Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu quy định pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.73 KB, 6 trang )

Lưu ý: Đáp án cuộc thi chỉ mang tính chất tham khảo

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật Bình đẳng giới 2022
Câu 1. Hiến pháp nước Cơng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về bình đẳng giới
như thế nào?
A. Cơng dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền và cơ
hội bình đẳng.
B. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển tồn diện, phát huy vai trị
của mình trong xã hội.
C. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 2. Theo Luật bình đẳng giới 2006, bình đẳng giới trong lao động được quy định như
thế nào?
A. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đề bạt, bổ nhiệm giữ các
chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh; được đối xử bình đẳng tại nơi làm
việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện
làm việc khác.
B. Nam, nữ ngang nhau về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt; ngang nhau về
tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động.
C. Nam, nữ có tiếng nói ngang nhau tại nơi làm việc.
D. Nam, nữ được đối xử ngang nhau về tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao
động và các điều kiện làm việc khác.
Câu 3: Luật bình đẳng giới 2006 quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lao
động nào dưới đây?
A. Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động.
B. Đào tạo, Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ.
C. Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc
trong một số ngành nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xức với các chất độc hại.


D. Tất cả phương án trên.


Câu 4. Luật bình đẳng giới 2006 quy định hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về
bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
A. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đề bạt, bổ nhiệm giữ các
chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh; được đối xử bình đẳng tại nơi làm
việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện
làm việc khác.
B. Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với
cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường
hợp áp dụng biện pháp thức đẩy bình đẳng giới.
C. Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thơi việc người lao
động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
D. Đáp án B và C.
Câu 5. Theo Bộ luật lao đọng năm 2019, lao động nữ sinh đôi trở lên được nghỉ thai sản
thêm thời gian bao lâu cho mỗi con?
A. 1/2 tháng.
B. 1 tháng.
C. 2 tháng.
D. 3 tháng.
Câu 6. Theo Bộ luật lao động năm 2019, lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12
tháng tuổi được nghỉ bao lâu mỗi ngày trong thời gian làm việc mà vẫn được hưởng đủ
tiền lương theo hợp đồng lao động?
A. 30 phút
B. 45 phút
C. 60 phút
D. 70 phút
Câu 7: Theo Bộ luật lao động năm 2019, từ năm 2021 - 2035, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu
của người lao động nữ trong điều kiên lao động bình thường được quy định như thế
nào?



A. Mỗi năm tăng thêm 4 tháng
B. Mỗi năm tăng thêm 5 tháng
C. Mỗi năm tăng thêm 6 tháng
D. Mỗi năm tăng thêm 7 tháng
Câu 8. Theo Bộ luật lao động năm 2019, tuổi nghỉ hưu của lao động nữ trong điều kiện
lao động bình thường năm 2035 được quy định như thế nào?
A. Đủ 55 tuổi
B. Đủ 58 tuổi
C. Đủ 60 tuổi
D. Đủ 62 tuổi
Câu 9. Theo Bộ luật lao động năm 2019, lao động nữ trong thời gian hành kinh được
nghỉ bao nhiêu lâu mà vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động?
A. 15 phút.
C. 30 phút.
B. 60 phút.
D. 45 phút.
Câu 10. Theo Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được sử dụng
người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp
nào?
A. Mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo
B. Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
C. Mang thai từ tháng thứ 6 hoặc từ tháng thứ 4 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo
D. Đáp án A và B.
Câu 11. Theo Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được sa thải
hoặc đơn phương chấm dứt hợp động lao động đối với người lao động vì lý do nào?


A. Lao động nữ bị tạm giữ, tạm giam, nuôi con dưới 12 tháng tuổi

B. Lao động nữ kết hôn; mang thai, nghỉ thai sản; nuôi con dưới 12 tháng tuổi
C. Lao động nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 12: Theo Bộ luật lao động năm 2019, sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy
định, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể nghỉ thêm như thế nào?
A. Được nghỉ thêm 1 thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao
động.
B. không được nghỉ thêm
C. nghỉ thêm 12 tháng, được hưởng 50% lương
D. nghỉ thêm 1 tháng, được hưởng nguyên lương
Câu 13. Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ, trường hợp Người
sử dụng lao động (là cá nhân) không tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện
của họ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của lao động nữ
sẽ bị phạt tiền như thế nào?
A. 500.000đ - 1.000.000đ
B. 1.000.000đ - 2.000.000đ
C. 5.000.000đ - 7.000.000đ
D. 500.000đ - 10.000.000đ
Câu 14. Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ, trường hợp Người
sử dụng lao động (là cá nhân) xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời
gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm
xã hội, nuôi con dưới 12 tháng sẽ bị phạt tiền như thế nào?
A. 5.000.000đ - 10.000.000đ
B. 10.000.000đ- 15.000.000đ
C. 10.000.000đ - 20.000.000đ
D. 15.000.000đ- 30.000.000đ


Câu 15. Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ, trường hợp Người
sử dụng lao động (là cá nhân) không đảm bảo việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm

việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định khoản 1 và khoản 3 điều 157 của
Bộ luật lao động trừ trường hợp việc làm cũ khơng cịn sẽ bị phạt tiền như thế nào?
A. 3.000.000đ - 5.000.000đ
B. 10.000.000đ - 20.000.000đ
C. 10.000.000đ - 30.000.000đ
D. 20.000.000đ- 30.000.000đ
Câu 16. Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ, trường hợp Người
sử dụng lao động (là cá nhân) không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời
gian hành kinh và trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày,
ngồi hình thức chiujphatj tiền, người lao động cần thực hiện biện pháp khắc phục hậu
quả nào dưới đây?
A. Buộc xin lỗi công khai với người lao động
B. Buộc nhận lại người lao động trở lại làm việc
C. Buộc trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động
D. Đáp án A và B
Câu 17. Theo Luật BHXH năm 2014, điều kiện về thời gian đóng BHXH để được hưởng
chế độ thai sản là như thế nào?
A. Đóng BHXH đủ 3 tháng liên tục trước khi sinh con
B. Đóng BHXH đủ 6 tháng liên tục trước khi sinh con
C. Đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
A. Đóng BHXH đủ 12 tháng trong thời gian 24 tháng trước khi sinh con
Câu 18. Theo Luật BHXH năm 2014, người lao động đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên thì
mức hưởng chế độ thai sản một tháng bằng bao nhiêu % mức bình quân tiền lương
tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
A. 100%
B. 85%


C. 75%
D. 65%

Câu 19. Theo Luật BHXH năm 2014, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một
năm cho mỗi con được tính thế nào?
A. Số ngày chăm sóc con tối đa là 10 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 07 ngày làm
việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
B. Số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15ngày làm
việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
C. Số ngày chăm sóc con tối đa là 14 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 14 ngày làm
việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
A. Số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 10 ngày làm
việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
Câu 20. theo Luật BHXH năm 2014, thời gian nghỉ việc tối đa khi thực hiện các biện pháp
tránh thai như thế nào?
A. 03 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; 07 ngày đối với người lao động thực hiện
biện pháp triệt sản.
B. 05 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; 07 ngày đối với người lao động thực hiện
biện pháp triệt sản
C. 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; 15 ngày đối với người lao động thực hiện
biện pháp triệt sản
D. 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; 20 ngày đối với người lao động thực hiện
biện pháp triệt sản



×