KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN
| 12/2019
DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT MƯA ĐỎ
CỦA CHU LAI NHÌN TỪ BIỂU TƯỢNG
LƯU BẢO NGỌC*, PHẠM LÊ HUỲNH ANH
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
*
Email:
Tóm tắt: Biểu tượng nghệ thuật ln chiếm một vị trí quan trọng trong nghiên cứu
văn học. Nó giúp người đọc dễ dàng tiếp cận với tác phẩm, dễ dàng nắm bắt thế giới
nghệ thuật của nhà văn, và tất nhiên cũng sẽ dễ dàng hiểu một cách hoàn chỉnh nhất
về thông điệp mà tác giả muốn gửi đến. Dựa trên cơ sở lý thuyết diễn ngôn và lý
thuyết biểu tượng, bài báo bước đầu khảo sát và đưa ra một số hướng nghĩa biểu
trưng của biểu tượng “mưa đỏ”, “dòng sơng”, “cái chết” và “bóng đêm” trong tiểu
thuyết Mưa đỏ của Chu Lai. Những hướng nghĩa biểu trưng này phần nào thể hiện
rõ nét cuộc chiến tranh của dân tộc qua cách nhìn của nhà văn, đồng thời thể hiện sự
sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ trong việc sử dụng biểu tượng để biểu đạt ý nghĩa
trong tác phẩm văn học của mình.
Từ khóa: Diễn ngơn, biểu tượng, mưa đỏ, dịng sơng, cái chết, bóng đêm.
1. MỞ ĐẦU
Nghiên cứu về diễn ngôn từ lâu đã trở thành đề tài hấp dẫn được nhiều nhà khoa học thế
giới quan tâm. Ở Việt Nam, từ những năm 60 của thế kỷ XX, sự chuyển biến trong đời sống xã
hội, văn hóa thẩm mỹ, cùng những thay đổi nhất định trong định hướng văn học đã ảnh hưởng
ít nhiều đến sự dịch chuyển và vận hành của diễn ngôn tiểu thuyết. Tinh thần đổi mới đã tạo
được nguồn cảm hứng dạt dào, khơi gợi sự thức tỉnh của cái tôi nhà văn, truy tìm, suy vấn
những cái mới trong sáng tạo nghệ thuật khi nói về đề tài lịch sử. Nghiên cứu diễn ngơn từ góc
nhìn biểu tượng là một hướng đi mới, góp phần vào việc tìm hiểu, lí giải cách nhìn, cách hiểu,
quan niệm của tác giả về các biểu tượng, cũng như lịch sử của dân tộc.
2. NỘI DUNG
2.1. Giới thuyết về diễn ngôn lịch sử và biểu tượng trong văn học
2.1.1. Diễn ngôn lịch sử
Diễn ngôn lịch sử mang một ý nghĩa quan trọng không chỉ với hành trình sáng tạo của
nhà văn mà cịn chi phối tâm thế thưởng thức của độc giả. Lịch sử được cấu trúc như một diễn
ngôn, nhà văn cần hơn bao giờ hết trí tưởng tượng và những thao tác “có tính nghệ thuật” trong
khi phục hiện lịch sử.
Lịch sử là sự diễn giải, là cách hình dung, là lối tự sự - diễn ngôn về lịch sử của chủ thể.
Từ thực tiễn tiểu thuyết lịch sử sau 1986, chúng ta thấy có sự chuyển dịch mạnh mẽ của hình
thái diễn ngơn so với giai đoạn trước đó: từ diễn ngơn mang tính khẳng định, chiêm bái, ngưỡng
vọng sang diễn ngơn mang tính giả định, phân tích, luận giải, giải thiêng; từ diễn ngơn dân tộc,
đạo lí, giai cấp sang diễn ngôn đời tư, thế sự, nhân văn; từ diễn ngôn lịch sử - đấu tranh sang
diễn ngôn lịch sử - văn hóa phong tục. Chủ thể diễn ngơn cũng có sự thay đổi từ vị thế con
người, chủ nhân của lịch sử đến con người, nạn nhân nhỏ bé mang bi kịch và hệ lụy lịch sử; từ
vị thế con người bị giới hạn bởi kinh nghiệm cộng đồng đến con người thụ hưởng, đối thoại,
đánh giá lại lịch sử bằng điểm nhìn và suy tư cá nhân.
