Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Về các công thức truyền miệng miêu tả nhân vật nữ trong Sử thi Yang bán Bing con Lông của người M’Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.77 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKH 2019

VỀ CÁC CÔNG THỨC TRUYỀN MIỆNG MIÊU TẢ NHÂN VẬT NỮ
TRONG SỬ THI YANG BÁN BING CON LÔNG CỦA NGƯỜI M’NÔNG
NGUYỄN THỊ CẨM LY, HUỲNH THỊ TUYẾT NGÂN
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Tóm tắt: Người M’Nơng có một kho tàng sử thi đồ sộ, lưu chứa nhiều giá trị văn
học, văn hóa. Những sử thi này cần được tiếp tục nghiên cứu từ nhiều bình diện, đặc
biệt là từ bình diện ngơn ngữ. Những trầm tích trong ngơn ngữ cho phép chúng ta có
cái nhìn hồn nguyên về cội nguồn văn hoá, tư duy của tộc người. Trong bài báo
này, chúng tơi phân tích các cơng thức truyền miệng miêu tả nhân vật nữ trên các
bình diện ngoại hình, nội tâm, hành động, cơng việc, từ đó rút ra một số nét văn hố
của tộc người M’nơng.
Từ khóa: Người M’Nơng, nhân vật nữ, sử thi, cơng thức truyền miệng, văn hóa.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Người M’Nơng có một gia tài sử thi đồ sộ, thuộc loại sử thi thần thoại [3], sử thi phổ hệ1
[7, tr.295], với khoảng hơn 200 tác phẩm2. Tương tự sử thi của các dân tộc khác trên thế giới,
các tác phẩm có tính ngun hợp này ngồi chun chở các giá trị văn học còn là cuốn từ điển
bách khoa tộc người, nơi lưu chứa “toàn bộ các quan niệm, toàn bộ về thế giới và cuộc sống
của một dân tộc… dưới hình thức khách quan của một biến cố thực tại” [4].
Sử thi Yang bán Bing con Lông xoay quanh vấn đề tranh cướp phụ nữ. Đây là motif quen
thuộc trong sử thi Tây Nguyên. Yang con Rung bon Tiăng yêu mến Jrah con Bring đã bán vợ
Bing của mình để cưới Jrah. Ting con Prăk chuộc Bing và cưới làm vợ. Ting đem vợ về thăm
bon Tiăng anh em; Yang nghe tiếng chiêng brau trở về bon và cướp mất Bing. Ting về bon tập
hợp anh em đi cướp vợ bon Tiăng để trả thù. Thần linh giúp bon Tiăng thắng trận. Tiăng đem
tôi tớ và chém trâu đền cho Ting và Jrah. Yang quay về với vợ Bing con Lơng.
Bài báo chúng tơi hướng đến phân tích các cơng thức miêu tả nhân vật nữ trong sử thi
Yang bán Bing con Lơng, từ đó rút ra một số nhận xét về đặc điểm văn hố của người M’nơng


biểu hiện qua các cơng thức này.
2. CƠNG THỨC TRUYỀN MIỆNG MIÊU TẢ NHÂN VẬT NỮ TRONG SỬ THI YANG BÁN
BING CON LƠNG
Lý thuyết cơng thức truyền miệng (Oral-formulaic Theory) được Milman Parry đưa ra
vào những năm ba mươi của thế kỉ XX, về sau được các tên tuổi như Albert B. Lord (1960),
John Miles Foley (1988),… tiếp tục phát triển, trở thành hệ lý thuyết được ứng dụng rộng rãi
trong nghiên cứu truyền thống truyền miệng của rất nhiều dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, lý
thuyết này mới được tiếp nhận những năm đầu thế kỉ XXI.
Khái niệm trung tâm được xác lập ở lý thuyết này là công thức truyền miệng (oral
formula). Có thể hiểu cơng thức truyền miệng là “những lời văn nghệ thuật, được tạo nên từ
một tổ hợp từ ngữ trong quá trình sáng tác truyền miệng, mang tính chất khn mẫu tương đối
ổn định, được lặp lại nhiều lần trong tác phẩm, có sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật (so
Nguyễn Việt Hùng cho rằng xét về nội dung, sử thi M’nông thuộc sử thi thần thoại, xét về kết cấu, là một hệ
thống sử thi phổ hệ [6, tr.49-50].
2
Đây là kết quả của Dự án “Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản Kho tàng sử thi Tây Nguyên. Con
số này được cho là vẫn chưa đầy đủ, cịn có thể tăng thêm. Trong số các sử thi đã được sưu tầm, có 40 sử thi đã
được xuất bản [6, tr.48].
1

