Mất ngủ, nguyên nhân phòng ngừa và cách chữa mất ngủ
Hiện tượng mất ngủ xảy ra ngày càng phổ biến ảnh hưởng tới sức khỏe, đời
sống và cơng việc. Chính vì thế bạn cần tìm ra nguyên nhân cũng như cách
chữa mất ngủ phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một số thông
tin liên quan.
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ được đặc trưng bởi tình trạng khó đi vào
giấc ngủ và/hoặc ngủ khơng sâu. Những người bị mất ngủ có một hoặc nhiều triệu
chứng như: khó ngủ, tỉnh dậy nhiều lần trong đêm và khó ngủ lại, dậy quá sớm vào
buổi sáng và cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.
1.Phân loại mất ngủ
Có hai loại mất ngủ: mất ngủ nguyên phát và mất ngủ thứ phát.
Mất ngủ nguyên phát: là mất ngủ không liên quan đến bất cứ vấn đề nào về sức
khỏe như bệnh tật, sử dụng thuốc hoặc các chất khác. Nó là một rối loạn riêng biệt
và trong nhiều trường hợp không thể xác định được nguyên nhân.
Mất ngủ thứ phát: là mất ngủ do vấn đề khác mang lại như tình trạng sức khỏe
(như bệnh suyễn, trầm cảm, viêm khớp, ung thư hoặc ợ nóng), ảnh hưởng của loại
thuốc đang sử dụng hay rượu, bia…
Phân loại theo thời gian
Căn cứ vào thời gian kéo dài trong bao lâu và mức độ thường xuyên xảy ra, người
ta cũng phân loại mất ngủ thành mất ngủ cấp tính (trong thời gian ngắn) và mất
ngủ mạn tính (trong thời gian dài). Trong đó mất ngủ cấp tính có thể kéo dài từ một
đêm đến một vài tuần. Mất ngủ được coi là mạn tính khi một người bị mất ngủ ít
nhất là ba đêm trong một tuần trong tháng hoặc lâu hơn.
2.Nguyên nhân gây mất ngủ
Nguyên nhân dẫn tới mất ngủ cấp tính có thể bao gồm:
- Những sự kiện gây căng thẳng, chán nản trong cuộc sống (mất việc, thay đổi việc
làm, cái chết của một người thân, ly hơn, di cư).
- Bệnh tật.
- Khó chịu về tinh thần hoặc thể chất.
- Yếu tố môi trường như tiếng ồn, ánh sáng hoặc nhiệt độ cao (nóng hoặc lạnh) gây
trở ngại cho giấc ngủ.
- Một số loại thuốc (ví dụ thuốc điều trị ảm lạnh, dị ứng, trầm cảm, huyết áp cao và
hen suyễn) có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Thay đổi môi trường hoặc lịch trình làm việc như jetlag hoặc chuyền từ làm ngày
sang làm ca đêm.
Ngun nhân gây mất ngủ mạn tính có thể là:
- Trầm cảm hoặc lo âu
- Căng thẳng kéo dài
- Đau hoặc khó chịu vào ban đêm
- Các triệu chứng của mất ngủ
- Cảm thấy buồn ngủ suốt cả ngày
- Mệt mỏi
- Hay cáu gắt
- Có vấn đề về khả năng tập trung và ghi nhớ
3.Các phương pháp chữa mất ngủ
Nếu tình trạng mất ngủ gây khó khăn cho sinh hoạt đời thường do người bệnh quá
buồn ngủ và mệt mỏi, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ngủ trong một thời gian để hạn
chế.
- Chữa mất ngủ cấp tính: Mất ngủ nhẹ có thể ngăn ngừa hoặc chữa khỏi bằng
cách xây dựng thói quen ngủ tốt. Nếu tình trạng mất ngủ gây khó khăn cho sinh
hoạt đời thường do người bệnh quá buồn ngủ và mệt mỏi, bác sĩ có thể kê đơn
thuốc ngủ trong một thời gian để hạn chế. Thuốc chữa mất ngủ hay còn gọi là
thuốc ngủ tác dụng nhanh trong thời gian ngắn có thể giúp người bệnh tránh được
tình trạng cảm thấy buồn ngủ vào sáng hơm sau. Khơng tự ý sử dụng thuốc ngủ
khơng kê đơn vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ khơng mong muốn và có xu
hướng mất đi tính hiệu quả theo thời gian.
- Chữa mất ngủ mạn tính tập trung vào điều trị và xử lý các vấn đề sức khỏe dẫn
tới mất ngủ. Nếu vẫn tiếp tục bị mất ngủ, các bác sĩ có thể đề nghị người bệnh áp
dụng một số liệu pháp hành vi để điều chỉnh lại những thói quen xấu gây mất ngủ
và xây dựng những thói quen ngủ tốt.
4.Chữa mất ngủ nhờ áp dụng những thói quen ngủ tốt
Thói quen ngủ tốt sẽ giúp chúng ta có một giấc ngủ ngon và ngăn chặn tình trạng
mất ngủ.
- Cố gắng đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và thức dậy vào cùng một thời
điểm mỗi buổi sáng. Nên hạn chế khơng nên có những cơn ngủ ngắn trong ngày, vì
ngủ quá nhiều sẽ khiến cho nhiều người không cảm thấy buồn ngủ vào ban đêm.
- Tránh sử dụng các chất có chứa caffeine, nicotine và rượu vào buổi tối. Caffeine
và nicotin là những chất kích thích có thể gây mất ngủ. Rượu có thể gây tỉnh giấc
vào ban đêm, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
- Tập thể dục thường xuyên: lưu ý không tập thể dục gần sát giờ đi ngủ, vì hoạt
động thể chất q mức có thể kích thích và gây mất ngủ.
- Không ăn bữa tối quá no, tuy nhiên một bữa nhẹ trước khi đi ngủ có thể giúp
chúng ta dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Sửa soạn phòng ngủ sạch sẽ và thoải mái. Nên ngủ trong phòng tối, n tĩnh với
nhiệt độ phù hợp, khơng q nóng hoặc q lạnh. Nếu cảm thấy khó ngủ vì ánh
sáng có thể sử dụng mặt nạ che mắt hoặc đeo tai nghe để hạn chế những tiếng ồn
dễ gây khó ngủ.
- Thực hiện một thói quen giúp thư giãn trước khi đi ngủ như đọc sách, nghe nhạc
hoặc đi tắm.
Nếu không thể ngủ hoặc không cảm thấy buồn ngủ, hãy thức dậy và thực hiện một
hoạt động gì đó khơng q kích thích như đọc sách cho đến khi cảm thấy buồn
ngủ.
- Nếu nằm thao thức, không ngủ được vì lo lắng một vấn đề gì đó, hãy thử làm một
danh sách những việc cần làm trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bạn phân tán bớt
sự chú ý vào những mối lo lắng gây mất ngủ.