25
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HNKH 2019
2.1.2. Biểu tượng trong văn học
Trong văn học, khái niệm biểu tượng cũng được xem xét từ nhiều khía cạnh, nhưng chủ
yếu ở giá trị khái quát, tượng trưng. Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa về biểu tượng như
sau: Trong nghĩa rộng, biểu tượng thể hiện đặc trưng “phản ánh cuộc sống bằng hình tượng
của văn học nghệ thuật” [5, tr.27]. Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù,
phản ánh cả thế giới khách quan theo những nguyên tắc, phương thức, phương tiện riêng. Hình
tượng - phương tiện phản ánh đời sống của văn học nghệ thuật vừa là sự tái hiện thế giới, đồng
thời cũng là hiện tượng đầy tính ước lệ. Các tác giả đã lý giải: “Bằng hình tượng, nghệ thuật
sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tượng” [5, tr.27]. Như vậy, trong nghĩa rộng,
khái niệm biểu tượng gần gũi với tính ước lệ trong văn học nghệ thuật.
Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là “một phương thức chuyển nghĩa của lời nói,... có quan hệ
gần gũi với ẩn dụ và hốn dụ” [5, tr.27], nó có khả năng truyền cảm lớn, gợi ra nhiều ý nghĩa
cho người đọc, đồng thời nó cũng thể hiện quan niệm, tư tưởng hay một triết lí sâu xa nào đó
của nhà văn, gửi gắm trong tác phẩm. Như vậy, biểu tượng văn học là các biểu tượng nghệ thuật
cấu tạo lại thơng qua tín hiệu ngơn ngữ trong văn học. Do đó, vai trị trước hết của biểu tượng
là thể hiện tư tưởng, tình cảm cá nhân của tác giả, diễn đạt những nội dung tiềm ẩn trong tâm
hồn. Nhà văn thường dụng công xây dựng những biểu tượng thẩm mỹ để tăng cường giá trị
biểu đạt và chiều sâu ý nghĩa cho tác phẩm.
Trong tiểu thuyết Mưa đỏ, Chu Lai đã sử dụng rất nhiều biểu tượng với những ý nghĩa
sâu sắc khác nhau và chúng tôi nhận thấy rằng trong tác phẩm này xuất hiện bốn biểu tượng
chủ yếu đó là biểu tượng “mưa đỏ”, “dịng sơng”, “cái chết” và “bóng đêm”. Từ các khái niệm,
cách hiểu về biểu tượng, chúng tơi đi vào tìm hiểu ý nghĩa của các biểu tượng đối với việc kiến
tạo diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Mưa đỏ của Chu Lai.
2.2. Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Mưa đỏ của Chu lai nhìn từ biểu tượng
2.2.1. Biểu tượng “mưa đỏ”
Trong tác phẩm của mình, Chu Lai khơng để cho biểu tượng “mưa đỏ” xuất hiện trực tiếp
mà để nó tự hình thành dựa trên biến thể của biểu tượng mưa kết hợp với sự khốc liệt của không
gian lịch sử Thành cổ và dịng sơng Thạch Hãn. Mãi cho đến gần cuối tác phẩm, nhà văn mới
để cho biểu tượng ấy dần dần xuất hiện và xuất hiện một cách thật kinh hoàng: “Những hạt
mưa đang biến thành màu đỏ. Mưa đỏ. Mưa máu...” [1, tr.326]. “Mưa đỏ” là hình ảnh tượng
trưng cho máu xương của dân tộc, là tổn thất mà khơng có thứ gì có thể gây dựng lại. Cùng với
lòng chảo Điện Biên trong kháng chiến chống Pháp, Thành cổ Quảng Trị cũng được ví như là
cỗ máy xay thịt người thứ hai. Ở đây, có biết bao con người đã ngã xuống vì sự độc lập, tự do
của dân tộc. Họ đều là những người con của Tổ quốc đã hiến thân mình, đã khơng ngại khó
khăn gian khổ mà đương đầu với mưa bom, bão đạn. Để rồi khi nằm xuống, máu xương của họ
ở lại với lòng đất mẹ bao dung. “Trời vẫn mưa... Những giọt mưa cũng đỏ như giọt máu. Cả
dòng sơng hịa máu. Máu dâng ngang trời.” [1, tr.214]. Màu đỏ của máu hịa vào nước mưa
tạo nên một khơng gian kinh rợn, máu trên bờ và máu trên sông lênh láng đã tác động mạnh mẽ
đến các giác quan của người đọc, cho thấy những tổn thất của cả hai bên chiến tuyến trong
chiến dịch 81 ngày đêm.