20


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN

| 12/2019

sánh, ẩn dụ, phóng đại,…), kế thừa từ truyền thống ngơn từ của tộc người, mang nội dung thẩm
mỹ nhất định, thể hiện cách tư duy, cách cảm nhận của cộng đồng” [6, tr.65].
Trong lời giới thiệu sử thi Yang bán Bing con Lơng, tác giả Đỗ Hồng Kỳ cho rằng: “Sự

có mặt của yếu tố trùng lặp và các công thức kể tả là điều thường thấy trong các tác phẩm văn
học dân gian. Trong sáng tác dân gian, có những yếu tố trùng lặp giống như những cấu kiện bê
tông đúc sẵn được lặp lại, đặc biệt trong sử thi, hiện tượng này rất phổ biến. Những yếu tố có
sẵn có khi là một dịng thơ, một đoạn thơ và có khi lớn hơn thế. Đó là trình tự kể chuyện
(chuyện tiếp khách, chuyện đánh nhau)… Không ở đâu như trong sử thi Mơ Nông, sự trùng lặp
và các công thức kể tả lại có mặt với một tần số cao như vậy [10, tr.27]. Thuật ngữ công thức
kể tả mà tác giả sử dụng tương ứng với nội hàm thuật ngữ công thức truyền miệng mà chúng
tôi sử dụng. Trong tác phẩm này, các công thức truyền miệng dùng để miêu tả nhân vật nữ xuất
hiện khá nhiều. Chúng một mặt làm nổi bật nhân vật về ngoại hình, tâm trạng, công việc, hành
động, mặt khác tạo nên nét đặc thù trong thi pháp tác phẩm, khẳng định bản chất truyền miệng
của tác phẩm.
Trong tác phẩm, nhân vật nữ chính là Bing. Bing là một phụ nữ xinh đẹp. Vẻ đẹp của
nàng lộng lẫy giữa núi rừng đại ngàn. Để miêu tả vẻ đẹp này, sử thi dùng công thức: Đi chân
tóc của Bing con Lơng quắp như hoa chuối/Xâu cườm của Bing đeo cổ đẹp như cần cây
lyan/Bing ngồi một mình đẹp như bụi cây tre, cây nứa đầu dốc/ So với Bing, con chim phượng
hoàng đẹp vẫn còn tối/So với Bing, mặt trăng trên trời sáng vẫn còn mờ/…/Vòng đeo chân của
Bing sáng toả như lửa cháy rừng/Vòng đeo tay của Bing sáng toả như lửa cháy bãi cỏ/Dây
vành tai đeo bông của Bing sà đẹp như sợi dây mpoh/Cặp vú của Bing vừa lú như hoa chuối
luăt/Núm búi tóc của Bing đen bóng mượt như lơng chim rling/Tiếng Bing cười giòn như con
gà rừng gáy/Cành hoa cài đầu tóc đẹp trắng như hạt quả dưa [10, tr.366]. Hoặc: Con chim
phượng hồng màu vàng đẹp vẫn cịn thua/Bọt nước thác tuy màu trắng vẫn còn thưa
thớt/Trăng trên trời tuy sáng vẫn còn mờ/Buổi sáng sớm Bing đẹp như cây ndăl prăng/Buổi
hồng hơn Bing đẹp như cây jâng briăng/Ngồi gần bờ suối Bing đẹp như con cá trắng/Bing
ngồi trên bãi cỏ đẹp như gốc cây đa to/Hai bên hông của Bing đẹp như gốc cây đa to/Hai bên
hông của Bing đẹp như chim phượng hoàng vàng/Bing bước ra toả sáng cả vùng rừng/Bing
bước ra toả sáng cả miệng gùi [10, tr.388]. Từ các dẫn liệu trên có thể thấy Bing là biểu tượng
của vẻ đẹp của người phụ nữ M’nông theo quan niệm thẩm mỹ của tộc người, từ mái tóc cho
đến dáng ngồi, vóc người, cặp vú, trang sức, tiếng cười. Vẻ đẹp ấy lấy tự nhiên làm chuẩn mực.
Tự nhiên cũng là phong nền trên đó nhân vật được làm nổi bật. Trong các công thức này chúng
ta thấy người M’nông hướng đến ca ngợi cái đẹp hướng về tự nhiên, vừa mang tính phồn thực

