
Hiện nay vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới ngày càng được quan
tâm. Đặc biệt các nước phát triển, công việc này được tiến hành chặt chẽ, từ ý thức thải
bỏ rác thải của người dân, quá trình phân loại tại nguồn, thu gom, tập kết chất thải tới
các trang thiết bị thu gom, vận chuyển theo từng loại. Quy định đối với việc thu gom,
vận chuyển, xử lý chất thải được quy định chặt chẽ, rõ ràng, đầy đủ trang thiết bị phù
hợp hiện đại. Một khác biệt trong công tác quản lý, xử lý rác thải các nước phát triển có
sự tham gia của cộng đồng.
3. THỰC TRẠNG CHẤT THẤT THẢI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, SINH HOẠT Ở
XÃ THỦY PHÙ
3.1. Đánh giá thực trạng chất thải sản xuất nông nghiệp
Bảng 2. Lượng chất thải từ sản xuất lúa của xã ThủyPhù
Chỉ tiêu Diện tích (ha)
Loại
cây trồng
Cây lúa
644

Năng

(tạ/ha)
65,34

suất Tổng sản lượng Chất thải sau
(tấn/vụ)
thu hoạch (tấn)
4208

4208

(Nguồn: UBND xã Thủy Phù)

Có nhiều phương pháp để xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng. Theo kết quả điều tra
200 hộ gia đình trong đó có 20 hộ khơng tham gia sản xuất nơng nghiệp. Có 166/180
phiếu áp dụng biện pháp đốt tại ruộng chiếm 86% , 18 phiếu sử dụng chúng làm thức ăn
cho gia súc chiếm 7%, 7 phiếu áp dụng phương pháp ủ phân vi sinh chiếm 4%.
Ta thấy có đến 86% hộ gia đình áp dụng phương pháp đốt tại ruộng sau đó dùng tro để
bón ruộng. Phương pháp này có nhược điểm rất lớn đó là gây ơ nhiễm mơi trường, làm
mất chất dinh dưỡng trong đất), tiêu diệt hệ vi sinh vật đất. Ngun nhân dẫn đến tình
trạng trên đó là do người dân người dân chưa được tuyên truyền một cách đầy đủ vấn đề
này, họ chưa thấy được những ưu điểm rất lớn của phương pháp ủ phân sinh học như:
không gây ô nhiễm môi trường, tạo nguồn phân phục vụ thâm canh tăng vụ, tăng năng
suất cây trồng...
Việc sử dụng tràn lan các loại thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ…
trong quá trình trồng trọt ngày càng gia tăng. Theo kết quả khảo sát trên địa bàn xã


NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHẤT THẢI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP…

129


Thủy Phù cho thấy trung bình lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng là 500 ÷ 600
gam thuốc/lần phun/ha. Trong đó, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật trên lúa đều
khoảng 3 lần/vụ.

Biểu đồ 2. Biểu đồ phương pháp xử lý tàn dư thực vật
Bảng 3. Nguồn phát sinh chất thải
TT
1

2
3

4

Nguồn phát sinh
Hộ gia đình

Thành phần
- Thực phẩm dư thừa
- Bao bì hàng hóa (bằng giấy, ghỗ, carton, plastic, thiếc,
nhôm, thủy tinh…)
- Đồ dùng điện tử
- Vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa…)
- Chất thải độc hại như chất tẩy rửa, bột giặt. chất tẩy
trắng, thuốc diệt côn trùng…
- Cao su; gỗ
Chợ Phù Bài
- Giấy
- Thực phẩm, bao bì, nhựa…

Trạm y tế xã Thủy Phù, - Giấy vụn, bao bì thực phẩm, thực phẩm thừa
trường học, cơ quan, các cơng - Nhựa
trình cơng cộng
- Thủy tinh
- Kim loại…
Cơ sở sản xuất (gỗ, phế liệu..) Rác, giấy, gỗ, bao bì…
Bảng 4. Tổng chất thải phát sinh của xã Thủy Phù qua các năm

