Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tài liệu các phông lưu trữ đại hội đại biểu toàn quốc của đảng – nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử đảng cộng sản việt nam (giai đoạn từ 1986 đến nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
________

NGUYỄN THỊ HỒNG

TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƯU TRỮ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
TOÀN QUỐC CỦA ĐẢNG - NGUỒN SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Lee do chin đề tài
(Giai đoạn từ 1986 đến nay)
Theo Quyết định 20-QĐ/TW ngày 23 tháng 9 năm 1987 của Ban Bí t ân rộng,
hiệu

quả

càng

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Lưu trữ

Hà Nội – 2016

ca


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
________



NGUYỄN THỊ HỒNG

TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƯU TRỮ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
TOÀN QUỐC CỦA ĐẢNG - NGUỒN SỬ LIỆU
NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
(Giai đoạn từ 1986 đến nay)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Lưu trữ
Mã số: 60 32 03 01

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Lệ Nhung

Hà Nội, 2016


MỤC LỤC
Nội dung

Trang
số

Mở đầu

04

Chương 1: Tổng quan về các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ năm
1986 đến năm 2011


13

1.1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phông lưu trữ và phông lưu trữ
ĐHĐBTQ của Đảng

13

1.1.1. Một số vấn đề lý luận về phông lưu trữ

13

1.1.2. Lịch sử các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng

15

1.1.2.1. Giới hạn thời gian và tài liệu của các phông ĐHĐBTQ của Đảng

15

1.1.2.2. Mức độ hoàn chỉnh của Phông

17

1.1.2.3. Khối lượng tài liệu

19

1.1.2.4. Thành phần và nội dung tài liệu


19

1.1.2.5. Về đặc điểm của tài liệu

21

1.2. Tổng quan về các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng

24

1.2.1. Khái quát về Đảng Cộng sản Việt Nam và các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng.

24

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các ĐHĐBTQ
của Đảng

29

1.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

29

1.2.2.2. Các cơ quan của các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng

32

1.3. Giới thiệu một số nét về cơ quan quản lý tài liệu các phông lưu
ĐHĐBTQ của Đảng


38

Chương 2: Giá trị sử liệu tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng
trong nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

41

2.1. Sử liệu và các nguồn sử liệu

41

2.2. Giá trị sử liệu của tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng giai
đoạn từ 1986 đến năm 2011.

43

2.2.1. Nguồn sử liệu phản ánh quá trình chuẩn bị, diễn biến và kết thúc từng
kỳ ĐHĐBTQ của Đảng.

43

2.2.2. Nguồn sử liệu phản ánh quá trình xây dựng, hoàn thiện các văn kiện
trình Đại hội.

46

2.2.3. Nguồn sử liệu phản ánh quá trình nhận thức của Đảng về xây dựng
CNXH ở Việt Nam

53


2.2.4. Nguồn sử liệu phản ánh sự kiên định của Đảng về mục tiêu xây dựng

56

2


CNXH ở Việt Nam
2.2.5. Nguồn sử liệu phản ánh quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại.

58

2.3. Một số đặc điểm của nguồn sử liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của
Đảng trong nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

75

Chương 3: Một số giải pháp về phát huy giá trị sử liệu tài liệu các phông
lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ năm 1986 đến năm 2011

81

3.1. Tình hình tổ chức khoa học và khai thác sử dụng tài liệu các phông lưu
trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ năm 1986 đến năm 2011 trong thời gian qua

81

3.1.1. Công tác tổ chức khoa học tài liệu


81

3.1.2. Công tác khai thác, sử dụng tài liệu

84

3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tổ chức khoa học và
khai thác, sử dụng tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng

89

3.2. Một số giải pháp về phát huy giá trị sử liệu tài liệu các phông lưu trữ
ĐHĐBTQ của Đảng từ năm 1986 đến năm 2011

90

3.2.1. Sưu tầm, bổ sung tài liệu còn thiếu thuộc các phông lưu trữ ĐHĐBTQ
của Đảng để đảm bảo sự hoàn chỉnh của hồ sơ, tài liệu trong phông

90

3.2.2. Xác minh thẩm định tài liệu

91

3.2.3. Xây dựng các chuyên đề nghiên cứu lịch sử đảng bằng nguồn tài liệu các
phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng

92


3.2.4. Hoàn thiện một số khâu nghiệp vụ trong công tác tổ chức khoa học tài
liệu

93

3.2.5. Tăng cường các hình thức công bố, khai thác sử dụng tài liệu

96

3.3. Kiến nghị

98

Kết luận

102

Tài liệu tham khảo

104

Phụ lục

111

3


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi Ban Bí thư ban hành Quyết định số 20-QĐ/TW ngày 23/9/1987, Quy
định số 210-QĐ/TW ngày 06/03/2009 và Quy định số 270-QĐ/TW ngày 06 tháng 12
năm 2014 về Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung ương Đảng luôn nhấn
mạnh và giao nhiệm vụ cho cơ quan quản lý Kho Lưu trữ Trung ương (Lưu trữ lịch sử
của Trung ương Đảng) nhiệm vụ bảo quản tài liệu của các tổ chức tiền thân của Đảng,
các tổ chức tiền thân của các tổ chức chính trị - xã hội; tài liệu của các kỳ ĐHĐBTQ
của Đảng và Đại hội đại biểu của Đảng bộ các cấp, tài liệu của các cấp uỷ, cơ quan, tổ
chức đảng, của Đảng Cộng sản Việt Nam (trước kia là Đảng Lao động Việt Nam;
Đảng Cộng sản Đông Dương); tài liệu của Ban Chấp hành Trung ương; tài liệu của
Trung ương Cục miền Nam, các xứ uỷ, khu uỷ, liên khu uỷ; tài liệu của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng…. Đây đều là những tài liệu có tầm quan trọng đặc
biệt, là bằng chứng lịch sử, là căn cứ để tổng kết lý luận và thực tiễn cách mạng Việt
Nam, đồng thời còn là di sản văn hoá vô cùng quý báu của Đảng, của dân tộc ta. Trong
các khối tài liệu hiện đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương phải kể đến đó
là khối tài liệu của các phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Đây là một cơ quan đặc biệt, một hình thức tổ chức đặc biệt của tổ chức
chính trị.
Tài liệu các phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng từ năm 1986
đến nay (sau đây gọi tắt là các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng) là toàn bộ tài liệu
sản sinh ra trong quá trình tổ chức và hoạt động của từng kỳ ĐHĐBTQ của Đảng, bao
gồm: tài liệu về chuẩn bị tổ chức Đại hội như chuẩn bị nhân sự, văn kiện; thư điện đối
ngoại về Đại hội; tài liệu về diễn biến Đại hội và toàn bộ đơn, thư, ý kiến góp ý của
các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân trong và ngoài nước góp ý về các nội
dung của Đại hội; tài liệu về phục vụ các mặt hoạt động khác của Đại hội.
Toàn bộ khối tài liệu này là bản chính, bản gốc, có độ chính xác và tin cậy cao
được sản sinh đồng thời trong qúa trình hoạt động và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng ta. Các văn kiện Đại hội đều đã được xuất bản công khai và phổ biến tới toàn thể

