Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiết 21 chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.78 KB, 15 trang )

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
- Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
II. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới của đất nước ta.
- Đánh giá được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và
những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ở nước ta.
- Trình bày được một số định hướng chính để đẩy mạnh cơng cuộc Đổi mới và hội nhập.
- Nhận xét được được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: theo ngành, theo thành phần kinh tế
và theo lãnh thổ.
- Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kt.
2. Kĩ năng:
- Biết liên hệ kiến thức địa lí với các kiến thức lịch sử, GDCD trong lĩnh hội tri thức mới.
- Biết liên hệ sgk với các vấn đề thực
tiễn của cuộc sống khi tìm hiểu về các thành tựu của công cuộc Đổi mới và hội nhập.
- Phân tích biểu đồ và các bảng số liệu về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng
GDP của cả nước và của từng thành phần kinh tế, tỉ lệ hộ nghèo của cả nước.
- Vẽ và phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê về cơ cấu kinh tế theo ngành, cơ
cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.
- Khai thác kiến thức qua Atlat Địa lí Việt Nam.
3. Thái độ:
- Biết được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay để định hướng được nghề
nghiệp trong tương lai.
- Xác định tinh thần, trách nhiệm của mỗi người đối với sự phát triển của đất nước.
4. Nội dung trọng tâm:
- Đổi mới là 1 tất yếu của lịch sử. Trong bối cảnh tồn cầu hóa thì đổi mới, mở cửa và
hội nhập là tất yếu của thời đại.
- Các thành tựu của Công cuộc Đổi mới là hết sức to lớn.
- Những định hướng trong đẩy mạnh đổi mới chính là nhằm mục tiêu phát triển bền vững


cả về KT – XH và môi trường.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, tính tốn.
- Năng lực chun biệt: sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, liên hệ thực tế.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV:
- Một số hình ảnh, tư liệu về các thành tựu của công cuộc Đổi mới và hội nhập quốc tế.
(nếu có)
- Kênh hình SGK.
- Atlat địa lí Việt Nam.
2. Chuẩn bị của HS:


- SGK, các dụng cụ học tập cần thiết khác.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
(MĐ 1)
(MĐ 2)
(MĐ 3)
(MĐ 4)
Việt Nam trên
- Biết được bối Phân tích biểu đồ Chứng minh rằng Chứng minh về
đường đổi mới
cảnh của nền kinh để thấy được kết nước ta đang từng những thành

và hội nhập
tựu của công
tế nước ta sau quả của công cuộc bước hội nhập.
cuộc đổi mới
chiến tranh.
đổi mới.
Đánh giá được
- Biết được một số - Thành tựu của
thuận lợi, khó
định hướng chính cơng cuộc hội
khăn khi hội
để đẩy mạnh công nhập quốc tế và
nhập quốc tế.
cuộc đổi mới.
khu vực.
- Chuyển dịch Biết được hiện Phân tích được xu Tính được tỉ trọng Giải thích được
cơ cấu kinh tế.
trạng và xu hướng hướng chuyển dịch và nhận xét được xu nguyên nhân
chuyển dịch cơ cấu và ý nghĩa sự hướng chuyển dịch
của sự chuyển
kinh tế của nước ta chuyển dịch cơ cấu
dịch
kinh tế.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nội dung 1:
Câu 1: Chứng minh đô thị nước ta phân bố không đều?
Câu 2: Mạng lưới đô thị nước ta phân chia dựa vào những căn cứ nào?
- Nội dung 2:

Câu 1: Trình bày các định hướng đổi mới và thành tựu?
Câu 2: Trình bày các định hướng hội nhập và thành tựu?
3. Hoạt động học tập
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
1. Mục tiêu
- Giúp cho HS gợi nhớ lại sự kiện lịch sử, chính trị cũng như tình hình kinh tế gắn với các
mốc thời gian quan trọng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích đối chiếu để biết được các chính sách phát triển kinh tế
xã hội có sự khác nhau giai đoạn Lịch sử.
- Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức
của bài học cho HS.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Dạy học nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/ cả lớp


