Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu biến động sử dụng đất tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2005-2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.11 KB, 8 trang )

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN

| 12/2019

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ,
TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2005-2018
TRƯƠNG CÔNG THÁI, HỒ THỊ THÚY
Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Email:
Tóm tắt: Tam Kỳ là thành phố trung tâm tỉnh lị của Quảng Nam, trong những năm
qua đã có những bước phát triển mới về kinh tế - xã hội. Chính sự phát triển về kinh
tế xã hội đó, đặc biệt là q trình đơ thị hóa hiện nay đã ảnh hưởng đến nguồn tài
nguyên đất đai theo nhiều chiều hướng khác nhau cả về mặt không gian và thời gian.
Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp, đất chưa sử dụng có xu hướng giảm, ngược lại
đất phi nơng nghiệp tăng lên. Trên cơ sở nghiên cứu biến động sử dụng đất nói chung
và đất nơng nghiệp nói riêng để có cái nhìn khách quan hơn về sự biến động, mặt khác
đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng hợp lí và bền vững nguồn tài ngun đất đai.
Từ khóa: Biến động sử dụng đất, đất sản xuất nông nghiệp, thành phố Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam.

1. MỞ ĐẦU
Đất đai là tài ngun có vai trị rất quan trọng, là nơi cư trú của con người cũng như các
loài sinh vật, là tư liệu sản xuất không thể thiếu, cơ sở để phát triển kinh tế, xã hội, an ninh và
quốc phòng của mỗi một địa phương và quốc gia. Trong những năm qua, tình hình phát triển
kinh tế - xã hội diễn ra với tốc độ nhanh chóng một mặt đã đem lại nhiều thành tựu to lớn về
kinh tế - xã hội cũng như an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển đó đã để lại sau
lưng nó là sự suy giảm nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên nước,
khoáng sản, sinh vật,… đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên đất đai. Vì vậy, việc
sử dụng đất một cách hợp lí, tiết kiệm, có hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này là
nhiệm vụ vô cùng cấp bách của mỗi quốc gia. Tam Kỳ là thành phố trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh
Quảng Nam. Với vị thế đặc biệt quan trọng nên được sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa


phương cũng như của nhà nước. Trong những năm gần đây, tốc độ đơ thị hóa tại địa phương
diễn ra mạnh mẽ cũng như tình hình sản xuất nơng nghiệp của người dân có sự chuyển biến.
Dẫn đến những tác động khơng nhỏ đến tình hình sử dụng đất trên địa bàn thành phố. Bên cạnh
đó, thành phố còn tồn tại những vấn đề về quy hoạch và đất đai chưa được quan tâm đúng mức.
Việc nghiên cứu biến động sử dụng đất trong giai đoạn vừa qua có ý nghĩa rất lớn trong việc
phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, công tác quy hoạch và bảo vệ tài nguyên đất ở
Việt Nam nói chung và đối với thành phố Tam Kỳ nói riêng.
Xuất phát từ những lí do trên, nhằm đánh giá lại hiện trạng sử dụng đất trong những năm
qua từ đó đề xuất những giải pháp nhằm sử dụng đất một cách hợp lí và bền vững cho hiện tại
và tương lai. Tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu biến động sử dụng đất tại Thành phố Tam Kỳ,
Tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2005-2018”. Có tính cấp thiết và ý nghĩa cao.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu, tài liệu
Phương pháp thu thập và xử lí, số liệu chủ yếu được sử dụng trong thu thập số liệu về
hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2005-2018. Phương pháp thu
thập tài liệu sử dụng việc nghiên cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau là nguồn cung cấp cơ sở
lí luận phục vụ cho việc nghiên cứu biến động hiện trạng sử dụng đất.
69


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKH 2019

2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc quá trình nghiên cứu. Thông qua việc
thu thập số liệu và tài liệu đã có, cần vận dụng phương pháp này trong việc phân tích, tổng hợp,
đối chiếu những số liệu đã có để đánh giá sử dụng đất.
2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp có ý nghĩa to lớn trong quá trình nghiên cứu, liên quan trực tiếp đến

