Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận 1. GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2. BÀN VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.95 KB, 19 trang )

Tiểu luận

1. GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN
THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2. BÀN VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN


1. GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong thời đại ngày nay, xu hướng quốc tế hóa ngày một gia tăng và
cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đang điền ra với tốc độ nhanh chóng. Đế
tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, thực hiện sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu giúp Việt Nam phát
triến đất nước. Trong sự nghiệp này, con người là vốn quý của xã hội; bởi con
người vừa giữ vai trò chủ thể, vừa là sản phấm của tiến trình cải biến tự nhiên và
xã hội của chính mình. Con người là cơ sở đế hình thành nên nguồn lực con
người.
Nguồn lực con người (hay còn gọi là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên
người) là động lực cho quá trình phát triên xã hội, cho chiến lược phát triển xã
hội trong những thời gian, không gian xác định1. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của nên kinh tế thị trường trong xu thế cạnh tranh và hội nhập quốc tế, nguồn
nhân lực nước ta hiện nay không chỉ cần phải có trình độ chun mơn kỹ thuật,
kỹ năng nghề nghiệp, mà cịn cần phải có phấm chất đạo đức tốt, tinh thần nhân
văn sâu sắc. Muốn vậy, Đảng và Nhà nước ta cân quan tâm, chăm Io phát triến
nguồn nhân lực không chỉ thông qua hệ thống giáo dục - đào tạo, mà còn phải
phát huy những phẩm chất đạo đức, tinh thằn nhân văn sâu sắc ở người lao động
từ việc kế thừa và phát huy nhũng giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.
Văn hóa là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh
quan trọng bảo đảm sự phát triên bền vững và bảo vệ vững chắc To quốc vì mục


tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh. Mục tiêu xây dựng văn
hóa cũng là mục tiêu xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đặt con
người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời là
chủ thế của sự phát triển. Trong đó, các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc có
ảnh hưởng vơ cùng to lớn đối với việc phát triển nguồn nhân lực của nước nhà.
Có thế hiếu “giá trị văn hóa truyền thống chính là những tư tưởng, biểu tượng,
giá trị và chuẩn mực xã hội hóa, những tác phẩm văn hóa được cộng đồng tin
tưởng và mong mn giữ gìn, truyền đạt, noi theo. Nói đến giá trị văn hóa truyền
thống là nói đến những giá trị tốt đẹp tiêu biểu cho một nền văn hóa được chắt
lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do vậy, khi nói đến giá trị vãn hóa
truyền thống cũng là nói đến những giá trị văn hóa được hình thành và phát triển
trong quá trình dựng nước và giữ nước của mỗi dân tộc”2 được đảm bảo và phát
huy qua các thế hệ. Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị có tính ổn định,
tốt đẹp, tiêu biếu, tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc, trở thành điếm tựa, “bệ


phóng” cho sự vận động, phát triển của dân tộc trong lịch sử, hiện tại và tương
lai. Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua các
giai đoạn lịch sử, được thử thách và tơi luyện trong q trình lịch sử dựng nước
và giữ nước, tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, giá trị văn hóa truyền thống dân tộc là một trong những động
lực của sự phát triển xã hội. Thực tế cho thấy, giá trị văn hóa truyền thống dân
tộc có vai trị quan trọng trong việc phát huy mặt tích cực, hạn chế những tiêu
cực từ mật trái của kinh tế thị trường, đảm bảo tính nhân văn và đi đúng định
hướng xã hội chủ nghĩa. Chính những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc một
khi được bảo tồn và phát huy mạnh mẽ sẽ thúc đay sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII về Xây
dựng và phát triên văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Hội nghị
Trung ương 9 khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09-6-2014

về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triên bền vững đất nước. Trong đó, Đảng ta chủ trương mở rộng, gắn kết giữa
xây dựng các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với xây dựng con người; khẳng
định xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triến toàn diện, hướng
đến các giá trị chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ
và khoa học.
Vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với việc phát triến
nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhât, các giá trị văn hóa truyên thống dân tộc góp phần hoàn
thiện nhân cách người lao động ở Việt Nam hiện nay. Theo quan điếm của
Đảng Cộng sản Việt Nam, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục
tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có sụ phát
triển của nguồn nhân lực. Văn hóa truyền thống dân tộc đã sản sinh và đúc kết
nên những giá trị sâu sắc, như tinh thần đoàn kết, yêu nước, khoan dung, nhân ái,
cần cù,... góp phần tạo dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay, từ đó thúc
đấy nguồn nhân lực phát triên.
Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc góp phần làm cho con người
Việt Nam nói chung và người Iao động nước ta nói riêng trở nên phong phú về trí
tuệ, cao đẹp về đạo đức, tâm hồn, tình cảm, có lối sống lành mạnh..., từ đó góp
phần làm cho chất lượng nguồn nhân lực ngày một hoàn thiện hơn. Nhừng giá trị
tốt đẹp trong văn hóa truyền thống dân tộc trở thành u tơ quan trọng giúp cho
việc giáo dục nhân cách người lao động phát triên, hồn thiện. Thơng qua các


chức năng giáo dục và chức năng thấm mỹ của mình, các giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc đã tác động tích cực tới sự phát triển nguồn nhân lực, góp phần
hồn thiện nhân cách người lao động trong mọi giai đoạn của lịch sử phát triến
đất nước và con người Việt Nam. Theo đó, việc phát triến nhân cách người lao
động trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay phải kế thừa và phát
huy nhừng phâm chất tốt đẹp: Lòng yêu nước nồng nàn, đức tính cần cù, chịu

