Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tài liệu TIỂU LUẬN: Một vài giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng giầy dép Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.13 KB, 25 trang )

TIỂU LUẬN:

Một vài giải pháp kiến nghị nhằm
tăng cường khả năng cạnh tranh
của hàng giầy dép Việt Nam tại thị
trường Hoa Kỳ


Lời mở đầu

Phân công lao động quốc tế ngày càng trở lên sâu sắc. Chính yếu tố này nó
tạo ra các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước. Sự hợp tác giữa các nước
được biểu hiện một cách sinh động qua hoạt động ngoại thương. Việt Nam là một
nước đang phát triển cũng đã có và đang có những động thái tích cực nhằm tham
gia vào nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên khi còn nhiều bỡ ngỡ khó khăn trong q
trình hội nhập nhưng chúng ta đã thu được một vài kết quả đáng khích lệ.
Hoạt động xuất khẩu của nước ta trong thời gian gần đây đã có sự tăng
trưởng mạnh. Sự tăng trưởng này đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
Cũng như các mặt hàng xuất khẩu khác hàng giầy dép của nước ta đã có những
bước tiến mạnh mẽ trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong đó thị trường
Mỹ là một trong những thị trường hàng đầu. Thị trường này đã có nhu cầu đa dạng
về mẫu mã và chất lượng. Đây là điều kiện tốt để sản phẩm của Việt Nam xâm nhập
sâu hơn nữa vào thị trường này. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng sản phẩm của
chúng ta còn hạn chế về nhiều mặt cả về mẫu mã chất lượng giá cả. Chính vì vậy
để giữ vững và phát triển hơn nữa thị trường này chúng ta cần phải có những giải
pháp cụ thể để nâng cao năng lực sản xuất cũng như năng lực cạnh tranh của sản
phẩm.
Trong khuôn khổ đề án này. Em xin nêu ra một vài điểm về năng lực sản
xuất của ngành giầy dép Việt Nam. Thị trường giầy dép của Hoa Kỳ. Từ đó em xin
nêu ra Một vài giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của
hàng giầy dép Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ.


Về bố cục của đề án ngoài phần tài liệu tham khảo, phần mở đầu, phần kết
thúc. Đề án được chia thành:
Phần I: Năng lực sản xuất và xuất khẩu hàng giầy dép của Việt Nam
Phần II: Thực trạng xuất khẩu hàng giầy dép của Việt Nam vào thị trường
Hoa Kỳ
Phần III: Một vài kiến nghị nhằm khai thác tốt hơn thị trường giầy dép Hoa
Kỳ


chương I
sản xuất và xuất khẩu giầy dép của Việt Nam

I. Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng giầy da của Việt Nam
Để sản xuất và xuất khẩu được thì nó phụ thuộc trước hết vào các nhân
tố chủ quan của sản xuất, và thứ hai đó là nhu cầu thị trường.
1. Các nguồn lực phục vụ cho sản xuất hàng giầy dép của Việt Nam.
Khi nói đến nguồn lực cho sản xuất người ta thường để cập đến các
nhân tố quan trọng như lao động, vốn, nguyên vật liệu, công nghệ, cơ sở hạ
tầng…
1.1. Các yếu tố về nguồn nhân lực
Như chúng ta đều biết Việt Nam là một nước có dân số trẻ với 80 triệu
dân trong đó khoảng 50% là trong lực lượng lao động 42% dưới tuổi lao động
điều này khẳng định một điềulà Việt Nam có một lực lượng lao động đơng
đảo trẻ và có sức khẻo. Lực lượng lao động này có vai trò quan trọng đặc biệt
trong các ngành cần nhiều lao động như ngành giầy dép. Với số lượng đông
đảo kết hợp với chất lượng ngày càng được bổ xung và nâng cao. Chính các
yếu tố này góp phần giúp doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, áp dụng
khoa học cơng nghệ mới từ đó nâng cao năng suất lao động và cả hiệu quả
kinh doanh
Nguồn lao động phổ thông phục vụ cho sản xuất có thể coi là thế mạnh

trong q trình hội nhập, bn bán với thị trường nước ngoài. Tuy nhiên đội
ngũ lao động chất lượng phục vụ cho sản xuất lại cực kỳ thiếu thốn, trình
độcũng chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất chính vì vậy mà các sản
phẩm của Việt Nam có mẫu mã đơn điệu và thường xuyên phải gia công chế
biến cho các hàng nổi tiếng trên thế giới dĩ nhiên là làm theo mẫu mã của họ.
Khi làm như vậy mãi dù doanh nghiệp vẫn có việclàm nhưng thực tế thì hiệu
quả sản xuất khơng cao do giá trị gia tăng thấp và quan trọng hơn đó là doanh
nghiệp khơng thể quảng bá được hình ảnh của mình vì vậy tên tuổi của doanh


nghiệp trên thị trường có thể nói là tương đối mù mịt. Trong tương lai gần thì
vấn đề này cần phải được giải quyết một cách triệt để nếu ngành này cần phải
được giải quyết một cách triệt để nếu ngành giầy dép muốn đứng và bước đi
bằng chính đơi chân của mình.
1.2. Cơng nghệ sản xuất
Như chúng ta đều biết các doanh nghiệp Việt Nam với tiềm lực nhỏ của
mình rất khó có khả năng đầu tư lớn đặc biệt đầu tư đồng bộ một hệ thống
máy móc . Chính vì vậy mà cơng nghệ sản xuất của các doanh nghiệp thường
là cũ kỹ lạc hậu, chấp vá. Tuy có một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư
cho công nghệ sản xuất nhưng xét một cách chung nhất thì mặt bằng cơng
nghệ sản xuất của ngành giầy dép Việt Nam ở trong tình trạng lạc hậu chấp
vá. Chính yếu tố này nó làm cho chấtlượng sản phẩm bị hạn chế, nguồn
nguyên vật liệu bị lãng phí, năng xuất lao động giảm từ đó mà rất khó có thể
cạnh tranh về giá do chi phí sản xuất cao. do vậy trong tương lai doanh nghiệp
cũng nhưn àh nước phải có sự kết hợp cùng nhau để tháo gỡ vấn đề này. Bằng
các nhà nước đầu tư cho hoạt động nghiên cứu sản xuất các cơng nghệ mà
mình có khả năng đồng thời cho doanh nghiệp vay các khoản vốn ưu đãi cả về
thời gian và lãi xuất để doanh nghiệp tiến hành mua sắm cơng nghệ. Trong
q trình mua sắm công nghệ cần phải chú ý tránh mua phẳinhngx công nghệ
lạc hậu mà thế giới đã thải ra gây lãng phí cho doanh nghiệp và cho xã hội.

