Chuyªn ®Ò thùc tËp
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Tên đề tài: “các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng Ngân Hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn khu công nghiệp Minh Đức đối với phát triển kinh tế
Hộ”
Lời nói đầu:
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Đối với một quốc gia có hơn 80% dân số là nông dân như Việt Nam, việc phát triển sản
xuất nông nghiệp chiếm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Để thực hiện mục tiêu công
nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp- nông thôn, Hội nghị trung ương lần thứ VI đã
khẳng định “sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và
hiện đại hoá có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và
phát triển kinh tế xã Hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước theo định
hướng xã Hội chủ nghĩa”
Mọi hoạt động vừa cơ bản, lâu dài, vừa cần kíp trước mắt của quá trình công nghiệp hoá và
hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn điều cần đến vốn tín dụng. Đương nhiên vốn và tín
dụng không quyết định hết thảy, nhưng không thể không nhấn mạnh rằng, để đưa nông
nghiệp nông thôn phát triển mạnh mẽ, nhất định phải có chính sách hỗ trợ có bài bản và cụ
thể vốn tín dụng; nhất định phải có sự đầu tư thích đáng của nhà nước, của các ngành, trong
đó không thể xem nhẹ vai trò của NHN0&PTNT Việt Nam.
Nhằm thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới nền kinh tế, tạo điều kiện để hệ thống ngân
hàng cung ứng được đầy đủ, kịp thời vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn;
ngày 30/3/1999, thủ tướng chính phủ đã ban hành quýêt định 67/1999/QĐ-TTg về “một số
chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn” cũng từ cuối
năm 1999 và trong năm 2000, chính phủ tiếp tục ban hành một lọat chính sách liên quan
đến tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn như: Nghị định 178/NĐ
về đảm bảo tiền vay, nghị quyết số 03 về kinh tế trang trại, nghị quyết số 09 về chủ trương
và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nghị quyết 11
về giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế- xã Hội 6 tháng cuối năm, quyết định 103 về
khuyến khích phát triển giống thuỷ sản….
Từ những chủ trương chính sách của chính phủ, đòi hỏi NHNN, NHNN&PTNT Việt Nam
phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện đáp ứng
những đòi hỏi bức xúc của nền kinh tế, những yêu cầu mới phát sinh khi thực hiện định
hướng chiến lược 10 năm 2001-2010 về định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn.
NHNN&PTNT Việt Nam với tên gọi đó tự thân nó đã nói lên chức năng và nhiệm vụ của
nó là phục vụ nông nghiệp và nông thôn, khách hàng vay và tổng dư nợ của Hộ sản xuất
nông- lâm- ngư nghiệp vẫn luôn chiếm tỷ trọng quá nửa của ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam. Điều đó đòi hỏi mọi cơ chế, quy định thể lệ, chế độ cho vay Hộ
1
Chuyªn ®Ò thùc tËp
sản xuất cần phải được cụ thể hoá và phù hợp với thực tiễn đảm bảo đơn giản gọn nhẹ song
phải an toàn vốn.
Một khoản vay được coi là kết thúc, có hiệu quả khi người vay đã trả hết gốc, lãi đúng thời
hạn, ở khu công nghiệp Minh Đức thực tế nhu cầu về vốn tín dụng là rất lớn song làm thế
nào để sử dụng số vốn vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đúng mục
đích vay hay không, hay sử dụng vào mục đích khác,khả năng trả hết gốc và lãi có đúng
thời hạn không lại đặt ra một câu hỏi cho người làm tín dụng, chính vì vậy trong thời gian
thực tập ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu công nghiệp Minh Đức và
được sự chỉ dẫn của PGS-TS Phạm Văn Khôi em đã chọn đề tài: “Các giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu công
nghiệp Minh Đức đối với phát triển kinh tế Hộ”.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài không thể tránh được những thiếu sót, em rất mong được
sự góp ý phê bình của các thầy cô để đề tài của em thêm hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Mục đích nghiên cứu:
Trên góc độ lý thuyết phân tích vai trò của tín dụng đối với phát triển kinh tế Hộ, trên góc
độ thực tiễn đưa ra những mặt chưa làm được và những mặt làm được của vốn tín dụng từ
đó đưa ra các giải pháp làm sao để vốn tín dụng đến được với Hộ một cách dễ dàng và đơn
giản, và đưa ra các giải pháp làm sao sử dụng vốn tín dụng đó có hiệu quả nhất.
Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài nghiên cứu này có sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp
thống kê tổng hợp, phương pháp so sánh và dự báo.
Bố cục của chuyên đề thực tập chia làm ba chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về vốn tín dụng Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn đối với phát triển kinh tế Hộ.
Chương II: Đánh giá thực trạng tín dụng cho phát triển kinh tế Hộ của Ngân Hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn khu công nghiệp Minh Đức giai đoạn 2004-2006.
Chương III: Phương hướng và biện pháp chủ yếu hoàn thiện hoạt động tín dụng của Ngân
Hàng cho phát triển kinh tế Hộ của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn khu
công nghiệp Minh Đức.
2
Chuyªn ®Ò thùc tËp
-Giải quyết vấn đề:
Chương I: Một số vấn đề luận về vốn tín dụng NHNN&PTNT đối với phát triển kinh tế
Hộ .
I) Lý luận cơ bản về kinh tế Hộ và các điều kiện phát triển kinh tế Hộ.
1)Khái niệm Hộ là gì?
Hộ là một trong các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông lâm, ngư nghiệp và
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, trong đó lấy sản xuất nông lâm, ngư nghiệp là
hoạt động chính. Hộ có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời, hiện nay ở Việt Nam
Hộ vẫn là chủ thể kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp, nông thôn.
Như vậy ta có thể trả lời được câu hỏi Hộ là gì?
Hộ là những Hộ mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan
hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực
sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó.
Hay chúng ta có thể hiểu theo cách khác:
Hộ là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông lâm, ngư nghiệp và trong một số
lĩnh vực kinh doanh khác, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết
tộc sống chung trong một mái nhà, có chung nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản
xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp với mục đích phục vụ cho các thành viên trong Hộ.
2)Các điều kiện phát triển kinh tế Hộ.
-Vốn là điều kiện cần thiết và không thể thiếu được để thực hiện quá trình sản xuất kinh
doanh của Hộ trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn.
Ngoài ra các điều kiện để phát trỉên kinh tế Hộ có thể phân thành điều kiện chủ quan và
khách quan:
-các điều kiện khách quan: đây là những điều kiện vượt ra khỏi phạm vi giải quyết của Hộ
sản xuất và kinh doanh nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn. Bao gồm nhiều điều
kiện trong đó cần lưu ý các điều kiện sau:
+Tiềm lực vật chất của Hộ
để Hộ hoạt động có hiệu quả, chủ động khai thác các tiềm năng, có vị thế trong quan hệ
trong quan hệ với các đối tượng…Hộ cần phải có tiềm lực và sức mạnh vật chất nhất định,
để đạt được những mục tiêu của Hộ cần phải sử dụng mọi biện pháp.
Tiềm lực vật chất là điều kiện cần thiết cho bất kỳ Hộ sản xuất nào hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất kinh doanh. Nhưng đối với các Hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp sự biểu
hiện của nó càng trở nên đậm nét hơn, bởi vì mối quan hệ giữa các yếu tố trong sản xuất
ngoài sự chi phối của các quy luật kinh tế còn bị chi phối bởi các quy luật đặc điểm sản
xuất nông nghiệp, trong đó quy luật sinh học chi phối một cách mạnh mẽ, nhất là các hoạt
động sản xuất kinh doanh có đối tượng là những cây trồng vật nuôi có chu kỳ sản xuất dài,
yêu cầu đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm.
+Hộ sản xuất kinh doanh cần phải có cơ chế quản lý phù hợp:
3
Chuyªn ®Ò thùc tËp
đây là điều kiện để Hộ sản xuất kinh doanh phát huy tính chủ động sang tạo khai thác mọi
tiềm năng, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên thực tế lĩnh vực nông nghiệp cũng chỉ
với tiềm lực vật chất như cũ, vẫn các nhà quản trị đó, nhưng khi tiến hành các chính sách
vĩ mô có sự thay đổi theo hướng tạo sự năng động cho cơ sở, gắn lợi ích người quản lý và
người lao động với kết quả sản xuất thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của nganh của từng
cơ sở sản xuất kinh doanh được nâng lên rõ rệt. có thể nói, cơ chế là môi trường kinh tế
pháp lý tạo những điều kiện thuận lợi như là những sợi dây vô hình trói buộc các nhà quản
trị tạo điều kiện pháp huy tinh năng động sang tạo trói buộc họ trong các hoạt động quản trị
kinh doanh.
-Các điều kiện chủ quan: đây là những điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh và chủ cơ sở
sản xuất kinh doanh có thể tạo ra được, bao gốm các điều kiện chủ yếu sau:
+Chủ sản xuất kinh doanh phải là những người có trình độ chuyên môn phù hợp, nhạy bén
với thị trường, quyết đoán và linh hoạt trong xử lý các tình huống.
+Cơ sở sản xuất kinh doanh phải xác định cơ cấu bộ máy quản lý phù hợp với điều kiện và
nhiệm vụ kinh doanh. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị phải đảm bảo các yêu cầu: tối ưu
linh hoạt, độ tin cậy lớn và tính kinh tế cao. Các chức năng quản trị trong cơ cấu bộ máy
quản trị phải được xác lập rõ rang, không chồng chéo, không hạn chế tính năng động và
tinh thần trách nhiệm của từng nhà quản trị trong bộ máy quản trị.
+Phải có đội ngũ cán bộ quản trị có đủ các tri thức cần thiết phục vụ cho kinh doanh và
phát triển kinh tế Hộ. những tri thức phục vụ cho phát triển kinh tế Hộ bao gồm những kiến
thức chung về kinh tế và quản lý kinh tế, những kiến thức về nghiệp vụ theo từng chức
năng và nghiệp vụ để phục vụ cho việc phát triển kinh tế của Hộ nói chung.
+Phải tạo lập được hệ thống thông tin xử lý thông tin một cách nhanh, nhạy và chính xác.
Để đảm bảo điều kiện này, cở sở sản xuất kinh doanh phải có tiềm lực kinh tế, các đội ngũ
cán bộ cán bộ quản lý có năng lực và nhiệt tình trong công việc. Nhà nước cần có quy định
về chế độ thống kê, kế toán thống nhất, cơ sở sản xuất kinh doanh cần tuân thủ nghiêm ngặt
các chế độ do nhà nước ban hành.
