Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

TIỂU LUẬN SINH THÁI ỨNG DỤNG ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.58 KB, 41 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------

TIỂU LUẬN
SINH THÁI ỨNG DỤNG
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN ĐA DẠNG
SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................. 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
1.1 Tổng quan về du lịch sinh thái .............................................................................. 3
1.1.1

Khái niệm ......................................................................................................... 3

1.1.2

Đặc trưng của DLST ........................................................................................ 4

1.1.3

DLST bền vững ................................................................................................ 5


1.2 Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học.................................................... 5
1.2.1

Đa dạng sinh học .............................................................................................. 5

1.2.2

Bảo tồn đa dạng sinh học ................................................................................. 6

1.3 Vai trò của hoạt động du lịch sinh thái trong bảo tồn đa dạng sinh học .......... 7
1.4 Tổng quan về VQG Tràm Chim ........................................................................... 8
1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................... 8
1.4.2

Chức năng và nhiệm vụ.................................................................................... 9

1.4.3

Các phân khu chức năng ................................................................................ 10

1.4.4

Bộ máy hành chính......................................................................................... 10

1.4.5

Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 11

1.4.6 Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................. 13
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 15


ii


2.1 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 15
2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 15
2.3 Đối tượng và phạm vi ............................................................................................. 15
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 15
2.3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 16
2.4 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 16
Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................... 16
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 17
3.1 Hiện trạng đa dạng sinh học ở VQG Tràm Chim ............................................... 17
3.1.1 Đa dạng hệ sinh thái .......................................................................................... 17
3.1.2 Đa dạng loài sinh vật ......................................................................................... 18
3.1.3. Những nguyên nhân cơ bản làm suy giảm đa dạng sinh học ........................... 20
3.2 Hiện trạng hoạt động DLST ở VQG Tràm Chim ............................................... 23
3.1.1 Cơ sở vật chất .................................................................................................... 23
3.1.2 Các tuyến tham quan ......................................................................................... 23
3.2 Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động DLST đến bảo tồn ĐDSH ......................... 25
3.3 Tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn đa dạng sinh
học ở VQG Tràm Chim ............................................................................................... 25
3.4 Định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững gắn liền với bảo tồn đa dạng
sinh học tại VQG Tràm Chim ..................................................................................... 29
3.4.1 Giải pháp quản lý tài nguyên ............................................................................ 29
3.4.1 Giải pháp giảm thiểu tác động môi trường ....................................................... 30

iii



3.4.3 Giải pháp quản lý, tổ chức hoạt động du lịch ................................................... 30
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 32
Kết luận ......................................................................................................................... 32
Kiến nghị ....................................................................................................................... 33

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
HÌNH 3.1 thống kê đdsh ở vqg tràm chim 2011-2012 .................................................. 18
BẢNG 3.1: thống kê đdsh tại vqg tràm chim ................................................................ 18

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DLST: Du lịch sinh thái
ĐDSH: Đa dạng sinh học
ESAP: Uỷ ban Kinh tế Xã hội Châu Á Thái Bình Dương
GDMT: Giáo dục mơi trường
HST: Hệ sinh thái
IUCN: Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế
KBT: Khu bảo tồn
TNTN: Tài nguyên thiên nhiên
TT DLST & GDMT: Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường
UBND: Ủy ban nhân dân
VQG: Vườn quốc gia
VQGTC: Vườn quốc gia Tràm Chim
WWF: Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên

v



ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

MỞ ĐẦU
ĐDSH là cơ sở quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các quốc
gia. Do vậy, bảo tồn ĐDSH đã trở thành vấn để được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là
tại các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN). Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, trước sự tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu, ĐDSH đã và đang bị ảnh hưởng
ngày càng nghiêm trọng.
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái (DLST),
đặc biệt ở các Vườn quốc gia. Tràm Chim là một trong số những Vườn quốc gia có nhiều
tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này vì Tràm Chim còn lưu giữ lại được gần như
nguyên vẹn hệ sinh thái đất ngập nước của vùng lụt kín Đồng Tháp Mười. Được thành
lập ngày 29/12/1998 với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mênh mông sông nước, một
màu xanh của rừng Tràm ngút ngàn và thảm thực vật phong phú đạt được bảy trong chín
tiêu chuẩn cơng ước quốc tế Ramsar về đất ngập nước, là một trong tám vùng bảo tồn
chim quan trọng nhất của Việt Nam và là chiếc nơi xanh tạo ra mơi trường khơng khí
trong lành cho con người. Ngồi chức năng là chiếc nơi xanh thì VQGTC cịn là nơi bảo
tồn 1 trong 16 loài sinh vật quý nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới mà đặc biệt là
loài Sếu đầu đỏ đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Bên cạnh lợi ích thu được thì phát triển du lịch cũng gây ra những tác động tiêu
cực đến đa dạng sinh học và công tác bảo tồn của VQG. Để phát triển du lịch thì địi
hỏi phải tác động vào q trình tự nhiên của hệ sinh thái,sự tác động này tạo ra những
biến động bất thường trong xu hướng phát triển tự nhiên của các quy trình sinh thái,
các áp lực của hoạt động DLST lên công tác bảo tồn của VQG cũng gia tăng. Điều đó
cho ta thấy, hoạt động du lịch và cơng tác bảo tồn có mối quan hệ qua lại hết sức gắn