khó, sự thơng minh, hiếu học cùng với tinh thần nhân ái, khoan dung... là những
giá trị văn hóa truyền thống dân tộc tạo động lực to lớn thúc đây kinh tê - xã hội
của đất nước phát triến. Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, nhân cách
của người lao động với những phẩm chất tốt đẹp đó được kế thừa trong văn hóa
truyền thống dân tộc cần được phát huy đề trở thành động lực thúc đấy phát triến
kinh tế - xã hội. Hiện nay, dân số của Việt Nam đạt hơn 90 triệu người, chủ yếu ở
độ tuoi lao động và được xem là ở thời kỳ “dân số vàng”. Lực lượng lao động xã
hội ngồi việc cần có tay nghề cao, nắm vững các kiến thức khoa học, kỹ thuật
tiên tiến, còn cần phải tiếp thu, ké thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thơng dân tộc, như lịng nhân ái, khoan dung, u chuộng hịa bình, cách ứng xử
lịch thiệp, thân thiện, trọng nghĩa tình..., - nhừng giá trị đã làm nên bản sắc văn
hóa truyền thống dân tộc.
Văn hóa, trong đó có văn hóa truyền thống dân tộc, như C.Mác đã khẳng
định, đó là phương thức hoạt động sông đặc thù của con người, là phương thức
con người “tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên (...) theo các quy luật của cái
đẹp”3. Thực vậy, các giá trị văn hóa, bao gồm trong đó cả những giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc góp phần định hướng người lao động vươn tới cái đúng, cái
thiện và cái đẹp. Đó cũng chính là cội nguồn khơi dậy tiềm năng sáng tạo vô tận
của nguồn lực con người, mang lại cho con người khả năng khai thác tốt nhất các
nguồn lực vì một sự phát tri en mang tính nhân văn và bền vững. Các giá trị văn
hóa truyền thống dân tộc là cơ sở đế hình thành nên tinh thằn sáng tạo, tiềm lực
trí tuệ, phấm giá đạo đức, lối sống, góp phần thúc đây sự phát triển và hoàn thiện
nhân cách của con người Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Thứ hai, giá trị văn hóa truyền thơng dân tộc góp phân phát triên
tồn diện nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay.
Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc là cơ sở
đê phát triển toàn diện nguồn nhân lực của nước ta. Việc xây dựng nền văn hóa
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cần dựa trên quan điềm phát triến bền vững giữa
con người với tự nhiên, con người với con người và sự phát triển chính bản thân
con người. Phát triển văn hóa khơng the khơng đề cập tới nguồn nhân lực của xã



hội trong quá trình tham gia vào việc bảo tồn, phát huy, phát triến và sáng tạo các
giá trị văn hóa. Cội nguồn của mọi giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam
đã được hình thành và phát triến thông qua hoạt động lao động sáng tạo và ý chí
đấu tranh bền bỉ, kiên cường của cả dân tộc trong SUOt lịch sử dựng nước và giữ
nước. Đảng ta xác định phương hướng, nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa, con
người Việt Nam phát triến tồn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ; khắng định
văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh
nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triến bền vững và bảo vệ vững chắc To quốc
vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Việt Nam là nước đang phát triên, thu nhập bình qn đầu người cịn
thấp, để tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế, khoa học, công nghệ, giáo dục, văn
hóa, thì việc tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đủ khả năng thích
ứng và sáng tạo trong điều kiện hiện nay là yêu cầu cấp thiết. Đầu tư phát triển
hiệu quả nguồn nhân lực không chỉ nhằm nâng cao năng lực làm chủ công nghệ,
sức cạnh tranh và tiếp thu những thành tựu khoa học hiện đại, mà còn là tăng
cường sự sáng tạo, sức sống nội sinh của vãn hóa dân tộc. Do vậy, Đảng ta trong
q trình lãnh đạo cơng cuộc đối mới đất nước ln quan tâm, chú trọng việc giữ
gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc - nguồn lực nội sinh
quan trọng cho phát triên bên vững đât nước. Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng và phát triên vãn hóa, con
người Việt Nam đáp ủng yêu cấu phát triên bền vững đất nước đã đưa ra mục tiêu
quan trọng là “xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện,
hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và
khoa học. Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thật sự trở thành nền tảng tinh
thần vững chắc cúa xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triên
bền vững và bảo vệ vững chắc To quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”4. Ớ đây, giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được
xác định là một hệ thống giá trị mang tính xã hội phố quát, đồng thời mang tính

bản sắc cá nhân. Việc tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý, phát triển văn
hóa phải căn cứ vào chỉ số việc làm, dân số, giáo dục, tuyến dụng, trình độ quản
lý..., là nhừng căn cứ từ góc độ xã hội. Cịn từ góc độ cá nhân, cần tạo dựng một
hệ chuẩn mở và rộng hơn cho sự đánh giá và phát triên năng lực, sở thích, nhu
cầu văn hóa của mỗi người. Xây dựng con người Việt Nam phát triến toàn diện
phải trở thành mục tiêu của chiến lược phát triển, mà ở đó việc đúc kết và xây
dựng hệ giá trị văn hóa và hộ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam có ý
nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nguồn nhân lực. Đây là mục tiêu cơ bản và


quan trọng của chiến lược phát triển đất nước. Văn hóa nói chung, văn hóa truyền
thống dân tộc nói riêng tác động đến con người và ngược lại, con người được
nhìn nhận trong sự phát triển của dịng chảy văn hóa vừa là chủ thê văn hóa, vừa
là nguồn gốc vơ tận cho sự phát triến văn hóa cả ở góc độ năng lực cá nhân lân
năng lực xà hội, năng lực kinh tế lẫn năng lực văn hóa, cả năng lực quản lý lẫn
năng lực trực tiếp lao động sáng tạo và thụ hưởng văn hóa.
Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc biểu đạt cái tốt đẹp, sự lương thiện
và tử tế, sự chính trực và lẽ cơng bằng, trọng sự thật và lẽ phải, tôn trọng đạo lý
làm người. Đây là bản sắc dân tộc Việt Nam mà người lao động cần có. Giá trị
văn hóa truyền thống dân tộc có COt lõi của nó là đạo đức, mà đạo đức là gốc
của nhân cách. Neu như sự điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội bằng
luật pháp có tác dụng điều chỉnh có tính chất bãt buộc, thì sự điều chỉnh thơng
qua phong tục, tập quán, đạo đức thường mang tính chất tự nguyện và tự giác. Sự
điều chỉnh này góp phần quan trọng trong việc tạo ra sự ổn định xà hội do có
được sự đồng thuận của phần lớn hoặc của tất cả các thành viên trong xã hội,
nghĩa là tạo được cơ sở xã hội ốn định cho sự phát triến.
Giá trị văn hóa truyền thống yêu nước trong giai đoạn hiện nay là tinh
thân đâu tranh để bảo vệ nền độc lập và quyền bình đắng của dân tộc. Trong xây
dựng đât nước giàu mạnh, tinh thằn yêu nước của người lao động nước ta hiện
nay còn được thế hiện ở tình u đối với những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân

tộc. Đồng thời tiếp thu nhừng tinh hoa của vãn hóa nhân loại, song phải ln coi
trọng những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, quyết khơng tự đánh
mất mình hoặc trở thành bóng mờ hay bản sao chép của người khác5. Lịng tự
cường dân tộc cũng đã tiếp cho người dân một sức mạnh đế đưa đất nước hội
nhập vào dòng chảy phát triển của thế giới hiện đại.
Tinh thần lạc quan là một trong những giá trị của văn hóa truyền thống
dân tộc. Chính tinh thần lạc quan đã giúp con người Việt Nam hiện nay ln có
niềm tin vừng chắc vào tương lai tốt đẹp của đất nước, vào thành công của công
cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là những điều kiện hết sức quan
trọng đế giải quyết tốt các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình phát triển đất nước.
Tinh thần lạc quan, tin tưởng vào cơng việc sẽ hình thành nên thái độ, lối sống
tích cực. Đó là sự tự điều chỉnh hành vi đạo đức, năng lực tin tưởng vào hành vi
đạo đức của bản thân, vào tiếng nói của lưong tâm. Đây là cái tạo thành cơ chế tự
điều tiết đạo đức cơ bản nhất và là một trong những biếu hiện rõ nét nhất về tính
tích cực của ý thức cá nhân.


Bên cạnh đó, với dân số hon 90 triệu người, chủ yếu ở độ tuổi “lao động
vàng”, lực lượng lao động trẻ, năng động, có tay nghề, chịu khó học hỏi, tiếp thu
kinh nghiệm của thế giới... là những tiềm năng, thế mạnh về nguồn lao động dồi
dào, nhân lực rẻ, thu hút nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Mặt
khác, sự gia tăng, lớn mạnh của đội ngũ những nhà khoa học trẻ, những nhà quản
lý sản xuất kinh doanh có tài đang dần thúc đẩy sự hình thành, phát triển kinh tế
tri thức ở nước ta. Đặc biệt, những vẻ đẹp về lòng nhân ái, khoan dung, u
chuộng hịa bình; cách ứng xử lịch thiệp, trọng tình; sự đồng lịng, chung tay
giúp đỡ các quốc gia khi gặp hoạn nạn, khó khăn là những phẩm chất được kế
thừa từ trong vãn hóa truyền thống dân tộc đã tạo thành nguồn lực “sức mạnh
mềm” để thu hút, chinh phục được tình cảm và sự giúp đỡ, quý mến của các
nước trong cộng đồng quốc tế. Chẳng hạn, với tinh thần khoan dung, chúng ta
đang xây dựng một nền văn hóa có khả năng dung họp những thành tựu, tiến bộ

của các nền văn hóa trên thế giới. Đức tính “thương người như thê thương thân”
trong văn hóa truyền thống dân tộc cũng đang tạo cho văn hóa Việt Nam một nét
đẹp riêng và có tác động khơng nhỏ đến sự phát triến con người Việt Nam hiện
nay.
Để phát huy vai trị của giá trị văn hóa truyền thống dân tộc đối với việc
phát triến nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay, theo chúng tôi, cần tập trung giải
quyết một số vấn đề sau:
Một là, để kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
nhằm phát triến nguồn nhân lực, cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, phù
họp với điều kiện cụ thế của đât nước. Trong những giai đoạn phát triến kinh tế xã hội, việc phát triến văn hóa nói chung, phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc nói riêng cần được Nhà nước hỗ trợ có trọng điểm, vừa bảo đảm
phát triến văn hóa, vừa góp phần nâng cao cuộc sống tinh thần của người dân.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây
dựng và phát triển, vai trò của khối doanh nghiệp tư nhân ngày càng được khẳng
định và trở thành những nhà tài trợ chính và quan trọng cho những chương trình
phố biến, tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Sự tham gia tích cực
của khối doanh nghiệp tư nhân cần được khuyến khích bàng các chính sách thuế,
phí ưu đãi cho những hoạt động pho biến, tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc. Mặt khác, khi một sổ lĩnh vực văn hóa đã trở thành ngành kinh
doanh giải trí có lợi nhuận cao thì Nhà nước có thế không cần hỗ trợ và tiến hành
đánh thuế đế tạo nguồn thu đầu tư trở lại cho sự phát triển văn hóa - xã hội.


Bên cạnh đó, mức đầu tư của Nhà nước cho sự tuyên truyền, phổ biến
các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc phải tương ứng với mức tăng trưởng kinh
tế. Theo đó, cần có những chính sách thiết thực nhăm bảo tồn những di sản văn
hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số và một số loại hình nghệ thuật truyền
thống có nguy cơ mai một.
Nhà nước, các tố chức chính trị - xã hội cần phát huy ý thức và tinh thần
dân tộc, động viên toàn dân, trước hết là các doanh nghiệp, doanh nhân xây dựng

và phát triên các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và
quốc tế. Nâng cao vai trị cua các tồ chức chính trị - xã hội trong việc kế thừa và
phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thông qua các hoạt động giáo dục,
tun truyền, phơ biên những giá trị này, từ đó tạo động lực cho sự phát triền
nguồn nhân lực cùa đất nước. Theo đó, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện
các hoạt động tuyên truyên, phố biên văn hóa truyền thống dân tộc giúp người
lao động có định hướng nhận thức đúng đắn trong việc thực hiện xây dựng lối
sống lành mạnh, có nhân cách tốt.
Hai là, các cơ quan quản lý văn hóa cần đối mới nội dung, phương pháp
tuyên truyền, phổ biến trong việc kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc, từ đó góp phần phát triến nguồn nhân lực của nước ta hiện
nay. Theo đó, cân đa dạng hóa và sử dụng linh hoạt các hình thức giáo dục, tuyên
truyền, phố biến những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho người lao động
Việt Nam, như giáo dục thông qua các môn học trong nhà trường, sử dụng hiệu
quả vai trị các phương tiện thơng tin đại chúng, bao gồm: Phát thanh, truyền
hình, internet, báo chí trong việc giáo dục, bồi dường giá trị văn hóa truyền thống
dân tộc nhằm góp phần phát triến nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay. Việc
khơi dậy phong trào toàn dân chăm Io giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc, đấu tranh chống lại các hành vi phản đạo đức trong xà hội là việc
làm quan trọng nhằm xây dựng lối sống phù họp, tích cực cho nguồn nhân lực
Việt Nam hiện nay.
Ba là, các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc phải được người lao động
Việt Nam kế thừa và phát huy trong q trình học tập và sản xuất. Mn vậy, địi
hỏi người lao động phải có tính cầu thị, tự ghép mình vào tố chức, nghiêm túc
trong tự phê bình, Cố gắng sửa chữa khuyêt diêm; tích cực, chủ động nâng cao
nhận thức, có thái độ, hành vi đúng đắn, tự đánh giá được những ưu điểm của
bản thân đê phát huy và kiên quyết sửa chừa khuyết diêm đê không ngừng tự
hoàn thiện nhân cách.



