Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ TÁC PHẨM VÀ LOẠI THỂ ĐH KHXH VÀ NV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.45 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

HỌC PHẦN : TÁC PHẨM VÀ LOẠI THỂ

Người hướng dẫn: TS. Diêu Lan Phương
TS. Nguyễn Như Trang
Người thực hiện: SV. Nguyễn Thị Minh Nhật
Mã sv: 18010361

Hà Nội – 2022

1


Đề tiểu luận:
Câu 1 (10 điểm)
“Bình luận kết cấu truyện ngắn của một người nghệ sĩ khéo léo, Edgar Poe so
sánh với kết cấu của một bức vẽ. Các hình thức ngắn nói chung đều tạo điều kiện
cho một sự lĩnh hội nhanh, và chúng mang lại ảo tưởng của một sự tri nhận thấu
đáo. Người đọc có trong trí nhớ một số lượng tương đối lớn các dữ kiện, điều mà
những sự phát triển chia nhánh của tiểu thuyết không cho phép.”
(Daniel Grojnowski (2017), Đọc truyện ngắn, Trần Hinh và Phùng Kiên dịch, NXB
Hội Nhà Văn, tr.182)
Câu 1a (5 điểm) Bằng những kiến thức về tác phẩm và thể loại, anh/chị hãy bình
luận về ý kiến trên.
Câu 1b (5 điểm) Qua việc phân tích một truyện ngắn, anh/ chị hãy làm rõ đặc trưng
truyện ngắn được nhấn mạnh ở ý kiến trích dẫn.


Bài làm
Câu 1a:
“Truyện ngắn là độc tấu. Tiểu thuyết là giao hưởng”. Đó là quan điểm Paul
Bourget khi phân biệt lằn ranh giữa truyện ngắn và tiểu thuyết. Có lẽ với nhà văn,
truyện ngắn với kết cấu và dung lượng của mình tựa như một bản độc tấu của
người nghệ sĩ, khơng cầu kì với cốt truyện hay mang một tuyến nhân vật phức tạp,
không gian, thời gian không nhiều biến đổi như tiểu thuyết, tất cả cơ đọng lại trong
một khoảng dung lượng khơng dài đó chính là những đặc trưng cơ bản nhất của
truyện ngắn. Dựa trên những đặc trưng đó Edgar Poe khi đi sâu vào “Bình luận kết
cấu truyện ngắn của một người nghệ sĩ khéo léo, Edgar Poe so sánh với kết cấu
của một bức vẽ. Các hình thức ngắn nói chung đều tạo điều kiện cho một sự lĩnh
hội nhanh, và chúng mang lại ảo tưởng của một sự tri nhận thấu đáo. Người đọc
có trong trí nhớ một số lượng tương đối lớn các dữ kiện, điều mà những sự phát
triển chia nhánh của tiểu thuyết không cho phép.”


Dù có một dung lượng khơng nhiều, nhưng truyện ngắn vẫn mang một kết cấu
hoàn chỉnh “như một bức vẽ” - một tác phẩm mang nghệ thuật sắp xếp tài tình với
sự liên kết chặt chẽ giữa hình thức bố cục bên ngoài và ý niệm nội tại bên trong.
“Đối với truyện ngắn - một thể loại tự sự mà tính cơ đọng, hàm súc là một trong
những u cầu được đặt lên hàng đầu, thì nghệ thuật kết cấu đóng vai trị đặc biệt
quan trọng” [2; tr2]. Nó địi hỏi tác giả như một người nghệ sĩ tài hoa tổ chức sắp
xếp các sự kiện, biến cố, nhân vật gắn bó một cách chặt chẽ với tư tưởng, chủ đề
tác phẩm thông qua ý thức chủ quan của tác giả, làm cho nó trở thành một chỉnh
thể nghệ thuật không thể tách rời. Đặc biệt, truyện ngắn khi không có nhiều khoảng
khơng trải dài để tác giả phóng bút như tiểu thuyết lại càng đòi hỏi nhà văn phải
cầu kì, chắt lọc từng chi tiếp, sắp xếp tình huống, sự kiện để thể hiện tâm lí tính
cách nhân vật với sự hịa hợp giữa chi tiết lóe sáng với một hiệu ứng tổng thể thống
nhất từ đầu đến cuối, không phải là điều dễ dàng. Như Gônsarôp cho rằng “Chỉ
riêng một cách cấu tạo, tức là việc xây dựng tịa nhà cũng đã ngốn hết tồn bộ trí

