Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hôn có để lại bệnh không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.82 KB, 3 trang )

Hôn có để lại bệnh không?
Chiến và Huệ là một cặp "thanh mai trúc mã", chơi chung với nhau từ
nhỏ, lên đến trung học lại còn bị các bạn ghép đôi. Chiến hiểu rất rõ
rằng yêu ai thì phải hết sức tôn trọng người đó, do vậy mà cậu luôn giữ
cho tình yêu của mình với Huệ được trong sáng. Thế nhưng, trong rạp
chiếu phim hôm thứ bảy tuần trước, Huệ đã đặt một cái hôn nóng bỏng
vào má cậu. Nhưng Chiến không dám hôn lại, chỉ hôn lên trán Huệ một
cái và thì thầm bên tai cô: "Anh rất muốn hôn em nhưng hôm nay anh bị
cảm "
Năng lượng tiêu hao khi hôn nhau
Hôn, ngay từ những ngày xa xưa, đã được xem như là một cử chỉ
giống như quan hệ tình dục, cần phải ngăn cấm. Hôn nhau trước mặt
mọi người là một điều cấm kỵ, cho nên thường thì người ta không dám,
sợ bị trở thành đề tài của những lời đàm tiếu. Nghe đồn rằng, khi văn
hóa phương Tây làm cuộc Đông tiến, các cụ Nho gia khi thấy thanh
niên hôn nhau đã hồn bay phách lạc. Nhưng, trong
những năm gần đây, khi cái nhìn về quan hệ giới tính có phần thoáng
hơn trước, việc các cặp nam nữ hôn nhau ngoài đường không còn làm
mọi người phải kinh ngạc. Nghe nói, khi hôn nhau, người ta phải vận
động 29 loại cơ, năng lượng bị tiêu hao sẽ lệ thuộc vào thời gian hôn và
phương thức hôn.
Nhưng "hôn có phải là hành vi mất vệ sinh không", "hôn nhau có truyền
bệnh cho nhau không?" đó là những vấn đề mà các bạn chúng ta quan
tâm.
Bệnh vào từ miệng
Thường mọi người cho rằng miệng là bộ phận sạch sẽ, đáng được coi
trọng. Miệng dùng để ăn, để nói, do đó, phần lớn mọi người rất coi
trọng miệng của chính mình, không dễ dàng hôn mọi người.
Nhưng thật ra, dưới con mắt của y học, miệng là nơi vi trùng trú ngụ,
cho dù có đánh răng xúc miệng nhiều lần cũng không thể tiêu diệt hết.
Nếu như trong miệng có nhiều vi trùng như thế, con người chẳng phải


ngày nào cũng ốm đau sao? Thật sự không phải thế, miệng là nơi chó
nhiều chất dịch có khả năng diệt khuẩn, khi vi trùng xâm nhập là lập tức
bị tiêu diệt. Nếu như ta nuốt thực phẩm xuống dạ dày thì vi trùng được
nuốt vào theo thực phẩm cũng bị dịch dạ dày tiêu diệt. Vậy hôn nhau
không hề là mất vệ sinh! Tuy nhiên, cũng có một số vi khuẩn lọt lưới,
nên hôn nhau cũng chưa hẳn là một cách bày tỏ tình cảm an toàn.
Hôn nhau sẽ để lại bệnh
Trong y học không có chứng bệnh nào gọi là chứng bệnh do hôn nhau.
Nhưng cứ sau ngày lễ Tình Yêu thì có một số người bị các triệu chứng
như hạch lim - pa phình to, toàn thân phát ngứa, họng bị đau Khi hôn
nhau, nếu như hôn với thời gian quá lâu, cường độ mạnh sẽ làm cho
cơ quai hàm bị mỏi. Do áp lực đè lên khoang miệng lớn nên tai bị ù,
nghe kém, nghiêm trọng hơn sẽ làm hại màng nhĩ.
Phần lớn vi trùng bệnh cúm lây truyền qua nước bọt mà hôn nhau là
chiếc cầu lí tưởng nhất. Cho dù chỉ là một chiếc hôn nhẹ bằng môi, bạn
cũng sẽ nhận một ít lượng nước bọt của đối phương và đó chính là cơ
hội cho bệnh truyền sang cơ thể.
Sự giao lưu của vi trùng
Nếu như hôn nhau quá nồng nhiệt, không cẩn thận thì có thể làm trầy
xước niêm mạc miệng, dẫn đến chảy máu. Nếu như hai người đều bị
trầy xước hoặc một trong hai người đã có một người bị bệnh răng
miệng (bệnh nha chu) thì khi hôn nhau, họ đã truyền cho nhau không
chỉ nước bọt mà còn có máu. Lúc đó, mầm bệnh tiềm ẩn trong máu sẽ
đượctruyền vào cơ thể nhau. Cho nên, khi hôn nhau, những bệnh lây
nhiễm không chỉ là cảm cúm mà còn có viêm gan, kết hạch, AIDS,
giang mai, mụn giộp khoang miệng. Đáng tiếc, những cặp trai gái yêu
nhau lại không ý thức được chuyện này, khi đã nhiễm bệnh rồi mới biết
thì coi như đã muộn.
Những điều cần biết trước khi hôn
Chúng ta không nói đến vấn đề quan niệm đạo đức ở đây; điều mà

chúng ta quan tâm là: trong tình hình sức khoẻ như thế nào thì không
được hôn nhau. Khi bị cảm, có bệnh về răng miệng (bệnh mụn giộp,
viêm nướu ) là những lúc không nên hôn. Những người mắc bệnh
giang mai, AIDS, viêm gan, viêm kết hạch lại càng không được hôn.
Chưa có chứng cớ nào cho thấy việc hôn vào má của người nhiễm
bệnh AIDS sẽ gây nhiễm bệnh. Bố mẹ hôn vào má của con là biểu hiện
tình cảm. Ở một số nước phương Tây, hôn là một cách thể hiện sự lễ
phép đối với khách. Ở Trung Quốc, trong dân gian còn có quan niệm
như "nếm" nước bọt của người nào thì sẽ nghe lời người đó suốt đời.
Tóm lại, hôn là hành vi không thể tùy tiện được, trước khi hôn cần phải
suy nghĩ: Bạn có thật sự yêu mến đối tượng đó không? Nếu như không,
khi hôn như vậy có bị đối tượng đó hiểu lầm không? Còn nữa, bạn có
muốn "trao đổi" vi khuẩn bệnh với đối tượng đó không? Đương nhiên,
trừ khi bạn tự nguyện; nếu không, không ai có thể ép bạn phải trao cho
cô ấy (anh ấy) một nụ hôn.

×