Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng của ban quản lý rừng phòng hộ nam đông, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.46 KB, 49 trang )

PHẦN 1.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong
mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan
trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn
gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng
trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất,
đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người… Rừng có vai trò hết sức
quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa,xã hội của con người.
Ngay từ khi mới xuất hiện con người đã sống chủ yếu dựa vào rừng, rừng
là môi trường sống của loài người, rừng là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm,
dược liệu, vật liệu xây dựng cho đời sống sinh hoạt của con người.
Ngày nay, khi xã hội loài người đã phát triển đến trình độ cao thì vai trò
to lớn của rừng càng được khẳng định. Mối quan hệ của rừng và cuộc sống đã
trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Không có một dân tộc, một quốc gia nào
không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống. Rừng không những
cung cấp các sản phẩm lương thực thực phẩm dược liệu vật liệu xây dựng, là nơi
giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ những cộng đồng sống
gần rừng, sống dựa vào rừng và mang lại nguồn thu nhập cho nền kinh tế quốc
dân. Vai trò to lớn của rừng đặc biệt phải nhắc đến trong vai trò bảo vệ môi
trường sống cho con người và tất cả các sinh vật sống trên trái đất này.
Tình hình khai thác rừng bừa bãi,ồ ạt diễn ra rất phổ biến đặc biệt là ở
những nước đang phát triển nơi có số lượng lớn người dân sống dựa vào rừng.
Chính vì những nguồn lợi do rừng mang lại, khi xã hội loài người đã phát triển
cao, nhu cầu về các sản phẩm từ rừng ngày càng phong phú nên con người ồ ạt
vào rừng khai thác các sản phẩm của rừng để đáp ứng nhu cầu của mình, trong
khi đó họ không chú ý đến bảo vệ và phát triển bền vững vốn rừng họ đã gây
sức ép rất lớn lên rừng, làm cho tài nguyên rừng ngày càng bị cạn kiệt, nhiều
loài đã tuyệt chủng và nhiều loài đang nằm trong nhóm nguy cơ cao. Cùng với
dân số gia tăng nhu cầu về đất ở, đất canh tác, đất sản xuất công nghiệp đã làm


cho diện tích rừng và đất rừng bị lấn chiếm và bị thu hẹp nghiêm trọng. Trong
khi đó các hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt đã thải ra các chất thải gây
ô nhiễm đến môi trường sống của con người, gây nên hiệu ứng nhà kính, thiên
tai lũ lụt, hạt hán.vvv... Gây thiệt hại lớn cho đời sống con người trên khắp thế


giới. Vì thế hơn lúc nào hết đòi hỏi con người phải bắt tay vào bảo vệ và khôi
phục lại vốn rừng, nghiêm cấm tất cả các hoạt động của con người làm nguy hại
đến tài nguyên rừng. Công việc đó là trách nhiệm của mọi người của mọi cộng
đồng mọi quốc gia và cả nhân loại chứ không phải của một riêng ai.
Ở Việt Nam tình hình phá rừng, tình hình vi phạm lâm luật đang diễn ra
phổ biến và có xu hướng gia tăng. Chính phủ Việt Nam đang rất quan tâm đến
vấn đề này và đang ra sức ngăn chặn tình trạng trên nhưng kết quả của tất cả
những biện pháp đang rất hạn chế. Hàng năm, trên cả nước có hàng trăm ngàn
hecta rừng tự nhiên bị tàn phá nghiêm trọng, việc buôn bán, xuất khẩu trái phép
động vật hoang dã đã và đang trở thành vấn đề hết sức phức tạp, bất chấp những quy
định hiện hành của Nhà nước về quản lý bảo vệ và phát triển động vật hoang dã quý
hiếm. Tình trạng săn bắn, buôn bán, sử dụng động vật hoang dã đã xuất hiện ở nhiều
nơi và đang có chiều hướng gia tăng. Số lượng các loài quý hiếm đang giảm sút
mạnh, nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Ngài Eric Coull, Trưởng đại diện của
WWF (Quỹ Bảo vệ Đời sống Thiên nhiên Thế giới - World Wildlife Fund)
Greater Mekong phát biểu: “Không nơi nào mà các quần thể hoang dã lại bị suy
giảm với tốc độ đáng báo động như ở Việt Nam, tất cả đều do buôn bán và tiêu thụ
trái phép”.
Nam Đông là huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, là nơi có nguồn
tài nguyên sinh học đa dạng, là điểm nóng về vấn đề vi phạm các quy định về
quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nam Đông là
huyện có dân số ít nhưng địa bàn phức tạp, trình độ dân trí thấp, đời sống của
nhân dân còn gặp nhiều khó khăn và đây cũng là một trong những huyện vẫn
đang diễn ra tình trạng phá rừng bừa bãi, đặc biệt là tình trạng khai thác rừng

phòng hộ, rừng đặc dụng vẫn đang rất phổ biến. Một trong những nguyên nhân
dẫn đến hậu quả này là do công tác quản lý rừng và đất rừng còn lỏng lẻo, chồng
chéo trách nhiệm và đặc biệt trong quá trình giao đất rừng, giao rừng vẫn còn có
nhiều bất cập...
Để phần nào hạn chế và ngăn chặn tình trạng trên, đảm bảo công tác bảo
vệ, bảo tồn phát triển bền vững tài nguyên rừng ở địa phương và các địa bàn lân
cận, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu, tìm hiểu tỷ mỷ các hoạt động đang diễn ra
ở đây.
Trên cơ sở một số nguyên nhân khách quan cũng như nguyên nhân chủ
quan, đến nay những công trình điều tra, nghiên cứu đánh giá về thực trạng; đề
xuất giải pháp định hướng làm tiền đề cho quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng vẫn


chưa được quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã tiến
hành triển khai nghiên cứu đề tài: "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải
pháp quản lý bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông,
Tỉnh Thừa Thiên Huế.”


PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Hiện trạng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Hiện trạng quản lý bảo vệ rừng trên thế giới
Hiện nay rừng trên thế giới đang bị tàn phá nghiêm trọng nhất là các quốc
gia đang phát triển và kém phát triển như: Lào, Cam pu chia,... Nhiều quốc gia
phát triển đang chú trọng vào việc bảo vệ tài nguyên rừng trong nước và giúp đỡ
các nước kém phát triển bảo vệ tài nguyên rừng của mình; nhiều tổ chức xuyên
quốc gia ra đời hoạt động nhằm mục đích chống lại tệ nạn phá rừng, bảo vệ tài
nguyên rừng vì sự phát triển bền vững của tài nguyên rừng. Điển hình như:

chính phủ Nhật Bản lấy ngân sách viện trợ không hoàn lại cho các chương trình
trồng rừng ở các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam và các chính phủ Hà
Lan, Thụy Sĩ, Anh, Pháp... cũng đang có các chương trình hỗ trợ tương tự.
Công việc bảo vệ tài nguyên rừng đang là sự quan tâm của các quốc gia
trên thế giới. Hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã ra đời nhằm bảo vệ, cấm săn
bắt, vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm. Hiệp ước quốc tế về cấm vận
chuyển buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc gia. Xử phạt nghiêm những
quốc gia và những tổ chức, cá nhân vi phạm hiệp ước. Hàng loạt các vườn quốc
gia, khu bảo tồn ra đời trên thế giới nhằm bảo tồn đa dạng sinh học bảo vệ tài
nguyên rừng. Các quốc gia thành lập lực lượng bảo vệ rừng như lực lượng kiểm
lâm, cảnh sát rừng để bảo vệ rừng. Nhưng nhìn chung tất cả các nỗ lực trên hiệu
quả của nó nhìn chung còn khá nhiều hạn chế.
2.1.2. Các hoạt động quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đang dùng những hoạt động mạnh nhằm nỗ lực ngăn
chặn nạn phá rừng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm lâm luật. Các dự án hỗ trợ
phát triển kinh tế các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng, các chương trình
định canh định cư nhằm hạn chế các hoạt động vào rừng khai thác lâm sản, đốt
rừng làm nương rẫy. Các dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc như
dự án 327, dự án 5 triệu ha rừng, dự án 661... nhằm nâng cao vốn rừng. Hàng
loạt các khu bảo tồn, vườn quốc gia, và các dự án bảo tồn động thực vật hoang
dã được thiết lập nhằm bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học của quốc
gia. Các cơ quan như công an, bộ đội, hải quan, các tổ chức bảo vệ động vật
hoang dã, thực vật hoang dã vào cuộc, hoạt động nhằm ngăn chặn tối đa các


hành vi xâm hại đến vốn rừng. Chính phủ Việt Nam ban hành nhiều bộ luật, văn
bản dưới luật, nghị định về quản lý rừng và xử phạt nghiêm minh tất cả các hành
vi vi phạm lâm luật, xâm hại đến rừng. Có thể nói Việt Nam đang quyết tâm bảo
tồn và phát triển vốn rừng, tài sản vô giá của quốc gia và của toàn nhân loại.
Mặc dù tất cả các nỗ lực trên góp một phần lớn vào việc bảo vệ và phát triển

rừng, nhưng nạn phá rừng và buôn bán lâm sản đang vẫn diễn ra phổ biến,
nhưng chúng ta tin chắc rằng với nỗ lực của cả chúng ta thì rừng, tài sản vô giá
của quốc gia và của nhân loại sẽ được bảo tồn và phát triển bền vững.
2.2. Cơ sở pháp lý
Đề tài được thực hiện trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước về
công tác quản lý bảo vệ rừng như sau :
1- Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chũ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/08/91và được Chủ tịch nước công bố ngày
19 tháng 08 năm 1991.
2- Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của hội đồng bộ trưởng (HĐBT)
nay là Chính phủ quy định danh mục động, thực vật quý hiếm và chế độ quản lý
bảo vệ.
3- Quyết định 202/TTg ngày 02/05/1994 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành bản quy định về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và
trồng rừng.
4 - Nghị định 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ ban hành
quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
5- Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
6- Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp, về rừng và đất
lâm nghiệp.
7- Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999của Chính phủ về giao
đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn
định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
8- Chương trình 661 của Chính phủ về việc tổ chức dự án trồng mới 5
triệu ha rừng.
9- Chỉ thị 286/TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổng kiểm kê rừng.



10- Chỉ thị 287/TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức kiểm tra, truy
quét những tổ chức, cá nhân phá hoại rừng.
11- Chỉ thị 359/TTg ngày 29/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ về những
biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển động vật hoang dã.
12- Quyết định 47/1999/QĐ-BNN-KL ngày 12/03/1999 của bộ
NN&PTNT ban hành quy định ban hành quy định kiểm tra việc vận chuyển sản
xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản.
13- Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006của Chính Phủ quy định
về hoạt động của kiểm lâm.
14- Thông tư 63/2004/TT-BNN hướng dẫn một số nội dungcủa nghị định
139 ngày 25/6/2004 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
15- Thông tư liên tịch số 102/1999/TTLT-BTC-BNNPTNTngày
21/08/1999 của liên bộ Tài chính – Nông nghiệp phát triển nông thôn hướng
dẫn việc trích lập quản lý và sử dụng quỹ chống chặt và sản xuất kinh doanh vận
chuyển lâm sản trái phép.
16- Quyết định 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/07/2005 Quyết định về việc
ban hành Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác.
17- Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Chính
phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng. Nghị định này có hiệu lực sẽ bãi
bỏ Nghị định số 17/HĐBT ngày 17/01/1992của hội đồng bộ trưởng.
18- Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 do Quốc hội nước
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 3 tháng 12 năm 2004 và
có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 4 năm 2005.
19- Quyết định 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ NN&PTNT
quyết định về việc ban hành Quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản.
20-. Một số tài liệu lưu trữ tại Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông.


PHẦN 3

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mục tiêu:
Đề tài nghiên cứu nhằm vào các mục tiêu cụ thể sau:
+ Tìm hiểu thực trạng quản lý bảo vệ rừng của ban quản lý rừng phòng hộ
Nam Đông.
+ Tìm hiểu được các hoạt động quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của ban
quản lý rừng phòng hộ Nam Đông.
+ Đề xuất được các giải pháp nhằm quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng hợp lý
hiệu quả
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
+ Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông.
+ Người dân thuộc các thôn, xã có rừng thuộc quản lý của Ban quản lý
rừng phòng hộ Nam Đông.
3.3. Nội dung:
3.3.1. Tìm hiểu tình hình cơ bản của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông
- Cơ cấu tổ chức quản lý của ban quản lý.
- Tình hình tự nhiên, kinh tế, văn hóa của Huyện Nam Đông.
- Tình hình cơ bản tại Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông.
3.3.2. Tìm hiểu công tác quản lý sản xuất nương rẫy
- Tình hình công tác quản lý sản xuất nương rẫy.
- Đề xuất giải pháp để thực hiện tốt công tác quản lý sản xuất nương rẫy.
3.3.3. Tìm hiểu công tác tuyên truyền pháp luật bảo vệ rừng
- Tìm hiểu tình hình thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật bảo vệ
rừng của Ban quản lý.
- Đề xuất giải pháp để thực hiện tốt công tác tuyên truyền.