óc của tác giả: Phải suy nghĩ cân nhắc về sự tham gia của các nhân vật, kèm theo
vào đó là phải luôn luôn kiểm tra và phê phán sự bất hợp lí của những chỗ thiếu,
cả những chỗ thừa”. Như vậy, phải thừa nhận rằng kết cấu đóng vai trị vơ cùng
quan trọng trong thể hiện tác phẩm, mang đến cho người đọc những trải nghiệm
văn học đầy hấp dẫn.
Đồng thời, chính dung lượng ngắn đặc trưng của mình khiến truyện ngắn tiến gần
hơn với độc giả, “tạo điều kiện cho một sự lĩnh hội nhanh, và chúng mang lại ảo
tưởng của một sự tri nhận thấu đáo”. Đặc trưng về hình thức của truyện ngắn là
một truyện kể ngắn, đơn giản, có kết cấu kịch - thống nhất về mặt hành động từ
đầu đến cuối, với dung lượng ngắn và kết cấu như vậy toàn bộ những tinh hoa từ
cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian đều được cô đọng. Trong truyện ngắn
thường chỉ có một sự kiện nổi bật (hoặc một khoảnh khắc) được thuật lại và một
người kể câu chuyện đó, tạo điều kiện cho người đọc dễ dàng đọc hết trong thời


gian ngắn, tức là không mất quá nhiều thời gian để đọc đồng thời mang lại hiệu
ứng tâm lí là truyện ngắn dễ đọc, dễ hiểu hơn một cuốn tiểu thuyết. Bởi lẽ, có
những truyện siêu ngắn chỉ có 1 - 2 câu như “Truyện cổ lạnh” của J.Stearnbeg.
người đọc chỉ mất 2-3 phút để có thể đọc xong truyện ngắn này và mất thêm một
khoảng thời gian nữa để nghiền ngẫm và đưa ra tri nhận của mình về nội dung, ý
nghĩa của truyện. Chính vì vậy, truyện ngắn mang lại cho người đọc có cảm giác
có thể hiểu truyện ngắn một cách thấu đáo hơn, bởi lẽ nó là một lát cắt của cuộc
sống”, một sự kiện được chắt lọc trong một khoảng thời gian cô đọng và thời gian
nhất định và cũng khơng có q nhiều nhân vật. Nhưng đó chỉ là hiệu ứng tâm lí
của độc giả khi có những tiếp xúc ban đầu với truyện ngắn và đặt nó lên bàn cân so
sánh với tiểu thuyết, trên thực tế thì khơng phải truyện ngắn nào cũng ngắn, dễ đọc
và để “tri nhận một cách thấu đáo” thì có lẽ thời gian bỏ ra để nghiền ngẫm cũng
không kém với việc đọc một cuốn tiểu thuyết.
Tuy nhiên, không thể không thừa nhận khi đọc truyện ngắn “người đọc có trong trí
nhớ một số lượng tương đối lớn các dữ kiện, điều mà những sự phát triển chia

nhánh của tiểu thuyết khơng cho phép”. Chính vì kết cấu kịch ngắn gọn, hình thức
ngắn gọn, đơn giản, kết cấu này làm cho truyện ngắn tập trung vào sự kiện hoặc
khoảnh khắc được lựa chọn. Do đó người đọc có thể dễ dàng nhận ra sư kiện chính
đang diễn ra xuyên suốt truyện ngắn, người đọc thâu tóm được các dữ kiện lớn
trong truyện ngắn – điều mà tiểu thuyết rất khó có thể làm được. Bởi lẽ có một lằn
ranh để phân biệt giữa truyện ngắn và tiểu thuyết, đầu tiên có thể kể đến đó là biến
cố, trong khi tiểu thuyết có rất nhiều biến cố, nhiều hành động đan xen và các động
lực tạo ra hành động rất nhiều thì truyện ngắn thường chỉ có duy nhất một biến cố
và tạo bởi một ngẫu lực duy nhất, chỉ có một động lực để thúc đẩy hành động nhân
vật. Ví dụ như trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân, biến cố để thấy rõ tình yêu
làng của ông Hai đấy chính là tin tức làng Chợ Dầu theo giặc. Hơn nữa, nếu tiểu
thuyết có thể tãi thời gian, tốc độ thời gian rất chậm thì độc độ vận động của thời


