Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

MÔN SINH THÁI ỨNG DỤNG, ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Đề tài: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
__________________

MÔN SINH THÁI ỨNG DỤNG, ĐA DẠNG SINH HỌC
VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Đề tài: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN

ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
P

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Quốc Tuấn
Lớp: Cao học Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Học viên thực hiện: Nguyễn Tô Diễm Phượng
P

Đồng Nai, tháng 9 năm 2017


MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC LOẠI BẢNG ............................................................................ iii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ DA DẠNG SINH HỌC ......................................... 2
1.1. Các định nghĩa ..................................................................................................... 2
1.2. Đa dạng sinh học ở Đồng Nai ............................................................................. 3
1.2.1. Đa dạng hệ sinh thái ...................................................................................... 4
1.2.2. Đa dạng loài sinh vật ..................................................................................... 7
1.2.3. Đa dạng nguồn gen........................................................................................ 8
1.3. Vai trò của da dạng sinh hoạt ............................................................................ 10
CHƯƠNG II. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC 11


2.1. Nguyên nhân trực tiếp ....................................................................................... 11
3.2. Nguyên nhân gián tiếp ....................................................................................... 12
CHƯƠNG III. CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở ĐỒNG NAI ... 13
3.1. Hiện trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai ........................... 13
3.2. Đánh giá công tác bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai ............................. 15
3.2.1. In situ (bảo tồn nguyên vị) .......................................................................... 15
3.2.2. Ex situ (bảo tổn chuyển vị) ......................................................................... 18
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 25


DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

IUCN:

(International Union for Conservation of Nature and
Natural Resources) Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên
và Tài nguyên Thiên nhiên

UNEP:

(The United Nations Environment Programme) Chương
trình mơi trường Liên hiệp quốc

WWF:

(World Wide Fund For Nature) Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên
nhiên

MAB:


(The Man and the Biosphere ) Chương trình con người và
sinh quyển của UNESCO

CBD:

(Convention on Biological Diversity) Công ước Đa dạng
sinh học

CITES:

(Convention on International Trade in Endangered
Species of Wild Fauna and Flora) Công ước quốc tế về bn
bán các lồi động, thực vật hoang dã nguy cấp

ĐDSH:

Đa dạng sinh học

ĐVHD:

Động vật hoang dã

BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường
KBT

Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai

Trang ii



DANH SÁCH CÁC LOẠI BẢNG
Bảng 3.1 Diện tích vườn quốc gia Nam Cát Tiên và các phân khu chức
năng

Trang iii


HVTH:Nguyễn Tô Diễm Phượng

GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học đang là vấn đề tồn cầu, cần có sự
hợp tác của nhiều nước trong khu vực và thế giới nhằm giảm bớt tốc độ suy giảm đa
dạng sinh học của các loài. Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những
quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm
lầy, sông suối, rạn san hô... tạo nên môi trường sống cho nhiều loài chim và thú
hoang dã. Đặc biệt, Đồng Nai là một trung tâm đa dạng sinh học phồn thịnh nhất
của khu vực Đơng Nam Bộ. Phía Bắc và Đơng giáp với tỉnh Lâm Đồng - là một cao
ngun có khí hậu của vùng cao nhiệt độ thấp, quang kỳ ngắn, khu hệ động thực vật
thuộc luồng di cư Vân Nam-Quý Châu từ phía Bắc xuống. Phía đơng giáp với tỉnh
Bình Thuận tiếp nhận khu hệ động thực vật nam Trường Sơn. Phía Bắc và Tây Bắc
giáp với tỉnh Bình Dương tiếp nhận luồng di cư động thực vật Ma lay- In do. Phía
Đơng và Đơng Nam giáp với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mang tính chất biển Đơng. Độ
lục địa trải dài từ nền lục địa kéo dài ra đến biển. Do vị trí đặc biệt như vậy nên tính
đa dạng sinh học của Đồng Nai khá cao.
Từ trước năm 1975, thảm thực vật rừng của tỉnh Đồng Nai gần như liên tục,
trải dài từ Nam Cát Tiên xuống đến tận Biên Hòa. Vùng ven biển là cánh rừng ngập
mặn liên tục với huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Núi sót Chứa Chan

thuộc huyện Xuân Lộc và vùng phụ cận cũng được che phủ bởi rừng. Sau năm
1975, do mục tiêu kinh tế lúc bấy giờ nên hàng loạt các nông trường, lâm trường
được thành lập như lâm trường Tân Phú, La Ngà, Mã Đà, Bàu Cạn... với mục đích
là khai thác gỗ phục vụ phát triển kinh tế. Sau đó là việc hình thành hồ thủy điện Trị
An cùng với các chương trình di dân, các khu kinh tế mới được hình thành đã gây
nên những áp lực lớn đến tài nguyên thiên nhiên. Thêm vào đó, sự phát triển về
kinh tế- xã hội dẫn đến sự phát triển của các khu dân cư, đô thị, công nghiệp,.. đây
là những phát sinh mới tạo nên những thách thức lớn ảnh hưởng nhất định đến
nguồn tài nguyên sinh học của tỉnh.

Trang 1


HVTH:Nguyễn Tô Diễm Phượng

GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

Với tầm quan trọng đã nêu tôi đã chọn đề tài “Đa dạng sinh học và công tác
bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” nhằm mang đến cái nhìn tổng
thể về đa dạng sinh học và công tác bảo tồn đa dạng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ DA DẠNG SINH HỌC
Ở ĐỒNG NAI
1.1. Các định nghĩa
Đa dạng sinh học (tiếng Anh: biodiversity) được định nghĩa là sự khác nhau
giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái
trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái
mà các sinh vật là một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao
hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau.
Trong nghiên cứu về đa dạng sinh học có thể chia ra thành các cấp độ đa dạng
như sau:

- Đa dạng về loài
- Đa dạng về di truyền
- Đa dạng về quần xã và hệ sinh thái
Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự
nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường
xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của
tự nhiên; ni, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục lồi nguy cấp, quý, hiếm được
ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vâ ̣t di truyề n. (Theo Luật Đa
dạng sinh học )
Sinh vật ngoại lai
Bộ luật Đa dạng sinh học đã được Quốc hội thơng qua tại kỳ họp thứ tư Quốc
hội Khóa XII và chính thức có hiệu lực kể từ 01/07/2009. Theo đó tại khoản 19,
điều 3, chương 1 định nghĩa: Lồi ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi
sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái
tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Sinh vật ngoại lai xâm hại có thể gây hại đến
các lồi bản địa thông qua cạnh tranh nguồn thức ăn (động vật); ngăn cản khả năng