1



ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

bó, mật thiết, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác, phát triển hoạt động du lịch không
hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy
giảm chất lượng mơi trường và cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt
động du lịch.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Góp phần hạn chế ảnh hưởng của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn tại
VQG Tràm Chim và nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn ĐDSH tại VQG Tràm
Chim.

2


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về du lịch sinh thái
1.1.1 Khái niệm
“Du lịch sinh thái”(Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam và
đã thu hút được sự quan tâm của nhiều lĩnh vực. Đây là một khái niệm rộng được hiểu
theo nhiều góc độ khác nhau. Đối với một số người, “Du lịch sinh thái” được hiểu một
cách đơn giản là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép “Du lịch” và “sinh thái”. Tuy nhiên
cần có góc nhìn rộng hơn, tổng qt hơn để hiểu du lịch sinh thái một cách đầy đủ. Trong
thực tế khái niệm “Du lịch sinh thái” đã xuất hiện từ những năm 1800. Với khái niệm
này mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như: tắm biển, nghỉ núi…đều
được hiểu là du lịch sinh thái.

Hector Ceballos-lascurain (1987) đã đưa ra khái niệm: “DLST là du lịch tới những
khu vực thiên nhiên cịn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham
quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”.
Honey (1999) mở rộng khái niệm DLST: “là du lịch tới những khu vực nhạy cảm
và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy mơ nhỏ
nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ mơi trường, nó trực tiếp đem lại
nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tơn
trọng các giá trị văn hóa và quyền con người”.
Hiệp hội DLST quốc tế nhấn mạnh DLST: “DLST là việc đi lại có trách nhiệm
tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi cho
người dân địa phương”.

3


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

Có rất nhiều định nghĩa khác về DLST trong đó Buckley (1994) đã tổng quát như
sau: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững , hỗ trợ bảo tồn, và có
giáo dục mơi trường mới được xem là du lịch sinh thái”. Như vậy DLST là hoạt động du
lịch không chỉ đơn thuần là du lịch ít tác động đến mơi trường tự nhiên mà là du lịch có
trách nhiệm với mơi trường tự nhiên, có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có
đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Tổng cục du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa về DLST
ở Việt Nam: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với
giáo dục mơi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham
gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Tóm lại du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, phát triển dựa
vào những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và văn hóa bản địa; lợi nhuận thu từ hoạt động

du lịch sẽ đóng góp cho công tác bảo tồn và nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương;
đồng thời phổ biến một số kiến thức cơ bản về sinh thái học cho khách du lịch, từ đó
nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường của mọi người.
1.1.2 Đặc trưng của DLST
DLST là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả các đặc
trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung:
 Tính đa ngành: Đa dạng nguồn lực như sự hấp dẫn về cảnh quan thiên nhiên, giá
trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật và các dịch vụ đính kèm. Thu
nhập du lịch đưa lại nguồn lợi cho nhiểu ngành như: điện, nước, nơng sản, hàng hố,…
 Tính đa thành phần: Bao gồm nhiều đối tượng khác nhau tham gia vào hoạt động
du lịch như: khách du lịch, cán bộ - nhân viên du lịch, cộng đồng địa phương, tổ chức
chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân.

