Tải bản đầy đủ (.docx) (161 trang)

Hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 161 trang )

1I
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TÊ

VIỆN DINH DƯỠNG

LÊ THÊ TRUNG

HIỆU QUẢ MƠ HÌNH SẢN XUẤT THỨC ĂN BỔ SUNG ĐẾN
AN NINH THỰC PHẨM HỘ GIA ĐÌNH VÀ TÌNH TRẠNG DINH
DƯỠNG
TRẺ DƯỚI 24 THÁNG TUỔI TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

LUẬN ÁN TIÊN SI

Chuyên ngành: Dinh dưỡng
Mã số: 9.72.04.01


II
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

2

BỘ Y TÊ

VIỆN DINH DƯỠNG


LÊ THÊ TRUNG

HIỆU QUẢ MƠ HÌNH SẢN XUẤT THỨC ĂN BỔ SUNG
ĐẾN AN NINH THỰC PHẨM HỘ GIA ĐÌNH VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
TRẺ DƯỚI 24 THÁNG TUỔI TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

LUẬN ÁN TIÊN SI

Chuyên ngành: Dinh dưỡng
Mã số: 9.72.04.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Phu
PGS. TS. Nguyễn Đỗ Huy

Hà Nội, 2022


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Thế Trung, nghiên cứu sinh khóa 11, Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế,
chuyên ngành Dinh dưỡng, xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp xây dựng kế hoạch triển khai can
thiệp, thu thập số liệu, phân tích kết quả và viết báo cáo dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Phạm Văn Phú - Giảng viên cao cấp, Nguyên Phó Trưởng Bộ mơn Dinh
dưỡng-An tồn thực phẩm; Trường Đại học Y Hà Nội và PGS.TS. Nguyễn Đỗ Huy
- Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế.
2. Số liệu và kết quả nêu trong luận án hoàn tồn chính xác, trung thực và
chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án


Lê Thế Trung


4

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Lê Danh Tuyên - Viện trưởng Viện Dinh
dưỡng, các thầy cô lãnh đạo Viện, Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm Viện Dinh Dưỡng, Ban Giám hiệu Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Khoa Y
tế công cộng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện luận án này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất với PGS.TS. Phạm Văn Phú và
PGS.TS. Nguyễn Đỗ Huy những người thầy tâm huyết, đã dành nhiều thời gian và
công sức để hướng dẫn, hỗ trợ tận tình, giúp đỡ và động viên tơi trong q trình
thực hiện luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý dự án Cải thiện an ninh thực phẩm
hộ gia đình, phụ nữ nơng thơn nghèo, thơng qua mơ hình chế biến thực phẩm dinh
dưỡng quy mô nhỏ ở Việt Nam, Đại học Ryerson-Canada, lãnh đạo UBND, Sở Y tế,
Trung tâm Sức khỏe sinh sản các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, trạm y tế các
xã Đạo Đức, Trung Thành, Việt Lâm (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang); trạm y tế
các xã Bản Vược, Quang Kim, Trịnh Tường (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) vàtrạm
y tế các xã Bản Hon, Bản Giang, Thèn Sin (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi tiến hành nghiên cứu và ủng hộ tơi nhiệt tình trong q
trình thu thập số liệu nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến đờng nghiệp, những người bạn và gia
đình đã quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hoàn
thành luận án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận án

Lê Thế Trung



5

DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
ANTP
An ninh thực phẩm
ANTPHGĐ An ninh thực phẩm hộ gia đình
ECOSUN
Cải thiện An ninh thực phẩm hộ gia đình phụ nữ nơng thơn
nghèo thơng qua mơ hình chế biến thực phẩm dinh dưỡng qui
FANTA III

mơ nhỏ ở Việt Nam
Food and Nutrition Technical Assistance III Project

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations/ Tổ

FIES
HAZ
HFIAS

chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Food Insecurity Experience Scale
Height for Age Z-score/Z-score chiều cao theo tuổi
Household Food Insecurity Access Scale/Thang đánh giá

IDRC

PRA
RRA
SD
SDD
SDGS

thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình
The International Development Research Centre
Participatory Rapid Appraisal
Renewable Readiness Assessment
Standard deviation/Độ lệch chuẩn
Suy dinh dưỡng
Sustainable Development Goals/Mục tiêu phát triển thiên

TTXH
UNICEF
WAZ
WB
WHO

niên kỉ.
Tiếp thị xã hội
United Nations Children's Fund/ Quĩ Nhi đồng Liên hiệp quốc
Weight for Age Z-score/Z-score cân nặng theo tuổi
World Bank/ Ngân hàng thế giới
World Health Organization/ Tổ chức Y tế thế giới