nhân dân. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam từ

4


chính các văn kiện này. Tuy nhiên, quá trình xây dựng văn kiện đã hình thành rất
nhiều bản dự thảo có giá trị, những bản dự thảo này đều có bút tích sửa trực tiếp của
các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí là Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ
viên Trung ương, những ý kiến đóng góp của nhân dân vào văn kiện… khối tài liệu
này không phải ai cũng biết và không phải ai cũng có thể tiếp cận được. Hiện toàn bộ
tài liệu từ bản dự thảo các văn kiện, các bản góp ý sửa trực tiếp của các đồng chí lãnh
đạo Đảng, Nhà nước, của đông đảo quần chúng nhân dân đến các bản chính, bản gốc
đều đã được thu thập, được chỉnh lý hoàn chỉnh và được bảo quản tại Kho Lưu trữ
Trung ương.
Có thể nói, tài liệu thuộc các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ năm 1986
đến nay là nguồn sử liệu quý để nghiên cứu lịch sử của Đảng ta, nghiên cứu sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng qua các kỳ Đại hội.
Tuy nhiên, qua khảo sát ban đầu, chúng tôi nhận thấy cho đến nay số lượng các
hồ sơ, tài liệu thuộc các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng được sử dụng như một
nguồn sử liệu để nghiên cứu lịch sử Đảng từ năm 1986 đến nay chưa nhiều, chưa
tương xứng với tiềm năng thông tin mà tài liệu trong phông phản ánh. Bởi lẽ khi
chúng ta nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua chính tài liệu lưu trữ - khối
tài liệu có giá trị xác thực nhất, có độ tin cậy cao nhất về lịch sử Đảng từ trước đến nay
nói chung và giai đoạn 1986 đến nay nói riêng sẽ thể hiện được đầy đủ nhất, chân thực
nhất, có độ tin cậy cao nhất về lịch sử của Đảng ta. Đây là hạn chế rất đáng tiếc, làm
lãng phí những thông tin quý giá được phản ánh trong các tài liệu lưu trữ.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tài liệu các phông lưu
trữ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng – Nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến nay)” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Giới thiệu khái quát quá trình hình thành, hoạt động của các kỳ ĐHĐBTQ của
Đảng và khối lượng, thành phần nội dung, đặc điểm của khối tài liệu này.
- Phân tích làm rõ những giá trị sử liệu của tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ
của Đảng phục vụ nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là lịch sử các
kỳ ĐHĐBTQ của Đảng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tổ chức tốt và đẩy mạnh phát huy giá trị của
khối tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng tại Kho Lưu trữ Trung ương phục
vụ nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới.

5


3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các tài liệu giấy hình thành trong quá trình hoạt động của
Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng từ năm 1986 đến nay
hiện đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương, cụ thể là các phông lưu trữ
ĐHĐBTQ lần thứ VI, ĐHĐBTQ lần thứ VII, ĐHĐBTQ lần thứ VIII, ĐHĐBTQ lần
thứ IX, ĐHĐBTQ lần thứ X, ĐHĐBTQ lần thứ XI.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi thời gian: Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu tài liệu các phông lưu
trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ năm 1986 đến năm 2011 để nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam. Sở dĩ chúng tôi chọn mốc bắt đầu từ năm 1986 vì năm này Đảng ta tổ
chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Đây là Đại hội đặt nền móng
cho công cuộc đổi mới của nước ta. Chúng tôi lấy năm 2011 là mốc kết thúc vì năm
2011 Đảng ta tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Từ năm 1986 đến năm
2011, công cuộc “Đổi mới” của đất nước diễn ra được 25 năm. Công cuộc “Đổi mới”
đã đưa nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN. Và sau 25 năm “Đổi mới”, đất nước ta đạt được những kết
quả đáng ghi nhận, nước ta dần tiến kịp với các nước phát triển trong khu vực và trên

thế giới. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự thay đổi trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
ta. Cùng với sự “Đổi mới” của đất nước thì Đảng ta “Đổi mới” về tư duy, đổi mới về
phương thức lãnh đạo…
- Về phạm vi nội dung vấn đề nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát toàn bộ mục lục
hồ sơ của các phông ĐHĐBTQ của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội XI cũng như tiếp
cận trực tiếp tài liệu lưu trữ, chúng tôi nhận thấy tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ
của Đảng phản ánh toàn bộ quá trình chuẩn bị, diễn biến và kết quả từng kỳ ĐHĐBTQ
của Đảng. Đại hội tiến hành tổng kết đánh giá kết quả cũng như hạn chế của quá trình
hoạt động trong nhiệm kỳ qua, đồng thời đưa ra mục tiêu và định hướng đường lối
lãnh đạo đất nước trong nhiệm kỳ tới, quyết định cơ quan lãnh đạo của Đảng giữa hai
kỳ Đại hội, đó chính là BCHTW. Giá trị sử liệu của tài liệu các phông lưu trữ
ĐHĐBTQ của Đảng từ năm 1986 đến năm 2011 thể hiện ở chỗ: là căn cứ để nghiên
cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cụ thể là lịch sử các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng.
Tiếp đó là căn cứ để nghiên cứu đường lối, chính sách do cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ

6


Đại hội quyết định trong giai đoạn lịch sử của đất nước ta từ năm 1986 đến năm 2011.
Đồng thời đây là nguồn sử liệu nghiên cứu đường lối đối nội, đối ngoại; nghiên cứu
công tác xây dựng Đảng; nghiên cứu quá trình đổi mới của đất nước từ năm 1986 đến
năm 2011 dưới sự lãnh đạo của Đảng mà ĐHĐBTQ của Đảng là cơ quan vạch ra và
thông qua chủ trương, đường lối đó, nghiên cứu quá trình chuẩn bị nhân sự BCHTW
khoá tới... Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu và
làm sáng tỏ một số giá trị như: phản ánh sự kiên định của Đảng ta về mục tiêu xây
dựng CNXH và quá trình nhận thức của Đảng về con đường đi lên CNCH ở nước ta;
phản ánh quá trình xây dựng, hoàn thiện các văn kiện trình Đại hội, phản ánh sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng trên một số lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, đối
ngoại, phản ánh quá trình chuẩn bị, diễn biến và kết quả từng kỳ ĐHĐBTQ của Đảng.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài có các nhiệm vụ sau:
- Khảo sát tình hình hồ sơ, tài liệu thuộc các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng
giai đoạn từ 1986 đến năm 2011.
- Tìm hiểu giá trị tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ 1986 đến
năm 2011 dưới góc độ là nguồn sử liệu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tìm hiểu thực trạng tổ chức khoa học và khai thác sử dụng tài liệu vào các
mục đích nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức khoa học và sử dụng hiệu
quả tài liệu lưu trữ thuộc các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng giai đoạn từ 1986 đến
năm 2011.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến nội dung này, tác giả đã tìm hiểu một số nghiên cứu sau:
+ Các luận án, luận văn, khóa luận nghiên cứu, tiếp cận giá trị của tài liệu
lưu trữ từ phương diện sử liệu học đã bảo vệ thành công của sinh viên, học viên
Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng như:
- Luận án tiến sĩ: Xác định giá trị sử liệu của tài liệu phông Lưu trữ Đảng Cộng
sản Việt Nam của tác giả Nguyễn Lệ Nhung năm 1999. Luận án giới thiệu tầm quan
trọng, mục tiêu xác định giá trị tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam; cơ
sở, phương pháp luận, tiêu chuẩn của việc lựa chọn tài liệu và đưa ra nhiệm vụ nghiên
cứu lịch sử Đảng dưới góc độ sử liệu học; vấn đề xây dựng các nguồn sử liệu hiện nay.