+Phải bí mật trong kinh doanh: trong cơ chế thị trường, bí mật trong doanh là điều kiện
quan trọng để đạt những mục đích kinh doanh của cơ sở. Bí mật trong kinh doanh bao gồm
bí mật trong ý đồ kinh doanh, trong giá cả, trong phương hướng thị trường và công nghệ
sản xuất. Về hiệu quả xã Hội, bí mật về công nghệ làm cho các thành tựu khoa học và công
nghệ chậm được phổ biến rộng, nhưng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, đây là điều kiện
để cơ sở sản xuất kinh doanh cạnh tranh với các cơ sở sản xuất kinh doanh khác. Trên thực
tế nhiều hãng cạnh tranh với nhau đã tìm mọi cách nắm được các bí mật kinh doanh. Tình
báo kinh tế đã trỏ thành lĩnh vực thu hút sức của, sức người của mọi ngành, mọi cơ sở sản
xuất kinh doanh của mọi nước. Tuy nhiên trong lĩnh vực nông nghiệp tính chất cạnh tranh
chưa thật khốc liệt. Ở Việt Nam tính bí mật trong kinh doanh chủ yếu là bí mật về công
nghệ sản xuất cũng đã được chú ý và có nơi tuân thủ hết sức nghiêm ngặt. ví dụ, ở thái
bình có bèo dâu làng la vân nổi tiếng, ở đó người ta chỉ truyền nghề trong nội tộc trong
làng. Phụ nữ dù là con cháu trong nhà nhưng nếu lấy chồng ở địa phương khác cũng không
được truyền nghề, vì giữ bí quyết nghề nghiệp.
II)Các vấn đề cơ bản về tín dụng của NHNN&PTNT cho phát triển kinh tế Hộ .
1)Khái niệm về tín dụng.
4
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Tín dụng ngân hàng mang bản chất của quan hệ tín dụng. Đó là quan hệ vay mượn dựa trên
nguyên tắc hoàn trả cả gốc, cả lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng
tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng hai bên cùng có lợi, có nghĩa là trong
quan hệ tín dụng người cho vay chỉ chuyển nhượng quyền sử dụng cho người đi vay, sau
một thời gian nhất định theo thoả thuận người đi vay sẽ hoàn trả lại cho người đi vay, sau
một thời gian nhất định theo thoả thuận người đi vay sẽ hoàn trả lại người cho vay một
khoản tiền nhất định. Sự hoàn trả này không đơn thuần là bảo tồn về mặt giá trị vốn tín
dụng mà còn tăng thêm dưới hình thức lợi tức.
-Tín dụng ra đời, tồn tại và phát triển cùng với nền sản xuất hàng hoá, có thể nói tín dụng ra
đời làm cho quan hệ sản xuất hàng hoá phát triển mạnh phù hợp với thị trường, hay có thể
nói tín dụng là một nhân tố không thể thiếu để phát triển sản xuất hàng hoá.
-Những lượng tiền nhàn rỗi tạm thời được tập trung và đáp ứng nhu cầu vốn, kịp thời phục
vụ cho sản xuất và lưu thông, những lượng tiền nhàn rỗi có thể huy động trong dân hay
nhiều nguồn khác để cho sản xuất và lưu thông được diễn ra liên tục không bị gián đoạn
làm cho sản xuất và lưu thông phát triển làm cho xã Hội ngày càng phát triển về mặt kinh
tế.
-Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, tín dụng ngày càng phát triển cả về nội
dung và hình thức, nội dung của tín dụng rất đa dạng và hình thức thì ngày càng nhiều, nội
dung và hình thức tín dụng phát triển giúp phát triển nền kinh tế hàng hoá nói riêng và nền
kinh tế nói chung.
Vậy tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa một bên là các ngân hàng, các tổ chức
tín dụng với bên kia là các doanh nghiệp và cá nhân khác là một nghiệp vụ tài sản có của
ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả có lãi.
2)Đặc điểm và vai trò của vốn tín dụng NHNN&PTNT đối với phát triển kinh tế Hộ.
2.1) Đặc điểm.
-Trong nền kinh tế hàng hoá, đặc điểm tuần hoàn vốn tiền tệ trong quá trình sản xuất kinh
doanh của các đơn vị là không hoàn toàn giống nhau.
-Do nhu cầu về vốn của các đơn vị tập thể, cá nhân khác nhau làm nảy sinh hiện tượng chủ
yếu phổ biến là trong cùng một thời gian có những đơn vị kinh tế phát sinh nhu cầu về vốn
tiền tệ cần được đáp ứng và bổ sung với khối lượng và thời gian nhất định.
-Để đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn mang lại hiệu quả kinh tế cao, cần phải hiểu rõ
những đặc điểm của đầu tư vốn. Đặc điểm của vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn trước
hết biểu hiện ở đặc điểm hoạt động của vốn. Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, vốn, sự
huy động của vốn và sự hoạt động của vốn tín dụng cũng có đặc điểm riêng:
+Nông nghiệp là ngành có nhiều đặc điểm mang tính đặc thù, trong đó tính nặng nhọc,
phức tạp của lao động, tính sinh lời thấp và tính rủi ro cao của sản xuất là những đặc điểm
có tính đặc trưng nhất. Với những đặc điểm này, nông nghiệp là ngành cần lượng vốn đầu
tư lớn, nhưng lượng vốn trong nội bộ ngành ít sức thu hút từ các ngành, lĩnh vực khác của
nền kinh tế quốc dân rất kém. Vì vậy nguồn vốn đầu tư qua ngân sách, nguồn vốn tín dụng
ưu đãi có ý nghĩa hết sức quan trọng.
+Nông nghiệp là ngành sản xuất sinh học, vì vậy ngoài những tư liệu lao động có nguồn
gốc kỹ thuật còn có những tư liệu lao động có nguồn gốc sinh học( cây trồng, vật
nuôi..)những tư liệu lao động này, một mặt thay đổi gia strị sử dụng thưo quy luật sinh học,
5
Chuyªn ®Ò thùc tËp
mặt khác chúng không thể có sự khôi phục từng bộ phận như máy móc. Hơn nữa chu kỳ
sản xuất của cây trồng, vật nuôi khá phức tạp. Tuỳ thuộc từng loại mà chu kỳ sản xuất dài
ngắn khác nhau( loại ngắn cũng phải 3 tháng, có loại thời gian kiến thiết cơ bản dài tới 7
năm, chu kỳ kinh tế tới 40 năm như cây cao su) những yêu cầu về vốn theo đặc điểm trên
rất nghiêm ngặt. Vì vậy, chính sách đầu tư và cung cấp vốn phải tuân thủ và phù hợp với
từng loại cây trồng vật nuôi theo những đặc tính sinh học đó.
+Hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Bởi vì
sự tác động của vốn vào quá trình sản xuất và hiệu quả kinh tế của nó không phải là trực
tiếp mà là gián tiếp thông qua đất, cây trồng, vật nuôi. Để đầu tư vốn có hiệu quả, cơ cấu và
lượng vốn phải phù hợp với yêu cầu của từng loại đất đai, từng đối tượng sinh học.
Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, môi trường sinh thái ngày càng xấu đi, điều kiện tự
nhiên ngày càng khắc nghiệt hơn làm cho tính rủi ro sản xuất ngày càng cao, tổn thất ngày
càng lớn và khó lường trước được. Trong bối cảnh đó vốn đầu tư cho nông nghiệp cần một
lượng rất lớn, nhiều khi đầu tư khó thu hồi (đầu tư cho phòng Hộ), khả năng rủi ro của vốn
rất cao.
+Ngoài ra tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp một mặt làm cho sự tuần hoàn và luân
chuyển vốn chậm chạp, sự cần thiết phải dự trữ đáng kể trong thời gian tương đối dài vốn
lưu động( giống, thức ăn gia súc, phân bón….)làm cho vốn ứ đọng. Mặt khác đã tạo ra sự
cần thiết tập trung hóa cao hơn các phương tiện kỹ thuật cho một lao động nông nghiệp(đặc
biệt ở các nước kinh tế phát triển), vì vậy, yêu cầu vốn cho nông nghiệp, nông thôn thường
phải bổ sung một lượng lớn.
Đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển, các Hộ nông dân chủ yếu sống bằng
nông nghiệp như Việt Nam, trong tình trạng thu nhập của từng Hộ và từng người còn thấp
khả năng tích luỹ trong nội bộ nông dân nhỏ, lực nội sinh không đủ giúp họ thoát ra sự
nghèo đói vì thế nông dân( kể cả những Hộ được coi là giàu) đang cần một lượng vốn lớn
để phát triển sản xuất.
Ở nước ta thời gian qua ngân sách nhà nước đã dành một số vốn đáng kể để đầu tư cơ bản
cho nông nghiệp( thuỷ lợi, khai hoang, xây dựng các vùng kinh tế mới, xây dựng cơ sở
quốc doanh, xây dựng các trạm trại kỹ thuật, các cơ sở chăn nuôi thú y…), nếu tính theo
giá 1990, vốn đầu tư cho nong nghiệp bình quân mỗi năm ở giai đoạn 1976-1985 là 732 tỷ
đồng, giai đoạn 1976-1980 là 704 tỷ đồng, giai đoạn 1981-1985 là 732 tỷ đồng, giai
đoạn1986-1990 là 673 tỷ đồng, tuy nhiên, nếu so với yêu cầu, với sự đóng góp của nông
nghiệp nông thôn cho nền kinh tế quốc dân thì mức đầu tư như trên là quá thấp, trên thực tế
những năm đó hàng năm nông nghiệp, nông thôn sáng tạo ra khoảng 50% thu nhập quốc
dân, nhưng tỷ trọng vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp, kể cả thuỷ lợi năm cao nhất
mới chiếm 21,2% ( thường ở mức 18%) trong khi đó, cơ sở vật chất của nông nghiệp còn ở
trong trình độ thấp, nhất là ở các vùng trung du và miền núi(ở các vùng này, diện tích đất
nông nghiệp được tưới tiêu nước chỉ đạt 26,3% trang bị kỹ thuật đạt 27% yêu cầu).
Đầu tư vốn qua tín dụng cho nông nghiệp, nông dân cũng mới đáp ứng 50%-60% nhu cầu,
hiện nay, đại bộ phận nông dân thiếu vốn sản xuất và có nhu cầu vay vốn,nhưng nguồn vốn
cấp cho ngân hàng nông nghiệp cho vay chủ yếu thoả mãn với các điều kiện của doanh
nghiệp nông nghiệp của nhà nước, nhiều nông dân ( kể cả các trang trại) chưa dám vay
hoặc chưa được nguồn vốn nay, hiện nay có 2 ý kiến tría ngược nhau, phía nông dân cho
6
Chuyªn ®Ò thùc tËp
rằng thủ tục vay còn phiền hà, nông dân khó vay vốn ngân hàng, phía ngân hàng cho rằng
nông dân không tiếp cận và không có nhu cầu vay vốn. Nguồn vốn ưu đãi chủ yếu phục vụ
cho các Hộ nghèo, mức thu hút thấp và việc sử dụng vốn rất kém hiệu quả, số vốn cho vay
dài hạn và trung hạn dành cho nông nghiệp, nông thôn ở mức thấp(5%-6% tổng vốn tín
dụng cho nông nghiệp) và chủ yếu cho các hoạt động phi sản xuất, thực thi các chính sách
ưu đãi như cho vay tôn cao nền nhà ở đồng bằng sông cửu long, xây dựng giao thông nông
nghiệp, nông thôn…Đây là những vấn đề rất bức xúc đòi hỏi chính sách đầu tư vốn phải
xem xét một cách thấu đáo và giải quyết một cách thoả đáng.
