Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại học UEH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.91 KB, 5 trang )

NỘI DUNG
Câu 1: Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của Việt Nam sau tháng 08/1945,
Đảng và chính quyền cách mạng đã có những chủ trương, đường lối như thế nào để có
thể vượt qua tình thế trên (1945-1946)?
Trả lời:
❖ Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của Việt Nam sau tháng 08/1945:
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời được đánh giá như là một mốc son chói lọi
trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp phải những
khó khăn, thách thức to lớn trong những năm tháng đầu sau ngày Độc lập:
➢ Quốc tế: Chủ nghĩa đế quốc vẫn ra sức tấn công, đàn áp phong trào cách mạng. Việt
Nam nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc.
➢ Trong nước:
+ Hệ thống chính quyền cách mạng: mới được thiết lập, còn rất non trẻ, yếu kém
về nhiều mặt, thiếu thốn và hậu quả của chế độ cũ để lại hết sức nặng nề.
+ Kinh tế: sự tàn phá của lũ lụt, nạn đói năm 1945 vẫn cịn tồn tại, năng suất nơng
nghiệp rất thấp (khoảng 12 tạ/ha), hơn 50% đất nông nghiệp không canh tác được
do hạn hán kéo dài. Tài chính Nhà nước gần như trống rỗng (theo ước tính thì kho
bạc chỉ cịn hơn 1,2 triệu đồng). Quân Trung Hoa Dân quốc tung thêm ra thị trường
Việt Nam các loại tiền mất giá của Trung Quốc => tài chính của nước ta càng thêm
rối loạn, khó kiểm sốt.
+ Văn hóa: “tàn dư” văn hóa lạc hậu của chế độ phong kiến và chính sách ngu dân
của thực dân Pháp để lại nhiều hậu quả hết sức nặng nề. Có thể kể đến là hơn 90%
dân số Việt Nam mù chữ.
+ Ngoại xâm và nội phản:
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra phía Bắc: gần 20.000 quân đội của Tưởng Giới Thạch
kéo theo các tổ chức phản động (Việt Quốc và Việt Cách), bọn tay sai kéo
vào chiếm đóng với mục đích cướp chính quyền của ta.
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào phía Nam: 2 vạn quân Anh – Ấn đổ bộ vào Sài Gịn
chiếm đóng, ra sức mở đường cho bọn thực dân Pháp quay trở lại xâm lược
nước ta lần hai, .
- Ngày 23/09/1945, quân đội Pháp núp bóng quân Anh nổ súng tấn cơng các


trụ sở của chính quyền cách mạng non trẻ của ta tại Sài Gòn, tái chiếm Nam
Bộ. Trong thời điểm này, khoảng 6 vạn quân Nhật vẫn đang chờ giải pháp.
=>
Nền độc lập cùng với chính quyền cách mạng non trẻ của nước Việt Nam bị đặt trong
tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Vừa phải đối phó với nạn đói, nạn dốt và bọn phản động
trong nước cùng quân xâm lược bên ngoài.
❖ Chủ trương, đường lối của Đảng và chính quyền cách mạng để vượt qua tình thế
“ngàn cân treo sợi tóc” (1945 – 1946):
a. Xây dựng chế độ mới, chính quyền cách mạng
Ngày 3/9/1945: Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Phiên họp xác định nhiệm vụ trước mắt là “diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt
giặc ngoại xâm”.
1


Ngày 25/11/1945: Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc,
vạch ra con đường cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới:
+ Về xác định kẻ thù: “Kẻ thù chính của nước ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải
tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”
+ Về chỉ đạo chiến lược: cách mạng Đơng Dương vẫn có mục tiêu là giải phóng dân tộc,
khẩu hiệu lúc này là “Dân tộc trên hết. Tổ quốc trên hết”.
+ Về nhiệm vụ: 4 nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách được Đảng nêu ra là “củng cố chính
quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân”.
+ Biện pháp cụ thể: nhanh chóng xúc tiến bầu cử Quốc hội, thành lập Chính phủ chính
thức, lập ra Hiến pháp. Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc: “Bình đẳng tương trợ”, “Thêm
bạn bớt thù”, thực hiện khẩu hiệu: “Hoa – Việt thân thiện’ đối với quân đội Tưởng Giới Thạch
và “Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp.
=>
Những chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ và Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng về chỉ