7


- Luận văn thạc sĩ: Tài liệu phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976 - 1992) nguồn sử liệu giá trị cần được công bố, giới thiệu phục vụ nghiên cứu lịch sử của tác
giả Đào Đức Thuận năm 2008. Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá giá trị sử liệu
của tài liệu phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976 - 1992) và đề xuất một số giải
pháp nhằm đẩy mạnh việc công bố, giới thiệu các tài liệu đó.
- Luận văn thạc sĩ: Phông lưu trữ Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ một nguồn sử liệu về Nam Bộ thời kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của tác giả
Lê Tuyết Mai. Nội dung luận văn nghiên cứu giá trị sử liệu của tài liệu thuộc phông
lưu trữ Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ về Nam Bộ thời kháng chiến chống

Pháp và công tác tổ chức khoa học, khai thác, sử dụng tài liệu phông lưu trữ Ủy ban
kháng chiến hành chính Nam Bộ.
- Luận văn thạc sĩ: Phông Lưu trữ Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Nguồn
sử liệu nghiên cứu về công cuộc đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến năm 2006 của tác
giả Nguyễn Thị Huyền năm 2015. Luận văn này tập trung nghiên cứu giá trị sử liệu
của tài liệu thuộc phân phông Ban Chấp hành Trung ương có phản ánh về công cuộc
đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến năm 2006. Tuy trong Luận văn không trực tiếp đề
cập đến các tài liệu thuộc các phông Đại hội, nhưng để BCHTW đưa ra được những
Nghị quyết, chỉ thị, thông tư, thông tri để lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc đổi mới của
Đảng trên các lĩnh vực thì phải có sự chỉ đạo xuyên suốt, sự định hướng chính về chủ
trương từ các ĐHĐBTQ của Đảng toàn quốc. Chính vì vậy, luận văn này có mối liên
hệ chặt chẽ với đề tài mà chúng tôi nghiên cứu.
Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo một Luận văn khác mặc dù không tiếp cận
giá trị của tài liệu dưới góc độ sử liệu nhưng có liên quan trực tiếp đến các phông tài
liệu mà chúng tôi đang nghiên cứu. Đó là Luận văn: "Nghiên cứu đề xuất một số giải
pháp phát huy giá trị tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam" của tác giả
Nguyễn Thị Hạnh năm 2015. Luận văn này tập trung nghiên cứu về một số giải pháp
nhằm phát huy giá trị tài liệu của tất cả các phông lưu trữ thuộc Phông Lưu trữ Đảng
Cộng sản Việt Nam hiện đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng, trong
đó có tài liệu các phông Lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng mà tác giả đang nghiên cứu. Do
đó, trong quá trình nghiên cứu của mình, chúng tôi có tham khảo Luận văn và có sự kế
thừa một số giải pháp phát huy giá trị phù hợp với nội dung của đề tài.

8


+ Một số sách viết về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự
nghiệp đổi mới đất nước
- Cuốn: Đổi mới và phát triển ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn
do GS.TS Nguyễn Phú Trọng (chủ biên), xuất bản năm 2006: Cuốn sách này là phần

cốt lõi trong Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học:
“Đổi mới và phát triển ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Mã số:
ĐTĐL-2003/18) là đề tài độc lập cấp nhà nước do GS.TS Nguyễn Phú Trọng làm chủ
nhiệm đề tài. Cuốn sách viết và phân tích khá rõ về đường lối, chủ trương của Đảng ta
về vấn đề đổi mới của nước ta cũng như một số thành tựu mà chúng ta đạt được từ
năm 1986 đến năm 2006.
- Cuốn: Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới
đất nước do Tạp chí Lịch sử Đảng phối hợp với Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất
bản năm 2008: Cuốn sách bao gồm những chuyên luận, bài viết của nhiều tác giả là
những nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học…Với nội dung nhằm giới thiệu về quá
trình Đảng hoạch định đường lối đổi mới toàn diện và quá trình Đảng lãnh đạo việc tổ
chức thực hiện thành công đường lối đó trong thực tiễn qua 20 năm đổi mới.
- Cuốn: Việt Nam 25 năm trên đường đổi mới 1986 – 2011 qua tài liệu lưu trữ
do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III – Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước biên soạn và
được xuất bản năm 2012: Cuốn sách giới thiệu những hình ảnh và tài liệu về thời kỳ đổi
mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến 2011 được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.
- Cuốn: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới
(1986 – 2016) của Ban Chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn 30 năm đổi
mới của Đảng, xuất bản năm 2015. Cuốn sách tổng kết lý luận và thực tiễn 10 vấn đề
lớn về kinh tế, văn hoá – xã hội, quốc phòng – an ninh – đối ngoại, hệ thống chính trị,
xây dựng đảng và tám mối quan hệ lớn sau 30 năm đổi mới.
Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể thấy, đối với tài liệu thuộc các phông
lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng cho đến nay rất ít tác giả nghiên cứu dưới góc độ sử liệu
để phục vụ cho nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Do vậy, đề tài: “Tài liệu
các phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng – Nguồn sử liệu nghiên cứu
lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến nay)” không trùng lặp với
các công trình nghiên cứu của các tác giả trước đây. Nhưng trong quá trình nghiên
cứu, chúng tôi có sự kế thừa và tham khảo kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đó.

9



5. Nguồn tư liệu tham khảo
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số nguồn tư liệu tham khảo sau:
- Các cuốn sách, giáo trình mang tính lý luận chung về công tác văn thư, lưu trữ
và các xuất bản phẩm như: Giáo trình: Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ của các
tác giả Đào Xuân Chúc - Nguyễn Văn Hàm - Vương Đình Quyền - Nguyễn Văn
Thâm; một số cuốn sách như cuốn: Đổi mới và phát triển ở Việt Nam – một số vấn đề
lý luận và thực tiễn do GS.TS Nguyễn Phú Trọng (chủ biên), xuất bản năm 2006,
cuốn: Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước
do Tạp chí Lịch sử Đảng phối hợp với Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản năm
2008; Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 –
2016) của Ban Chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn 30 năm đổi mới của
Đảng, xuất bản năm 2015…
- Các văn bản của Đảng, Nhà nước về tài liệu lưu trữ và công tác lưu trữ như:
Luật Lưu trữ năm 2011; các Quyết định số 20-QĐ/TW ngày 23-9-1987, Quy định số
210-QĐ/TW ngày 06/3/2009, Quy định số 270-QĐ/TW ngày 06/12/2014 của Ban Bí
thư TW về phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam...
- Nguồn tài liệu quan trọng nhất, được sử dụng nhiều nhất trong luận văn là tài
liệu các phông ĐHĐBTQ của Đảng (từ Đại hội VI đến Đại hội XI).
- Các công trình nghiên cứu như các luận án, luận văn thạc sĩ liên quan đến đề
tài nghiên cứu (như đã nêu ở phần lịch sử nghiên cứu vấn đề).
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin: Chúng tôi sử dụng phương pháp
này để có cái nhìn biện chứng về tài liệu lưu trữ và tài liệu lưu trữ các phông
ĐHĐBTQ của Đảng tại Kho Lưu trữ Trung ương.
- Phương pháp hệ thống: được chúng tôi vận dụng khi hệ thống các vấn đề
nghiên cứu trong luận văn.
- Phương pháp phân tích: được chúng tôi vận dụng khi sử dụng để phân tích các
vấn đề, sự kiện mà hồ sơ, tài liệu phản ánh và phân tích giá trị của tài liệu, chất lượng

của các hồ sơ, tài liệu.
- Phương pháp tổng hợp: được chúng tôi vận dụng khi tổng hợp thông tin có
trong hồ sơ, tài liệu thành các vấn đề theo hệ thống.