+Đa số Hộ vay vốn tín dụng với lượng vốn nhỏ, họ không giám vay khoản lượng vốn lớn
một phần là do phía ngân hàng nông nghiệp không dám cho các Hộ vay lượng vốn lớn do
lo sợ Hộ sẽ trả lãi và gốc chậm không đúng thời gian ảnh hưởng đến lượng vốn của ngân
hàng, một phần do tâm lý e ngại của người dân không dám vay lượng vốn lớn họ chỉ dám
vay lượng vốn nhỏ để sản xuất kinh doanh nhỏ ở nông thôn hay để đầu tư vào sản xuất
nông nghiệp nhưng với lượng vốn nhỏ, nhưng không phải Hộ nào cũng thế có những Hộ
sản xuất kinh doanh nhỏ muốn vay vốn lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh, chẳng hạn ở
khu công nghiệp Minh Đức có Hộ làm nghề giấy tiền vay vốn ngân hàng nghiệp với lượng
vốn là 100-200 triệu để đầu tư mở rộng sản xuất .
+Vay vốn của ngân hàng nông nghiệp của các Hộ sử dụng vào nhiều mục đích, có Hộ đầu
tư để gieo trồng chăn nuôi, có Hộ đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhỏ chẳng hạn như: làm
giấy tiền và hàng mã, hay làm đồ gỗ truyền thống,vay vốn ngân hàng không nhất quyết là
phải đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mà có thể đầu tư vào lĩnh vực phi nông
nghiệp vì vốn của ngân hàng nông nghiệp dùng để phát triển nông thôn làm sao để nông
thôn phát triển theo đúng định hướng của nhà nước, làm cho nông thôn ngày càng phát
triển thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, góp phần nâng cao dân trí hay thu
nhập bình quân đầu người ở Việt Nam ngày càng tăng cao.
+Khả năng sử dụng vốn vay của các Hộ: có Hộ sử dụng vốn vay một cách linh động thời
gian thu hồi vốn ngắn lãi nhanh hoàn trả nợ ngân hàng thậm chí còn trước thời hạn, tuy
nhiên cũng có Hộ sử dụng vốn vay trì trệ, đa số những Hộ sử dụng vốn vay trì trệ dơi vào
các Hộ sản xuất nông nghiệp thuần tuý vì do đặc điểm sản xuất nông nghiệp phụ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên, mặt khác là do trình độ sản xuất của các Hộ đó là thấp.
+Tính rủi ro của các Hộ sản xuất nông nghiệp thuần tuý là tương đối cao, thời gian thu hồi
vốn chậm, trong khi đó tính rủi ro của các Hộ sản xuất phi nông nghiệp là thấp hơn vì họ
không phù thuộc vào điều kiện tự nhiên nhiều mà họ chỉ phụ thuộc vào nhu cầu thị trường
vì thế họ sẽ sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường hay làm thế nào để thu hồi vốn
và có lãi một cách nhanh nhất,tóm lại tính rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là rất cao, tính
rủi ro vốn trong sản xuất phi nông nghiệp là rất thấp.
2.2) Vai trò.
Như ta đã biết tín dụng ngân hàng là mối quan hệ giữa ngân hàng và các tổ chức tín dụng
khác với doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong sự
nghiệp phát triển kinh tế Hộ, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách toàn diện.
-Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất đối với Hộ.
-Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất kinh tế Hộ.
7
Chuyªn ®Ò thùc tËp
-Tín dụng ngân hàng là công cụ hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác ở
nông thôn.
-Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá kinh tế nông nghiệp- nông
thôn.
-Tín dụng ngân hàng hạn chế hiện tượng cho vay nặng lãi ở nông thôn, góp phần quan
trọng đặc biệt vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước.
-Tín dụng ngân hàng kiểm soát bằng đồng tiền và thúc đẩy người nông dân thực hiện hạch
toán kinh tế.
-Tín dụng ngân hàng góp phần xoá đói giảm nghèo đối với Hộ nghèo ở nông thôn hiện nay.
Vốn là điều kiện cần thiết và không thể thiếu được thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh
của mọi ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vì vậy, việc đầu tư vốn cho nông
nghiệp nông thôn có vai trò hết sức quan trọng, điều đó được biểu hiện:
-Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng và cơ bản của nền
kinh tế quốc dân. Khác với các ngành sản xuất khác, nông nghiệp là ngành sản xuất sinh
học, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Vì vậy, đây là ngành cần lượng vốn lớn,
nhưng lợi nhuận của ngành thấp, tính rủi ro cao. Trong điều kiện sản xuất hàng hoá chi
phối, những người sản xuất sẽ tập trung đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực có lợi
nhuận cao, dẫn đến một số ngành đầu tư mang hiệu quả thấp sẽ không được chú ý phát
triển. Nông nghiệp nông thôn là ngành và lĩnh vực rơi vào tình trạng đó, do vậy, nông
nghiệp nông thôn phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào việc đầu tư của nhà
nước, trong đó có đầu tư vốn.
Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn là yếu tố quyết định để phát huy tiềm năng về đất đai,
sức lao động và các nguồn lợi tự nhiên khác nhằm cải biến nông nghiệp, nông thôn từng
bước theo kịp với các ngành, các lĩnh vực khác trong phát triển kinh tế xã Hội.
-Ngoài những vấn đề trên, nông nghiệp, nông thôn còn là ngành, lĩnh vực chứa đựng nhiều
mối quan hệ kinh tế- xã Hội phức tạp. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn giải quyết
các vấn đề xã Hội nan giải (xóa đói giảm nghèo, bài trừ các hủ tục lạc hậu…), thực hiện
các chính sách xã Hội, một vấn đề hết sức quan tâm ở hầu hết các nước và các tổ chức quốc
tế.
Đối với nước ta, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn có vai trò hết sức quan trọng ngoài vấn
đề nêu trên còn do:
-Nông nghiệp nông thôn nước ta có vị trí rất quan trọng. Trong nhiều năm chúng ta chỉ chú
ý đến nông nghiệp, lãng quên địa bàn nông thôn: Vì vậy kinh tế nông thôn nước ta chủ yếu
là thuần nông với cơ sở vật chất nghèo nàn, kết cấu hạ tầng thấp kém, sự cách biệt giữa
nông thôn và thành thị, giữa nông nghiệp với các ngành ngày càng lớn.
-Những năm trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung khi chú ý đầu tư cho nông
nghiệp, chúng ta cũng có những sai lầm trong nội dung và phương thức đầu tư, vì vậy hiệu
quả của vốn đầu tư chưa cao. Những năm gần đây, nhờ có những thay đổi về nội dung và
phương thức đầu tư, nông nghiệp, nông thôn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và
những bước tiến đáng kể, tuy vậy, vẫn ở trình độ phát triển thấp, đời sống nhân dân nông
thôn còn thấp kém( nhất là ở vùng núi) sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn vẫn còn lớn
và có xu hướng tăng.
8
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Từ những vấn đề nêu trên, để thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển sản xuất hàng hoá
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước xoá bỏ sự cách biệt với thành thị và
các ngành khác, vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, nông thôn nước ta hiện nay đang thiếu
vốn để sản xuất, để mở rộng ngành nghề và dịch vụ, để xây dựng kết cấu hạ tầng. Cần thiết
phải đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn( một địa bàn rất quan trọng) nhằm thực hiện
thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế- xã Hội của đất nước đến năm 2010 như nghị quyết
đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã vạch ra.
3)Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của vốn tín dụng NHNN&PTNT cho phát triển
kinh tế Hộ.
Để đánh giá hiệu quả của vốn tín dụng cho phát triển kinh tế Hộ ở đây chúng ta phải đánh
giá kết quả và hiệu quả của đất đai, lao động, tư liệu sản xuất, mặt khác kinh tế Hộ ở đây
bao gồm Hộ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và phi nông nghiệp vì vây ta phải đánh giá tất cả
các vấn đề nêu trên.
*Đánh giá kết quả và hiệu quả của tổ chức sử dụng đất đai.
Hiệu quả kinh tế của tổ chức sử dụng đất đai phản ánh trình độ và hiệu quả sản xuất của
sản xuất nông nghiệp ở mỗi Hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đồng thời phản ánh trình
độ tổ chức sử dụng các nguồn lực trong đơn vị. Trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp,
đất đai có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy đánh giá trình độ và hiệu quả kinh tế của tổ
chức sử dụng yếu tố nguồn lực đất đai cũng có vai trò quan trọng, đánh giá kết quả và hiệu
quả tổ chức sử dụng đất đai cho phép phát hiện các hoạt động kinh doanh đất đai không
hợp lý, những khả năng cho phép phát hiện các hoạt động kinh doanh không hợp lý, những
khả năng chưa được khai thác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, đây là cơ sở quan
trọng nâng cao hiệu quả kinh tế chung của các Hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Đánh giá trình độ và hiệu quả kinh tế của tổ chức sử dụng đất đai thông qua hệ thống chỉ
tiêu sau:
-Chỉ tiêu phản ánh trình độ tổ chức sử dụng:
+Diện tích đất canh tác, đất nông nghiệp tính trên một nhân khẩu và một lao động nông
nghiệp, chỉ tiêu này phản ánh trình độ tổ chức sử dụng đất đai theo lao động của Hộ sản
xuất kinh doanh nông nghiệp.
+Tổng quỹ đất nông nghiệp và đất có khả năng nông nghiệp trong Hộ sản xuất kinh doanh
nông nghiệp.
+Hệ số sử dụng ruộng đất, chỉ tiêu này phản ánh việc sử dụng diện tích trồng trọt trên diện
tích canh tác, thể hiện ở việc thực hiện tăng vụ và có khả năng tăng vụ của Hộ sản xuất
kinh doanh nông nghiệp.
+Những chỉ tiêu phản ánh trình độ thâm canh, khai thác chất lượng của đất đai như: hao phí
lao động, mức độ bón phân vô cơ, hữu cơ, mức độ chủ động tưới tiêu nước…
+Ngoài ra, trong phân tích người ta sử dụng các chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng đất đai
cho mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp như tỷ lệ đất đai sử dụng vào các hoạt động
thuỷ lợi( trong đó có diện tích kênh mương được kiên cố hoá…), giao thông, trồng rừng
phòng Hộ…
-Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của tổ chức sử dụng đất đai.
9
Chuyªn ®Ò thùc tËp
+Năng suất đất đai: được tính bằng giá trị sản lượng hay sản lượng hàng hoá tính trên cơ sở
đất canh tác, hay đất gieo trồng nông nghiệp. Hiện nay người ta đang có phong trào cánh
đồng 50 triệu/ha/năm để đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai.
+Năng suất cây trồng tính cho diện tích trồng từng loại cây trồng.
+Lợi nhuận tính trên cơ sở diện tích đất gieo trồng nông nghiệp hay đất canh tác.