3.3.4. Tìm hiểu công tác đấu tranh ngăn chặn vi phạm lâm luật

- Tìm hiểu tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn.
- Đề xuất giải pháp để thực hiện tốt công tác thi hành pháp luật.
3.3.5. Tìm hiểu công tác phòng cháy chữa cháy rừng ( PCCCR )
- Tìm hiểu tình hình thực hiện công tác PCCCR tại Ban quản lý.
- Đề xuất giải pháp để thực hiện tốt công tác PCCCR.
3.3.6. Tìm hiểu công tác sản xuất kinh doanh và xây dựng vốn rừng
- Tìm hiều tình hình công tác sản xuất kinh doanh và xây dựng vốn rừng
của Ban quản lý.
- Đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt công tác sản xuất kinh doanh
của Ban quản lý.
3.3.7. Đề xuất một số giải pháp về công tác quản lý bảo vệ rừng
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt nội dung nghiên cứu đề ra, tôi tiến hành một số phương
pháp nghiên cứu như sau.
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp tổng quan tài liệu nội dung nghiên cứu: đọc sách báo, tìm
hiểu trên internet.
- Thu thập số liệu sơ cấp
+Phỏng vấn: Đến trực tiếp tại địa phương, tiếp xúc trực tiếp với người dân
để trao đổi thông tin, phỏng vấn.
+ Đối với cán bộ: phỏng vấn các cán bộ tham gia công tác quản lí
bảo vệ rừng.
+Đối với người dân: Xây dựng bảng phỏng vấn với các câu hỏi cụ thể.
Tiến hành điều tra người dân ngẫu nhiên thuộc thôn xã có rừng.
- Thu thập số liệu thứ cấp
+ Thu thập số liệu từ các nguồn như: ban quản lí rừng phòng hộ Nam
Đông, ủy ban nhân dân các xã có rừng; các tài liệu nghiên cứu,báo cáo liên quan
được công bố và xuất bản; Các website của các tổ chức cá nhân có liên quan và
các trang báo mạng khác.



3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Thống kê và xử lý số liệu: dùng phần mềm excel để nhập dữ liệu, sau
đó dùng các công thức tính trong excel để thống kê số liệu.
- Phân loại, chọn lọc số liệu theo từng nội dung.
- Sắp xếp lựa chọn các thông tin theo từng chuyên đề cụ thể.
- Phân tích sơ đồ SWOT để tìm ra điểm mạnh điểm yếu, cơ hội thách thức
trong công tác quản lý bảo vệ của ban quản lý.


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình cơ bản của huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Nam Đông là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thừa
Thiên Huế, cách đường Quốc Lộ 1A 25 km và cách thành phố Huế trên 50 km.
Toàn huyện có 10 xã và 1 thị trấn.
Được giới hạn bởi toạ độ địa lý như sau:
Từ 16006’54 đến 16014’ 27’’ vĩ độ Bắc
Từ 1070 30’43’’ đến 1070 52’ 10’’ kinh độ Đông
- Phía Đông giáp huyện Phú Lộc
- Phía Tây giáp huyện A Lưới
- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng
- Phía Bắc giáp huyện Hương thủy
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là là 65.051,80 chiếm 12,82% diện tích
tự nhiên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm các xã: Hương Phú, Hương Sơn, Thượng
Quảng, Hương Hữu, Hương Giang, Hương Hòa, Hương Lộc, Thượng Long,
Thượng Nhật, Thượng Lộ, và Thị trấn Khe Tre.

Trên địa bàn huyện chỉ có một tuyến độc đạo là tỉnh lộ 14B, nối trung tâm
huyện lỵ và quốc lộ 1A dài 33 km.
Vị trí địa lý của vùng, với những hạn chế về khí hậu thời tiết, địa hình, đặc
biệt là về giao thông đã tạo nên những thách thức cho huyện trong việc phát triển
kinh tế, ổn định xã hội và đảm bảo trật tự an ninh quốc phòng. Chính vì vậy, để
Nam Đông phát triển thành một đô thị sầm uất trong thời kỳ đổi mới của một
vùng núi, cần nhanh chóng hình thành các điểm dân cư, dịch vụ trên tỉnh lộ 14B,
tạo ra kết cấu hạ tầng liên hồi, mở rộng lưu thông, tạo ra nhiều ngành nghề nhằm
giải quyết công ăn việc làm cho người dân miền núi, giảm sức ép vào rừng, đưa
các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng tại địa phương... Đây là tiền đề cho kinh
tế Nam Đông phát triển.


Sơ đồ 1: Bản đồ hành chính Huyện Nam Đông – Tỉnh Thừa Thiên Huế
4.1.1.2. Địa hình
Địa hình địa thế huyện Nam Đông thấp dần từ Nam về Bắc, có độ cao
tuyệt đối thấp nhất 40 m. Độ cao tuyệt đối cao nhất 1.720 m là đỉnh núi Mang.
Hầu hết diện tích đất đai thuộc thượng nguồn lưu vực sông Tả Trạch, có địa
hình thung lũng được tạo bởi các dãy núi: Truồi, Bạch Mã, Núi Mang, A Ring,
và một phần thượng nguồn sông Hữu Trạch.
Ven các sông là những bãi bồi tương đối bằng phẳng tập trung ở thung
lũng Nam Đông, có độ dốc từ 50 - 250, ở độ cao >80 m thường có độ dốc lớn và
rừng tự nhiên. Là huyện miền núi có địa hình phức tạp, gần 100% diện tích lãnh
thổ là núi đồi còn lại rất ít bãi bồi ven sông suối.
4.1.1.3. Khí hậu
Nam Đông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng khí
hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa Đông tương đối lạnh ở phía Bắc.
* Chế độ nhiệt
Nam Đông có 2 mùa rõ rệt, mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ
trung bình năm là 24,40C, thấp hơn nhiệt độ trung bình của Tỉnh Thừa Thiên Huế,

số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.852 giờ.
Đặc điểm nổi bật nhất trong chế độ nhiệt của Nam Đông là nhiệt độ giảm
theo độ cao. Quy luật giảm theo độ cao ở sườn phía Tây là cứ lên cao ở sườn