WHZ

Wheight for Height Z-score/Z-score cân nặng theo chiều cao



6

MỤC LỤC


7

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH


8

ĐẶT VẤN ĐÊ
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới hiện vẫn còn chiếm tỉ
lệ rất cao và có ý nghĩa sức khỏe cộng đờng, đờng thời suy dinh dưỡng ở trẻ em
cũng là một trong những nguyên nhân gây ra gánh nặng đối với hệ thống y tế
và kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội [1]. Hiện nay, trên toàn thế giới vẫn
còn khoảng 162 triệu (chiếm 25%) trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp
còi; khoảng 99 triệu trẻ nhẹ cân và gần 55 triệu trẻ suy dinh dưỡng thể gầy cịm
[1]. Tình trạng suy dinh dưỡng phổ biến khi trẻ được 6 tháng tuổi và có xu
hướng tăng theo tuổi, suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi cao, có ý nghĩa sức
khỏe cộng đờng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam [2],[3].
Ở nước ta, trong những năm gần đây tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới
5 tuổi (nhất là nhóm trẻ dưới 24 tháng tuổi) đã có chiều hướng giảm. Tuy
nhiên, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi vẫn cịn cao và có ý nghĩa
sức khỏe cộng đồng theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới [4]. Tỉ lệ suy

dinh dưỡng đặc biệt cao ở nhóm trẻ là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng
sâu, vùng xa, vùng khó khăn, những nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng
nề do thiên tai và biến đổi khí hậu [4],[5].
Suy dinh dưỡng ở trẻ em có ngun nhân cơ bản là do cơ thể không
được cung cấp đầy đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết vì thiếu thức ăn,
thức ăn không đảm bảo vệ sinh và thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình. Trẻ em
bị suy dinh dưỡng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng xấu tới sự phát
triển thể lực và trí tuệ. Cùng với đó suy dinh dưỡng cùng là yếu tố nguy cơ của
một số bệnh không lây nhiễm khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Giai đoạn đầu đời
của trẻ từ 0-24 tháng tuổi là thời điểm trẻ dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là khi
gia đình của chúng bị thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình [6],[7].
Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình là vấn đề thường xuyên xảy ra ở
hầu hết các nước trên thế giới và đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang và


9

chậm phát triển. Theo Tổ chức Nông lương thế giới-FAO (2015), trên thế giới
cứ 9 người thì có một người khơng có đủ thực phẩm để duy trì một cuộc sống
khỏe mạnh [8]. Trong những năm gần đây, số người thiếu an ninh thực phẩm
trên tồn thế giới giảm khơng đáng kể năm 2014 khoảng 647 triệu người; năm
2015 khoảng 618,4 triệu người. Những khu vực thường xuyên bị mất an ninh
thực phẩm hộ gia đình ở mức độ nặng, đó là Mỹ la tinh và Caribe; khu vực
châu Phi, khu vực Nam Á và Đơng Nam Á [8].
Tình trạng nghèo đói và thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình ở nước ta
vẫn thường xuyên xảy ra ở các vùng khó khăn, đặc biệt là ở khu vực Tây
Nguyên và vùng núi phía Bắc. Theo niên giám thống kê (2015) cho thấy, tỉ lệ
hộ gia đình nghèo chung trên tồn quốc là 7%, trong đó khu vực trung du và
miền núi phía Bắc là 16,0%; các tỉnh Lào Cai là 25,3%, Hà Giang là 28,2% và
Lai Châu là 35,3% [9]. Số người thiếu ăn trên tồn quốc cịn phổ biến và

chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt ở các khu vực khó khăn, những vùng có điều kinh tếxã hội chậm phát triển. Nghèo đói là nguyên nhân dẫn đến mất an ninh thực
phẩm hộ gia đình, nhất là những hộ gia đình có con nhỏ, người dân tộc thiểu
số và người có trình độ học vấn thấp [10].
Trong thời gian vừa qua, ở nước ta đã có nhiều chương trình can thiệp
về phịng chống suy dinh dưỡng trẻ em và đảm bảo an ninh thực phẩm hộ gia
đình đã được triển khai thành công và đem lại sự cải thiện đáng kể về giảm tỉ
lệ suy dinh dưỡng và đảm bảo an ninh thực phẩm hộ gia đình [11],[12],[13].
Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng đói nghèo, thiếu ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ
em vẫn còn phổ biến và khá nghiêm trọng ở nhiều vùng trên toàn quốc, đặc
biệt là ở khu vực miền núi phía Bắc. Câu hỏi đặt ra ở đây cho các nhà khoa
học, nhà quản lý là vì sao tỉ lệ suy dinh dưỡng giảm trong thời kì có chương
trình can thiệp nhưng lại tăng cao sau khi chương trình can thiệp kết thúc? Vì
sao tình trạng thiếu ăn, nghèo và tái nghèo ở hộ gia đình tại khu vực khó khăn


10

khơng giảm? Mơ hình can thiệp nào sẽ giúp giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ
em, cải thiện tình trạng thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình, giảm ngheo đói
giảm một cách bền vững?
Với mong muốn cung cấp thêm bằng chứng khoa học góp phần tìm
ra mơ hình can thiệp hiệu quả, bền vững hơn để cải thiện an ninh thực phẩm
hộ gia đình và giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em. Đề tài “Hiệu quả mơ hình
sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình
trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía
Bắc" được thực hiện nhằm mục tiêu.


11


MỤC TIÊU
1. Mơ tả tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên
quan tại 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang năm 2016.
2. Đánh giá sự cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình thơng qua mơ hình sản
x́t và tiếp thị xã hội thức ăn bổ sung tại 3 tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Hà
Giang.
3. Đánh giá sự cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi thơng
qua mơ hình sản x́t và tiếp thị xã hội thức ăn bổ sung tại 3 tỉnh Lai Châu,
Lào Cai và Hà Giang.