Tóm tắt: Trong điều kiện tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày một sâu
rộng và toàn diện như hiện nay, phát triến kinh tế - xã hội, trong đó bao gồm cả
việc giừ gìn bản săc văn hóa trun thống của dân tộc là vấn đề luôn được Đảng
và Nhà nước ta coi trọng. Thực tiễn cho thấy, phát triển bền vững phải gắn liền
với cơ chế tạo dựng các nguồn lực cho sự phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực.
Cơ chế của sự phát triển xã hội chỉ hoạt động hừu hiệu khi nó kết họp được yếu
tố bên trong với yếu tố bên ngoài, phải do con người và vì con người. Trong bài
viết này, tác giả làm rõ vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong
việc phát triên nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.
Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc là những viên ngọc quý và có
ảnh hưởng tích cực, mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực của
đắt nước. Do đó, các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cần được bảo tồn, giữ
gìn và phát huy. Điều đó sẽ góp phân quan trọng trong việc phát triển ngn nhân
lực của đất nước trong bơi cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.


2. BÀN VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN
Tư duy là một khái niệm phức tạp, được nghiên cửu và đề cập từ nhiều
phương diện, lát cắt khác nhau và là đối tượng nghiên cứu cùa nhiều ngành khoa
học, như triết học, tâm lý học, logic học,... Trong đó, triết học xem xét tư duy
dưới góc độ lý luận phản ánh: “Tư duy - sản vật cao cấp của một vật chất hữu cơ
đặc biệt, tức là óc, qua q trình hoạt động của sự phản ánh hiện thực khách quan
bằng biểu tượng, khái niệm, phán đoán,...”’.
A. Khái niệm tư duy và tư duy phản biện
Mặc dù có nhiều cách diễn đạt, luận giải, nhưng có thể khái quát: Tư duy
là một q trình nhận thức đặc biệt chỉ có ở con người, phản ánh những thuộc
tính bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong
hiện thực khách quan bằng các khái niệm, phán đoán, suy luận. Tư duy của con
người không phải là bất biến, mà nó ln vận động, biến đổi và phát triển ngày
càng cao. Theo V.I.Lênin, tư duy là sự phản ánh thế giới tự nhiên sâu sắc hơn,

đầy đủ hơn, “đi sâu một cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp
một, nếu có thể nói như vậy, đến bản chất cấp hai..., cứ như thế mãi”1 2, tiến gần
đến chân lý khách quan hơn. Sự hình thành và phát triển của tư duy đánh dấu
“bước tiến” của nhận thức con người ở một trình độ nhất định, giúp con người
tìm ra bản chất, quy luật vận động và phát triến của hiện thực khách quan. Trong
q trình đó, bên cạnh những tri thức đúng đăn được thực tiền kiếm nghiệm,
cũng cịn khơng It tri thức cần đến những luận cứ khoa học, phân tích, đánh giá
đế xác minh tính chân thực của nó. Địi hỏi này của hoạt động nhận thức và thực
tiễn của con người đã đồng thời làm xuất hiện tư duy phản biện.
Tùy theo góc độ tiếp cận, tư duy được nghiên cứu theo những lát cắt và
dựa vào những tiêu chí khác nhau đế phân chia thành các loại hình tư duy. Chang
hạn, về trình độ, có tư duy kinh nghiệm, tư duy lý luận; về phương pháp, có tư
duy biện chứng, tư duy siêu hình; về sự phản ánh chân thực hay giả dối của tư
duy, có tư duy khoa học và tư duy phản khoa học; về đối tượng phản ánh, có tư
duy kinh tế, tư duy chính trị, tư duy vãn hóa, tư duy quân sự; về mức độ độc lặp
của tư duy, có tư duy lệ thuộc, tư duy độc lập, tư duy phản biện và tư duy sáng
tạo3. Sự phân loại tư duy đó chỉ mang tính tương đối vì chúng ln tồn tại đan
xen, hịa quyện vào nhau. Ớ nhiều lĩnh vực khác nhau có thê cùng sử dụng một
loại hình tư duy và ngược lại, khi tư duy về một lĩnh vực nào đó có thê sử dụng
đồng thời nhiều loại hình tư duy khác nhau. Do vậy, ở mỗi chú thể, các loại hình
tư duy hịa quyện với nhau, tạo nên sự thống nhất và đặc trưng riêng trong tư duy
của mỗi người. Trong đó, tư duy phản biện có những đặc điếm chung nằm trong


khái niệm “tư duy”, nhưng nó cũng có những điểm riêng, mang tính đặc thù đế
phân biệt với các loại hình tư duy khác.
Về mặt thuật ngữ, “tư duy phản biện” được dịch nghĩa từ “Critical
thinking”4. Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau về sự thống nhất ngữ nghĩa,
song, có thể nói, “tư duy phản biện” là cách dịch đầy đủ và phù họp đê chỉ loại
hình tư duy này.