đối tượng nghiên cứu. Thông qua khảo sát thực địa để thu thập những thơng tin, cho cái nhìn
cụ thể hơn về thực tế khách quan để đảm bảo cho việc nghiên cứu biến động sử dụng đất và
đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng một cách chính xác.
2.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được thực hiện trong việc chuẩn bị về đề cương, tham khảo ý kiến
chuyên gia trong lĩnh vực đất đai, đến việc đánh giá biến động sử dụng đất, đề xuất phương
hướng, sửa chữa, hoàn thành bài báo cáo khoa học.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Biến động hiện trạng sử dụng đất tại thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2005-2018
3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005
Năm 2005, tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 9263,56 ha. Trong đó đất nơng
nghiệp 5112,42 ha (chiếm 55,19% tổng diện tích đất tự nhiên), đất phi nông nghiệp 2893,41 ha
(31,23%), đất chưa sử dụng 1257,74 ha (13,58%).
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005
Thứ tự
1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4
1.5.
2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
3.


Mục đích sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chun dùng
Đất tơn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng
Đất phi nơng nghiệp khác
Đất chưa sử dụng


NNP
SXN
LNP
NTS
LMU
NKH
PNN
OCT
CDG
TTN
NTD
SMN

PNK
CSD

Diện tích (ha)
9263,56
5112,42
3998,74
916,02
176,93
20,73
2893,41
687,81
976,92
18,09
323,89
886,70

Tỷ lệ (%)
100
55,19
43,17
9,89
1,91
0,22
31,23
7,4
10,55
0,20
3,5
9,58


1257,74

13,8
Nguồn: [1]

Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Tam Kỳ năm 2005 có sự chênh lệch giữa các nhóm
đất và được phân hóa như sau:
- Nhóm đất nơng nghiệp: Có diện tích 5112,42 ha, chiếm 55,19% tổng diện tích đất tự
nhiên và tập trung chủ yếu ở các xã Tam Thăng (26,9%), xã Tam Phú (21,22%), phường An
Phú (12,3%), xã Tam Ngọc (8,4%), phường Hòa Thuận (7,2%).
70


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN

| 12/2019

- Nhóm đất phi nơng nghiệp: Có diện tích 2893,41 ha (chiếm 31,23% diện tích đất tự
nhiên). Trong đó tập trung tại các địa phương như phường An Phú (12,1%), xã Tam Thăng
(18,8%), Tam Ngọc (9,9%), Tam Phú (9,6%), Tam Thanh (8,7%).
- Nhóm đất chưa sử dụng: Có diện tích 1257,74 ha, chiếm 13,58% tổng diện tích đất tự
nhiên. Trong đó chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng 922,83 ha tập trung chủ yếu tại các địa
phương như phường An Phú (37,2%), xã Tam Thanh (12,8%), xã Tam Phú (27,9%).
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018
Năm 2018, tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Tam Kỳ là 9.396,58 ha. Trong đó
đất nơng nghiệp 5252,63 ha (chiếm 55,9% diện tích đất tự nhiên), đất phi nơng nghiệp 3693,06
ha (39,3%), đất chưa sử dụng 450,89 ha (4,8%).
Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018
Thứ tự

1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4
1.5.
2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
3.

Mục đích sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên
Đất nơng nghiệp
Đất sản xuất nơng nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sơng, suối và mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác

Đất chưa sử dụng


NNP
SXN
LNP
NTS
LMU
NKH
PNN
OCT
CDG
TTN
NTD
SMN
PNK
CSD

Diện tích (ha)
9396,58
5252,63
4550,36
405,09
261,62

Tỷ lệ (%)
100
55,9
48,4
4,31

2,8

35,56
3693,06
793,95
1777,36
21,30
423,20
677,25

0,39
39,3
8,45
18,91
0,23
4,5
7,21

450,89

4,8
Nguồn: [4]

Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Tam Kỳ năm 2018 có sự chênh lệch giữa các nhóm
đất và được phân hóa như sau:
- Nhóm đất nơng nghiệp: Có diện tích 5252,63 ha, chiếm 55,9% tổng diện tích đất tự
nhiên. Tập trung chủ yếu ở các địa phương như xã Tam Thăng (24,7%), Tam Phú (22,2%), xã
Tam Ngọc (9,5%), phường An Phú (14,8%).
- Nhóm đất phi nơng nghiệp: Có diện tích 3693,06 ha (chiếm 39,3% tổng diện tích đất
tự nhiên). Tập trung chủ yếu tại các địa phương như xã Tam Thăng (21,5%), Tam Phú (13,1%),

phường An Phú (12,6%), Tân Thạnh (9,3%).
- Nhóm đất chưa sử dụng: Có diện tích 450,89 ha, chiếm 4,8% tổng diện tích đất tự
nhiên và chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng 398,45 ha (88,4% đất chưa sử dụng).
3.1.3. Biến động hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2005-2018
Tình hình sử dụng đất tại thành phố Tam Kỳ có những biến động cụ thể như sau:
- Nhóm đất nơng nghiệp: Có xu hướng tăng và tăng 140,21 ha. Trong đó đất sản xuất
nơng nghiệp tăng 551,62 ha. Đất lâm nghiệp có xu hướng giảm (510,93 ha). Đất sản xuất nông
71


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKH 2019

nghiệp, có xu hướng giảm ở đất trồng cây hằng năm (-271,44 ha) và tăng đối với đất trồng cây
lâu năm (+823,06 ha). Tuy đất trồng cây hằng năm tăng nhưng diện tích đất trồng lúa lại giảm
(-179,44 ha) trong khi đó tăng diện tích đất trồng cây hằng năm khác (+92 ha). Đất nuôi trồng
thủy sản tăng 84,69 ha, và đất nơng nghiệp khác tăng 14,83 ha
- Nhóm đất phi nơng nghiệp: Có xu hướng tăng từ 2893,41 ha lên 3693,06 ha và tăng
799,65 ha. Với tốc độ tăng là 27,6% so với năm 2005 và tăng gấp 10 lần so với đất nơng nghiệp.
Đất ở có xu hướng tăng từ 687,81 ha lên 793,95 ha, tăng 106,14 ha. Trong đó đất ở nơng thơn
tăng 30,4% và nhanh hơn so với đất ở đơ thị 9,4%. Đất chun dùng có xu hướng tăng từ 976,92
ha lên 1777,36 ha, tăng 800,44 ha. Đất tín ngưỡng, tơn giáo tăng 3,12 ha; đất nghĩa trang nghĩa
địa tăng 99,31 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm 209,45 ha.
- Nhóm đất chưa sử dụng: Có xu hướng giảm từ 1257,74 ha xuống còn 450,89 ha, giảm
806,85 ha, giảm 64,1% so với năm 2005. Trong đó chủ yếu giảm ở đất bằng chưa sử dụng (524,38 ha), đất đồi núi chưa sử dụng (-282,47 ha).
Như vậy, tình hình sử dụng đất tại thành phố Tam Kỳ diễn ra theo xu hướng chung là
tăng diện tích đất nơng nghiệp và phi nơng nghiệp, đồng thời giảm diện tích đất chưa sử dụng
để khai thác vào mục đích sản xuất nơng nghiệp và phi nơng nghiệp. Đất trồng lúa giảm trong
khi đất trồng cây hằng năm khác tăng. Đất lâm nghiệp giảm đồng thời đất trồng cây lâu năm

tăng. Sự biến động đó chủ yếu là do sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất qua các thời kì phù
hợp với điều kiện sản xuất địa phương cũng như những xu thế phát triển chung của tỉnh nói
riêng và nước ta nói chung.
3.2. Biến động hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2005-2018
Nhìn chung hiện trạng sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp tại thành phố Tam Kỳ giai đoạn
2005-2018 có sự biến động mạnh và tập trung nhiều nhất tại 4 xã Tam Phú, Tam Thăng, Tam
Thanh và Tam Ngọc bởi lẽ đây là các xã có diện tích quỹ đất tương đối lớn (55,6%) tổng diện
tích đất tự nhiên và nơi đây diễn ra các hoạt động sản xuất nơng nghiệp tương đối chủ yếu của
thành phố vì thế làm cho diện tích đất có sự biến động qua các năm. Cụ thể như sau:
- Đất trồng cây hằng năm: Có diện tích 2631,37 ha (2018), có xu hướng giảm từ năm
2005-2018, giảm từ 2884,81 ha xuống còn 2613,37 ha (giảm 253,44 ha). Trong đó, đất trồng
lúa và đất trồng cây hằng năm khác đều có xu hướng giảm, đất trồng lúa giảm từ 1861,49 ha
xuống còn 1682,05 ha (giảm 179,44 ha), giảm 9,6% so với năm 2005. Đất trồng cây hằng năm
khác giảm từ 1023,32 ha xuống còn 931,32 ha (giảm 92 ha).
- Đất trồng cây lâu năm: Có xu hướng tăng mạnh, giai đoạn 2005-2018 tăng từ 1113,93
ha lên 1936,99 ha (tăng 823,06 ha), tăng 73,9% so với năm 2005.
Qua phân tích biến động hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Tam
Kỳ giai đoạn 2005-2018, có thể thấy rằng biến động hiện trạng diễn ra ở 2 khía cạnh về mức
độ biến động và hướng chuyển dịch, cụ thể
+ Về mức độ biến động: Từ năm 2005-2018, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp tăng
551,62 ha (tăng 13,8%), trung bình mỗi năm tăng lên 42,43 ha.
+ Về hướng chuyển dịch: Trong giai đoạn trên cơ cấu đất sản xuất nơng nghiệp có xu
hướng biến động theo hướng giảm diện tích đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác, trong
khi đó tăng diện tích đất trồng cây lâu năm.
72