đạo chiến lược và sách lược cách mạng trong tình thế khó khăn, phức tạp.
Chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ: phát động phong trào “Bình dân học vụ”, tồn dân
học chữ quốc ngữ, vận động xây dựng nếp sống mới, đời sống văn hóa mới.
Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói: đầu năm 1946, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, đời sống
nhân dân ổn định, tinh thần dân tộc được phát huy cao độ, phần nào động viên kháng chiến
tại Nam Bộ.
Gấp rút xây dựng, củng cố chính quyền: 6/1/1946, cả nước tham gia bầu cử Quốc
hội; 2/3/1946, Quốc hội khóa I thành lập Chính phủ chính thức trong phiên họp đầu tiên;
9/11/1946, thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
b. Kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, bảo vệ chính quyền non trẻ
Đảng, Chính phủ thực hiện sách lược “triệt để lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù, hịa hỗn,
nhân nhượng có ngun tắc” để làm thất bại âm mưu “diệt Cộng, cầm Hồ, phá Việt Minh”
của quân Tưởng và tay sai.
Để tránh mũi nhọn tấn cơng, Đảng chủ trương rút vào hoạt động bí mật, chỉ để lại một
bộ phận hoạt động công khai dưới danh nghĩa “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đơng
Dương”.
03/3/1946: Trung ương Đảng đề ra Chỉ thị “Tình hình và chủ trương”, chủ trương tạm
thời “dàn hòa với Pháp” – nhân nhượng về lợi ích kinh tế, nhưng địi Pháp phải thừa nhận
quyền dân tộc tự quyết của Việt Nam.
06/3/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh (thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ký kết bản “Hiệp định sơ bộ” với J.Xanhtơny (đại diện Chính phủ Cộng hịa Pháp).
09/3/1946: Thường vụ Trung ương Đảng đã ra ngay bản Chỉ thị “Hịa để tiến” phân
tích, đánh giá chủ trương hịa hỗn và khả năng phát triển của tình hình.
14/3/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Mácxây (Pháp) đồng ý nhân nhượng thêm
một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam; hai bên cam kết đình chỉ chiến sự ở Nam Bộ
để tiếp tục đàm phán.
2


=>

Những chủ trương, sách lược và biện pháp đúng đắn đã ngăn chặn bước tiến xâm lược
Nam Bộ của quân đội Pháp; vạch trần mọi âm mưu chống phá của các loại kẻ thù; củng cố và
bảo vệ bộ máy chính quyền; tạo thêm thời gian hịa bình, tranh thủ xây dựng lực lượng để sẵn
sàng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Câu 2. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng trong giai
đoạn trên. Từ việc nghiên cứu những sự kiện lịch sử trên anh, chị rút ra được bài học
kinh nghiệm nào cho bản thân?
Trả lời:
❖ Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn bảo
vệ chính quyền cách mạng non trẻ (1945-1946):
a. Ý nghĩa lịch sử
Sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn 1945 – 1946 đã góp phần bảo vệ nền độc lập dân
tộc, giữ vững chính quyền cách mạng và đặt nền móng đầu tiên và cơ bản cho chế độ mới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Các diễn biến trong việc giữ vững thành quả cách mạng vơ cùng ngoạn mục, khi chính
quyền non trẻ đã phải đương đầu với nhiều kẻ thù, nhiều thử thách khốc liệt. Với sự lãnh đạo
cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, Đảng đã đưa con thuyền cách mạng Việt Nam
vượt qua thác ghềnh hiểm trở. Điều đó cho thấy sự lãnh đạo tài ba của Đảng ta và đã “được
ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược lêninnít”.
Sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng (19451946) có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với sự nghiệp giành độc lập, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Tháng 12/1946 - kháng chiến nổ ra trên toàn quốc - chính
quyền cách mạng vững mạnh và đủ khả năng lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược (kháng chiến và kiến quốc) => dù có khó khăn nhưng dần dần chúng ta đã chiếm ưu thế
và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
b. Bài học kinh nghiệm
+ Thứ nhất, đề ra đường lối đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn lịch sử của cuộc
kháng chiến ngay từ những ngày đầu. Lợi dụng mâu thuẫn nội bộ hàng ngũ của kẻ thù, chĩa
mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ địch.
+ Thứ hai, kết hợp chặt chẽ và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ cơ bản
vừa kháng chiến vừa kiến quốc, chống đế quốc và chống phong kiến. Phát huy sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chính quyền.

+ Thứ ba, ngày càng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, tổ chức điều hành cuộc kháng chiến
phù hợp với đặc thù của từng giai đoạn. Tận dụng khả năng hịa hỗn để xây dựng lực lượng,
củng cố chính quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với khả năng
chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.
+ Thứ tư, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội
địa phương, dân quân du kích một cách thích hợp, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc kháng
chiến.

