Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

NV huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – PGD H.Châu Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.72 KB, 38 trang )

NV huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – PGD H.Châu Thành
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG
PHÒNG GIAO DỊCH CHÂU THÀNH
1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Phát triển Mê Kông :
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông (MDBank) là một ngân
hàng thương mại cổ phần được thành lập tại Việt Nam theo Giấy phép Thành lập và
Hoạt động số 0022/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp vào ngày 12
tháng 09 năm 1992 và Quyết định số 219/QĐ.UB của Ủy ban Nhân dân Tỉnh An
Giang cấp vào ngày 6 tháng 6 năm 1992 và các giấy phép sửa đổi bổ sung sau đó.
Tiền thân MDB là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Mỹ Xuyên (thành lập ngày
12/10/1992). Vốn là một ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn hoạt động hiệu
quả và phát triển mạnh với mạng lưới phủ khắp các huyện thị tỉnh An Giang. Ngày
16/9/2008 được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chuyển đổi mô hình hoạt động
thành Ngân hàng TMCP đô thị tạo điều kiện thuận lợi hơn để ngân hàng mở rộng
mạng lưới hoạt động trên toàn quốc. Ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung đầu tư tín
dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vì đây là thế mạnh của Ngân hàng được
khẳng định qua hơn 15 năm hoạt động tại tỉnh An Giang.
Ngày 13/11/2009, Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đổi tên
Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên (MXBank) thành Ngân hàng TMCP Phát triển Mê
Kông (MDB). Với tiềm năng phát triển mới và nâng tầm thương hiệu phù hợp với
chiến lược phát triển, MDB đang nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động trên
toàn quốc, tăng cường phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp để hoạt động hiệu
quả hơn và vẫn giữ thế mạnh chuyên đầu tư phát triển nền kinh tế Nông nghiệp –
Nông thôn đặc biệt tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Ngày 9/12/2010, Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông tự hào là một trong số
ít các ngân hàng tăng vốn điều lệ thành công lên 3000 tỷ đồng. Hiện nay, ngân hàng
đang có đối tác chiến lược là công ty đầu tư tài chính Fullerton Financial Holdings
SVTT : Đoàn Thị Lan Phương GVHD : Trần Lâm Vũ
1


NV huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – PGD H.Châu Thành
Pte.Ltd với 100% vốn của Temasek Holdings Pte.Ltd (một tập đoàn tài chính vững
mạnh của chính phủ Singapore).
Ngân hàng có hội sở chính đặt tại :
• Hội sở chính : 248 Trần Hưng Đạo, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An
Giang, Việt Nam.
• Tên đầy đủ : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông.
• Tên viết tắt : Ngân hàng Phát triển Mê Kông.
• Tên tiếng Anh : Mekong Development Joint Stock Commercial Bank.
• Tên viết tắt tiếng Anh : MDB
• Vốn điều lệ : 3.000 tỷ VNĐ.
• Lĩnh vực hoạt động : Ngân hàng.
• Tel : (076) 3 841 706 – Fax : (076) 3 841 006
• Email : - Website : www.mdb.com.vn
2. Lịch sử hình thành của Phòng giao dịch Châu Thành :
Châu Thành là một trong những huyện có tiềm năng về kinh tế của tỉnh, Châu
Thành ngày trước dân đông, sống chủ yếu nghề nông và nghề truyền thống thủ
công, một số hộ gia đình kinh doanh lò gạch với quy mô nhỏ vì không có nhiều vốn
để đầu tư sản xuất, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Để kinh tế cả tỉnh cũng như huyện Châu Thành phát triển để nâng cao thương
hiệu uy tín của ngân hàng, các tổ chức tín dụng nói chung, Ngân hàng TMCP Phát
triển Mê Kông nguyên là Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên nói riêng. Được sự đồng ý
của Chính Phủ và Bộ tài chính các chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng
đã có mặt trên địa bàn huyện Châu Thành, trong đó có Ngân hàng TMCP Phát triển
Mê Kông – Phòng giao dịch Châu Thành.
Tháng 03 năm 2007, Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông – Phòng giao dịch
Châu Thành chính thức được thành lập và đi vào hoạt động đến nay hơn 4 năm. Sự
hiện diện của phòng giao dịch góp phần làm cho đời sống người dân được cải thiện
rất nhiều, nông dân có vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp đủ vốn phát
SVTT : Đoàn Thị Lan Phương GVHD : Trần Lâm Vũ