gian trong truyện ngắn là rất nhanh, thậm chí chỉ là trong một khoảnh khắc nào đấy
do dung lượng và giới hạn của biến cố, nên người đọc cũng dễ dàng nhận thấy và
nắm bắt được thời gian trong truyện ngắn. Tuy chỉ là một “lát cắt” ngẫu nhiên
trong cuộc sống nhưng cái ngẫu nhiên đấy lại lại là sự chọn lọc có chủ đích của
nhà văn do đó qua lát cắt người đọc có một cái nhìn bao qt về cuộc sống, bối
cảnh, một cuộc đời... Song song với thời gian là không gian, không gian trong
truyện ngắn thường chỉ có một, ở đó nhân vật rơi vào biến cố trong một khơng gian
hẹp hoặc trong hành trình chuyển động không gian. Mạch không gian thường là
mạch thẳng chứ không chồng chéo, đan cài nhiều lớp không gian như tiểu thuyết.
Về nhân vật, độc giả cũng có thể dễ dàng nhận diện nhân vật về số phận, căn tính,
đặc điểm nổi bật bởi lẽ ở truyện ngắn, nhân vật khơng nhiều chỉ có một vài nhân
vật nhưng chỉ có một nhân vật trung tâm để hút các nhân vật vào sự kiện, thể hiện
rõ cách nhìn thế giới của nhà văn, còn tiểu thuyết phần lớn đi vào phát triển tâm lí
nhân vật và có một hệ thống nhân vật phức tạp như ở các cuốn tiểu thuyết đồ sộ
“Chiến tranh và hịa bình”, “Sơng Đơng êm đềm”… Đặc thù của truyện ngắn là
tính thống nhất của các sự kiện, không tạo ra nhiều biến cố để tạo ra trạng thái, đặc

điểm của nhân vật, hành động xảy ra nhanh, không thể kéo dài do dung lượng,
nhân vật mang tính chất cố định, các nhân vật tập trung vào một sự kiện nên khơng
có nhiều động lực thường hành động nhanh nên không tạo ra nhiều biến đổi trong
nhân vật. Chính vì những đặc trưng trên mà truyện ngắn có thể dễ dàng để lại trong
trí nhớ người đọc những dữ kiện lớn, người đọc thâu tóm, nghiền ngẫm dữ liệu từ
đó khám phá ý định chủ quan của tác giả sau những lớp biểu tượng. Bởi lẽ mỗi câu
chuyện có một ý định chủ quan mà tác giả lồng vào và người đọc phải khám phá,
đọc được ý nghĩa chủ quan của câu chuyện từ những điểm lóe sáng được phát lộ ra
trong cấu trúc truyện. Khi ta đọc ra được điểm lóe sáng thì có thể nhìn rộng ra tác
phẩm để nhận ra hiệu ứng tổng thể của truyện ngắn, bởi vì truyện ngắn là một
mạch xuyên suốt và tất cả các tình tiết có trong truyện ngắn sẽ hướng tới ý tưởng


ban đầu của nhà văn. Người đọc có thể thâu tóm tồn bộ ý tưởng của nhà văn ngay
từ những dòng mở đầu đến cái kết sau rốt.
Như vậy, với kết cấu kịch đặc trưng với hành động nhân vật thống nhất từ đầu đến
cuối trong một không gian và một khoảng thời gian nhất định, truyện ngắn mang
đến cho người đọc sự trải nghiệm văn học cô đọng, lĩnh hội một cách nhanh chóng
và khắc sâu trong trong tâm trí độc giả những ý niệm mà nhà văn chủ đích hướng
tới được phát lộ từ điểm lóe sáng trong một khối chỉnh thể.
Câu 1b: Phân tích truyện ngắn “Món quà của các thầy pháp” của O’Henry
“Món quà của các thầy pháp” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của
O’Henry. Truyện kể về cặp vợ chồng trẻ - ông James Dillingham Young và cô
Della trong bối cảnh Giáng sinh cận kề cùng sự vật lộn với cuộc sống nghèo đói
thường trực. Họ trăn trở với số tiền ít ỏi của mình, với câu hỏi “làm thế nào để mua
một món quà xứng tầm cho đối phương vào ngày Giáng sinh?”. Trong cái tình
huống trớ trêu đó, tình cảm thiêng liêng mà họ dành cho nhau trở thành món quà
đắt giá lóe sáng lên bài học về sự hy sinh, sự tận tâm qn mình trong tình u của
cặp đơi.
Ngay từ nhan đề truyện ngắn “Món quà của những thầy pháp” đã mở ra cho người