Trang 2


HVTH:Nguyễn Tô Diễm Phượng

GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

gieo giống, tái sinh tự nhiên của các loài bản địa (thực vật) do khả năng phát triển
nhanh, mật độ dày đặc; cạnh tranh tiêu diệt dần lồi bản địa, làm suy thối hoặc
thay đổi tiến tới tiêu diệt ln cả lồi bản địa.
Sinh vật ngoại lai xâm hại có thể bao gồm các lồi sinh vật ở tất cả các nhóm
phân loại chính, như vi rút, nấm, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật bậc cao, động vật
khơng xương sống, cá, lưỡng cư, bị sát, chim và động vật có vú được du nhập vào

môi trường mới khác với nơi phân bố tự nhiên ban đầu của chúng và gây ra các
thiệt hại về kinh tế, sức khỏe con người và mơi trường.
Suy thối môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên.
1.2. Đa dạng sinh học ở Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đơng Nam bộ với diện tích đất tự nhiên là
5.907,24 km2. Theo kết quả kiểm kê đến 31/12/2014, tổng diện rừng trên địa bàn
tỉnh là 185.373 ha (trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 121.359,6 ha và diện tích
rừng trồng là 64.013,3 ha); tỷ lệ che phủ rừng trên toàn địa bàn tỉnh đến năm 2014
tiếp tục giữ vững mức 30,8%.
Đến năm 2014, các khu vực đa dạng sinh học (ĐDSH) quan trọng, điển hình
trên địa bàn tỉnh bao gồm các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, đất ngập mặn và các
hệ sinh thái thủy vực; trong đó, tập trung nhiều nhất tại 09 khu vực mang tính đa
dạng sinh học của tỉnh gồm: Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai và rừng thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm
nghiệp La Ngà, Rừng phòng hộ Tân Phú, Rừng phòng hộ 600, Núi Chứa Chan,
Rừng phòng hộ Long Thành – Nhơn Trạch, Sông Đồng Nai và hồ Trị An, Sông Thị
Vải và các lưu vực. Theo số liệu báo cáo, đến nay Rừng tại Công ty TNHH MTV
Lâm Nghiệp La Ngà có 578 lồi thực vật và 230 lồi động vật; Rừng phịng hộ Tân
Phú có 496 loài thực vật và 261 loài động vật; núi Chứa Chan có 242 lồi thực vật và
126 lồi động vật và rừng phịng hộ 600 có 242 lồi thực vật và 126 loài động vật.
Đặc biệt, Vườn quốc gia Cát Tiên là một trong 6 khu dự trữ sinh quyển thế giới
ở Việt Nam và hiện đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để trình UNESSCO cơng nhận là

Trang 3


HVTH:Nguyễn Tô Diễm Phượng

GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn


di sản thiên nhiên thế giới và Khu Bảo tồn Thiên nhiên văn hóa Đồng Nai có mức
độ đa dạng sinh học phong phú cụ thể như sau:
1.2.1. Đa dạng hệ sinh thái
1.2.1.1. Vườn Quốc Gia Cát Tiên:
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (Rkx):Kiểu rừng này được
phân chia thành 16 xã hợp thực vật rừng khác nhau, trong đó gồm 06 quần hợp và
10 ưu hợp thực vật: (1) Ưu hợp thực vật họ Dẻ (Fagaceae) + họ Sim (Myrtaceae) +
họ Re (Lauraceae), (2) Ưu hợp thực vật họ Sim (Myrtaceae) + họ Nhãn
(Sapindaceae) + họ Quế (Lauraceae), (3) Ưu hợp thực vật họ Hồng (Ebenaceae) +
họ Na (Annonaceae) + họ Nhãn (Sapindaceae), (4) Ưu hợp thực vật họ Dẻ
(Fagaceae) + họ Sim (Myrtaceae) + Tre (Bambusa), (5) Ưu hợp thực vật Tre
(Bambusa) + họ Dẻ (Fagaceae) + họ Nhãn (Sapindaceae), (6) Ưu hợp thực vật Lồ ô
(Bambusa) + họ Đại kích (Euphorbiaceae), (7) Quần hợp Lồ ơ (Bambusa procera),
(8) Quần hợp thực vật Điều (Anacardium occidentale), (9) Quần hợp thực vật Dầu
con rái (Dipterocarpus alatus), (10) Ưu hợp thực vật Sao đen (Hopea odorata) +
Trâm vỏ đỏ (Syzygium zeylanicum), (11) Ưu hợp thực vật Kè đỏ (Livistona saribus)
+ An phong (Alphonsea), (12) Ưu hợp thực vật Cách hoa (Cleistanthus) + Bình linh
(Vitex), (13) Ưu hợp thực vật Săng ớt (Xanthophyllum) + Cách hoa nhiều hoa
(Cleistanthus myrianthus), (14) Quần hợp thực vật cỏ Đế, Cỏ gai thảo (Echinochloa
pyramidalis), (15) Quần hợp thực vật cỏ Tranh (Imperata cylindica (L.) P. Beauv.
var. mayjor), (16) Quần hợp thực vật cỏ Kê thảo (Kerriochloa siamensis).
- Kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới (Rkn): Kiểu rừng này được phân
chia thành 11 xã hợp thực vật rừng khác nhau, gồm: 09 xã hợp thực vật rừng cây gỗ
tự nhiên; 01 xã hợp thực vật rừng cây gỗ tự nhiên hỗn gia lồ ô và 01 xã hợp thực vật
cây gỗ rừng trồng, gồm: (1) Ưu hợp thực vật họ Tử vi (Lythraceae) + họ Hồng
(Ebenaceae) + họ Na (Annonaceae), (2) Ưu hợp thực vật họ Tử vi (Lythraceae) +
họ Sim (Myrtaceae) + họ Dầu (Dipterocarpaceae), (3) Ưu hợp thực vật họ Dầu
(Dipterocarpaceae) + họ Tử vi (Lythraceae) + họ Nhãn(Sapindaceae), (4)
Ưu hợp thực vật Dầu bau (Dipterocarpus baudii) + Lười ươi (Scaphium


Trang 4


HVTH:Nguyễn Tô Diễm Phượng

GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

macropodium), (5) Ưu hợp thực vật Lười ươi (Scaphium macropodium) + Xuân tôn
(Swintoma griffithii), (6) Ưu hợp thực vật Xuyên mộc dung (Dacryodes dungii) +
Trâm (Syzygium) + Ki gân bằng (Gironniera subequalis), (7) Ưu hợp thực vật họ
Hồng (Ebenaceae) + họ Na (Annonaceae) + họ Tử vi (Lythraceae), (8) Ưu hợp thực
vật họ Trôm (Sterculiaceae) + họ Sim (Myrtaceae) + họ Dầu (Dipterocarpaceae),
(9) Ưu hợp thực vật họ Đậu (Fabaceae) + họ Nhãn (Sapindaceae) + họ Quế
(Lauraceae), (10) Ưu hợp thực vật họ Trôm (Sterculiaceae) + họ Hồng
(Ebenaceae) + Tre (Bambusa), (11) Ưu hợp thực vật họ Dầu (Dipterocarpaceae) +
họ Đậu (Fabaceae).
- Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới (Rkr): Kiểu rừng này được phân
chia thành 03 xã hợp thực vật rừng, gồm: (1) Ưu hợp thực vật Tung (Tetrameles
nudiflora ) + Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata), (2) Ưu hợp thực vật Dầu
lông (Dipterocarpus intricatus) + Xến mủ (Shorea roxburghii), (3) Quần hợp thực
vật Bồ an (Colona auriculata).
- Thảm thực vật rừng của VQG Cát Tiên rất phong phú và đa dạng (30 quần
hợp, ưu hợp thực vật khác nhau), nó thể hiện tính phong phú của thành phần thực
vật rừng, các ưu hợp thực vật đặc trưng của vùng Đông Nam bộ như : Ưu hợp thực
vật họ Dầu (Dipterocarpaceae) + họ Tử vi (Lythraceae), Ưu hợp thực vật họ Dầu
(Dipterocarpaceae) + họ Đậu (Fabaceae), Ưu hợp thực vật Lồ ô (Bambusa) + họ
Đại kích (Euphorbiaceae), (7) Quần hợp Lồ ơ (Bambusa procera).
- Các nhân tố địa chất, thổ nhưỡng và các tác động của con người đã ảnh
hưởng tới việc hình thành các ưu hợp thực vật như các ưu hợp trong rừng thứ sinh
nhân tác, các ưu hợp thực vật trên vùng đất ngập nước, vùng bán ngập.