10


- Phương pháp sử liệu học: được chúng tôi vận dụng khi chúng tôi xem xét, xác
định giá trị, độ tin cậy của tài liệu trong phông.
- Phương pháp suy luận logic: được chúng tôi sử dụng để suy luận các vấn đề
có cùng logic.
- Phương pháp khảo sát thực tế: được chúng tôi sử dụng khi khảo sát thực tế
tình hình hồ sơ, tài liệu thuộc các phông trên.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: được chúng tôi sử dụng để so sánh, đối chiếu
giữa nội dung của văn kiện Đại hội từ năm 1986 đến năm 2011 khi xuất bản thành
sách với các tài liệu văn kiện gốc hiện đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung
ương.
7. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và một số phụ lục kèm theo, luận văn bao
gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1. Tổng quan về các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng
Trong chương này, chúng tôi trình bày đôi nét về các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng từ
năm 1986 đến năm 2011, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của các kỳ
ĐHĐBTQ của Đảng. Tiếp đó, chúng tôi đưa ra những kết quả khảo sát, đánh giá ban
đầu về thành phần, nội dung và đặc điểm của tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của
Đảng. Trên cơ sở đó thấy được tài liệu các phông ĐHĐBTQ của Đảng được đánh giá
về giá trị sử liệu phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những kết quả nghiên cứu này sẽ giúp chúng tôi có cơ sở để đề xuất những giải pháp
chủ yếu ở chương III.
Chương 2. Tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ năm 1986 đến

năm 2011 - Nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Đây là chương chính của luận văn, ở chương này chúng tôi tập trung phân tích
những giá trị về mặt sử liệu của tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng phục vụ
nghiên cứu lịch sử Đảng trên các khía cạnh như: sự kiên định của Đảng ta về mục tiêu
xây dựng CNXH và quá trình nhận thức của Đảng về xây dựng CNXH, nghiên cứu
quá trình xây dựng, hoàn thiện các văn kiện trình ĐHĐBTQ của Đảng; nghiên cứu sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trên một số lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã
hội, an ninh – quốc phòng, đối ngoại; nghiên cứu quá trình chuẩn bị, diễn biến và kết
quả từng kỳ Đại hội. Đóng góp chính của chương này là giới thiệu được cho những
nhà nghiên cứu lịch sử những thông tin giá trị về một bộ phận tài liệu của các phông
lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng, một trong những nguồn sử liệu rất có giá trị để phục vụ
nghiên cứu lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam.

11


Chương 3. Tình hình tổ chức khoa học, khai thác sử dụng tài liệu các
phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng phục vụ nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam và một số kiến nghị, giải pháp
Ở chương này, chúng tôi đưa ra tình hình tổ chức khoa học và tổ chức khai
thác, sử dụng tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội
XI trong thời gian qua. Từ đó chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn
nữa hoạt động công bố, giới thiệu tài liệu trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu về
thông tin tài liệu lưu trữ cho các nhà nghiên cứu lịch sử và cho chính hoạt động Đảng
ta. Kết quả của hoạt động công bố, giới thiệu tài liệu sẽ có nhiều tác động tích cực tới
hoạt động nghiên cứu lịch sử của những người quan tâm đến khối tài liệu này.
***
*

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những

hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các
thầy, cô giáo và các đồng nghiệp để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện luận văn.
Nhân đây, cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Lệ
Nhung – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này và trân
trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức
quan trọng trong suốt khóa học cao học Lưu trữ 2013 – 2015. Đồng thời, tôi cũng chân
thành cảm ơn các cô, các chú, các anh chị đồng nghiệp tại Cục Lưu trữ Văn phòng
Trung ương Đảng đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn này.
Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2016
Học viên

Nguyễn Thị Hồng

12


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHÔNG LƯU TRỮ ĐHĐBTQ CỦA ĐẢNG
1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phông lưu trữ và phông lưu trữ
ĐHĐBTQ của Đảng
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về phông lưu trữ
* Lý thuyết về phông lưu trữ và phông lưu trữ cơ quan
Theo Luật Lưu trữ năm 2011, Phông lưu trữ “là toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình
thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân” [43a, tr.2].
Trong cuốn “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” của nhóm tác giả Đào Xuân
Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm đưa ra khái niệm về
phông lưu trữ, phông lưu trữ cơ quan và điều kiện thành lập phông như sau:
- Phông lưu trữ “là toàn bộ tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của
một cơ quan hoặc cá nhân có ý nghĩa chính trị, khoa học, lịch sử và các ý nghĩa khác
được đưa vào bảo quản trong một kho lưu trữ nhất định” [43a, tr.53].

- Phông lưu trữ cơ quan “là toàn bộ tài liệu hình thành trong quá trình hoạt
động của một cơ quan có ý nghĩa chính trị, khoa học, lịch sử và các ý nghĩa khác được
đưa vào bảo quản trong một kho lưu trữ nhất định” [43a, tr.55]
- Điều kiện thành lập phông lưu trữ cơ quan: gồm 3 điều kiện:
+ Đơn vị hình thành phông phải là một cơ quan hoạt động độc lập, tức phải đảm
bảo 4 yếu tố: Có văn bản pháp quy về thành lập cơ quan, quy định cụ thể về chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đó; có tổ chức biên chế riêng; có ngân sách
độc lập; có văn thư và sử dụng con dấu riêng.
+ Tài liệu của cơ quan đó phải có giá trị, cần bổ sung vào thành phần Phông lưu
trữ Quốc gia Việt Nam.
+ Tài liệu phải hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh [43a, tr.55, 56]
* Phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng
Tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng là khối tài liệu rất quan trọng
của Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, Phông Lưu trữ Quốc gia Việt
Nam nói chung. Khối tài liệu này phản ánh toàn diện, chính xác các hoạt động lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng trong từng kỳ Đại hội.
Về lý thuyết, tài liệu Đại hội Đại biểu toàn quốc có đủ điều kiện thành lập một
phông lưu trữ độc lập, tuy nhiên trên thực tế để tiện lợi cho công tác quản lý, hiện nay

13


Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương thành lập mỗi kỳ Đại hội Đảng là một phông lưu
trữ vì những lý do sau:
- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định Đại hội đại biểu toàn quốc là “Cơ
quan lãnh đạo cao nhất của Đảng” [8, tr.15], chức năng, nhiệm vụ của Đại hội là
“Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ vừa qua; quyết định đường lối,
chính sách của Đảng nhiệm kỳ tới; bầu BCHTW; bổ sung, sửa đổi Cương lĩnh chính
trị và Điều lệ Đảng khi cần” [8, tr.24]. Mỗi kỳ Đại hội đều có quyết định triệu tập Đại
hội; về tổ chức, để chuẩn bị và tổ chức tốt Đại hội, BCHTW có quyết định thành lập

các tiểu ban chuẩn bị Đại hội, Đại hội bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký.
- Mỗi kỳ Đại hội Đảng đều có văn thư độc lập. Văn phòng Trung ương là đơn
vị được phân công phụ trách công tác văn thư phục vụ Đại hội. Để thực hiện tốt nhiệm
vụ này, Văn phòng TW đã đã ban hành quy định về công tác văn thư phục vụ Đại hội.
Theo đó, cán bộ văn thư phục vụ Đại hội có nhiệm vụ tiếp nhận, chuyển giao văn bản;
soạn thảo, đánh máy và đọc soát văn bản; quản lý sử dụng con dấu của Đại hội (bao
gồm dấu của Đại hội, Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký); trực điện thoại và ghi chép thông
tin qua điện thoại; thu thập tài liệu, văn kiện và lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ sau khi Đại
hội kết thúc [67a, tr.16 – 22]. Bộ phận văn thư phục vụ Đại hội là cán bộ, nhân viên
của Văn phòng Trung ương, có tăng cường thêm cán bộ, nhân viên của các cơ quan
khác trực tiếp tham gia. Bộ phận này sẽ tự giải thể sau khi Đại hội kết thúc.
Mỗi kỳ Đại hội đều có con dấu riêng.
Mẫu dấu