Biểu tượng “mưa đỏ” cịn nói lên hiện thực chiến tranh tàn khốc. Mưa khiến cho chiến
trường trở nên khốc liệt hơn bởi những hố bom hồ nước. Sự dữ dội của mùa mưa đã khiến cho
những căn hầm phải ngập chìm trong nước, khiến cho tiểu đội của Tạ phải thay nhau nằm trên
tấm sạp chẳng phải là rộng rãi gì. Mưa đổ xuống những xác chết làm cho không gian khơng
những tanh nồng mùi máu mà cịn khiến cho chiến sĩ kinh hồn vì khắp nơi đều lênh láng màu
26
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN
| 12/2019
đỏ. Phải chiến đấu trong những ngày nắng đã khốn khổ đến nhường nào huống gì bây giờ lại
cịn thêm cả những trận mưa, “những giọt mưa ấy đã đẩy con người ở nơi đây vào một hồn
cảnh cay nghiệt khác khơng lường trước được.” [1, tr.212]. Qua bàn tay sáng tạo của Chu Lai,
mưa lại trở thành một biểu tượng mới - biểu tượng khủng khiếp của chiến tranh.
2.2.2. Biểu tượng “dịng sơng”
Trong Mưa đỏ, biểu tượng “dịng sơng” xuất hiện 145 lần dưới các tên gọi và biến thể
khác nhau như: dịng nước, cột nước, quầng nước, sóng nước, mép sơng, bìa sơng, bến nước,
đáy sơng, mặt nước,... Các biến thể ấy nhằm bổ sung sắc thái ý nghĩa cho biểu tượng, làm cho
biểu tượng hiện ra chân thực, rõ nét.
Đầu tiên, biểu tượng “dịng sơng” là chứng nhân lịch sử. Chu Lai đã đặt “dịng sơng” của
mình trong sự kiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ năm 1972. Và dịng sơng ấy chính là dịng sơng
Thạch Hãn (Quảng Trị) nằm giữa Thành cổ với bên kia hậu phương. Nó đã chứng kiến sự đổi
thay của lịch sử, những khổ đau mà nhân dân ta phải gánh chịu trong những cuộc chiến tranh.
Dịng sơng - nạn nhân của chiến tranh tàn khốc. Trong Mưa đỏ, dịng sơng Thạch Hãn
ln nằm trong tầm ngắm của địch, bởi đây là mạch máu giao thơng cốt yếu của ta. Chính vì
vậy mà nó ln phải chịu những trận mưa bom dữ dội, những trận pháo “nổ dựng đáy sông”,
pháo “bắt đầu dựng cột nước giữa dịng... Cả khúc sơng quặn xiết... máu, máu và chỉ thấy
máu...” [1, tr.106]. Khơng có ngày nào dịng sơng được n bình, nó ln phải quằn quại chịu
đựng những màn bom, trận pháo dội thẳng vào thân mình. Hình ảnh ấy khiến cho nhà văn Chu
Lai phải băn khoăn suy nghĩ để tìm từ diễn tả cho thích hợp “dịng sơng lửa? khơng, chỉ đúng
phần nào. Dịng sơng chết? Cũng chưa chính xác. Có lẽ ba tiếng Dịng sơng máu mới nói lên
đầy đủ được cái hình hài quặn đau kinh hồng của nó” [1, tr.184]. Tất cả đều cho thấy rằng,
trong chiến tranh, khơng chỉ có con người phải chịu đau thương, mất mát mà thiên nhiên cũng
phải chịu cảnh tan hoang, khói bụi.
Ngồi ra, dịng sơng trong tiểu thuyết Mưa đỏ cịn ẩn chứa một ý nghĩa triết lí, chiêm
nghiệm khác, đó là dịng chảy vô thường của đời sống với vô vàn những thăng trầm, những đổi
thay bởi vì hơn bất kì một sự vật nào, dịng sơng là thứ khơng ngừng chảy trơi, dịng sơng là
biểu tượng cho dịng đời. Lịch sử của đất nước cũng như dịng chảy của con sơng, nó luôn luôn
vận động và biến đổi không ngừng để ứng phó với những gì xảy ra quanh nó. Và lịch sử Việt
Nam cũng vậy, khi đế quốc Mỹ thực hiện chiến tranh thâu tóm miền Nam, nhân dân ta trên
dưới một lịng quyết tâm chống Mỹ cứu nước, điều đó đồng nghĩa phải tạm gác lại những công
việc hàng ngày để tâp trung cho chiến trường miền Nam ruột thịt. Đó là một sự đổi thay quan
trọng. Khi chiến tranh qua đi, lịch sử cũng không được phép dừng lại, nó phải tiếp tục phát triển
để vươn mình khỏi mất mát mà chiến tranh để lại, phải nỗ lực để đưa đất nước ra khỏi khó khăn,
đói nghèo, xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh hơn nữa để sánh vai với các cường quốc
năm châu.