1.3. Nguồn vốn cho sản xuất
Việt Nam một nước đang phát triển ở trình độ thấp chính vị vậy mà các
doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này
có quy mơ nhỏ vì vậy mà nguồn vốn cũng bị hạn chế. Thiếu vốncho mở rộng
sản xuất kinh doanh là một vấn đề được coilà thường xuyên với doanh nghiệp
thiếu vốn nó bó buộc doanh nghiệp trong việc đầu tư cải tiến công nghệ, mua
sắm nguyên vật liệu. Chính vì vậy mà sức cạnh tranh về quy mơ bị hạn chế
trong tương lai nhà nước cần có những cơ chế chính sách giúp doanh nghiệp
đầu tư phát triển, có các chính sách nhằm thu hút các nguồn đầu tư hỗ trợ từ
nước ngoài một cách hiệu quả. Về phía nhà nước thì như vậy doanh nghiêp


cũng phải có những động thái để tự mình khắc phục khó khăn như tìm kiếm
nguồn đầu tư, và đặc biệt là phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh
nghiệp với nhau để tận dụng nhữnglợi thế của nhau, hạn chế những hạnchế ở
mức thấp nhất. Đặc biệt trong việc bn bán trên thị trường quốc tế thì liên
kết nó cho doanh nghiệp có lợi thế vì quy mơ trong q trình cạnh tranh.
Chính vì vậy giải quyết vấn đề này khơng thể phó mặc cho Nhà nước hay
doanh nghiệp mà phải có sự kết hợp cả hai.
1.4. Nguồn nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu được coi là nguồn hậu cần cho sản xuất. Thiếu nó thì
q sản xuất không thể phát triển được. Quan trọng là như vậy tuy nhiên một
thực trạng trong ngành sản xuất giày dép của Việt Nam là tình trạng thiếu
nguyên liệu chầm trọng điều này được thể hiện ở chỗ. Theo thống kê thì giá
trị nội địa của hàng giầy dép xuất khẩu của Việt Nam chỉ vào khoảng 25 
điều đó có nghĩa là Việt Nam nhập khẩu từ 75-80 nguyên phụ liệu. Việc
nhập khẩu nguyên phụ liệu nó có ảnh hưởng bất lợi cho sản xuất. Điều này
được thể hiện ở một số điểm sau.
Thứ nhất thiếu nguồn nguyên vật liệu nó làm cho sản xuất thụ động.
Đặc biệt trong những lúc nguồn hàng khan hiếm doanh nghiệp khơng có khả

năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng dẫn tới các khách hàng cả quen thuộc
và mới phải tìm nguồn khác vì vậy doanh nghiệp vừa mất cơ hội làm ăn vừa
mất uy tín trong kinh doanh.
Thứ hai là việc phải nhập khẩu nguồn ngun vật liệu nó làm cho chi
phí sản xuất gia tăng do giá nhập khẩu bao giờ cũng cao hơn giá của hàng hố
trong nước chính vì vậy mà giá thành của sản phẩm cao và điều đó đồng nghĩa
với giá bán cao. Kết hợp giữa giá cao và các yếu tố hạn chế về chất lượng, uy
tín thì sức cạnh tranh của hàng hố bị hạ thấp từ đó mà cơ hội xâm nhập thị
trường gặp nhiều khó khăn.
Giải quyết vấn đề nguồn nguyên vật liệu cho ngành giầy dép phải có
sự kết hợp của nhiều ngành có liên quan trong đó vai trị định hướng của
chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của bộ nơng nghiệp và phát triển nông thôn,


và ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu. Sự kết hợp này càng chặt chẽ
bao nhiêu thị việc giải quyết vấn đề càng hiệu quả bấy nhiêu.
1.5. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, lưu thông.
Cơ sở hạ tầng ở đây được hiểu theo nghĩa đó là hệ thống giao thơng vận
tải điện, nước thứ góp phần quan trọng trong vấn đề sản xuất lưu thơng hàng
hố. Đặc bịêt trong hoàn cảnh hiện nay xu thế hợp tác và phân công lao động
ngày càng diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc. Chính sự phân cơng lao động sâu sắc
làm cho mỗi doanh nghiệp chỉ tiến hành sản xuất một khâu tron sản phẩm. Rồi
thì vấn đề chuyên chở nguyên vật liệu tới nơi sản xuất và chuyển hàng hố ra
thị trường. Q trình này địi hỏi một hệ thống giao thông thuận tiện và đồng
bộ. Sự thuận tiện và đồng bộ của hệ thống giao thơng nó cịn có tác động lớn
trong việc giảm chi phí kinh doanh góp phần hạ giá thành trong sản xuất và
lưu thơng.
Mặc dù nguồn lực phục vụ cho sản xuất của ngành giầy dép Việt Nam
có những điểm mạnh nhưng cũng có khơng ít điểm yếu cần phải được khắc
phục trong thời gian tới. Nhưng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp và những

hỗ trợ hiệu quả của nhà nước các doanh nghiệp Việt Nam đã có được những
thành cơng nhất định trong việc xuất khẩu cũng nhưn trong việc đáp ứng nhu
cầu trong nước. Một số nhãn hiệu đã khẳng định được vị thế trên thị trường
như Bitis, Bitas, giầy Thượng Đình, giầy Hà nội...
2. Tình hình xuất khẩu hàng giầy dép của Việt Nam.
Như đã nói ở trên thì với những điểm được cũng như chưa được trong
nguồn lực cho sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên hàng giầy dép của Việt Nam
trên thị trường cũng đã và đang có một vị trí xứng đáng trên thị trường thế
giới. Điều này được thể hiện ở chỗ.
2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép của Việt Nam.
Với những nỗ lực của các cấp, các ngành cũng như các doanh nghiệp
trong thời gian vừa qua. Hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng


giầy dép nói riêng đã đạt được những thành tịu tio lớn. Trong đó hàng giầy
dép có đóng góp to lớn vào xuất khẩu của Việt Nam.
Bảng 1: Tình hình xuất khẩu của Việt Nam.
Năm

2001

2002

2003

2004

Kim ngạch xuất khẩu(tỉ USD)

15


16,7

19,9

26,5

Tăng trưởng(%)

3,8

11,2

19

19,7

Kim ngạch xuất khẩu giầy dép (tỷ USD)

1,578

1,867

2,268

2,692

Tăng trưởng(%)

20,6


18,3

21,5

18,7

Tỉ lệ đóng góp của xuất khẩu (%)

10,58

11,18

13,4

10,16

Hàng giầy dép vào xuất khẩu (%)