vừa mang tính hoang dã. Đặc biệt cơng thức này khơng chỉ dành để miêu tả Bing. Nó cịn được
dùng khi nói về Jrah (người mà Yang, chồng Bing vì say mê đã bán Bing làm đầy tớ nhà Drôn
để lấy của cải làm lễ vật xin cưới) và nữ thần Bing. Điều này cho thấy sử thi không hướng đến
đặc tả nét riêng của từng nhân vật cũng như không tách biệt thế giới thần và người; đồng thời
tính lắp ghép công thức trong kể tả được bộc lộ rất rõ. Đây là đặc trưng nổi bật trong thi pháp
sử thi Yang bán Bing con Lông.
Người phụ nữ trong tác phẩm cịn được miêu tả về việc ăn nói, kiểu ngồi đẹp, duyên dáng
và lịch thiệp: Lời Bing đáp êm dịu phát từ trong cổ họng/Lời Bing đáp êm như con nhện kéo
tơ/Lời Bing đáp êm tai như tiếng nhạc cồng/Lời Bing đáp nghe êm như rung vòng te đeo tay
[10, tr.526]; Bing ngồi trên chiếu xếp gọn đôi chân/Bing ngồi trên chiếu xếp gọn đôi gối/Em
Bing ngồi đẹp người già phải mến phục [10, tr.457]. Các công thức này thú vị là cũng được
dùng để mô tả lối ăn nói, khả năng ăn nói, kiểu ngồi được đánh giá là đẹp, mẫu mực theo quan
niệm của cộng đồng dành cho nam anh hùng. Khi mô tả Yang, Ting, các mẫu thức này được
lặp lại y nguyên để ca ngợi người anh hùng có thế ngồi đẹp, nói hay khiến ai cũng mến phục.
21


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKH 2019

Sử thi Yang bán Bing con Lông miêu tả người phụ nữ gắn với các công việc đặc thù cho
giới: bổ củi dra, nấu cơm nia đãi khách, giã gùi lúa, cho lợn, chó ăn, trộn men cơm nấu rượu,
cắt chân tóc cho chồng, chăn trâu, bị, têm trầu, bổ cau, trải chiếu mời khách. Những công việc
này được nhắc lại ở nhiều đoạn sử thi mỗi khi thay đổi về nhân vật, không - thời gian, sự kiện,
biến cố dưới hình thức các cơng thức kể tả. Trong đó tiêu biểu nhất với người nữ là việc bổ củi
dra, giã gùi lúa và nấu cơm. Do vậy để nói về chuyện chưa có vợ, ngỏ lời, giới thiệu người
muốn cưới, dạm hỏi, cưới vợ, sử thi đều dùng ba công việc này để diễn tả một cách gián tiếp.
Chẳng hạn lời Ting nói với Bing khi ngỏ ý chuộc Bing về làm vợ: Em Bing về giúp anh giã gùi
lúa/Em Bing về giúp anh bổ củi dra/Em Bing về giúp anh nấu cơm nia/Em Bing về giúp anh