4


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

 Tính đa mục tiêu: Thể hiện việc đưa lại lợi ích và hiệu quả trên nhiều mặt như:
bảo tồn thiên nhiên, văn hoá lịch sử. Nâng cao ý thức du lịch cho mọi thành viên trong
xã hội.
 Tính liên vùng: Thể hiện sự thiết kế các tuyến du lịch liên vùng, liên kết quốc tế.
 Tính thời vụ: Thể hiện tính phụ thuộc của sự biến thiên lượng cung cầu du lịch
vào tính mùa của thời tiết, khí hậu.
 Tính xã hội Thể hiện mọi thành phần trong xã hội đều tham gia vào hoạt động du
lịch.
 Tính giáo dục cao về mơi trường DLST được xem là chiếc chìa khố nhằm cân
bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ mơi trường. Góp phần bảo tồn các
nguồn TNTN và duy trì tính đa dạng sinh học. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa

phương có tác dụng lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và
môi trường, góp phần nâng cao nhận thức và làm tăng nguồn thu nhập cho cộng đồng
địa phương.
1.1.3 DLST bền vững
DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu
hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo
tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai.
Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế (tăng GDP),
xã hội ( sức khỏe, văn hóa cộng đồng ) và mơi trường (bảo tồn tài nguyên môi trường)
trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức.
1.2 Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học
1.2.1 Đa dạng sinh học
Thuật ngữ ĐDSH được dùng lần đầu tiên vào năm 1988 (Wilson, 1988) và sau
khi Công ước Đa dạng sinh học được ký kết (1993) đã được sử dụng phổ biến. Có nhiều

5


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

định nghĩa về ĐDSH: Trong Luật đa dạng sinh học của nước ta được Quốc hội thông
qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, định nghĩa: “ ĐDSH là sự phong phú về gen, loài sinh
vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di
truyền quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật. Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các
yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật
chất với nhau. Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy luật
tự nhiên, vẫn còn giữ được các nét hoang sơ. Hệ sinh thái tự nhiên mới là hệ sinh thái
mới hình thành và phát triển trên vùng bãi bồi tại cửa sông ven biển, vùng có phù sa bồi
đắp và các vùng đất khác (Điều 3, Luật đa dạng sinh học năm 2008).

Ngoài ra ĐDSH cịn được định nghĩa trong Luật bảo vệ mơi trường năm 2005
như sau: “Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái”
(Khoản 16, Điều 3). Theo WWF,1989: “ĐDSH là sự phồn vinh của sự sống trên trái đất,
là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các
loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”.
Theo đó, ĐDSH được định nghĩa là sự đa dạng giữa các sinh vật từ tất cả các
nguồn, vùng trời, vùng đất, vùng biển, các hệ sinh thái thủy vực nội địa và các phức hệ
sinh thái mà chúng là thành viên, bao gồm sự đa dạng trong mỗi loài, giữa các loài và
các hệ sinh thái (IUCN, 1994). Đây là định nghĩa về ĐDSH được nhiều quốc gia chính
thức chấp nhận và được sử dụng trong Công ước ĐDSH
1.2.2 Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn ĐDSH (Conservation of biodiversity) là quá trình quản lý mối tác động
qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn
nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện
vọng của các thế hệ tương lai (Từ điển Đa dạng sinh học và phát triển bền vững, 2001).
Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn ĐDSH, điều cần thiết là phải
tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây

6


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy
cơ đó và đảm bảo sự phát triển của lồi và hệ sinh thái đó trong tương lai. Hiện nay có
các phương thức bảo tồn chủ yếu là bảo tồn tại chỗ (In-situ) và bảo tồn chuyển vị (Exsitu).Trong khi phương thức bảo tồn tại chỗ là nhằm bảo tồn các hệ sinh thái và các sinh
cảnh tự nhiên để duy trì và khơi phục quần thể các lồi trong môi trường tự nhiên của
chúng, phương thức bảo tồn chuyển vị bao gồm các hoạt động nhằm bảo tồn các lồi
mục tiêu bên ngồi nơi phân bố hay mơi trường tự nhiên của chúng.