phía Tây 100 m nhiệt độ giảm trung bình khoảng 0,55 0C. Về mùa đông nhiệt độ
giảm nhanh hơn mùa hạ. Ở độ cao từ 500 - 800 m nhiệt độ trung bình năm đạt từ
200C đến 220C, lên cao 1000 m giảm xuống dưới 180C, ở những nơi thấp dưới
100 m có nhiệt độ cao hơn 240C.
Mùa khô: kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 do chịu ảnh hưởng của gió Tây
Nam nên khô nóng, nhiệt độ trung bình trong năm lớn hơn 25 0C. Nhiệt độ trung
bình cao nhất 39,30C. Trong mùa này có đặc điểm là hay mưa giông về buổi
chiều kèm theo gió Tây Nam gây nóng bức.
Mùa mưa: kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của
gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh
thấp nhất 14,10C.
* Chế độ mưa
Là một trong những huyện có lượng mưa yương đối lớn, hàng năm có 213
ngày mưa với lượng mưa trung bình năm là 3.320,5 mm, lượng mưa tập trung từ
tháng 10 đến tháng 12 dễ xãy ra lũ lụt, xói lở. Đặc biệt là tháng 10 có lượng mưa
lớn nhất chiếm 1/3 lượng mưa trong năm. Đây là thời điểm không thuận lợi, ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp và xây dựng các công trình hạ tầng.
* Chế độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình trong năm 87%. Tháng có độ ẩm cao nhất là
các tháng 10, 11, 12 với chỉ số 91% và tháng có độ ẩm trung bình nhỏ nhất là
tháng 7 với chỉ số 76%. Vì vậy, tiểu vùng khí hậu Nam Đông thuộc khí hậu có
nhiệt đới ẩm trên núi, mùa hè mát mùa đông hơi lạnh.
* Chế độ gió
Khí hậu khu vực bị chi phối bởi hai chế độ gió chính:
- Gió mùa Tây Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió trung

bình từ 2 - 4 m/s, tốc độ lớn nhất 23 m/s có kèm theo không khí nóng.
- Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 9 đén tháng 3 năm sau tốc độ
trung bình 7 m/s, tốc độ gió lớn nhất 20 m/s có kèm theo mưa và lạnh.
4.1.1.4. Chế độ thủy văn
Sông suối ở Nam Đông khá dày đặc, trong đó phần lớn do chi nhánh hệ
thống sông Tả Trạch chảy qua nhiều vùng khác nhau: sông Khe Tre, sông Truồi
và phân bổ qua các xã Hương Phú, Hương Lộc, Hương Giang, Hương Hữu,
Thượng Quảng, Thượng Lộ. Đây là nguồn nước chính để cung cấp cho nhu cầu


sinh hoạt của nhân dân trong vùng và là nơi lấy nước tưới phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp. Các chi lưu sông, khe suối này có tiềm năng về nước tưới rất lớn
và cũng có tiềm năng về thuỷ điện. Nhưng do lưu vực sông hẹp, độ dốc khá lớn
của dòng sông, suối ngắn lại thêm trữ lượng phân phối không đều nên thường
xảy ra hạn hán nặng vào cuối xuân và đầu hè, gây ảnh hưởng đến cây trồng và
quá trình sinh trưởng phát triển của chúng. Cây trồng không đủ độ ẩm do đó
phát triển kém cho năng suất thấp làm cho cuộc sống của những người dân sản
xuất nông nghiệp, nhất là đồng bào dân tộc đời sống bấp bênh.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
Đất đai
Lãnh thổ huyện Nam Đông nằm trên miền đất cổ thuộc trầm tích Đê-von
gồm có đá phiến sét, cát kết thạch anh, bột kết, đá sét vôi và đá vôi. Tạo thành
lãnh thổ huyện Nam Đông thuộc miền uốn nếp Trường Sơn, có cấu trúc địa chất
phức tạp, phát triển nhiều loại hình đất đá đa dạng phong phú do đó cần có biện
pháp thích hợp trong việc bảo vệ, khai thác sử dụng đúng mục đích giá trị địa lý
của nó.
Đất đai hình thành và phát triển trên địa hình phức tạp và nhiều loại đá mẹ
khác nhau, do đó đặc điểm đất đai khá đa dạng. Gồm 8 loại đất chính: Đất nâu
vàng trên đá gabro, Đất nâu vàng trên đá diorit, Đất vàng đỏ trên đá granit, Đất
vàng đỏ trên đá phiến thạch sét, Đất nâu vàng trên phù sa cổ, Đất xám trên phù sa

cổ, Đất phù sa sông suối không được bồi, Đất phù sa sông suối được bồi.
Tổng diện tích theo địa giới hành chính: 64.777,88ha .
Trong đó:
- Hộ gia đình cá nhân sử dụng:

11.122,05ha

- UBND xã sử dụng:

70,48ha

- Tổ chức kinh tế sử dụng:

81,51ha

- Cơ quan đơn vị của Nhà nước:
- Tổ chức khác:

38.323,78ha
42,51ha

- Cộng đồng dân cư sử dụng:

1.798,21ha

- UBND xã quản lý:

13.339,3ha

Đánh giá chung: Tài nguyên đất của huyện khá đa dạng và thích hợp cho phát

triển nhiều loại cây lâm nghiệp và cây công nghiệp dài ngày. Khả năng mở rộng


đất nông nghiệp hầu như không còn. Địa hình đồi núi chia cắt, độ dốc cao nếu
canh tác không đúng quy trình sẽ làm độ phì của đất bị cạn kiệt, dẫn đến hiện
tượng xói mòn đất chỉ còn trơ sỏi đá. Vì vậy trong quá trình canh tác cũng như
khi mở rộng diện tích đất nông nghiệp cần đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn
phương thức canh tác và các chủng loại tập đoàn giống cây trồng sao cho bảo vệ
được đất, chống lại sự xói mòn rửa trôi đất.
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Nam Đông
Loại đất

Diện tích( ha)

Cơ cấu (%)

64.777,88

100,00

• Đất nông nghiệp

59.504,90

91,86

• Đất sản xuất nông nghiệp

4.823,48


7,45

• Đất lâm nghiệp

54.620,49

84,32

• Đất nuôi trồng thủy sản

56,01

0.09

• Đất nông nghiệp khác

4,92

-

• Đất phi nông nghiệp

2.151,67

3,32

• Đất ở

903,65


1,39

• Đất chuyên dùng

461,09

0,71

• Đất tôn giáo, tín ngưỡng

0,07

-

• Đất nghĩa trang, nghĩa địa

27,60

0,04

• Đất sông suối và mặt nước

758,23

1,17

1,03

-


3.121,31

4,82

347,41

0,54

2.773,90

4,28

Tổng diện tích đất tự nhiên

chuyên dùng
• Đất phi nông nghiệp khác
• Đất chưa sử dụng
• Đất bằng chưa sử dụng
• Đất đồi núi chưa sử dụng