Theo Từ điến Hán - Việt, xét trên phương diện ngữ nghĩa học, phản có
nghĩa là nghĩ, xẻt lại, biện là biện bác, tranh biện5. Neu gắn phản với biện, có
nghía là phân định xấu, tốt, trên cơ sở phân tích, biện luận. Theo đó, có thế hiếu
phản biện là một hoạt động khoa học được đảm bảo bởi nguyên tắc chặt chẽ giữa
các khâu đánh giá, phân tích, lập luận, thẩm định chất lượng, nhằm chứng minh,
khăng định hoặc bố sung, bác bở một phần hay tồn bộ cơng trình nghiên cứu
của cá nhân hoặc một nhóm người.
Tư duy phản biện có cội nguồn lâu dài trong lịch sử tư tưởng nhân loại,
khởi đầu từ triết gia cổ đại Socrates (469 - 399 TCN.) và cho đến nay vẫn tiếp tục
được phát triển. Chăng hạn, John Dewey cho rằng tư duy phản biện là “reflective
thinking” (suy nghĩ sâu sắc), là sự suy xét chủ động, liên tục, cẩn trọng về một
niềm tin, một giả định khoa học có xét đến những lý lẽ bảo vệ nó và những kết
luận xa hơn được nhắm đến6. Richard Paul và Linda Elder định nghĩa: Tư duy
phản biện là nghệ thuật phân tích và đánh giá tư duy với định hướng cải thiện nó;
là tư duy tự định hướng, tự giác, tự giám sát và tự hiệu chỉnh.
Ở Việt Nam, gần đây đã có một số cơng trình và bài viết bàn về tư duy
phản biện, mặc dù chưa trở thành hệ thống lý luận khoa học mang tằm khái quát,
song những công trình đó đã góp phần phát triến đa dạng các cách tiếp cận, luận
giải về tư duy phản biện và đề xuất các giải pháp ứng dụng thực tiền mang tính
hiệu quả. Có thế ké đên các nghiên cứu tiêu biếu về khái niệm tư duy phản biện
của một số tác giả, như Le Hải Yen đưa ra định nghĩa rằng, “tư duy phê phán là
một suy nghĩ với sự cân nhăc, cân nhăc đê đi đến quyết định hợp lý khi hiếu hoặc
tiến hành một vấn đề”8. Dương Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Xuân Đạt cho rằng,
“tư duy biện luận... nhấn mạnh đến khía cạnh logic, biện chứng, lập luận để tìm
đến một hay nhiều giải pháp tốt hơn hướng về chân lý của kiến thức, hướng về
cái đúng và sự thật...”. Theo Lê Thị Thanh Hà, “tư duy phản biện là quá trình tư
duy khi tiếp nhận một thơng tin thường có sự đào sâu xem xét, phân tích, xử lý
trong suy nghĩ đề nhận thức được sai hay đúng sau đó mới quyết định chấp nhận
hay khơng chấp nhận, trên cơ sở của các quy luật logic, có lý lẽ (có căn cứ, lý do,
dẫn chứng...)”. Những cách tiếp cận về khái niệm tư duy phản biện mang tính đa



chiều nêu trên cho thấy nét tương đồng, đó là sự nhấn mạnh tầm quan trọng về
tính logic, biện chứng của lập luận, đế đưa ra các giải pháp giải quyết hiệu quả
vấn đề nhằm đạt tới tính chân lý của tri thức.
Qua những nghiên cứu trên, có thế nói, tư duy phản biện là một khái
niệm trong triết học nói riêng, và tồn bộ tư duy của con người nói chung. Đó là
một hoạt động nhận thức, gắn liên với việc sử dụng trí óc và sự kết họp các công
cụ nhận thức cùng các quy luật tâm lý (như cảm xúc, động cơ, thái độ, phấm
chất...) vào quá trình tập trung, phân tích, đánh giá và hướng tới việc giải quyết
hiệu quả vấn đề đặt ra với mục đích suy cho cùng là tìm ra chân lý khoa học.
Khi bàn vê tư duy phản biện, cần có sự khu biệt đế tránh nhầm lẫn với
phê phán hay phản bác. Bởi vì, tư duy phản biện có nội hàm rộng hơn, nó nhất
thiết phải bao chứa yêu tố phê phán, phản bác nhưng khơng chỉ có phê phán hay
khơng đơn thuần chỉ là bác bỏ, phủ định, mà còn chỉ ra và khẳng định cái đúng,
cái hay, cái ưu diêm, bơ sung, làm rõ vấn đề ở nhiều góc độ, phương diện khác
nhau và tìm ra các giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề. Theo đó, phê phán,
phản bác chỉ là một mặt của tư duy phản biện; hơn nữa, trong tư duy phản biện,
sự phê phán, phản bác đó phải dựa trên cơ sở khách quan, khoa học. Ngoài ra,
cần phân biệt tư duy phản biện với chủ nghĩa hoài nghi. Chủ nghĩa hoài nghi
nghi ngờ khả năng nhận thức, nghi ngờ mọi phương pháp và kêt quả nhận thức.
Chú nghĩa hồi nghi khơng CO gắng tìm hiểu vấn đề, khơng đặt ra nhiệm vụ xác
định ý kiến đúng mà nhàm bác bở khả năng nhận thức vấn đề. Trong khi đó, tư
duy phản biện khơng phủ nhận khả năng nhận thức, mà nó CO gắng tìm ra câu
trả lời đúng hay có tính thuyết phục đế giải quyết vấn đề. Mặt khác, nếu đối với
chủ nghĩa hồi nghi, hồi nghi là tất cả, thì đối với tư duy phản biện, hoài nghi
chỉ là một trong những yếu tơ của nó, hồi nghi để đạt đến sự tin tưởng. Do vậy,
người có tinh thần phản biện phải hoài nghi mọi ý kiến khi bắt đầu xem xét ý
kiến đó.
Về thực chất, tư duy phản biện bàn đến sức nghĩ (khả năng), cách nghĩ