4. Phương tiện dạy học: Tranh ảnh.
5. Tiến trình hoạt động
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV vẽ trục biểu diễn thời gian theo các mốc năm 1945, 1975,
1995, 2007. Yêu cầu HS tích hợp với kiến thức Lịch sử, Địa lí cùng hiểu biết của bản
thân, yêu cầu HS nêu các sự kiện lịch sử, chính trị cũng như tình hình kinh tế gắn với các
mốc thời gian nói trên.

1945

1975

1986

1995


2007
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
Bước 3. HS quan sát, liệt kê, liên kết sau đó GV gọi một số HS trả lời.
Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Cơng cuộc Đổi mới là cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội.
1. Mục tiêu: Biết được các thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới của đất nước ta.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/Cá nhân
4. Phương tiện dạy học: SGK, biểu đồ, bảng số liệu.
5. Sản phẩm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Cá nhân
(15 phút)
- GV yêu cầu HS đọc SGK mục l.a, tích hợp với mơn - HS đọc SGK mục l.a, tích hợp với mơn
Lịch sử va hiểu biết cá nhân, cho biết:
Lịch sử và hiểu biết cá nhân để trả lời.
+ Những hậu quả nặng nề của chiến tranh đối với nước
ta?
- Một số HS trả lời, các HS khác nhận
+ Bối cảnh nền KT - XH nước ta và thế giới trước khi xét, bổ sung.
tiến hành đổi mới?
- GV nhận xét và bổ sung kiến thức.
- GV: Yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, tích hợp mơn - HS dựa vào kiến thức SGK, tích hợp
Lịch sử và hiểu biết cá nhân cho biết: Trước bối cảnh môn Lịch sử và hiểu biết cá nhân để trả
đất nước sau giải phóng, Đại hội Đảng VI đã đưa ra lời
đường lối Đổi mới nền kinh tế, xã hội nước ta phát triển
theo xu thế nào?

- HS đại diện trình bày, các HS khác bổ
sung ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức và bổ sung kiến thức về nền NN
trước và sau chính sách khốn 10 (khốn sản phẩm theo
khâu đến nhóm người LĐ). Khốn gọn theo đơn giá đến
hộ xã viên (từ tháng 4/1998, hợp tác xã chỉ làm DV).
- GV yêu cầu HS đọc SGK, nêu tóm tắt những thành tựu
to lớn của cơng cuộc Đổi mới ở nước ta.


- GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý - HS đại diện trình bày, các HS khác bổ
đúng của HS (chú ý liên hệ thực tế các vùng kinh tế sung ý kiến.
trọng điểm, vùng chun canh nơng nghiệp, phân tích
biểu đồ, bảng số liệu).
HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 2
1. Công cuộc Đổi mới là cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội.
a. Bối cảnh.
- Trong nước:
+ Đất nước mới thống nhất, đời sống nhân dân cịn khó khăn.
+ Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, NN là chủ yếu.
+ Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh.
- Quốc tế: Cuối thập kể 70, đầu 80 của thế kỉ XX, tình hình quốc tế hết sức phức tạp.
=> Đất nước rơi vào khủng hoảng, lạm phát cao kéo dài => đòi hỏi cần phải Đổi mới KT - XH
toàn diện.
b. Diễn biến.
- Công cuộc Đổi mới được manh nha năm 1979, đầu tiên là lĩnh vực nơng nghiệp, sau đó lan sang
các lĩnh vực khác.
- Đường lối đổi mới: đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo 3 xu thế.
+ Dân chủ hóa đời sống kt-xh.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN.

