Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngoài giờ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 18 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CƯMGAR
TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ
THƠNG TIN TRONG
HĐNGLL

Giáo viên : THÂN THỊ HIỂN

Tổ : HÓA- SINH- THỂ DỤC

MỤC LỤC :
1


Mục lục

Trang
3

I. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài

3

2. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .

3


3 . Đối tượng nghiên cứu

4

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.

4

5 Phương pháp nghiên cứu .

4

II. Phần nội dung

5

1 . Cơ sở lý luận

5

2. Thực trạng.

5

a. Thuận lợi, khó khăn

5

b. Thành công, hạn chế


6

c. mặt mạnh, mặt yếu

6

d. nguyên nhân và yếu tố tác động

7

3. Nội dung và hình thức của giải pháp

7

a. Mục tiêu của giải pháp

7

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

8

c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học phạm vi ứng dụng và

14

hiệu quả.
III . Phần kết luận, kiến nghị

15


1. Kết luận.

15

2. Kiến nghị

16

Tài liệu tham khảo

17

Tên đề tài:

2


ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG NGỒI
GIỜ LÊN LỚP
I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay cơng nghệ thơng tin (CNTT) đang ngày càng đóng vai trị quan
trọng và trở thành một phần khơng thể thiếu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống,
đặc biệt là trong khoa học và giáo dục. Cùng với đầu tư trang thiết bị thì đổi
mới phương pháp trong dạy học và giáo dục bằng việc ứng dụng CNTT là một
việc làm rất quan trọng và có ý nghĩa để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho học sinh.
Bên cạnh việc dạy học các kiến thức theo chương trình giáo khoa thì nhà
trường cũng tạo ra nhiều sân chơi khác cho học sinh nhằm rèn luyện các kĩ

năng sống cho các em, trong đó có hoạt động ngồi giờ lên lớp (HĐNGLL).
Các tiết dạy HĐNGLL được xây dựng và triển khai giảng dạy ở tất cả các khối
lớp, các hoạt động ngoại khóa được tổ chức, song nhìn chung chưa thu hút được
sự tham gia tích cực của học sinh, chưa mang lại hiệu quả và tác dụng thiết
thực…
Xuất phát từ thực tế đó và căn cứ trên những điều kiện hiện có của trường,
tơi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “ ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức
HĐNGLL ”. Có thể nói đây là một nội dung khá rộng lại được nhiều người đề
cập dưới nhiều góc độ khác nhau song từ thực tế giảng dạy và giáo dục, từ
những kinh nghiệm học hỏi được qua đồng nghiệp tôi xin đề xuất một số kinh
nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để thiết kế một tiết
HĐNGLL.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Hiện nay CNTT đang được ứng dụng rộng ở mọi lĩnh vực ,vì thế trong hoạt
động dạy học đặc biệt là HĐNGLL việc ứng dụng CNTT là vấn đề thiết yếu làm
tăng thêm sự cuốn hút cho học sinh, giúp cho tiết học thêm sinh động, không bị
3


nhàm chán, từ đó đem lại hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng CNTT
cũng giúp các em rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cơ bản đáp ứng được
với sự phát triển của xã hội.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Với đề tài này, tôi đã nghiên cứu và áp dụng ở các đối tượng học sinh ở các khối
lớp 6,7,8,9 trường THCS Phan Đình Phùng, CưMgar, Đăklăk
4.

Giới hạn nghiên cứu của đề tài :
Sáng kiến kinh nghiệm được xây dựng trong phạm vi: Một số ứng dụng


CNTT được sử dụng trong HĐNGLL góp phần làm cho tiết học thêm sinh động,
giúp việc dạy học có hiệu quả hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp Giáo dục được áp dụng :
Việc tổ chức HĐNGLL có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác
nhau. Nhưng nó cũng có những phương pháp có tính đặc thù. Vì vậy, ngồi các
phương pháp chung như : Thảo luận , vấn đáp, trực quan- tìm tịi, trình bày một
phút, cịn vận dụng nhiều phương pháp khác như :
- Phương pháp sáng tạo trong trình bày.
- Phương pháp động não
- Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng.
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục.
- Phương pháp hoàn tất một nhiệm vụ .
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp dạy học thì việc rèn kĩ năng sống cho học
sinh cũng được chú trọng. Các kĩ năng sống được giáo dục như:
-