Từ bảng số liệu trên ta cũng thấy được tỉ lệ xuất khẩu hàng giầy dép
trong tổng lượng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam là tương đối lớn. Nó là
mặt hàng có vị trí đứng thứ 3 trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam. Tuy nhiên so với tổng nhu cầu hàng giầy dép của thế giới con số này
vẫn còn rất hạn chế chỉ đơn cử như thế này: Tại thị trường Mỹ do nhu cầu
hàng giầy dép khoảng 17,8 tỷ USD/ năm vậy mà Việt Nam chỉ xuất sang đó
được khoảng 550 triệu USD chiếm 3,1 thị phần xuất khẩu sang EU khoảng
1,24 tỷ USD những con số trên cho thấy Việt Nam cần cố gắng hơn nữa trong
việc khai thác tốt hơn các nguồn lực vẫn còn mang lại lợi thế để phục vụ cho
sản xuất hàng xuất khẩu trong đó có hàng giầy dép.
2.2. Một số thị trường trọng điểm của giầy dép Việt Nam.

Trong những năm qua với những nỗ lực của mình. Việt Nam đã có quan
hệ thương mại với nhiều nước và khu vực trên thế giới. Đối với hàng giầy dép
Việt Nam đã và đang có quan hệ với một số nước lớn như Nhật, Mỹ, EU.


Trong thời gian tới chúng ta phấn đấu tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này.
Trong mục tiêu năm nay
- Năm 2005 chúng ta vẫn tiếp tục củng cố và giữ vững các thị trường
này cụ thể là: kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt 3,5 tỷ USD tăng khoảng 30%
so với năm 2004. Trong đó: thị trường EU phấn đấu tăng khoảng 15-20%, thị
trường Hoa Kỳ tăng khoảng 40%, và Nhật Bản tăng khoảng15% để làm được
điều này thì việc đầu tư cải tiến chất lượng, mẫu mã, giá cả và công tác xúc
tiến thương mại cần được quan tâm đúng mức.
II. Thị trường Hoa Kỳ đối với sản phẩm giầy dép.
Ai cũng biết rằng để bán được hàng thì sản phẩm được sản xuất ra phải
phù hợp với nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy mà cơng việc nghiên cứu thị
trường đặc biệt có vai trị quan trọng. Quá trình nghiên cứu thị trường phải
chỉ ra được những vấn đề sau: thứ nhất là đặc điểm của thị trường (người tiêu
dùng). Thứ hai là nhu cầu thị trường đến đâu, thứ ban là mức độ cạnh tranh
trên thị trường.
1. Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ
Chúng ta biết rằng Hoa Kỳ là một nước Liên Bang với nhiều dân tộc,
nhiều nền văn hoá khác nhau và thu nhập của người dân cũng khác nhau.
Chính vì vậy mà phong cách tiêu dùng của người dân cũng rất khác nhau.
Chính những đặc điểm này địi hỏi hàng hố phải đa dạng về mẫu mã, chất
lượng, cũng như giá cả. Theo kết quả của một vài cuộc điều tra cho thấy
người dân Hoa Kỳ khá giản dị, cởi mở nhưng lại là những người khá thực
dụng. Tại thị trường này cơng cụ giá có vai trị khá lớn họ thường thích mua
hàng rẻ. Nhưng những hàng hố này phải đáp ứng những yêu cầu nhất định vì
chất lượng họ cho rằng hàng hố có chất lượng đảm bảo khi nó được sản xuất

dựa trên hệ thống quản lý chất lượng quốc tế mà điển hình là zso 9000.
Về phía người tiêu dùng là như vậy nhưng cịn phía chính Phủ họ cũng
có những tác động trong việc nhập khẩu hàng hố. Họ có những quy định hết
sức ngặt nghẽo về chất lượng sản phẩm các quy định này được thể hiện trong
luật của Liên Bang và trong luật của từng bang chính vì vậy doanh nghiệp


muốn xuất khẩu vào thị trường này thì cần phải hiểu rõ luật pháp khơng
những của Liên Bang, mà cịn phải của từng bang. Pháp luật Hoa Kỳ được
phân làm hai mảng đó là cơng pháp tư pháp. Trong đó cơng pháp là những
văn bản pháp luật do chính quyền các cấp ban hành còn tư pháp là việc xét xử
các vụ án dựa theo các án trước đã tuyên được gọi là các án lệ. Chính vì vậy
mà hệ thống luật pháp của Mỹ là hết sức phức tạp. Địi hỏi doanh nghiệp phải
có sự đầu tư tìm hiểu kỹ càng.

2. Thị trường giầy dép của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ với dân số khoảng 279 triệu người, với nhiều dân tộc khác
nhau, nhiều nền văn hố khác nhau chính vì vậy nhu cầu về hàng hố nói
chung và hàng giầy dép nói riêng hết sức đa dạng. Hiện nay thị trường Hoa
Kỳ có nhu cầu về hàng giầy dép khoảng 17,8 tỷ USD/ năm. Đây là thị trường
tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất giầy dép của Việt Nam. Tuy nhiên
cũng phải thấy rằng do đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ là dải hàng hóa yêu
cầu một số lượng mẫu mã đa dạng và một chất lượng chải dài theo nhiều mức
độ chính vì vậy mà biện pháp cho các doanh nghiệp để thâm nhập tốt hơn thị
trường là phải đa dạng hoá sản phẩm. Đây là một điều không dễ thực hiện do
hiệnh nay nguồn lao động chất lượng cao, trong đó chủ chốt là lực lượng thiết
kế của Việt Nam đang thiếu cả về số lượng và chất lượng.
3. Một số nhà cung ứng hàng giầy dép vào thị trường Hoa Kỳ.
Với nhu cầu hàng năm khoảng 17,8 tỷ USD. Hoa Kỳ là một trong
những thị trường hấp dẫn đối với các nước xuất khẩu giầy dép. Do vậy mức