Năm

Dân số
11.828

Lượng RTSH bình qn
(kg/người/ngày)
0,55

Tổng lượng rác thải
(tấn/ngày)
6,5

2013
2014
2015

13.204
14.562

0,56
0,59


7,4
8,6

(Nguồn: Ban Tài ngun - Mơi trường xã Thủy Phù, 2015)


ĐINH THỊ HOA và cs

130

Kết quả cân rác của 30 hộ gia đình trong 30 ngày liên tục trên địa bàn xã cho thấy lượng
phát sinh chất thải sinh hoạt ở các hộ khác nhau thì khác nhau.
3.2. Đánh giá thực trạng chất thải trong sinh hoạt
Bảng 5. Lượng rác thải của hộ/ngày (Điều tra 30 hộ)
Lượng RTSH bình quân
Tần suất lặp lại
Tỷ lệ
(kg/người/ngày)
(%)
0,30 - 0,50
63
7,0
0,51 - 0,60
279
31,0
0,61 - 0,70
317
35,2
0,71 - 0,80

158
17,6
0,81 – 1
61
6,8
>1
22
2,4
Tổng
900
100
(Nguồn điều tra - 2016)

Bảng trên cho thấy lượng chất thải sinh hoạt bình quân trên địa bàn xã dao động phổ
biến ở mức 0,51 – 0,8 kg/người/ngày là cao (chiếm 83,8% ). Lượng chất thải bình quân
ở mức 0,3 – 0,5 kg/người/ngày và mức 0,81 – 1 kg/người/ngày chiếm tỷ lệ nhỏ (chiếm
16,2%). Lượng chất thải sinh hoạt phát thải của mỗi hộ gia đình khác nhau là khác
nhau, nó cao hay thấp cịn tùy thuộc vào: thu nhập, sức mua, sức tiêu thụ hàng hóa, số
lượng thành viên trong mỗi gia đình…
Theo kết quả điều tra hộ gia đình (2016), lượng chất thải sản xuất nơng nghiệp, thải sinh
hoạt bình qn trên mỗi đầu người của xã Thủy Phù là 0,61 kg/người/ngày. Như vậy với
tổng số dân là người 14.562 (tính đến hết 31/12/2015) thì lượng chất thải sinh hoạt phát
sinh từ hộ dân trên địa bàn xã khoảng 8,9 tấn/ngày. Dưới đây là kết quả điều tra về khối
lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại các thôn trên địa bàn xã Thủy Phù.
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13

Bảng 6. Phân bố dân cư và lượng rác thải sinh hoạt của xã Thủy Phù
Khối lượng RTSH
Tỷ lệ
Thôn
Số khẩu
%
Kg/người/ngày
Tấn/ngày
Thôn 1A
1401
0,63
0,9
10,1
Thôn 1B
1471
0,64
0.9
10,1
Thôn 2
908
0,59

0,5
5,6
Thôn 3
1161
0,62
0,7
6,9
Thôn 4
926
0,60
0,6
6,7
Thôn 5
1446
0,64
0,9
10,1
Thôn 6
1030
0,61
0,6
6,7
Thôn 7
856
0,55
0,5
5,6
Thôn 8A
1411
0.62

0,9
10,1
Thôn 8B
1305
0.60
0,8
9
Thôn 9
1916
0.66
1,3
14,6
Thôn 10
731
0.55
0,4
4,5
14.562
Tổng
0,61
8,9
100
(Nguồn : UBND xã Thủy Phù và điều tra hộ gia đình 2016)


NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHẤT THẢI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP…

131

Bảng số liệu trên cho thấy: sự chênh lêch về dân số và mức độ phát thải kg/người/ngày

của các thôn là khác nhau tùy thuộc vào tình hình kinh tế và nhu cầu sinh hoạt của các
thơn. Từ đó, tạo nên sự chênh lêch về lượng chất thải phát sinh giữa các thơn.
3.3. Tình hình quản lý chất thải sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt
3.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý rác thải
Tổ chức mạng lưới quản lý chất thải của xã được trình bày trong sơ đồ
UBND xã Thủy Phù