Việc đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng đất đai được tính theo từng năm, từng vụ. Để
đánh giá người ta tính toán các chỉ tiêu xem xét các nhân tố ảnh hưởng và sử dụng các
phương pháp thống kê, phân tích hoạt động kinh tế để đánh giá. Các nhân tố ảnh hưởng đến
trình độ tổ chức và hiệu quả kinh tế của tổ chức sử dụng đất đai trong các Hộ sản xuất kinh
doanh nông nghiệp bao gồm:
+Đặc tính tự nhiên của đất đai: đó là các đặc điểm về thổ nhưỡng, nông hoá và địa hình gắn
liền với các yếu tố về thời tiết khí hậu và thuỷ văn…
+Trình độ thâm canh và việc áp dụng các thành tựu tiến bộ công nghệ vào sản xuất.
+Phương hướng kinh doanh, trình độ bố trí lựa chọn cây trồng.
+Các vấn đề thị trường.
+Các nhân tố mang tính xã Hội, nhân văn của từng vùng.
*Đánh giá kết quả và hiệu quả của tổ chức sử dụng lao động.
Muốn sử dụng lao động hợp lý cần phải thực hiện tốt các biện pháp sau:
-Xác định đúng đắn phương hướng sản xuất kinh doanh.
Phương hướng sản xuất kinh doanh đúng đắn là phương hướng cho phép khai thác đầy đủ
có hiệu quả các nguồn lực sản xuất trong đó đặc biệt là nguồn nhân lực. Để sử dụng hợp lý
nguồn nhân lực phương hướng sản xuất kinh doanh của Hộ sản xuất kinh doanh nông
nghiệp phải theo hướng chuyên môn hoá và phát triển đa dạng nhiều ngành, nếu Hộ sản
xuất kinh doanh nông nghiệp có phương hướng chuyên môn hoá quá cao sẽ tạo ra tính thời
vụ rõ rệt và làm tăng nguy cơ rủi ro cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm
hiệu quả sử dụng các nguồn lực nông nghiệp. Phát triển đa dạng nhiều ngành hợp lý không
những tạo điều kiện sử dụng sức lao động đều đặn, quanh năm mà còn làm cho việc huy
động nguồn lao động được nhiều hơn, đồng thời cho phép sử dụng thời gian lao động trong
năm nhiều hơn.
-Bố trí lao động hợp lý.
Để sử dụng lao động có hiệu quả, điều quan trọng trước hết là phải bố trí lao động hợp lý,
lao động nhiều nhưng bố trí không hợp lý, sai ngành nghề đào tạo, không phù hợp với sức
khoẻ và giới tính, tuổi tác…tức là không theo tiêu chuẩn lựa chọn thì năng suất và hiệu quả
công tác sẽ không cao thậm chí sẽ giảm đi, người lao động không phấn khởi, không yên
tâm, kém nhiệt tình trong quá trình làm việc, vì vậy bố trí lao động trong Hộ sản xuất kinh
doanh nông nghiệp phải tuân theo tiêu chuẩn, theo đặc điểm ngành nghề, theo tính chất sản
phẩm và định mức lao động. Đối với việc bố trí sử dụng cán bộ quản lý nhất là cán bộ lãnh
đạo doanh nghiệp nhà nước, cần tổ chức công tác bầu chọn hoặc lấy phiếu thăm dò cán bộ,
công nhân viên. Một vấn đề cần lưu ý khi xét tiêu chuẩn bố trí cán bộ hay nhân viên cần
tránh tư tưởng chạy theo hình thức, tiêu chuẩn gì cần thiết đối với từng công việc cụ thể thì
đề ra xem xét bố trí, tiêu chuẩn gì không cần thiết thì không đề ra…
-Tổ chức công tác khoán và hợp đồng lao động.
10
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Để nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả đối với nhiệm vụ và công việc được giao
cần thực hiện tốt công tác khoán và hợp đồng lao động.
Hiện nay các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đang thực hiện hai hình thức khoán cơ
bản là khoán công việc cho từng tổ nhóm, người lao động và khoán sản phẩm cuối cùng
cho tổ, nhóm, người lao động và Hộ gia đình.
Tuỳ theo tính chất công việc, sản phẩm, trình độ tổ chức quản lý của cán bộ mà các hình
thức khoán trong Hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp cũng rất khác nhau, tuy nhiên áp
dụng hình thức nào thì vẫn rất cần công tác quản lý, kiểm tra giám sát của các cán bộ quản
lý cơ sở sản xuất kinh doanh, không đề ra tình trạng khoán trắng mà thực chất là buông
lỏng quản lý.
Đối với hợp đồng lao động hiện nay của các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng cần vận dụng
nhiều hình thức hợp đồng lao động, tuy nhiên xu hướng chung đều dài hạn và tăng loại
hình hợp đồng thời hạn.
-Tăng cường công tác quản lý nâng cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động.
Hiện nay rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công tác quản lý lao động chưa
tốt, nhất là ở các doanh nghiệp nhà nước vì vậy tình trạng người lao động chưa có ý thức
trách nhiệm và kỷ luật lao động chưa cao, hiện tượng làm việc tuỳ tiện, vô nguyên tắc
không phải là hiện tượng cá biệt. Tất cả những vấn đề nêu trên tất yếu dẫn đến sự lãng phí
về thời gian làm việc, tài sản, tiền của xã Hội và của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Vì vậy
tăng cường công tác quản lý nâng cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật lao động là một biện
pháp quan trọng nhằm sử dụng đầy đủ hợp lý lao động. Để tăng cường công tác quản lý và
kỷ luật lao động phải xác định rõ chức năng nhiệm vụ trong từng bộ phận, nhiệm vụ từng
cá nhân. việc bố trí và sử dụng cán bộ, người lao động phải đúng khả năng, tiêu chuẩn và
định mức lao động đề r, phải tăng cưòng công tác kiểm tra và cương quyết xử lý các trường
hợp vi phạm, đặc biệt là đối với cấp lãnh đạo, lãnh đạo cấp cao xử lý càng nặng, nếu cùng
một hành vi viphạm khuyết điểm. Kỷ luật phải gắn liền với khen thưởng, hoàn thành tốt
nhiệm vụ phải được thưởng( kể cả thưởng vật chất và tinh thần) tăng cường công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng nhất là giáo dục về truyền thống.
Ngòai những biện pháp nêu trên còn có những biện pháp khác như:
-Lựa chọn đúng hình thức tổ chức lao động.
-Tổ chức hợp lý quá trình lao động sản xuất.
-Thực hiện tốt chế độ trả công lao động hợp lý.
-Xây dựng và thực hiện định mức lao động.
-Đào tạo và đánh giá cán bộ và người lao động.
*Đánh giá kết quả và hiệu quả của tổ chức sử dụng tư liệu sản xúât.
-Đánh giá kết quả và hiệu quả của tổ chức sử dụng tài sản cố định.
Để đánh giá hiệu quả của việc tổ chức sử dụng tài sản cố định, có thể dùng các loại chỉ tiêu
sau:
Chỉ tiêu trực tiếp
+Năng suất máy tính theo công thức.
N=K/T
Trong đó N- là năng suất máy tính trên một đơn vị thời gian.
K- là khối lượng công việc của máy làm trong một năm.
11
Chuyªn ®Ò thùc tËp
T-là số thời gian hao phí máy trong một năm.
-Hao phí thời gian để hoàn thành một đơn vị công việc bằng máy tính theo công thức:
t=T/K
Trong đó: t- là hao phí thời gian để hoàn thành đơn vị công việc.
+Giá thành một đơn vị công việc theo công thức:
G=C/K
Trong đó:G- là giá thành đơn vị công việc.
C- là chi phí sản xuất khi tiến hành công việc.
Chỉ tiêu gián tiếp.
+Số lao động và sức kéo được giải phóng do áp dụng máy móc và công cụ cải tiến.
+Mức tăng năng suất cây trồng và sản phẩm gia súc.
+Mức tăng sản lượng, sản lượng hàng hoá.
+Mức hạ giá thành nông sản phẩm.
+Mức tăng năng suất lao động tích luỹ.
+Mức tăng thu nhập và đời sống của người lao động…
Chú ý những chỉ tiêu trên đây là những chỉ tiêu gián tiếp và các chỉ tiêu này do rất nhiều
nguyên nhân tác động vào, không chỉ do việc tổ chức và sử dụng tài sản cố định.
-Đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng tài sản lưu động.
Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động thường được xem xét trên hai mặt:
+Mức độ đầu tư tài sản bằng hiện vật và bằng giá trị trên 1 ha gieo trồng như; phân bón, hạt
giống, thuốc trừ sâu, xăng dầu, mỡ…
+Kết quả sản xuất do đầu tư sử dụng tài sản lưu động mang lại( sự gia tăng của năng suất,
sản lượng trồng trọt, chăn nuôi, chế biến…)
*Đánh giá kết qủa và hiệu quả của tổ chức sản xuất kinh doanh trồng trọt.
Đánh giá kết quả và hiệu quả của sản xuất kinh doanh trồng trọt bao gồm đánh giá hiệu quả
kinh tế của từng loại cây trồng và hiệu quả kinh tế trồng trọt nói chung của cơ sở sản xuất
kinh doanh.
Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của một loại cây trồng gồm:
Giá trị sản lượng, giá trị sản lượng hàng hoá tính trên một đơn vị diện tích trồng trọt.
-Giá thành đơn vị sản phẩm.
-Năng suất lao động( tính bằng hiện vật và giá trị)
-Lợi nhuận tính trên một đơn vị sản phẩm, một đơn vị diện tích trồng trọt, một người lao
động, một đồng chi phí.
để đánh giá kết quả và hiệu quả của kinh tế trồng trọt nói chung của cơ sở sản xuất kinh
doanh các chỉ tiêu chính thường được sử dụng là:
-Gía trị sản lượng, giá trị sản lượng hàng hoá ngành trồng trọt trên một đơn vị diện tích
trồng trọt, một người lao động, một đồng chi phí.
-Lợi nhuận ngành trồng trọt tính trên một đơn vị diện tích trồng trọt, một người lao động,
một đồng chi phí.
Khi đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh trồng trọt để việc đánh giá có cơ sở
khoa học cần chú ý vấn đề sau:
-Sử dụng số liệu và kết quả sản xuất trồng trọt nhiều năm của cơ sở sản xuất kinh doanh.
12
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Phân tích các chỉ tiêu phải gắn liền với việc xem xét điều kiện ruộng đất( tốt, xấu…)điều
kiện khí hậu thời tiết, ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường vật tư sản
xuất ảnh hưởng của các chính sách kinh tế…tới kết quả sản xuất.
*Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của kinh doanh chăn nuôi.
Đánh giá hiệu qủa kinh tế của kinh doanh chăn nuôi là công việc cần thiết để thấy rõ hiện
trạng công tác tổ chức kinh doanh chăn nuôi, tìm ra những khâu, những hoạt động chưa
hợp lý trong quá trình kinh doanh, để có những biện pháp khắc phục nâng cao hiệu quả
kinh doanh chăn nuôi.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của kinh doanh bao gồm đánh giá từng sản phẩm chăn nuôi và
hiệu quả kinh tế chăn nuôi chung của các Hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp. trong đánh
giá hiệu quả kinh tế của kinh doanh chăn nuôi theo từng sản phẩm cần đi sâu đánh giá từng
giai đoạn chăn nuôi( theo từng nhóm vật nuôi) và theo từng loại yếu tố sử dụng vào quá
trình chăn nuôi.