đọc những gợi dẫn, bởi theo Thiên chúa giáo, khi Giesu ra đời có ba đạo sĩ đã theo
sau dẫn đường đến tặng quà cho Giesu từ đó hình thành tục tặng q vào lễ Giáng
sinh. Những thông tin mà nhan đề mang đến giúp cho người đọc tập trung hơn vào
những chi tiết liên quan đến “món q” và gây ra sự tị mị hứng thú về món quà
của những thầy pháp là quà gì? Chính nhan đề cũng gợi lên ý niệm nội tại của tác
phẩm. Truyện có dung lượng vừa đủ so với một truyện ngắn với hơn 3000 chữ,
không phải là những câu chuyện cực ngắn như “Truyện cổ lạnh” của J. Stearnbeg
hay “Những con cá lạ” của Đào Duy Hiệp, cũng không quá dài như những truyện


ngắn dài đến 180 trang. Với dung lượng như vậy, người đọc có thể lĩnh hội tác
phẩm một cách nhanh chóng và ghi nhớ các dữ kiện lớn một cách dễ dàng mà
không mất quá nhiều thời gian và đây cũng là đặc trưng truyên ngắn của O’Henry
– ngắn gọn mà súc tích, thường tập trung vào những sự kiện chính. Tác phẩm được
nhà văn cơ đọng trong khoảng thời gian trước đêm Giáng sinh một ngày, trong
không gian căn buồng thuê nhỏ đặt lạc lõng trong không gian phố thị với hai nhân
vật chính như đã giới thiệu ở trên đó là ơng James Dillingham Young hay cịn được
gọi với cái tên âu yếm là Jim và cô Della. Ông Jim được người đọc biết đến qua
những tấm thiếp mang tên “James Dillingham Young”, tấm thiếp định dạng danh
tính của ông chủ nhà gắn với những đồng dola, những ngày tháng được trả công 30
dola xa dần giờ chỉ còn 20 dola khiến hai người sống chật vật giữa khơng gian
athành phố nhỏ hẹp, thứ đáng gía nhất trên người anh là chiếc đồng hồ khơng có
dây. Cịn Della, cơ hiện lên trước mắt người đọc với suối tóc nâu óng dài như “thác
hạt dẻ”, thân hình mảnh mai với nhưng cái ôm ngọt ngào dành cho người chông
yêu dấu ủa mình. Cả hai nhân vật trong “Món q của các thầy pháp” đều là kiểu
nhân vật hành động, từ những hành động xuyên suốt từ đầu đến cuối của Jim và
Della cùng với không gian thành thị chật chội, tăm tối xen lẫn những ánh sáng
tráng lệ, độc giả dần khám phá ra những mảng khuất lấp bên trong những số phận
con người. Khơng có hệ thống nhân vật cầu kì phức tạp, cốt truyện chỉ xoay quanh
hai nhân vật nhưng câu chuyện của họ lại khiến lòng người ấm áp giữa tiết trời

đông lạnh giá. Họ được đặt trong một tình huống éo le, trong ngày Giáng sinh cận
kề, Della mong muốn tặng cho Jim một món quà thật xứng đáng với sự nỗ lực của
anh, như một lời cổ vũ của người vợ với chồng mình, nhưng đáng tiếc thay trong
tay cơ lúc này chỉ có vỏn vẹn “một dola tám hào bảy xu” – những đồng tiên ít ỏi
được cơ chắt bóp trong mấy tháng qua. Đặt nhân vật trong một hồn cảnh khó khăn
như vậy khiến cho chúng ta cảm thấy một sự bất lực chảy tràn từ tiếng nức nở của
Della, vậy liệu cơ có từ bỏ ý định mua q tặng chồng hay không? O’Henry lại