12

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ DƯỚI 24 THÁNG T̉I
1.1.1. Khái niệm
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc
sinh hóa, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [14]. Ở tất cả
các lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, tình trạng dinh dưỡng phản
ánh rõ và chính xác nhất về mức độ đảm bảo đầy đủ và hợp lý về chất dinh
dưỡng thơng qua thức ăn của gia đình trẻ. Ngồi ra tình trạng dinh dưỡng cịn
phản ánh khả năng chăm sóc sức khoẻ, y tế, trình độ dân trí, điều kiện giáo
dục… và sự phát triển của kinh tế - xã hội [14],[15].
Suy dinh dưỡng (SDD) là khi trẻ có cân nặng, chiều cao thấp hơn so
với cân nặng và chiều cao trung bình ở quần thể tham khảo. Ở cộng đồng
SDD trẻ em được chia thành 3 thể: SDD thể nhẹ cân (đánh giá dựa vào zscore cân nặng theo tuổi WAZ); SDD thể thấp còi (thể nhẹ cân (đánh giá dựa
vào z-score chiều dài nằm theo tuổi - HAZ); và SDD thể gầy còm (thể nhẹ
cân (đánh giá dựa vào z-score cân nặng theo chiều dài nằm - WHZ) [14],[16].
Phân loại ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của suy dinh dưỡng theo Tổ

chức Y tế thế giới (WHO). Thể thấp còi dưới 2,5% rất thấp; từ 2,5-10% mức
độ thấp; từ 10-20% mức độ trung bình; từ 20-30% mức độ cao; ≥ 30% mức
độ rất cao. Thể gầy còm < 2,5% rất thấp; từ 2,5-5% thấp; từ 5-10% mức độ
trung bình; từ 10-15% mức độ cao; ≥ 15% mức độ rất cao [17].


13

1.1.2. Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em
1.1.2.1. Trên thế giới
Trong 20 năm trở lại đây, tỉ lệ SDD trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 24
tháng tuổi trên toàn thế giới đã giảm đáng kể, SDD thể thấp còi giảm 10,1%,
từ 33,1% năm 2000 xuống còn 22,0% năm 2020 [3]. Tuy nhiên tỉ lệ SDD trẻ
em vẫn ở mức cao, có ý nghĩa sức khỏe cộng đờng, nhất là ở các nước đang
phát triển [18],[19],[20].

Hình 1.1. Tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thể gầy còm trên thế giới giai đoạn
2010-2020 (nguồn: who.int).
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-2021 cho thấy, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị
SDD thể thấp còi là 21,3% (khoảng 149,2 triệu trẻ); SDD thể gầy còm là 6,9%
(khoảng 45,4 triệu trẻ). Tại châu Phi, tỉ lệ SDD thể thấp còi là 30,7% thấp hơn
10,8% so với năm 2000 là 41,5%. Các nước Guinea, Ethiopia, Cameroon, Cộng
hịa Cơng gơ, Trung Phi là những nước có tỉ lệ SDD thể thấp cịi và gầy còm cao
lần lượt là 29,4% và 5,7%; 35,3% và 7,2%; 27,2% và 4,3%; 40,8% và 6,4%;
40,1% và 5,2% [18].


14

Châu Á là khu vực có số trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD cao nhất thế giới với

42,2 triệu trẻ. Tỉ lệ SDD thể thấp còi chung cho cả khu vực là 21,8% và thể gầy
còm là 8,9%. Khu vực Nam Á có tỉ lệ SDD thể thấp cịi và gầy còm trẻ dưới 2
tuổi cao nhất, lần lượt là 30,7% và 14,1%; tỉ lệ này ở khu vực Đông Nam Á lần
lượt là 27,4% và 8,2%. Các quốc gia trong khu vực như Bangladesh, Ấn Độ,
Myanmar, Malaysia, Indonexia, Lào, Campuchia và Việt Nam là những nước có
tỉ lệ trẻ em bị SDD cao [18].
Tỉ lệ trẻ em bị SDD thể thấp còi và gầy còm tại Bangladesh (2020) là
30,2% và 9,8% (2019); tại Malaysia (2020) là 20,9% và 9,7% (2019); tại
Indonexia là 31,8% và 10,2%; tại Lào là (2020) 30,2% và 9,0% (2017); và tại
Camphuchia (2020) là 29,9% và 9,7% (2014) [18]. Mặc dù tỉ lệ SDD thể thấp
cịi có chiềuhướng giảm ở tất cả các nước trên thế giới nhưng nó vẫn chiếm tỉ lệ
cao có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở các nước nghèo, chậm phát
triển và ở những chủng tộc ít người.
Ở trẻ em, SDD thể thấp cịi ln có xu hướng tăng dần theo tuổi của
trẻ. Suy dinh dưỡng bắt đầu phổ biến khi trẻ được 6 tháng tuổi, tỉ lệ SDD tăng
dần theo thời gian, cao nhất ở giai đoạn trẻ từ 12-35 tháng tuổi, và tiếp tục
duy trì mức độ cao ở các nhóm tuổi tiếp sau đó [21].