Nguồn : Phân tích từ số liệu báo cáo thống kê đất đai huyện Nam Đông 2012


Căn cứ vào bảng hiện trạng sử dụng đất cho thấy diện tích đất Lâm nghiệp
ở huyện Nam đông chiếm diện tích lớn nhất trong nhóm đất Nông nghiệp( chiếm
91,79% diện tích đất Nông nghiệp. Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 8.11% , đất
nuôi trồng thủy sản chiếm 0.09%, đất nông nghiệp khác chiếm 0.008% so với
diện tích đất nông nghiệp.
Tài nguyên nước
Trên địa bàn huyện có nhiều sống suối chảy qua. Đáng kể nhất là sông Tả

Trạch và sông Hữu Trạch, là những sông đầu nguồn của sông Hương. Tả Trạch là
nhánh sông chính của sông Hương bắt nguồn từ vùng núi trung bình của huyện
Nam Đông với độ cao tuyệt đối 900m. Sông chính chảy theo hướng chung Nam
Đông, Nam Bắc, Tây Bắc tới ngã ba Tuần thì hội nhập với sông Hữu Trạch để trở
thành sông Hương. Thượng nguồn sông Hữu Trạch bắt nguồn từ nơi có độ cao
khoảng 500m ở vùng núi thấp phía Đông A Lưới – Nam Đông, chảy theo hướng
Nam Bắc cho đến Bình Điền, từ Bình Điền sông đổi sang hướng Tây Nam – Đông
Bắc và cuối cùng nhập với sông Tả Trạch ở ngã ba Tuần, nhập vào sông Hương.
Do lượng mưa lớn trong năm, cùng với hệ thống sông suối tương đối dày,
nên nguồn nước mặt khá dồi dào. Nguồn tài nguyên nước mặt của huyện được
tích tụ chủ yếu trong các hồ chứa tự nhiên, nhân tạo và sông suối trên địa bàn,
cũng được bổ sung từ nguồn nước của các hồ thủy lợi, chủ yếu là hồ Tả Trạch.
Tài nguyên rừng
Nam Đông là huyện miền núi có địa hình đa dạng cùng với thời tiết nóng
ẩm, mưa nhiều, nên thảm thực vật rừng rất phong phú, tăng trưởng nhanh, sinh
khối lớn, nên có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất nghành lâm nghiệp. Rừng
tự nhiên có những loài gỗ quý như: lim, gõ, kiền… và động vật hoang dã như: sao
la, gấu, nai, lợn rừng. Rừng Nam Đông bao gồm một phần diện tích của Vườn
quốc gia Bạch Mã, nơi khoảng 2.147 loài thực vật đã được tìm thấy chiếm
khoảng 20% của toàn bộ hệ thực vật Việt Nam. Trong số này, 86 loài được liệt
kê là nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam (Tuấn, 2009). Các loại thực vật chủ yếu
bao gồm rừng ẩm xanh, rừng núi, và bụi, cỏ bao phủ nhiều khu vực bị chiếm
đóng bởi những người dân địa phương. Ngoài ra sự đa dạng hóa Vườn Quốc Gia
Bạch Mã cũng được coi là rất cao, giàu động vật hoang dã trong đó bao gồm
1.493 loài, bao gồm 132 loài động vật có vú (một nửa trong số đó được biết đến
tại Việt Nam), 358 loài chim, 31 loài bò sát, 21 loài ếch, 57 loài cá và 894 loài
côn trùng được xác định (Tuấn, 2009). Tuy nhiên, rừng Nam Đông vẫn đang bị
xáo trộn nghiêm trọng, điều này ảnh hưởng đến cấu trúc rừng hiện tại và thành
phần loài trong khu vực. Hầu như tất cả các sản phẩm rừng, đặc biệt là các sản



phẩm gỗ có giá trị kinh tế cao như Hopea pierrei, Parashorea stellata, Madhuca
pasquieri, Parashorea stellata, Cinnamomum sp., Peltophorum tonkinensis,
Erythrophleum fordii... đã được khai thác từ khu vực này.
Rừng tự nhiên sản xuất có 11.480,81 ha, song phân bố chủ yếu ở vùng núi
cao, trữ lượng gỗ thấp, chủ yếu là rừng nghèo, cần được khoanh nuôi tái sinh.
Diện tích rừng trồng sản xuất hiện có 5.086,4 ha (chiếm 9,31% tổng diện tích đất
lâm nghiệp) chủ yếu là keo, cao su và các loại cây bản địa.
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của vùng khá phong phú, đáng kể nhất là khoáng sản
phi kim loại: đá vôi, đá Granit, cao lanh, pirit…có trữ lượng khá lớn. Đặc biệt là có
trữ lượng đá vôi lớn 500 triệu m³ và nằm ở vị trí thuận lợi (gần đường giao thông)
cho việc phát triển công nghiệp sản xuất xi măng và sản xuất đá xây dựng.
4.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
Huyện Nam Đông có 2 dân tộc chính là dân tộc Kinh và dân tộc Katu.
Trong đó dân tộc Kinh chiếm 59% tổng số nhân khẩu trên toàn huyện. Dân số
trung bình trong năm 2011 là 24.274người với tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là
1,61%, Mật độ dân số trung bình của huyện là 36 người/km 2, tuy nhiên có sự
phân bố không đồng đều giữa các vùng tập trung chủ yếu là ở trung tâm huyện
và các xã lân cận như Thị trấn Khe Tre, xã Hương Hoà, Hương Giang,...
Bảng 4.2: So sánh Dân số và nguồn lao động huyện Nam Đông
Đơn vị

2007

2008

2009

2010


2011

1.Dân số trung bình

Người 23.428 23.725 23.362 23.505 24.274

Khu vực thành thị

Người

3.514

3.547

3.425

3.372

3.465

%

15,0

15,0

14,7

14,3


14,3

Khu vực nông thôn

Người 19.914 20.178 19.937 20.134 20.810
%

2.Dân tộc thiểu số

85,0

85,0

85,3

85,7

85,7

Người 10.133 10.292 10.366 10.511 10.706
%

43,3

43,4

44,4

44,7


44,1

3.Tỷ lệ sinh

%

17,6

18,0

17,6

16,2

21,8

4.Tỷ lệ tăng tự nhiên

%

14,4

14,3

14,1

12,5

17,5


5.Dân số trong tuổi lao
động
% so dân số

Người 11.698 11.931 12.239 12.627 13.075
%

49,93

50,29

52,39

53,72

53,86

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Đông 2011


Trong tương lai gần Nam Đông không còn là huyện đói nghèo, du canh, du
cư, phá rừng làm nương rẫy. Đất đai của huyện có sự thay đổi cơ bản trong cơ
cấu sử dụng. Sự tách biệt của đồng bào các dân tộc sẽ được xoá bỏ và thay vào
đó là sự chung sống hòa thuận của các dân tộc anh em trên cùng một địa bàn.
4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh
quan môi trường
Thuận lợi
- Đất đai khá màu mỡ, diện tích đất trống đồi trọc còn lớn, khí hậu, thời
tiết thuận lợi cho sinh trưởng phát triển nhiều loại cây trồng. Trong tương lai có