1.3 Vai trò của hoạt động du lịch sinh thái trong bảo tồn đa dạng sinh học
Theo các chuyên gia về lĩnh vực du lịch thì DLST đích thực hoạt động tn thủ
các ngun tắc của nó sẽ mang lại những lợi ích to lớn, mà cuối cùng và cao nhất là
đảm bảo mục tiêu bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn. Bằng các hình thức khác
nhau (hướng dẫn viên, tờ rơi, sách hướng dẫn, chỉ dẫn, các phương tiện truyền
thông...), các hệ sinh thái điển hình, sự ĐDSH của hệ sinh thái được giới thiệu sẽ giúp
du khách và người dân địa phương nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và có hành vi
bảo vệ các giá trị đặc biệt của các hệ sinh thái.
Việc đảm bảo các phương tiện hỗ trợ giáo dục trên các tuyến điểm tham quan như
thông tin, chỉ dẫn, biển báo có thuyết minh mơi trường, các phương tiện cho nhu cầu vệ
sinh, rác thải có vai trị quan trọng trong giảm thiểu tác động đến mơi trường. Mặt khác,
DLST đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định, quản lý du lịch sẽ tăng
cường sự liên kết giữa phát triển du lịch với bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng đồng;
sử dụng lao động là người địa phương vào việc tham gia quản lý, vận hành các hoạt động
DLST như các dịch vụ vui chơi, giải trí của khách, các cơ sở lưu trú, bán hàng gia công,
lưu niệm sử dụng sản phẩm địa phương.
Du lịch sinh thái, thông qua hoạt động diễn giải môi trường giúp cho du khách và
cộng đồng địa phương hiểu rõ hơn về những giá trị tự nhiên và nhân văn của nơi mình
cư trú. Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá là nguyên tắc quan trọng mà hoạt động

7


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

DLST phải tuân thủ, bởi các giá trị về văn hố là một bộ phận hữu cơ khơng thể tách rời
các giá trị môi trường tự nhiên.
1.4 Tổng quan về VQG Tràm Chim
1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1985, UBND tỉnh Đồng Tháp thành lập Công Ty Nơng Lâm Ngư Trường
Tràm Chim với mục đích là trồng tràm, khai thác thủy sản, và vừa giữ lại được một
phần hình ảnh của Đồng Tháp Mười xa xưa.
Năm 1986, loài sếu đầu đỏ (chim Hạc) được phát hiện ở Tràm Chim. Năm 1991
Tràm Chim trở thành khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Tràm Chim cấp tỉnh, nhằm bảo tồn
loài sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii).
Năm 1994, Tràm Chim trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên cấp Quốc Gia, theo
Quyết định số 47/TTg ngày 02 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ.
Năm 1998, khu Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim trở thành VQG Tràm
Chim theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg, ngày 29/12/1998 của Thủ tướng Chính
phủ với mục tiêu:
Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng Đồng bằng sông Cửu
Long thành một mẫu chuẩn quốc gia về hệ sinh thái đất ngập nước vùng lụt kín
Đồng Tháp Mười.
Bảo tồn những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghiên cứu, khai thác hợp
lý hệ sinh thái của vùng vì lợi ích quốc gia và đóng góp vào việc bảo vệ mơi
trường sinh thái chung của vùng Đông Nam Á

8


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ
1.4.2.1Chức năng
Bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước, bảo tồn nguồn gen sinh vật, đặc biệt là các
loài chim nước quý hiếm (như Sếu cổ trụi).
Bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá, xã hội của vùng Đồng Tháp Mười.
Phát huy các giá trị của hệ sinh thái đất ngập nước trong việc bảo vệ môi

trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu khoa
học, DLST, giáo dục môi trường.
1.4.2.2. Nhiệm vụ
Xây dựng và thực thi phương án bảo vệ, tái tạo cảnh quan thiên nhiên của vùng
Đồng Tháp Mười; bảo vệ đa dạng sinh học; cung cấp các khu cư trú thích hợp
cho các lồi chim quý hiếm và tạo điều kiện thích hợp cho các loài động vật
hoang dã khác phát triển.
Quản lý sử dụng bền vững tài nguyên thuỷ sản trong Vườn.
Xây dựng và thực thi phương án quy hoạch quản lý điều tiết nước nhằm duy trì,
tái tạo những đặc điểm địa mạo thuỷ văn và cảnh quan thiên nhiên làm cơ sở để
bảo tồn, tái tạo nguồn gen thực vật, động vật, tạo điều kiện thích hợp cho các
hoạt động du lịch ở vùng ngập nước. Nâng cấp hệ thống đê bao và các cống
phục vụ cho việc quản lý điều tiết nuớc, nhu cầu giao thông, tuần tra canh gác
bảo vệ và tham quan du lịch.
Quy hoạch cảnh quan kiến trúc của Vườn nhằm định hướng các hoạt động xây
dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ trong một khơng gian kiến trúc có hoạch
định trước. Đảm bảo kết hợp hài hoà giữa kiến trúc hiện đại và cảnh quan của

