Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tài liệu TIỂU LUẬN: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty và của Phòng kinh tế đối ngoại pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.62 KB, 30 trang )







TIỂU LUẬN:

Phân tích hoạt động kinh doanh
của công ty và của Phòng kinh tế
đối ngoại






Lời mở đầu
Công cuộc cải cách kinh tế đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp xúc với môi
trường kinh doanh mới, do đó doanh nghiệp có quyền chủ động hơn trong các quyết định
kinh doanh của mình. Việc kinh doanh không mang lại hiệu quả đồng nghĩa với doanh
nghiệp bị đào thải khỏi thương trường.
Công ty TNHH NN một thành viên Thực phẩm Hà nội là một trong số ít các công
ty có vốn Nhà nước hoạt động hiệu quả từ thời bao cấp và vẫn đang phát triển trong cơ
chế thị trường. Là người vốn sẵn có lòng đam mê với lĩnh vực thực phẩm, em đã chọn
công ty Thực phẩm Hà nội là nơi thực tập, và cụ thể là phòng Kinh tế đối ngoại của công
ty.
Trong bản báo cáo này, em đã phân tích tình hình hoạt động kinh doanh cũng như
hoạt động marketing của công ty và đặc biệt là của phòng kinh tế đối ngoại. Trong quá
trình phân tích, em đã không thể đi sâu phân tích kết quả kinh doanh của phòng Kinh tế
đối ngoại được vì phòng chỉ có số liệu năm 2006, mà số liệu này thì Phòng phải giữ bí


mật.
Nội dung bản báo cáo gồm 04 phần chính:
 Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp.
 Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty và của Phòng
kinh tế đối ngoại.
 Phần 3: Chính sách marketing mix của Phòng
 Phần 4: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp.



Phần 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1. Tổng quan về công ty
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty Thực Phẩm Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương mại
Hà Nội, là một trong những đơn vị được thành lập đầu tiên của ngành thương nghiệp Thủ
đô từ năm 1957. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nghị định của Chính phủ về đổi
mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà Nước, Công ty Thực Phẩm Hà Nội được phân hạng
là Doanh nghiệp Nhà Nước hạng II và được thành lập lại theo quyết định số 490/QĐ-UB
ngày 26/01/1993 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Đến ngày 23/8/2004 Công ty
Thực phẩm Hà Nội chuyển đổi từ DNNN theo quyết định số 134/2004/QĐ- UB ngày
23/8/2004 của UBND TP Hà Nội thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thực
phẩm Hà Nội.
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và đa dạng của nhân dân Thủ đô, ngoài việc
kinh doanh những mặt hàng truyền thống của công ty như: thịt lợn, thịt bò, nước mắm,
giò chả Công ty còn cung cấp các loại thực phẩm công nghệ sữa, dầu ăn, hàng nguội,
chế biến sẵn, đường, sữa, đồ hộp các loại, rượu, bia Hiện nay Công ty Thực Phẩm Hà
Nội có mạng lưới kinh doanh gồm:
 03 Xí nghiệp chế biến, bảo quản thực phẩm
 03 Trung tâm Thương Mại
 03 Khách sạn

 02 Siêu thị
 12 cửa hàng tổng hợp và mạng lưới tiêu thụ bán hàng tại trên 40 địa điểm ở
thủ đô Hà Nội.



Ngoài ra Công ty Thực Phẩm Hà Nội có quan hệ hợp tác xuất khẩu với các doanh
nghiệp tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đan Mạch
Trải qua 47 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Thực Phẩm Hà Nội đã nhiều năm
liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiều năm nhận được cờ luân lưu của
thành phố Hà Nội, nhiều bằng khen huân chương do Nhà nước trao tặng:
- 01 Huân chương chiến công.
- 02 Huân chương Lao động Hạng II.
- 05 Huân chương Lao động Hạng III.
- 03 Huy chương Vàng cho sản phẩm mới.
- Năm 2000, sản phẩm của Công ty tự sản xuất được trao Huy chương vàng
Hội chợ ẩm Thực Quốc Tế tổ chức tại Hà Nội.
- Năm 2001, sản phẩm của Công ty được trao tặng Cúp sen Vàng tại Hội chợ
Xuất nhập khẩu.
Năm 2004, công ty chuyển đổi từ DNNN thành công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Thực phẩm Hà Nội.
Công ty mong muốn được thiết lập và phát triển hợp tác kinh doanh lâu dài và thân
thiện với các đối tác theo tinh thần và mục tiêu:
“Thành công của bạn hàng cũng là thành công của chúng tôi”
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH NN một thành viên Thực phẩm Hà
Nội.
1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh.
Công ty Thực phẩm Hà Nội có chức năng và nhiệm vụ cụ thể sau:




 Tổ chức lao động theo đúng pháp luật và đúng ngành nghề theo giấy phép kinh
doanh số 105734 ngày 3/3/1993 do Chủ tịch Hội đồng Trọng tài Kinh tế thừa
ủy quyền của HĐND Thành phố cấp.
 Đảm bảo hoạt động có hiệu quả, giữ vững vai trò chủ đạo của ngành trước hết
là những mặt hàng thiết yếu ở những thời điểm và địa bàn trọng điểm. Đáp ứng
tốt nhất nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa của nhân dân Thủ đô, đồng thời đẩy
mạnh bán buôn và bán lẻ.
 Thực hiện chỉ tiêu nộp ngân sách (nộp thuế doanh thu), thuế vốn, khấu hao cơ
bản, bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm về kết quả lao động của mình. Quản
lý và kinh doanh có hiệu quả tài sản, tiền vốn, đội ngũ lao động và bảo toàn vốn
được giao.
 Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của
các cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ
thuật cho cán bộ công nhân viên.
 Từng bước ổn định và mở rộng kinh doanh, sản xuất phục vụ nhân dân và tham
gia xuất nhập khẩu, tạo việc làm, đảm bảo thu nhập, dần dần cải thiện đời sống
vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên.
 Mở rộng liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế góp phần tổ chức hoạt
động thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố để chứng tỏ công ty là một
doanh nghiệp Nhà nước có tầm cỡ trên địa bàn Thủ đô cả nước.
1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh
 Kinh doanh thực phẩm nông sản tươi và chế biến, thực phẩm công nghệ, thủy hải sản
tươi và chế biến, muối các loại và gia vị
 Sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa công nghệ phẩm, thực phẩm



 Tổ chức sản xuất, gia công chế biến, làm đại lý các sản phẩm hàng hóa của doanh
nghiệp được phép kinh doanh.