2
NV huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – PGD H.Châu Thành
triển quy mô hoạt động trang thiết bị hiện đại, đồng thời làm cho nền kinh tế huyện
phát triển.
Phòng giao dịch Châu Thành đặt tại 108 Tổ 4, Hòa Long 01, Thị Trấn An Châu,
Châu Thành, An Giang. Có một vị trí khá thuận lợi nằm trên con đường Quốc Lộ 91
đối diện với chợ An Châu, gần các con đường rẽ vào các xã nhỏ của huyện và các lò
gạch của người dân địa phương, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã xuất hiện,
nông dân sản xuất nông nghiệp cũng thuận lợi khi đi vay vốn để phục vụ sản xuất
của mình vì thế khách hàng sẽ dễ dàng tiếp xúc với ngân hàng.
3. Sự phát triển :
Trong năm Ngân hàng phát hành 200 triệu cổ phần để tăng vốn điều lệ từ 1.000
tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng theo Công văn số 5158/NHNN-TTGSNH ngày 9 tháng 7
năm 2010 và Công văn số 9178/NHNN-TTGSNH ngày 25 tháng 11 năm 2010 của
Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho Ngân hàng bán cổ phần cho
nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là công ty Fullerton Financial Holdings Pte. Ltd
(“FFH”) với tỷ lệ 15% vốn điều lệ của Ngân hàng.
Trước đó vào ngày 5 tháng 7 năm 2010, Ngân hàng và FFH đã ký Hợp đồng
khung về chuyển giao kiến thức và hợp tác chiến lược. Theo đó, Fullerton sẽ cung
cấp cho Ngân hàng trợ giúp kỹ thuật trong các lĩnh vực như dịch vụ ngân hàng bán
lẻ, hệ thống mạng lưới, nghiệp vụ nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng thương mại, quản
lý rủi ro, nhân sự và công nghệ thông tin.
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam bày tỏ nguyện vọng được tiếp tục làm
công tác kiểm toán cho Ngân hàng.
4. Chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động và quyền hạn các phòng ban :
3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban :
Trong hoạt động của ngân hàng, việc kinh doanh có hiệu quả hay không,
không chỉ nhờ vào phương thức kinh doanh của ngân hàng mà còn phụ thuộc vào
năng lực điều hành cũng như nổ lực của các nhân viên trong ngân hàng. Chính vì

vậy mà nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận kết cấu nên tổ chức rất quan trọng.
SVTT : Đoàn Thị Lan Phương GVHD : Trần Lâm Vũ
3
NV huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – PGD H.Châu Thành
- Chức năng : Là đơn vị kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa
bàn huyện Châu Thành như huy động vốn ngắn hạn và trung hạn của các thành
phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi bằng nội tệ; cho vay ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn các thành phần kinh tế, hộ sản xuất và cá nhân; làm dịch vụ thanh
toán chuyển tiền diện tử giữa các cá nhân và tổ chức kinh tế, nhận khoán tài chính
theo quy chế hiện hành được phân giao chỉ tiêu thanh toán, xét duyệt và hưởng
lương theo kết quả kinh doanh của đơn vị.
- Vai trò : Tổ chức huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, tổ chức công tác
thông tin, nghiên cứu và phân tích các dữ liệu có liên quan đến hoạt động tín dụng
tiền tệ, để tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương trong công cuộc xây dựng
và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà.
3.1.1. Trưởng phòng Giao Dịch :
Là người lãnh đạo cao nhất của phòng giao dịch Châu Thành được MDB tại
hội sở bổ nhiệm có nhiệm vụ trực tiếp điều hành và quản lý mọi hoạt động của
phòng giao dịch nhằm hướng dẫn và diễn giải việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
phạm vi hoạt động với khách hàng theo sự ủy quyền của giám đốc chi nhánh và
pháp luật về quyết định của mình tiếp cận các chỉ thị và phổ biến cho cán bộ công
nhân viên ngân hàng cũng như điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của phòng
giao dịch như ký duyệt các hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, bảo lãnh theo quy
định.
3.1.2. Phòng tín dụng :
- Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài
hạn bằng VND theo quy định, thẩm định xét duyệt các dự án đầu tư, lựa chọn
phương án tín dụng tối ưu, kiểm tra cho vay thực hiện sản xuất, công thương nghiệp
và tiêu dùng.
- Tham mưu cho lãnh đạo về công tác kế hoạch, lập bảng báo cáo nguồn vốn kinh