Các chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả kinh tế của kinh doanh chăn nuôi:
-Gía trị sản phẩm chăn nuôi tính trên 1 cơ sở diện tích đất đai dành cho chăn nuôi.
-Gía trị sản phẩm chăn nuôi tính cho 1 lao động, 1 ngày công, 1 đồng chi phí chăn nuôi.
-Lợi nhuận từ hoạt động chăn nuôi nói chung tính cho 1 lao động, 1 ngày công, 1 đơn vị chi
phí chăn nuôi.
Đánh giá hiệu quả kinh tế cho một sản phẩm chăn nuôi cụ thể tính thêm các chỉ tiêu sau:
-Năng suất vật nuôi thể hiện ở trọng lượng tăng thêm trên 1 tuần, 1 tháng, 1 năm tuỳ theo
loại vật nuôi, hoặc trọng lượng tăng thêm trên 1 cơ sở thức ăn.
-Gía thành sản phẩm chăn nuôi.
*Đánh giá kết qủa và hiệu quả của tổ chức các hoạt động phi nông nghiệp trong các Hộ sản
xuất kinh doanh nông nghiệp.
-Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của tổ chức kinh doanh các hoạt động phi nông
nghiệp trong các Hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Muốn đánh giá đầy đủ toàn diện và chính xác hiệu quả kinh tế của các hoạt động phi nông
nghiệp trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp cần phải đánh giá hiệu quả kinh tế
của từng hoạt động, từng loại dịch vụ và của toàn thể các hoạt động.
việc đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, nhưng khi tính toán và
phân tích các chỉ tiêu cần lưu ý:
+Việc tính toán các yếu tố chi phí: nhiều yếu tố đầu vào của các hoạt động phi nông nghiệp
trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp là các sản phẩm( bao gồm cả săn phẩm
chính và các sản phẩm phụ) của hoạt động phi nông nghiệp. việc xác định giá cả yếu tố đầu
vào cần tuân theo các yêu cầu tính toán theo quy định hạch toán kê toán trong nông nghiệp.
+Khi phân tích các chỉ tiêu cần xem xét mối tương quan giữa kết quả và chi phí và mục
đích tổ chức các hoạt động phi nông nghiệp trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông
nghiệp. Làm rõ sự tác động của các hoạt động phi nông nghiệp đến sự phát triển của các
hoạt động nông nghiệp, mức độ tận dụng các nguồn lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh
nông nghiệp do sự tác động của các hoạt động phi nông nghiệp.
+Việc phân tích cũng phải tiến hành qua nhiều năm để thấy rõ xu hướng phát triển, sự tác
động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hoạt động phi nông nghiệp
13
Chuyªn ®Ò thùc tËp
trong cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, cần so sánh các chỉ tiêu của cơ sở sản xuất
kinh doanh này với các cơ sở sản xuất kinh doanh khác để có kết luận khách quan.
-Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc tổ chức các hoạt động phi nông
nghiệp trong các Hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
+Gía trị sản lượng và giá trị sản lượng hàng hoá tính trên 1 lao động, 1 đồng vốn, 1 đồng
chi phí sản xuất của hoạt động hay nhóm hoạt động phi nông nghiệp. Việc tính toán giá trị
sản lượng các hoạt động sản xuất có phần đơn giản hơn(được quy định theo các nguyên tắc
của thống kê kinh tế). Tuy nhiên, hiện nay người ta dùng chỉ tiêu giá trị sản xuất ( giá trị
sản phẩm chính, sản phẩm phụ và sản phẩm dở dang), giá trị sản lượng hàng hoá ( giá trị
sản xuất trừ đi giá trị sản phẩm dở dang), giá trị sản lượng hàng hoá thực tế ( giá trị của
những hàng hoá thực tế bán ra). Vì vậy khi tính toán ta có thể sử dụng 2 chỉ tiêu: Gía trị
sản xuất và giá trị sản phẩm hàng hoá thực tế để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế.
Đối với các hoạt động dịch vụ: việc tính toán giá trị sản lượng, giá trị sản lượng hàng hoá
có phức tạp hơn và được quy định cho từng loại hoạt động. Đối với hoạt động xây dựng, có
2 phương pháp tính( theo yếu tố và theo mức độ hoàn thành) Đối với hoạt động thương mại
tính bằng số chênh lệch giữa doanh số bán ra trong kỳ với trị giá vốn hàng bán ra và phí
vận tải thuê ngoài. Với hoạt động du lịch, giá trị sản xuất bằng các doanh thu phục vụ. Với
hoạt động vận tải, giá trị sản xuất bằng doanh thu vận chuyển hoặc dịch vụ vận chuyển.
Các chỉ tiêu giá trị sản lượng và giá trị sản lượng hàng hoá tính trên 1 lao động, 1 đồng vốn,
1 đồng chi phí sản xuất của một hoạt động hay nhóm hoạt động phi nông nghiệp thể hiện
mối tương quan giữa kết quả sản xuất với một yếu tố hay một nhóm yếu tố đầu vào. Vì
vậy, tuỳ theo chỉ tiêu mức độ phản ánh hiệu quả có khác nhau. Tuy nhiên, giữa chúng có
điểm chung là giá trị của các chỉ tiêu trên càng lớn, hiệu quả kinh tế càng cao.
+Lợi nhuận và lợi nhuận tính trên 1 lao động, 1 đồng vốn, 1 đồng chi phí cho 1 hoạt động
hay 1 nhóm hoạt động theo quy định của kế toán và thống kê. Về nguyên tắc nó được tính
bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí cho các hoạt động sản xuất hay dịch vụ đó. Lợi nhuận và
tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh bản chất hiệu quả kinh tế nói chung, hiệu quả kinh tế
của các hoạt động phi nông nghiệp trong cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Về tiêu
chuẩn đánh giá: lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận càng lớn, hoạt động của các hoạt động phi
nông nghiệp có hiệu quả càng cao.
+ Gía thành cơ sở sản phẩm hay dịch vụ của các hoạt động phi nông nghiệp. Đây cũng là
chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế, nhưng phản ánh mối tương quan ngược( chi phí và kết
quả). Vì vậy giá thành sản phẩm và dịch vụ càng thấp thì hiệu quả kinh tế của các hoạt
động phi nông nghiệp càng cao.
III)Nội dung tín dụng của NHNN&PTNT cho phát triển kinh tế Hộ.
1)Huy động vốn( các nguồn )
NHNN&PTNT huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác
theo quy định của pháp luật dưới các hình thức sau:
*Vốn điều lệ: là vốn được cấp lúc mới thành lập.
*Vốn huy động: là nguồn vốn ngân hàng phục vụ Hộ huy động các tổ chức cá nhân ở trong
và ngoài nước.
-Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn của một tầng lớp dân cư trong và ngoài nước.
-Tiền gửi của các tổ chức kinh tế- xã Hội.
14
Chuyªn ®Ò thùc tËp
-Vốn huy động trong cộng đồng người dân.
*Vốn đi vay.
-Vay các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
-Phát hành chứng chỉ ghi nợ( kỳ phiếu, trái phiếu).
-Vay của các ngân hàng thương mại trong nước.
*Vốn uỷ thác: là nguồn vốn của nhà nước.
*Các loại vốn khác: được hình thành trong quá trình hoạt động như vốn trong thanh toán,
chênh lệch thu nhập và chi phí nghiệp vụ.
Cùng với đầu tư tài chính, đầu tư qua quỹ tín dụng ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong
nông nghiệp, nông thôn, khac với các nguồn vốn tín dụng huy động từ các nguồn khác,
nguồn vốn tín dụng được hình thành từ ngân sách nhà nước sử dụng cho vay với lãi suất ưu
đãi, cho vay để xây dựng các kết cấu hạ tầng, kinh tế- xã Hội và cho vay thông qua các dự
án phát triển kinh tế- xã Hội, ở hầu hết các nước nguồn vốn ngân sách đầu tư cho nông
nghiệp, nông thôn ngày càng được sử dụng dưới hình thức tín dụng ưu đãi là chủ yếu. Ở
nước ta trước năm 1988, chính sách tín dụng chủ yếu phục vụ các tổ chức kinh tế quốc
doanh và kinh tế tập thể. Mô hình tín dụngchủ yếu theo hình thức nhà nước thông qua vụ
tín dụng nông nghiệp của ngân hàng nhà nước Việt Nam phân bố tín dụng theo mệnh lệnh
của chính phủ. Ngân hàng lấy nguồn vốn để cho vay và tiếp vốn cho các hợp tác xã tín
dụng nông thôn, sau năm 1988 cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, tổ chức ngân hàng đã
có sự cải tổ, tiến hành thử nghiệm mô hình hai cấp, theo đó ngân hàng phát triển nông
nghiệp( cuối năm 1980 đổi thành ngân hàng nông nghiệp Việt Nam) được thành lập. Trong
thời gian này các hợp tác xã tín dụng ở các cơ sở bị tê liệt hoàn toàn. Vì vậy hoạt động tín
dụng ở nông thôn chủ yếu là ngân hàng nông nghiệp Việt Nam nhìn chung chính sách tín
dụng thời kỳ này là đã cởi mở hơn. Ngoài phần vốn ngân sách thông qua ngân hàng nông
nghiệp để thực hiện việc cho vay vốn tới Hộ, chính phủ còn yêu cầu một số ngân hàng
chuyên doanh thực hiện cho vay ưu đãi. Nhờ đó nhu cầu vốn của Hộ nông dân đã từng
bước được đáp ứng. Vốn tín dụng đã được chuyển giao tới Hộ nông dân qua nhiều hình
thức, từng bước xoá bỏ các thủ tục rườm rà, cụ thể:
+Cho vay qua tổ liên doanh, liên đới, tổ tự nguyện của nông dân là hình thức khá rộng rãi.
Ở 12 tỉnh thành trong 4 năm, ngân hàng đã cho vay qua 37048 tổ nhóm với 567096 thành
viên chiếm 59,15% doanh số cho vay và 66,91% tổng số dư nợ cho vay qua các tổ chức tự
nguyện.
+Cho vay qua nhóm phụ nữ được Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam triển khai ở 5 tỉnh với
365 tổ nhóm và 14450 thành viên.
+Cho vay vốn thông qua Hộ nông dân đã được thực hiện ở nhiều tỉnh. Tính đến 30/9/1993
riêng 6 tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang đã tổ chức cho
197 nhóm, tổ vay vốn với 24545 thành viên, trong đó có một nửa số thành viên được vay
vốn với doanh số cho vay 8,12 tỷ đồng.
+Cho vay qua tổ chức đoàn thanh niên: Hình thức này mới ở dạng thí điểm tại Hà Bắc, An
Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, đến ngày 30/9/1993 có 75 tổ nhóm vay với 2466 thành
viên và doanh số cho vay đạt 966 triệu đồng.