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN

| 12/2019


3.3. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp tại thành phố
Tam Kỳ
* Nhóm nhân tố tự nhiên
- Vị trí địa lí: Thành phố Tam Kỳ nằm ở vị trí khá thuận lợi (ở vùng Đơng của tỉnh Quảng
Nam) từ đó chứa đựng nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nơng nghiệp trong đó có lúa,
cây trồng hằng năm khác và cây trồng lâu năm. Ở các xã và phường giáp xã có nhiều điều kiện
thuận lợi hơn vì thế mức độ biến động sử dụng đất diễn ra mạnh hơn so với các phường trung
tâm và vùng phụ cận có chức năng chính là hành chính làm cho mức độ biến động sử dụng đất
diễn ra với cường độ thấp hơn.
- Khí hậu: Địa bàn thành phố Tam Kỳ có điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi với nhiệt
độ cao, độ ẩm lớn, cùng với vị trí địa lí giáp biển đã mang lại điều kiện nhiệt ẩm lớn đã giúp đa
dạng hóa các loại cây trồng đặc biệt là cây trồng hằng năm, giúp cây trồng sinh trưởng và phát
triển tốt. Tuy nhiên trong tình trạng hiện nay, biến đổi khí hậu đi đôi với việc gia tăng hạn hán,
ngập lụt, tác động của gió phơn vào mùa khơ thì mức độ ảnh hưởng trên địa bàn không hề nhỏ.
Với mức độ tác động đó phần nào ảnh hưởng đến tiến trình sản xuất, việc lựa chọn các cây
trồng phù hợp, và hơn nữa là mức độ thiệt hại của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nơng nghiệp
cũng tương đối lớn. Biến đổi khí hậu đã tác động đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại
một số địa phương trên địa bàn thành phố như chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang trồng các
loại cây hằng năm khác thích nghi với điều kiện khí hậu khơ hạn. Hoặc chuyển đối các loại đất
sản xuất lúa và cây trồng hằng năm kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm trên chính đất nơng
nghiệp đặc biệt là các xã như Tam Phú, Tam Thăng và Tam Thanh,…
- Địa hình và thổ nhưỡng: Tại địa bàn thành phố Tam Kỳ có địa hình tương đối thấp,
chủ yếu là đồng bằng do tác động tổng hợp của sông và biển nên tương đối bằng phẳng đã tạo
điều kiện cho việc sử dụng đất đai với tần suất cao từ đó làm cho mức độ biến động sử dụng
đất diễn ra với quy mô lớn. Đất đai trên địa bàn khác đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu tập
trung là đất cát pha với độ phì tương đối thấp vì thế diện tích đất cho trồng lúa hạn chế, trong
khi đó đất dành cho trồng các loại cây hằng năm khác tương đối lớn làm cho quá trình chuyển
đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa và cây trồng hằng năm khác là một điều tất yếu. Mặt khác,
đất đai một số khu vực rất thuận lợi cho việc phát triển cây trồng lâu năm nhất là các khu vực