(phương pháp) và hướng nghĩ (phâm chât) của chủ thế trong việc phát hiện, nhận
diện và phán biện nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra. Do đó, nó hồn tồn
đối lập với tư duy giảo điêu, rập khn, mảy móc, thụ động. Bởi lẽ, tư duy của
mỗi người sẽ trở nên trì trệ, nghèo nàn, phiến diện nếu họ chỉ biết chấp nhận một
cách máy móc những cái gọi là chân lý hiên nhiên, những từ ngữ quen thuộc theo
lối mòn. Chinli tư duy độc lập và tư duy phán biện là nhũng yêu tô bảo đảm cho
sự ra đời những ý tưởng sáng tạo, khơng bằng lịng, khơng thỏa mãn với cái cũ,
cái hình thức, phù phiếm, thậm chí hồi nghi và tiếp tục bổ sung, sáng tạo trước


nhừng vấn đề tưởng như đã được giải quyết xong xi. Theo góc cạnh đó, có thê
thấy, tư duy phản biện the hiện sức nghỉ đa chiều, độ sâu của tư duy trong phát
hiện, phân tích vấn đề cùa chu thể; đồng thời, cho thấy cách nghi độc lập, tính
chủ động tự phản tư, tìm ra cách nhìn nhận, đánh giá khác, mới về sự vật, hiện
tượng, vượt qua những lối mịn tư duy, khn mẫu cũ. Người có tư duy phản biện
sẽ có khả năng tư duy độc lập, tự nghiên cứu, tự hiệu chỉnh hướng nghỉ, trên cơ
sở vốn tri thức đã có, thực hiện các thao tác tư duy, lập luận phản biện đa chiều
khi tiêp cận và xử lý thơng tin, từ đó tạo chất xúc tác đế kích hoạt tư duy sáng tạo
trong việc giải quyết thấu đáo vấn đề. Từ những phương diện tiếp cận này, có thê
quan niệm: Tư duy phản biện là loại hình tư duy lây ngun tăc hồi nghi khoa
học làm tiên đê, trên cơ sở tri thức đã có, cùng với phương pháp, kỹ năng phán
biện, thải độ tinh thân phản biện đê thâm định, đảnh giả một cách cỏ căn cứ khoa
học vê các phương diện khác nhau của vân đê đặt ra theo những chuân mực nhắt
định, giúp chủ thể giải quyết vấn đề mang tính thuyết phục, phù họp với thực tiên
và quy luật logic.
Từ quan niệm trên, có thế thấy răng, vê phương thức tồn tại và phát triên,
tư duy phản biện lấy nguyên tắc hoài nghi khoa học làm tiền đề tiên quyết. Đây
là nguyên tắc khởi đầu cùa tư duy phàn biện, không có ngun tẳc này thì khơng
có tư duy phán biện. Nguyên tắc này định hướng và thúc đấy nhu cầu khám phá,
lật lại những vấn đe đặt ra. Ve thực chất, tư duy phản biện là loại tư duy thấm

định, đánh giá có căn cứ khoa học theo một chuân mực nhất định về vấn đề dặtd
ra. Hay nói cách khác, tư duy phản biện là tư duy theo chuẩn, về mục đích, tư
duy phản biện khơng chí phu định lập luận sai, khơng chính xác của một q
trình tư duy khác, góp phần khẳng định, gia tăng giá trị của vấn đề đặt ra đối với
nhận thức và thực tiễn, mà cịn bổ sung, phát triển trí tuệ của chủ thể nhằm giải
quyết vấn đề mang tính thuyết phục, phù họp với thực tiễn và quy luật logic.
Điều này cho thấy, tư duy phản biện không phải là chống đối, bác bỏ một cách
đơn thuần, phủ định sạch trơn, mà nó ln hướng tìm hạt nhân hợp lý và cũng
như những hạn chế của vấn đề, những kiến nghị tương ứng đế khăng định cái
đúng và nâng giá trị của nó lên.
Xét về cấu trúc, tư duy phản biện có sự thống nhất biện chứng giữa trình
độ tri thức, phương pháp, kỹ năng phản biện, thái độ, tinh thần phản biện của chủ
thế trong thẩm định, đánh giá vấn đề đặt ra. Trong đó, trình độ tri thức cỏ vai trò
rất quan trọng đối với tư duy phản biện, là điều kiện cần thiết cho hoạt động tư
duy phản biện của chủ thê. Thái độ, tinh thân phản biện là cơ sở hình thành và
phát triển tư duy phản biện, thể hiện tính độc lập, tự chủ trong tư duy của chủ thề.


Phương pháp, kỹ năng phản biện là biêu hiện tư duy phản biện. Tư duy phản biện
không thể phát triển nếu khơng có phương pháp, kỹ năng phản biện đúng đắn.
Ngồi ra, cịn có các yếu tố tư chất (yếu tố di truyền và bẩm sinh) tạo ra tiềm
năng cho sự phát triển, góp phần quy định chiều hướng, mức độ và hiệu quả hoạt
động của cá nhân, qua đó ảnh hưởng đến tư duy phản biện của họ.
Với tư cách là một loại hình tư duy bậc cao (Higher order thinking H.O.T), tư duy phản biện được đặc trưng bởi những yếu tố cơ bản như: Tính chủ
thể, độc lập (luôn gắn với một chủ thể cụ thể trong phát hiện và xử lý vấn đề);
tính khách quan, tồn diện (xem xét vấn đề, thu thập và xử lý thơng tin một cách
khách quan, tồn diện); tính khoa học, logic (được tiến hành trên cơ sở của sự
xác nhận có chất lượng khoa học, khả năng kết nối vấn đề trong tính tong thế,
thấy được mối quan hệ logic bên trong giữa các thông tin, lập luận chặt chẽ, khoa
học); tính sáng tạo (ý thức vượt ra khỏi tính khn mẫu có sẵn, các lối mịn tư

duy, yếu tố rào cản truyền thống và định kiến, tiếp cận vấn đề ở góc nhìn mới,
đưa lại những kết quả khác, mới lạ, có tính sáng tạo cao); tính đối thoại, tự điều
chỉnh (khả năng tự đối thoại, tự đánh giá và kiểm nghiệm lại tư duy đế phát hiện
ra những sai lầm, những lập luận thiếu căn cứ để tự điều chỉnh tư duy của mình)
và tính ứng dụng (mục đích ứng dụng thực tiễn, hướng đến việc vận dụng kiến
thức vào hoạt động thực tiễn để tạo ra những thay đối tích cực, mang lại hiệu quả
cao).
B. Tư duy phản biện và các loại hình tư duy khác
Nghiên cứu vê tư duy phản biện cũng cần phân biệt nó với các loại hình
tư duy khác. Trong đó, tư duy phản biện, tư duy logic và tư duy sáng tạo là
những loại hình tư duy có những khác biệt nhất định về các yếu tố cấu thành, về
đặc điểm, nhưng trên thực tế, chúng cùng tồn tại trong một quá trình tư duy, có
mối quan hệ mật thiết, bố sung, hỗ trợ, cải thiện lẫn nhau. Chúng đều hướng đến
mục đích phát triển trí tuệ, tư duy độc lập, sáng tạo, khả năng phân tích, đánh giá
các lập luận, ln dựa trên những tiền đề và két luận nhất định nhàm giải quyết
hiệu quả các vấn đề đặt ra.
Mọi loại hình tư duy nói chung, tư duy phản biện nói riêng đều phải tuân
thủ các quy luật logic. Tư duy phản biện vận dụng những tri thức về logic và
những tiêu chuần trí tuệ khác, như xem xét vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau
nhàm đưa ra nhận định đúng đắn về vấn đề đặt ra. Bởi vì, khi đánh giá một lập
luận, một quan điếm nào đó xem có đúng đắn hay khơng, trước hêt người ta phải
thấm định nó dựa trên các quy tắc logic. Điều này giải thích tại sao tư duy phán
biện có liên quan rất chặt chẽ với logic học và đê có tư duy phản biện tốt cần có