độ cạnh tranh tại thị trường này khá gay gắt. Các nhà xuất khẩu chủ yếu cạnh
tranh thông qua giá cả, mẫu mã và cả hệ thống kênh phân phối. Theo thống kê
thì tại thị trường Hoa Kỳ có sự góp mặt của các đại gia sản xuất dệt may trong
đó đứng đầu là Trung Quốc, Italy và thứ ba là Brazil. Việt Nam với kim ngạch
khoảng 550 triệu USD/ năm xếp ở vị trí thứ tư. Việc cải thiện vị trí đối với


ngành giày dép của Việt Nam tại thị trường này là khá khó khăn vì hiện nay
kim ngạch xuất khẩu của chúng ta mới chỉ bằng già nửa kim ngạch của nước
thứ ba là Brazil. Vấn đề đặt ra hiện nay khơng phải là cải thiện vị trí mà là
nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Bằng cách giảm giá thành sản xuất, đa dạng hoá
mẫu mã sản phẩm và cố gắng tiếp cận hơn nữa thị trường bằng hệ thống kênh
phân phối của chính mình. Bởi vì trên các mặt này thì Việt Nam đều yếu hơn
các nước khác. Đơn cử như về giá thì hàng Việt Nam đắt hơn từ 10-20% so
với hàng Trung Quốc.
Cạnh tranh trên thị trường này hàng Việt Nam còn phải chịu một bất lợi
nữa đó là do Việt Nam chưa phải là thành viên của tổ chức thương mại thế
giới (WTO) chính vì vậy những ưu đãi mà các nướ khác như Trung Quốc,
Italy, Brazil được hưởng thì chúng ta lại khơng được hưởng. Để có thể cạnh
tranh bình đẳng trên cùng một mặt bằng thì chúng ta phải tiến hành quy trình
đàm phán gia nhập WTO nhanh hơn nữa. Dĩ nhiên nhanh chóng ở đây không
đồng nghĩa với việc chấp nhận mọi thứ, mà vẫn phải bảo đảm lợi ích quốc gia.
Trên đây em vừa khái quát qua một vài điểm về thị trường Hoa Kỳ.
Nhưng điều đó khơng phải là quan trọng nhất mà điều quan trọng hơn cả là từ
việc nghiên cứu thị trường, hiểu rõ nó mà, chúng ta có những đối sách, biện
pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hiệu quả hơn trong thời gian tới.
III. Phương thức xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng tới phương thức xuất
khẩu.
Làm thế nào hàng hoá tới được người tiêu dùng? để hàng hố tới được
người tiêu dùng thì nó phải được vận chuyển từ nơi sản xuất tới nơi tiêu

dùng thơng qua hệ thống kênh phân phối (có thể của nhà sản xuất hoặc nhà
thương mại). Hoạt động xuất khẩu hàng hố cũng vậy nó cũng cần có một hệ
thống kênh phân phối. Với hàng giầy dép của Việt Nam sang thị trường Hoa
Kỳ nó có những đặc điểm riêng về kênh phân phối cũng như những yếu tố
ảnh hưởng đến hệ thống kênh phân phối này.


1. Phương thức xuất khẩu hàng giầy dép vào thị trường Hoa Kỳ của Việt
Nam.
Việt Nam xuất khẩu hàng giầy dép vào thị trường Hoa Kỳ thơng qua
hai hình thức chính đó là xuất trực tiếp và xuất gián tiếp qua các nhà trung
gian. Ai cũng biết việc xuất trực tiếp hàng hố nó mang lại nhiều lợi thế hơn
cho nhà sản xuất nhưng hiện nay ở Việt Nam phương thức xuất qua trung gian
lại chiếm tỉ trọng lớn tại sao lại như vậy? Giải thích vấn đề này ta có thể nêu
ra hai nguyên nhân.
Thứ nhất là các nguyên nhân khách quan: nguyên nhân khách quan lớn
nhất ở đây xuất phát từ đặc điểm thị trường Mỹ. Đây là thị trường lớn với sự
tham gia của các công ty xuyên quốc gia. Họ có tiềm lực mạnh, có khả năng
chi phối thị trường. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam có quy mơ cịn q
nhỏ bé. Do vậy khơng có cơ hội xâm nhập vào thị trường cũng như liên kết
trực tiếp với hệ thống kênh phân phối của các cơng ty xun quốc gia.
Thứ hai: Đó là các nguyên nhân xuất phát từ doanh nghiệp. Điều đầu
tiên đó là các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
do vậy yếu kém về nguồn lực trong cạnh tranh, sản phẩm của chúng ta chưa
có uy tín trên thị trường do vậy khó khăn trong việc xác lập kênh phân phối,
các doanh nghiệp Việt Nam đã gia cơng chế biến cho các doanh nghiệp nước
ngồi còn nhiều vậy đầu ra cho sản phẩm là do doanh nghiệp thuê gia công
chế biến quyết định và cuối cùng do các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu làm
ăn theo kiểu chộp giật, sự vụ.
Việc xuất khẩu qua trung gian có thể là điều kiện thuận lợi cho doanh

nghiệp tiếp cận thị trường trong thời gian đầu tránh những bỡ ngỡ khi thâm
nhập thị trường. Nhưng xét về lâu dài thì chúng ta vẫn phải tìm cách đứng
được và đứng vững trên chính đơi chân của mình. Đó là điều kiện tiên quyết
cho sự phát triển bền vững tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào người khác.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phương thức xuất khẩu hàng giầy dép của
Việt Nam.


Như chúng ta đều biết để đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu
dùng nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là
vấn đề liên quan đến nguồn lực về tài chính và uy tín của doanh nghiệp.
Thứ nhất: Về vấn đề tài chính:
Người ta thường nói "mạnh về gạo, bạo vì tiền" điều này có nghĩa rằng
muốn làm việc gì cũng phải có tiềm lực dồi dào. ấy thế mà các doanh nghiệp
Việt Nam đa số vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với tiềm lực hạn chế của
mình thật khó có khả năng chiếm ưu thế trên thị trường thế giới, nơi có sự
tham gia của các doanh nghiệp lớn về cả tài chính và uy tín. Như vậy chẳng lẽ
chúng ta sẽ phải chịu cảnh bán hàng qua các nhà trung gian cho tới khi doanh
nghiệp mình có được thế mạnh trên thị trường hay sao? Dĩ nhiên là để đứng
vững trên đơi chân của mình bằng cách này là khơng ổn vì các doanh nghiệp
khác trên thế giới cũng sẽ tăng trưởng và có thể là tăng trưởng nhanh hơn
chúng ta. Vậy làm thế nào trong hoàn cảnh này? câu trả lời duy nhất đúng đắn
là các doanh nghiệp phải biết liên kết lại với nhau nhằm nâng cao nguồn lực
bằng cách tận dụng tối đa thế mạnh và hạn chế tối đa điểm yếu.
Thứ hai: Vấn đề về uy tín.
Hiện nay một số doanh nghiệp giầy dép đã tạo được uy tín nhất định
trên thị trường nội địa. Tuy nhiên trên thị trường quốc tế, và cụ thể ở Mỹ thì
uy tín của họ đến đâu? có thể nói rằng trên trường quốc tế uy tín của các
doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do
nguồn lực các doanh nghiệp khơng có từ đó rất khó có khả năng đầu tư vào