 Mua bán rượu bia, thuốc lá (không bao gồm kinh doanh quán bar)
 Kinh doanh khách sạn và các dịch vụ khách sạn; kinh doanh các dịch vụ văn hóa và
vui chơi giải trí ( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường và
các loại hình nhà nước cấm)
 Cho các tổ chức trong và ngoài nước và cá nhân thuê nhà
 Kinh doanh bất động sản, cho thuê kho bảo quản hàng hóa ( không bao gồm hoạt động
tư vấn về giá đất)
 Kinh doanh hóa chất ( trừ hóa chất nhà nước cấm); nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế
biến; máy móc, thiết bị dây chuyền phục vụ giết mổ gia súc, gia cầm;
 Kinh doanh trang thiết bị nội, ngoại thất công trình, đồ gia dụng;
 Kinh doanh xuất nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư (không bao gồm thuốc bảo về thực
vật, thuốc thú y), máy móc, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất và kinh doanh
 Xuất nhập khẩu hàng thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, nông hải sản và hàng tiêu dùng
mà nhà nước cho phép
1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty.
 Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức
năng. Đây là mô hình quản lý phổ biến hiện nay và rất phù hợp với tình hình sản
xuất kinh doanh hiện tại của Công ty.
 Các xí nghiệp sản xuất và các đơn vị kinh doanh thương mại chịu sự quản lý trực
tiếp của Ban giám đốc. Giúp việc cho Ban giám đốc là các phòng ban chức năng
như: phòng hành chính tổ chức, phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch kinh
doanh, phòng kinh tế đối ngoại…



1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức



















1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý.
 Tổng giám đốc: là người đứng đầu Công ty, do Nhà nước bổ nhiệm; chịu trách
nhiệm trước cơ quan cấp trên; là người đại diện cho Công ty trước pháp luật về
các hoạt động sản xuất kinh doanh; có quyền điều hành hoạt động sản xuất của
toàn Công ty.

TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG
TY

PHÓ T
ỔNG GIÁM
ĐỐC PHỤ TRÁCH
TÀI CHÍNH
PHÓ T
ỔNG GIÁM
ĐỐC PHỤ TRÁCH

ĐẦU TƯ
PHÓ T
ỔNG GIÁM
ĐỐC PHỤ TRÁCH
KĨ THUẬT
Phòng
kế toán
tài
chính
C
ác đơn v
ị sản xuất
, kinh doanh, TTTM
các Liên doanh và Văn phòng đại diện
n

Phòng t

chức
hành
chính
P. K
ế
hoạch
kinh
doanh
P. Kinh
tế đối
ngoại
Phòng

đầu tư
tổng
hợp
Phòng
thị
trường

P. KCS



 Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính: trợ giúp Tổng giám đốc về mặt kế toán tài
chính, đầu tư, hợp tác kinh doanh…; quản lý phòng Kế toán tài chính, phòng tổ
chức hành chính, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng Kinh tế đối ngoại, các đơn
vị kinh doanh, các liên doanh và văn phòng đại diện.
 Phó tổng giám đốc phụ trách đầu tư: trợ giúp Tổng giám đốc về mặt đầu tư tổng
hợp.
 Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: trợ giúp Tổng giám đốc về mặt kỹ thuật;
quản lý phòng KCS (quản lý chất lượng sản phẩm) và các đơn vị sản xuất.
 Các phòng ban chức năng: được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất, kinh
doanh của công ty; đứng đầu là các trưởng phòng và phó phòng chịu sự lãnh đạo
trực tiếp của ban giám đốc; có vai trò trợ giúp Tổng giám đốc chỉ đạo hoạt động
sản xuất kinh doanh thông suốt.
 Phòng Tổ chức hành chính: tổ chức, quản lý nhân sự; lập kế hoạch tiền lương,
tiền thưởng; giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động; đào tạo, tuyển
dụng, khen thưởng, kỷ luật về công tác.
 Phòng Kế toán tài chính: giải quyết toàn bộ các vấn đề hạch toán tài chính, tiền tệ;
lập kế hoạch tài chính và quyết toán hàng năm.
 Phòng Kế hoạch kinh doanh: tổng hợp kế hoạch sản xuất, kinh doanh; theo dõi
thực hiện mua bán, tiêu thụ hàng hóa.

 Phòng Kinh tế đối ngoại: xuất, nhập khẩu các mặt hàng công ty sản xuất và kinh
doanh.
 Phòng Đầu tư tổng hợp: nghiên cứu và đưa ra các dự án khả thi để có kế hoạch
đầu tư về các lĩnh vực: xây dựng, trang thiết bị
 Phòng Thị trường: tham mưu, giúp việc Tổng Giám đốc định hướng thực hiện các
mục tiêu chiến lược ngắn hạn, dài hạn về đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh,



dịch vụ; nghiên cứu, điều tra, khảo sát nhu cầu thị trường để tham mưu, đề xuất
phương án tiêu thụ hàng hóa công ty sản xuất kinh doanh; xây dựng, quảng bá
thương hiệu công ty; thực hiện hỗ trợ các đơn vị để đưa ra các chính sách về 4P
nhằm đạt được mục tiêu đề ra; xây dựng các chương trình xúc tiến hỗn hợp cho
công ty; kiểm soát ngân sách dành cho khuyến mại, quảng cáo, đánh giá tổng kết
hiệu quả thực hiện ngân sách của các chương trình khuyến mại, quảng cáo; xây
dựng kế hoạch, chương trình đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ định kì
cho nhân viên của phòng.
Phòng KCS: kiểm tra chất lượng hàng hóa, vật tư đầu vào, đầu ra. Thí nghiệm nhanh để
đánh giá chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới phù hợp nhu cầu sản
xuất kinh doanh của Công ty cũng như thị hiếu người tiêu dùng.
1.4. Năng lực của công ty
Công ty có hệ thống cơ sở vật chất- các cửa hàng có địa điểm đẹp, trải rộng trên địa
bàn Hà nội, tuy nhiên thì các vị trí này hầu hết là cho thuê, chứng tỏ DN đã không tận
dụng hết nguồn lực của mình. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của một số đơn vị còn nghèo
nàn, lạc hậu, chưa có sự đầu tư sửa chữa, trang bị lại một số thiết bị; biển hiệu cửa hàng
của công ty chưa có, còn treo biển của các hãng khác do công ty tài trợ.
Công ty cũng có hệ thống đại lí, bán lẻ rộng, với mối quan hệ lâu dài, bền chặt.
Nguồn vốn, là DNNN, Công ty thực phẩm Hà nội được sự trợ giúp của Nhà nước và
có ưu thế hơn hẳn các công ty tư nhân về việc vay vốn từ ngân hàng.
Về nguồn nhân lực, Công ty đang trẻ hóa nhân viên của mình. Đội ngũ này ngày càng