giáp ranh với vùng trung du phía Tây, chân đồi núi sót như Tam Phú, Tam Ngọc và Tam
Thăng,…Đó cũng là lí do ảnh hưởng tới sự biến động sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp theo
hướng tăng diện tích đất trồng cây lâu năm, trong khi đó giảm diện tích cây hằng năm nhất là
đất trồng lúa. Đặc biệt, các khu vực ven biển như Tam Thăng, Tam Phú, Tam Thanh do đất chủ
yếu là đất cát thì việc chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang việc nuôi
trồng thủy sản nhằm khai thác tốt tiềm năng lợi thế hiện tại là một điều tất yếu từ đó ảnh hưởng
tới biến động hiện trạng sử dụng đất theo nhiều chiều hướng khác nhau.
- Thủy văn: Yếu tố thủy văn đặc trưng bởi sự phân bố của sơng ngịi và phụ thuộc nhiều
vào yếu tố khí hậu nhất là lượng mưa. Thủy văn ảnh hưởng tới khả năng cung cấp nước cho
các loại hình sử dụng đất khác nhau. Tam Kỳ là nơi có hệ thống sơng ngịi phát triển mạnh, là
vùng hạ lưu của các con sơng vì thế nguồn nước phong phú. Tuy nhiên vào mùa khô nhiều nơi
bị tác động của thủy triều gây nên hiện tượng xâm nhập mặn, thiếu nước vào mùa khô nhất là
vùng ven biển và vùng ven sông. Từ đó làm cho việc sử dụng đất kém hiệu quả và chuyển đổi
nhiều mục đích khác nhau. Dẫn đến một số khu vực bị bỏ hoang trở thành đất trống hoặc khơng
sử dụng nhiều năm từ đó gây nên tình trạng lãng phí tài ngun đất đai. Một số khu vực đã tận
dụng việc này trong việc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác các lợi thế về tự
nhiên như Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh,…
73


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKH 2019

* Các yếu tố kinh tế xã hội:
- Dân số: Dân số ảnh hưởng tới biến động sử dụng đất thông qua sự gia tăng dân số, thay
đổi mật độ dân số và di cư. Trên địa bàn thành phố Tam Kỳ với hơn 2/3 dân số sống chủ yếu ở
thành thị tuy nhiên với quỹ đất ở thành thị chỉ chiếm 43,6%. Điều này dẫn tới việc diện tích đất
sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để phục vụ cho việc mở rộng cũng như phát triển các
khu đô thị, khu dân cư phục vụ cho người dân ở khu vực thành thị. Đặc biệt tại các phường giáp

xã, nơi có q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh hơn các vùng khác cùng với đó là diện tích đất
nơng nghiệp cịn tương đối nhiều như phường Trường Xn, phường An Phú và Tân Thạnh,
đây là điều kiện để mở rộng diện tích đất phi nơng nghiệp từ đó thúc đẩy quá trình biến động
sử dụng đất. Mặt khác dân số tăng tác động đến việc mở rộng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp
để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm qua đó cũng tác động đến biến động sử dụng đất.
Tại thành phố Tam Kỳ, tuy có dân số khá đơng nhưng chưa có hiện tượng di dân, di cư ở các
nơi khác tới cũng như từ nông thôn lên thành thị bởi lẻ hoạt động kinh tế - xã hội nơi đây chưa
có sự phát triển mạnh, vẫn cịn ở mức độ trung bình vì thế chưa tác động đến biến động sử dụng
đất một cách rõ nét.
- Các yếu tố kinh tế và khoa học công nghệ: Thành phố Tam Kỳ là đô thị có chức năng
chính là hành chính, trung tâm tỉnh lị của Quảng Nam, phát triển cơng nghiệp cịn hạn chế. Tuy
nhiên, ở những năm gần đây trên địa bàn thành phố đã hình thành các khu cơng nghiệp như
Tam Thăng, cụm công nghiệp Thuận Yên, Trường Xuân đã một mặt thúc đẩy sự phát triển kinh
tế xã hội. Mặt khác, chính việc mở rộng và hình thành các khu, cụm cơng nghiệp nêu trên đã
thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm
nhằm phục vụ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp và đô thị. Việc áp dụng các thành
tựu khoa học công nghệ trọng chọn giống cây trồng, tiếp cận được với nguồn vốn, thị trường,
cải tiến công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đã kích thích một số khu vực chuyển đổi mục
đích sử dụng đất, mở rộng diện tích đất nơng nghiệp như Tam Thăng, Tam Phú, Tam Thanh
nhằm khai thác tốt điều kiện tự nhiên hiện có và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai.
- Các yếu tố về thể chế và chính sách: Những năm gần đây, trên địa bàn thành phố Tam
Kỳ đã tăng cường thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về nguồn vốn, khoa học kĩ thuật và công
nghệ trong sản xuất và thu hút đầu tư từ đó kích thích việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất
trên nhiều phương diện khác nhau. Các đề án, mơ hình nghiên cứu phát triển ni trồng thủy
sản, phương án phòng chống hạn và nhiễm mặn, bảo dưỡng các cơng trình thủy lợi, các đề án
phát triển nông nghiệp như phát triển sản xuất lúa chất lượng cao gắn với xây dựng cánh đồng
lớn, thực hiện công tác “dồn điền đổi thửa”, phát triển vùng rau, củ, quả thực phẩm, phát triển
sản xuất hoa, cây cảnh, chuyển đổi cây trồng cạn qua đó đã tạo điều kiện cho người dân mở
rộng diện tích gieo trồng, tái sản xuất, đưa vào khai thác diện tích đất đã bị bỏ hoang hoặc sản
xuất hiệu quả thấp từ đó thúc đẩy đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, thích ứng với điều kiện về khí