việc quảng bá sản phẩm và doanh nghiệp, ngồi ra các doanh nghiệp Việt
Nam gia cơng chế biến còn khá phổ biến do vậy mà nhãn mác sản phẩm
không phải là của các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì các nhân tố trên mà
khách hàng khơng hiểu rõ, về sản phẩm về doanh nghiệp.khi khơng có những
thơng tin về sản phẩm, doanh nghiệp thì khách hàng thường khơng lựa chọn
sản phẩm loại đó. Chính vì vậy khả năng phát triển thị trường của doanh
nghiệp sẽ gặp khó khăn. Giải quyết vấn đề uy tín hay nói cách khác là vấn đề
thông tin về sản phẩm, về doanh nghiệp như thế nào? giải quyết vấn đề này


chỉ có một con đường duy nhất đó là chủ động truyền tin tới khách hàng.
Cơng việc này, nó địi hỏi chi phí khá lớn chính vì vậy tự thân doanh nghiệp
khó có thể thực hiện độc lập được mà vai trò của nhà nước ở đây được khẳng
định là có vai trị quan trọng. Với doanh nghiệp thì họ phải có biện pháp nâng
cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, và tham gia vào các hội chợ, triển lãm
thường niên để giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp. Với nhà nước là người đại
diện cho doanh nghiệp cung cấp thông tin tới khách hàng thông qua các trung
tâm giới thiệu sản phẩm, tổ chức hệ thống hoạt động của các tham tán thương
mại nhằm cung cấp các thông tin thị trường một cách chính xác kịp thời để
doanh nghiệp có phương hướng hoạt động kịp thời, tránh những rủi ro có thể
xảy ra.
Tuy hiện nay vẫn tồn tại song song hai phương thức xuất khẩu là trực
tiếp và gián tiếp. Trong đó mỗi phương thức có ưu, nhược điểm khác nhau.
Với tiềm lực cịn hạn chế thì chúng ta vẫn phải áp dụng đồng thời cả hai
phương thức xuất nhưng phải có biện pháp tăng cường xuất trực tiếp và hạn
chế dần xuất gián tiếp.


Chương II
Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng giầy dép của Việt Nam vào thị

trường Hoa Kỳ
ở chương I chúng ta đã nghiên cứu sơ qua về nguồn lực của Việt Nam
trong việc sản xuất, về thị trường Hoa Kỳ và cách thức tiếp cận thị trường
này. Trong phần này chúng ta đi sơ qua về thực trạng hoạt động xuất khẩu
hàng giầy dép của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này. Trên khía
cạnh về kim ngạch, về những thuận lợi khó khăn và từ đó có thể đưa ra một
vài kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường
Hoa Kỳ hiệu quả hơn nữa.
I. Thực trạng xuất khẩu hàng giầy dép của Việt Nam vào thị trường Hoa
Kỳ.
Bình thường quan hệ giữa hai bên mới chỉ được thiết lập từ năm 1995.
Từ khi bình thường hố thì quan hệ hợp tác giữa hai bên cũng phát triển
nhưng ở mức độ còn thấp và chậm chạp. chỉ từ sau khi hiệp định thương mại
Việt Mỹ được ký kết năm 2000 thì quan hệ kinh tế giữa hai bên mới thực sự
trở nên sôi động. Điều này được thể hiện khá rõ nét trong quan hệ buôn bán
hai chiều. Với Việt Nam Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất. Với kim
ngạch xuất khẩu đạt 3,938 tỷ USD vào năm 2003 và 4,992 tỷ USD vào năm
2004, còn đối với Hoa Kỳ Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 34 của
họ.
Với hàng giầy dép kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 550
triệu USD/ năm. Chiếm 3,1% thị trường và đứng thứ tư trong số các nước
xuất khẩu mặt hàng này vào Hoa Kỳ ( sau Trung Quốc, Italy, Brazil). Con số
3,1% thị phần nó khơng phải là con số ấn tượng. Tại sao mức xuất khẩu lại ở
mức thấp như vậy, lý giải cho vấn đề này có hai ngun nhân.
Thứ nhất: là từ phía khách quan: đó là sự phát triển quá mạnh của
các nhà đại gia trong lĩnh vực này đặc biệt là Trung Quốc. Chính sự phát
triển của các nước lớn đã lấy đi thị phần của doanh nghiệp Việt Nam.


Thứ hai: là do các nguyên nhân chủ quan đó là những yếu tố kém bất

cập trong ngành giầy da của Việt Nam. Chúng ta thiếu từ nguyên vật liệu,
công nghệ lạc hậu và dĩ nhiên là chất lượng hàng hố cịn thấp, giá thành cao
và đặc biệt mẫu mã không đa dạng được như các nước khác.
Do đặc điểm của thị trường Mỹ là có nhu cầu đa dạng về chất lượng và
giá cả. Các hàng hoá với mức độ chất lượng, giá cả từ thấp đến cao đều có thể
được tiêu thụ tại thị trường này. Với đặc điểm của một nước đang phát triển
trong giai đoạn đầu thì các chuyên gia khuyên chúng ta nên tập trung vào
những đối tượng có thu nhập trung bình và thấp. Đây là lực lượng đông đảo ở
Mỹ. Họ là những người khá nhậy cảm về giá trong khi đó Việt Nam lại có
được ưu thế về giá rẻ. Do có thu nhập trung bình, thấp họ có u cầu về chất
lượng cũng như mẫu mã ở mức độ vừa phải, phù hợp với năng lực đáp ứng
của các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy đây là một đoạn thị trường có
thể nói là tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vấn đề đặt ra chỉ là
cách thức khai thác nó sao cho có hiệu quả nhất mà thôi.
II. Những thuận lợi cũng như thách thức cho hàng giầy dép của Việt Nam
tại thị trường Hoa Kỳ.
Trong quá trình kinh doanh, để thành cơng thì chúgn ta phải có những
cách thức phát huy lợi thế và hạn chế khó khăn ( thách thức). Đối với hàng
giầy dép của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ ta cần có biện pháp phát huy
những lợi thế ( thuận lợi) và hạn chế những khó khăn sau.
1. Những thuận lợi
Những thuận lợi trong kinh doanh được coi là các yếu tố giúp tăng
cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Xét trên khía cạnh này hàng giầy
dép của chúng ta tại thị trường Hoa Kỳ có những thuận lợi sau.
1.1. Những ưu đãi của chính phủ.
Với chủ chương hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế khu vực
và thế giới. Của đảng và nhà nước ta. Với chủ trương này nhà nước ta đã và
đang thực hiện cả hai nhiệm vụ cơ bản là:



Thứ nhất: Tổ chức đàm phán, hiệp thương với các nước các tổ chức
trên thế giới. Nhằm mở cửa thị trường cho hàng xuất khẩu Việt Nam, tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác xuất khẩu.
Thứ hai: Khi đàm phán mở cửa thị trường của chúng ta cũng phải mở.
Trong khi các doanh nghiệp của chúng ta còn non trẻ, sức cạnh tranh yếu thì
nhà nước đã có những hỗ trợ về tài chính, về thơng tin, hệ thống pháp luật...
cho các doanh nghiệp, các hiệp hội.
Khi hai nhiệm vụ trên được thực hiện đồng bộ và hiệu quả thì năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế sẽ tăng. Nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận sự ra
đi của các doanh nghiệp quá yếu kém.
1.2. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ.
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ được ký ngày
13/7/2000. Sau khi đưa vào thực hiện, hiệp định này đã tạo cơ hội lớn cho
hàng hoá của chúng ta xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, trong đó có hàng
giầy dép. Hiệp định đã tạo điều kiện cho chúng ta cạnh tranh một cách công
bằng hơn với các nước khác đặc biệt là các nước thành viên WTO.


1.3. Mơi trường đầu tư
Cơng cuộc cải cách hành chính, đã và đang diễn ra theo chiều hướng
thơng thống hơn, đặc biệt trong thời gian gần đây hệ thống pháp luật của
chúng ta đã và đang được chỉnh sửa đã góp phần tạo ra một mơi trường đầu
tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Chính sự đầu tư
của họ đã tạo điều kiện cho các việc mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ
nâng cao trình độ quản lý, chính những yếu tố này đã và đang góp phần nâng
cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp cũng như các hàng hoá của Việt
Nam trong đó có hàng giầy dép.
1.4. Nguồn đầu tư của Việt kiều tại Mỹ
Việt kiều Mỹ là những người con đất Việt sinh sống và làm việc tại
Mỹ. Họ có những nguồn lực nhất định và hiện đang mong muốn đầu tư về quê

nhà nhằm giúp quê hương đổi mới cũng như tìm kiếm lợi nhuận chon họ.
Nguồn đầu tư từ các Việt kiều một phần nó giúp tăng cường khả năng về vốn
cho sản xuất nhưng bên cạnh đó thì năng lực quản lý, kinh nghiệm kinh doanh
và sự hiểu biết về thị trường cũng đặc biệt quan trọng. Họ sẽ là những đầu
mối nhập hàng trực tiếp của chúng ta đưa vào Mỹ từ đó mà họ được giá thành,
nâng cao sự hiểu biết của khách hàng về sản phẩm và các doanh nghiệp Việt
Nam.
1.5. Những nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam.
Quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế dần trở thành một yếu tố bắt
buộc cho sự phát triển kinh tế. Cùng với quá trình này là sự giảm bớt sự bảo
hộ của nhà nước. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì khơng thể
khơng nỗ lực trong sản xuất kinh doanh. Nỗ lực trong sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp giầy dép nói riêng sẽ tạo ra
một sức mạnh mới, một nguồn lực mới trong cạnh tranh trên trường quốc tế
trong đó có thị trường Hoa kỳ.


2. Những khó khăn (bất lợi)
Chúng ta một nước đang phát triển ở giai đoạn đầu vì vậy những bất lợi
của hàng hoá chúng ta khi thâm nhập vào các thị trường nước ngoài thể hiện ở
các mặt sau.
2.1. Chúng ta chủ yếu xuất hàng thô.
Do hạn chế về vốn, cơng nghệ nhưng lại dồi dào về vốn và t nguyên
do vậy các sản phẩm xuất của Việt Nam chứa đựng rất nhiều yếu tố lao động
và tài nguyên các sản phẩm này là các sản phẩm thô, sơ chế chính vì vậy mà
mặc dù lượng hàng xuất đi lớn nhưng giá trị mang về lại không được bao
nhiêu từ đó mà gây nên những thiệt hại trong việc sử dụng hiệu quả nguồn
lực, ngoài ra do xuất sản phẩm thô nên giá trị gia tăng thấp nên việc đầu tư
cho tái sản xuất mở rộng gặp khó khăn. Những sản phẩm thơ sau khi được các
doanh nghiệp nước ngồi nhập về họ sẽ tiến hàng chế biến lại cho phù hợp với

nhu cầu thị trường và dĩ nhiên khi tung ra thị trường thì nhãn hiệu sản xuất
phải làl tên của họ chứ không phải là tên của các doanh nghiệp Việt Nam. Từ
đó mà bất lợi thứ ba do việc xuất sản phẩm thơ là khó có khả năng xây dựng
và nâng cao uy tín trên thị trường.
2.1. Giá cả, chất lượng, mẫu mã của hàng giầy dép Việt Nam
Do cơ sở sản xuất còn nhiều hạn chế chính vì vậy mà các sản phẩm
giầy dép của Việt Nam có sức cạnh tranh yếu về các mặt gía cả, chất lượng,
và cả mẫu mã. Chúng ta hãy nhớ lại đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ. Đây là
thị trường có sự khác biệt rất lớn về thu nhập, văn hố chính vì vậy mà nhu
cầu của họ rất đa dạng về mẫu mã , giá cả, chất lượng.Trong đó giá cả là cơng
cụ cạnh tranh có tính nhậy cảm cao nhất. Vì vậy trong thời gian tới chúng ta
phải có những cải tiên trong sản xuất nhằm hạ giá thành, nâng cao chất lượng
hợp lý và đa dạng hoá mẫu mã.
III. Định hướng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu hàng giầy dép vào thị
trường Hoa kỳ.