đông đảo và chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu lao động của công ty. Họ chính là những người
tạo ra sức sống mới cho công ty.
Bảng trình độ học vấn của lao động trong công ty:




Người % Người %
Tốt nghiệp PTTH
120 17.02 107 17.83
Trung cấp
387 54.89 254 42.33
Cao đẳng 102 14.47 136 22.67
Đại học và trên ĐH 96 13.62 103 17.17
20052004
Trình độ học vấn

Bảng trên cho biết số lượng lao động có trình độ tăng lên cho thấy công ty đã có sự
chú trọng đến việc tiếp nhận và đào tạo lao động, nâng cao trình độ. Điều này giúp công
ty có được đội ngũ kế thừa đủ năng lực cũng như cho thấy tỷ trọng lao động phổ thông
giảm xuống, từng bước hiện đại hóa công ty.
2. Khái quát về phòng kinh tế đối ngoại
Phòng kinh tế đối ngoại được thành lập từ 7 năm trước, chuyên trách về mảng xuất
nhập khẩu.
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng kinh tế đối ngoại là xuất nhập khẩu các mặt hàng
phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty. Ngoài ra, Phòng còn có một chức năng khác
là hoạt động như một công ty con trực thuộc sự quản lý của công ty Thực phẩm Hà nội.
Với vai trò như vậy thì Phòng hiện sở hữu 4 địa điểm để thực hiện công việc kinh doanh.
Đó là: 46, 52, 61 Lương Ngọc Quyến và 153 Giảng Võ.
Lĩnh vực kinh doanh của Phòng gồm có:

 Kinh doanh các mặt hàng thực phẩm: bánh kẹo, rượu, bia, thực phẩm đóng
hộp, thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống, đồ uống, nước hoa quả cô đặc…
 Làm đại lý cho các công ty khác như là làm đại lý cấp một cho Công ty dầu
thực vật Cái Lân, đại lý cho công ty chè Kim Anh.
 Làm trung gian thương mại, thực hiện việc xuất nhập khẩu các mặt hàng tư
liệu sản xuất như dây đồng, inox, máy bơm gia dụng, ống nước theo yêu cầu
của khách hàng.
Cơ cấu tổ chức của Phòng:



Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng:


Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận:
Trưởng phòng: là người đứng đầu Phòng, do công ty bổ nhiệm, chịu trách nhiệm
trước cơ quan cấp trên; là người quản lý, điều hành hoạt động của Phòng. Trưởng
phòng cũng là người thiết lập các mối làm ăn lớn của Phòng, quyết định phát triển
sản phẩm mới, loại bỏ những sản phẩm không mang lại lợi nhuận hay có mức sinh
lời thấp.
Bộ phận kế toán: giải quyết toàn bộ các vấn đề hạch toán tài chính và thực hiện
quyết toán hàng năm.
Bộ phận bán hàng: phụ trách việc bán hàng ở 2 địa điểm: 61 Lương Ngọc Quyến
và 153 Giảng Võ. Ngoài ra, bộ phận này còn chuyên trách việc vận chuyển hàng,
giao hàng cho khách.
Bộ phận kinh doanh: tìm kiếm, thiết lập kênh phân phối cho sản phẩm của
Phòng; thực hiện các hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu cho Phòng; thực
hiện kí kết các đơn hàng; theo dõi, kiểm soát việc tiêu thụ các sản phẩm của
Phòng, đề ra các phương án, nêu kiến nghị với Trưởng phòng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Phòng: Phòng có 4 địa điểm, trong đó đã cho thuê 2 địa

điểm (46 Lương Ngọc Quyến cho khách sạn Á Đông thuê và 52 Lương Ngọc Quyến cho
Sinh café thuê), như vậy là chỉ còn 2 địa điểm kinh doanh là 61 Lương Ngọc Quyến – vừa
TRƯỞNG PHÒNG
B
Ộ PHẬN KẾ
TOÁN
B
Ộ PHẬN BÁN

HÀNG
B
Ộ PHẬN KINH
DOANH



kinh doanh hàng tạp hóa, vừa là trụ sở của Phòng - và 153 Giảng Võ kinh doanh cửa hàng
ăn QFoods. Hạ tầng của cửa hàng tạp hóa đã cũ vì nó vốn là một ngôi nhà có từ thời bao
cấp, nhiều chỗ nay bị tróc sơn, nhưng Phòng không quan tâm lắm tới việc trang trí nơi
này vì cho rằng nó không thực sự cần thiết do đóng góp của cửa hàng tạp phẩm vào doanh
thu của Phòng không nhiều. Diện tích của cửa hàng QFoods sau khi trừ đi diện tích bếp
và công trình phụ thì còn khá nhỏ (42 m
2
), chỉ để được tối đa 13 bàn đơn, trưng bày chưa
có gì đáng kể. Về trang thiết bị: văn phòng được trang bị 4 máy tính, trong đó 2 cái có
màn hình tinh thể lỏng; ở cửa hàng QFoods có điều hòa, dàn lạnh để bảo quản sữa, nước
hoa quả, có tủ đá để trữ thịt đông lạnh. Phòng cũng trang bị những dụng cụ để tự đóng gói
một số sản phẩm như đùi gà Mỹ, mộc nhĩ không chân…
Do nguồn lực hạn chế, Phòng không lập kho hàng riêng mà đi thuê để có thể tiết kiệm chi
phí.

Về nguồn nhân lực: đội ngũ nhân viên của Phòng khá trẻ (2/3 dưới 30 tuổi) năng
động và tham vọng. Về chế độ lương, thưởng, làm việc thì Phòng tuân theo qui định của
công ty.
Kết quả kinh doanh của Phòng: hàng năm tỉ trọng doanh thu của Phòng chiếm một
phần lớn trong tổng doanh thu của công ty. Số liệu năm 2006 thì tôi không thể xin được
(vì bí mật kinh doanh), còn các năm trước, Phòng hạch toán chung với công ty. Năm 2006
là năm đầu Phòng thực hiện hạch toán riêng và đã có lãi: 20 triệu. Con số này tuy nhỏ,
nhưng xét trong hoàn cảnh đa số các đơn vị nhà nước sau khi tách rời khỏi sự trợ giúp của
Nhà nước và phải tiến hành hạch toán độc lập đã bị thua lỗ thì đây là một kết quả khá khả
quan.