- Sự phong phú của các ưu hợp thực vật của VQG Cát Tiên là điều kiện thuận
lợi để các loài động vật cư trú, sinh sống và phát triển và có giá trị, ý nghĩa về mặt
bảo tồn.
1.2.1.2. Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai:
Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai được giao quản lý 100.304 ha,
trong đó có 67.904 ha diện tích rừng, đất rừng và 32.400 ha diện tích hồ Trị An.

Trang 5


HVTH:Nguyễn Tô Diễm Phượng

GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

Khu vực này là nơi tập trung phần lớn rừng tự nhiên của tỉnh Đồng Nai, với độ che
phủ của rừng trên 88 %.
KBT thuộc tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp lưu vực sông Đồng Nai, nằm
trong hệ sinh thái Trường Sơn, một trong 200 vùng sinh thái quan trọng của thế
giới. Một trong 13 vùng bảo tồn ưu tiên của khu vực Đông Nam Á. Là sinh cảnh ưu
tiên và nằm ở vùng chim đặc hữu của miền Nam Việt Nam, có hệ sinh thái rừng đặc
trưng của vùng miền Đơng Nam bộ. Với những giá trị đặc sắc, nổi trội về tự nhiên
cùng những giá trị về văn hóa, truyền thống của cộng đồng cư dân địa phương. Năm
2011, KBT đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai và là
một trong 9 Khu Dự trữ sinh quyển của Việt Nam.
KBT nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên hệ sinh thái đa dạng
với 3 kiểu rừng chính:
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
Có diện tích lớn nhất (khoảng 84,3%); phân bố tập trung ở 3 khu vực Mã Đà,
Hiếu Liêm và Vĩnh An. Số cây rụng lá <15%, với các cây ưu thế: họ Dầu
(Dipterocarpaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Thị

(Ebenaceae)... Kiểu rừng này hiện có 10 xã hợp thực vật chính: (1) Ưu hợp họ Dầu
(Dipterocarpaceae) + họ Bồ hòn (Sapindaceae) + họ Sim (Myrtaceae); (2) Ưu hợp
họ Dầu (Dipterocarpaceae) + họ Bồ hòn (Sapindaceae) + họ Thị (Ebenaceae); (3)
Ưu hợp chi Trường (Xerospermum) + chi Thị (Diospyros) + chi Trâm (Syzygium);
(4) Ưu hợp Xuân thôn (Swintonia floribunda) + chi Chai (Shorea) + chi Trường
(Xerospermum); (5) Ưu hợp chi Trường (Xerospermum) + chi Trâm (Syzygium) +
Lồ ô (Bambusa procera); (6) Quần hợp Tràm (Melaleuca cajuputi Powel.); (7)
Quần hợp Lồ ô (Bambusa procera Chev.& Camus); (8) Ưu hợp cỏ tranh (Imperata
cylindrica) + chi Sầm (Memecylon) + chi Mua (Melastoma); (9) Quần hợp Keo lá
tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth); (10) Ưu hợp Keo (Acacia) + cây
họ Dầu (Dipterocarpaceae) + cây họ Đậu (Fabaceae); Quần hợp Bạch đàn
(Eucalyptus)
- Rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới

Trang 6


HVTH:Nguyễn Tô Diễm Phượng

GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

Chiếm khoảng 15% diện tích, phân bố tập trung hoặc phân tán ở cả 3 khu vực:
Vĩnh An, Mã Đà và Hiếu Liêm. Có tỷ lệ cây rụng lá từ 25 – 30%, với các họ ưu thế:
Tử vi (Lythraceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Bồ hịn (Sapindaceae), họ Sim
(Myrtaceae), họ Xồi (Anacardiaceae), họ phụ Tre (Bambusoideae). Có 2 quần xã
thực vật chính: Ưu hợp chi Bằng lăng (Lagerstroemia) + chi Trường
(Xerospermum) + chi Trâm (Syzygium) và Ưu hợp Lười ươi (Scaphium
macropodium) + Xuân thôn (Swintonia floribunda) + Lồ ơ (Bambusa procera).
- Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới
Kiểu rừng này chiếm diện tích nhỏ (chiếm khoảng 0,7% diện tích), phân tán

bao gồm một số loài cây gỗ tự nhiên hoặc gây trồng rụng lá đồng loạt một đợt vào
mùa khô (với trên 90% cây rụng lá). Có 2 xã hợp thực vật nằm trong 2 kiểu thảm
thực vật khác nhau, gồm quần hợp Dầu lông (Dipterocarpus intricatus) và quần hợp
Giá tị (Tecktona grandis L.).
1.2.2. Đa dạng loài sinh vật
1.2.2.1. Vườn Quốc gia Cát Tiên:
Danh lục thực vật của VQG Cát Tiên có 1.615 loài thực vật, thuộc 710 chi,
162 họ, 94 bộ, 10 lớp thuộc 06 ngành thực vật ((1)Phân loại theo dạng sống: 176
loài cây gỗ lớn; cây gỗ nhỏ: 335 loài; cây bụi: 345 loài; thảm tươi: 311 loài; dây
leo: 238 loài; thực vật phụ sinh, ký sinh: 143 loài; khuyết thực vật: 62 loài; (2)
phân theo giá trị kinh tế: 550 loài cây thuốc; 260 loài cây cảnh (trong đó có 138
lồi Phong lan cho hoa đẹp). Ngồi ra, Vườn quốc gia Cát Tiên cịn có hàng chục
lồi cây ăn trái, cây làm rau xanh, cây cho nhựa, dầu và chất tanin.
Danh lục các loài động vật đã thống kê được 1.457 loài, 922 chi, 219 họ, 52
bộ, đa dạng và phong phú về thành phần loài, các loài q hiếm có ý nghĩa bảo tồn
nguồn gen trên tồn thế giới. Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Cát Tiên là nơi duy nhất
trên Bán đảo Đông Dương mà con người có thế tiếp cận và quan sát các lồi thú lớn
thuộc bộ móng guốc, bộ ăn thịt, trong đó: (1) Thú: 103 loài, 66 chi, 28 họ, 11bộ; (2)
Chim 351 lồi, 222 chi, 70 họ, 18 bộ; (3) Bị sát 89 loài, 68 chi, 16 họ, 3 bộ; (4)