hậu nhằm đem lại hiệu quả sản xuất cao.
- Các yếu tố về thể chế và văn hóa: Thành phố Tam Kỳ từ lâu đã quen với việc sản xuất
mang tính chất tự cung tự cấp, sản xuất chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ và cung ứng cho
người dân thành thị trên địa bàn. Mặc khác, q trình sản xuất cịn phụ thuộc vào truyền thống
sản xuất của từng hộ gia đình, ít có sự thay đổi về mặt cơ cấu cây trồng trong từng thời kì trong
năm trừ khi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố về khí hậu và thị trường tiêu thụ từ đó làm giảm
hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, ở những năm gần đây với nhiều chính sách ưu đãi cũng như đề
án phát triển nông nghiệp, người dân được tiếp cận với nhiều điều kiện phát triển đã kích thích
việc đa dạng hóa cây trồng, hình thức sản xuất làm tăng hiệu quả sản xuất qua đó tác động đến
biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo nhiều chiều hướng khác nhau.
74


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN

| 12/2019

3.4. Giải pháp
3.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Xây dựng quy hoạch sử dụng, kiểm kê đất đai phù hợp với điều kiện tự nhiên và tình
hình phát triển kinh tế - xã hôi của địa phương nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quản lí và
bố trí sử dụng hợp lí quỹ đất trên phạm vi tồn thành phố qua đó đáp ứng yêu cầu, mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh, đảm bảo sử dụng đất nói chung và đất sản
xuất nơng nghiệp bền vững.
- Cần nghiên cứu các phương hướng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và các công trình,
khu đơ thị và khu cơng nghiệp trên các loại đất ít có khả năng mở rộng sản xuất nơng nghiệp
và sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả thấp nhằm giải quyết hợp lí nhu cầu mở rộng đất phi
nông nghiệp và sản xuất vẫn đảm bảo được giá trị kinh tế cao.
- Cần có chính sách ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng lãnh thổ nhằm
khai thác những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên nhất là tài nguyên đất đai.