+Cho vay qua tổ chức kinh tế trung gian( chủ yếu là HTX nông nghiệp đang chuyển đổi)
các HTX được phép làm chức năng tiếp nhận cho vay vốn, nhận đơn xin vay của các Hộ
15
Chuyªn ®Ò thùc tËp
nông dân, tổng hợp nhu cầu vay gửi tới ngân hàng đề nghị xét duyệt. Ngân hàng kiểm tra
điển hình 30% số Hộ xin vay, áp dụng thế chấp tài sản đối với vốn bằng tài sản chung của
HTX. Hình thức cho vay này cũng được thực hiện trên diện rộng(40970 lượt thành viên
được vay vốn với doanh số cho vay đạt 11,08 tỷ đồng) nhưng xu hướng hình thức này bị
thu hẹp vì sự chuyển đổi chậm chạp của HTX từ hình thức cũ sang hình thức mới.
+Cho vay qua các chương trình và dự án: Đây là hình thức mới được áp dụng trong những
năm gần đây. Xu hướng hinh thức này sẽ được áp dụng phổ biến trong những năm tới. Bởi
vì đầu tư qua các chương trình và dự án là hình thức đầu tư thích hợp và có hiệu quả trong
cơ chế thị trường, tuy nhiên cần phải phân biệt nguồn vốn đầu tư cho các chương trình dự
án thường được phân làm 2 loại:
*Vốn ngân sách cấp phát, vốn hỗ trợ từ nước ngoài.
*Vốn vay từ ngân sách qua tín dụng dưới dạng lãi suất ưu đãi.
-Đầu tư vốn tín dụng kinh doanh: Phần đầu tư này hoàn toàn dựa trên cơ sở kinh doanh của
ngành ngân hàng. Nguồn vốn đầu tư có thể do ngân sách cấp, có thể do huy động từ nhiều
nguồn dưới hình thức kinh doanh, chủ yếu là tiền huy động tiết kiệm của các tầng lớp dân
cư. Đây là hình thức đầu tư bình đẳng không ưu đãi. Lãi suất cho vay được tính toán trên
cơ sở lãi suất đi vay và chi phí của các hoạt động tín dụng…vì vậy, các thủ tục cho vay
được thực hiện chặt chẽ, nhằm bảo toàn vốn, duy trì ổn định lâu dài các hoạt động tín dụng.
trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, khi năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp,
hình thức đầu tư vốn này còn hạn chế. Tuy nhiên sự phát triển của kinh tế trang trại với
nhiều mô hình làm ăn giỏi đã mở ra khả năng rất lớn của chính sách đầu tư qua hình thức
tín dụng này, trên thực tế chúng ta đang khuyến khích các hình thức tín dụng nhân dân
nhằm huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân để tập trung cho nông nghiệp, nông thôn. Tuy
đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng thực tế cũng cho thấy những mặt hạn chế
trong tổ chức thực hiện và trong chính nội dung kinh doanh nó.
2)Cho vay tín dụng của NHNN&PTNT cho phát triển kinh tế Hộ.
*Mục đích cho vay
Hỗ trợ vốn cho phát triển sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới nông nghiệp nông
thôn nói chung và hỗ trợ vốn cho Hộ ở nông thôn để sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập
cải thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo.
-Phát triển mạnh nông nghiệp, nông thôn đặc biệt coi trọng công nghiệp chế biến, các
ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại nông thôn, các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp, đầu tư công nghệ hiện đại, tận dụng công nghệ truyền thống, chú trọng công nghệ
tạo ra nhiều công ăn việc làm.
-Phát triển mạnh các dịch vụ nông thôn phục vụ trực tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển cải
thiện đời sống ở nông thôn, phát triển mạnh các cây trồng có khả năng cạnh tranh và xuất
khẩu lớn. Mở rộng sản xuất các cây trồng thay thế.
-Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn coi đây là khoản đầu tư để tạo ra môi trường
kinh tế cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đây là nhân tố hết sức quan
trọng góp phần hình thành trung tâm, các tụ điểm giao lưu kinh tế và mở rộng sự trao đổi
buôn bán thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế
nông thôn sang sản xuất hàng hoá. Kết cấu hạ tầng trong nông thôn phát triển sẽ tạo ra một
16
Chuyªn ®Ò thùc tËp
cuộc cách mạng mới về sản xuất, về cơ cấu ngành nghề nông thôn theo hướng sản xuất
hàng hoá, khai thác lợi thế vùng, từng địa phương.
-Hỗ trợ nguồn vốn cho chế biến và lưu thông hàng hoá nông sản đây là ngành công nghiệp
quan trọng nhất ở nông thôn có mối liên kết chặt chẽ với đầu ra của sản xuất nông nghiệp,
phát triển mạnh mẽ công nghiệp chế biến sẽ góp phần nâng cao giá trị sử dụng và gía trị
thương mại của sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, ổn định
vững chắc theo chiều sâu.
-Xoá đói giảm nghèo làm lành mạnh hoá thị trường tài chính nông thôn đầu tư vốn cho phát
triển Hộ ở nông thôn góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân, tận dụng hết thời
gian giải quyết việc làm tại chỗ cho người nông dân, tận dụng hết thời gian nông nhàn, tạo
điều kiện cho người nông dân có thu nhập cao, nguồn vốn được lưu chuyển liên tục, đây
cũng là cách hạn chế các tệ nạn xã Hội ở mức thấp nhất có thể được, góp phần giải quyết
các vấn đề xã Hội. do có nhiều chính sách của nhà nước ra đời đã tạo điều kiện cho người
dân tiếp xúc được với đồng vốn tín dụng vươn lên tự xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho
gia đình mình, họ được đầu tư vốn, hướng dẫn cách làm ăn có hiệu quả theo sát với nhu
cầu thực tiễn nên đạt được kết quả là số Hộ giàu có trong nông thôn tăng lên một cách rõ
rệt và số Hộ nghèo giảm xuống nhờ có chính sách thông thoáng lãi suất ưu đãi mà hầu hết
bà con có nhu cầu vay vốn đều tin tưởng ở ngân hàng, nhờ đó mà họ không phải đi vay
nặng lãi ở bên ngoài hạn chế tiêu cực trong xã Hội góp phần làm lạnh mạnh hoá thị trường
tài chính ở nông thôn.
-Tạo môi trường cho tiểu thủ công nghiệp phát triển, nhận thấy tiểu thủ công nghiệp ở nông
thôn là chủ yếu được phân bố ở các địa bàn nông thôn, không kể quy mô và trình độ nó có
quan hệ mật thiết với nông nghiệp- nông thôn.
Nguyên tắc cho vay
Người tham gia vay vốn phải sử dụng đồng vốn đúng mục đích khi tham gia vay vốn ngân
hàng người đi vay phải làm các thủ tục cần thiết của dự án chương trình sản xuất kinh
doanh phải thể hiện rõ mục tiêu sử dụng vốn, dự án kinh doanh phải phù hợp với chương
trình kinh tế địa phương cũng như mục tiêu phát triển kinh tế của cả nước, người tham gia
vay vốn phải có năng lực kinh doanh, không vi phạm pháp luật…Nguồn vốn tín dụng cho
vay là có hạn, tuỳ theo dự án sản xuất của các Hộ trên cơ sở mà người tham gia vay của
ngân hàng với ngân hàng thoả thuận một khoảng thời gian nhất định đến hạn người vay
phải hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng theo như cam kết trước khi vay, sau khi hoàn
thành song bước này người tham gia vay vốn ở ngân hàng có thể được tiếp tục hoặc không
được vay tại ngân hàng nữa.
IV)Kinh nghiệm cho vay tín dụng để phát triển kinh tế Hộ Nông Dân ở một số địa
phương của NHNN&PTNT ở Hưng Yên.
Tại huyện Phù Cừ đồng vốn tín dụng cũng đang góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam, sự nghiệp công nghiệp hoá và
hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn cần nhiều nguồn vốn tín dụng cùng các dịch vụ ngân
hàng hiện đại cho nhu cầu phát triển các doanh nghiệp ở nông thôn.
Năm 2004 mức tăng trưởng kinh tế của huyện Phù Cừ đạt 15,8% cao nhất từ trước đến
nay, người dân phù cừ đã biết cách sử dụng đồng vốn vay của ngân hàng đúng mục đích,
phát huy sức mạnh của một huyện đa nghề, tạo công ăn việc làm cho người lao động,
17
Chuyªn ®Ò thùc tËp
huyện phù cừ với nhiều ngành nghề đã thực sự phát huy tiềm năng của mình, chỉ tính riêng
số người chạy chợ búa đã lên tới con số 3000 người, gần khoảng 500 lao động trực tiếp làm
việc chạy chợ và buôn bán nhỏ, khoảng 400 người làm cơ khí, 100 lao động chuyên hàn
cửa sắt, cửa hoa, ngoài ra còn có 46 cơ sở chế biến gỗ tạo việc làm cho khoảng 1000-1200
lao động.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phù cừ đã cho số Hộ sản xuất vay
năm 2004 là 64632,511002 triệu đồng, năm 2005 là 79026,747895 triệu đồng, năm 2006 là
99416,173175 triệu đồng, năm 2005 tăng so với 2004 là 14405,2 hay tăng 22,3%, năm
2006 tăng so với 2005 là 20389,4 hay tăng 25,8%.
Tóm lại tín dụng ngân hàng cho Hộ sản xuất cần được sự trợ giúp từ phía nhà nước vì cho
vay Hộ sản xuất ở nông thôn gặp rất nhiều rủi ro do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời
hạn thu hồi vốn chậm. Trước hết là rủi ro về nguồn vốn sau đó là rủi ro về cho vay có nghĩa
là rủi ro về suất vốn.
Phát triển thị trường tài chính nông thôn và quản lý khách hàng cho những món vay nhỏ,
tiết giảm đầu mối quản lý, mở rộng các hình thức huy động vốn, từng bước tiến tới hoạt
động theo cơ chế lãi suất thực hiện.
18
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Chương II: Đánh giá thực trạng tín dụng cho phát triển kinh tế Hộ của NHNN&PTNT
khu công nghiệp Minh Đức giai đoạn 2004-2006.
I) Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã Hội có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế Hộ ở khu
công nghiệp Minh Đức.
1)Đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế Hộ.
Hưng yên là một tỉnh đồng bằng sông Hồng-Miền Bắc Việt Nam:
-Phía Đông giáp thủ đô Hà Nội.
-Phía Nam giáp Thái Bình, Hà Nam.
-Phía Bắc giáp Bắc Ninh.
-Phía Tây giáp Hải Dương.
Hưng Yên là vùng đất nối liền giữa các tỉnh đồng bằng sông hồng, tỉnh Hưng Yên có đồng
bằng rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp- nông thôn, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thực
tế tỉnh Hưng Yên nằm ở trung gian vùng tam giác kinh tế trọng điểm( Hà Nội-Hải Phòng-
Quảng Ninh)
Ở Hưng Yên khí hậu cũng chụi ảnh hưởng hoàn toàn khí hậu Miền Bắc nên hình thành 4
mùa rõ rệt( Xuân-Hạ-Thu- Đông) nhiệt độ bình quân năm là 22,3%, nhiệt độ trung bình
tháng cao nhất là 28,3
0
C, thấp nhất là 12,9
0
C, số giờ nắng dao động từ 1163-1867 giờ,
lượng mưa phân bố không đồng đều mưa tập trung vào các tháng 5-9 và trung bình là
1900mm.