hiểu biết tốt về logic học, cũng như rèn luyện tư duy logic. Theo đó, tư duy logic
là một cơng cụ hữu ích được sử dụng trong tư duy phản biện, giúp chủ thể nâng
cao trình độ tư duy, tạo ra thói quen tư duy độc lập, sáng tạo hơn, góp phần tăng
tính chính xác, tính khơng mâu thuẫn, tính liên tục, tính triệt để, tính chứng minh
được của lập luận; tăng cường hiệu quả và niềm tin của suy nghĩ, lời nói; định

hướng và chỉ đạo đúng đắn cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nói
cách khác, q trình tư duy phản biện khơng tách rời việc rèn luyện tư duy logic.
Do đó, tư duy logic có vai trị là cơ sở, nền tảng, là điều kiện tiên quyết cho việc
phát triển kỹ năng tư duy phản biện của chú thể nhằm giải quyết hiệu quả các vấn
đề đặt ra. Đến lượt mình, tư duy phản biện phát triển sẽ tạo điều kiện tiếp theo
cho sự hoàn thiện các kỹ năng tư duy logic của chủ thế, giúp họ có thế dễ dàng
nhận ra nhiều “góc khuất” và các mắt xích logic của vấn đề.
Trong hoạt động nhận thức, tư duy phản biện luôn gắn với tư duy sảng
tạo; là nền tảng thiết yếu và tạo điều kiện thuận lợi cho tư duy sáng tạo phát triên.
“Tư duy sáng tạo phát triển từ tư duy độc lập, tư duy phê phán”12. Đó là kiểu tư
duy dựa trên logic và tưởng tượng để tạo ra những hình ảnh, ý tưởng và giải pháp
mới, còn tư duy phản biện chủ yếu đánh giá các ý tưởng sáng tạo, lựa chọn
những ý tưởng tơt nhât, góp phần đắc lực vào việc phát hiện, điều chỉnh và cải
thiện chúng nếu cần thiết. Đặc trưng của tư duy sáng tạo là tư duy mang tính phê
phán cao, ln hướng tới cái mới, các ý tưởng mới, xem xét, đánh giá cân trọng
các giải pháp đưa ra và chọn lọc giải pháp tối ưu nhắt đế giải quyết vấn đề. Theo
đó, tư duy phản biện và tư duy sáng tạo có sự đan xen, thấm thấu vào nhau, hoạt
động theo phương thức: Phản biện - sáng tạo - phản biện - lại sáng tạo - lại phản
biện..., và chu trình của tư duy sáng tạo tiếp tục, trong đó giai đoạn sáng tạo sau
cao hơn về chất. Như vậy, có thể nhận thấy tư duy phản biện là cơ sở để phát
triển tư duy sáng tạo - yếu tố không thế thiếu của sự thành công khi con người
thường xuyên đối diện với những vấn đề phức tạp và đa dạng cần phải giải quyết
trong cuộc sống.
Giữa tư duy phản biện với tư duy biện chứng, tư duy lý luận và tư duy
khoa học có mối quan hệ mật thiết với nhau. Điểm khác biệt là ở chỗ, mỗi loại
hình trên được “định hướng bởi phương pháp luận khác nhau”. Các phưong pháp
luận chỉ đạo đó thay đối tùy thuộc vào lập trường, quan điểm của chủ thể tư duy.
Đây cũng là dấu hiệu cơ bản để phân biệt các loại hình tư duy và nhận biết tính
độc lập tương đối của mỗi loại hình. Đối với tư duy phản biện, yếu tố cấu thành
căn bản là phương pháp tư duy phản biện trong xem xét, đánh giá và giải quyết



vấn đề. Phương pháp tư duy phản biện thể hiện tính đặc thù của tư duy phản biện
so với các loại hình tư duy khác.
Tuy nhiên, điếm tương đồng giữa chúng là đều địi hỏi chủ thể phải có tri
thức sâu rộng. Neu thiếu vốn tri thức (đầu vào của q trình tư duy) thì chủ the
khơng thể tiến hành các thao tác tư duy để tạo ra tri thức mới. Ngồi ra, các loại
hình tư duy trên đêu địi hỏi chủ thê phải có sự vận dụng những tri thức đó một
cách linh hoạt, mềm dẻo vào giải quyết các vấn đề cụ thế trong cuộc sông. Và,
chúng đêu có vai trị giúp chủ thế hoạt động thực tiễn hiệu quả hơn dựa trên việc
nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách đầy đù, chính xác và sáng tạo, kết hợp
nhuần nhuyễn tính khoa học, chân thực, sinh động của sự phản ánh, đánh giá và
ứng dụng trong hiện thực. Bên cạnh đó, bộ phận chung khơng thể thiếu của các
loại hình tư duy này là tư duy logic. Điều đó có nghĩa là, chúng đều phải dựa trên
các nguyên tắc, quy luật, thao tác tư duy logic. Bởi vì, xét về bản chất, nó là phần
cốt lõi của hoạt động sản xuất tri thức có những đặc trưng tính tất yếu và phố
biến ở mọi chủ thế nhằm nhận thức và xây dựng thành các quy luật, quy tắc để
vận dụng cho hoạt động tư duy; đồng thời, là một bộ phận mang tính ơn định,
bền vững, chung nhất và giống nhau ở mọi chủ thể.
Xét ở một góc độ tiếp cận nhất định, có thê nhận thây tư duy phản biện
“hiện diện” trong tất cả các loại hình tư duy nêu trên. Có thể hình dung các loại
hình tư duy trên như những đường trịn đồng tâm, đều có sự giao thoa, bao hàm
tư duy phản biện. Chăng hạn, chủ thê tư duy mn có tư duy biện chứng thì phải
có phương pháp luận biện chứng duy vật mà hạt nhân của nó là các nguyên tắc
phương pháp luận, trong đó việc phát hiện, xem xét và giải quyết mâu thuẫn là
động lực cho sự phát triển về nhận thức của chủ thể; tiếp đến là sự phủ định biện
chứng đế tìm ra tính chân thực của vấn đề. Như vậy, q trình đó cũng đồng thời
là sự vận hành của tư duy phản biện của chủ thể trong nhận diện, phản biện và
giải quyết vấn đề đạt ra. Diễn đạt theo cách khác, tư duy phản biện là điều kiện
để có tư duy biện chứng. Mặt khác, về thực chất, tư duy phản biện lại phải dựa