Trong Mưa đỏ, dịng sơng còn mang một quyền năng thần thánh. Là một biến thể của cổ
mẫu biểu tượng nước, sông vừa là nguồn sống đồng thời cũng là sự chết chóc. Sơng có thể đem
lại nhiều lợi ích cho con người nhưng có thể nuốt chửng tất cả hoặc có thể nói rằng, chở thuyền
đi hay nhấn chìm nó. Trong tiểu thuyết Mưa đỏ, biểu tượng dịng sơng cũng mang tính hai mặt.
Sơng với ý nghĩa là nguồn sống đã trở thành mạch máu giao thông, là con đường tải quân, tải
đạn phục vụ cho kháng chiến: “những đồn qn xi sơng, ngang sơng bằng đủ các loại
phương tiện” [1, tr.70]. Dịng sơng dường như đã hịa mình vào dịng chảy của cuộc chiến, đã
góp một phần cơng sức của mình để giành lại độc lập cho dân tộc.
27
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HNKH 2019
Nhưng dịng sơng cũng mang trong mình sự nguy hiểm bí ẩn, nó chất chứa những hiểm
họa mà con người khơng thể ngờ tới. Chính dịng sơng đã cuốn đi biết bao nhiêu chiến sĩ những con người quên mình vì cuộc chiến. Và cũng chính dịng sơng ấy đã “tràn qua khuôn
mặt, tràn qua đôi mắt, tràn qua ... tràn qua ...” [1, tr.211] khiến cho Tú - thành viên nhỏ tuổi
nhất của tiểu đội ra đi mãi mãi, chỉ để lại sự tiếc thương cho đồng đội. Điều đó cho chúng ta
thấy rằng, con người quá nhỏ bé trong lịng mẹ thiên nhiên.
Dịng sơng ngăn cách tiền tuyến - hậu phương. Sơng với các đặc tính dài, rộng, sâu… tạo
sự ngăn cách tự nhiên giữa đôi bờ, giữa hai vùng địa lí. Do đó, sơng mang ý nghĩa biểu trưng
cho ranh giới, sự cách trở. Đó là sự cách trở giữa Thành cổ với bên kia hậu phương, khiến
Cường và Hồng phải ngậm ngùi chia tay nhau vì nhiệm vụ còn dang dở, đất nước còn đang lâm
nguy. Tuy nhiên, sự ngăn cách ấy khơng làm giảm đi tình u của hai người mà đó cịn là động
lực để hai người chiến đấu đến cùng.
2.2.3. Biểu tượng “cái chết”
Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học), chết là mất khả năng sống, khơng cịn biểu
hiện của sự sống. Cái chết nói chung xưa nay vẫn là mối kinh hồng, là nỗi sợ chính của con
người. Bởi vậy trong văn chương, một cách trực tiếp hay gián tiếp, người ta vẫn viết nhiều về
cái chết với những biểu hiện đa dạng, phong phú. Trong Mưa đỏ, để người đọc có thể hiểu sâu
hơn về cái gọi là tiềm thức bên trong của con người đang phải chịu “vết thương” do chiến tranh
mang lại, Chu Lai đã để cho biểu tượng “cái chết” xuất hiện trên dưới 83 lần với nhiều biến thể
như: chết, hy sinh, đi, thương vong,... Mỗi lần xuất hiện nó lại mang những nét nghĩa riêng,
khiến người đọc phải suy ngẫm.
“Cái chết” là hiện thực tàn khốc của chiến tranh. Đến với Mưa đỏ, ta sẽ được cảm nhận
rõ hơn về “cái chết”. Dù là phe ta hay phe địch đều phải chịu những tổn thất mất mát về con
người. Trong cuộc chiến 81 ngày đêm, khơng có ngày nào là khơng có người chết hay bị thương,
ngày nào cũng thấy cảnh “thân xác người trộn vào nhau, tung lên, rơi xuống, lập lờ” [1, tr.106]
hay “xác chết rải quanh, có cái xác cũng ngún lửa” [1, tr.289]. Bằng những hình ảnh về “cái
chết”, nhà văn Chu Lai đã cho chúng ta thấy rõ hiện thực khốc liệt của chiến tranh, cái hiện
thực mà không ai muốn nhắc đến “mỗi ngày hy sinh một đại đội đủ” [1, tr.217]. Để cho chúng
ta sâu sắc hơn về nỗi đau mất mát, Chu Lai còn để cái chết đến với những nhân vật của mình,
những nhân vật mang tên. Đó là cái chết của Thanh khi bị địch bắn nát ngực, cái chết của Tú
trên dịng sơng tải thương, cái chết của Tạ, Hải, Sen, Bình, thủ trưởng Thành và cái chết của cả
Cường và Quang, hai con người ở hai bên bờ chiến tuyến. Dù là cái chết vô danh hay hữu danh,
dù ở bên này hay bên kia, đều khiến cho chúng ta phải ngậm ngùi, thương xót. Bởi nếu khơng
có chiến tranh thì bây giờ, có lẽ họ đã được sống một cuộc sống yên bình, khơng khói đạn,
khơng máu lửa.