3. Điều kiện kinh doanh cơ bản
3.1. Môi trường kinh tế vĩ mô
3.1.1. Môi trường kinh tế
Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của nước ta vào khoảng 8%/năm, thuộc loại cao trong khu
vực và trên thế giới, trong đó thì sự đóng góp của ngành dịch vụ đứng thứ hai, sau công
nghiệp và xây dựng. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao dẫn tới thu nhập của người dân tăng
lên, thị trường của công ty cũng được mở rộng. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao cũng hứa
hẹn tỉ lệ tăng trưởng của Phòng sẽ cao.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh của
Phòng: tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực
nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,97% năm
2005 lên 41,52%; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên 38,08%; khu vực nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40% (số liệu 2006).
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 580,7 nghìn
tỷ đồng (tính theo giá thực tế) tăng 20,9% so với năm 2005 và tăng trên 13%, nếu loại trừ
yếu tố giá, đây là mức tăng tương đối cao so với mức tăng trưởng, chứng tỏ sức mua tăng
và tiêu dùng của dân cư tăng lên.

Việt nam gia nhập WTO là một thách thức với Phòng. Thị trường tiêu dùng Việt Nam
với hơn 83 triệu dân, dân số trẻ chiếm tỉ lệ cao được giới đầu tư thế giới nhận định là
“miếng bánh rưới mỡ” cho các tập đoàn đa quốc gia, trong đó có những tập đoàn kinh
doanh thực phẩm. Trong những năm tới, nếu công ty không có thay đổi gì lớn về định
hướng hoạt động của Phòng, hay Phòng cũng không tự đổi mới bản thân, nâng cao hơn
nữa hiệu quả hoạt động của mình thì e là khó có thể cạnh tranh được với những đại gia
này.



3.1.2. Môi trường nhân khẩu
Quy mô dân số cả nước năm 2006 ước tính 84,11 triệu người, tốc độ tăng trưởng
trung bình khoảng 1,4%/năm, hứa hẹn thị trường của Phòng sẽ không ngừng tăng.
Thu nhập người dân cũng tăng lên kéo theo mức sống của họ cũng tăng lên đáng kể
và ngân sách dành cho tiêu dùng cũng lớn hơn. Việt Nam được đánh giá là một trong
những nước có tỉ lệ chi tiêu trên GDP lớn nhất trong khu vực, chiếm tới trên 70% mà
trong đó, chi tiêu cho đời sống chiếm tỉ lệ khá cao; ở đồng bằng sông Hồng, trong đó có
Hà nội, người dân chi cho đời sống hơn 80% tổng chi tiêu của họ, trong đó chi cho ăn
uống chiếm hơn 50% tổng chi. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với các đơn vị kinh
doanh trong lĩnh vực này, mà Phòng là một trong số đó.
Thu nhập tăng cũng dẫn tới nhu cầu con người tăng cao, thị trường bị phân khúc,
người tiêu dùng sành điệu hơn. Đây là một thách thức với Phòng vì nếu không làm cho
sản phẩm hấp dẫn hơn, phù hợp với nhu cầu của khách hàng hơn thì sẽ rất dễ để mất thị
trường vào tay đối thủ cạnh tranh.
Theo kết quả nghiên cứu của AC Nielsen, Việt Nam còn là thị trường sơ khai của
fastfood khi mới có khoảng 8% người tiêu dùng dùng thức ăn nhanh từ 1-3 lần/tháng. Con
số này quá ít so với các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ… có
hơn 70% người tiêu dùng ăn thức ăn nhanh ít nhất 1 lần/tháng. Và số lượng khoảng 90%
người tiêu dùng Việt Nam chưa quen với thức ăn nhanh sẽ là cơ hội để các nhà kinh
doanh khai thác. Hiện tại đã có khá nhiều các quán cơm văn phòng, pizza, mỳ Ý, bánh

ngọt nổi lên nhưng không mấy tiếng tăm. Do đó cơ hội cho QFoods phát triển thành một
thương hiệu đồ ăn nhanh của Việt nam sánh ngang với các thương hiệu nổi tiếng như
KFC, Loterria đang mở rộng như chưa từng có.
3.1.3. Môi trường chính trị, pháp luật
Môi trường chính trị ổn định. Từ trước đến nay, Việt nam vẫn được thế giới đánh
giá rất cao về khía cạnh này. Đây là một điều đảm bảo cho các doanh nghiệp trong nước



trong đó có công ty Thực phẩm Hà nội, và đặc biệt Phòng kinh tế đối ngoại an tâm phát
triển.
Về hệ thống luật pháp hiện nay thì không có mấy khó khăn từ những qui định, ràng
buộc của các bộ luật hiện hành với hoạt động của Phòng trong lĩnh vực kinh doanh thực
phẩm, mà trái lại, các qui định này còn góp phần đảm bảo cho Phòng làm ăn thuận lợi
hơn. Đồng thời với việc Việt nam chính thức gia nhập WTO, Chính Phủ đã ban hành các
bộ luật với định hướng sâu rộng hơn, có lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, để bảo vệ danh tiếng cho doanh nghiệp trong nước cũng như quyền lợi của người
tiêu dùng. Ví dụ như để đáp ứng yêu cầu cần phải chỉnh sửa bổ sung các quy định về nhãn
hàng hoá, đáp ứng đòi hỏi mới của quá trình hội nhập, vừa qua Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 về nhãn hàng hoá thay thế cho Quyết định
số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về ghi nhãn hàng hoá lưu
thông trong nước và hàng hoá xuất, nhập khẩu; Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày
15/8/2000 về việc điều chỉnh bổ sung một số quy định trong Quyết định 178/1999/QĐ-
TTg và hơn 20 văn bản hướng dẫn của các ngành. Trong đó, Nghị định 89/2006/NĐ-CP
là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, thống nhất quy định nội dung, cách ghi và quản lý
Nhà nước về nhãn đối với hàng hoá lưu thông trong nước và đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu. Nó mang lại cho các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh nói chung sự chủ động,
linh hoạt trong việc quảng cáo, tiếp thị hàng hoá, cũng như cách sắp đặt vị trí, màu sắc
của chữ, ngôn ngữ trình bày , và đề cao tinh thần Việt nam thông qua việc chữ tiếng
nước ngoài ghi trên nhãn mác phải nhỏ gấp đôi chữ bằng tiếng Việt.