dọn cơm đãi khách [10, tr.445]. Công thức này được lặp lại trong sử thi 7 lần, tạo nên ấn tượng
mạnh về công việc điển hình đồng thời là thiên chức của người nữ.
Với sử thi, ngôn ngữ thiên về miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật hơn là đi vào
thế giới nội tâm. Tuy nhiên, các công thức miêu tả nội tâm, suy tư của nhân vật nữ chính ở sử
thi này lại hé mở một thực tế khác, rằng người M’nơng có những cách nói khn mẫu để thể
hiện thế giới bên trong của nhân vật và sử thi không chỉ mang một âm hưởng ngợi ca. Trước
biến cố éo le của cuộc đời: bị chồng Yang bán làm đầy tớ để lấy của cải cưới vợ khác, Bing nhân vật nữ chính trong tác phẩm trải qua những dằn vặt nội tâm dữ dội: Bing buồn tức đau
muốn vỡ quả tim/Bing buồn tức đau muốn vỡ lá gan/Bing muốn tự sát bằng dùi, không
dám/Bing muốn tự sát bằng rìu, khơng dám/Bing muốn ăn đọt cây nghe tự tử, không dám/Bing
muốn dùng sợi dây thắt cổ tự tử, không dám/…Bing ngồi trên giường, xuống đất không yên/Bing
ngồi trong nhà, ra sân không yên/Bing ngồi trong đất không yên trên đất/Bing giã cối lúa không
yên giã lúa/Bing ngủ không yên, ngồi cũng không ổn/Bing phơi chăn ở sân như bị gió cuốn/Bing
trong lịng xơn xao như ai kéo tre khơ/Bing bỏ cơm bụng trống đau xót/Khơng giã cối lúa trái
tim đau xót [10, tr.395]. Cơng thức diễn tả ý muốn tự sát lặp lại hai lần trong sử thi để diễn tả
nội tâm nhân vật Bing và một lần trong lời thoại của nhân vật khác động viên, khuyên nhủ Bing.
Sự lặp lại này đưa người tiếp nhận vào cao trào cảm xúc và diễn biến bên trong nội tâm nhân
vật. Ngơn ngữ do vậy mang tính trực tả, đặc tả. Cách diễn tả “ngủ không yên, phơi chăn ở sân
như bị gió cuốn, lịng xơn xao như ai kéo tre khơ” cịn được dùng để diễn tả tâm trạng nôn nao,
nhớ nhung tột bậc của nhân vật Jrah khi Yang, người Jrah yêu đã trở về bon mà chưa thấy quay
lại như lời hẹn. Như vậy, các công thức kể tả có những biến thể trong q trình nghệ nhân vận
dụng; sự biến đổi này không chỉ biểu hiện ở việc thay đổi một số từ ngữ trong công thức mà
còn ở sự thay đổi cảnh huống ứng dụng và chức năng mô tả của công thức.
Bi kịch bị ruồng bỏ của Bing được biểu đạt bằng công thức: Yang đã bỏ em như cái chụp
bị mục/Yang đã bỏ em như cơm đã bị thiu/Yang đã bỏ em như cơm chưa chín [10, tr.444]. Cơng
thức về sự ruồng bỏ này xuất hiện 6 lần trong lời người kể chuyện, lời Bing kể cho Gut và Gur,
Phơm và Phưm, lời Gur, Gut khuyên nhủ Bing, lời Bing nói với Ting, Ting đáp lại Bing.
Điểm nổi bật trong các công thức truyền miệng miêu tả người nữ trong tác phẩm này nói
chung cũng như ở các sử thi khác của người M’nơng nói riêng là sự xuất hiện dày đặc của phép
so sánh. So sánh được sử dụng như một thủ pháp đắc dụng để làm nổi bật vẻ đẹp khác thường,
phi thường của nhân vật, đẩy ngôn ngữ đến chỗ đặc tả. Những so sánh này cũng cho thấy trí