doanh.
- Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục khách hàng, phân loại
doanh nghiệp và báo cáo chuyên đề.
SVTT : Đoàn Thị Lan Phương GVHD : Trần Lâm Vũ
4
NV huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – PGD H.Châu Thành
- Thu hồi vốn, lãi cho vay kể cả xử lý những khoản nợ khó đòi.
- Phối hợp với các phòng chức năng phục vụ nhu cầu khách hàng.
- Hướng dẫn khách hàng làm đơn vay vốn và một số nghiệp vụ có liên quan khác.
3.1.3. Phòng kế toán :
- Kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lý và hồ sơ vay vốn.
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi.
- Tổ chức hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thu lãi…
hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ kế toán tín dụng.
- Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, sao kê nợ đến hạn, quá hạn, cung
cấp tín dụng theo quy định hiện hành về chế độ kế toán.
- Chấp hành chế độ quyết toán tài chính hàng năm với hội sở, lưu hồ sơ theo quy
định.
- Thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh
doanh, tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản tại chi nhánh, báo cáo các hoạt động
kinh tế, tài chính.
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản, lập các thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết
kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, doanh nghiệp, chi trả kiều hối.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước và nước
ngoài… thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin.
- Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phòng tín dụng chuyển
sang theo chế độ quy định. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tư liệu kế toán, giữ bí mật các
tài liệu, các thông tin số liệu theo quy định của Nhà nước và ngành ngân hàng.
3.1.4. Phòng ngân quỹ :
- Thu chi tiền mặt, xuất nhập ấn chỉ có giá.

- Kiểm tra ngân quỹ trong phạm vi phòng giao dịch, chấp hành đầy đủ, kịp thời
nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước và hệ thống.
3.1.5. Phòng kinh doanh :
- Quản lý nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ.
3.2. Nguyên tắc hoạt động :
SVTT : Đoàn Thị Lan Phương GVHD : Trần Lâm Vũ
5
NV huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – PGD H.Châu Thành
Hoạt động chính của Ngân hàng là cung cấp các dịch ngân hàng trên toàn
lãnh thổ Việt Nam bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của
Ngân hàng; thực hiện các dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân hàng khác được Ngân
hàng Nhà nước cho phép.
5. Bộ máy quản lý :
Giới thiệu sơ đồ cấu trúc tổ chức của MDB
SVTT : Đoàn Thị Lan Phương GVHD : Trần Lâm Vũ
6
NV huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – PGD H.Châu Thành
6. Phòng giao dịch (nếu có) :
STT Địa Điểm Thông Tin
SVTT : Đoàn Thị Lan Phương GVHD : Trần Lâm Vũ
7
NV huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – PGD H.Châu Thành
1
Phòng Giao Dịch
MDB Vĩnh An
* Địa chỉ : Cụm Dân Cư Cầu Số 8 – xã
Vĩnh An – Huyện Châu Thành – An
Giang.
* Tel : (076) 3 839 433