“Cái chết” ln là sự ám ảnh của mỗi người, nhất là trong chiến tranh. Ở Mưa đỏ các
nhân vật dù là ở bên này hay bên kia chiến tuyến đều luôn nhắc về cái chết với những ám ảnh
riêng. Cái chết sẽ không trừa một ai và nó sẽ đến đưa họ đi bất cứ lúc nào. Và ai trong số họ
cũng đều đã từng sợ hãi trước cái chết. Cường, một người chiến sĩ dũng cảm nhưng vẫn sợ hãi
mà nói trong thư với mẹ rằng “anh hùng cũng sợ chết, thậm chí là sợ chết nhất” [1, tr.151].
Hay khi tên trung úy Phan Thái hỏi Hải rằng có sợ chết khơng thì Hải cũng thẳng thắn trả lời
“là người, sao lại không sợ chết” [1, tr.296]. Và cái chết cũng ám ảnh lên cả Sen, người ln
hành động dứt khốt khi đối đầu với địch nhưng trước hình ảnh cái xác của bạn mình bị bom
đạn hất trung lên trời anh bỗng trở nên điên loạn, khơng cịn là người tiểu đội phó chính trực,
gương mẫu như xưa mà trở thành một “con bệnh” ru rú trong góc hầm. Điều đó chứng tỏ, ám
ảnh với cái chết chính là bản năng trong mỗi con người, vượt qua nó hay khơng là tùy vào bản
lĩnh của từng cá nhân.
28
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN
| 12/2019
“Cái chết” - Nỗi lo sợ cho người thân. Phải kể đến đầu tiên, chắc chắn là nỗi lo của những
người mẹ, đó là mẹ Cường và mẹ Quang, hai người phụ nữ, tuy ở hai vùng miền, hai cách sống
và đặc biệt là hai chiến tuyến nhưng ở trong họ luôn có chung một nỗi lo về những người con
của mình, lo rằng con mình sẽ chết trong chiến trường ác liệt.
Trong chiến tranh, ln có hình ảnh những cơ gái lo sợ người u của mình sẽ khơng bao
giờ trở về. Và ở Mưa đỏ cũng vậy, khi Cường tạm biệt Hồng để trở về với chiến trường Thành
cổ, Hồng đã thoảng thốt mà bảo với Cường rằng: “Em không cho anh chết đâu... Anh không
được chết... Anh phải trở lại bên này sơng với em...” [1, tr.233]. Đó dường như cũng là nỗi lo
chung của những người con gái có người yêu nơi chiến trường.
Hay là Tấn, người em út của tiểu đội, khi nhìn thấy Cường và Bình bị bom hất tung khỏi
hầm, Tấn hoảng loạng, sợ hãi gọi “Anh Cường ơi... Anh Cường ơi! Tỉnh dậy đi... Anh Bình... Anh
Bình ơi! Em khơng cho anh chết đâu... Chúng mình chỉ cịn có ba anh em...” [1, tr.324]. Điều đó
cho thấy, ở cái nơi chết chóc ấy vẫn nở ra một thứ tình cảm keo sơn khó đứt, tình đồng đội.
Biểu tượng “cái chết” cịn có ý nghĩa như một điều hiển nhiên. Có lẽ đã từng trải qua
nhiều cuộc chiến nên đối với Tạ, cái chết không cịn đáng sợ, đối với anh cái chết có thể ập đến
lúc nào nên anh vui vẻ tiếp nhận nó. Suy nghĩ ấy thể hiện những lúc anh trò chuyện với đồng
đội, với những người em của mình. Khi biết Hải gù là một học sinh giỏi văn, Tạ đã nói với Hải
rằng: “Viết đi, viết lại tất cả những gì sắp trải qua, viết rõ thật vào,... nếu có chết, con cháu
mấy đứa cịn có cái để đọc, để hiểu cha anh chúng đã đánh nhau như thế nào.” [1, tr.42]. Lời
nói ấy giường như là né tránh đi sự khốc liệt của chiến tranh nhưng đồng thời một phần cũng
là khích lệ đồng đội khơng được bi quan trong cái trận chiến ác liệt này. Và khi cảm thấy mình
sẽ ra đi trong trận đánh này, Tạ vội vã viết thư cho vợ, rằng: “Anh sắp đi đây. Lần này chắc
anh sẽ đi xa mãi mãi. Vậy là anh khơng có dịp được gặp em và con nữa rồi.” [1, tr.277]. Càng
đi sâu vào cuộc chiến, con người ta dường như đã quen, đã chịu đựng được sự mất mát nên khi
đến gần với cái chết, họ lại dễ dàng chấp nhận nó. Hải cũng vậy, khi bị tên tốn phó dụ dỗ đầu
hàng, Hải đã cất lên giọng nói rắn rỏi trong loa phát thanh rằng: “Cường ơi! Bình ơi! Tấn ơi!