liên tưởng phong phú, tinh tế của tộc người. Yếu tố so sánh trong miêu tả nhân vật nữ gắn với
mọi yếu tố thuộc đời sống sinh hoạt, lao động của nhân vật, từ vóc dáng đến khn mặt, hàm
răng, búi tóc, đồ trang sức, cặp vú, tâm trạng, hành động. Chuẩn so sánh với người phụ nữ có
thể thấy thường là các yếu tố thuộc đời sống sinh hoạt, lao động (chụp cá, cơm bị sống, bị thiu,
cần cây lyan, tiếng nhạc cồng, tiếng rung vòng tẻ đeo tay,…) hoặc thế giới tự nhiên gần gũi
(hoa chuối, bụi cây tre, cây nứa đầu con chim phượng hoàng, mặt trăng, lửa cháy rừng, lửa cháy
bãi cỏ, dây mpoh, hoa chuối luăt, lông chim rling, con gà rừng gáy, hạt quả dưa, bọt nước thác,
22


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN

| 12/2019

cây ndăl prăng, cây jâng briăng, con cá trắng, gốc cây đa to, con nhện kéo tơ,…). Điều này cho
thấy cơ tầng bản địa giúp hình thành nên lối tư duy đặc thù của tộc người trong cách diễn tả về
người nữ. Rõ ràng, điều kiện địa lý, kinh tế, văn hoá đã in dấu ấn đậm nét lên các cách nói so
sánh và công thức truyền miệng trong tác phẩm.
Mặt khác phép so sánh kết hợp với phóng đại trong cơng thức kể tả đã phi thường hoá
đặc điểm của nhân vật. Trong các trường hợp này, chuẩn thường thấy là các yếu tố thuộc về tự
nhiên. Chẳng hạn khi ngợi ca vẻ đẹp của Bing, ngôn ngữ sử thi diễn tả: Con chim phượng hồng
màu vàng đẹp vẫn cịn thua/Bọt nước thác tuy màu trắng vẫn còn thưa thớt/Trăng trên trời tuy
sáng vẫn còn mờ [10, tr.388]. Vượt cả tự nhiên là một sự thần thánh hoá nhân vật nhằm ca ngợi
vẻ đẹp tột bậc, siêu nhiên của nhân vật. Khơng những vậy, yếu tố phóng đại cùng với việc các
công thức mô tả được dùng cho cả người và thần đã đưa đến chỗ tồn tại một ranh giới mờ giữa
thế giới con người và thế giới thần linh. Nữ thần Bing trong tác phẩm được mô tả bằng chính
các cơng thức mơ tả Bing và Jrah, người trần tục. Điểm này cho thấy thế giới quan, quan niệm
thẩm mỹ của người M’nông thời đại công xã nguyên thuỷ: người M’nông một mặt lấy tự nhiên
làm chuẩn, tin vào sự tồn tại của thần linh, nhưng lại đặt con người ngang bằng hoặc vượt lên
tự nhiên, đồng thời nhìn thần linh qua chuẩn mực của con người. Việc tồn tại yếu tố siêu nhiên