Trang 7


HVTH:Nguyễn Tơ Diễm Phượng

GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

Lưỡng cư 35 lồi, 20 chi, 5 họ, 2 bộ; (5) Cá nước ngọt 128 lồi, 84 chi, 31 họ, 9 bộ;
(6) Cơn trùng 751 lồi, 462 chi, 69 họ, 9 bộ
Ngồi ra cịn có: (1) Hệ nấm: hơn 400 lồi; (2) thực vật phiêu sinh: 610 loài

và biến loài thuộc 7 ngành tảo, 17 bộ và 135 chi; (3) động vật nổi: 125 loài và các
dạng ấu trùng thuộc 28 họ, 67 giống, thuộc 5 lớp; (4) động vật đáy: 122 loài động
vật đáy và ven bờ thuộc 56 họ, 73 giống.
1.2.2.2. Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai
Theo kết quả Dự án Xây dựng danh lục và tiêu bản động, thực vật và một số
kết quả nghiên cứu khác đã được cơng bố. Bước đầu ghi nhận tại KBT, có:
- Thực vật: 1.552 loài thuộc 663 chi, 166 họ, 95 bộ và 6 ngành thực vật khác
nhau. Trong đó, có 30 lồi có tên trong sách Đỏ Việt Nam, 41 loài thuộc danh lục
Đỏ IUCN thế giới và 10 loài thuộc Nghị định số 32/2006/CP.
- Động vật có: 1.711 lồi, gồm: 85 lồi Thú, 284 lồi Chim, 64 lồi Bị sát, 33
Ếch nhái, và 1.245 lồi Cơn trùng. Theo danh lục các lồi nguy cấp, q, hiếm ghi
trong sách Đỏ Việt Nam, tại KBT hiện có 30 lồi Thú, 21 lồi Chim, 27 lồi Bị sát,
Ếch nhái và 08 lồi Cơn trùng. Theo danh lục Đỏ IUCN có 23 lồi Thú, 12 lồi
Chim, 08 lồi Bị sát, 05 lồi Ếch nhái và 2 lồi Bướm.
Bước đầu, đã thống kê có 108 lồi Cá và 12 lồi Tơm nước ngọt. Trong đó, có 27
lồi Cá nằm trong danh mục các các loài quý, hiếm và nguy cấp của Bộ Thủy sản
(2007), 6 lồi có tên trong sách Đỏ Việt Nam.
1.2.3. Đa dạng nguồn gen
1.2.3.1. Vườn Quốc Gia Cát Tiên:
* Thực vật:
Vườn quốc gia Cát Tiên có 23 lồi đặc hữu và bản địa như thiên thiên đồng
nai (Telectadium dongnaiensis), xuân tôn mai ngày (Swintonia maingayi), trôm quạt
(Sterculia hypochra),...
Vườn quốc gia Cát Tiên có 31 lồi thực vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
như gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), gõ mật (Sindora siamea), cẩm lai bà rịa (Dalbergia

Trang 8


HVTH:Nguyễn Tô Diễm Phượng


GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

bariensis), cẩm lai nam (D. cochinchinensis), cẩm lai vú (D. mammosa), giáng
hương (Pterocarpus macrocarpus),...
* Động vật:
Thú: 28 loài, 1 CE, 9 EN, 12 VU, 6 NT. trong Danh lục IUCN (2014) và 30
loài, 4 CR, 14 EN, 12 VU có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007).
Một số loài quý hiếm như voi châu á (Elephas maximus), bị tót (Bos gaurus)
và nai (Cervus unicolor), vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae), và chà và chân
đen (Pygathrix nigripes).
Chim: 19 loài, 1 CE, 3 EN, 4 VU, 11 NT trong Danh lục IUCN (2014) và 15
loài, 2 CR, 3 EN, 10 VU có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007). Nơi đây cũng là
một trong những nơi quan trọng nhất cho việc bảo tồn những loài chim họ Trĩ và
chim nước quý hiếm như gà so cổ hung (Arborophila davidi), công xanh (Pavo
muticus), già đẩy java (Leptoptilos javanicus), gà tiền mặt đỏ (Polyplectron
germaini), chích chạch má xám (Macronous kelleyi),…
Bị sát: 11 lồi, 1 CE, 2 EN, 8 VU trong Danh lục IUCN (2014) và 17 loài, 4
CR, 7 EN, 6 V có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) như cá sấu nước ngọt
(Crocodylus siamensis), trăn gấm (Python reticulatus), trăn đen (Python molurus),
Lưỡng cư: 2 loài VU trong Danh lục IUCN (2014). Các loài quý hiếm như cóc
mắt chân dài (Megophrys longipes), cóc rừng (Bufo galeatus), chàng andecson
(Rana andersoni),…
Cá nước ngọt: 2 lồi cá có tên trong Sách Đỏ IUCN (2008) là cá rồng
(Scleropages formosus) và cá lăng bị (Bagarius bagarius) ở bậc EN, 8 lồi cá có
tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), trong đó 1 loài bậc E là Cá mơn (Scleropages
formusus), 1 loài bậc R là Cá may (Gyrinocheilus aymonieri), 4 loài bậc T là Cá ét
mọi (Morulius chrysophekadion), Cá còm (Notopterus chitala), Cá duồng xanh
(Cosmocheilus harmandi), Cá lóc bơng (Ophiocephalus micropeltes),… 2 lồi bậc
V là Cá lăng nha (Hemibagrus elongates), Cá lăng bò (Bagarius bagarius).

1.2.3.2. Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai:

Trang 9


HVTH:Nguyễn Tơ Diễm Phượng

GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

Hiện chưa có nghiên cứu nào về đa dạng nguồn gen, tuy nhiên với thành phần
số lồi phong phú như trên thì độ đa dạng về nguồn gen ở tại KBT cũng rất cao, có
nhiều lồi nguy cấp, q, hiếm. Do nơi đây, được các tổ chức bảo tồn trong và
ngoài nước, các nhà khoa học đánh giá là điểm nóng về ĐDSH.
1.3. Vai trị của da dạng sinh hoạt
Đa dạng sinh học khơng chỉ duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái, nó cịn là
nguồn cung cấp các dược liệu đầy tiềm năng. Đa dạng sinh học giúp duy trì một
nguồn lương thực thực phẩm lành mạnh và làm tăng độ phì nhiêu của đất, và giữ
gìn một nguồn nước sạch. Giá trị của nó vượt xa mọi thứ mà chúng ta có thể diễn tả
bằng cách sử dụng các chỉ số kinh tế nhưng lợi ích về vật chất nó mang lại cho loài
người cũng rất lớn
Giá trị sử dụng của đa dạng sinh học :
- Đa dạng sinh học cung cấp hầu hết các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu
thiết yếu của con người
- Đa dạng sinh học là nguồn cung cấp thức ăn, quần áo, nơi trú ẩn cho con
người.
- Đa dạng sinh học là nguồn cung cấp vật liệu làm nhà, bàn ghế, sách vở, đồ
thủ công mỹ nghệ.
- Đa dạng sinh học là nguồn cung cấp nhiều giống loài để lai tạo ra nhiều
giống cây trồng, vật nuôi.
- Đa dạng sinh học là nguồn cung cấp nhiều loại dược phẩm, thuốc chữa bệnh.

- Đa dạng sinh học là nguồn cung cấp các vật thí nghiệm như chuột bạch, khỉ
cho nghiên cứu về y học, giúp tìm cách điều trị bệnh tật của con người
- Giá trị sinh thái và môi trường của đa dạng sinh học đảm bảo đời sống con
người và truyền lại cho các thế hệ.
- Các khu rừng, vùng biển, vùng đất ngập nước là nơi sinh tồn của các nguồn
tôm, cá giống.