15

Hình 1.2. Diễn biến chỉ số Z-scores ở trẻ 1 đến 59 tháng tuổi trên thế giới.
Chỉ số z-score chiều cao theo tuổi (HAZ) theo chuẩn WHO bắt đầu
giảm từ tháng tuổi thứ 5, giảm nhanh từ tháng thứ 10 sau sinh, tăng nhẹ sau
24 tháng, duy trì mức thấp của những tháng tiếp theo [7],[20],[22].
Ở hầu hết các vùng trên thế giới, z-score trung bình chiều cao theo tuổi
của trẻ 24 tháng tuổi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với quần thể tham
khảo. Các can thiệp nhằm cải thiện cân nặng và chiều cao của trẻ đặc biệt chú
trọng vào giai đoạn từ khi sinh đến 24 tháng tuổi [9],[27]. Trong cùng lứa tuổi,
tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ trai thường cao hơn ở trẻ gái, sự khác

biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [23] [24].
1.1.2.2. Tại Việt Nam
Ở nước ta, trong 20 năm trở lại đây tỉ lệ SDD ở trẻ em nói chung có
mức độ giảm rõ rệt.

Hình 1.3. Diễn biến suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam
(nguồn: Viện Dinh dưỡng)
SDD thể nhẹ cân giảm 21,6%, giảm từ 33,8% năm 2000 xuống còn
12,2% năm 2016, thể thấp còi giảm 19,6%, giảm từ 36,5% năm 2000 xuống
còn 19,6% năm 2019. Cho dù tỉ lệ SDD ở trẻ có giảm, tuy nhiên tỉ lệ này vẫn
cịn cao và có ý nghĩa sức khỏe cộng đờng theo tiêu chuẩn đánh giá của WHO
[25] [4]. Tỉ lệ SDD ở trẻ có sự khác biệt giữa tuổi, giới tính, dân tộc, nơi ở
sinh sống và giữa các vùng sinh thái [26].

Hình 1.4. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo giới và nơi ở
(Nguồn niêm giám thống kê-2019)


16

Số liệu Niên giám thống kê năm 2019 cho thấy, tỉ lệ SDD thể thấp còi
cao nhất là ở vùng Tây Nguyên với 29,8% tiếp đến là vùng Trung du và miến
núi phía Bắc 27,1%; vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 24,8%;
Đồng bằng song Cửu Long 21,2%. Các tỉnh có tỉ lệ trẻ thấp cịi cao là Bạc
Liêu 23,6%, Kon Tum 33,4%, Gia Lai 32,0%, Quảng Bình 27,9%, Sơn La
30,9%, Cao Bằng 30,4%, Hà Giang 31,7%, Lào Cai 31,0% và Lai Châu là
32,1% [26].
Tỉ lệ SDD thể thấp cịi cũng có sự khác biệt rõ ràng ở trẻ người Kinh với trẻ
người dân tộc thiểu số, cụ thể: trẻ người Kinh 23,3%, Nùng 38,5%, Dao 46,2%, Thái
46%, H’Mông 55,1% [27], Vân Kiều 67,1% [28], Pakor 66,5% trẻ dưới 5 tuổi,

nhóm 12-17 tháng tuổi là 53,3% và nhóm 18-23 tháng tuổi là 64,2% [29].
Kết quả nghiên cứu của Phan Thị Bích Hờng (2019) ở trẻ dưới 5 tuổi
dân tộc Mông tại Hà Giang cho thấy tỉ lệ SDD thể nhẹ cân 24,1%; thấp còi
45,1%; gầy còm 8,2%. Tỉ lệ SDD thể thấp còi mức độ vừa là 25,7%, mức độ
nặng là 19,4%. Tỉ lệ trẻ bị SDD có xu hướng tăng theo tuổi ở nhóm dưới 12
tháng tuổi là 39,1%, nhóm từ 12-23 tháng là 32,0%; từ 24-35 tháng là 42,3%;
36-47 tháng là 50,3%; 48-59 tháng là 62,8%. Các yếu tố có liên quan đến
SDD thể thấp cịi ở trẻ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) đó là
trình độ học vấn của người mẹ (dưới lớp 10 và trên lớp 10), tình trạng kinh tế
của hộ gia đình (nghèo và khơng nghèo), số con của mẹ trong gia đình, thời
điểm cho trẻ bú sau đẻ, và tình trạng mắc bệnh của trẻ [30].
Nghiên cứu của Trần Thị Lan (2013) tại Quảng Trị, một tỉnh miền núi
trung Trung bộ cho thấy tỉ lệ SDD thấp còi ở trẻ 12 - 36 tháng tuổi là 66,5%
[29]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà tại Bắc Ninh thuộc vùng đồng bằng
Bắc bộ năm 2007 chỉ là 34,4% cũng cho thấy sự khác biệt về tỉ lệ thấp còi giữa
hai vùng miền này.