+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
c. Thành tựu.
- Đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng, kiềm chế lạm phát.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định.
- Cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH- HĐH, phát huy tối đa các
nguồn lực.
- Đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói, giảm nghèo.
Hoạt động 3: Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực.
1. Mục tiêu: Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi
mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ở
nước ta.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận, báo cáo.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cặp
4. Phương tiện dạy học: SGK, biểu đồ.
5. Sản phẩm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2: cá nhân, cặp
(10 phút)
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, kiến thức Lịch - Một HS trả lời, các HS khác chú ý lắng
sử và hiểu biết cá nhân: Hãy cho biết bối cảnh quốc tế nghe để nhận xét, bổ sung.
những năm cuối thế kỉ 20 có tác động như thế nào đến
cơng cuộc Đổi mới ở nước ta?


GV chuẩn kiến thức và mở rộng.
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK tổ chức cho HS - HS dựa vào kiến thức SGK để trả lời.
thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi sau: Hãy nêu những
thành tựu và thách thức của nước ta trong hội nhập quốc
tế và khu vực?

- GV chuẩn kiến thức.
- Đại diện các nhóm trả lời các nhóm
(Khó khăn trong cạnh tranh với các nước phát triển hơn khác bổ sung.
trong khu vực và thế giới; Nguy cơ khủng hoảng;
Khoảng cách giàu nghèo tăng. . .).
HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 3
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực.
a. Bối cảnh.
- Quốc tế:
+ Tồn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế là xu hướng toàn cầu tác động đến mọi quốc gia trong đó có
nước ta.
+ Trên thế giới chuyển từ xu thế đối đầu sang đối thoại, kết thúc chiến tranh lạnh.
- VN:
+ Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì từ đầu năm 1995.
+ Nước ta trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế: ASEAN, APEC, WTO...vị thế đất nước có
nhiều thay đổi.
b. Thành tựu, thách thức.
- Thành tựu:
+ Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài: ODA, FDI, FPI...
+ Đẩy mạnh hợp tác kinh tế-khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường an ninh khu
vực…
+ Ngoại thương phát triển mạnh.
- Khó khăn, thách thức:
+ Cạnh tranh bất bình đẳng trong điều kiện kinh tế chưa phát triển.
+ Gia tăng nợ nước ngoài, bị phụ thuộc và chi phối bởi nền kinh tế nước ngoài.
+ Chảy máu chất xám.
+ Gia tăng khoảng cách giàu nghèo…

Hoạt động 4: Một số định hướng chính để đẩy mạnh cơng cuộc Đổi mới và hội nhập.
1. Mục tiêu: - Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh cơng cuộc Đổi mới và

hội nhập.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/Cá nhân
4. Phương tiện dạy học: SGK.


Hoạt động của giáo viên
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức cá nhân và hiểu biết
cá nhân: Hãy nêu một số định hướng chính để đẩy mạnh
cơng cuộc Đổi mới ởû nước ta?
- GV chuẩn kiến thức, tích hợp với môn GDCD giáo dục
cho HS biết: Qua gần 30 năm đổi mới, nhờ đường lối
đúng đắn của Đảng và tính tích cực, chủ động sáng tạo
của nhân dân, nước ta đã đạt được những thành tựu to
lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trách nhiệm của các thế hệ tương
lai cần phải học tập, tích lũy kiến thức để góp phần thực
hiện hiệu quả các định hướng để đẩy mạnh cơng cuộc Đổi
mới để đưa nước ta thốt khỏi tình trạng kém phát triển
vào năm 2010 và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020.

Hoạt động của học sinh
- HS dựa vào kiến thức cá nhân và hiểu
biết để trả lời
- Một số HS trình bày, các HS khác
nhận xét, bổ sung.

HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 4
3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập.
- Thực hiện chiến lược tồn diện về tăng trưởng xóa đói giảm nghèo.

- Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kt thị trường định hướng XHCN.
- Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển nền kt tri thức.
- Đẩy mạnh hội nhập kt quốc tế để tăng tiềm lực kt quốc gia.
- Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt
trái của cơ chế thị trường.