Trang 10


HVTH:Nguyễn Tô Diễm Phượng

GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

- Các khu rừng đầu nguồn ngăn cản lũ lụt, rừng ngập mặn , các dải san hơ ven
biển chắn sóng, bão ven biển bảo vệ mùa màng, đất đai, nhà cửa, cơng trình của
người dân.
- Các khu rừng cũng có tác dụng trong việc giữ đất, giữ nước, lọc sạch khơng
khí, điều hồ khí hậu, giảm ơ nhiễm mơi trường.
- Các lồi vi sinh vật giúp phân huỷ các chất thải và cung cấp dinh dưỡng, chất
mùn cho đất.
- Các lồi cơn trùng thụ phấn cho cây trồng và thực vật hoang dại
CHƯƠNG II. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH
HỌC
2.1. Nguyên nhân trực tiếp
- Săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã: do diện tích quản lý rộng lớn, tiếp giáp
với nhiều tỉnh bạn khơng cịn rừng, dân cư sống trong vùng lõi cịn nhiều, đời sống
cịn nhiều khó khăn, thiếu đất sản xuất, cuộc sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng
nên nạn săn bắt động vật rừng vẫn còn xảy ra. Do nhu cầu thị hiếu về sản phẩm từ
rừng ngày càng tăng, nên một số bộ phận người dân đã bất chấp luật pháp vẫn vào

rừng KBT săn bắt, bẫy thú.
- Xâm lấn đất rừng và tàn phá sinh cảnh: trong và xung quanh KBT, Vườn
Quốc Gia vẫn còn nhiều hộ dân sinh sống, tạo nên sức ép rất lớn cho công tác quản
lý, bảo vệ rừng. Người dân thường lén lút vào rừng chặt hạ cây, lấn chiếm đất rừng
để trồng các loài cây ngắn, dài ngày. Từ đó, ảnh hưởng xấu đến cơng tác bảo tồn
của đơn vị, việc xâm lấn đất rừng làm thu hẹp diện tích rừng, mất nơi trú ẩn của một
số lồi động vật.
- Chăn thả gia súc bên trong Vườn Quốc gia: Hiện nay, trên địa bàn các xã
thuộc vùng đệm, số trâu, bị đang được ni rất nhiều, hình thức chăn ni chủ yếu
theo hướng chăn ni hộ gia đình, nuôi theo dạng thả rông. Việc chăn thả gia súc
trong rừng tự nhiên và gần rừng, làm tăng nguy cơ thối hóa gen, lây nhiễm mầm
bệnh từ đàn gia súc sang các loài thú khác, đặc biệt là loài thú móng guốc hoang dã.

Trang 11


HVTH:Nguyễn Tô Diễm Phượng

GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

Việc chăn thả gia súc tự do trong rừng cịn gây ra tình trạng cạnh tranh nguồn thức
ăn với các loài động vật hoang dã.
- Sự xâm lấn của các loài ngoại lai, chủ yếu là cây Mai dương (Mimosa pigra).
Mai dương xâm lấn với mật độ dày làm hạn chế sự di chuyển và làm mất, thu hẹp
nơi sinh sống của các loài động vật, các loài thủy sinh. Sự xâm lấn của loài Mai
dương tại khu vực bán ngập hồ Trị An làm mất vẻ đẹp cảnh quan, ảnh hưởng xấu
tới hoạt động du lịch sinh thái, cũng như làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nơng
nghiệp, gây suy giảm năng suất cây trồng và sản lượng đánh bắt thủy sản của người
dân trong vùng.
- Khai thác lâm sản ngoài gỗ và củi quá mức: hiện nay, người dân địa phương

khai thác các loài như tre, măng, mây, cây thuốc,...để đáp ứng nhu cầu cần thiết và
bán thu lợi nhuận. Việc khai thác không đúng cách đã làm ảnh hưởng đến sự phát
triển của các loài đặc biệt khai thác Ươi, Măng lồ ơ. Ngồi ra, sự xuất hiện của con
người ở nhiều khu vực trong rừng tự nhiên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sự hoạt
động các loài động vật.
3.2. Nguyên nhân gián tiếp
- Gia tăng dân số và sức ép lên tài nguyên rừng: gia tăng dân số các địa
phương vùng đệm kéo theo nhu cầu về ăn ở, về đất sản xuất nông nghiệp và nhu cầu
lương thực gây áp lực lên tài nguyên rừng.
- Ô nhiễm mơi trường: các khí thải từ sản xuất cơng nghiệp, các hóa chất sản
xuất nơng nghiệp, chất thải từ chăn nuôi, sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường ảnh
hưởng đến mơi trường sống các lồi sinh vật làm suy giảm số lượng lồi. Tại hồ Trị
An, có 574 bè với 1.034 lồng nuôi các loại thủy sản, hoạt động nuôi cá bè đã mang
lại hiệu quả kinh tế cho người dân, đây là nguồn gây ô nhiễm cục bộ tại khu vực
nuôi bởi thức ăn dư thừa; chất thải, rác thải sinh hoạt; hóa chất, thuốc bảo vệ thủy
sản, gây nguy cơ về lây nhiễm bệnh giữa các bè nuôi rất cao và có khả năng lây lan
cho đàn cá tự nhiên trong hồ. Việc quản lý, kiểm soát nguồn giống đầu vào chưa
chặt chẽ nên dễ dẫn đến việc người dân nuôi các loại giống thủy sản, thả cá phóng
sinh khơng rõ nguồn gốc, lồi ngoại lai trong bè và phát tán ra ngoài hồ.

Trang 12


HVTH:Nguyễn Tơ Diễm Phượng

GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

úng cục bộ, xói lở; mùa khô kéo dài và khốc liệt hơn sẽ làm cạn kiệt các thủy
vực tự nhiên, do đó nguy cơ cháy rừng cao, thiếu nước cho công tác chữa cháy và
suy giảm môi trường sinh thái, gây ảnh hưởng xấu đến các quần thể động, thực vật

hoang dã.
- Nhận thức của người dân chưa cao, vẫn lén lút vào rừng để săn bắt động vật
hoang dã, thu hái lâm sản ngoài gỗ tác động ảnh hưởng đến sinh cảnh cũng như làm
giảm số lượng lồi. Bên cạnh đó, do cuộc sống khó khăn, mặc dù biết luật nhưng
vẫn cố tình vi phạm để mưu sinh.
- Nhu cầu sử dụng thực phẩm và chơi con, cây cảnh: hiện nay, tốc độ phát
triển cơng nghiệp hóa nhanh, đời sống con người được nâng cao, con người có nhu
cầu sử các sản phẩm từ tự nhiên để ăn, làm thuốc chữa bệnh. Một số người có thú
chơi con, cây cảnh săn lùng các loài động vật đẹp, quý, hiếm, các loài cây cảnh đẹp
về nuôi chơi, trưng bày. Đây cũng là tác nhân gián tiếp làm suy giảm số lượng loài
động, thực vật.
- Chính sách pháp luật chưa nghiêm: mặc dù nhà nước ban hành nhiều luật và
văn bản dưới luật để bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH. Tuy nhiên, các chính sách pháp
luật cịn lỏng lẻo, hình phạt chưa thích đáng, chưa đủ sức răn đe nên các hoạt động
săn bắt, bn bán động vật hoang dã vẫn cịn xảy ra.
- Tài chính đầu tư cho các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học cịn thấp
CHƯƠNG III. CƠNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở ĐỒNG
NAI
3.1. Hiện trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và có nền kinh
tế phát triển vượt bậc. Song song đó, tài nguyên sinh vật của Đồng Nai cũng rất đa
dạng phong phú và cùng với cả nước, Đồng Nai cũng đã quan tâm đến việc bảo tồn
ĐDSH từ rất sớm. Ngày 22/09/2000, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành
Quyết định số 2516/QĐ.CT.UBT về việc phê duyệt “Kế hoạch hành động bảo tồn
đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001-2010”. Ngày 16/9/2010, ban hành
Chỉ thị số 18/CT-UBND về việc tăng cường quản lý các hoạt động gây nuôi, chế