Đất nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên vừa có thế mạnh sản xuất cây lương thực, trồng cây
công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc và kinh tế lâm nghiệp, diện tích đất nông
nghiệp ở vùng đồng bằng bao gồm đất bãi ven sông hồng là nơi giàu tiềm năng sản xuất
lương thực trồng cây ăn quả phát triển chăn nuôi thuỷ sản và đại gia súc cung cấp nhiều
sinh vật, hàng hoá cho xã Hội.
Các Hộ nông dân ngoài sản xuất nông nghiệp còn có thể hoạt động trong một số lĩnh vực
kinh doanh khác,tại khu công nghiệp Minh Đức do sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên lên 3 xã ở khu công nghiệp Minh Đức do đặc thù tự nhiên khác nhau
lên các Hộ sản xuất tại 3 xã lại cũng làm nông nghiệp nhưng có ngành nghề khác nhau ví
dụ: xã Minh Đức có nghề làm giấy tiền hàng mã, xã Hoà Phong có nghề làm gỗ truyền
thống, xã Ngọc Lâm thì do có điều kiện tự nhiên thuận lợi lên làm sản xuất nông nghiệp
đặc thù và chăn nuôi phát triển.
Trong 3 xã thì xã Minh Đức là kinh tế Hộ nông dân phát triển nhất do nằm ngay ngoài gần
quốc lộ 5A là tuyến đường quan trọng lưu thông từ Hà Nội đến Hải Phòng thuận lợi cho
phát triển kinh tế Hộ nông dân
2)Đặc điểm kinh tế- xã Hội có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế Hộ.
Hưng Yên là tỉnh có đến 80% dân số là nông dân, có vùng nông thôn rộng lớn đất đai chứa
đựng nhiều tiềm năng kinh tế nông nghiệp đa dạng, là địa bàn có thế mạnh về phát triển
kinh tế nông nghiệp.
Nông thôn Hưng Yên rộng lớn có lực lượng lao động rồi dào, có truyền thống lao động cần
cù, năng động sáng tạo, giám nghĩ, giám làm, nhân dân Hưng Yên có truyền thống yêu
nước xây dựng quê hương, thẳng thắn trung thực, nhiều làng xã trong tỉnh có nghề thủ công
phát triển và rất cần vốn để làm ra sản phẩm hàng hoá phục vụ tiêu dùng cho xã Hội và
xuất khẩu.
19
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Năm 2006 vừa qua mặc dù sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn bất lợi, thiên tai hạn
hán rồi rét đậm, rét hại kéo dài, dịch cúm gia cầm xảy ra nhưng vẫn đạt được kết quả quan
trọng, đạt và vượt 17/23 chỉ tiêu chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2001-2006
đã đề ra giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng bình quân 6,95% trên năm, vượt chỉ tiêu
đề ra bình quân 0,95% trên năm và cao hơn mức trung bình cả nước(4,5% năm). Cơ cấu
kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, bền vững, chăn nuôi thực sự trở
thành ngành sản xuất chính chiếm 45% giá trị sản xuất nông nghiệp.
Tổng sản phẩm GDP tăng 15,6% nền kinh tế Hưng Yên phát triển tương đối đồng đều với
cơ cấu kinh tế.
Sản lượng lương thực đạt 2,156 triệu tấn, tăng 1,73 so với năm 2005. Gía trị sản xuất nông
nghiệp đạt 29,7 triệu đồng/ ha, giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tăng
22,8%. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 83 triệu USD tăng 17%. Tổng thu ngân sách
nhà nước đạt 1.076.182 tỷ đồng, tạo việc làm cho 30 nghìn lao động đồng thời giảm tỷ lệ
sunh 0,6 phần nghìn và giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 1 phần nghìn còn 22,7% và giảm
tỷ lệ Hộ nghèo 5,15%.
Đặc điểm kinh tế xã Hội cũng ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế Hộ nông dân chẳng hạn
như xã Minh Đức do kinh tế- xã Hội thuận lợi lên kinh tế Hộ nông dân phát triển mạnh hơn
có làng nghề làm giấy tiền và hàng mã, có Hộ nông dân làm giấy tiền hàng mã số vốn lên
tới hàng tỷ đồng thuê hàng trăm lao động góp phần giải quyết lao động nhàn rỗi trong nông
thôn tại khu công nghiệp Minh Đức đồng thời làm tăng thêm thu nhập của người dân góp
phần vào phát triển kinh tế nông thôn, xã hoà phong có làng nghề gỗ truyền thống từ xưa
góp phần giải quyết công ăn việc làm của người dân làm tăng thu nhập của người dân còn
xã ngọc lâm nông nghiệp thuần tuý lên phát triển kinh tế Hộ nông dân ở đây còn chậm còn
có nhiều Hộ nghèo so với 3 xã tại khu công nghiệp Minh Đức.
*Tóm lại đặc điểm tự nhiên- kinh tế- xã Hội của tỉnh có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử
dụng vốn tín dụng của ngân hàng, nó quyết định đến doanh số vay của ngân hàng. Khối
lượng tín dụng tăng trưởng phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh. Trên cơ sở đó các
cấp ngân hàng bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, chủ động xây dựng và tổ
chức thực hiện chiến lược thị phần, chiến lược khách hàng, từ đó tăng cường cho vay khu
vực thành thị, các doanh nghiệp, làng nghề và Hộ, mở rộng đối tượng cho vay theo quyết
định 72 đối với vác thành phần kinh tế, thực hiện có hiệu quả việc cho người đi lao động
hợp tác có thời hạn ở nước ngoài, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và từng
bước nâng cao.
II)Thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn khu công nghiệp Minh Đức cho phát triển kinh tế Hộ.
1)Tình hình về nguồn vốn cho vay Hộ.
Ngân hàng có nhiệm vụ khai thác và huy động vốn của các tầng lớp dân cư và các tổ chức
kinh tế xã Hội, bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn. Ngân hàng còn
thực thi việc phát hành chứng chỉ(tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu…) ngắn hạn, dài
hạn do ngân hàng nông nghiệp trung ương uỷ thác, mặt khác ngân hàng cũng tiếp nhận vốn
tài trợ và vốn uỷ thác đầu tư ngân sách nhà nước từ các tổ chức quốc tế, quốc gia và các cá
nhân ở trong và ngoài nước do các chương trình, các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp và
nông thôn.
20
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Vốn huy động của các năm tăng lên qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Đây cũng là
dấu hiệu tốt chứng tỏ ngân hàng luôn có chính sách thu hút khách hàng đến gửi. Tạo niềm
tin cho khách hàng với chi nhánh của mình.
Công tác huy động nguồn vốn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong cả
năm. Toàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo và có nhiều giải pháp huy động thiết thực đạt kết quả.
Nguồn vốn tăng trưởng cao ở hầu hết các loại tiền gửi có sự chuyển dịch tích cực có lợi cho
kinh doanh, tiền gửi có lãi suất thấp( tiền gửi không có kỳ hạn, tiền gửi các tổ chức kinh
tế).
-Vốn điều lệ được cấp.
-Vay ngân hàng nhà nước Việt Nam.
-Vốn vay nước ngoài.
-Vốn nhận dịch vụ uỷ thác.
Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng NN&PTNT khu công nghiệp
Minh Đức trong 3 năm 2004-2005-2006.
21
Chuyên đề thực tập
n v: Triu ng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
So sánh
2005/2004 2006/2005
+/- % +/- %
Vốn khả dụng và các khoản Đ.t
Trong đó: Tiền mặt + chứng từ
235,5541
226,4832
446,6669
446,6669
1526,62343
1440,8584
211,1128
220,1837
89,62
97,2
1079,956
994,1915
241,78
222,58
Tổng tiền gửi của khách hàng 132163,298750 183429,830709 266959,757997 51266,53 38,8 83529,92 45,5
Tổng hoạt động tín dụng.
Trong đó: cho Hộ sản xuất vay
28968,574412
23369
46955,272241
28922
1052999,740987
28371
17986,7
5553
62,09
23,76
58344,47
-551
124,25
-1,905
Tổng TS cố đinh và TS có khác
Trong đó: TSCĐ
TS Khác
3306,973525
2586,219108
653,403506
9568,069347
3384,004938
1063,431396
14611,901911
4853,758479
1226,397849
6261,096
797,7858
410,0278
189,3
30,84
62,72
5043,208
1469,753
162,9664
52,7
43,4
15,3
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 6161,898331 10986,705612 7576 4824,8 78,3 -3320,2 -30,2
Thu nhập
Trong đó:TN về HĐTD.
-Thu từ lãi.
Thu từ bảo lãnh.
Thu từ DVTT và ngânquỹ
19056,368116
17708,838860
17667,763630
41,075230
164,497233
40750,181626
39664,628002
39664,628002
101,724039
295,713457
49604,923776
47735,381875
47735,284825
259,906295
482,373845
21693,8
21955,8
21997,8
60,65
131,21
113,8
123,9
124,5
147,6
79,7
8854,74
8070,75
8069,65
158,2
186,66
46,5
45,6
20,3
156
63,1
Chi phí.
Trong đó: CF HĐ huy động
vốn.
-Trả lãi TG.
CF TT và ngân quỹ.
CF nhân viên.
CF HĐ q.lí và công vụ.
12894,469785
8795,850598
8429,906852
21,423953
1709,397479
1075,193686
29763,476014
23464,112210
8496,772174
101,285941
2269,446834
1410,358717
42028,896745
33764,776626
16021,363027
135,274835
2857,894779
1619,032245
16869
14668,2
68,86
79,86
560
335,2
130,8
166,7
0,82
372,7
32,7.
31,2
12265,4
10300,6
7524,6
34
588,4
208,7
41,2
43,9
88,5
33,5
25,9
14,8
22
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Nhận xét:
Vốn khả dụng và các khoản đầu tư năm 2005 tăng so với năm 2004 là 211,1128 triệu đồng
hay tăng 89,62%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 1079,956 triệu đồng hay tăng
241,78% nghĩa là vốn khả dụng và các khoản đầu tư đã tăng lên do ngân hàng nông nghiệp
đã có nhiều nguồn huy động vốn.
Tiền mặt và chứng từ năm 2005 tăng so với năm 2004 là 220,187 triệu đồng hay tăng
97,2%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 994,1915 triệu đồng hay tăng 222,58%, lượng
tiền mặt và chứng từ của ngân hàng nông nghiệp tăng lên từng năm.
Tổng tiền gửi của khách hàng năm 2005 tăng so với năm 2004 là 51266,53 triệu đồng hay
tăng 38,8%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 83529,92 triệu đồng hay tăng 45,5%, lượng
tiền gửi của khách hàng tăng lên theo từng năm chứng tỏ ngân hàng đã tạo được niềm tin
đối với người gửi tiền tiết kiệm..
Tổng hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp năm 2005 tăng so với năm 2004 là
17986,7 triệu đồng hay tăng 62,09%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 58344,47 triệu
đồng hay tăng 124,25%, ngân hàng nông nghiệp đã hoạt động tín dụng tăng theo từng năm.