17

Điều này được lý giải bởi sự bất cập trong việc tiếp cận dịch vụ y tế,
trình độ dân trí và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa khu vực nông
thôn, miền núi so với các thành phố lớn và các khu đô thị. Tỉ lệ SDD giảm,
nhưng vẫn cịn cao tại các vùng núi, nơng thơn trong khi tại các thành phố, khu
đơ thị có xu hướng tăng tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì [29].
Theo nhóm tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ SDD nhẹ cân tăng
lên lúc trẻ 12 tháng tuổi, duy trì đều ở các tháng tuổi sau đó, trong khi đó tỉ lệ
SDD thấp còi của trẻ tăng dần theo độ tuổi, tăng nhanh từ lúc trẻ 12 tháng tuổi
và cao nhất ở trẻ từ 12-36 tháng tuổi, đặc biệt ở độ tuổi 24-36 tháng [31].
Hình 1.5. Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi

(Viện Dinh dưỡng-2011)
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng tỉ lệ SDD thấp cịi ở nhóm trẻ
dưới 6 tháng là thấp nhất, sau đó tăng nhanh vào thời kỳ trẻ 6-23 tháng.
Nguyên nhân giai đoạn này trẻ có nguy cơ bị SDD cao hơn vì đây là thời
điểm cai sữa cho trẻ, ăn bổ sung, có nhiều ảnh hưởng đến lượng thức ăn của
trẻ và đồng thời trẻ có nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Khả năng miễn dịch tự
nhiên giảm, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn và mẹ bắt đầu đi làm cũng là
những lý do dẫn đến tỉ lệ SDD tại nhóm 6-23 tháng tuổi cao. Trẻ bị SDD thấp
còi ở lứa tuổi này sẽ làm giảm quá trình tăng trưởng về chiều cao ở giai đoạn
tiếp theo. Vì vậy, các nghiên cứu can thiệp dinh dưỡng cần tập trung tác động
vào giai đoạn 1000 ngày vàng đầu đời (đặc biệt trẻ từ 6-23 tháng tuổi) [32].
Thiếu vi chất dinh dưỡng (VCDD) đặc biệt là thiếu máu và thiếu kẽm có
liên quan chặt chẽ với SDD thấp còi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chậm
phát triển sau khi sinh có liên quan chủ yếu tới sự thiếu hụt dinh dưỡng, trong
đó quan trọng nhất là các thiếu hụt liên quan tới thiếu năng lượng, protein và
các vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm và các vitamin D, A, C.


18

Kẽm có vai trị quan trọng trong q trình phát triển của hệ tiêu hóa và
tăng cường q trình chuyển hóa, giúp cải thiện chiều cao của trẻ thấp cịi.
Ngồi ra, kẽm còn làm tăng khả năng miễn dịch và tổng hợp protein đối với cơ
thể [33],[34],[35]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà cho thấy trẻ từ 6-36 tháng
tuổi bị SDD thấp cịi có tỉ lệ thiếu máu và thiếu kẽm rất cao (lần lượt là 40,9% và
40,0%) [36]. Nghiên cứu của Lê Danh Tuyên năm 2009 đã chỉ ra có mối liên
quan giữa tình trạng thấp cịi và thiếu máu (với OR = 3,39, p<0,05) [37]. Nghiên
cứu của các tác giả Berger J (2006) về kết hợp bổ sung sắt và kẽm cho trẻ sơ
sinh cũng đã cho thấy hiệu quả lên việc cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng và
tốc độ phát triển của trẻ [38].

Thiếu máu: Tỉ lệ thiếu máu ở nhóm trẻ 6-59 tháng trên tồn quốc là
19,6%. Các khu vực có tỉ lệ trẻ em bị thiếu máu cao có ý nghĩa sức khoẻ cộng
đờng là miền núi phía Bắc 23,4% và Tây ngun 26,3% [25]. Tỉ lệ trẻ trong
năm đầu tiên của cuộc đời bị thiếu máu do thiếu sắt vẫn còn ở mức rất cao tới
60-80%, đặc biệt ở những trẻ đẻ thiếu cân tỉ lệ này còn cao hơn [39].
Thiếu kẽm: Tỉ lệ thiếu kẽm ở trẻ em 6-59 tháng tuổi trên tồn quốc là
58,0%, trong đó khu vực miền núi phía Bắc là 67,7%; Tây Nguyên là 66,6%.
Tỉ lệ thiếu kẽm ở trẻ em có ý nghĩa sửa khoẻ cộng đồng ở mức nặng theo đánh
giá của Tổ chức Y tế thế giới [25]. Tỉ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng mức nặng về
ý nghĩa sức khỏe cộng đờng có thể giảm xuống song song với mức cải thiện
điều kiện kinh tế xã hội (khu vực miền núi và Tây Ngun). Tuy nhiên nếu
khơng có các can thiệp đặc hiệu thì khó có thể giảm tiếp xuống mức trung bình
về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.
Thiếu Vitamin A: Kết quả điều tra dinh dưỡng năm 2019 cho thấy tỉ lệ
thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở nhóm trẻ 6-59 trên tồn quốc là 9,5%, khu vực
miền núi phía Bắc là 13,8% và Tây nguyên là 11,0% có ý nghĩa sức khoẻ cộng
đồng ở mức nhẹ [25]. Can thiệp uống viên nang vitamin A liều cao đã được


19

triển khai nhiều thập kỷ qua nhưng tỉ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em
6-59 tháng tuổi vẫn còn ở mức nhẹ và giảm chậm trong những năm gần đây.
Điều này cho thấy cần có can thiệp hỗ trợ mang tính trung hạn và dài hạn để
duy trì thành tích đã đạt được và thanh tốn tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm
sàng. Tỉ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em có thể nặng thêm nếu dừng
hồn tồn chương trình uống vitamin A liều cao trên toàn quốc.
Kết quả điều tra quốc gia về vi chất dinh dưỡng cho thấy tình trạng
thiếu chung đa vi chất dinh dưỡng ở trẻ nhỏ tại các vùng nông thôn Việt
Nam. Tỉ lệ thiếu Kẽm, Selenium, Magnesium, và Đồng theo thứ tự là 86,9%,