Hoạt động 5: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1. Mục tiêu:
- Hiểu được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.
- Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kt.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm
4. Phương tiện dạy học: SGK, biểu đồ, Atlat Địa lí Việt Nam.
5. Sản phẩm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc phần mở đầu sgk để nắm khái niệm HS đọc phần mở đầu sgk để nắm
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
khái niệm về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS đọc sách giáo khoa - HS đọc sách giáo khoa mục 1, biểu
mục 1, biểu đồ 20.1, bảng số liệu 20.1, Atlat Địa lí Việt Nam đồ 20.1, bảng số liệu 20.1, Atlat Địa
trang 17 trả lời các câu hỏi sau
lí Việt Nam trang 17 trả lời các câu
+ Khu vực I xu hướng chung và trong nội bộ đang có sự hỏi.


thay đổi như thế nào?

+ Nhận xét sự chuyển dịch kinh tế ở khu vực II.
+ Nhận xét sự chuyển dịch kinh tế ở khu vực III.
- Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi
nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các
nhóm:
+ Nhóm 1: Báo cáo sự chuyển dịch ở KVI.
+ Nhóm 2: Báo cáo sự chuyển dịch ở KVII.
+ Nhóm 3: Báo cáo sự chuyển dịch ở KVIII.
- GV hướng theo dõi các nhóm hoạt động.
- Báo cáo kết quả và thảo luận.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS các nhóm thảo luận để hồn
thành sản phẩm học tập theo nhóm
đã được phân cơng.

- Đại diện các nhóm trình bày kết
quả, điều hành các nhóm khác nhận
xét, đánh giá, bổ sung.

HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 5
1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
- Đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành nhưng còn chậm: Giảm KV I, tăng KV II, KV III
chưa ổn định.
- Trong nội bộ từng ngành cũng có sự chuyển dịch:
+ KV I: Giảm tỉ trọng NN, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. Trong ngành NN (theo nghĩa hẹp), giảm tỉ
trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và DV NN.
+ Ở KV II: Giảm tỉ trọng CN khai thác, tăng tỉ trọng CN chế biến, chú trọng phát triển các mặt
hàng cao cấp.
+ ở KV III: Tăng vọt những lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng và phát triển đơ thị. Nhiều loại

hình dịch vụ ra đời: Viễn thông, du lich quốc tế, tài chính, ngân hàng…..

Hoạt động 6: Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
1. Mục tiêu:
- Hiểu được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.
- Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kt.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cặp
4. Phương tiện dạy học: SGK, Atlat Địa lí Việt Nam, bảng số liệu.
5. Sản phẩm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 3: Cặp
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết cá - HS dựa vào kiến thức SGK và hiểu
nhân thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi sau:
biết cá nhân thảo luận cặp để trả lời
+ Nước ta có mấy thành phần kinh tế, kể tên?
các câu hỏi.
+ Nguyên nhân dẫn tới sự chuyển dịch?
+ Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì?
- GV hướng theo dõi các nhóm hoạt động.
- Báo cáo kết quả và thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết


- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

quả, điều hành các nhóm khác nhận
xét, đánh giá, bổ sung.


HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 6
2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta là: giảm tỉ trọng KV kinh tế trong
nước, tăng tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi nhưng thành phần kinh tế Nhà
nước vẫn đóng vai trị chủ đạo.
- Nguyên nhân: Do thực hiện mở cửa hội nhập, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN.
- Ý nghĩa: Xu hướng chuyển dịch trên cho thấy nước ta đang phát triển nền kt hàng hóa vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN. Các TP kt đang được
phát huy sức mạnh và nước ta hội nhập vào nền kt thế giới.
Hoạt động 7: Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:
1. Mục tiêu:
- Hiểu được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ kinh tế.
- Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kt.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân
4. Phương tiện dạy học: SGK, Atlat Địa lí Việt Nam.
5. Sản phẩm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 4: Cả lớp
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK hãy cho biết: - HS đọc sgk, quan sát atlat, thảo
Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta như thế nào? luận và trả lời.
Xác định các vùng kt trọng điểm nước ta trong atlat.
- GV chuẩn kiến thức và kĩ năng.
HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 7
3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:
- Xu hướng trong các ngành:
+ Trong CN: hình thành các khu CN, khu chế xuất, khu công nghệ cao…
+ Trong NN: Vùng trọng điểm lương thực, vùng chuyên canh…