9


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

Đồng Tháp Mười, đồng thời phải có sự thống nhất giữa các cơng trình giao
thơng, thuỷ lợi và các cơng trình phục vụ khách du lịch.
Xây dựng cơ chế thích hợp để nhân dân địa phương tự nguyện tham gia bảo vệ.
Xây dựng các chương trình nghiên cứu và thiết lập hệ thống quản lý giám sát
môi trường và ĐDSH.
Bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên cây bản địa, tài nguyên thuỷ sản, tài nguyên

đồng cỏ, tài nguyên đất, nước, các loài rong, tảo và phiêu sinh thực vật…
Tổ chức tốt cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng;
Thực hiện cơng tác hợp tác trong và ngồi nước về lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên
môi trường.
Thực hiện tuyên truyền giáo dục đối với du khách, nhân dân địa phương, học
sinh, sinh viên về công tác bảo vệ môi trường sinh thái
1.4.3 Các phân khu chức năng
Theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg, VQG Tràm Chim có 3 phân khu:
Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi): diện tích 6.889 ha, gồm các khu A1,
A2, A3 và A4;
Phân khu Phục hồi sinh thái, diện tích 653 ha, gồm khu A5 và A6;
Phân khu Hành chính – Dịch vụ: diện tích 46 ha, gồm khu C.
1.4.4 Bộ máy hành chính
(Theo Thơng tư số 78/2011/TT-BNN BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ
NN&PTNT về Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ
về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng)

10


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

-

Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc, 2 phó giám đốc

-

Bốn phịng ban trực thuộc, gồm:

Phịng Tổ chức – Hành chính
Phịng Kế hoạch – Tài chính
Phịng Khoa học và Hợp tác quốc tế
Phòng Bảo tồn Đất ngập nước
Hai trung tâm trực thuộc, gồm
Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng (được chuyển đổi

tên từ Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường).
Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật.
-

Hạt Kiểm lâm VQG Tràm Chim

1.4.5 Điều kiện tự nhiên
1.4.5.1 Vị trí địa lý
Tọa độ địa lý: 10037’ đến 10046’ độ Vĩ Bắc, 105028’ đến 105036’ độ Kinh
Đông.
- Nằm lọt thỏm giữa vùng đất trũng ngập nước Đồng Tháp Mười nổi tiếng của
miền Tây Nam Bộ. Huyện nằm ở phía bắc tỉnh Đồng Tháp, phía bắc giáp huyện Tân
Hồng và Hồng Ngự, phía nam là huyện Thanh Bình, phía đơng tỉnh Long An và huyện
Tháp Mười, phía tây là con sơng Tiền.
- VQG Tràm Chim có diện tích tự nhiên 7.313 ha, dân số xung quanh Vườn
khoảng 50.000 người, thuộc địa phận 5 xã: Tân Cơng Sính, Phú Đức, Phú Thọ, Phú
Thành, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

11


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM


1.4.5.2 Đặc điểm về địa hình, địa mạo
Độ cao bình quân của VQG dao động trong khoảng từ 0,9 m đến 2,3 m so với
mực nước biển bình quân.
Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười nên các đặc điểm về địa mạo,
thủy văn và thổ nhưỡng cũng mang những nét chung của vùng này. Đồng Tháp Mười
vốn là một vùng đồng lũ kín, một bồn trũng dạng lịng máng, là một vùng sinh thái hồn
chỉnh gồm các thềm cao, gò giồng, các đồng trũng, lung và các sơng bao quanh. Tràm
Chim nằm trong vùng lịng sơng cổ, thuộc đồng bồi trẻ, từ xa xưa tồn tại một lịng sơng
cổ mà dấu vết cịn lại hiện nay là các rạch và các lung trũng tự nhiên. Lịng sơng cổ dần
dần bị bồi lấp hình thành hệ thống các rạch nhỏ chằng chịt, hình dạng và hướng chảy
khơng theo một hướng nào rõ rệt, bị bao bọc bởi các thềm đất cao ở phía Tây và Tây Bắc
của bậc thềm phù sa cổ.
1.4.5.3 Đặc điểm về đất
Đất xám trên phù sa cổ: phân bố ở phía Bắc và những nơi có địa hình cao như
giồng Găng, giồng Phú Đức, giồng Phú Hiệp, giồng Cà Dăm,…
Đất phèn tiềm tàng: phân bố ở địa hình trũng, thấp, ngập nước, yếm khí. Hình
thái phẫu diện có màu xám xanh, xám sẫm hoặc xám đen, lẫn xác bã thực vật bán
phânhủy. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao, tích lũy nhiều hữu cơ, chua
(pH=1,5-2), hàm lượng nhôm di động (Al3+) ở tầng mặt cao và có trị số tăng gấp đôi ở
các tầng sâu.
Đất phèn hoạt động: phân bố ở nơi có địa hình trung bình và có khả năng thốt
nước nhanh. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao (>50%), các tầng đều chua
(pH<3,5), hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số cao, nhưng hàm lượng lân tổng số và lân
dễ tiêu thấp, hàm lượng sắt và nhôm di động cao.
1.4.5.4 Đặc điểm về thủy văn