Các đồng chí ơi!... Tơi đi đây, các bạn ở lại hãy nắm chắc tay súng!... Chiến thắng cuối cùng
sẽ thuộc về chúng ta, những người lính bảo vệ Thành cổ. Vĩnh biệt...” [1, tr.311]. Cái chết của
Hải đã chứng minh cho sự can trường, dũng cảm, dám đối đầu với địch để bảo vệ danh dự, tự
do cho Tổ quốc.
Biểu tượng “cái chết” trong tiểu thuyết Mưa đỏ còn là “cái chết” mang tầm quan trọng
của lịch sử, đóng vai trị quan trọng góp phần vào chiến thắng của cuộc chiến. Đó là cái chết
của anh lính thơng tin khi đang làm nhiệm vụ nối lại đường dây liên lạc cho khu Thành cổ.
Giữa cái khung cảnh bom đạn ác liệt và dòng chảy dữ dội, anh lính phải băng qua biết bao cái
thây người, bị đánh văng ra, chìm nghỉm nhiều lần để tìm đầu giây bị đứt từ phía bên kia. “Tìm
được, sợ tuột nữa, khơng cịn cách nào khác, anh quyết định đưa hai đầu dây vào giữa hai hàm
răng, nghiến chặt để tạo sự liền mạch, thành mối nối qua thân thể... Một trái pháo nổ gần, toàn
thân anh tung lên, dập xuống nhưng răng vẫn không rời mối dây” [1, tr.186]. Nhờ sự hy sinh
quên thân mình của anh mà đầu dây liên lạc được nối lại, chỉ thị của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp về với tiểu đội của Cường. Đó là một chỉ thị hết sức quan trọng, “rất có thể đêm nay
chúng sẽ cho thám kích luồn vào cắm cờ,... nếu cắm được cờ nó sẽ có thể rùm beng với thế giới
rằng Thành cổ đã thuộc về chúng.” [1, tr.190]. Có thể thấy, chỉ thị ấy mang tính quyết định
của cả một dân tộc, chỉ thị ấy nếu thành công sẽ tạo thế trên bàn đàm phán ngoại giao ở Paris
và chỉ thị ấy cũng sẽ tạo đà thúc đẩy cuộc chiến tranh đi đến hồi kết. Vậy, nếu khơng có cái
“cái chết” của anh lính thơng tin thì liệu rằng đường dây liên lạc có được nối và chỉ thị ngăn
chặn thám kích vào cắm cờ có được truyền về cho tiểu đội của Tạ, Cường, Sen, ...
29
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HNKH 2019
Với sự hiểu biết, kinh nghiệm, quan điểm của mình, Chu Lai đã biến những “cái chết” trở
thành biểu tượng riêng trong tác phẩm. Bằng biểu tượng “cái chết”, nhà văn muốn cho người
đọc thấy được rõ nét hơn về chiến tranh, về những điều mà trong lịch sử không nhắc đến. Đồng
thời, qua đó ơng cũng cất lên tiếng nói tố cáo chiến tranh, tố cáo sự hủy diệt đang cướp đi sự
sống của những người vô tội.
2.2.4. Biểu tượng “bóng đêm”
Trong văn hố Việt Nam, tiếp nối ý thức bóng đêm của nền văn hố phương Đơng, đêm
là khơng gian và thời gian của cô đơn và nỗi buồn rầu. Văn học hiện đại sử dụng bóng đêm để
tăng chiều sâu vô thức, khám phá cõi nội tâm thầm kín của con người. Điều này xuất phát từ
tính dân chủ của nền văn học và khuynh hướng thể hiện mới của các cây bút say mê cách tân,
dưới sự ảnh hưởng của nền tiểu thuyết phương Tây.
Di chuyển bóng đêm từ bình diện văn hố sang bình diện chủ thể, nhà văn đã gia công và
tái tạo lại một số nét nghĩa, phục vụ cho ý đồ nghệ thuật và việc xây dựng hình tượng nghệ
thuật. Đến với Mưa đỏ, Chu Lai đã để cho biểu tượng “bóng đêm” xuất hiện 68 lần và nó cũng
trở thành một tín hiệu thẩm mĩ chứa đựng nhiều thơng điệp q giá.