trong công thức mô tả nhân vật nữ chứng minh thêm cho nhận định sử thi M’nông là sử thi thần
thoại của nhà nghiên cứu Đỗ Hồng Kỳ [1].
Nhìn chung, các cơng thức kể tả đã giúp dựng lên sinh động hình tượng nhân vật nữ cả
về ngoại hình, hành động, suy nghĩ bên trong lẫn công việc đặc thù. Các công thức này không
chỉ tham gia vào việc xây dựng nhân vật mà còn tạo nên đặc sắc nghệ thuật trong thi pháp sử
thi. Ngoài ra, qua các cơng thức này, chúng ta có thể nhận thấy một số nét văn hoá trong đời
sống của người M’nơng xưa.
3. TỪ CƠNG THỨC TRUYỀN MIỆNG MIÊU TẢ NHÂN VẬT NỮ ĐẾN MỘT SỐ NÉT
VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI M’NƠNG
Đối với sử thi, cơng thức truyền miệng vừa là nội dung vừa là hình thức của tác phẩm.
Nó là phương tiện giúp người nghệ nhân thuận lợi trong lưu giữ, diễn xướng và sáng tạo sử thi.
Sự hiện tồn của nó được đánh giá là dấu hiện của thi pháp sử thi, quy định bản chất truyền
miệng của tác phẩm. Với người tiếp nhận, nó là yếu tố tạo nên sự đồng cảm.
Ở một phương diện khác, công thức truyền miệng là cánh cửa dẫn chúng ta về với đời
sống văn hoá tộc người thời cổ sơ. Chúng cho thấy, ở thời kì được phản ánh trong sử thi, người
M’nông đã tổ chức cộng đồng theo bộ tộc, trong đó vai trị chính của người nữ trong cuộc sống
gia đình là chăn ni gia súc, bổ củi, nấu cơm, dệt vải. Người phụ nữ đeo nhiều đồ trang sức,
nhất là những dịp quan trọng như đi xa, lễ hội, lễ cưới: Dây vành tai đeo bông của Bing sà đẹp
như sợi dây mpoh [10, tr.366]; Cành hoa cài đầu tóc đẹp trắng như hạt quả dưa [10, tr.366];
Chiếc lược bịt bạc cài trên đầu tóc sáng chói/Chiếc lược bịt bạc nhìn chói đơi mắt/Xâu lục lạc
đeo hai bên tai thay nhau reo vang/Đeo xâu cườm màu đầy bụng, đầy ngực/Đeo xâu cườm màu
đỏ phủ đầy lưng/Các ngón tay bên trái đeo đầy vịng nhẫn/Các ngón tay bên phải đeo đầy vòng
nhẫn/Trên cánh tay đeo đầy vòng bạc/Váy quấn lưng kết trăm hoa nhiều màu sặc sỡ/Cánh tay
đeo đầy vòng khơng co lại được/Các ngón ta đeo nhiều nhẫn nắm duỗi khơng được/Các ngón
tay đeo nhiều nhẫn bốc cơm ăn không được/Bing mặc váy hoa che lấp háng và đùi/Bing con
Lơng vịng háng thắt tấm váy đỏ/Bing con Lơng vịng đùi chân quấn váy hoa/Các ngón tay Bing
đeo đầy vịng nhẫn/Đeo đầy đố trang sức toàn bằng bạc bằng vàng/Đeo trên ngực xâu cườm
kết hạt to [10, tr.368]. Những mô tả này cho thấy người phụ M’nông xưa đeo nhiều vòng, nhẫn,
cườm, hoa tai, lược, hoa cài đầu; về trang phục, người phụ nữ mặc váy hoa, dịp trọng đại sẽ là
quấn thắt lưng đỏ một vịng. Nhìn chung họ thích ăn mặc và đeo đồ trang sức sặc sỡ.