12



ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

Chế độ thủy văn của vùng Đồng Tháp Mười trong đó có Tràm Chim bị chi phối
bởi chế độ dịng chảy của sơng Tiền, chế độ thủy triều biển Đơng, chế độ mưa và điều
kiện địa hình.
Chế độ thủy văn nổi bật của vùng Đồng Tháp Mười là có 2 mùa trái ngược nhau,
mùa lũ (hay cịn gọi là mùa nước nổi) và mùa cạn, dẫn đến đặc điểm hoặc quá thừa nước
hoặc thiếu nước. Mùa lũ thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12, đỉnh lũ thường xuất
hiện vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10. Tràm Chim nằm trong vùng lũ đến sớm, rút
muộn và ngập lũ sâu. Thời gian ngập nước lũ thường khoảng 4-5 tháng. Độ sâu ngập lũ
khoảng 2-3 mét.
1.4.6 Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.4.6.1 Hành chính – Dân số
Huyện Tam Nơng có 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã: Tân Cơng Sính, Phú Thọ,
Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Ninh, Phú Hiệp, Phú Đức, Phú Cường, Hòa Bình, An
Long, An Hịa và 1 thị trấn Tràm Chim. Tổng số có 53 ấp.
Dân số tồn huyện năm 2011 có 105.277 người với 26.732 hộ (bình qn 4
nhân khẩu/hộ), trong đó nam là 52.496 người nữ là 52.781 người. Mật độ dân số: 222
người/km2. Mật độ dân số cao nhất là ở thị trấn Tràm Chim (835 người/km2). Mật độ
dân số thấp nhất là xã Tân Cơng Sính (76 người/km2).
1.4.6.2 Kinh tế
Theo số liệu cập nhật của Phòng Lao động-Thương binh-Xã hội huyện Tam
Nông năm 2011, tổng số hộ dân sinh sống ở 5 xã và 1 thị trấn giáp ranh với VQG
Tràm Chim là 12.271 hộ. Trong đó, hộ nghèo là 1.993 hộ, chiếm 15,75%; hộ cận
nghèo 1.452 hộ, chiếm 11,83%; cịn lại là hộ trung bình, khá và giàu, chiếm 72,41%.
Các nghề nghiệp chính của các hộ dân là làm nông, làm thuê, công nhân, buôn bán,
trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, đánh bắt thủy sản, ...

13



ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

Nhìn chung, điều kiện sống của một số khơng nhỏ cư dân địa phương quanh
VQG Tràm chim cịn rất khó khăn. Phần lớn các hộ dân trong vùng đều sống bằng
nghề trồng lúa trong mùa khô, săn bắt cá và động vật hoang dã trong mùa lũ. Sinh kế
chính của người dân địa phương dựa vào 3 nguồn tài ngun chính là: đất đai (canh tác
nơng nghiệp, chủ yếu là làm lúa); tài nguyên thiên nhiên (đánh cá, săn bắt động vật
hoang dã, khai thác và chế biến gỗ, thu hái lâm sản ngoài gỗ); và lao động giản đơn
(làm thuê, buôn bán nhỏ, dịch vụ).
1.4.6.3 Giáo dục – Y tế
Hệ thống giáo dục từ mầm non đến phổ thông của huyện Tam Nông được mở
rộng về quy mô và nâng cao chất lượng. Năm 2007 - 2008, có 20.065 học sinh/101.788
dân với 58 trường từ Mầm non, mẫu giáo đến Trung học phổ thơng, 647 phịng học và
hơn 1.300 giáo viên. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường cao, tỷ lệ học sinh bỏ học
giảm, số học sinh khá, giỏi tăng dần.
Hằng năm có từ 96 - 98% học sinh được xét cơng nhận hồn thành chương trình
tiểu học, 97% - 98% học sinh được công nhận tốt nghiệp Trung học cơ sở và 70 - 71%
học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông; huyện đã đạt và duy trì tốt chuẩn quốc gia về
phổ cập giáo dục Tiểu học, đúng độ tuổi và chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục bậc
Trung học cơ sở.