Kĩ năng quản lí thời gian.
Kĩ năng giải quyết vấn đề.
Kí năng tìm kiếm, xử lí thơng tin.
Kĩ năng tư duy sáng tạo.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
Kĩ năng giao tiếp.
Kĩ năng hợp tác.
Kĩ năng ra quyết định.
4


- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
II. Phần nội dung

1. Cơ sở lý luận
Trong chỉ thị số 55/2008/CT-BGD&ĐT ngày 30 tháng 9 năm 2008 Bộ Giáo
dục đã khẳng định: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và
xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, tạo bước đột phá về ứng
dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề để phát triển ứng dụng CNTT trong
những năm tiếp theo”.
Tiếp đó trong chỉ thị 3399/CT-BGDĐT ngày 16 tháng 8 năm 2010 Bộ Giáo
dục lại tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục. Tích
cực áp dụng hình thức hội nghị, hội thảo, tập huấn, trao đổi công tác qua mạng
Internet. Tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong Ngành.”
Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp
giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi mơn học một cách hiệu
quả và sáng tạo, khuyến khích giáo viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử
và giáo án trên máy vi tính.
Như vậy các chỉ thị của Bộ đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo và biện pháp triển
khai thực hiện việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở nhà trường nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục, đổi mới cơng tác quản lý. Vì vậy, để thực hiện việc đổi
mới trong giáo dục đặc biệt là trong cơng tác soạn giảng trên máy tính, tơi xin
mạnh dạn trình bày một số hiểu biết của mình qua sáng kiến kinh nghiệm:
“ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở KHỐI 9.
2. Thực trạng:
a.Thuận lợi, khó khăn:
Trường THCS Phan Đình Phùng là trường nằm ở khu vực xã Quảng Hiệp, đây là
ngơi trường có số học sinh đơng nhất huyện ( hơn 1000 em), nên rất được sự quan
tâm của các cấp, ngành và của chính quyền địa phương. Vì thế trong những năm
qua cơ sở vật chất của trường được đầu tư đúng mức nhất là các trang thiết bị phục
5



vụ cho việc dạy học. Cùng với đó để đáp ứng được việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học, nhà trường đã đầu tư được đèn chiếu, bảng tương tác thông
minh để phục vụ cho dạy giáo án điện tử, phòng máy của trường đều được nối
mạng Internet, và phịng hội đồng tương đối rộng rãi có thể phục vụ các tiết ngoại
khóa và HĐNGLL của các khối lớp, hơn 80 % cán bộ giáo viên của trường sử
dụng thành thạo máy vi tính và nhiều thầy cơ giáo thường xuyên soạn và giảng dạy
trên giáo án điện tử.
Bên cạnh những thuận lợi đó nhà trường cũng gặp những khó khăn nhất định như:
trường ở cách xa khu vực trung tâm, các em học sinh là con em có gia đình làm
nơng nghiệp nên khơng đủ điều kiện để mua máy tính, cũng như tiếp cận với
internet. Vì thế trong quá trình sử dụng CNTT trong dạy học các em cịn nhiều bở
ngỡ lúng túng. Cùng với đó một số giáo viên tuổi tương đối lớn, họ e ngại khi phải
sử dụng CNTT, nên việc sử dụng CNTT trong dạy học cịn gặp nhiều khó khăn.
b. Thành cơng, hạn chế
Việc ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐNGLL đã đem lại những thành cơng nhất
định như các em thích thú hơn, tị mị khám phá hơn, hình thức sinh động hơn và
đó cũng là sân chơi giúp các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi giữa các lớp,
phát huy và rèn luyện những kĩ năng sống cơ bản cho các em. Bên cạnh những
thành cơng đó thì trong q trình thiết kế một kịch bản HĐNGLL địi hỏi mỗi giáo
viên phải sử dụng thành thạo kĩ năng máy tính, việc tổ chức phải được thực hiện
trong nhà, khơng thể thực hiện được ngồi trời.
c. Mặt mạnh, mặt yếu
Việc sử dụng CNTT trong HĐNGLL cũng như trong dạy học giúp chúng ta làm
cho tiết học phong phú hơn, linh hoạt hơn, đặc biệt khai thác tốt các kênh hình, cập
nhật được nhiều thơng tin mới, khắc phục được những hạn chế trong phương pháp
dạy truyền thống. Tuy nhiên để sử dung tốt CNTT trong HĐNGLL đòi hỏi cơ sở
vật chất đày đủ, đặc biệt là phòng ốc và máy chiếu.
d. Nguyên nhân và yếu tố tác động:

6



Trong những năm qua HĐNGLL của trường được phân công cho giáo viên
chủ nhiệm lớp ở các khối thiết kế và hoạt động theo hình thức ngoại khóa, tuy
nhiên hình thức hoạt động vẫn cịn sơ sài, mang tính chất truyền thống chưa thu hút
được học sinh tham gia, chưa phát huy vai trò của học sinh trong việc tổ chức sinh
hoạt theo chủ điểm và chưa đạt được mục tiêu mà chương trình đề ra.
Trong thực tế, quán triệt chủ trương của Ngành, nhà trường đã đầu tư tương
đối đày đủ cơ sở vật chất và khuyến khích giáo viên học hỏi và thương xuyên sử
dụng máy chiếu trong dạy học.
Như vậy tất cả các điều kiện trên là tiền đề cơ bản để tôi nghiên cứu và
triển khai áp dụng đề tài này.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a) Mục tiêu của giải pháp
Sử dụng CNTT để thiết kế một tiết hoạt động NGLL ở khối 9
Như chúng ta biết HĐNGLL được đưa vào giảng dạy trong trường THCS từ
năm học 2003-2004 nhằm mục tiêu củng cố và mở rộng kiến thức mà học sinh tiếp
thu được, biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, rèn luyện các kỹ năng cơ bản
trong việc tổ chức và điều khiển hoạt động tập thể đồng thời phát triển thái độ tích
cực chủ động trong việc tham gia các hoạt động.
Hoạt động được thiết kế xoay quanh các chủ điểm giáo dục hằng tháng với
thời lượng 2 tiết/tháng vì vậy để đạt được mục tiêu mà chương trình đề ra tôi chọn
chủ điểm tháng 10 “Chăm ngoan học giỏi” làm nội dung cơ bản để thiết kế hoạt
động Hội vui học tập cho các lớp trong khối.
Mục tiêu của hoạt động:
Giúp HS ôn lại kiến thức cơ bản của các môn học, biết vận dụng vào cuộc
sống và qua hoạt động giáo dục tinh thần vượt khó, hứng thú đam mê học tập.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

7



Để hoạt động được phong phú hấp dẫn tránh tẻ nhạt chúng tôi sử dụng phần
mềm Power Point (P.P) để thiết kế các phần thi. Đối tượng tham gia là tồn thể học
sinh khối 9 trong đó mỗi lớp chuẩn bị một đội chơi và cả lớp tham gia cùng với
đội.
Nội dung hoạt động. Chia thành 4 phần thi:

*Phần1- Khởi động: Mỗi đội sẽ trả lời nhanh 5 câu hỏi trong thời gian 30 giây.
Nếu câu nào không trả lời được thì bỏ qua, mỗi câu đúng được 10 điểm. Để đảm
8


báo tính cơng bằng ban tổ chức sẽ cho hiển thị đồng hồ đếm ngược để các đội biết
thời gian cho phép của đội mình.
Số câu