* Fax : (076) 3 839 565
2
Phòng Giao Dịch
MDB Tri Tôn
* Địa chỉ : 31 Trần Hưng Đạo – Thị
trấn Tri Tôn – An Giang.
* Tel : (076) 3 772 508
* Fax : (076) 3 772 509
3
Phòng Giao Dịch
MDB Mỹ Luông
* Địa chỉ : Số 187 - Ấp Thị 2 – Thị
trấn Mỹ Luông – Chợ Mới – An
Giang.
* Tel : (076) 3 625 465
* Fax : (076) 3 625 458
4
Phòng Giao Dịch
MDB Thoại Sơn
* Địa chỉ : 349 Nguyễn Huệ - Ấp Bắc
Sơn – Thị trấn Núi Sập – Huyện Thoại
Sơn – An Giang.
* Tel : (076) 3 712 134
* Fax : (076) 3 712 135
5
Phòng Giao Dịch
MDB Châu Thành
* Địa chỉ : Quốc Lộ 91 – Thị trấn An
Châu – Châu Thành – An Giang.
* Tel : (076) 3 651 900

* Fax : (076) 3 651 901
6
Phòng Giao Dịch
MDB Chợ Mới
* Địa chỉ : Số 85 Trần Hưng Đạo - Ấp
Thị - Thị trấn Chợ Mới – Huyện Chợ
Mới – An Giang.
* Tel : (076) 3 611 109
* Fax : (076) 3 611 108
7 Phòng Giao Dịch
MDB Mỹ Bình
(Hiện không còn)
* Địa chỉ : 248 Trần Hưng Đạo –
Phường Mỹ Bình – TP. Long xuyên –
An Giang.
SVTT : Đoàn Thị Lan Phương GVHD : Trần Lâm Vũ
8
NV huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – PGD H.Châu Thành
* Tel : (076) 3 957 133
* Fax : (076) 3 957 144
8
Phòng Giao Dịch
MDB Xuân Tô
* Địa chỉ : Số 502/10 – Quốc lộ 91 –
Khóm Xuân Hòa – Thị trấn Tịnh Biên
– Huyện Tịnh Biên – An Giang.
* Tel : (076) 3 751 535
* Fax : (076) 3 751 534
9
Phòng Giao Dịch

MDB Tân Châu
* Địa chỉ : Số 5C+1 – Đường Hai Bà
Trưng – Phường Long Thạnh – Thị xã
Tân Châu – An Giang.
* Tel : (076) 3 533 324
* Fax : (076) 3 533 325
10
Phòng Giao Dịch
MDB Phú Tân
* Địa chỉ : Số 781 – Quốc lộ 954 –
Thị trấn Phú Mỹ - Phú Tân – An
Giang.
* Tel : (076) 3 587 512
* Fax : (076) 3 587 513
11
Phòng Giao Dịch
MDB Châu Phú
* Địa chỉ : Quốc lộ 91 – Tổ 3 - Ấp
Bình Hòa – Thị trấn Cái Dầu – Huyện
Châu Phú – An Giang.
* Tel : (076) 3 684 079
* Fax : (076) 3 684 080
12
Phòng Giao Dịch
MDB An Phú
* Địa chỉ : Số 592 – Đường Bạch
Đằng – Thị trấn An Phú – Huyện An
Phú – An Giang.
* Tel : (076) 3 511 956
* Fax : (076) 3 511 957

7. Tầm nhìn sứ mệnh :
SVTT : Đoàn Thị Lan Phương GVHD : Trần Lâm Vũ
9
NV huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – PGD H.Châu Thành
Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực tài chính ngân hàng tại
Việt Nam.
- Đối với khách hàng : luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu và gia tăng giá trị mang lại
cho khách hàng.
- Đối với Cổ đông : luôn mang lại giá trị hiệu quả cao cho Quý nhà đầu tư lâu dài
và bền vững.
- Đối với nhân viên : luôn là môi trường để phát triển sự nghiệp và gắn bó lâu dài
cùng đại gia đình MDB.
- Đối với cộng đồng : luôn cùng chia sẻ và tham gia đóng góp trong công tác xã
hội.
8. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông - Phòng
giao dịch Châu Thành :
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
1. Các hình thức công tác huy động vốn :
Nguồn vốn là vấn đề mà ngân hàng luôn quan tâm để có nguồn vốn dồi dào đáp
ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của nền kinh tế, đầu tư trang thiết bị đổi mới
công nghệ để phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Nguồn vốn của ngân hàng
SVTT : Đoàn Thị Lan Phương GVHD : Trần Lâm Vũ
10
Trưởng Phòng
Giao Dịch
Bộ Phận Tín Dụng Bộ Phận Kế Toán Bộ Phận Ngân Quỹ
Kiểm
Soát
Nhân