Bóng đêm trong Mưa đỏ là bóng đêm của hiện thực chiến tranh tàn khốc. Chiến tranh đã
biến cái nghịch lí thành điều hiển nhiên và cần thiết. Khi đã bước vào cuộc chiến, con người ta
phải chấp nhận một quy luật rằng: khơng có thời gian cố định. Thực tế chiến tranh đã cho thấy,
mọi hoạt động quân sự phải chuyển về đêm để tránh sự quan sát và công phá của địch. Và trong
Mưa đỏ cũng vậy, đại đội của Cường luôn phải nhận những nhiệm vụ trong đêm: “Lệnh cho
đại đội ta đêm nay phải tiêu diệt được ban chỉ huy tiểu đoàn biệt động” [1, tr.338] hay “đêm
nay tất cả sẽ rút sang bên kia sông” [1, tr.338]. Đêm là lúc thích hợp nhất, là lúc mà địch thường
lơ là cảnh giác, chính vì vậy mà đêm là lúc bộ đội ta hành quân, cả “đội hình xuyên vào trời
đêm” [1, tr.268], “Nửa đêm rồi. Trước cửa hầm cả tiểu đội đang đứng thành hàng” [1, tr.196].
Nhưng đêm ln có những giới hạn khơng ai có thể phá vỡ đó chính là bóng tối. Các chiến sĩ
phải hoạt động trong đêm khi mà bầu trời chỉ là một màn đen tăm tối, và khơng có thứ ánh sáng
nào có thể dẫn lối cho qn ta ngồi ánh sáng của lí tưởng và sự dũng cảm. “Họ nương vào
bóng tối dày đặc thận trọng luồn qua khúc tường thành... bị ra đường cái... Thân thể họ nhịa
chìm vào cây cỏ, vào trời đêm, vào đất đai ẩm ướt” [1, tr.269]. Chiến tranh thật khắc nghiệt,
thật khiến con người ta dễ bỏ cuộc, trốn chạy nhưng những người lính của chúng ta lại vượt
qua được điều đó. Có thể nói, họ là những người con dũng cảm của đất nước, những người con
đã quên mình để bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc.
Biểu tượng “bóng đêm” cịn góp phần thể hiện nội tâm thầm kín của con người trong
chiến tranh. Đêm là lúc tĩnh lặng nhất và đó cũng là thời gian khiến con người tĩnh lặng, quên
đi những cảnh máu me, chết chóc trên chiến trường. Và đó cũng là khi họ trở về với con người
bản năng, con người riêng của họ. Cường là sinh viên trường âm nhạc, cho nên anh rất nhạy
cảm với âm thanh. Đêm là lúc anh thỏa sức sáng tác, hịa mình vào những nốt nhạc bay bổng.
Nhưng từ khi bước vào chiến trường, vì nghe quá nhiều tiếng ồn của bom đạn, chứng kiến hết
người này đến người kia ngã xuống nên về đêm, Cường dường như mơ hồ nghe được những
âm thanh kì lạ “như một thanh âm bi thương và thao thiết nào đó khe khẽ vẳng lên, lan tỏa rồi
thu lại lặn sâu, rất sâu vào trong người như một góc để dành, góc cất giữ những điều tinh lọc
nhất để chờ dịp trào ra ...” [1, tr.278]. Có lẽ vì q ám ảnh bởi những cái chết từ cả hai bên bờ
chiến tuyến, những cái chết đều cùng chung dòng máu Việt Nam cho nên về đêm Cường mới
nghe được những âm thanh kì lạ ấy, những âm thanh mà cậu cất giữ trong người.
Bình, chàng sinh viên mĩ thuật, từ khi qua lại với người đàn bà “giàu có và hoang dâm”
anh bắt đầu thấy sợ “sự quản lý như cai ngục quản lý phạm nhân, sợ sự ham muốn không biết
30
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN
| 12/2019
thế nào là đủ, sợ mùi da thịt, sợ tiếng rên như con thú bị thương của bà, sợ hết”. Và căn bệnh
mất ngủ của anh xuất hiện từ những đêm “truy hoan mang tính tra tấn ấy” [1, tr.158]. Điều ấy
ảm ảnh đến anh ngay cả khi anh chia tay người đàn bà và bước vào cuộc chiến. Dường như
Bình chỉ muốn lấy cái cớ nhập ngũ để quên đi người đàn bà đó nhưng có lẽ sức ám ảnh quá sâu
nên đêm đêm anh vẫn không sao ngủ được bởi hình ảnh người đàn bà cứ quẩn quanh.