thể tập trung đầu tư khai hoang, mở rộng diện tích để phát triển nhiều loại cây
trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần xoá đói, giảm nghèo và nâng cao
thu nhập của nhân dân.
- Diện tích đất rừng và thảm thực vật rừng lớn, với nhiều loại đặc sản quý
hiếm, nếu biết tổ chức quản lý và khai thác tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Tài nguyên khoáng sản khá phong phú, trữ lượng một số khoáng sản lớn
để đầu tư khai thác công nghiệp như: pirit, cao lanh, đá vôi, đá granit,… Với
tiềm năng khoáng sản phong phú như vậy sẽ góp phần tạo thêm nghành nghề
mới, tăng thu nhập cho người dân.
Khó khăn
- Nằm ở vị trí không thuận lợi, là vùng sâu vùng xa của tỉnh, vấn đề giao
lưu đi lại hết sức khó khăn.
- Thời tiết khí hậu khắc nghiệt, hạn hán khô nóng vào mùa hè, mưa lớn, lũ
lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã
hội và đời sống của nhân dân.
- Địa hình dốc, các sông, suối đều ngắn và cạn nên về mùa mưa lượng
nước chảy xiết gây nên hiện tượng xói mòn mạnh, về mùa khô nước cạn nhanh,
lưu lượng thấp, gây thiếu nước ngọt cho sản xuất.
- Đất trống đồi núi trọc có diện tích lớn, nếu không có biện pháp che phủ,
cải tạo bằng các loại cây lâm, nông nghiệp sẽ còn tiếp tục gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường sinh thái trong tương lai.
Tóm lại: Nam Đông có đầy đủ những lợi thế và thách thức cho việc phát triển
kinh tế - xã hội. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển cần có những giải pháp thích hợp
để khắc phục những tồn tại và hạn chế phát huy tốt tiềm năng của địa phương.


4.2. Tình hình cơ bản của BQL rừng phòng hộ Nam Đông
4.2.1 Những thông tin cơ bản của BQL rừng phòng hộ Nam Đông
4.2.1.1. Khái quát tình chung của BQL rừng phòng hộ Nam Đông
Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông là đơn vị trực thuộc Sở NÔNG

Nghiệp và Phát Triển Nông Thông- tỉnh Thừa Thiên Huế. Được thành lập theo
quyết định số 2160/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2008 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế về việc thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông.
Là đơn vị sự nghiệp có thu, hàng năm Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông
vừa làm nhiệm vụ QLBVR , gieo ươm tạo cây con, khai thác gỗ, trồng và chăm
sóc rừng theo kế hoạch tỉnh giao.
Diện tích rừng phần lớn tập trung ở những nơi xa xôi hẻo lành giáp ranh với
các huyện Hương Thủy, A Lưới và huyện Đông Giang của tỉnh Quảng Nam.
Đường giao thông đi lại khó khăn bởi nhiều sông suối hiểm trở và một phần
diện tích về phía đông nam lại gần các xã định canh định cư, làm ăn chủ yếu dựa
vào rừng. Ngoài ra,năm 2012 thời tiết diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến
công tác QLBVR của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông.
4.2.1.2. Công tác tổ chức của Ban quản lý
Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng HC-TH

Phòng KHKT

Phòng QLBVR

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của BQL rừng phòng hộ Nam Đông
- Giám đốc điều hành hoạt động của Ban quản lý, chịu trách nhiệm trước
giám đốc sở và trước pháp luật về hoạt động của Ban quản lý.
- Phó giám đốc giúp giám đốc theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự
phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được
phân công.



- Các tổ chức thuộc Ban quản lý:
+ Phòng hành chính – Tổng hợp
+ Phòng Kế hoạch – kỹ thuật
+ Phòng quản lý bảo vệ rừng
- Cơ cấu tổ chức và biên chế của đơn vị gồm có 43 người.
Trong đó:

+ Ban giám đốc :

2 người

+ Phòng HC-TH :

8 người

+ Phòng KH-KT :

9 người

+ Bộ phận QLBVR :

18 người

- Nhiệm vụ và quyền hạn :
+ Đề xuất, xây dựng và trình lãnh đạo sở kế hoạch phát triển dài hạn, năm
năm và hàng năm; các chương trình dự án, công trình thuộc lĩnh vực quản lý của
ban theo sự phân công của Giám Đốc Sở.
+ Chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh và Giám đốc sở về công tác quản
lý bảo vệ, xây dựng và sử dụng rừng phòng hộ theo đúng các quy định của

pháp luật.
+ Tiệp nhận vốn đầu tư của nhà nước, của các chương trình dự án, tổ chức
trực tiếp giao khoán cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bảo vệ và xây dựng
rừng phòng hộ theo đúng các quy định của pháp luật quy định hiện hành; thanh
quyết toán vốn hàng năm theo đúng quy định của pháp luật.
+Tổ chức sản xuất kinh doanh trên đất rừng sản xuất xen kẽ trong khu rừng
phòng hộ theo quy chế quản lý rừng sản xuất và kết hợp kinh doanh từ các hoạt
động sản xuất nông lâm nghiệp, khai thác lợi dụng sản phẩm từ rừng tự nhiên,
rừng trồng và các nông lâm sản khác.
+ Tổ chức sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng và dịch vụ cung ứng cây
con, cung cấp dịch vụ hổ trợ kỹ thuật, liên doanh liên kết với các thành phần
kinh tế trên địa bàn để bảo vệ và xây dựng rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội,
khai thác sử dụng rừng theo quy định của nhà nước.
+Bố trí tiểu khu trưởng để quản lý rừng theo tiểu khu, tổ chức lực lượng bảo
vệ rừng chuyên trách theo quy định hiện hành của nhà nước.
+ Tuyên truyền giáo dục nhân dân trên địa bàn tham gia bảo vệ và xây dựng
rừng phòng hộ. Định kì báo cáo cấp trên về tình hình hoạt động quản lý, bảo vệ,
xây dựng phát triển khu rừng phòng hộ.


+ Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các phòng ban; quản
lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy
định của pháp luật và phân cấp của sở.
+Trình sở dự toán ngân sách hàng năm và chịu trách nhiệm quyết toán các
nguồn tài chính do ban quản lý trực tiếp quản lý; quản lý và chịu trách nhiệm về
tài sản của nhà nước được giao cho ban quản lý theo phân cấp của giám đốc sở
và quy định của pháp luật.
+Thực hiện một số nhiệm vụ theo sự phân công của giám đốc sở.
4.2.1.3. Hiện trạng tài nguyên
Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông quản lý bảo vệ 15.295,5ha rừng, được

phân bổ như sau:
* Phân theo hiện trạng
- Đất có rừng:

.
13.746,6 ha

+ Rừng tự nhiên:

13.363,4 ha

+Rừng trồng:

383,2 ha.