Viên
Tín
Dụng
Hỗ
Trợ
Tín
Dụng
Kiểm
Soát
Viên
Giao
Dịch
Viên
Thủ
Quỹ
Nhân
Viên
Kiểm
Ngân
NV huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – PGD H.Châu Thành
phụ thuộc vào nguồn vốn huy động của các chi nhánh, phòng giao dịch và các quỹ
tiết kiệm.
MDB – Phòng giao dịch Châu Thành huy động chủ yếu từ các đối tượng khách
hàng cá nhân, doanh nghiệp và các thành phần tổ chức kinh tế với các hình thức huy
động vốn chủ yếu là huy động vốn qua các sản phẩm tiền gửi và huy động vốn qua
ngân hàng Nhà nước và từ các tổ chức tín dụng khác.
1.1. Hình thức :
1.1.1. Tiền gửi của khách hàng trong đó có tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi
của cá nhân và hộ gia đình :
1.1.1.1. Tiền gửi của tổ chức kinh tế :

- Tiền gửi không kỳ hạn : là khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhưng
khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải luôn đảm bảo yêu cầu
này. Mục đích của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng là an toàn và hưởng
các dịch vụ ngân hàng, tạo mối quan hệ với ngân hàng. Tỷ trọng tiền gửi không
kỳ hạn của tổ chức kinh tế trong tổng nguồn vốn của ngân hang2cao và nguồn
vốn này có tính ổn định tương đối cao vì bao giờ các tổ chức kinh tế cũng duy
trì ít nhất ở một số dư nhất định. Đối với nguồn vốn này ngân hàng chỉ phải trả
lãi thấp nhưng chi phí phi lãi rất cao. Đó là chi phí mua và vận hành ATM, chi
phí phục vụ …
- Tiền gửi có kỳ hạn : là khoản tiền khách hàng gửi vào ngân hàng mà có sự thỏa
thuận về thời hạn trong đó khách hàng không được rút trước hạn. Đây là nguồn
vốn mà khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích sinh lời là chủ yếu và ngân
hàng phải trả lãi cao hơn tiền gửi không kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có tính ổn
định rất cao nhưng thường có thời hạn ngắn vì đây là những khoản tiền tạm thời
nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nguồn vốn
này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.
1.1.1.2. Tiền gửi của cá nhân và hộ gia đình :
- Tiền gửi không kỳ hạn : là khoản tiền mà khách hàng gửi tiền vào ngân hàng
với mục đích an toàn là chủ yếu và hưởng các dịch vụ của ngân hàng. Đối với
SVTT : Đoàn Thị Lan Phương GVHD : Trần Lâm Vũ
11
NV huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – PGD H.Châu Thành
nguồn vốn này chi phì trả lãi ngân hàng bỏ ra không đáng kể nhưng chi phí trả
lãi rất cao. Ở các nước phát triển thì tỷ trọng nguồn vốn này rất cao nhưng các
nước đang phát triển thì tỷ trọng này lại rất thấp do người dân chưa có thói quen
sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Nguồn vốn từ tiền gửi không kỳ hạn của cá
nhân, hộ gia đình có tính ổn thấp do nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình
không ổn định, khi cần khách hàng có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào; do đó ngân
hàng phải chuẩn bị sẵn một khoản tiền để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Tiền gửi có kỳ hạn : là khoản tiền mà khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với