Mẹ Cường - người phụ nữ rắn rỏi, mạnh mẽ, dù mang trong mình một nỗi lo về người con
trai duy nhất cịn sống sót nhưng bà vẫn bỏ qua một bên để hồn thành cơng việc của mình, một
cơng việc ngoại giao có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của dân tộc. Dù khối lượng cơng việc
có nhiều, có căng thẳng đến mấy thì đến đêm người mẹ vẫn khơng thơi nhớ về con, và khi cả
thành Paris chìm trong giấc ngủ thì bà mới “có dịp rảnh rang để nghĩ đến con”, “mẹ cũng đang
nghĩ về con đây. Mẹ biết con và bạn bè con ở đó đang gian khổ lắm, giá như khơng có hội nghị
này mẹ cũng đã xin vào đó với con rồi. Vào đó mẹ có thể nấu cơm, giặt giũ, băng bó... làm gì
cũng được miễn là được ở gần con, được chăm sóc con.” [1, tr.280]. Vì thế mà khơng thiếu những
đêm “người mẹ cũng không ngủ”. Người mẹ nào cũng vậy, khi người con u thương của mình
cịn ở chơn chiến trường ngày nào thì ngày ấy người mẹ vẫn lo lắng khơng ngi.
Biểu tượng “bóng đêm” là cách mà Chu Lai lí giải cho người đọc hiểu hơn về đời sống
nội tâm của nhân vật, những góc khuất mà ít ai nhắc đến của những con người ngày đêm vùi
mình vào bom đạn, vùi mình vào cuộc chiến. Đồng thời qua đó, tác giả cũng cho thấy được
những cảm nhận của mình về chiến tranh, về những khó khăn mà người lính phải vượt qua.
3. KẾT LUẬN
Biểu tượng là một dạng kí hiệu đặc biệt, siêu ngôn ngữ ẩn chứa những tầng ý nghĩa phong
phú, muôn màu về cuộc sống xung quanh. Con người khơng thể tách mình ra khỏi thế giới ấy.
Vì thế biểu tượng ln tồn tại trong tiềm thức mỗi cá nhân, cộng đồng dân tộc. Khám phá thế
giới biểu tượng để đưa vào những sáng tác của mình, nhà văn đã góp phần vào q trình phát
triển các trào lưu văn học, các trường phái văn học trên thế giới từ xưa đến nay. Chu Lai đã tạo
một khoảng trống nghệ thuật rộng lớn để bạn đọc thỏa sức tưởng tượng và suy ngẫm. Nghiên
cứu biểu tượng trong văn học là con đường để ta hiểu sâu hơn và đầy đủ hơn về ý nghĩa của
biểu tượng. Việc giải mã biểu tượng góp phần giúp hiểu được những giá trị riêng biệt, độc đáo
mà tác giả đã chuyển tải vào trong tác phẩm.
Biểu tượng cịn góp phần quan trọng trong việc kiến tạo diễn ngôn lịch sử trong tác phẩm
Mưa đỏ của Chu Lai. Nó như là phương tiện để nhà văn có thể chuyển tải những suy nghĩ, lời
nói của mình, đồng thời, biểu tượng là nơi để nhà văn bộc lộ những quan điểm, cách nhìn của
mình về cuộc chiến tranh một cách ẩn ý, ý tứ, bí hiểm nhất nhưng cũng sống động nhất. Nó
hình thành cho người đọc cái nhìn rõ nét về chiến tranh từ góc nhìn của những con người đứng
trong cuộc chiến - cái nhìn chủ quan. Chính vì vậy mà khi tiếp cận văn bản, người đọc sẽ được
cảm nhận lịch sử từ cái nhìn chủ quan của nhà văn. Bởi lịch sử ln được kiến tạo từ những cái
nhìn chủ quan. Điều này đã khiến cho văn bản trở nên đặc sắc, hấp dẫn người đọc. Và đó cúng
chính là thành công của nhà văn Chu Lai khi đã kiến tạo nên một diễn ngôn lịch sử mới mẻ cho
người đọc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chu Lai (2015). Mưa đỏ, NXB Văn học, Hà Nội.
[2] Đinh Hồng Hải (2014). Nghiên cứu biểu tượng-một số hướng tiếp cận lí thuyết, NXB Thế giới,
Hà Nội.
[3] Đồn Tiến Lực (2016). Biểu tượng sơng trong văn học Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội, 28/6/2016, />31
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HNKH 2019
[4] IU. M. Lotman (2015). Kí hiệu học văn hóa (Lã Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử dịch),
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[5] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2013). Từ điển Thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.
[6] Nguyễn Văn Hùng (2016). Những hình thái diễn ngôn mới trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
sau đổi mới, Tạp chí sơng Hương, Số 326.
[7] Nguyễn Hồng Sáu (2016). Mưa đỏ - Sức hấp dẫn vẹn nguyên của một mảng đề tài lớn, Quân
đội nhân dân Online, 29/04/2016.
32