trên nguyên tắc phương pháp luận biện chứng duy vật như phương pháp xem xét
đánh giá sự vật, hiện tượng một cách khách quan, toàn diện trên cơ sở phân đơi
sự thống nhất, tìm ra sự khác biệt, mâu thuẫn hay dựa trên quy luật phủ định của
phủ định đế tạo điều kiện cho sự phát triển tri thức trên cơ sở phủ định biện
chứng. V.I.Lênin đã khẳng định: “Muốn thực sự hiểu được sự vật phải nhìn bao
quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp của
sự vật đó. Chúng ta khơng thê làm được điêu đó một cách hoàn toàn đây đủ,
nhưng sự cần thiết phải xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm


phải sai lầm và sự cúng nhắc”14. Tuy nhiên, cần phải hiểu cách tiếp cận này
không phải là sự quy giản tư duy biện chứng xuống hình thức tư duy phản biện,
nhưng cũng phần nào cho thấy sự giao thoa giữa chúng. Chính vì vậy, có quan
điếm cho rằng tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng.
Ở một khía cạnh khác, có thế xem xét tư duy phản biện như một cấu
phần quan trọng của tư duy ỉý luận. Giữa tư duy phản biện và tư duy lý luận ln
có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. “Ve bản chất, tư duy phản biện (...) là
một dạng thức của tư duy lý luận có khả năng tiếp nhận thông tin; xử lý thông
tin; phát hiện vấn đề mới trong thơng tin, từ đó đưa ra những nhận định, đánh
giá, phán đốn, chỉ ra tính họp lý hay khơng của q trình tư duy khác”15. Tư
duy lý luận là những tri thức lý luận có độ chính xác cao, phản ánh sâu sắc bản
chất của sự vật, hiện tượng. Theo đó, đế có sự phản ánh chính xác, đúng đăn của
những tri thức lý luận thì điêu khơng thê thiếu là đạt vấn đề cần luận bàn dưới
lăng kỉnh của tư duy phản biện. Hay nói cách khác, chủ thể tư duy cần thiết phải
có tư duy phản biện trong xem xét sự vật, hiện tượng. Neu khơng, chủ thế đó chỉ
dừng lại ở tính tư biện, thậm chí giáo điều, thiếu sự sáng tạo, thiếu tinh thần phản
biện, thiếu sự phân tích chọn lọc và thiếu tính khoa học.
Cùng với tư duy logic, tư duy phản biện là yếu tố cấu thành trong mọi
quá trình tư duy khoa học. Mỗi loại hình tư duy có vai trị, chức năng nhất định
trong việc hình thành nên tư duy khoa học và chúng bổ sung cho nhau, chứ

không thay thế chức năng của nhau trong hoạt động nhận thức khoa học. Tư duy
khoa học là sự thống nhất giữa tư duy biện chứng (phương pháp luận chỉ đạo) và
tư duy logic (tổng họp các thao tác logic). Trong sự thống nhất đó, tư duy phản
biện là một đặc điểm không thể thiếu của nhận thức khoa học, nhàm kiêm chứng
tính logic, chính xác, phổ quát và khách quan mà thông tin, nhận định, kết luận
được rút ra. Theo đó, hoạt động phản biện được xem như là một phần tât yếu
trong tư duy khoa học, hay nói một cách khác, tư duy khoa học khơng thê nào
tơn tại nếu khơng có hoạt động phản biện.
Tóm lại, Tư duy phản biện là một phần tất yếu trong hoạt động nhận
thức cũng nhu trong hoạt động thực tiễn của cá nhân và cộng đồng, đánh dấu
bước phát triển quan trọng của tư duy con người. Loại hình tư duy này thế hiện
sức nghĩ về một vấn đề dưới nhiều góc độ, dựa trên cách nghĩ độc lập đề nhìn
nhận, đánh giá khác, mới về sự vật, hiện tượng, vượt qua những lối mịn tư duy,
khn mẫu, từ đó, trên cơ sở vốn tri thức đã có, tự điều chỉnh hướng nghĩ của
mình và thực hiện các thao tác tư duy, lập luận phản biện nhằm giải quyết thấu
đáo vấn đề. Tư duy phản biện hiện diện và lan tỏa vai trò thẩm định một quá


trình tư duy khác, cũng như tự hiệu chỉnh tư duy của chủ thể. Bài viết bàn về tư
duy phản biện, việc phát triển năng lực trí tuệ của con người.
Tư duy phản biện có vai trị đặc biệt quan trọng trong hoạt động nhận
thức và thực tiền của con người. Nhờ có tư duy phản biện, tư duy độc lập và tư
duy sáng tạo được khơi dậy và phát huy hiệu quả trong việc đưa ra những kiến
giải tối ưu nhằm giải quyết thấu đáo các vấn đề đặt ra. Do vậy, bên cạnh những
luận bàn về thực chất tư duy phản biện, cần có sự tiếp cận đa chiều về tư duy
phản biện trong mối quan hệ với các loại hình tư duy khác, từ đó thấy được giá
trị của nó đối với hoạt động của con người.





×