- Về kinh phí: Đại hội được cấp một khoản kinh phí riêng.
- Tài liệu của Đại hội Đảng toàn quốc là thành phần tài liệu quan trọng của
phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, Phông lưu trữ Quốc gia Việt Nam
nói chung [37, tr. 8].
Do ĐHĐBTQ của Đảng có tầm quan trọng đặc biệt và để tạo thuận lợi trong
công tác quản lý tập trung thống nhất, đảm bảo tài liệu được thu thập đầy đủ, tránh thất
lạc tài liệu, bắt đầu từ ĐHĐBTQ của Đảng lần thứ VII trở đi, trước khi diễn ra Đại hội,

14


Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều ban hành Quyết định về việc thành lập phông Lưu trữ
ĐHĐBTQ của Đảng cho kỳ Đại hội đó. Cụ thể: Đại hội VII: Quyết định số 124QĐ/TW ngày 23/03/1991 của Ban Bí thư; Đại hội VIII: Quyết định số 104-QĐ/TW
ngày 22/01/1996; Đại hội IX: Quyết định số 82-QĐ/TW ngày 26/10/2000 của Bộ
Chính trị; Đại hội X: Quyết định số 143-QĐ/TW ngày 25/05/2005 của Ban Bí thư; Đại
hội XI: Quyết định số 271-QĐ/TW ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Ban Bí thư).

Ngoài ra, trong Luận văn chúng tôi sử dụng thuật ngữ “các cơ quan của các kỳ
ĐHĐBTQ của Đảng” để chỉ các tiểu ban phục vụ Đại hội và Đoàn Chủ tịch, Đoàn
Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu, đây đều là những cơ quan tham mưu, giúp việc
cho Đại hội. Thuật ngữ “cơ quan” ở đây là do trong văn bản sử dụng, cụ thể: trong
Quy chế làm việc của Đại hội có ghi: Đoàn Chủ tịch Đại hội là cơ quan điều hành
công việc của Đại hội; Đoàn Thư ký là cơ quan giúp việc của Đại hội; Ban Thẩm tra tư
cách đại biểu là cơ quan giúp việc của Đại hội; Ban Kiểm phiếu là cơ quan giúp việc
bầu cử của Đại hội [34a, tr. 10, 11].
Các cơ quan trên được thành lập nhằm giúp việc chuẩn bị mọi cơ sở vật chất,
nhân sự cho Đại hội, giúp điều hành các công việc khi Đại hội diễn ra và giúp hoàn
thiện các công việc sau khi Đại hội kết thúc. Các cơ quan này đều có bộ phận giúp
việc, kinh phí hoạt động được trích từ nguồn kinh phí Đại hội, văn thư là cán bộ kiêm
nhiệm và từ Đại hội VII trở đi, Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký có con dấu riêng. Tuy
nhiên do không có bộ phận văn thư độc lập, không có con dấu riêng (trừ Đoàn Chủ
tịch và Đoàn Thư ký Đại hội), số lượng tài liệu không nhiều nên các các cơ quan này
không đủ điều kiện thành lập một phông lưu trữ riêng mà tài liệu sẽ thuộc phông lưu
trữ Đại hội.
1.1.2. Lịch sử các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng
1.1.2.1. Giới hạn thời gian và tài liệu trong từng phông
Từ năm 1986 đến năm 2011, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức 6 kỳ Đại hội và
mỗi kỳ Đại hội được lập thành một phông riêng. Tên gọi cụ thể của từng phông như sau:
- Phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (07/12/1986 18/12/1986).
- Phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (17/06/1991 27/06 /1991).
- Phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (22/06/1996 01/07/1996).
- Phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (12/04/2001 22/4/2001).

15


- Phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (17/04/2006 25/04/2006).

- Phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (11/01/2011 19/01/2011).
+ Thời gian diễn ra Đại hội
Thời gian diễn ra từng kỳ Đại hội được xác định từ ngày bắt đầu đến ngày kết
thúc Đại hội, chẳng hạn Đại hội VI, Đại hội nội bộ diễn ra từ ngày 07 – 13/12/1986 và
Đại hội chính thức diễn ra từ ngày 15 – 18/12/1986. Như vậy, thời gian diễn ra Đại hội
VI được tính từ ngày 07/12/1986 đến ngày 18/12/1986. Hay như Đại hội XI bắt đầu
họp phiên trù bị vào ngày 11/01/2011, khai mạc chính thức vào ngày 12/01/2011 và
ngày bế mạc Đại hội là ngày 19/01/2011. Như vậy, thời gian diễn ra Đại hội XI được
tính từ ngày 11/01/2011 đến ngày 19/01/2011.
+ Về thời gian của tài liệu trong phông:
Trước khi tổ chức Đại hội, các cơ quan có sự chuẩn bị về văn kiện, chuẩn bị
nhân sự, cơ sở vật chất phục vụ Đại hội. Vì vậy, BCHTW đã quyết định thành lập các
Tiểu ban giúp việc cho Đại hội như: Tiểu ban văn kiện, Tiểu ban nhân sự, Tiểu ban tổ
chức phục vụ Đại hội, Tiểu ban sửa đổi Điều lệ Đảng… Do vậy, toàn bộ tài liệu hình
thành trong quá trình hoạt động của các Tiểu ban, Ban chỉ đạo từ khi thành lập đến khi
Đại hội bế mạc được xác định thuộc Phông Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.
Riêng Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội, do chức năng nhiệm vụ được phân công và
tính chất công việc nên thời gian hoạt động kết thúc muộn hơn, tức là sau khi Đại hội
đã bế mạc thì Tiểu ban này vẫn còn hoạt động để hoàn tất một số công việc liên quan
đến Đại hội. Vì vậy, thời gian bắt đầu của một Phông lưu trữ Đại hội thường có sớm
hơn và thời gian kết thúc của một phông Đại hội thường muộn hơn so với thời gian
diễn ra Đại hội.
Ví dụ: Qua khảo sát thực tế tài liệu thuộc Phông Đại hội VI, ngày 17/12/1985,
BCHTW khoá V họp Hội nghị Trung ương lần thứ 9 quyết định triệu tập Đại hội VI
và ngày 15/5/1987 là ngày Ban Tài chính – Quản trị Trung ương báo cáo tổng quyết
toán chi Đại hội. Như vậy, Phông lưu trữ Đại hội VI, thời gian tài liệu có sớm nhất là
ngày 17/12/1985 và thời gian tài liệu có muộn nhất là ngày 15/5/1987.
Hay như phông Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, đơn vị được thành lập
sớm nhất là Tiểu ban Tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, bổ sung và
phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ mới (Quyết định số 133-