khiến độc giả bất ngờ trước hành động dứt khoát của cơ gái nhỏ bé – đi bán tóc.
Bán đi thứ q giá duy nhất cơ có, niềm tự hào cuối cùng của Della cũng được
đem bán bỏ để đổi lấy món quà cho người chồng yêu dấu, có thể thấy tình u của
cơ dành cho chồng tân tâm và hy sinh đến mức nào. Động lực dẫn Della tới hành
động này chính là niềm vui của chồng khi nhìn thấy món quà. Sự tận tâm của Della
được thể hiện qua những “tia sáng long lanh” trong mắt cô khi cơ nảy ra ý định
bán tóc, “cơ như bay ra khỏi phòng, bay xuống cầu thang, ra phố”, “sục sạo các
cửa hàng để mua quà cho Jim”, “cảm giác say sưa” khi nhìn ngắm món q. Nhịp
điệu trong câu chuyện nhanh dần với sự gấp gáp trong hành động của Della, cùng
với sự dịch chuyển từ khơng gian căn phịng chật hẹp sang không gian phố thị
khiến mạch truyện nối liền, không ngắt quãng đẩy nhanh tiết tấu truyện. Nhà văn
sử dụng chiến lược “đột biến kép” [3, tr20], tạo nền tảng cho cái kết bất ngờ - kiểu
kết đặc trưng trong các tác phẩm của O’Henry. Sự đột biến kép ở đây chính là đảo
chiều tình huống cuối truyện khi Jim về nhà, ánh mắt “chằm chằm” không bộc lộ
cảm xúc của Jim khiến không chỉ Della mà ngay cả người đọc cũng cảm thấy hồi
hộp, căn thẳng trước bầu khơng khí này, khơng gian dường như cơ đọng, trong
giây phút khơng ai biết được Jim đang nghĩ gì: liệu anh có đang thất vọng về vẻ bề
ngồi của Della hay không? Những phản ứng tiếp theo của Jim là rặn hỏi Della
từng lời, “nhìn quanh phịng một cách lạ lùng”, “hỏi vẻ gần như ngớ ngẩn”, khiến
người đọc cũng nghi hoặc, khơng biết anh muốn gì, hay anh hết n Della vì mái
tóc của cơ, nếu điều đó là thật thì anh ta khơng xứng với tình u của Della. Nhưng

hành động tiếp theo lại càng khiến người đọc ngỡ ngàng đến bật ngửa khi đem ra
một chiếc lược tuyệt đẹp bằng đồi mồi – một thứ mà Della đã ao ước từ lâu nhưng
không dám nghĩ đến chuyện mua nó. Dường như hạnh phúc đang dần đan xen với
tiếc nuối, O’Henry khéo léo đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác như
để tăng “hiệu ứng cảm xúc” [3,tr20] cho người đọc. Bất ngờ sau chốt để đi đến cái
kết đầy triết luận đấy là chi tiết gỡ nút khi hé mở nút thắt cuối cùng đó là Jim đã


bán chiếc đồng hồ mình hằng trân quý để mua món quà quý giá tặng cho vợ. Hai
con người ấy đã dành những tình cảm chân thành, đổi những thứ quý giá nhất của
mình để lấy niềm vui trong ánh mắt của đối phương, khi chi tiết cuối cùng được hé
mở, tôi đột nhiên nghĩ đến nàng tiên cá đánh đổi giọng hát lấy đơi chân để đến với
người mình yêu. Tạm gác lại những món quà vật chất, có lẽ họ đã trao cho nhau
thứ ngọt ngào nhất – tình yêu chân thành từ tận con tim, để rồi họ trở về với một
buổi tối bình yên với trái tim đủ đây yêu thương và câu nói sau cuối của người
chồng thay bao lời ngọt ngào: “Em hãy đi rán sườn đi được khơng?”. Và sau đó
giọng triết luận lên tiếng để nói lên lời giải thích cho “món q của các thầy
pháp” – món q khơn ngoan nhất chính là sự hy sinh của họ dành cho nhau giữa
bộn bề cuộc sống. Giữa những xô bồ thành thị, họ vẫn giữ được sự trân trọng dành
cho nhau, niềm tin, sự lạc quan trong cuộc sống, họ trở thành điểm tựa cho nhau
vượt qua nghịch cảnh.
Có thể thấy O’Henry đã rất tài tình khi cơ đọng tồn bộ ý tưởng, gửi gắm những
giá trị nhân văn nội tại trong dung lượng một truyện ngắn, với những thủ pháp
nghệ thuật mang đậm dấu ấn O’Henry. Song hành với kết cấu kịch với diễn biến,
thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút, nhà văn đã gói ghém câu chuyện lọt thỏm
trong một ngày và một khơng gian khép kín để đưa nhân vật đến đúng đích, cũng
như hướng người đọc về đúng ý niệm nội tại theo cách đột ngột nhất. Truyện ngắn
O’Henry xứng tầm là một áng văn mẫu mực mang những đặc trưng cơ bản nhất
của truyện ngắn. Có lẽ không ngẫu nhiên mà giải thưởng O’Henry dành cho truyện
ngắn là một giải thưởng danh giá của nước Mỹ dành cho thể loại này.

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
1.

Truyện ngắn O’Henry

2.

Nguyễn Thị Năm Hồng (2014), Nhan đề như một tín hiệu nghệ thuật đa trị
trong truyện ngắn Việt Nam đương đại, Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và học
viên sau đại học 2013 - 2014


3.

Lê Thị Thanh Tâm (2020), Kết cấu truyện ngắn của O’Henry, Luận án tiến sĩ
văn học, Học viện KHXH



×