3.2. Sơ bộ về cạnh tranh
Theo thống kê, ngành hàng thực phẩm là ngành hàng phổ biến nhất trên thị trường,
do vậy, số lượng đối thủ của Phòng là rất lớn:
Chưa kể đến các doanh nghiệp, đơn vị bên ngoài, với cách thức tổ chức của công
ty Thực phẩm Hà nội, chia tách các phòng của mình thành các đơn vị kinh doanh riêng,



thì ngay lập tức, công ty cũng đã tạo ra các đối thủ cạnh tranh cho mỗi phòng, đó chính là
các phòng còn lại. Tuy mỗi phòng đều không công nhận điều này, nhưng thực tế, các
phòng đều phải cạnh tranh với nhau về doanh số bán hàng ( đây là một điều tốt vì nó sẽ
tăng thu cho công ty), mặt khác phải cạnh tranh với nhau về các mặt hàng kinh doanh
giống nhau như bánh kẹo, rượu, bia và các loại đồ uống khác.
Bên cạnh đó, Phòng không những phải cạnh tranh với các cửa hàng nằm dưới sự
quản lý trực tiếp của công ty mà còn phải cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh thuộc các
công ty khác và cạnh tranh trực tiếp với các cửa hàng tạp hóa ở trên đường Lương Ngọc
Quyến. Đối thủ cạnh tranh của Phòng là bất cứ đơn vị nào kinh doanh về lĩnh vực thực
phẩm.
Nếu xét theo quan điểm 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter, Phòng sẽ phải
cạnh tranh với ngay các đối tác của mình như Viện Công Nghệ Sinh Học để có thể tăng
sản lượng mà vẫn giữ nguyên được chất lượng như đợt hàng đầu tiên ( Phòng liên kết với
Viện này sản xuất ra một số loại sản phẩm, do khả năng nguồn lực hạn chế, Phòng không
thể tự sản xuất mà Viện sẽ sản xuất và thu hoạch và sơ chế, Phòng chịu trách nhiệm đóng
gói). Cạnh tranh với hệ thống bán lẻ để đưa sản phẩm của mình vào kệ hàng của họ, cạnh
tranh với khách hàng để bán được với mức giá hời ( khách hàng của Phòng phần lớn
thuộc những người bán lẻ)
Phần 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG
MARKETING CỦA CÔNG TY VÀ CỦA PHÒNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
1.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Nhờ đầu tư có trọng điểm và đúng hướng (không chỉ cho cơ sở vật chất mà cả cho

nguồn nhân lực…) nhằm đảm bảo cam kết về chất lượng sản phẩm, đủ sức thoả mãn
được cả những đơn đặt hàng khắt khe về chất lượng sản phẩm…công ty TNHH Nhà nước
một thành viên Thực phẩm Hà Nội đã gặt hái được những kết quả rất khả quan.



Cụ thể, doanh thu của công ty không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước: năm
2003: 125.638 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 19.8%, năm 2004: 150.514 tỷ đồng,
năm 2005: 182.436 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 21.2%, năm 2006: 224.396 tỷ
đồng, tương ứng với tốc độ tăng 23%. Điều này cho thấy, công ty đã không ngừng cố
gắng để nâng cao tốc độ tăng trưởng.
Giá vốn hàng bán có xu hướng giảm dần, từ 88% doanh thu thuần (2003), xuống còn
87.8% (2004) đến 86.9% (2005) chứng tỏ công ty đã cố gắng tiết kiệm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm. Tuy nhiên mức giảm này còn thấp, công ty cần thực hiện tốt hơn.
Mặc dù trong 3 năm qua, công ty đã mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận và miền
Trung, miền Nam, nhưng doanh thu bán hàng tiêu thụ được ở các tỉnh so với thị trường
Hà nội vẫn có sự chênh lệch đáng kể. Điều này có thể do công ty chưa thực sự chú trọng
đến các thị trường tiềm năng mà chỉ tập trung chủ yếu phục vụ thị trường Hà nội. Hoặc có
thể do mức giá bán trên các thị trường mới chưa có sự ưu tiên rõ rệt, dẫn tới không kích
thích được sức tiêu dùng của người dân
2. Những hoạt động marketing
2.1 Hoạt động marketing của công ty
Do công ty là DNNN với sự bảo thủ nổi tiếng của khối doanh nghiệp này, và được
hình thành từ thời bao cấp, nên không hề có hoạt động phân đoạn thị trường hay lựa chọn
thị trường mục tiêu. Tuy nhiên, nhìn vào sản phẩm và giá của chúng thì bản thân tôi có
vài nhận xét về khách hàng của công ty Thực phẩm Hà nội: họ là những người có thu
nhập trung bình, số ít có thể có mối cảm tình với thời bao cấp, những người này không
quá kĩ tính về bao bì, quyết định mua của họ không dựa trên sự nổi tiếng của thương hiệu
hay bắt mắt của bao bì, họ chọn sản phẩm của công ty đơn giản vì thấy nó có giá rẻ hơn.
Như vậy nhóm thị trường mà công ty phục vụ hiện nay là nhóm có thu nhập trung bình,

hơi nghiêng về trung bình thấp. Họ sống rải rác, thường mua ở các cửa hàng quen hơn là
ở siêu thị, mức độ trung thành không cao. Họ sẵn sàng rời bỏ sản phẩm của doanh nghiệp



nếu thấy sản phẩm của công ty khác có giá rẻ hơn, hoặc giá ngang bằng nhưng mang lại
cho họ nhiều lợi ích phụ thêm hơn.
Từ trước đến giờ, công ty chưa hề nghĩ đến việc áp dụng định hướng marketing
vào trong kinh doanh, hoạt động kinh doanh mang tính chủ quan và áp đặt. Định vị cũng
như các công việc khác của marketing là điều quá xa vời với công ty. Dù vậy, không cần
đợi công ty phải cất công xây dựng, thị trường cũng tự định vị cho sản phẩm của công ty
thông qua những gì họ nhận được từ việc mua sản phẩm đó. Khác với Trung Thành – với
biểu tượng mặt trời mọc, gợi nên một sự mới lạ trong lĩnh vực rau quả đóng hộp truyền
thống – thì cảm nhận về sản phẩm của công ty Thực phẩm Hà nội lại là sự cũ kĩ, lạc lõng
và nhàm chán. Hiện không có số liệu để xác định vị trí chính xác của công ty so với các
đối thủ cạnh tranh, nhưng có thể nói, trong con mắt người tiêu dùng, sản phẩm của công
ty là loại hàng rẻ tiền. Còn về thương hiệu của công ty trong tâm trí khách hàng nói chung
rất mờ nhạt, điều này chủ yếu do công ty không có chiến lược định vị.
Năm 2006, phòng thị trường (phòng marketing) đã được thành lập, đánh dấu những
đổi mới trong cách nhìn nhận về vai trò của marketing trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
Một năm là quãng thời gian không nhỏ nhưng thực sự còn ít ỏi đối với phòng thị
trường của một doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực như Công ty thực phẩm Hà
nội để có thể phát huy hết khả năng và hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ của mình. Do đó, dù
phòng thị trường đã thành lập được một năm, nhưng việc phân đoạn thị trường, lựa chọn
thị trường mục tiêu cũng như định vị sản phẩm vẫn còn nằm trong kế hoạch của những
năm sắp tới. Bởi vì, chỉ riêng việc xem xét lại hệ thống phân phối của công ty trên địa bàn
Hà nội, và việc xây dựng cửa hàng riêng của phòng thị trường cũng đủ làm cho họ quá
bận rộn. Trong năm vừa qua, phòng thị trường đã làm các việc sau:
 Hệ thống lại mạng lưới phân phối của công ty