3.4.2. Giải pháp về khoa học và cơng nghệ
- Nâng cao trình độ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, tăng cường công tác
nghiên cứu khoa học và đặc biệt là đảm bảo quỹ đất riêng cho các cở sở đào tạo cũng như phục
vụ công tác nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp.
- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong việc lai tạo, lựa chọn các giống cây
trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa bàn đặc biệt là các giống cây trồng thích
nghi với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay nhằm đa dạng hóa cơ cấu cây trồng nhất là các
giống lúa chất lượng cao qua đó định hướng sử dụng đất hợp lí và bền vững
3.4.3. Giải pháp về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong việc tiếp thu các thành tựu của khoa học công
nghệ trong sản xuất. Cần đạo tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đảm bảo cân bằng về yếu
tố sử dụng lao động, chất lượng sản phẩm và nhu cầu khai thác đất đai trong sản xuất. Mở các
lớp đào tạo, tập huấn về khuyến nông, khoa học kĩ thuật áp dụng trong sản xuất qua đó kích
tích sử dụng đất hợp lí và khai thác hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp. Cần đặc biệt quan tâm,
xây dựng mối quan hệ giữa nông dân và nhà khoa học, thông qua mối quan hệ này người dân
sẽ được tiếp cận với giống cây trồng, vật nuôi, cơ sở khoa học kĩ thuật cần thiết trong sản xuất
từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất. Cần cân đối giữa nguồn lao động và nhu cầu mở rộng đất sản
xuất nông nghiệp để tránh tình trạng gây lãnh phí đất đai.
3.4.4. Giải pháp về mơi trường
- Khuyến khích, đầu tư người dân sản xuất đi đôi với bảo vệ và cải tạo, nâng cao độ phì
của đất, đảm bảo về mặt thời gian sản xuất và thời giản nghỉ ngơi giữa các mùa vụ trong năm
nhằm đạt hiệu quả sản xuất tốt nhất. Khuyến khích khai hoang đất chưa sử dụng vào trong sử
dụng hợp lí, cần khai thác các diện tích đất hoang hóa, đất trống vào các mục đích khác nhau
như xây dựng các mơ hình trồng trọt nhằm phục vụ cho chăn nuôi, đưa vào trồng các loại cây
lâu năm tránh tình trạng lãnh phí đất đai.
- Đầu tư, xây dựng các khu xử lí chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, bệnh viện, các
khu đô thị và các cơ sở khác để đảm bảo được xử lí các chất thải nhằm giảm thiểu thải ra môi
trường. Đặc biệt các khu công nghiệp gần nơi sản xuất nông nghiệp, gần khu dân cư. Ngoài ra
cần phải đảm bảo hệ thống xử lí nước thải từ các khu cơng nghiệp và khu đơ thị tránh xả thải
trực tiếp vào dịng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Xây dựng hệ thống quan trắc môi

75


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

| HNKH 2019

trường trong các khu công nghiệp và đô thị, khu dân cư nông thôn nhằm giám sát và thực hiện
việc kiểm tra chất lượng các chỉ số môi trường nhằm phục vụ cho sản xuất và đời sống.
- Quan tâm tới công tác đánh giá tác động của môi trường đối với các dự án mở rộng các
khu công nghiệp, khu đơ thị và các cơng trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
3.4.5. Giải pháp về cơng trình xây dựng
- Quan tâm đầu tư tới việc xây dựng các cơng trình, cơ sở hạ tầng nơng thơn đặc biệt là
các cơng trình thủy lợi, chưa nước, hệ thống dẫn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được
diễn ra quanh năm.
- Xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản tại vùng ven biển tại
các xã Tam Phú, Tam Thanh và Tam Thăng dọc sơng Trường Giang. Các cơng trình chắn sóng,
xâm nhập mặn tại vùng ven biển Tam Thanh và Tam Thăng.
4. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu biến động tình hình sử dụng đất nói chung và đất sản xuất nơng nghiệp
nói riêng trên địa bàn thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2005-2018 cho thấy được sự biến động
mạnh về các loại hình sử dụng đất theo thời gian và không gian về mặt cơ cấu và mức độ biến
động. Trong đó, theo hướng tăng diện tích đất nơng nghiệp, phi nơng nghiệp và giảm diện tích
đất chưa sử dụng, đối với đất nông nghiệp giảm ở các loại đất như trồng lúa, trồng cây hằng
năm, trong khi đất trồng cây lâu năm có xu hướng tăng mạnh. Trên cơ sở nghiên cứu sự biến
động, đã phân tích các nhóm ngun nhân tác động tới biến động sử dụng đất và đề xuất các
giải pháp nhằm sử dụng đất theo hướng bền vững và hợp lí.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]

[3]
[4]

Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam (2005). Niên giám thống kê năm 2005, NXB Thống kê.
Nguyễn Thị Thu Hiền (2015). Nghiên cứu biến động và đề xuất các giải pháp quản lí đất hợp
lí huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Luận án Tiến sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Quốc hội (2003). Luật đất đai năm 2003, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Văn phịng đăng kí quyền sử dụng đất tỉnh Quảng Nam, Báo cáo thống kê đất đai thành phố
Tam Kỳ năm 2018.

76



×