16


QĐ/TW ngày 04/02/2008) và đơn vị kết thúc hoạt động muộn nhất là tài liệu thuộc
Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội (kết thúc ngày 27/05/2011) [38, tr.23]. Như vậy
Phông Lưu trữ Đại hội XI (11/01/2011 – 19/01/2011), thời gian tài liệu sớm nhất là
ngày 04/02/2008 (ngày thành lập Tiểu ban Tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm
1991, bổ sung và phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ mới, thời gian
tài liệu muộn nhất là ngày 27-5-2011 (ngày kết thúc hoạt động của Tiểu ban Tổ chức
phục vụ Đại hội).
Từ Đại hội IX trở về trước, thời gian của Đại hội bao gồm thời gian diễn ra Đại
hội nội bộ và thời gian của Đại hội công khai. Trong Đại hội nội bộ, gần như tất cả các
vấn đề chính của Đại hội đã được quyết định từ việc góp ý các văn kiện Đại hội, việc
dự kiến cơ cấu, số lượng ủy viên TW, các chức danh chủ chốt của đất nước và quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước, về phương thức lãnh đạo của Đảng trong giai
đoạn sắp tới…Còn Đại hội công khai gần như chỉ công bố chính thức kết quả của Đại
hội nội bộ. Có sự khác nhau như vậy bởi Đại hội công khai có các khách quốc tế đến
dự và có các phóng viên báo chí ở trong và ngoài nước đến đưa tin, ghi hình. Vì tại
Đại hội thảo luận rất nhiều vấn đề quan trọng của đất nước nên cần phải được giữ bí
mật. Đây chính là nguyên nhân của việc Đảng ta tổ chức Đại hội nội bộ và Đại hội
công khai. Còn từ Đại hội X đến nay, thời gian diễn ra Đại hội liên tục từ ngày khai
mạc đến ngày kết thúc Đại hội. Ví dụ, ĐHĐBTQ của Đảng toàn quốc lần thứ X bắt
đầu họp phiên trù bị vào ngày 17-4-2006, khai mạc chính thức vào ngày 18-4-2006 và
ngày bế mạc Đại hội là ngày 25-4-2006.
1.1.2.2. Mức độ hoàn chỉnh của phông
Qua khảo sát chúng tôi thấy về cơ bản tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của
Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội XI là tương đối đầy đủ. Gần như tất cả các tài liệu
hình thành từ giai đoạn chuẩn bị, diễn biến và cả sau khi Đại hội kết thúc đều được thu
thập đầy đủ.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một số tình trạng sau:
- Một số ít tài liệu do xác định ranh giới tài liệu giữa các phông chưa rõ ràng
nên tài liệu thuộc các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng còn ở một số phông khác
trong Kho Lưu trữ Trung ương.
Ví dụ: Khối tài liệu Đại hội VI hiện còn thiếu khối tài liệu dự thảo sửa đổi Điều
lệ Đảng (vì tiểu ban dự thảo sửa đổi Điều lệ Đảng không thành lập, công việc này giao

17


cho Vụ Điều lệ của Ban Tổ chức TW soạn thảo nên khối tài liệu này đang nằm ở Ban
Tổ chức TW; thiếu khối tài liệu của Tiểu ban tổ chức và nhân sự về phần tài liệu chuẩn
bị nhân sự Đại hội hiện đang nằm ở Phông đồng chí Lê Đức Thọ do đồng chí Thọ hồi
đó là Trưởng Ban tổ chức TW, đồng thời là Trưởng Tiểu ban Tổ chức và nhân sự Đại
hội VI; thiếu khối tài liệu tuyên truyền Đại hội hiện đang nằm ở Báo Nhân dân.
Hay như tài liệu của phông Đại hội VII còn thiếu một số tài liệu thuộc giai đoạn
đầu chuẩn bị nội dung văn kiện Đại hội như: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên CNXH được xây dựng qua 16 lần dự thảo để xin ý kiến và chỉnh sửa
nhưng tài liệu chỉ thu được của 8 lần dự thảo còn tài liệu của 8 lần dự thảo khác không
thu được.
- Một số ít tài liệu khác do trong quá trình hoạt động của tiểu ban có một số
hoạt động không được văn bản hóa nên không hình thành tài liệu.
Ví dụ, trong quá trình hoạt động, các tiểu ban họp để bàn từ việc phân công
công việc, giao viết từng phần dự thảo các văn kiện… từ những hoạt động này chắc
chắn sẽ hình thành tài liệu như biên bản họp, kết luận các cuộc họp, chương trình hoạt
động… Tuy nhiên, theo như khảo sát của chúng tôi thì trong Phông Đại hội VII và
Phông Đại hội X còn thiếu nhóm tài liệu này.
Nguyên nhân của tình trạng thiếu tài liệu trên theo chúng tôi là do cán bộ đi thu
tài liệu xác định ranh giới nội dung, thành phần tài liệu giữa các phông chưa chính xác
(như ở phông Đại hội VI), mặt khác trong quá trình hoạt động của các Tiểu ban, một

số nội dung không được văn bản hóa do các Tiểu ban, Tổ biên tập chưa thực sự chú ý
trong việc ghi biên bản cũng như hoàn chỉnh các Biên bản sau khi cuộc họp kết thúc
nên không có tài liệu (như ở phông Đại hội VII, Đại hội X).
Tóm lại: Do nhận được sự quan tâm đặc biệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngay
từ đầu, tiếp đó là có sự chuẩn bị chu đáo về công tác thu thập tài liệu, từ khâu xây
dựng kế hoạch đến kiểm tra hướng dẫn nên công tác thu thập tài liệu đạt kết quả tốt.
Hầu hết các tiểu ban, cơ quan đã chú ý trong việc tập trung tài liệu và phối hợp tốt với
Văn phòng Trung ương trong việc giao nộp tài liệu về Kho Lưu trữ Trung ương. So
với tài liệu các phông Đại hội trước đó (từ Đại hội I đến Đại hội V) thì tài liệu các
Phông Đại hội từ Đại hội VI đến Đại hội XI nhiều hơn về số lượng, đầy đủ về thành
phần tài liệu, một số nhóm tài liệu thu triệt để hơn (như khối hồ sơ nhân sự tham gia
ứng cử BCHTW các khóa (gồm cả chính thức và dự khuyết), hồ sơ về việc bầu đại
biểu đi dự đại hội của các đảng bộ trực thuộc Trung ương).

18


1.1.2.3. Về khối lượng tài liệu:
Sau khi các kỳ Đại hội Đảng kết thúc, toàn bộ tài liệu hình thành trong quá trình
chuẩn bị, diễn biến và kết thúc Đại hội đều được cán bộ của Cục Lưu trữ Văn phòng
Trung ương tiến hành thu thập và chỉnh lý hoàn chỉnh.
Tính đến nay, tổng số các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ Đại hội VI
đến Đại hội XI có gần 80 mét giá tài liệu - với 2.322 hồ sơ/ĐVBQ.
1.1.2.4. Về thành phần và nội dung tài liệu
Tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng bao gồm toàn bộ tài liệu phản
ánh trong quá trình chuẩn bị Đại hội, tiến hành Đại hội và tài liệu về tuyên truyền,
phục vụ Đại hội.
+ Tài liệu phản ánh trong quá trình chuẩn bị Đại hội
- Tài liệu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCHTW và các cơ quan về chỉ đạo
công việc chuẩn bị tiến hành Đại hội như Nghị quyết, chỉ thị, quyết định, tờ trình, báo

cáo, công văn…
- Tài liệu của các tiểu ban như Tiểu ban văn kiện, Tiểu ban nhân sự, Tiểu ban
phục vụ Đại hội… chuẩn bị văn kiện trình Đại hội, chuẩn bị nhân sự BCHTW khoá
sau, chuẩn bị về cơ sở vật chất, bố trí chỗ ăn, ở, đi lại cho đại biểu… bao gồm các tài
liệu như các bản dự thảo văn kiện, tờ trình, báo cáo tổng hợp ý kiến, tiếp thu, giải trình
của Tiểu ban về các ý kiến góp ý vào dự thảo các văn kiện tại Đại hội, phương hướng,
tiêu chuẩn nhân sự, Hướng dẫn sinh hoạt của đại biểu …
- Các ý kiến đóng góp vào văn kiện trình Đại hội bao gồm: Ý kiến đóng góp
của các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên TW với Tiểu ban dự thảo Báo cáo
chính trị về đề cương, nội dung của báo cáo;
- Tài liệu của các ban ngành TW, đảng đoàn, đảng ủy, các hội quần chúng…
chủ yếu là báo cáo, kế hoạch, biên bản, tờ trình đóng góp vào dự thảo văn kiện, kế
hoạch nhiệm vụ của ngành mình để tiểu ban dự thảo báo cáo chính trị tham khảo;
- Tài liệu của các Hội nghị cán bộ, đại hội các Đảng bộ tỉnh, thành gửi đến báo
cáo tổng kết, phản ánh quá trình tiến hành đại hội các cấp góp ý kiến vào dự thảo văn
kiện của Đại hội,
- Tài liệu của các đảng phái trong nước, Việt kiều ở nước ngoài đóng góp ý kiến
vào dự thảo văn kiện Đại hội;