 Lập danh sách khách hàng



 Tổ chức hàng tuần, hàng tháng, thăm khách hàng theo lịch, xem xét tiềm lực
khách hàng để có chế độ hậu mãi phù hợp
 Lên lịch cung cấp hàng cho khách
 Xem xét các mặt hàng có khả năng thành công trên thị trường cao, đề xuất ý kiến
với bộ phận sản xuất của công ty
 Vào các ngày lễ thì tham mưu cho các đơn vị lên chương trình khuyến mãi
 Nghiên cứu thị trường hay về khách hàng thì chưa có, kể cả tự công ty tổ chức hay
là mua dữ liệu từ các tổ chức khác, phòng mới chỉ thực hiện việc đánh giá về
khách hàng dựa trên sự quan sát trong mỗi lần thăm viếng.
Trong những năm tới đây, phòng thị trường sẽ lãnh một trách nhiệm rất quan trọng,
đó là xây dựng thương hiệu cho công ty, bao gồm cả việc thiết kế lại logo của công ty, lập
khẩu hiệu… và xây dựng trang web cho công ty.
2.2 Hoạt động marketing của phòng kinh tế - đối ngoại
Do hoạt động làm trung gian xuất nhập khẩu được coi là công việc làm thêm của
Phòng nên tôi sẽ không xét các sản phẩm đó trong mục này. Định hướng của Phòng với
công việc này là không hạn chế các đơn hàng nếu nó không vi phạm Pháp luật, hoặc ảnh
hưởng tới hoạt động của Phòng.
Hoạt động làm đại lý cho một số sản phẩm cũng không được nhắc đến trong mục
này vì: thứ nhất, Phòng chỉ là một mắt xích trong chuỗi kênh phân phối củacác doanh
nghiệp sản xuất các mặt hàng này, việc định giá đã do họ ấn định, Phòng không có sự
cạnh tranh về giá với các đại lý khác. Thứ hai, các doanh nghiệp này thực hiện chiến lược
đẩy rất tốt, mặt hàng của họ rất được người dân ưa chuộng, do đó, việc phân phối nó là
khá dễ. Thứ ba, Phòng thực sự cũng không làm marketing trong lĩnh vực này.
Như vậy, ở đây, tôi chỉ xét đến các sản phẩm của riêng Phòng và sản phẩm của
công ty mà Phòng kinh doanh. Riêng cửa hàng QFoods do loại hình hơi đặc biệt nên sẽ
được xét riêng.




Phòng có 4 địa điểm để kinh doanh, đã cho thuê hai nơi, hiện chỉ còn lại 2 địa
điểm: một ở 61 Lương Ngọc Quyến, vừa bán hàng tạp phẩm, vừa là trụ sở văn phòng;
một ở 153 Giảng Võ, kinh doanh cửa hàng ăn QFoods.
Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu: Phòng kinh tế đối ngoại là một bộ phận
trong công ty Thực phẩm Hà nội, và nó cũng không thoát khỏi tư tưởng bảo thủ của công
ty. Do đó, việc thực hiện phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu để đầu tư
tập trung khai thác đã không được Phòng chú trọng đến trong những năm trước. Sang
năm 2006, cùng với làn gió mới thổi vào công ty, Phòng cũng đã có nhận định khác về
việc thực hiện các hoạt động này và lập ra bộ phận kinh doanh kèm luôn công tác
marketing. Bước đầu, Phòng đã xác định lại khách hàng hiện tại của mình.
Đối với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng, Phòng xác định họ là những
người thuộc tầng lớp trung lưu, ưa chuộng đồ ăn truyền thống nhưng không có đủ thời
gian để tự làm nên phải mua đồ làm sẵn, họ là những người mua hàng theo lí trí, không bị
những ảnh hưởng hào quang của quảng cáo hay chạy theo số đông, với họ, sản phẩm
được chọn lựa sẽ phụ thuộc vào những tiêu chuẩn mà nó đáp ứng được và qua sự tự cảm
nhận của bản thân. Giá cũng có thể là một yếu tố trong số những tiêu chuẩn của họ. Nói
chung thì về mặt hàng thực phẩm, khách hàng của Phòng cũng khá giống khách hàng của
công ty (đã được phân tích ở trên)
Đối với khách hàng công nghiệp là những nhà bán lẻ như các cửa hàng bán đồ khô,
các siêu thị , Phòng xác định cần phải thu hút họ càng nhiều càng tốt. Đặc điểm của các
đối tượng này là làm việc dựa trên uy tín và sự quen biết, phân bố rải rác trên địa bàn Hà
nội, với các cửa hàng thì qui mô tương đối nhỏ, do đó Phòng có chiến lược liên kết với
một số nhà bán lẻ lớn, có uy tín ở mỗi khu vực trên địa bàn Hà nội để từ đó có thể thu hút
các nhà bán lẻ khác.
Định vị của Phòng với các đối tượng này dựa trên 2 yếu tố: là chất lượng (cao) và
giá (vừa phải). Mục tiêu định vị của Phòng là trong 5 năm nữa Phòng sẽ trở thành đơn vị