Trang 13



HVTH:Nguyễn Tô Diễm Phượng

GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

biến, kinh doanh động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Năm 2011, Uỷ ban
nhân dân tỉnh Đồng Nai đã

ban hành quyết định số 2054/QĐ-UBND ngày

16/8/2011 phê duyệt “Dự án tổng thể về bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh
học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” do Sở
Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện.
Cùng với các văn bản liên quan, có rất nhiều dự án liên quan đến việc bảo tồn
ĐDSH ở Đồng Nai được thực hiện kể cả trong nước lẫn quốc tế, đặc biệt là tại Khu
dự trữ sinh quyển thế giới – Vườn Quốc gia Cát Tiên và hệ thống sơng Đồng Nai
với mục đích bảo tồn và phát triển các hệ động, thực vật. Điển hình như Dự án bảo
tồn các lồi động vật móng guốc, do Cơ quan phát triển Pháp (AFD) viện trợ khơng
hồn lại với mục tiêu là bảo tồn bị tót “Gaurs” - một lồi bị hoang dã của châu Á
đang bị diệt chủng; Dự án cứu hộ linh trưởng do Trung tâm cứu hộ linh trưởng
Monkey World - Ape (Anh) và Trung tâm cứu hộ các loài động vật hoang dã đang
nguy cấp Pingtung (Đài Loan) viện trợ khơng hồn lại; Dự án bảo tồn đa dạng sinh
học vùng châu Á do Tổ chức Winrock International (Mỹ) tài trợ. Hiện nay, tỉnh
Đồng Nai cũng đang triển khai các đề tài nghiên cứu về: Thăm dò các biện pháp
sinh học tổng hợp để ngăn ngừa sự xâm lấn của cây mai dương; sản xuất nấm trên
cơ sở điều tra xây dựng bảo tàng nấm ở Vườn Quốc gia Cát Tiên, Dự án Điều tra tài
nguyên di truyền các loài Lan rừng Vườn quốc gia Cát Tiên và nghiên cứu các biện
pháp nhân nhanh để bảo tồn, Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Cát
Tiên giai đoạn 2010-2020 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông
qua bằng quyết định 1535/QĐ-BNN-TCLN ngày 11 tháng 7 năm 2011... Ngồi ra
cịn có một số dự án đang được triển khai nhằm ngăn chặn ô nhiễm, bảo vệ nguồn

nước sông Đồng Nai, bảo vệ ĐDSH lưu vực sông Đồng Nai như: “Dự án ngăn ngừa
ô nhiễm môi trường nước hồ Trị An và hạ lưu sông Đồng Nai" do Quỹ bảo tồn
thiên nhiên thế giới (WWF) thực hiện dưới sự tài trợ của Đại sứ quán Hoàng gia
Đan Mạch. Dự án tập trung vào việc đánh giá ô nhiễm nguồn nước, xác định những
yếu tố gây ô nhiễm từ các ngành nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, rác thải sinh
hoạt, sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải. Hay dự án “Bảo tồn đa dạng sinh

Trang 14


HVTH:Nguyễn Tô Diễm Phượng

GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

học lưu vực sông Đồng Nai” thuộc Chương trình Bảo tồn đa dạng sinh học vùng
châu Á do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ thơng qua Tổ chức
Phi chính phủ Winrock International. Đây là dự án đã được triển khai từ năm 2007
(được gia hạn đến hết năm 2010) nhằm phục hồi và duy trì tính liên kết và các chức
năng của hệ sinh thái ở các hành lang và cảnh quan đa dạng sinh học; thúc đẩy cơ
chế tài chính bền vững cho bảo tồn thiên nhiên, phát triển đa dạng sinh học; nâng
cao đời sống của người dân ở khu vực nông thôn; đồng thời cũng nâng cao sự hợp
tác vùng trong việc quản lý, bảo vệ mơi trường. Và cịn một số dự án khác liên quan
đến Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu như Dự án Điều tra danh lục và xây dựng bộ
tiêu bản động – thực vật rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu,
khu rừng ngập mặn huyện Long Thành – Nhơn Trạch thuộc ban quản lý rừng phòng
hộ Long Thành với các dự án “Điều tra hiện trạng, đề xuất giải pháp bảo vệ và phát
triển hệ sinh thái vùng ngập nước Long Thành Nhơn Trạch” (Lê Văn Thu, 2005),
Dự án Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển Long Thành tỉnh Đồng Nai giai
đoạn 2008 – 2015, đây là dự án duy nhất thuộc khu vực Đông Nam bộ nằm trong
danh sách các dự án ưu tiên của Đề án Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven

biển giai đoạn 2008 – 2015 của Bộ NN&PTNT ,rừng phòng hộ Tân Phú với dự án
“Phục hồi và phát triển di sản rừng tự nhiên của tỉnh Đồng Nai - quản lý và cải thiện
rừng Tân Phú” từ năm 2004 – 2007 do trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM
thực hiện theo văn bản thỏa thuận giữa vùng Rhône-Alpes (Pháp) và tỉnh Đồng
Nai... Như vậy, đã có nhiều dự án, đề tài liên quan đến việc thực hiện chương trình
bảo tồn ĐDSH ở các tỉnh thành khác cũng như ở Đồng Nai
3.2. Đánh giá công tác bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai
3.2.1. In situ (bảo tồn nguyên vị)
Hiện nay, các khu vực đa dạng sinh học thuộc tỉnh Đồng Nai đã được kiện
toàn tổ chức, hoạt động theo cơ chế chung của quốc gia về bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên. Các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Rừng phòng hộ đã hoạt động
có hiệu quả. Cụ thể những thành quả về bảo tồn in-situ đối với các hệ sinh thái trên
cạn như sau:

Trang 15


HVTH:Nguyễn Tô Diễm Phượng

GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

- Đồng Nai là tỉnh đi tiên phong về bảo vệ tính đa dạng sinh học so với các
tỉnh khác. Việc ban hành và thực hiện liên tục Kế hoạch hành động giai đoạn 20012005 tầm nhìn đến 2010 cũng như Kế hoạch bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học
đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 cho thấy tỉnh Đồng Nai quan tâm thực sự
đến môi trường và phát triển bền vững và thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ môi
trường và Luật Đa dạng sinh học. Báo cáo “Dự án tổng thể về bảo tồn đa dạng và an
toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”
đã chỉ rõ: Vấn đề đa dạng sinh học sau 10 năm thực hiện đã cho những kết quả vượt
quá sự mong đợi, những chương trình đề ra trong kế hoạch hành động đã đi đúng
hướng và tập trung đúng vào điểm.