- Sự phân hóa giữa các vùng: ĐNB là vùng kinh tế phát triển nhất.
- Hình thành ba vùng kt trọng điểm: phía Bắc, miền Trung, phía Nam…

C. HÌNH THÀNH KĨ NĂNG MỚI
1. Mục tiêu

Nhằm cũng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ
năng mới cho học sinh.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: Phiếu câu hỏi trắc nghiệm, Alat Địa lí Việt Nam.


5. Sản phẩm
a) GV giao nhiệm vụ cho HS dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
b) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS
trong q trình thực hiện.
*Nhóm câu hỏi nhận biết
Câu 1. Sau năm 1975, nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài. Nguyên
nhân chính là do
A. chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
B. chính sách bao vây cấm vận của các thế lực thù địch.
C. tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp.
D. cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực
Câu 2. Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ từ năm nào?
A. 1986
B. 1995
C. 1998
D. 2007
Câu 3. Đâu không phải là một trong những định hướng chính để đẩy mạnh cơng cuộc

Đổi mới.
A. Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố gắn với phát triển tri thức.
B. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng thêm sức mạnh quốc gia.
C. Phát triển nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc.
D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng
xa.
Câu 4: Trình bày sự chuyển dịch thành phần và lãnh thổ kinh tế
Thành phần kinh tế
– Chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong
thời kì Đổi mới.
– Kinh tế Nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh
tế.
– Tỉ trọng kinh tế tư nhân có xu hướng tăng thể và kinh tế tập lại có xu hướng giảm.
– Tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tăng nhanh.
Lãnh thổ kinh tế
– Hình thành các vùng động lực phát triển kinh vùng chuyên canh và các khu công
nghiệp tận trung, khu chế xuất có quy mơ lớn.
– Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm : Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Câu 5: Cơ cấu GDP trong ngành kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng:
A. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II
B. tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I
C. tăng tỉ trọng khu vực III, giảm tỉ trọng khu vực II
D. giảm tỉ trọng khu vực III, tăng tỉ trọng khu vực I
Câu 6: Cơ cấu các thành phần kinh tế nước ta đang có xu hướng chuyển dịch
A. phát triển đồng đều các thành phần kinh tế
B. tăng về thành phần kinh tế nhà nước
C. tăng mạnh thành phần kinh tế ngoài nhà nước



D. tăng mạnh thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 7: Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?
A. Kinh tế nhà nước
B. Kinh tế ngoài nhà nước
C. Kinh tế tư nhân
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 8:Vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta là
A. đồng bằng Sông Cửu Long.
B. đồng bằng Sông Hồng
C. đồng bằng Bắc Trung Bộ.
D. đồng bằng Nam Trung Bộ
*Nhóm câu hỏi thơng hiểu
Câu 1. Thành tựu nổi bật mà nước ta đạt được trong việc hội nhập vào nền kinh tế của
khu vực và quốc tế là
+ Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài: ODA, FDI, FPI...
+ Đẩy mạnh hợp tác kinh tế-khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường
an ninh khu vực…
+ Ngoại thương phát triển mạnh. Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu khá lớn về
một số mặt hàng (dệt may, thiết bị điện tử, tàu biển, cà phê, điều….)
Câu 2: Dựa vào biểu đồ dưới đây

Xét năm 2005, nhận xét nào sau đây phù hợp với biểu đồ trên?
A. khu vực I vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất.
B. khu vực I chiếm tỉ trọng thứ hai.
C. khu vực II chiếm tỉ trọng cao nhất.
D. khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất.
Câu 3: Quan sát hình 20.1 (trang 82 SGK), phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP
phân theo khu vực kinh kế ở nước ta, giai đoạn 1990- 2005.