3


+ Thứ năm, coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao vai trị lãnh đạo tồn
diện của Đảng đối với cuộc kháng chiến trên tất cả mọi lĩnh vực, mặt trận.
❖ Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân từ quá trình nghiên cứu các sự kiện lịch sử
giai đoạn trên:
Các sự kiện lịch sử trong giai đoạn bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ (1945 -1946)
ghi lại nhiều sự phát triển và thành công trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh giải phóng dân
tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho nhân dân,
đất nước. Mỗi người dân cần phải nhận thức về trách nhiệm cũng như là nghĩa vụ của mình
khi là một người công dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ thanh niên, sinh viên. Q trình lãnh
đạo khơn khéo, chiến lược phù hợp, quyết định đúng đắn, tận dụng mọi cơ hội để giành chiến
thắng. Từ quá trình nghiên cứu các sự kiện lịch sử trong giai đoạn này đã giúp bản thân một
sinh viên giống như em nhận ra tầm quan trọng của việc vận dụng một chiến lược khôn khéo;
có một tinh thần “thép” và ln phải tỉnh táo trong mọi hồn cảnh dù là khó khăn nhất; biết
nhân nhượng nhưng phải độc lập suy nghĩ; lợi dụng tình hình, các cơ hội để giúp bản thân
mình giành được chiến thắng và đặc biệt cần vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và cuộc sống một cách triệt để nhất.
Trách nhiệm của một sinh viên hiện nay đối với Tổ quốc không phải nhất thiết cầm
súng, kéo pháo như những thế hệ cha ông đi trước, mà nên hiểu rõ pháp luật của Nhà nước;
các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, để từ đó tuyên truyền đến tất cả những người

xung quanh. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói rằng: “Bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ
đất nước là trách nhiệm chung của cơng dân Việt Nam, trong đó có sinh viên. Dù còn ngồi
ghế giảng đường, mỗi sinh viên nên có ý thức và trách nhiệm, trước hết là hiểu rõ và thông
suốt chủ trương, quan điểm của Đảng giải quyết vấn đề về biển, đảo và am hiểu luật pháp
quốc tế. Khi đã tường tận, mỗi bạn trẻ cần tuyên truyền đến những người xung quanh để có
chung nhận thức. Mỗi công dân nếu hiểu biết và ứng xử đúng thì quyền lợi quốc gia sẽ được
bảo vệ”. Bối cảnh tồn cầu hóa phát triển về nhiều mặt (quy mơ, mức độ và hình thức,...) đã
đem đến nhiều cơ hội cũng như thách thức; tác động lên con người cả tích cực lẫn tiêu cực.
Lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thế lực thù địch đã tiến hành các hoạt
động phá hoại tư tưởng của sinh viên, thanh niên Việt Nam làm nhiều bạn trẻ xa ngã vào các
tệ nạn xã hội, hùa theo lôi kéo lực lượng phản động chống phá Nhà nước. Điều đó địi hỏi
thanh niên, sinh viên phải nhận thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với nhiệm
vụ xây dựng, bảo vệ và phát triển Tổ quốc.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 phát triển một cách nhanh chóng đặt ra yêu cầu cho
bản thân em – một sinh viên và là chủ nhân tương lai của đất nước – phải cố gắng thay đổi,
phát triển bản thân và tích cực học tập, nghiên cứu khoa học. Tích cực nghiên cứu góp phần
cải thiện năng suất lao động nhằm đáp ứng cho đất nước nguồn lực chất lượng. Công nghệ
thơng tin đi lên một bước tiến mới địi hỏi bản thân em cần phải tỉnh táo hơn để chắt lọc thông
tin chất lượng; tránh xa và lên tiếng phản đối các hành vi chống phá Đảng, chống phá Nhà
nước của các thế lực thù địch. Sử dụng Internet một cách hiệu quả để phục vụ cho học tập,
phát triển kỹ năng cá nhân, nâng cao tư tưởng thanh niên bằng cách tham gia các hoạt động,
hội thảo khoa học. Đóng góp trí tuệ vào cơng việc, ứng dụng và sáng tạo cơng nghệ mới, đóng
góp sức trẻ và sự phát triển của đất nước. Quan trọng nhất là bản thân em phải nâng cao bản
lĩnh chính trị, trung thành với con đường mà Đảng và Nhà nước đã lựa chọn, góp sức xây
dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Tổ quốc, thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”.
4


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. (2019). NXB Chính trị Quốc gia Sự
Thật, Hà Nội.
2. Linh, L.G. (2019). Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ 1945 - 1946.
Duy Tan University.
3. Hoài, B. T. T. (2017, January 16). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau 2 – 9 –
1945 đến trước 19 - 12 - 1946. Tài liệu môn Lịch sử THCS, THPT & luyện thi THPT
quốc gia. Retrieved March 23, 2022, from />4. TS. Nguyễn Hữu Nguyên. (2016, October 31). Cách mạng tháng Tám và bài học lịch
sử về giữ chính quyền. Thanhuytphcm.vn. Retrieved March 26, 2022, from
/>5. Hải N.M. (2021, September 17). Việc xây dựng và củng cố chính quyền sau Cách mạng
tháng Tám dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thanhuytphcm.vn. Retrieved March 26, 2022,
from />
5



×