Cho Hộ sản xuất vay năm 2005 tăng so với năm 2004 là 5553 triệu đồng hay tăng 23,76%,
năm 2006 giảm so với năm 2005 là –551 triệu đồng hay giảm –1,905%, có nhiều lý do
khiến số tiền cho Hộ sản xuất vay giảm có thể là do Hộ sản xuất giảm, Hộ sản xuất ngần
ngại không muốn vay vốn của ngân hàng nông nghiệp với nhiều lý do.
Tổng tài sản cố định và tài sản có khác năm 2005 tăng so với năm 2004 là6261,096 triệu
đồng hay tăng 189,3%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 5043,208 triệu đồng hay tăng
52,7%. điều đó cho thấy sự lớn mạnh của ngân hàng nông nghiệp khu công nghiệp Minh
Đức.
Trong đó tài sản cố định năm 2005 tăng so với năm 2004 là 797,7858 triệu đồng hay tăng
30,84%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 1469,753 triệu đồng hay tăng 43,4%. Tài sản
khác năm 2005 tăng so với năm 2004 là 410,0278 triệu đồng hay tăng 62,72%, năm 2006
tăng so với năm 2005 là 162,9664 triệu đồng hay tăng 15,3%.
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 4824,8 triệu đồng hay tăng
78,3%, năm 2006 giảm so với năm 2005 là –3320,2 triệu đồng hay giảm –30,2%, cho thấy
nguồn vốn chủ sở hữu giảm ngân hàng nông nghiệp đã huy động vốn từ bên ngoài tốt lên
giảm nguồn vốn sở hữu.
Thu nhập của ngân hàng nông nghiệp năm 2005 tăng so với năm 2004 là 21693,8 triệu
đồng hay tăng 113,8%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 8854,74 triệu đồng hay tăng
46,5%, thu nhập của ngân hàngtăng qua từng năm chứng tỏ ngân hàng làm ăn có hiệu quả
làm thu nhập của ngân hàng tăng lên.
Trong đó thu nhập về hoạt động tín dụng năm 2005 tăng so với năm 2004 là 21955,8 triệu
đồng hay tăng 123,9%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 8070,75 triệu đồng hay tăng
45,6%. Thu từ lãi năm 2005 tăng so với năm 2004 là 21997,8 triệu đồng, năm 2006 tăng so
với năm 2005 là 8069,65 triệu đồng hay tăng 20,3%.Thu từ bảo lãnh năm 2005 tăng so với
năm 2004 là 60,65 triệu đồng hay tăng 147,6%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 158,2
triệu đồng hay tăng 156%.Thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ năm 2005 tăng so với
năm 2004 là 131,21 triệu đồng hay tăng 79,7%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 186,66
triệu đồng hay tăng 63,1%.
23
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Chi phí năm 2005 tăng so với năm 2004 là 16869 triệu đồng hay tăng 130,8%, năm 2006
tăng so với năm 2005 là 12265,4 triệu đồng hay tăng 41,2% chứng tỏ sự lớn ,mạnh của
ngân hàng nông nghiệp khu công nghiệp Minh Đức.
Trong đó chi phí hoạt động huy động vốn năm 2005 tăng so với năm 2004 là 14668,2 triệu
đồng hay tăng 166,7%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 10300,6 triệu đồng hay tăng
43,9%. Trả lãi tiền gửi năm 2006 tăng so với năm 2005 là 68,86 triệu đồng hay tăng 0,82%,
năm 2006 tăng so với năm 2005 là 7524,6 triệu đồng hay tăng 88,5%.Chi phí thanh toán và
ngân quỹ năm 2005 tăng so với năm 2004 là 79,86 triệu đồng hay tăng 372,7%, năm 2006
tăng so với năm 2005 là 34 triệu đồng hay tăng 33,5%.Chi phí nhân viên năm 2005 tăng so
với năm 2004 là 560 triệu đồng hay tăng 32,7%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 588,4
triệu đồng hay tăng 25,9%.Chi phí hoạt động quản lý và công cụ năm 2005 tăng so với năm
2004 là 335,2 triệu đồng hay tăng 31,2%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 208,7 triệu
đồng hay tăng 14,8%.
*Dấu hiệu này cho thấy công tác huy động vốn luôn được ngân hàng xác định là nhiệm vụ
trọng tâm, ngân hàng nông nghiệp tỉnh và toàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo và có nhiều giải
pháp huy động vốn thiết thực đạt kết quả. Nguồn vốn tăng trưởng cao ở hầu hết các loại
tiền gửi, cơ cấu tiền gửi có sự chuyển dịch tích cực có lợi cho kinh doanh, tiền gửi lãi suất
thấp( tiền gửi không kỳ hạn) tăng trưởng cao tạo cơ Hội giảm lãi suất đầu vào. Đạt được
kết quả trên là do ngân hàng thường xuyên quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện những
giải pháp đúng có hiệu quả.
Tăng cường củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của hệ thống mạng lưới
nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ khách hàng, gắn kết quả huy động vốn với phân
phối tiền lương của bộ phận giao dịch lên đã thúc đẩy đơn vị, cá nhân nâng cao chất lượng
phục vụ khách hàng đến giao dịch, có chính sách thưởng vật chất kịp thời cho những tập
thể cá nhân có công trong việc vận động thu hút khách hàng mơi đến quan hệ tiền gửi và
vay vốn ngân hàng nông nghiệp.
Thường xuyên nghiên cứu thị trường có chính sách khuyến mãi đưa ra những sản phẩm lãi
suất phù hợp với thị trường như tiết kiệm bậc thàng, huy động vốn và chi trả tiền gửi tại
nhà khách hàng.
2) Hoạt động cho vay.
*Điều kiện cho vay.
Có Hộ khẩu thường trú đã trực tiếp sản xuất tại đại bàn ít nhất 1 năm có nhận khoán ruộng
đất, vườn, ao hồ…Người đứng tên vay vốn là chủ Hộ, có tuổi đời từ 20 tuổi trở lên, hoặc
người trong Hộ có đủ điều kiện có thể nhận đựơc chủ Hộ uỷ quyền.
-Có kinh nghiệm và kỹ năng sản xuất tổ chức quản lý.
-Có sản phẩm hàng hoá tiêu thụ được và có lãi.
-Có tài sản thế chấp đối với:
+Vốn vay trung hạn.
+Nhu cầu vay trên mức thu hoạch mùa vụ đối với cho vay ngắn hạn.
-Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước( thuế, phí…)
-Chấp hành thể lệ vay vốn của ngân hàng.
-Không có nợ quá hạn ngân hàng.
*Đối tượng cho vay và các hình thức cho vay.
24
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực hết sức rộng lớn và phức tạp. Bao gồm nhiều đối tượng,
nhiều lĩnh vực hoạt động cần vốn. Vì vậy, cần căn cứ vào nguồn vốn tín dụng, đặc điểm
của hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh để xác định đối tượng và hình thức
cho vay phù hợp. Trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, yêu cầu đầu tư lớn, việc xác định
đúng đối tượng được vay và mục đích vay là cần thiết và khó khăn, nhiều khi còn chưa
thống nhất với nhau về quan điểm. Ví dụ nguồn vốn cho vay xoá đói giảm nghèo có hai
quan điểm trái ngược nhau về xác định đối tượng cho vay, quan điểm thứ nhất cho rằng,
nguồn vốn cho vay xoá đói giảm nghèo đối tượng cho vay phải là những người thuộc diện
đói, nghèo. Bởi vì đối tượng tác động trực tiếp của chính sách.Quan điểm thứ hai cho rằng,
mục đích của chính sách là xoá đói, giảm nghèo.Vì vậy phải tìm đối tượng cho vay phù hợp
để sử dụng có hiệu quả vốn vay. Không nhất thiết phải cho Hộ đói, nghèo vay vì chưa chắc
họ đã dùng vào sản xuất mà lại tiêu dùng cho đời sống. Hơn nữa, nếu có dùng cho sản xuất
chưa chắc đã có hiệu quả, vì đa số Hộ đói, nghèo là những Hộ không có kinh nghiệm và
trình độ tổ chức sản xuất. Mặt khác vốn là điều kiện quan trọng cho sản xuất, nhưng tăng
thu nhập là phương thức trực tiếp xoá đói, giảm nghèo. Với lập luận này, có thể cho người
giàu vay để họ mở rộng sản xuất, tạo việc làm thu hút các Hộ đói nghèo lao động. Hiệu quả
sử dụng vốn cao, mục tiêu xoá đói, giảm nghèo vẫn được thực hiện. Sự phát triển kinh tế
trang trại ở Việt Nam vừa qua đã chứng minh điều này rất rõ.
Như vậy, việc xác định đối tượng và hình thức cho vay cần dựa trên hai căn cứ cơ bản sau:
-Mục đích của việc cho vay.
-Tính an toàn trong bảo toàn và phát triển nguồn vốn vay.
-Hiệu quả của việc sử dụng vốn vay.
Đối với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng chuyên doanh, tính an toàn và hiệu quả của
việc sử dụng vốn vay được coi trọng trong việc xác định đối tượng và hình thức cho vay.
Đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các tổ chức xã Hội thực hiện chính sách hỗ trợ
nông nghiệp, nông thôn như ngân hàng người nghèo, chương trình 120….Mục đích vay lại
được ưu tiên khi xác định đối tượng và hình thức cho vay.Vì vậy, chính sách tín dụng nên
tập trung vào các hoạt động tín dụng mang tính chất hỗ trợ. Nếu muốn can thiệp vào các
hoạt động tín dụng của các tổ chức chuyên doanh cần có sự hỗ trợ các tổ chức này, để họ
thực hiện chức năng hỗ trợ nhưng không gây khó khăn cho hoạt động của các tổ chức tín
dụng.
Ở nước ta, việc ngân hàng chủ trương cho vay vốn đến Hộ nông dân như là một đơn vị
kinh tế tự chủ là đã xác định đúng đối tượng vay. Bởi vì nông nghiệp, nông thôn nước ta
với hơn 10 triệu Hộ đã và đang là lực lượng chủ lực sản xuất ra các loại nông, lâm sản cung
cấp cho toàn xã Hội. Tuy nhiên cần phải thấy rằng nhu cầu vốn của Hộ nông dân là cần
thiết và chính đáng. Nhưng tình trạng rủi ro trong tín dụng nông nghiệp, nông thôn lớn hơn
bất cứ tín dụng nào, vì vậy vấn đề thế chấp phải được đặt lên hàng đầu. Song đòi hỏi thế
chấp tài sản của nông dân là rất khó, nhất là nông dân nghèo. Để tháo gỡ vấn đề này, nhà
nước cần đẩy nhanh việc ban hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân, giấy
chứng nhận được chuyển nhượng và mua bán như một chứng khoán có giá trị và được coi
là một phương tiện thế chấp khi vay vốn. Ngoài ra cần mở rộng các hình thức vốn tín chấp
và cho vay tới các tổ nhóm. Những đơn vị có tài sản thế chấp đảm bảo những nguyên tắc
kinh doanh vốn, cần có sự liên kết giữa các tổ chức kinh doanh vốn, các chủ đầu tư với các
25