Hinh 20.1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990-2005
-Tỉ trọng của khu vực I (nơng – lâm – ngư nghiệp) có xu hướng giảm nhanh (từ 38,7%
năm 1990 và 40,5% năm 1991 xuống cịn 20,9%năm 2005).
-Tỉ trọng của khu vực II (cơng nghiệp – xây dựng) có xu hướng tăng nhanh (từ 22,7%
năm 1990 lên 41,0% năm 2005) và hiện đang có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
-Tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) đang có sự biến động (tăng nhanh từ năm 1991 đến
năm 1995, sau đó giảm nhẹ đến năm 2005), nhưng so với thời kì trước đổi mới thì có
chuyển biến tích cực.
Câu 4: Phân tích bảng 20.2 (trang 84 SGK) để thấy sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa
các thành phần kinh tế. Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì.
– Sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế:
+ Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng, trong khi khu vực kinh tế tư nhân và khu vực
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng tỉ trọng. Tuy nhiên, khu vực kinh tế Nhà nước vẫn
giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
+ Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất.
– Xu hướng chuyển dịch như trên cho thấy ở nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng
hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Nước ta đang phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế và hội nhập vào
nền kinh tế thế giới.
*Nhóm câu hỏi vận dụng.
Câu 1: Chứng minh nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực va thế giới
- Từ đầu năm 1995, Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ.
- Từ tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN.
- Nước ta cũng đangtrong lộ trình thực hiện các cam kết của AFTA, tham gia diễn đàn
hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, đẩy mạnh quan hệ song phương va đa phương.
- Tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc
tế WTO.
Câu 2: Cho bảng số liệu sau:Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của thủy
sản nước ta (giá thực tế)(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm

Ngành

2000

2005

Nơng nghiệp

129140,5

183342,4

Lâm nghiệp

7673,9

9496,2

Thuỷ sản

26498,9

63549,2

Tổng số

163313,3

256387,8


a) Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
sản của nước ta qua các năm.
b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Cách làm:


a) Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
sản của nước ta qua các năm.
-Áp dụng công thức: Nông nghiệp (hoặc Lâm nghiệp, hoặc Thủy sản) / Tổng số x
100% = %
-Ví dụ: % Nơng nghiệp năm 2000 = 129140,5 / 163313,3 x 100% = 79,1%
-Hoặc % Thủy sản năm 2005 = 63549,2 / 256387,8 x 100% = 24,8%
Cuối cùng, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:
Tỉ trọng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của thủy sản nước ta
(Đơn vị: %)
Năm

2000

2005

Nông nghiệp

79,1

71,5

Lâm nghiệp

4,7


3,7

Thuỷ sản

16,2

24,8

Tổng số

100,0

100,0

Ngành

b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nơng, lâm nghiệp và thủy sản.
Nhìn chung giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta từ năm 2000 đến
năm 2005 có tăng lên.
Tuy nhiên, tốc độ tăng có khác nhau giữa các ngành nơng, lâm nghiệp và thủy sản dẫn
đến sự chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, cụ thể như sau :
-Nông nghiệp giảm mạnh, từ 79,1% năm 2000 chỉ còn 71,5% ở năm 2005 .
-Lâm nghiệp giảm từ 4,7% năm 2000 chỉ còn 3,7% ở năm 2005 .
-Thủy sản tăng nhanh, từ 16,2% năm 2000 lên 24,8% ở năm 2005.
*Nhóm câu hỏi vận dụng cao.
Câu 1: Hãy tìm các dẫn chứng về thành tựu của cơng cuộc Đổi mới ở nước ta.
-Tính đến năm 2006, cơng cuộc Đổi mới của nước ta đã qua chặng đường 20 năm
-Nước ta đã thốt khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài. Lạm phát được
đẩy lùi và kềm chế ở mức một con số.

-Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tỉ lệ tăng trưởng GDP từ 0,2 % vào giai đoạn 1975
– 1980 đã tăng lên 6,0 % và năm 1988, 9,5 % vào năm 1995. Mặc dù chịu ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt mức
4,8 % (năm 1999) và đã tăng lên 8,4 % vào năm 2005. Trong 10 nước ASEAN, tính trung
bình giai đoạn 1987 – 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9 %, chỉ đứng sau
Xingapo (7,0 %)
-Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho tới đầu thập
kỷ 90 của thế kỷ XX, trong cơ cấu GDP, nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, công
nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ. Từng bước tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư
nghiệp giảm, đến năm 2005 đạt chỉ cịn 21,0 %. Tỉ trọng của cơng nghiệp và xây dựng
tăng nhanh nhất, đến năm 2005 đạt xấp xỉ 41 %, vượt cả tỉ trọng của khu vực dịch vụ


(38,0 %).
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùng
kinh tế trọng điểm, phát triên các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công
nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo
cũng được ưu tiên phát triển.
- Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nước ta đạt được những thành tựu to lớn trong
xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân đợc cải thiện
rõ rệt.
Câu 2: Việc mở rộng hội nhập quốc tế và khu vực đã tác động đến kinh tế nước ta như
thế nào?
- Thuận lợi:
+Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
+ Đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, a ninh
khu vực.
+Ngoại thương được phát triển ở tầm cao mới.
- Khó khăn: phụ thuộc vào nước ngoài, bị cạnh tranh khốc liệt bởi các nước có nền kinh
tế phát triển hơn trong khu vực va trên thế giới.

Câu 3: Vì sao TP Hồ Chí Minh trở thành trung tâm kinh tế vào loại lớn nhất nước ta?
- Có vị trí địa lí thuận lợi, liền kề với Đồng Bằng SCL, vùng trọng điểm lương thực lớn
nhất cả nước.
- Tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế.
- Điều kiện kinh tế-xã hội
+ Dân cư và nguồn lao động: dân số đông, nguồn lao động dồi dào, lao động có chất
lượng cao và năng động trong cơ chế thị trường.
+ Có cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ cho các ngành kinh tế phát triển mạnh và
hoàn thiện nhất cả nước.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất so với các vùng trong cả nước.
+ Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.
Câu 4: Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu kinh tế của nước ta.
- Do nước ta đang trong giai đoạn đổi mới, tốc độ tăng trưởng giữa các ngành kinh tế dẫn
đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
- Việc hòa nhập nền kinh tế thế giới chịu sự tác động của xu hướng tồn cầu hóa nền kinh
tế thế giới và ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại trên thế giới.
D. VẬN DỤNG VÀ NÂNG CAO
1. Mục tiêu
Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học nhận xét bảng số liệu để thấy được xu
hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta và ý nghĩa.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: SGK, Alat Địa lí Việt Nam
5. Sản phẩm


Câu 1: Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỷ XX có ảnh hưởng như thế nào đến cơng
cuộc Đổi mới ở nước ta?
-Xu thế tồn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới diễn ra với quy mô ngày càng