kinh doanh mạnh nhất của công ty. Nhắc đến tên công ty Thực phẩm Hà nội là người ta
nghĩ ngay đến Phòng kinh tế đối ngoại.
Phòng thực hiện chiến lược đẩy, tác động đến các khách hàng nhà bán lẻ, từ đó các
khách hàng này sẽ có biện pháp để tác động đến người tiêu dùng cuối cùng.
Hiện tại, Phòng đang thực hiện việc xây dựng thương hiệu của phòng gắn liền với
sản phẩm đặc trưng như là mộc nhĩ cánh dày không chân, nấm mỡ…. Do phòng không có
logo riêng, do đó việc khuếch trương sẽ thông qua địa chỉ của phòng, ghi dưới tên công
ty.
Đối với cửa hàng QFoods: Phòng xác định khách hàng là những đối tượng có thu
nhập trung bình khá trở lên, phần đông là giới văn phòng, ưa sự mới lạ, thích khám phá,
dễ chấp nhận các món ăn phương Tây. Họ là những người điển hình của lối sống hiện đại,
bận rộn, không có nhiều thời gian để dành cho việc nội chợ, do đó hay mua đồ ăn sẵn, hay
đi ăn ngoài. Những người này hay mua đồ làm sẵn trên đường về nhà, quan tâm chủ yếu
đến chất lượng của sản phẩm, đặc biệt họ rất chú ý đến hàm lượng chrolesteron trong thức
ăn. Nói chung họ là những người khá kĩ tính. Họ cũng thích liên tục thay đổi khẩu vị, đòi
hỏi các món ăn mới, lạ, hấp dẫn. Những người này có nhu cầu giao tiếp, đi chơi với bạn
bè rất cao, do đó cũng kéo theo nhu cầu ăn ngoài cao. Họ cũng đòi hỏi phải được phục vụ
lịch sự, trong một không gian trang nhã phù hợp với tần lớp của họ. Ngoài ra, còn có một
nhóm đối tượng khác khá đông đảo, đó là nhóm học sinh, sinh viên. Nhóm này ngoài đặc
điểm gia đình khá giả ra, còn là những người hướng ngoại, rất năng động và hay đi chơi
ngoài. Đó là thế hệ mới của Việt nam, thích dùng đồ sành điệu, dùng hàng ngoại, chạy
theo các xu hướng thời thượng của thế giới và rất nhanh chóng tiếp thu văn hóa phương
Tây, trong đó có đồ ăn nhanh. Nhóm này thích có không gian rộng, thích sự nghịch ngợm,
trẻ trung, ưa những đồ hiện đại, kiểu cách và độc chiêu. Nói chung, các khách hàng Việt
nam của đồ ăn nhanh vẫn thích được phục vụ hơn là phải đứng đợi ở quầy như mô hình
của các nhà hàng ăn nhanh trên thế giới.




Mục tiêu định vị của Phòng cho cửa hàng QFoods là trong 5 năm tới sẽ là hệ thống
cửa hàng ăn nhanh hàng đầu trên địa bàn Hà nội.
QFoods là một thương hiệu riêng, Phòng dự định sẽ có chiến lược xây dựng
thương hiệu riêng cho nó.
Phần 3: CHÍNH SÁCH MARKETING MIX CỦA PHÒNG
1. Sản phẩm
Sản phẩm của Phòng có thể chia làm 2 dòng: sản phẩm của công ty và sản phẩm
của riêng Phòng phát triển. chiều rộng của danh mục sản phẩm là 8, với chiều dài trung
bình của loại sản phẩm là 5.625 và có mật độ cao, chúng đều là hàng tiêu dùng và cùng đi
qua những kênh phân phối như nhau.
Các sản phẩm của công ty do Phòng kinh doanh:
 Rau quả đóng hộp: 10 thân non xa lát, hành, sung, cà muối; măng lá dầm dấm,
măng lát dầm ớt, măng củ dầm dấm, dưa chuột bao tử, dưa chuột dầm dấm, ớt dầm
dấm, ớt xay nguyên chất, vải nước đường
 Các loại nem: nem thịt, nem cua bể, nem rế, tôm cuốn rế, chả giò, nem gà, nem
thủy sản, nem rế gà, nem chay
 Các loại giò: giò bò, giò gà, giò lụa, giò xào, nem chua đặc biệt
 tương ớt, ớt sốt chua ngọt, dấm gạo
 nước mắm: mắm cốt cá cơm Nha Trang
 thịt tươi sống: thịt lợn
Sản phẩm riêng của Phòng:
 sản phẩm Phòng liên kết với Viện Công Nghệ Sinh học : chủ yếu là các sản phẩm
khô như mộc nhĩ, nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm
 sản phẩm Phòng nhập khẩu: thịt đông lạnh: gà Mỹ, thịt bò, thịt cừu; đồ uống: nước
hoa quả cô đặc, sữa.



Sản phẩm của công ty tiêu thụ kém, không phải do Phòng ưu tiên cho các sản phẩm

của mình, mà thực tế là sức cạnh tranh của chúng không cao.Các mặt hàng không được
phong phú, còn nhiều lĩnh vực bỏ trống. Về bao gói, nhãn mác: kiểu dáng, kích cỡ bao bì
còn nghèo nàn, không sáng tạo, bắt mắt, cách trình bày logo, tên của công ty không được
đồng nhất, không tạo nên sự nhận biết rõ ràng. Với trách nhiệm là một bộ phận kinh
doanh trong công ty, Phòng nên có những đóng góp cho công ty về mặt này. Ví dụ như
thay đổi nắp hộp cho dễ mở hơn, đổi mới kiểu dáng của hộp để tạo khác biệt, cách trình
bày nhãn mác, chỗ trống dành cho tên thương hiệu để nhấn mạnh tên thương hiệu hơn.
Bao bì là kênh truyền thông quí báu. Trái với quảng cáo là việc quảng bá mà công ty phải
thuê mướn, bao bì là việc quảng bá mà công ty sẵn có. Nó là một công cụ xây dựng
thương hiệu rất hiệu quả. Phòng rất cần phải chú ý đến điều này vì hiện tại, ngay cả bao
bì, nhãn mác của Phòng cũng chưa tạo ra mấy giá trị gia tăng cho sản phẩm. Nhãn mác
của một số mặt hàng nấm tươi như nấm mỡ, nấm rơm của Phòng còn dùng giấy photo.
Điều này có thể là dụng ý của Phòng vì người tiêu dùng vốn có suy nghĩ, hàng có nhãn
photo tức là sản phẩm thủ công, tự làm, như vậy thì nó tươi mà không sợ có chất bảo
quản; nhưng đối với một đơn vị như Phòng thì theo ý kiến của tôi không nên làm vậy, vì
Phòng thuộc Công ty Thực phẩm Hà nội, là một công ty có danh tiếng, mặt khác Phòng
lại muốn trở thành đơn vị tiêu biểu cho công ty, do đó Phòng nên chăm chút hơn cho bao
bì nhãn mác của mình.
Về phát triển sản phẩm mới: sản phẩm mộc nhĩ cánh dày không chân chính là một sự
mạnh dạn của Phòng khi liên kết với viện Công nghệ sinh học, mộc nhĩ được cấy vào
nhiều loại gỗ, có những màu sắc khác nhau trông khá bắt mắt. mộc nhĩ này hơn mộc nhĩ
thường bán theo cân ở các cửa hàng đồ khô ở chỗ cánh của nó dầy hơn, to hơn, và đặc
biệt, nó đã được cắt bỏ chân gỗ, như vậy là nó đã giản tiện rất nhiều cho người nội trợ.
Ngoài ra, sản phẩm còn có bao gói đẹp, lịch sự, nhãn được làm từ giấy tốt, in màu rất hấp
dẫn, chứng tỏ sản phẩm có chất lượng cao. Sản phẩm này mới lần đầu ra mắt đã nhận
được sự ưa thích của khách hàng. Tết năm nay 2007, Phòng đã sản xuất gấp 3 số lượng