Hiện nay, hệ thống bảo tồn thiên nhiên ở Đồng Nai đã hình thành vững chắc
và liên tục được tạo điều kiện phát triển, bảo đảm bảo tồn bền vững tính đa dạng
sinh học. Trong đó, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của Vườn quốc gia Cát Tiên –
nơi chứa đựng tính đa dạng sinh học quan trọng nhất của tỉnh. Nơi đây đã được
quan tâm đầu tư từ các nguồn lực trong tỉnh, trong nước và ngoài nước, trở thành
Vườn quốc gia quan trọng hàng đầu của nước ta.
Bảng 3.1. Diện tích Vườn quốc gia Cát Tiên và các phân khu chức năng

Tổng

Vùng lõi (ha)

diện

tích
(ha)

Phân khu bảo
Tổng

254, 829 71.350

vệ

nghiêm

ngặt
53.914

Phân khu hành Phân khu phục

chính dịch vụ

hồi sinh thái

2.325

14.926

Vùng
đệm (ha)

183.47
9

Nguồn: Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ, 2010.
Vườn quốc gia được đầu tư hàng đầu ở nước ta về cơ sở vật chất và các
chương trình bảo tồn cũng như phát triển cộng đồng nhờ các dự án đầu tư trong và
ngoài nước.

Trang 16


HVTH:Nguyễn Tô Diễm Phượng

GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (Khu Bảo tồn thiên nhiên & Di
tích Vĩnh Cửu) được thành lập theo Quyết định số 4679/2003/QĐ-UBND ngày
02/12/2003. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai
(2012), tổng diện tích của Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai là

67.903,8ha. Trong đó bao gồm 66.036,9ha đất có rừng và 1.866,9ha đất trồng quy
hoạch cho lâm nghiệp.
Công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng được chú trọng với trọng tâm là bảo
tồn ĐDSH trong khu vực. Những hoạt động bảo tồn chính trong thời gian qua như:
Thực hiện dự án trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa vùng Chiến D:
Mục tiêu của dự án là góp phần nâng cao số lượng, chất lượng rừng và đa dạng sinh
học, bảo tồn và phát triển nguồn gien, bảo tồn các lồi cây gỗ lớn có giá trị, tiêu
biểu của vùng chiến khu D nói riêng và vùng Đơng Nam Bộ nói chung, tơn tạo cảnh
quan di tích lịch sử chiến khu D và góp phần bảo vệ mơi trường, góp phần ổn định
đời sống nhân dân ở vùng rừng;
Kết quả thực hiện dự án điều tra, xây dựng danh lục và tiêu bản động vật, thực
vật rừng là cơ sở khoa học quan trọng cho các chương trình Bảo tồn, quản lý, giám
sát về đa dạng sinh học. Dự án nâng cao năng lực quản lý, giám sát bảo tồn đa dạng
sinh học do Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF) tài trợ gồm 2 giai đoạn từ năm 2008 –
2011. Các mục tiêu của dự án là nhằm nâng cao năng lực, quản lý, giám sát và bảo
tồn đa dạng sinh học cho cán bộ, nhân viên Khu bảo tồn trong các hoạt động bảo vệ
và quản lý;
Thực hiện các hoạt động quản lý tài nguyên động- thực vật rừng, nâng cao
nhận thức về quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư, tăng cường sự tham gia
của cộng đồng địa phương vào việc lập kế hoạch quản lý để giảm thiểu các hoạt
động bất lợi của con người, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về ĐDSH và công tác
quản lý bảo tồn.
Công tác phịng chống cháy rừng vào mùa khơ các năm được thực hiện tốt,
không để xảy ra vụ cháy rừng nào gây thiệt hại trên địa bàn. Công tác tuyên truyền
cũng rất được chú trọng. Hàng năm, đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ

Trang 17


HVTH:Nguyễn Tô Diễm Phượng


GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

chức khoảng 40 cuộc họp nhằm phổ biến tuyên truyền các văn bản pháp luật, các
biện pháp phòng tránh xung đột giữa người và voi để nâng cao nhận thức của người
dân về bảo vệ rừng, thực hiện các hoạt động về giáo dục mơi trường tại các trường
học, duy trì hoạt động 11 câu lạc bộ Xanh, tập huấn về kỹ năng giáo dục môi trường
cho giáo viên phụ trách câu lạc bộ, triển khai Chương trình truyền thơng giáo dục
mơi trường, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường phát hành và phân phối
5.000 tờ thông điệp truyền thông giới thiệu tính ĐDSH tại Khu bảo tồn thiên nhiên
văn hóa Đồng Nai.
Sự phát triển mạnh mẽ của Vườn quốc gia Cát Tiên v à Khu bảo tồn thiên
nhiên văn hóa Đồng Nai là động lực quan trọng thúc đẩy công tác bảo tồn ở các khu
vực khác trong tỉnh, chẳng hạn hay các lâm trường, các rừng phòng hộ (như La
Ngà, Long Thành – Nhơn Trạch, Tân Phú) và các khu vực có tính đa dạng sinh học
cao khác như vùng nước nội địa hồ Trị An- Đồng Nai. Bên cạnh đó, các thủy vực
quan trọng như hệ thống sơng Đồng Nai, hồ Trị An được quan trắc môi trường định
kỳ, bảo đảm theo dõi môi trường của các hệ sinh thái tự nhiên, nhờ đó có tác dụng
phát hiện sớm và giảm thiểu sự mất đi tính đa dạng sinh học do ô nhiễm.
3.2.2. Ex situ (bảo tổn chuyển vị)
Bảo tồn chuyển vị có thể thực hiện dưới các hình thức khác nhau. Đối với
động vật, đó có thể là vườn thú, trang trại nuôi động vật, thủy cung và các chương
trình nhân giống động vật. Thực vật thì được bảo tồn trong các vườn thực vật, vườn
cây giống, ngân hàng hạt giống. Các loài được chú ý bảo tồn chuyển vị thường là
những loài quý hiếm, đặc biệt là các lồi bị đe dọa, có nơi sinh sống bị suy thối
hay huỷ hoại khơng thể tồn tại lâu dài. Thơng qua bảo tồn chuyển vị, những lồi này
có thể được dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển hay để
giáo dục nâng cao kiến thức cho cộng đồng.
Tại Đồng Nai, nhiều mơ hình ni động vật hoang dã đã được người dân phát
triển trong hàng chục năm qua. Các trang trại nuôi hươu nai đã phát triển mạnh, đặc

biệt ở huyện Vĩnh Cửu có đến hàng trăm hộ với số lượng cá thể được nuôi lên đến
hàng ngàn con. Nguồn giống được lấy từ nhiều địa phương khác nhau, chủ yếu từ

Trang 18


HVTH:Nguyễn Tô Diễm Phượng

GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

Nghệ An. Đến nay, người dân đã nắm vững kỹ thuật ni và có được nguồn thu
nhập quan trọng. Các khảo sát của Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai đã
ghi nhận nhiều mơ hình ni động vật hoang dã khác như: Nhím, Heo rừng, Gà
rừng, Kỳ đà, Dúi, v.v. Tại Khu bảo tồn cũng đang thực nghiệm nuôi Cheo hứa hẹn
tạo ra một mơ hình mới.
Nhiều lồi động vật hoang dã khác cũng được ni cho mục đích thương mại,
như Kỳ nhông, Bọ cạp, Kỳ tôm, v.v. ở các trang trại ở tỉnh Đồng Nai; một số trang
trại đã phát triển đủ nguồn giống để xuất khẩu với số lượng lên đến hàng chục ngàn
cá thể như trang trại Phú An ở huyện Long Thành.
Bên cạnh các khía cạnh về kỹ thuật chăn ni, một trong những khó khăn cho
người nuôi là chứng minh nguồn gốc hợp pháp của nguồn giống để có thể đăng ký
với ngành chức năng (Chi cục Kiểm lâm).
Các trang trại nuôi động vật hoang dã với mục đích thương mại có thể xem là
nguồn cung cấp các loài động vật đáp ứng nhu cầu của thị trường, qua đó góp phần
giảm áp lực lên việc săn bắt các loài động vật hoang dã từ thiên nhiên. Trong một số
trường hợp, các lồi được ni có thể trở thành nguồn gien duy nhất có thể cịn
được duy trì khi lồi bị khai thác cạn kiệt hay bị tuyệt chủng trong tự nhiên. Tuy
nhiên, cần phải nhìn nhận rằng nguồn gốc ban đầu của con giống là từ tự nhiên; hơn
nữa, hầu hết các trang trại được hình thành là nhằm mục đích kinh doanh, tạo lợi
nhuận chứ chưa phải nhằm mục đích duy nhất là bảo tồn nguồn gien cho các loài