lớn và nhịp độ cao đã thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của nước ta, cho phép nước ta
tranh thủ được các nguồn lực bên ngồi (vốn, cơng nghệ và thị trường) để phát triển kinh
tế-xã hội. Bên cạnh đó, cũng đặt nước ta vào thế cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế
phát triển hơn trong khu vực và thế giới.
-Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN từ tháng 7-1995. ASEAN đã trở thành
một liên kết khu vực gồm 10 nước và là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự hợp tác tồn
diện giữa các nước trong khối. Điều đó đã cho phép nước ta đẩy mạnh buôn bán, mở rộng
hợp tác với các nước trong khu vực trong đầu tư, khai thác tài nguyên, chuyển giao
KHKT, giao lưu văn hóa,…. Giải quyết các vấn đề về Biển Đơng và sông Mê Kông. Tuy
nhiên, nước ta cũng chịu sự cạnh tranh bởi các nước trong khu vực về một số mặt hàng
xuất khẩu.
-Việc phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cho phép nước ta tận dụng các
nguồn lực bên ngoài, tiếp thu các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 2: Trước tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại nước ta có
những thuận lợi gì để tiếp cận nền kinh tế tri thức?
- Đường lối chính sách của Đảng trong phát triển giáo dục-đào tạo, khoa học và công
nghệ.
- Tiềm năng về trí tuệ va tri thức con người Việt Nam rất lớn, nguồn lao động trẻ, dồi dào,
năng động, sáng tạo.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật ngày càng vững mạnh.
- Vị trí thuận lợi cho việc mở cửa tiếp cận, giao lưu, hội nhập với nền kinh tế tri thức của
thế giới và khu vực.
Câu 3: Cho bảng số liệu sau
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành nước ta. Đơn vị: %
Năm
Cơng nghiệp
Cơng nghiệp
Cơng nghiệp sản
khai thác

chế biến
xuất
2005
11,2
83,2
5,6
2013
4,7
87,8
7,5
Nhận xét nào sau đây không đúng với sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất cơng nghiệp
phân theo nhóm ngành nước ta năm 2005 và 2013?
A. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến
B. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác
C. Công nghiệp khai thác luôn có tỉ lệ nhỏ nhất
D. Cơng nghiệp chế biến ln chiếm tỉ trọng lớn nhất
Câu 4: Cho bảng số liệu sau
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nước ta, năm 1995 và 2005
Đơn vị: %
Năm
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III


1995
27,2
28,8
44,0
2005

21,0
41,0
38,0
Các dạng biểu đồ sau đây, biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu GDP phân theo
khu vực kinh tế nước ta trong 2 năm 1995, 2005?
A. Biều đồ tròn
B. Biểu đồ cột
C. Biều đồ miền
D. Biểu đồ
Câu 5: Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước
ta thời kì 1990 – 2005. (Đơn vị : %)
Ngành
1990
1995
2000
2005
Trồng trọt
79,3
78,1
78,2
73,5
Chăn nuôi
17,9
18,9
19,3
24,7
Dịch vụ nông nghiệp
2,8
3,0
2,5

1,8
Loại biểu đồ phù hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng ngành nơng
nghiệp nước ta thời kì 1990-2005 là
A. biều đồ cột ghép.
B. biểu đồ tròn.
C. biểu đồ miền.
D. biểu đồ cột chồng.
Câu 6: Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước
ta thời kì 1990 - 2005. (Đơn vị : %)
Ngành
1990
1995
2000
2005
Trồng trọt
79,3
78,1
78,2
73,5
Chăn nuôi
17,9
18,9
19,3
24,7
Dịch vụ nông nghiệp
2,8
3,0
2,5
1,8
Nhận xét nào sau đây là đúng nhất:

A. tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, ngành chăn nuôi giảm, tỉ trọng ngành dịch vụ nông
nghiệp tăng.
B. tỉ trọng ngành trồng trọt tăng, tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm, dịch vụ nông nghiệp nhỏ.
C. tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng, dịch vụ nông nghiệp nhỏ.
D. tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi dịch vụ nông nghiệp tăng.
Câu 7 Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 17 và kiến thức đã học hãy giải thích sự
tăng trưởng GDP của nước ta giai đoạn 2000-2007
- Do khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Nguồn lao động ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
- Cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật phục vụ các ngành kinh tế ngày càng được hoàn thiện
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk.
- Xem lại kiến thức về Địa lí nơng nghiệp Việt Nam



×