Từ những phân tích nên ta thấy được một bức tranh về hoạt động xuất
khẩu hàng giầy dép của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ với những phác hoạ
cơ bản về tình hình hiện tại, những thuận lợi và khó khăn đến đây dựa vào
phát huy trong tương lai chúng ta có thể đề ra một vài định hướng vằ giải
pháp cho hoạt động xuất khẩu hàng giầy dép vào thị trường này.
1. Những định hướng cho thời gian tới của ngành giầy dép Việt Nam.
hiện tại hàng giầy dép của Việt Nam đang có một vị trí khá cao tại các
thị trường lớn như mỹ ,EU … Tuy nhiên vị trí đó là khá bấp bênh về sự phát
triển một cách nhanh chóng của các nước khác như Trung Quốc, Italia,
Brazin… nếu chúng ta khơng có định hướng phát triển trong thời gian dài thì
sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu và cải thiện vị trí.
Như chúng ta đã biết xuất khẩu có vai trò to lớn trong việc phát triển
kinh tế ,hàng giầy dép là hàng hố có kim ngạch lớn đứng thứ ba. Vì vậy nó

có vai trị quan trọng trong xuất khẩu nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói
chung. Do vậy nhằm đạt và giữ vững mức tăng trưởng cao thì các cấp các
ngành cần có biện pháp tăng cường, thúc đẩy xuất khẩu hàng hố trong đó có
hàng giày dép.
Theo định hướng tới năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 7 – 7,5tỷ
USD/năm. Và riêng trong năm 2005 này kim ngạch xuất khẩu phải đạt 3,5 tỷ
USD với tốc độ tăng khoảng 30% so với năm 2004 trong đó thị trường Hoa
Kỳ sẽ phấn đấu tăng 40%. Tức kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép sang Hoa
Kỳ đạt khoảng 770 triệu USD đây là một nhiệm vụ khó khăn cần phải có sự
phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành để đạt được mục tiêu đề ra.
2. Một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng giày dép vào Thị
trường Hoa Kỳ.
Ngành giầy dép Việt Nam hiện nay cịn có rất nhiều hạn chế địi hỏi cần
được khắc phục. Tuy nhiên, để làm được trong một thời gian ngắn là rất khó
khăn, chính vì vậy chúng ta phải có một chiến lược phát triển lâu dài cho từng
thị trường. Tại thị trường Hoa Kỳ với đặc điểm riêng có của mình ngành giâỳ
dép việt nam cần thực hiện các biện pháp nhằm cải tiến về giá cả,mẫu mã và


chiến lược sản phẩm nhằm tăng cường xuất khẩu vào thị trường này để nâng
cao sức cạnh tranh về giá , chất lượng, mẫu mã ta phải thực hiện các biện
pháp sau:
2.1 Tạo các sản phẩm đa dạng về mẫu mã với những chất liệu khác
nhau.
Để thực hiện được giải pháp này thì ta phải có được một đội ngũ lao
động có chất lượng cao, am hiểu nhu cầu thị trường từ đó mà có thể thiết kế
tạo ra các mẫu mã riêng biệt độc đáo. Bên cạnh đó thì yêu cầu về nguồn chất
liệu đa dạng là điều kiện đủ để đa dạng mẫu mã, nguồn nguyên vật liệu này có
thể lấy từ các ngành khác nhau nhưng ngành nơng nghiệp giữ vai trị quan
trọng.

2.2 Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị
Công nghệ sản xuất nó liên quan tới chất lượng và giá thành của sản
phẩm. ấy thế mà hiện nay mặt bằng công nghệ của ngành giầy dép Việt nam
đang ở mức độ thấp. Nó làm cho chất lưọng hàng hố sản xuất ra ở mức độ
thấp trong khi giá thành lại cao vì vậy việc cải tiến cơng nghệ sản xuất là một
địi hỏi thiết yếu để làm được điều này nhà nước cần có những biện pháp hỗ
trợ doanh nghiệp về vốn, về tư vấn trong việc nhập công nghệ tránh mua
những loại công nghệ lạc hậu vừa gây ô nhiễm môi trường lại khơng đem lại
hiệu quả kinh tế.
2.3 Có chính sách thu hút vốn đầu tư nươc ngoài vào sản xuất hàng giầy
dép để xuât khẩu
Vốn đầu tư nước ngoài một mặt giúp chúng ta cải thiện các yếu tố của
sản xuất như vốn ,công nghệ mặt khác là sự khằng định sự hấp dẫn của nền
kinh tế nói chung và ngành giầy dép nói riêng với các nhà đầu tư nước ngồi.
Nếu là đầu tư trực tiếp thì nó cịn mang lại cho chúng ta một lợi ích nữa là tận
dụng được trình độ quản lý, kinh nghiêm thị trường (đặc biệt là thị trường của
các nhà đầu tư từ đó có thể thơng qua họ mà xuất hàng trọc tiếp vào thị trường
này, tránh phải qua nhiêu khâu trung gian). Lợi ích là vậy nhưng cũng khơng
phải là khơng có bất lợi chính vì vậy nhà nước vừa phải có những chính sách


thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng cách tạo mơi trường kinh doanh thơng
thống, nhưng cũng có biên pháp phịng ngừa rủi ro ( trong đó Coca- cola
Chương Dương là một bài học đắt giá).
2.4 Củng cố và phát triển thương hiệu thị trường (Mỹ)
Thương hiệu là cái gì? Thực chất thương hiệu là sự tin tưởng, ưu ái của
khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp khi được khách hàng biết đến
và tin tưởng thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm trở lên đễ dàng hơn tuy nhiên để có
đựoc điều này thì doanh nghiệp phải có những cố gắng trong việc xây dựng và
phát triển thương hiệu. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu đựoc bắt

nguồn từ sản phẩm (giá,chất lượng, mẫu mã) và các hoạt động xúc tiến
thương mại. Thực tế hiên nay các sản phẩm giầy dép của Việt nam đi vào thị
trường này chủ yếu là qua trung gian. Chính vì vậy sự hiểu biết của khách
hàng về sản phẩm doanh nghiệp còn hạn chế. Nhiều chuyên gia đã khuyên
chúng ta, nếu có tiềm lực thì hãy tiến hành mở chi nhánh tại Mỹ sau đó tiến
hành nhập hàng trực tiếp, tự mình đưa hàng đến với khách hàng. Đây là con
đường để doanh nghiệp nâng cao uy tín, và hạn chế bớt sự phụ thuộc vào nhà
trung gian.
2.5 Đầu tư thoả đáng vào việc thiết kế
Như chúng ta đã biết Hoa kỳ là một nước có nhiều dân tộc với những
nền văn hoá và thu nhập cực kỳ khác nhau nhưng yêu cầu về mẫu mã sản
phẩm lại cực kỳ đa dạng, họ thích sủ dụng các hàng được cho là mốt. Vì vậy
cơng tác thiết kế nhằm đa dạng hố sản phẩm cần đựoc đầu tư thoả đáng để
làm được điều này thì vấn đề đặt ra là: phải có nguồn lao động chất lượng cao
trong lĩnh vực thiết kế, có một nguồn nguyên vật liệu đa dạng, có các viện
nghiên cứu.
2.6. Xây dựng một ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu đủ mạnh.
Nguyên vật liệu là nguồn hậu cần cho sản xuất. Việc thiếu hay yếu trng
ngành này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất. Hiện nay Việt Nam phải nhập
khẩu từ 75-80% nguyên vật liệu, do vậy yêu cầu về một nguồn nguyên vật liệu
mạnh là một tất yếu. Nguyên vật liệu của ngành giầy dép chủ yếu được lấy từ


ngành nơng nghiệp và mốtố ngành cơng nghiệp khác vì vậy để phát triển nguồn
ngun vật liệu thì: ngành nơng nghiệp có những quy hoạch phát triển trong việc
thay đổi cây trồng vật nuôi, ngành công nghiệp (đặc biệt là ngành thuộc gia,
cơng nghiệp nhựa) phải có những đầu tư về máy móc trang thiết bị nhằm tăng
năn suất cũng như chất lượng sản phẩm.
2.7. Nâng cao tay nghề công nhân viên và năng suất lao động
Hiện nay ngành giầy dép của mình vẫn là ngành dựa chủ yếu vào sức lao