62,3%, 51,9%, và 1,7%. Mặt khác 55,6% trẻ bị thiếu máu và 11,3% số trẻ bị
thiếu vitamin A. Thiếu đồng thời từ 2 vi chất dinh dưỡng trở lên chiếm tới
79,4% trẻ [39].
Cho dù đã có nhiều cố gắng trong việc giảm tình trạng SDD thấp cịi ở
trẻ nhưng tình trạng SDD chỉ giảm sau khi có các chương trình can thiệp, đặc
biệt là ở những khu vực khó khăn, người dân tộc thiểu số. Khi các chương
trình can thiệp kết thúc, người dân khơng cịn sự giám sát và hỗ trợ của
chương trình thì tình trạng SDD của trẻ lại tái diễn và duy trì ở tỉ lệ cao. Vì
vậy, can thiệp giảm tỉ lệ SDD nói chung là cơng việc khơng đơn giản, cần
phải có sự tham gia của tồn xã hội, nỗ lực từ nhiều ngành, có hướng tiếp cận
đa diện từ nhiều phía mới có thể giảm được một cách bền vững.
1.1.3. Ngun nhân suy dinh dưỡng
Mơ hình ngun nhân và hậu quả suy dinh dưỡng ở trẻ em của Quĩ nhi
đờng Liên hiệp quốc (UNICEF-1997) cho thấy SDD có ngun nhân trực
tiếp, nguyên nhân gián tiếp và nguyên nhân cơ bản. SDD không chỉ gây ra
hậu quả trực tiếp, tức thì tới sức khỏe của trẻ mà nó cịn ảnh hưởng đến tâm
lý, trí tuệ, thể lực khi trẻ ở tuổi trưởng thành và đến thế hệ sau [40].


20

tức thời:
tàn tật,
vong
HậuHậu
quả quả
lâu dài:
phát triển
thểtửlực
và trí tuệ ở tuổi trương thành, năng lực sản xuất, khả năng sinh sản, cá

Hậu quả

Suy dinh dưỡng trẻ em

Khẩu phần ăn của trẻ em

Bệnh tật

Ngun nhân trực tiếp

Mơi trường sức khỏe
Chăm sóc bà mẹ và trẻ em
An ninh thực phẩm hộ gia đình

Ng̀n lực cho chăm sóc sức khỏe
Nguồn lực cho an ninh thực phẩm
Nguyên nhân tiềm tàng
Nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe
Cung
cấp
nước
sạch.
- Sản x́t thực phẩm.
- Kiểm sốt ng̀n lực và tự quyết của người chăm sóc.
- Vệ sinh đầy đủ
- Thu nhập.
- Tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của người chăm sóc trẻ.
- Chăm sóc y tế
Kiến thức và niềm tin của người dân.
- An tồn mơi trường.


ĐÓI NGHÈO
- Cấu trúc chính trị-xã hội-kinh tế.
- Mơi trường văn hóa-xã hội.

Ngun nhân gốc rễ

Các ng̀n tiềm năng (Mơi trường, cơng nghệ, con người).

Hình 1.6. Mơ hình ngun nhân – hậu quả của suy dinh dưỡng trẻ em.
(nguồn: Unicef)


21

1.1.3.1. Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân của suy dinh dưỡng là do trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu
năng lượng do khẩu phần ăn thiếu hoặc thức ăn khi ăn vào cơ thể khơng có khả
năng được hấp thu hoặc bị ký sinh trùng chiếm mất.
Ăn vào không đủ

Giảm ngon miệng

- Giảm cân

Thiếu các chất dinh dưỡng

- Tăng trưởng chậm

Giảm hấp thu


- Giảm miễn dịch

Rối loạn chuyển hóa

- Tổn thương niêm mạc
Bệnh tật:

- Tăng tỉ lệ mắc mới
- Mức độ trầm trọng hơn
- Thời gian mắc kéo dài hơn
Hình 1.7. Vòng xoắn bệnh lý: Bệnh tật - Suy dinh dưỡng - Nhiễm khuẩn.
(nguồn: Unicef)
- Khẩu phần ăn: Khẩu phần ăn thiếu về số lượng hoặc kém về chất
lượng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến SDD: Trẻ không được bú
sữa mẹ đầy đủ; cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn; số lượng thức ăn
không đủ; năng lượng và protein trong khẩu phần ăn thấp [41].
- Bệnh nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn ảnh hưởng tới sự phát triển về thể lực
ngay trong giai đoạn mắc bệnh mà nó cịn ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của
trẻ. Cùng với tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, SDD là một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, qua
phân tích 11,6 triệu trường hợp tử vong trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát
triển cho thấy có đến 54% (6,3 triệu trẻ) có liên quan đến SDD [20]. Tại Việt
Nam, kết quả nghiên cứu của tác giả Hồng Văn Thìn tại Hiệp Hịa, Bắc Giang