- Đất chưa có rừng:

1.420,5 ha.

- Đất khác:

128,4 ha

*Phân theo mục đích sử dụng
- Rừng phòng hộ:

9.924,0 ha.

- Rừng sản xuất:


5.371,5 ha

BQL rừng phòng hộ Nam Đông quản lý 3 xã : Hương Sơn, Thượng Long,
Thượng Quảng thuộc huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế. Bao gồm có 15
tiểu khu: 378, 379, 392, 393, 394, 396, 398, 399, 400, 401, 402, 403, 404, 405,
407, 408, 409.
* Vị trí địa lý
Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thừa Thiên
Huế cách thành phố Huế 50 Km có trụ sở đóng trên địa bàn thị trấn Khe Tre
thuộc huyện Nam Đông. Trong đó có 2 tiểu khu (378 và 379) thuộc địa giới
hành chính xã Hương Sơn, diện tích là 2.600,1ha; có 10 tiểu khu (392, 393, 394,
396, 398, 399, 400, 401, 402 và 403) thuộc địa giới hành chính xã Thượng
Quảng, diện tích là 10.751,0ha;và 3 tiểu khu (407,408 và 409) thuộc địa giới
hành chính xã Thượng Long, diện tích là 1.944,4ha.


Phía Đông: Giáp xã Thượng Nhật và xã Hương Hữu
Phía Tây: Giáp xã Hương Nguyên, huyện A lưới
Phía Nam: Giáp tỉnh Quảng Nam
Phía Bắc: Giáp xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy
* Địa hình
Địa bàn quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông thuộc vùng núi
từ trung bình đến núi cao với độ cao từ 150m đến trên 1.100m, chạy theo hướng
từ Đông sang Tây đổ về phía ranh giới huyện A Lưới và từ Nam sang Bắc đổ về
phía ranh giới huyện Hương Thủy. Trong khu vực có các đỉnh núi cao như Chà
nu, Núi Yếp, núi Ca Năng...Toàn khu vực thuộc thượng nguồn sông Hương, do
các sông lớn tạo thành như khe A vì, khe lạnh, khe Mụ Nú, khe A Kỳ, khe La
Ma...Với hệ thống khe suối chằn chịt,địa hình phân cắt phức tạp, nhiều thác
ghềnh. Độ dốc nơi cao nhất 350-400, độ dốc bình quân 150-250.
* Đất đai

Khu vực bao gồm các loại đất chủ yếu sau:
- Nhóm dạng đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá Granit.
- Nhóm dạng đất Feralit đỏ vàng, xám vàng phát triển trên các loại đá phiến
thạch sét và đá sét.
Nhìn chung các loại đất trên là các loại đất tốt thích hợp với nhiều loại cây
trồng, thuận lợi cho sản xuất đất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên do địa hình chia
cắt mạnh nên trong quá trình sản xuất cần chú trọng đến các giải pháp hạn chế
xói mòn, rửa trôi. Trên loại đất này phân bố chủ yếu kiểu rừng lá rộng thường
xanh theo các dông, đỉnh núi cao.
* Khí hậu
Toàn bộ diện tích của BQL rừng phòng hộ Nam Đông nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Do ảnh hưởng của dãy Trường Sơn nên lượng mưa trung
bình tương đối cao, trong năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ bình quân năm là 24,80C, nhiệt độ cao nhất là 38,40C
và nhiệt độ thấp nhất là 12,2 0C.Chế độ nhiệt rất phong phú đã hình thành nên
các kiểu thảm thực vật rừng phong phú với sự đa dạng cao về loài và phân bố
theo nhiều dạng địa hình
- Chế độ mưa: tổng lượng mưa trung bình năm là 3.600mm nhưng phân bố


không đồng đều. Mưa thường tập trung, cường độ mạnh vào tháng 10 và tháng
11, chiếm tỉ lệ 60-70% lượng mưa năm.
- Độ ẩm không khí bình quân năm 88%, độ ẩm không khí thấp nhất vào
những ngày có gió Tây Nam hoạt động, có thể xuống dưới 60%.
- Chế độ gió: khu vực có hai loại gió mùa chính:
+ Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Gió thổi
theo hướng Bắc hoặc Đông Bắc. Nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm cao, thường
kéo theo mưa phùn.
+ Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9, do bị chắn bởi dãy
Trường Sơn nên biến tính khô nóng, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp.

Khí hậu tại ban quản lý cũng như khí hậu của Huế nói chung mang đặc điểm
nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô.
Có thể nói tài nguyên khí hậu khá phong phú, có chế độ khí hậu thích hợp
với các loại cây trồng nhiệt đới. Các điều kiện sinh thái tại lâm phần hoàn toàn
đáp ứng nhu cầu sinh thái cơ bản của hầu hết các cây trồng nhiệt đới hàng năm
và lâu năm, cho phép cây sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên cũng có những
mặt hạn chế cần khắc phục, né tránh nhất là mùa khô hạn vào mùa khô từ tháng
6 đến tháng 9.
* Thủy văn
Tài nguyên nước và tài nguyên rừng có mối quan hệ chặt chẻ với nhau và
đều có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội chung của toàn tỉnh,
sự phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn ban quản lý rừng phòng hộ Nam
Đông.
Toàn bộ diện tích đất đai của Ban quản lý nằm trên thượng nguồn khu vực
sông Hương, có khe suối chằn chịt với nhiều khe suối ngắn và dốc nên lưu tốc
dòng chảy vào mùa lũ rất lớn.
Nhìn chung điều kiện khí hậu và thủy văn ở khu vực tương đối thuận lợi cho
sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tuy nhiên do chế độ mưa tập trung
theo mùa, số ngày mưa trong năm lớn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động sản xuất nhất là khâu khai thác rừng.
* Dân số và lao động
Tình hình phân bố dân cư của 3 xã trên địa bàn của BQL quản lý được
thể hiện qua bảng sau:


Bảng 4.3. Phân bố dân số của các xã
TT

Tên xã


Số hộ

Số khẩu

Nam

Nữ

1

Hương sơn

284

1.324

649

675

2

Thượng long

511

2.387

1.217


1.170

3

Thượng quảng

381

1.873

972

901

4

Tổng

5584

2838

2746

Trên địa bàn của Ban quản lý hầu như không có dân cư sinh sống. Ở vùng
ven có dân cư thuộc xã Hương Sơn, Thượng Long, Thượng Quảng. Toàn khu
vực có 1.176 hộ, với 5.584 nhân khẩu, phần lớn là đồng bào dân tộc Katu và
một số ít dân tộc khác như Kinh, Tà Ôi, Pa Cô, Pa Hy, Vân Kiều, Lao động
nông nghiệp chiếm tỷ trọng > 80%.

* Cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội
- Giao thông: đường bộ là phương tiện giao thông quan trọng nhất trong khu
vực với hơn 28km đường liên thôn liên xã được bê tông hóa. Hệ thống đường
vận xuất, vận chuyển lâm sản đầu tư qua các năm hiện có chiều dài khoản 60km,
đường lâm sinh 2km.
- Mạng lưới điện: toàn bộ các xã trong vùng dự án đã có điện lưới quốc gia,
số hộ sử dụng điện lên tới 97%.
- Y tế: mạng lưới y tế đã được chú trọng đầu tư, tuy cơ sở vật chất, dụng cụ,
cán bộ y tế còn thiếu nhưng phần nào đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh
và chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn. Trong vùng hiện có 01 bệnh
viện, 01 phòng khám đa khoa và 11 trạm y tế cơ sở.
- Giáo dục: hệ thống trường lớp trên địa bàn những năm gần đây đã có bước
phát triển mạnh, trong vùng hiện có 15 trường tiểu học và trung học cơ sở.
4.2.1.4. Hiện trạng rừng và đất rừng do BQL quản lý
Tổng diện tích tự nhiên của Ban quản lý là 15.295,5ha chiếm 36 % tổng diện
tích đất toàn huyện. Nằm trên địa bàn của 3 xã bao gồm tất cả 15 tiểu khu. Được
phân loại theo chức năng sản xuất và phòng hộ.
Tổng diện tích tự nhiên của Ban quản lý là 15.295,5ha, trong đó:
-Diện tích đất có rừng 13.746,6 ha, chiếm 98,9 %
+ Rừng tự nhiên: 13.363,4 ha.
+ Rừng trồng: 383,2 haha.


- Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng 1420,5 ha chiếm tỷ lệ 9,3% chủ yếu là
đất trống có cây gỗ mọc rãi rác (Ib,Ic). Thảm thực vật đặt trưng gồm cây bụi, dây
leo phát triển mạnh và còn sót lại một số cây cao to phẩm chất xấu của nền rừng cũ
và được hình thành do đốt nương làm rẫy, hậu quả của chiến tranh tàn phá...
Đây là diện tích đưa vào phát triển rừng trồng ở những nơi thuận tiện; nuôi
dưỡng, khoanh nuôi và làm giàu rừng ở nhưng nơi xa xôi, điều kiện khó khăn
phức tạp, nhằm nâng cao diện tích và chất lượng rừng, đem lại hiệu quả đồng

thời về mặt kinh tế cũng như khả năng phòng hộ đầu nguồn.
-Diện tích đất khác 128,4ha chiếm tỷ lệ 0,8%
* Với đất rừng tự nhiên
Ngoài việc quản lý bảo vệ đất lâm nghiệp có rừng phòng hộ thực hiện nhiệm
vụ công ích do ngân sách nhà nước chi trả hàng năm thì việc sử dụng đối tượng
rừng này hầu như không có. Đối với đất lâm nghiệp là rừng trồng đây cũng là cơ
sở tạo nguồn thu chính của ban quản lý. Tuy nhiên mục tiêu kinh tế trong sử
dụng tài nguyên này chưa đạt được, rừng khai thác hàng năm không xuất phát từ
giá cả thị trường mà xuất phát từ chỉ tiêu giao hàng năm.Bên cạnh đó với đặc
thù của cây rừng đối với rùng tự nhiên có chu kì khai thác dài nên việc xác định
lượng tăng trưởng cho từng năm là chưa xác định được. Chính vì thê việc xác
định hiệu quả sử dụng đất đối với rừng tự nhiên là rất khó. Hiện nay Ban quản lý
chỉ chú trọng đến công tác khoanh nuôi, nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh rừng tự
nhiên trên diện tích rừng bị khai phá trái phép đã được xử lý và diện tích rừng
khai thác hàng năm..
* Với đất rừng trồng
Ý tưởng trồng rừng vì phát triển kinh tế xã hội và môi trường cũng nhanh
xuất hiện và bước đầu đã thực hiện trên một số diện tích phá rừng trái phép với
việc quản lý là cán bộ quản lý bảo vệ rừng của ban quản lý. Loài cây chủ yếu là
cây rừng có chu kì khai thác ngắn như keo lá tràm, keo tai tượng, Keo lai. Loài
keo được chọn trồng phổ biến do tính dễ thích nghi, thuận lợi trong vận chuyển
giống cũng như tỷ lệ sống cao và dễ thành rừng.

Bảng 4.4. Diện tích rừng và đất rừng của ban quản lý


TT
1

Tên xã

Hương Sơn

2

Thượng Quảng

3
Thượng Long

Tiểu khu

Diện tích

378

1.423,1

PH,SX

379

1.177,0

PH,SX

392

442,0

PH


393

1.469,0

PH,SX

394

1.552,0

PH,SX

396

1.763,0

PH

398

1.048,0

PH

399

935,0

SX


400

1.083,0

SX

401

694,0

PH,SX

402

1.381,0

PH

403

384,0

PH,SX

407

701,8

SX


408

554,6

SX

409

688,0

PH

Tổng

Phân loại rừng

15.295,5

* Diện tích và trữ lượng các loại rừng
- Rừng tự nhiên:
Phần lớn diện tích của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông được bao phủ
bởi các kiểu rừng hỗn loài thường xanh không đều tuổi, do chịu tác động ở các
mức độ khác nhau nên đã hình thành các kiễu rừng thứ sinh và đây là các kiểu
rừng ưu thế.
+ Rừng giàu:
Là kiểu rừng ít bị tác động, cấu trúc của rừng không thay đổi nhiều, kết cấu
của rừng có từ 2-3 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và một tầng thảm tươi. Đặc điểm
của trạng thái rừng giàu là trữ lượng lớn, thành phần thực vật phong phú đa
dạng, có nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao như Kiền, Chò, Trám Chủa, Dầu,

Dỗi...Độ tàn che 0,6-0,8. Mật độ cây tái sinh 3.600 cây/ha.
Diện tích rừng giàu của ban quản lý là 1.530,6ha chiếm tỷ lệ 10% tổng diện
tích tự nhiên, được phân bố chủ yếu trên những sườn dông, có độ dốc trung bình


×