năm ngoái mà vẫn cháy hàng. Đây vừa là điều đáng mừng, nhưng cũng là điều đáng lo vì

khả năng dự báo cầu của Phòng còn kém hiệu quả, dẫn đến việc lỡ mất cơ hội bán hàng.
Cửa hàng ăn QFoods cũng là một sản phẩm mới của Phòng. Cửa hàng chuyên cung
cấp các loại cơm đĩa, cơm văn phòng, đồ ăn nhanh được chế biến từ thực phẩm nhập
khẩu. Lúc đầu, Phòng chỉ định mở cửa hàng với mục đích để quảng bá cho mặt hàng thực
phẩm nhập khẩu. Nhưng do nhu cầu tiêu thụ của cửa hàng quá mạnh nên Phòng đã quyết
định sẽ xây dựng một hệ thống cửa hàng cung cấp cơm văn phòng và đồ ăn nhanh, với
món thịt được chế biến từ thực phẩm nhập khẩu với thí điểm là cửa hàng ở 153 Giảng Võ.
Nếu cửa hàng này thành công, Phòng sẽ xin công ty cho phép nhân rộng ra toàn Hà nội và
sau đó có thể là trên toàn quốc. Chất lượng của các món ăn ở đây đã được khẳng định bởi
các đầu bếp sành sỏi của các nhà hàng cao cấp tại Hà nội. Giá cả các món rẻ hơn so với
các nhà hàng cùng cấp. Đội ngũ nhân viên lịch sự, nhiệt tình. Tuy nhiên, do mới thành
lập, và do Phòng cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng,
hiện nay việc thiết kế xây dựng thương hiệu cho cửa hàng còn chậm chạp. Trang trí trong
cửa hàng còn sơ sài. Tóm lại, còn thiếu khá nhiều yếu tố khác để đưa cửa hàng đến việc
kinh doanh thành công. Điều này cần Phòng phải đầu tư vào cửa hàng mạnh tay hơn.
2. Phân phối
Ở đây chỉ xét hệ thống phân phối đối với các mặt hàng thực phẩm mà Phòng trực tiếp
kinh doanh.
Phòng sử dụng 2 kênh phân phối: kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp.
 Kênh phân phối trực tiếp: chiếm vị trí nhỏ trong doanh thu của Phòng, vì thực ra
Phòng chỉ dùng một địa điểm để bán hàng, mà diện tích của địa điểm này cũng
khá nhỏ, khoảng 12m
2
. Phần lớn doanh thu đến từ kênh phân phối gián tiếp.
 Kênh phân phối gián tiếp ( kênh 1 cấp): Phòng bán sản phẩm của mình thông qua
các nhà bán lẻ. Mạng lưới này hiện còn nhiều chỗ trống. Do khả năng của Phòng
còn hạn chế, nhưng tham vọng khá lớn là muốn sản phẩm của mình được tiêu thụ




rộng khắp Hà nội, nên tại mỗi một khu vực, Phòng mới chỉ có thể liên kết và tạo
mối quan hệ bền chặt với một số người bán lẻ có uy tín ở đó mà chưa vươn tới
được những khách hàng nhỏ hơn. Đấy là lí do hiện tại mạng lưới phân phối của
Phòng còn thưa.
Thực ra thì Phòng cũng chưa khai thác hết các địa điểm của mình. Phòng đã cho thuê
2 nơi- một nửa số mặt bằng mà Phòng có. Thậm chí, ngay cả ở 61 Lương Ngọc Quyến
Phòng cũng không dùng hết diện tích mà hơn một nửa cho nhân viên của công ty Thực
phẩm Hà nội thuê để kinh doanh nhà hàng ăn.
3. Giá
Cách tính giá của Phòng:
 Trước hết, lấy toàn bộ chi phí làm nền tảng
 Thứ hai, đối chiếu với giá của các đối thủ cạnh tranh
 Thứ ba, nếu giá của cạnh tranh cao hơn chi phí Phòng ước tính thì tùy vào mức lợi
nhuận mong muốn Phòng sẽ quyết định giá ngang bằng hoặc thấp hơn giá cạnh
tranh. Nếu giá cạnh tranh mà ngang bằng hoặc thấp hơn chi phí, Phòng sẽ điều tra
nguyên nhân của sự việc này xuất phát từ đâu: từ nguồn cung cấp rẻ hay do chi phí
của Phòng quá cao, Phòng đã không tận dụng các nguồn lực để giảm chi phí tối đa
hay là từ những nguyên nhân khác và đưa ra biện pháp giải quyết.
Thông thường thì giá của Phòng, cũng như giá của công ty, đều là giá rẻ nhất. Tuy
nhiên, Phòng cũng đã nhận thấy xu hướng tiêu dùng của xã hội đã vượt qua thời kì ăn no,
mặc ấm; do đó, Phòng đã mạnh dạn phát triển các loại sản phẩm có chất lượng cao, giá
cao như mộc nhĩ cánh dày không chân: giá mộc nhĩ ở các cửa hàng đồ khô là 5000đ/lạng,
nhưng sản phẩm của Phòng với giá bán buôn là 6500đ/lạng, cao hơn hẳn so với loại mộc
nhĩ thường. Và minh chứng cho nhận định đúng đắn của Phòng là sản lượng tiêu thụ tăng
vọt của loại mộc nhĩ này.

×