23


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKH 2019

Công thức truyền miệng miêu tả nhân vật nữ cũng cho thấy người M’nơng xưa theo tín
ngưỡng thờ thần. Nữ thần được hình dung như những người phụ nữ đẹp theo chuẩn thẩm mỹ
của bộ tộc với hông to, vú nhú như chuối luăt, cười giòn như con gà rừng gáy. Việc dùng chung
công thức truyền miệng cho người và thần là dấu hiệu cho thấy tính chất hai mặt trong đời sống
tinh thần của người M’nông, vừa hiện thực vừa hư ảo. Nó là “sự hiện diện của cách sống và tư
duy nguyên thuỷ còn lưu giữ một cách mạnh mẽ trong họ” [2, tr.141]. Mặt khác yếu tố phóng
đại, siêu nhiên hoá nhân vật trần tục bộc lộ ý hướng kết nối giữa thế giới thường tục và thế giới
thần tính trong tâm thức của họ. Cảm quan về cái siêu tự nhiên, cái linh thiêng đưa họ tham dự
vào một thứ hiện thực siêu nghiệm, đồng nhất hoá mình với cái linh thiêng.
Trong các so sánh được lưu giữ trong các công thức truyền miệng miêu tả nhân vật nữ có
thể thấy rõ điều kiện tự nhiên hun đúc nên cơ tầng văn hố của họ, đó là vùng rừng thiêng đại
ngàn phong phú chủng loại động thực vật. Người M’nông đã lưu giữ vốn kinh nghiệm sống
động của họ về thế giới tự nhiên này và chuyển vào miền suy tư của họ ở các phạm trù trừu
tượng thuộc đời sống tinh thần, xã hội của con người, hình thành nên nhiều biểu tượng ngơn
ngữ - văn hố; bản thân các cơng thức cũng là một thứ biểu tượng để đi vào kí ức tập thể của
cộng đồng.
4. KẾT LUẬN
Nhìn chung các cơng thức truyền miệng có vai trị đặc biệt trong việc xây dựng hình
tượng nhân vật nữ trong sử thi Yang bán Bing con Lông cả về ngoại hình lẫn hành động, nội
tâm nhân vật. Chúng cho thấy quan niệm thẩm mỹ của người M’nông thời đại sử thi: lấy tự
nhiên làm chuẩn; trong âm hưởng ngợi ca, họ đặt con người ngang bằng hoặc vượt lên tự nhiên,
đồng thời nhìn thần linh qua chuẩn mực của con người. Các công thức truyền miệng này cũng
cho thấy nhiều khía cạnh trong đời sống văn hố tộc người, nhất là ở các yếu tố văn hoá gắn

liền với nữ như phục trang, trang sức, chuẩn thẩm mĩ, phân cơng lao động đặc thù của giới, tín
ngưỡng thờ thần, điều kiện tự nhiên hình thành nên văn hố bản tộc. Qua đó có thể thấy con
người là mối ưu tâm lớn nhất của người M’nông trên con đường khám phá, nhận thức về tự
nhiên, vũ trụ. Công thức truyền miệng với sự xuất hiện của yếu tố phóng đại và phạm vi ứng
dụng cho cả người và thần trở thành một trong các yếu tố chứng thực cho tính chất thần thoại
của sử thi M’nơng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]
[10]

Đỗ Hồng Kỳ (1996). Sử thi thần thoại M’Nông, NXBVăn hóa dân tộc, Hà Nội.
Đỗ Hồng Kỳ (2001). Những khía cạnh văn hố Mơ Nơng, NXB Văn hố dân tộc, Hà Nội.
Đỗ Hồng Kỳ (2008), Văn học dân gian Ê Đê, Mơ Nông, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2008). Từ điển thuật ngữ văn
học, NXB Giáo dục.
Ngô Đức Thịnh (2008). Tính thống nhất và đa dạng của sử thi Tây Ngun, Tạp chí Văn hố
dân gian, số 6, tr.7-14.
Nguyễn Việt Hùng (2011). Công thức truyền miệng trong sử thi - ot ndrong, Luận án tiến sĩ,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Phan Đăng Nhật (2009). Văn hoá các dân tộc thiểu số - Những giá trị đặc sắc, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.
Triệu Văn Thịnh (2009). Hệ thống nhân vật trong sử thi M’Nông và vấn đề thể loại, Luận án

Tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phan Đăng Nhật (2006). Giải mã một số khuôn hình từ ngữ ở sử thi Đẻ đất để nước, thử tìm
vài nét tư duy Việt - Mường cổ, Tạp chí Văn học, số 1, tr.50-58.
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2006). Yang bán Bing con Lông. NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
24



×