động của người công nhân từ pha cắt, khâu... chính vì vậy tay nghề của họ có tác
động lớn đến chất lượng cũng như chi phí trong sản xuất. Khi cơng nhân có tay
nghề cao thì rõ dàng là chất lượng sản phẩm được cải thiện theo chiều hướng tích
cực và những sản phẩm hỏng là ít do vậy chi phí sản xuất cũng giảm. Tuy nhiên để
nâng cao tay nghề cơng nhân thì phải có sự đào tạo một cách bài bản, vì vậy rất cần
thiết phải đầu tư cho các trường dậy nghề về cả đội ngũ giáo viên cũng như trang
thiết bị thực hành.
2.8. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng ISO.
Hiện nay trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các tiêu chuẩn mang tính
chất quốc tế được sử dụng như là một điều kiện bắt buộc cho hàng hóa muốn nhập
khẩu vào một nơi nào đó nước Mỹ cũng vậy họ có những yêu cầu về chất lượng
và quản lý chất lượng . Chính vì vậy việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu
chuẩn ISO là một yêu cầu khách quan với các doanh nói chung và các doanh
nhiệp giày dép noi riêng để thực hiện được điều này thì trước hết phải phổ biến
nhận thức về tính quan trọng trong việc áp dụng ISO và sau đó là có những hỗ
trợ doanh nghiệp trong q trình áp dụng


Phần kết luận

Quan hệ Việt Nam - Hoa kỳ ngày càng được củng cố và phát triển đặc biệt
trong lĩnh hợp tác kinh tế. Hiện nay Việt Nam là nhà nhập khẩu thứ 34 của Hoa Kỳ
và là Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu thứ nhất của Việt Nam.
Trong thời gian qua hàng giầy dép của Việt Nam đã có những bước tiếna
mạnh vào thị trường này. Nhưng so với nhu cầu thị trường cịn có nhiều hạn chế cả
về số lượng, mẫu mã, chất lượng và giá cả, điều đó địi hỏi chúng ta phải có những
nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới.
Trong khuôn khổ bài viết này em đã nêu ra một điểm sơ lược về khả năng
sản xuất giầy dép của Việt Nam, thứ hai là thị trường giầy dép của Hoa Kỳ và
cuối cùng là một số định hướng và biện pháp phát triển cho thời gian tới.

Tài liệu tham khảo
- www.mot.gov.vn
- www.vcci.org.vn
- www.vneconomy.com.vn
- www.dei.gov.vn
- www.vnexpess.net
- Cuốn Doanh nghiệp cần biết khi kinh doanh tại thị trường Hoa Kỳ


Mục lục
Lời mở đầu .........................................................................................................................................1
Chương I: Sản xuất và xuất khẩu giầy dép của Việt Nam .........................................................1
I. Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng giầy da của Việt
Nam .....................................................................................................................3
1. Các nguồn lực phục vụ cho sản xuất hàng giầy dép của Việt Nam.......3
1.1. Các yếu tố về nguồn nhân lực .............................................3
1.2. Công nghệ sản xuất .................................................................................4
1.3. Nguồn vốn cho sản xuất ...................................................................4
1.4. Nguồn nguyên vật liệu ......................................................................5
1.5. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, lưu thông. ............................6
2. Tình hình xuất khẩu hàng giầy dép của Việt Nam. ..................................6
2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng giầy dép của Việt Nam. ....................6
2.2. Một số thị trường trọng điểm của giầy dép Việt Nam..................7
II. Thị trường Hoa Kỳ đối với sản phẩm giầy dép..............................................8
1. Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ ................................................................8
2. Thị trường giầy dép của Hoa Kỳ.................................................................9
3. Một số nhà cung ứng hàng giầy dép vào thị trường Hoa Kỳ..................9
III. Phương thức xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng tới phương thức
xuất khẩu. ..........................................................................................................10
1. Phương thức xuất khẩu hàng giầy dép vào thị trường Hoa Kỳ của Việt

Nam. ............................................................................................................11
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phương thức xuất khẩu hàng giầy dép của
Việt Nam.....................................................................................................11
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng giầy dép của Việt Nam vào thị trường
Hoa Kỳ ......................................................................................................................14
I. Thực trạng xuất khẩu hàng giầy dép của Việt Nam vào thị trường Hoa
Kỳ.........................................................................................................................14
II. Những thuận lợi cũng như thách thức cho hàng giầy dép của Việt Nam
tại thị trường Hoa Kỳ.......................................................................................15
1. Những thuận lợi...........................................................................................15


1.1. Những ưu đãi của chính phủ. .........................................................15
1.2. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ. .......16
1.3. Môi trường đầu tư............................................................................17
1.4. Nguồn đầu tư của Việt kiều tại Mỹ ...............................................17
1.5. Những nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam. .........................17
2. Những khó khăn (bất lợi) ...........................................................................18
2.1. Chúng ta chủ yếu xuất hàng thô. ...................................................18
2.1. Giá cả, chất lượng, mẫu mã của hàng giầy dép Việt Nam.........18
III. Định hướng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu hàng giầy dép vào
thị trường Hoa kỳ.............................................................................................18
1. Những định hướng cho thời gian tới của ngành giầy dép Việt Nam...19
2. Một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng giày dép vào Thị
trường Hoa Kỳ. ..........................................................................................19
2.1 Tạo các sản phẩm đa dạng về mẫu mã với những
chất liệu khác nhau. .......................................................................20
2.2 Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị .......................20
2.3 Có chính sách thu hút vốn đầu tư nươc ngoài vào sản xuất hàng
giầy dép để xuât khẩu .............................................................................20

2.4 Củng cố và phát triển thương hiệu thị trường (Mỹ).....................21
2.5 Đầu tư thoả đáng vào việc thiết kế .................................................21
Phần kết luận ...................................................................................................................................23


×