mục đích sinh lời là chủ yếu. Tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân và hộ gia đình
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động và là nguồn vốn chủ yếu để
ngân hàng cho vay. Nguồn vốn này có tính ổn định cao nhất và ngân hàng phải
trả lãi rất cao cho nguồn vốn này.
1.1.2. Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá :
Ngày nay trong hoạt động kinh doanh của các NHTM cạnh tranh là yếu tố
không thể thiếu được. Các NHTM cạnh tranh nhau về lãi suất huy động đến lãi
suất cho vay. Trong lĩnh vực huy động vốn các NHTM phải luôn luôn tìm các
biện pháp để có thể huy động được đủ nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu sử dụng
vốn của mình. Các NHTM không chỉ sử dụng các công cụ truyền thống để huy
động vốn mà còn đưa ra các công cụ mới có hiệu quả hơn để huy động vốn một
cách dễ dàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của mình và kỳ phiếu, trái phiếu ngân
hàng đã ra đời. Kỳ phiếu và trái phiếu là giấy tờ có giá xác nhận khoảng nợ của
ngân hàng với người nắm giữ. Kỳ phiếu được phát hành thường xuyên và có kỳ
hạn ngắn : 3,6 … 12 tháng. Trái phiếu thường có kỳ hạn lớn hơn 1 năm.
Việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu có ưu thế giúp ngân hàng huy động được
đúng số lượng vốn cần thiết và có thời hạn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của
ngân hàng. Tuy nhiên chi phí của nguồn vốn này tương đối cao do ngân hàng
phải trả lãi cao hơn các hình thức huy dộng truyền thống.
1.1.3. Huy động vốn qua đi vay :
SVTT : Đoàn Thị Lan Phương GVHD : Trần Lâm Vũ
12
NV huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – PGD H.Châu Thành
- Vay tổ chức tín dụng khác : Trong quá trình hoạt động ngân hàng có thể vay tổ
chức tín dụng khác thông qua thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Chi phí của
nguồn vốn này thường cao và thời gian sử dụng thường ngắn. Các ngân hàng
cho vay nhau dưới các hình thức vay qua đêm, vay kỳ hạn, hợp đồng gia hạn.
- Vay Ngân hàng Trung ương :
Ngân hàng Trung ương cho NHTM vay dưới hình thức chiết khấu giấy tờ có
giá. Mục đích cho vay của Ngân hàng Trung ương với NHTM là thực thi chính

sách tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Chi phí của nguồn vốn này
cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương, giả sử
khi Ngân hàng Trung ương muốn tăng mức cung ứng tiền thì Ngân hàng Trung
ương sẽ giảm mức lãi suất chiết khấu từ đó sẽ kích thích các NHTM vay Ngân
hàng Trung ương nhiều hơn do đó tăng khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế
thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại.
1.2. Công tác huy động vốn :
1.2.1. Khái niệm về vốn :
Vốn của các NHTM là toàn bộ các giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động và
tạo lập để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng.
Thực chất nguồn vốn của các NHTM là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm
thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng mà khách hàng gủi
vào ngân hàng với các mục đích khác nhau. Nói cách khác khách hàng chuyển
quyền sử dụng tiền tệ cho ngân hàng và ngân hàng trả cho khách hàng một
khoản lãi và ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối vốn làm tăng
nhanh quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế, phục vụ và kích thích mọi
hoạt động kinh tế phát triển đồng thời chính các hoạt động đó lại quyết định đến
sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.2.2. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM :
1.2.2.1. Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh :
SVTT : Đoàn Thị Lan Phương GVHD : Trần Lâm Vũ
13
NV huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – PGD H.Châu Thành
Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh
doanh cũng cần có vốn, vốn quyết định đến khả năng kinh doanh của doanh
nghiệp. Đối với ngân hàng thương mại, vốn là đối tượng kinh doanh chủ yếu
cũng là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Nếu thiếu vốn
ngân hàng thương mại không thể thực hiện các hoạt động kinh doanh. Vì thế
những ngân hàng có vốn lớn sẽ có thế mạnh trong kinh doanh. Vốn là diểm xuất