14



ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về hiện trạng đa dạng sinh học ở VQG Tràm Chim
- Nghiên cứu về tác động của du lịch sinh thái đến việc bảo tồn đa dạng sinh học
ở VQG Tràm Chim.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim.
- Xác định các loại tác động của DLST đến công tác bảo tồn tại VQG Tràm
Chim.
- Đánh giá nguy cơ tổn hại suy giảm ĐDSH của hoạt động DLST tại Vườn.
- Đề xuất các giải pháp hạn chế tác động của DLST đến công tác bảo tồn và giải
pháp phù hợp phát triển DLST theo hướng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
(TNTN).
2.3 Đối tượng và phạm vi
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tài nguyên DLST tại VQG.
- Hoạt động DLST và mối quan hệ giữa hoạt động DLST, công tác bảo tồn
TNTN với đa dạng sinh học (ĐDSH) tại VQG.

15


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM


2.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ xét đến khía cạnh là những tác động của DLST
đến công tác bảo tồn thiên nhiên tại VQG Tràm Chim, xem xét mức độ tác động tiêu cực
và tích cực, từ đó đưa ra giải pháp thích hợp nhất.
- Phạm vi khơng gian: Đề tài được thực hiện trong không gian VQG Tràm Chim,
huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện vào tháng 9/2017
2.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để thu thập thơng tin trong các
tài liệu có sẵn để hoàn thiện phần tổng quan và phần cơ sở lý luận cho đề tài:
- Thu thập các thông tin, tài liệu từ sách báo, internet, bản đồ (bản đồ hiện trạng,
bản đồ phân bố tài nguyên, bản đồ du lịch), cũng như các dữ liệu do VQG cung
cấp về lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên và xã hội, vị trí địa lí, khí hậu thủy
văn, địa hình, tài nguyên DLST tại VQG Tràm Chim.
- Ngoài ra, việc nghiên cứu tài liệu cũng xác định rõ cơ sở lý luận cùng quan
điểm bảo tồn tài nguyên và các chính sách biện pháp giáo dục nâng cao ý thức
của du khách và cộng đồng địa phương trong hoạt động DLST.

16


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hiện trạng đa dạng sinh học ở VQG Tràm Chim
3.1.1 Đa dạng hệ sinh thái

- Về đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước của tỉnh hiện nay chủ yếu tập trung
ở vườn quốc gia Tràm Chim, Khu du lịch Gáo Giồng, Khu du lịch Xẻo Quýt. Với tổng
diện tích đất lâm nghiệp hiện nay khoảng 16.000 ha. Các loài sinh vật qúy hiếm được
ghi nhận ở các khu vực này như: sếu cổ trụi, ô tác, te vàng, điêng điểng, rồng rộc vàng,
le khoang cổ, nhát hoa và gà lôi nước, cị trắng; các lồi cá, ếch, nhái, rùa, rắn, thằn lằn…
- Về sinh cảnh, Tràm Chim được ghi nhận với các sinh cảnh bao gồm: hệ thực vật
ở đây có nhiều trảng cỏ ngập nước theo mùa, rừng tràm tái sinh và đầm lầy trống. Một
số quần xã như lúa ma, sen, súng là những sinh cảnh tự nhiên đặc thù của vườn quốc gia
Tràm Chim.
- Với đặc điểm đa dạng sinh học trên cơ bản đánh giá được hiện trạng của các hệ
sinh thái (HST) chính trên địa bàn tỉnh như sau: Hệ sinh thái đồng ruộng (64,9%), Hệ
sinh thái nông nghiệp trên cạn (1,3%), Hệ sinh thái vườn (7,1%), Hệ sinh thái rừng
(4,3%), Hệ sinh thái ao nuôi (1,4%), Hệ sinh thái dân cư (13,1%), Hệ sinh thái thủy vực
(7,8%).
- Các kiểu quần cư chính gồm:
+ Rừng tràm;
+ Đồng ngập nước theo mùa: Đồng cỏ Năng, Đồng cỏ Mồm, Đồng cỏ Ống, Đồng
Lúa ma, Đồng Lác nước.