19


- Tài liệu của các tầng lớp nhân dân ở trong và ngoài nước đóng góp ý kiến vào
dự thảo Văn kiện Đại hội.
- Tài liệu phản ánh hoạt động nội bộ của Tiểu ban, Tổ biên tập: Quyết định, kế
hoạch, công văn của các Tiểu ban về phân công và phương pháp làm việc, về cử cán
bộ dự đại hội một số tỉnh, thành…
- Tài liệu về chuẩn bị nhân sự BCHTW các khoá: Phương hướng, quy trình, kế
hoạch triển khai, giới thiệu nhân sự BCHTW các khoá; báo cáo tổng hợp ý kiến về kết
quả giới thiệu nhân sự ứng cử, đề cử; hồ sơ các đồng chí đại biểu của Đại hội để bầu

Uỷ viên TW các khoá…
- Tài liệu về đại biểu, khách mời dự Đại hội và hoạt động của các đoàn đại biểu:
Tờ trình, quyết định, công văn của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức TW về phân bổ số
lượng, định hướng cơ cấu đại biểu; hồ sơ các đoàn đại biểu dự Đại hội.
+ Tài liệu phản ánh quá trình tiến hành Đại hội:
- Kế hoạch điều hành từng phiên họp của Đại hội, Danh sách đại biểu, Chương
trình, Quy chế làm việc của Đại hội, hướng dẫn sinh hoạt của đại biểu; tài liệu của Ban
Thẩm tra tư cách đại biểu,
- Lời chào mừng, điện mừng của các nước,
- Dự thảo các văn kiện trình Đại hội, biên bản thảo luận của các đoàn đại biểu
về các văn kiện trình Đại hội.
- Tham luận của các đại biểu.
- Tài liệu phản ánh hoạt động của Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký.
- Tài liệu xung quanh vấn đề bầu cử nhân sự BCHTW các khoá: danh sách đề
cử, ứng cử, phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, báo cáo, công văn của Đoàn Chủ
tịch, Đoàn Thư ký tổng hợp ý kiến thảo luận tại các đoàn về công tác nhân sự, tổng
hợp về việc ứng cử, đề cử và xin rút ứng cử, đề cử nhân sự tham gia BCHTW các khoá…
+ Tài liệu về công tác tuyên truyền, phục vụ Đại hội:
- Tài liệu của Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội như công văn, quyết định, tài
liệu trao đổi giữa tiểu ban với các ngành về chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, y tế,
ăn ở, đi lại cho đại biểu; danh sách cán bộ và công nhân viên phục vụ và khen thưởng;
- Tài liệu về công tác văn thư, tuyên truyền Đại hội.

20


1.1.2.5. Về đặc điểm của tài liệu
Với mỗi tài liệu bất kỳ thường có đặc điểm về nội dung bên trong và hình thức
bên ngoài. Đặc điểm của tài liệu thể hiện tài liệu đó được sản sinh vào thời kỳ nào
thông qua văn phong, kỹ thuật chế tác, phương tiện mà nó truyền tải… tài liệu đó có

thể được viết trên giấy dó, giấy pơluya hay giấy trắng như hiện nay, tài liệu đó cũng có
thể được viết trên vỏ cây, lá cây hay được khắc trên đá, viết trên tường như thời xa
xưa… Thông qua đặc điểm của tài liệu, người nghiên cứu lịch sử sẽ biết được giá trị
nội dung thông tin và giá trị về hình thức bên ngoài của tài liệu đó đến đâu. Chẳng hạn
như, sau khi các văn kiện đã được thông qua tại các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng thì toàn
bộ các văn kiện này sẽ được xuất bản trên các ấn phẩm như: Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc các kỳ Đại hội, Văn kiện Đảng toàn tập, các cuốn Tạp chí, các bài công bố,
trên internet… khi đó mọi người chỉ nhìn thấy thành phẩm là những dòng chữ đã được
đánh máy và được in sắc nét trên những trang giấy trắng hay những bản điện tử với
các kích cỡ đều nhau và với số lượng khác nhau, còn nguyên bản của nó thì rất ít
người được tiếp cận. Nếu như nghiên cứu những tài liệu này dưới góc độ giá trị thông
tin thì đây chính là những thông tin chính thống đã được cơ quan lãnh đạo cao nhất
của Đảng thông qua. Tuy nhiên nếu nghiên cứu những tài liệu này dưới góc độ tính
chân thực, độ chính xác của thông tin mà nó phản ánh, hay nghiên cứu về lịch sử quá
trình xây dựng và hoàn thiện những tài liệu này thì nó không thể hiện được vì những
điều này chỉ có ở trong những bản gốc, bản chính. Nhiều văn bản của Đại hội là dạng
bản thảo, không phải bản chính, bản gốc do đây là những bản dự thảo để trình Đại hội
cho ý kiến thảo luận và quyết định (ví dụ các văn kiện trình Đại hội, quy chế làm việc,
phương hướng nhân sự … những bản này chỉ có bút tích sửa trực tiếp, thường không
có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền). Và chính những đặc điểm như khổ giấy,
chất liệu giấy, cỡ chữ, loại chữ (viết tay, đánh máy), bút tích sửa trực tiếp của người có
thẩm quyền, con dấu,… để đảm bảo những tài liệu này là bản gốc, bản chính, bản có
độ tin cậy cao nhất để nghiên cứu, chứng minh sự kiện lịch sử thì không phải ai cũng
được tiếp cận. Khối tài liệu này chính là các tài liệu lưu trữ hiện đang được bảo quản
tại Kho Lưu trữ Trung ương.
Về đặc điểm cụ thể của khối tài liệu các phông ĐHĐBTQ của Đảng từ năm
1986 đến năm 2011 như sau:
Trước hết tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng mang đầy đủ đặc
điểm của tài liệu lưu trữ nói chung đó là:


21


- Tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng chứa đựng những thông tin về
quá khứ. Tài liệu được hình thành trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, trong
hoàn cảnh lịch sử nhất định và là tấm gương phản chiếu các giai đoạn khác nhau, là
những chứng cứ lịch sử hùng hồn, chuẩn xác, phản ánh toàn diện và chân thực toàn bộ
công cuộc đổi mới của Đảng; là cơ sở, phương tiện và công cụ không gì thay thế được
để nhận thức lịch sử. Vì vậy, tài liệu các phông ĐHĐBTQ của Đảng có giá trị to lớn
và quan trọng về sử liệu khi nghiên cứu lịch sử của Đảng ta.
- Tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng là bản gốc, bản chính của các
văn bản, là những tài liệu chứa đựng thông tin cấp một, mang chứng cứ lịch sử có độ
chân thực và có giá trị pháp lý cao vì chúng chứa đựng nhiều bằng chứng thể hiện độ
chân thực như bút tích sửa trực tiếp của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chữ ký và
con dấu…
- Tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng là sản phẩm phản ánh trực tiếp
quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với toàn xã hội Việt Nam, là những bằng
chứng lịch sử sinh động và đáng tin cậy nhất phản ánh hoạt động của Đảng ta. Nhờ có
những tài liệu này mà trong công tác nghiên cứu lịch sử Đảng, các nhà sử học có thể
nghiên cứu quá khứ một cách đúng đắn và khách quan hơn, loại trừ được những sai
lầm không đáng có trong việc đánh giá các sự kiện, hiện tượng hoặc những nhân vật
lịch sử.
Thứ hai, tài liệu lưu trữ các phông ĐHĐBTQ của Đảng mang một số đặc điểm
riêng như sau:
- Về vật mang tin và kỹ thuật chế tác: Tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của
Đảng được đánh máy trên giấy pơluya, in roneo, bản in tipô, viết tay, có một số ít tài
liệu (chủ yếu là khối tài liệu Phông Đại hội VI) được đánh máy trên giấy dó hoặc một
số loại giấy khác có màu nâu, màu xanh, màu hồng, màu vàng bởi đây là những tài
liệu được hình thành từ những năm 80 của thế kỷ XX. Bắt đầu từ Đại hội VII có thêm
tài liệu được chế bản điện tử và được in trên chất liệu giấy tốt, có thêm các bản