phát đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
1.2.2.2. Vốn quyết định quy mô của hoạt động tín dụng và các hoạt động khác
của NHTM :
Ngoài vai trò là cơ sở để ngân hàng tổ chức các hoạt động kinh doanh, vốn
còn quyết định đến việc mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tín dụng và các hoạt
động khác củ ngân hàng thương mại.
Vốn tự có của ngân hàng ngoài việc sử dụng để mua sắm tài sản cố định,
trang thiết bị, góp vốn liên doanh ... Vốn tự có của ngân hàng là căn cứ để giới
hạn các hoạt động kinh doanh tiền tệ bao gồm cả hoạt động tín dụng. Việc quy
định tỷ lệ cho vay, tỷ lệ huy động vốn trên vốn tự có của Ngân hàng Trung
Ương thể hiện vai trò quản lý, điều tiết thị trường của Nhà nước, để dảm bảo an
toàn hệ thống ngân hàng và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi
tiền.
Những quy định về mức cho vay, mức huy động trên vốn tự có như sau :
- Mức cho vay một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có.
- Mức vốn huy động không được vượt quá 20 lần vốn tự có.
- Mua cổ phần hoặc góp vốn liên doanh không được vượt quá 50% vốn tự có.
Qua những quy định của Ngân hàng Trung ương đối với Ngân hàng Thương
mại ta thấy vốn tự có quyết định đến khả năng cấp tín dụng, huy động vốn của
Ngân hàng Thương mại vì thế những Ngân hàng Thương mại có vốn tự có lớn
thì quy mô tín dụng càng lớn và ngược lại. Không những vốn tự có ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh mà vốn huy động cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động tín dụng và hoạt động khác. Vốn tự có rất quan trọng nhưng chỉ chiếm một
SVTT : Đoàn Thị Lan Phương GVHD : Trần Lâm Vũ
14
NV huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – PGD H.Châu Thành
phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất và là
nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh do đó ngân
hàng nào có nguồn vốn huy động càng lớn thì khả năng cấp tín dụng cho nền
kinh tế và các hoạt động khác càng được mở rộng.

1.2.2.3. Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân
hàng trên thị trường :
Một NHTM có thể thu hút được đông đảo khách hàng đến gửi tiền và sử
dụng các dịch vụ của ngân hàng đó khi ngân hàng đó có uy tín trên thị trường.
Uy tín của ngân hàng trước hết thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán cho
khách hàng khi họ yêu cầu. Khả năng thanh toán của ngân hàng thông thường tỷ
lệ thuận với khối lượng vốn mà ngân hàng đó có. Nếu có lớn vốn năng lực thanh
toán của ngân hàng được nâng cao, do đó uy tín của ngân hàng được nâng cao từ
đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng và nâng cao được vị thế của ngân hàng trên
thị trường.
1.2.2.4. Vốn là một trong những yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh
của ngân hàng :
Với mỗi ngân hàng thì quy mô và trình độ công nghệ hiện đại là tiền đề để
thu hút vốn. Đồng thời khả năng về vốn lớn là cơ sở để ngân hàng mở rộng khối
lượng tín dụng và có thể quyết định cả mức lãi suất cho vay. Do đó có tiềm lực
về vốn lớn, ngân hàng có thể giảm mức lãi suất cho vay từ đó tạo cho ngân hàng
ưu thế trong cạnh tranh và giúp ngân hàng có tiềm lực trong việc mở rộng các
hình thức liên doanh, liên kết, cho thuê, mua bán nợ, kinh doanh chứng khoán

Vốn có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do
đó ngân hàng phải luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn vốn một cách ổn
định cả về vốn huy động và vốn tự có.
1.2.3. Kết cấu vốn của NHTM :
1.2.3.1. Vốn tự có :
SVTT : Đoàn Thị Lan Phương GVHD : Trần Lâm Vũ
15

×