22

(2017) cho thấy tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính là 39,5%;
ở nhóm tuổi 12-35 tháng là 43,8% [42]. Tác giả Ngô Viết Lộc và cs (2017)

nghiên cứu tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị cho thấy có 23,5% trẻ dưới 5
tuổi bị nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính [43]. Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố
liên quan có ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính là học vấn của
mẹ, nghề nghiệp của mẹ, trẻ mắc tiêu chảy, kiến thức thực hành dự phòng
nhiễm khuẩn của mẹ... [44]. Tỉ lệ nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi
tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội theo nghiên cứu của Trần Thị Nhị Hà và cs
(2016) cho thấy có 30,6% trẻ bị nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính, 31,0% trẻ nam bị
mắc, trẻ nữ ;à 30,1% [45] .
- Nhiễm ký sinh trùng đường ruột cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra
tình trạng SDD, thiếu máu ở trẻ em. Một nghiên cứu về nhiễm giun cho thấy tỉ
lệ nhiễm giun ở trẻ em lên đến 60%, chủ yếu là giun đũa và giun móc. Nhiễm
giun làm cho trẻ chán ăn, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, thiếu máu, từ đó
ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ [29],[46].
1.1.3.2. Nguyên nhân tiềm tàng
Nguyên nhân gián tiếp của SDD trẻ em đó là sự yếu kém trong dịch vụ
chăm y tế cho bà mẹ và trẻ em; kiến thức của người chăm sóc trẻ, yếu tố chăm
sóc của gia đình, vấn đề nước sạch, vệ sinh mơi trường và tình trạng nhà ở
khơng đảm bảo vệ sinh, tình trạng đói nghèo, lạc hậu về các mặt phát triển nói
chung bao gờm cả mất bình đẳng về kinh tế. An ninh thực phẩm hộ gia đình,
thiếu sự chăm sóc y tế và bệnh tật có tác động lớn nhất tới TTDD của trẻ. SDD
ở trẻ em có liên quan chặt chẽ với học vấn, điều kiện kinh tế và tình trạng sức
khỏe của người mẹ [47],[48].
Những người sống trong gia đình có trình độ học vấn thấp, sức khỏe hạn
chế thường rơi vào cảnh nghèo đói. Khi nghèo đói, trình độ thấp người dân ít
có cơ hội tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như dịch vụ về thức ăn
và dinh dưỡng. Phần lớn các hộ gia đình nghèo ở nước ta chủ yếu tập trung ở


23


khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
thường sinh nhiều con [10],[13]. Gia đình đơng con thì chế độ dinh dưỡng,
khẩu phần ăn của trẻ không được đảm bảo. Đây là nguyên nhân chính của vịng
luẩn quẩn của đói nghèo-suy dinh dưỡng-bệnh tật ở trẻ em nói riêng và người
dân nói chung [3],[49].
1.1.3.3. Nguyên nhân cơ bản
Nguyên nhân gốc rễ dẫn đến SDD đó là kiến trúc thượng tầng, chế độ xã
hội, chính sách, tiềm năng phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Cấu trúc chính
trị - xã hội - kinh tế, mơi trường sống, các điều kiện văn hóa - xã hội là những
yếu tố ảnh hưởng đến SDD ở tầm vĩ mơ. Trong q trình phát triển kinh tế hiện
nay của các nước phát triển, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng tác
động đến xã hội ngày càng sâu sắc; đặc biệt là khủng hoảng kinh tế toàn cầu
trong thời gian này làm cho việc đảm bảo an ninh lương thực ở các nước đang
phát triển ngày càng trở nên khó khăn [50],[51].
1.1.4. Giải pháp phịng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em
Một trong 2 nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD trẻ em là việc thiếu
năng lượng và chất dinh dưỡng được cung cấp từ thức ăn. Vấn đề này có thể
là do thức ăn của trẻ không đủ về số lượng và/ hoặc kém về chất lượng do gia
đình của trẻ nghèo, thiếu an ninh thực phẩm. Vấn đề quan trọng hàng đầu để
giải quyết vấn đề SDD trẻ em là cung cấp thức ăn bổ sung và đảm bảo an ninh
thực phẩm hộ gia đình.
1.1.4.1. Thức ăn bổ sung
Đã có rất nhiêu nghiên cứu chứng minh hiệu quả của thức ăn bổ sung
đối với việc cải thiện cân nặng, chiều cao của trẻ em. Kết quả nghiên cứu về
tư vấn sử dụng sản phẩm thức ăn bổ sung trong điều trị SDD của tác giả
Alessandra N. Bazzano và CS (2017) cho thấy tập huấn sử dụng thức ăn bổ
sung đã đem lại những lợi ích khơng chỉ giúp cải thiện tình trạng SDD ở trẻ
mà còn làm giảm các nguy cơ do người mẹ chưa hiểu biết hoặc không chú ý
đến các chỉ dẫn, cách sử dụng, hạn sử dụng của sản phẩm [52]. Tại
Camphuchia, các tác giả Sanne Sigh và CS (2017) sử dụng thực phẩm được