photocoppy, chữ rõ, dễ đọc, không có tài liệu rách nát, ố vàng. Riêng khối đơn thư,
hầu hết là tài liệu viết tay.
Đối với tài liệu là bản gốc thường có bút tích của các đồng chí lãnh đạo Đảng.
Có tài liệu cùng lúc có bút tích của nhiều đồng chí lãnh đạo, ví dụ như các bản góp ý

22


vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội, bút tích ấy có thể được viết bằng bút chì hoặc
bút mực và bằng nhiều màu chì, mực khác nhau.
- Về tình trạng vật lý: Tài liệu thuộc các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng về
cơ bản chất lượng tương đối tốt. Sau khi kết thúc Đại hội, dưới sự chỉ đạo của các
đồng chí lãnh đạo, Cục Lưu trữ đã cử cán bộ đi thu thập toàn bộ tài liệu hình thành từ
quá trình chuẩn bị, diễn biến và kết thúc Đại hội. Sau khi đã thu thập đầy đủ tài liệu,
Cục Lưu trữ tiếp tục chỉ đạo cho phòng chức năng tiến hành khảo sát và lên kế hoạch
chỉnh lý. Khi đã hoàn thiện về mặt nghiệp vụ, trước khi đưa tài liệu vào bảo quản cố
định trong Kho, tài liệu đã được khử trùng và vệ sinh sạch sẽ, được làm phẳng, tháo bỏ
ghim, kẹp để tránh làm hư hỏng tài liệu, sau đó cho vào cặp, hộp, đưa lên giá đựng tài
liệu và được bảo quản trong kho lưu trữ chuyên dụng, luôn đảm bảo môi trường ổn
định như nhiệt độ, độ ẩm, chế độ vệ sinh tài liệu.
- Về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản: Do thời gian diễn ra các kỳ Đại hội là
khác nhau, khoảng cách từ Đại hội VI đến Đại hội XI là 25 năm, 25 năm qua có sự
thay đổi về chất liệu in, thay đổi về ngôn ngữ, văn phong và cả thay đổi về thể thức và
kỹ thuật trình bày. Qua khảo sát có thể thấy các tài liệu cũng dần được hoàn thiện hơn
về thể thức và kỹ thuật trình bày.
Các tài liệu thuộc phông lưu trữ Đại hội VI: nhìn chung không có dấu và chữ
ký. Khối tài liệu trước Đại hội chủ yếu không có dấu, chữ ký, ngày tháng, số kí hiệu vì
khối tài liệu này nhiều bản dự thảo, thư gửi đến góp ý cho văn kiện Đại hội. Khối tài
liệu trong Đại hội có số văn bản, ngày tháng nhưng lại không có dấu và chữ ký vì khối
tài liệu này chủ yếu là các văn kiện trình Đại hội (bản in tipô và in roneo). Chỉ có một

số ít tài liệu của Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội, báo cáo của các cơ quan TW là có
đầy đủ thể thức văn bản.
Đến khối tài liệu phông Đại hội VII: Một số văn bản của Trung ương, tỉnh,
thành, huyện, quận ủy, cơ quan Đảng, nhà nước gửi đến có đầy đủ thể thức văn bản.
Một số tài liệu Đại hội có dấu của Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Tiểu ban Tổ chức
phục vụ Đại hội. Đoàn Chủ tịch có dấu (hai loại dấu nổi và dấu ướt) và Đoàn thư ký có
dấu riêng là một tiến bộ và tăng thêm giá trị pháp lý tin cậy của tài liệu. Tuy nhiên, vẫn
còn một số tài liệu không có dấu, chữ ký, hoặc chỉ có chữ ký.
Từ Đại hội VIII trở đi: Đối với nhóm tài liệu chính thức trình tại Đại hội nhìn
chung có thể thức tương đối hoàn chỉnh, thống nhất. Trước khi diễn ra Đại hội, Văn
phòng Trung ương đã nghiên cứu và ban hành Hướng dẫn về thể thức tài liệu, văn kiện
Đại hội.

23


Qua khảo sát thực tế, hầu hết các tài liệu sản sinh trong quá trình diễn biến của
Đại hội đều có thể thức và đóng dấu Đại hội, dấu Đoàn Chủ tịch hoặc dấu Đoàn thư ký
theo đúng quy định. Các biên bản thảo luận tổ, thảo luận tại hội trường, nhật ký Đại
hội đều được đóng dấu giáp lai. Khối tài liệu dự thảo các văn kiện, do tính chất và quy
trình hình thành văn bản phải xin ý kiến nhiều lần, nhiều đối tượng nên việc xác định
rõ số lần dự thảo ngay trên văn bản vẫn chưa thực hiện được.
- Đối với nhóm tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các tiểu ban
Đại hội (trừ tiểu ban tổ chức và phục vụ đại hội) thể thức chưa được thống nhất như:
tên cơ quan ban hành sai với quy định; hầu hết văn bản không có số, ký hiệu; có
trường hợp sử dụng con dấu không đúng...
Ví dụ: tài liệu của Tiểu ban nhân sự, người ký là Trưởng Tiểu ban Nông Đức
Mạnh và đóng dấu treo Ban chấp hành Trung ương, hay như tài liệu của Tổ giúp việc
của Tiểu ban nhân sự thể thức đề ký không đúng với quy định…
1.2. Tổng quan về các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng

1.2.1. Khái quát về Đảng Cộng sản Việt Nam và các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng
Như chúng ta đã biết, vào tháng 02 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội
nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sự kiện lịch sử trọng đại, mở ra bước ngoặt căn
bản trong sự phát triển của dân tộc ta. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Việt Nam
đã có một chính đảng mang bản chất cách mạng và khoa học, có đủ sức lãnh đạo nhân
dân giành quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc và các quyền dân tộc
cơ bản khác để xây dựng và phát triển đất nước. Hội nghị hợp nhất này mang tầm vóc
lịch sử của Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã đề ra Chánh
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng, vạch ra đường lối giải
phóng dân tộc và đi theo con đường CNXH của Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành Cách
mạng Tháng Tám 1945 thành công, xoá bỏ hoàn toàn chế độ thực dân phong kiến, lập
nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà XHCN Việt Nam);
đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước; tiếp tục xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Sau khi bước vào thời kỳ cả nước quá độ lên CNXH (bắt đầu từ năm 1954 ở
miền Bắc và từ năm 1975 ở miền Nam), cách mạng Việt Nam có những thuận
lợi, song cũng có không ít những khó khăn. Khó khăn lớn nhất là nền kinh tế sản xuất

24


×