17


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

+ Hệ sinh thái đầm lầy;
Danh sách những loại nguy cấp có dấu hiệu phục hồi
+ Thực vật: lúa trời, gáo vàng;
+ Động vật: Sếu đầu đỏ, Công đất, Gà đẫy, Điêng điểng, Rắn hổ mang.
3.1.2 Đa dạng lồi sinh vật

1000
900
800
700
600
500
400
300
200
100
0
Thực vật

Nhóm thú

Nhóm chim
2011

Nhóm lưỡng cư bị
sát

Nhóm cá

2012

Hình 3.1 Thống kê ĐDSH ở VQG Tràm Chim 2011-2012
Bảng 3.1: Thống kê ĐDSH tại VQG Tràm Chim

2011
Thực vật bậc cao


2012

910 loài thuộc 545 chi của thống kê được 328 loài thuộc 81
152 họ

họ trong 3 ngành Thực vật bậc
cao có mạch tại khu vực thị trấn
Tràm Chim

18


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

Thực vật nổi

xác định được 96 loài TVN thuộc

-

4

ngành

tảo




tảo

Silic

Bacillariophyta,

tảo

Lam

Cyanobacteria,

tảo

Lục

Chlorophyta



tảo

Mắt

Euglenophyta.
Động Nhóm thú

32 lồi thuộc 22 chi trong 14 17 loài Thú thuộc 7 họ của 7 bộ

vật


họ của 7 bộ
Nhóm

trên 259 lồi với 157 chi thống kê, xác định được 231 lồi

chim

trong 59 họ của 15 bộ

nhóm

Lớp Bị sát có trên 77 lồi thống kê được 50 lồi thuộc 16

chim thuộc 48 họ, 15 bộ

lưỡng cư v thuộc 47 chi trong 20 họ của họ, 4 bộ trong hai 2 lớp Ếch nhái
bị sát

3 bộ. Lớp Lưỡng cư có trên Amphibia và lớp Bị sát Reptilia
22 lồi thuộc 13 chi trong 5
họ của 2 bộ.

về cá

128 loài thuộc 34 họ trong 10 thống kê được 197 lồi cá thuộc
bộ

Cơn trùng


36 họ trong 11 bộ

362 loài trong 261 chi thuộc

-

80 họ của 16 bộ
Động vật đáy

Xác định được 41 loài và nhóm

-

lồi ĐVĐ thuộc các nhóm Thân
mềm Mollusca, ngành Chân khớp
Arthropoda với các lớp Thân

19


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

mềm Hai mảnh vỏ, lớp Thân
mềm Chân bụng, lớp Giáp xác
232 và lớp Cơn trùng
Động vật nổi

58 lồi ĐVN thuộc các nhóm


-

Chân mái chèo Copepoda, Râu
ngành Cladocera, Trùng bánh xe
Rotatoria và các nhóm khác như
ấu trùng Thân mềm Mollusca, ấu
trùng Côn trùng (Insect Larvae),
ấu trùng Giáp xác (Crusstacea) và
ấu trùng Ostracoda.
(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ Báo cáo Tình hình thực hiện cơng tác bảo tồn đa dạng
sinh học năm 2015 của UBND tỉnh Đồng Tháp và kết quả nghiên cứu của Phan Văn
Mạch, 2012 )
3.1.3. Những nguyên nhân cơ bản làm suy giảm đa dạng sinh học
3.1.3.1 Nguyên nhân trực tiếp
- Mở rộng diện tích đất canh tác: việc mở rộng diện tích đất nơng nghiệp sẽ làm
co hẹp diện tích phân bố tự nhiên và đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của 5 các loài thực
vật bản địa và các loài quý hiếm khác. Các hoạt động của con người trong nơng nghiệp
cịn mang theo các mầm mống cỏ dại xâm chiếm sinh cảnh của các loài bản địa; phân
tán các hợp chất hóa học, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,... ảnh hưởng đến HST tự
nhiên trước đây.
- Khai thác tài nguyên sinh học thiếu bền vững : Các hoạt động săn bắn, đánh bắt
cá, hoặc thu hoạch quá mức một loài hoặc một quần thể có thể dẫn tới sự suy giảm của
lồi hoặc quần thể đó.

20


×