24

sản xuất bằng thực phẩm sẵn có tại địa phương, kết hợp giáo dục kiến thức,
thực hành, kỹ năng cho bà mẹ đã cho kết quả cao trong điều trị SDD cấp tính
[53]. Tác giả Bindi Borg và CS (2017) sử dụng phương pháp cho trẻ ăn thực
phẩm bổ sung acid béo sản xuất từ nguyên liệu địa phương cho trẻ SDD cũng
cho kết quả tốt đồng thời tạo được thói quen tiêu dùng của người dân qua giá
thành và đáp ứng thị hiếu [54].
Tại Việt Nam, nghiên cứu về thực hành ăn bổ sung của tác giả Phạm
Hoàng Hưng (2008) cho thấy, đa số bà mẹ và những người chăm sóc trong gia
đình trẻ chưa thực hiện đúng quy cách cho trẻ ăn bổ sung cả về thời điểm, số
lượng, chất lượng và tính chất vật lý của thức ăn [55]. Nghiên cứu trên một số
nhóm người dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên cho thấy, tập quán cho ăn bổ
sung sớm rất phổ biến, có tới 34,1% bà mẹ cho trẻ trước 3 tháng tuổi. Có tới
8,8% trẻ được ăn bổ sung trong tháng đầu tiên, 25,3% trẻ được ăn bổ sung
trong tháng thứ 2 hoặc thứ 3 và 65,9% trẻ được ăn bổ sung từ tháng thứ 4 [56].
Tác giả Lê Thị Hương và cs nghiên cứu tại Quảng Trị (2008) cũng cho
thấy hầu hết trẻ ăn bột khi được khoảng 5 tháng tuổi, ăn cháo lúc 9 tháng tuổi và
ăn cơm khi được khoảng 13 tháng. Có 53,7% trẻ được ăn bổ sung trước khi
được 4 tháng tuổi, 27,9% trẻ được ăn bổ sung khi được 4 - 6 tháng và 18,4% trẻ
được ăn bổ sung sau khi được 6 tháng tuổi. Loại thức ăn đầu tiên phổ biến nhất
của trẻ là cơm nhai 47,9% và bột gạo 46,3%. Số bữa ăn trung bình của trẻ là 3,1
± 0,6. Số bữa ăn trung bình của trẻ tăng dần theo tuổi [57].
Tỉ lệ cho trẻ ăn chưa đúng thời điểm (trước 6 tháng) của các bà mẹ theo
nghiên cứu của tác giả Lương Ngọc Trương và CS (2011) tại Thanh Hóa là
39,8%. Tỉ lệ ni con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu chiếm tỉ lệ rất
thấp chỉ đạt 5% [58]. Tại Thái Nguyên theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Lân cũng cho thấy, tỉ lệ các bà mẹ cho con ăn bổ sung sớm rất cao. Tỉ lệ mẹ

cho con ăn bổ sung trong tháng đầu là 4,5%; khi trẻ từ 1-2 tháng tuổi là
13,5%, trong 4 tháng đầu là 88,9%. Chỉ có 2/322 bà mẹ (0,7%) cho con ăn bổ
sung trong thời gian từ 5-6 tháng tuổi [59].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Dũng (2019) cũng sử dụng
phương pháp truyền thông giáo dục dinh dưỡng sử dụng thực phẩm giàu vi


25

chất sẵn có tại địa phương để cải thiện dinh dưỡng của trẻ cho thấy thực hành
chế biến thức ăn bổ sung của người mẹ được cải thiện, năng lượng khẩu phần
tăng, tiêu thụ thực phẩm tối thiểu tăng và các thực phẩm giàu sắt, vitamin A,
vitamin D tăng mạnh sau khi được truyền thông, giáo dục dinh dưỡng [60].
Như vậy, từ kết quả của các nghiên cứu cho thấy can thiệp về thức ăn
bố sung cho trẻ giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Để trẻ có sức khỏe và
phát triển hoàn hảo nhất, từ những ngày đầu đời, việc cung cấp thức ăn đầy
đủ, hợp lý có vai trò hết sức quan trọng.
1.1.4.2. An ninh thực phẩm với tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng thiếu an ninh thực phẩm (ANTP) hiện vẫn còn là vấn đề rất lớn
đối với toàn nhân loại. Thiếu thực phẩm dẫn đến cơ thể thiếu năng lượng, các
chất dinh dưỡng và suy dinh dưỡng làm cho việc thực hiện các hoạt động sống
và hoạt động xã hội khơng được bình thường. Hậu quả của suy dinh dưỡng
không chỉ làm ảnh hưởng tới sức khỏe, thể lực của trẻ ngay trước mắt mà nó cịn
ảnh hưởng sức khỏe khi trẻ lớn lên và đến thế hệ tiếp theo. [50],[51].

Thiếu ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ nhẹ cân, thấp còi
THIẾU
Thiếu protein năng lượng, vitamin và chất khoáng
THỰC PHẨM

Thiếu vi chất dinh dưỡng

Thiếu an ninh thực phẩm - Số lượng
-Chất lượng
Thực phẩm giàu năng lượng
- Liên tục
Thiếu ăn và rối loạn chuyển hóa

Trẻ thừa cân, béo phì
Lo lắng, stress, trầm cảm

Con đường dẫn tới thừa cân béo phì

Con đường dẫn tới suy dinh dưỡng

Hình 1.8. Con đường từ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình tới các vấn
đề về dinh dưỡng (nguồn FAO).


×