động thực vật hoang dã.
Về vườn giống cây rừng, tỉnh Đồng Nai đã có 234,4 ha rừng giống chuyển hóa
và 125,8ha lâm phần tuyển chọn, hàng năm cung cấp khoảng 03 tấn hạt giống các
loại phục vụ nhu cầu trồng rừng trên địa bàn toàn tỉnh. Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh
có 08 vườn ươm lớn để sản xuất và cung cấp giống với số lượng trung bình khoảng
10,4 triệu cây các loại/năm.
Hiện tại, khu vực thực nghiệm có từ thời Pháp thuộc là Vườn cây gỗ Trảng
Bom (huyện Thống Nhất) hiện nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Khoa học Sản
xuất Lâm nghiệp Đơng Nam bộ, có thể được xem là nơi bảo tồn chuyển vị tốt, có

Trang 19


HVTH:Nguyễn Tô Diễm Phượng

GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

thể xem là hàng đầu quốc gia, với khoảng 155 loài thực vật thuộc 55 họ, trong đó
hầu hết là các lồi bản địa. Đây được xem là di sản đặc biệt cần bảo vệ và phát triển
thành một trung tâm bảo tồn chuyển vị của tỉnh và khu vực Đồng Nam bộ. Tuy
nhiên, khả năng mở rộng diện tích để bảo tồn tất cả các lồi thực vật (có thể bao
gồm cả các loài động vật) nguy cấp của cả tỉnh là rất khó, bởi qua q trình phát
triển đến nay thì diện tích khu vườn giống này đã giảm mạnh so với thời Pháp thuộc
và xung quanh khuôn viên đã phát triển thành các khu dân cư đơng đúc.
Rừng phịng hộ mơi trường và cảnh quan Lâm trường Biên Hòa (nay là Trung
tâm Lâm nghiệp Biên Hòa) đã được quy hoạch xây dựng và phát triển cho giai đoạn
2006-2010. Mục tiêu là xây dựng và phát triển khu rừng phòng hộ Trung tâm Lâm
nghiệp Biên Hịa theo mơ hình lâm viên nhiều sinh cảnh phục vụ nhu cầu vui chơi
giải trí cho dân cư địa phương kết hợp với việc tạo nên lá phổi xanh cho thành phố
Biên Hòa. Đây là địa chỉ cung cấp một số loại giống cây lâm nghiệp.

Tại Vườn quốc gia Cát Tiên, đang có các hoạt động liên quan bảo tồn ex-situ
sau:
Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã nguy cấp Cát Tiên: với chức năng tiếp
nhận các loài động vật hoang dã nguy cấp bị săn bắt hoặc nuôi nhốt trái phép để làm
nhiệm vụ cứu hộ và thả lại rừng khi chúng đã đủ điều kiện sống trở lại môi trường
tự nhiên. Theo thông tin của Vườn quốc gia Cát Tiên thì Vườn quốc gia đã có đề
xuất xây dựng lại trung tâm ở một vị trí khác trong Vườn quốc gia đê thuận tiện hơn
cho công tác cứu hộ và bảo tồn. Hiện nay, tại Vườn quốc gia Cát Tiên có 03 Trung
tâm cứu hộ gồm:
+ Trung tâm cứu hộ Linh Trưởng (Đảo Tiên): 27 vượn, 01 chà vá chân đen và
03 culi;
+ Trung tâm cứu hộ Gấu: 08 gấu chó, 27 gấu ngựa;
+ Trung tâm cứu hộ Báo Hoa Mai: 01 báo Hoa Mai.
Vườn thực vật ở khu vực Bến Cự: Hiện tại đã hình thành các đường mịn để
tham quan. Một số lồi cây ven đường mịn cũng đã được đóng bản tên phục vụ
khách du lịch. Tuy nhiên, chưa có số liệu cụ thể về đa dạng các loài ở đây. Mặc

Trang 20


HVTH:Nguyễn Tô Diễm Phượng

GVHD:PGS.TS. Lê Quốc Tuấn

khác, cho đến nay thì ở đây vẫn chưa trở thành một vườn thực vật thực sự mà mới
chỉ tạo ra một khu vực cho khách tham quan một số lồi cây có sẵn, các công việc
bảo tồn ex-situ chưa được tiến hành.
Vườn sưu tập các loài tre, trúc đặc trưng của Việt Nam: phục vụ mục đích sưu
tập, bảo tồ nguồn gien, các giống tre trúc và tạo cảnh quan phục vụ tham quan, du
lịch cũng như phục hồi rừng, xây dựng thành khu rừng mẫu về tre, trúc cho Vườn

quốc gia Cát Tiên. Hiện tại với sự hợp tác của dự án Làng Tre (Đại học Khoa học tự
nhiên TP.HCM), đã sưu tập được khoảng 100 loài tre từ nhiều nơi ở khu vực Đông
Dương. Dự kiến, vườn sưu tập này sẽ được kết hợp vào vườn thực vật nêu trên.
Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Đồng Nai đã tổ chức triển khai thực hiện một
số đề tài đề tài, dự án liên quan đến tuyển chọn nguồn gen hay hình thành vườn
giống trong sản xuất nông nghiệp như sau:
Xây dựng và phát triển mơ hình thanh long ruột đỏ có hiệu quả cao tại huyện
Trảng Bom.
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất nhằm ổn định chất lượng và an toàn
thực phẩm theo quy chuẩn ASEAN GAP đối với bưởi và sầu riêng hàng hóa sản
xuất tại Đồng Nai.
Tuyển chọn xác định giống mãng cầu ta (na) đầu dòng, xây dựng quy trình
thâm canh và hỗ trợ thương hiệu cho loại giống mãng cầu ta trên địa bàn huyện Tân
Phú.
Nghiên cứu chọn tạo giống bưởi đường lá cam theo hướng triệt tiêu hạt bằng
biện pháp xử lý đột biến nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của giống bưởi đặc
sản tỉnh Đồng Nai.
Dự án phát triển vùng trồng bưởi đặc sản tại huyện Vĩnh Cửu – Đồng Nai giai
đoạn 2006 – 2009.
Khảo sát tuyển chọn giống và nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật thâm
canh cây mít ráo (Artocarpus heterophyllus Lamk) tại tỉnh Đồng Nai.Như vậy,
ngoài Vườn cây gỗ Trảng Bom có từ thời Pháp thuộc, Trung tâm lâm nghiệp Biên
Hòa và một số địa điểm ở Vườn quốc gia Cát Tiên nói trên có thể phục vụ bảo tồn

Trang 21


×