Cơng ty mơi trường đơ thị
Thủy Dương

Chính quyền thơn, tổ vệ sinh của
từng thơn

Hộ gia đình, các cơ quan…
Sơ đồ 2. Tổ chức mạng lưới quản lý rác thải của xã Thủy Phù

Theo sơ đồ, UBND xã là cơ quan quản lý nhà nước có vai trị chính trong việc quản lý
vệ sinh môi trường trên địa bàn với nhiệm vụ: chỉ đạo, hưỡng dẫn, giám sát các thôn
trong việc quản lý vệ sinh mơi trường của thơn mình; vận động nhân dân thực hiện công
tác vệ sinh môi trường, xử phạt theo thẩm quyền những trường hợp vi phạm; công tác
quản lý chất thải trên địa bàn xã Thủy Phù do từng thôn phụ trách dưới sự chỉ đạo,
hưỡng dẫn của UBND xã.
Chính quyền thơn trực tiếp chỉ đạo, hưỡng dẫn quản lý chất thải tại thơn mình. Kết hợp
với các tổ chức, đoàn thể tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về vệ sinh môi
trường, phát động các phong trào tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm…
Cơng ty mơi trường đơ thị có vai trị hướng dẫn, hỗ trợ và thực hiện công tác thu gom
chất thải tại địa phương.
Công tác thu gom chất thải sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt .
Hiện nay, phương thức thu gom chất thải sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt trên địa bàn
xã là theo thơn, xóm và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ủy ban nhân dân xã.

Trên địa bàn xã có 12 thơn, mỗi thơn có 3 nhân viên được thơn phân đi thu gom. Ngồi
ra, có thêm 2 nhân viên thu gom riêng chất thải phát sinh bởi khu chợ Phù Bài.
Thu gom:
+ Thiết bị và phương tiện thu gom:


ĐINH THỊ HOA và cs

132

Thiết bị và phương tiện thu gom được ủy ban nhân dân xã cấp cho toàn bộ các thôn và nhân
viên thu gom hàng ngày đến địa điểm cất giữ dụng cụ thu gom và tiến hành thu gom.
Bảng 7. Thiết bị và phương tiện thu gom
Chỉ tiêu
Công nhân thu gom
Xe đẩy rác
Quần áo bảo hộ lao động
Găng tay
Ủng chân cao su
Xẻng
Chổi


Số lượng
9( công nhân)
12 xe/ 12 thôn
1 bộ/công nhân/năm
1 đôi/người/tháng
2 đôi/người/ năm
1 chiếc/người

2 chiếc/người
1 mũ/người
(Nguồn: Số liệu điều tra 2016)

Bảng số liệu cho thấy, thiết bị và phương tiện thu gom của cơng nhân cịn quá hạn chế.
Dụng cụ vệ sinh được cấp cho công nhân thu gom khơng đầy đủ như: Chưa có khẩu
trang bảo hộ lao động và các dụng cụ thu gom sẽ bị hỏng theo thời gian nhưng thời gian
để được cấp thì quá lâu, quần áo bảo hộ chỉ được cấp 1 bộ/năm. Ngoài ra, qua khảo sát
thực tế thấy các xe đẩy tay và dụng cụ thu gom rất cũ và thô sơ.
4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP,
SINH HOẠT
- Xây dựng mơ hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt, nơng nghiệp ở
xã Thủy Phù.
Mơ hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt của xã Thủy Phù_Thừa Thiên Huế tuy đây là
mơ hình tuy khơng mới, nhưng rất hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
của xã trong quá trình thu gom chất thải rắn.
- Xây dựng bãi chôn lấp mới
- Giải pháp xây dựng các hố rác di động cho các hộ dân.
- Về cơ chế chính sách
- Về thu phí bảo vệ môi trường.
- Nâng cao nhận thức của người dân
- Biện pháp công nghệ


NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHẤT THẢI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP…

Chất thải

133


Xe ba gác, xe
cuốn ép rác

Phân loại

CT loại hữu cơ

Thùng rác loại
660 lít

Vận chuyển ra
bên ngồi

Sản xuất phân
hữu cơ

CT loại vơ cơ

CT loại vơ cơ
tái chế

CT khó phân
hủy

CTH để lại

Cơ sở thu mua

Thùng rác loại
660 lít


Gạch, ngói, sắt
vụn, nhơm

Cơ sở sản xuất
tái chế

Xe nâng

Xe ba gác

Trạm trung chuyển

Bãi chôn lấp

Sơ đồ 3. Mơ hình thu gom chất thải sinh hoạt tại xã Thủy Phù

5. KẾT LUẬN
Xã Thủy Phù đã chú trọng tới việc thu gom chất thải rắn nhằm làm sạch môi trường, tạo
cảnh quan thiên nhiên cho khu vực. Công tác quản lý chất thải rắn đã thật sự có hiệu quả,
nâng cao ý thức của các hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tham gia vệ sinh môi trường.
Lượng chất thải phát sinh hàng ngày là rất lớn nhưng chỉ do công ty cổ phần Môi trường
và Cơng trình đơ thị đảm nhận việc thu gom nên thường xuyên bị quá tải, do phương tiện
và nguồn nhân công đi thu gom. Việc xử lý chất thải sau khi thu gom ra các bãi rác chỉ là
phương pháp chôn lấp đơn giản. Nhiều bãi chôn lấp rác nhỏ chưa đảm bảo yêu cầu kỹ


ĐINH THỊ HOA và cs

134


thuật về quy trình chơn lấp hợp vệ sinh. Nhìn chung người dân đã có ý thức trong việc
bảo vệ môi trường khu vực và hợp tác với cơ quản lý trong việc quản lý môi trường.
Để đảm bảo việc thực hiện công tác thu gom, quản lý chất thải thải nông nghiệp, sinh
hoạt tại xã Thủy Phù được tốt hơn nữa chúng tơi có những giải pháp trong công tác
quản lý chất thải như: Xây dựng mơ hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh
hoạt , nông nghiệp ở xã Thủy Phù, xây dựng các hố rác di động cho các hộ dân, cơ chế
chính sách, thu phí bảo vệ mơi trường, nâng cao nhận thức của người dân, Cần chú
trọng đầu tư kinh phí, kỹ thuật để xử lý rác thải đảm bảo khụng gõy ơ nhiễm mơi
trường, Nên có chế độ khen thưởng cho những đơn vị hoàn thành tốt công tác vệ sinh
môi trường và xử phạt nghiêm minh với các hành vi vi phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]

[6]

Nguyễn Văn Phước (2008). Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB Xây
dựng, Hà Nội.
Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (1995). Quản lý chất thải
rắn, NXB Xây dựng, Hà Nội.
Trần Hiếu Nhuệ (2001). Quản lý chất thải rắn, NXB Xây dựng, Hà Nội.
Trần Hiếu Nhuệ , Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Kim Thái (2001). Chất thải rắn đơ thị,
tập 1, NXB Xây dựng, Hà Nội.
Đồn Thị Hằng (2012). Đánh giá tình hình quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một
số giải pháp tại huyện Kim Sơn – tỉnh Ninh Bình, trường Đại học Nơng nghiệp Hà
Nội.

Tăng Thị Chính (2006). Mơ hình xử lý chất thải sinh hoạt nơng thơn tại Hà Tây, Tạp
chí Bảo vệ mơi trường, số 4/2006.

ĐINH THỊ HOA
NGƠ THỊ ĐƠNG
PHÙNG HỮU CHINH
VŨ THỊ HUẾ
SV lớp Địa 4A, khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0169 999 3033, Email:



×