Câu hỏi

Câu trả lời
Đồng hồ 6 giây chạy ngược

*Phần 2- Vượt chướng ngại vật: Gồm 6 câu hỏi mỗi câu hỏi có 3 gợi ý để trả lời,
nếu đội nào trả lời ngay từ gợi ý thứ nhất được tính 30 điểm, trả lời từ gợi ý thứ hai
được tính 20 điểm và sau gợi ý thứ ba mới trả lời được thì ghi được 10 điểm. Để
giành quyền trả lời trước các đội phải bấm chuông.
Chủ đề và câu hỏi
Đáp án
Đồng hồ 30s


Câu gợi ý mức độ 1

Đồng hồ 20s

Câu gợi ý mức độ 2

Đồng hồ 10s

Câu gợi ý mức độ 3

*Phần 3- Thi tài: Phần này Ban tổ chức đã thông báo cho các đội chuẩn bị nội
dung câu đố của đội mình theo yêu cầu phù hợp, vừa sức, không đánh đố mà phải
9


mang tính kích thích trí thơng minh, dí dỏm. Các đội sẽ bốc thăm để biết đội mình
sẽ ra câu đố cho đội nào. Phần này do ban tổ chứ chấm điểm theo 3 yêu cầu: nội
dung câu đố, tính thơng minh dí dỏm và thời gian để có câu trả lời.
*Phần 4- Về đích: Sẽ có 10 nội dung liên quan đến các mơn học. Mỗi đội sẽ có 3
lần lựa chọn trong đó có một lần được quyền chọn ngôi sao hy vọng để phát huy
lợi thế và cải thiện điểm của đội mình. Nếu đội nào trả lời đúng được ghi 10 điểm,
nếu không trả lời được đội khác bổ sung sẽ ghi được 5 điểm. Nếu chọn ngôi sao hy
vọng số điểm đạt được nhân đôi và trả lời sai thì bị trừ gấp đơi. Phần này ban tổ
chức đã chuẩn bị nội dung câu hỏi liên quan đến các lĩnh vực: Văn, Sử, Địa, Thể
dục, Tiếng Anh, Toán, Lý, và Mỹ thuật để học sinh có quyền lựa chọn.

Xen giữa các phần thi là các câu hỏi dành cho cổ động viên và tiết mục văn
nghệ dự thi của các lớp có tính điểm khuyến khích vào kết quả chung của đội.
Sau khi thi các phần xong ban tổ chức sẽ tổng kết, phát thưởng và nhận định
chung về tinh thần thái độ tham gia của học sinh cũng như của các tập thể lớp.

Với việc vận dụng phần mềm P.P để thiết kế các phần thi trong hoạt động đã
tạo nên một sân chơi hấp dẫn, lơi cuốn học sinh tham gia nhiệt tình, qua đó vừa ơn
tập kiến thức bộ mơn vừa tạo điều kiện cho học sinh “học mà chơi, chơi mà học”
tránh được sự nhồi nhắc, giáo điều. Nhưng để có được hệ thống câu hỏi chính xác,
khoa học, ban tổ chức phải tham mưu với lãnh đạo nhà trường chỉ đạo cho giáo
viên bộ môn ra đề phù hợp với hình thức thi, phù hợp vời trình độ và địi hỏi phải
10


phát huy trí thơng minh, nhạy bén của học sinh. Tiếp đó phải có các điều kiện và
phương tiện cần thiết như hội trường, máy móc, kinh phí khen thưởng… có như
vậy mới hỗ trợ hoạt động đạt được kết quả cao.
Để tăng tính hấp dẫn, lơi cuốn đối với học sinh cần thiết kế một đồng hồ
đếm ngược để giúp các đội chơi biết được thời lượng để cho kết quả qua từng câu
hỏi. Nhân đây tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm để thiết kế đồng hồ đếm ngược
trên chạy trong chương trình P.P
Ứng dụng CNTT để thiết kế đồng hồ đếm ngược.

Ví dụ sau đây tơi tạo đồng hồ đếm ngược 10 giây:
- Bước 1. Tạo 1 khung chữ (text box), điền chữ “Hết giờ”(hoặc 0:0 - tuỳ bạn).
Click vào khung chữ, ấn Ctr-C rồi Ctr-V(10 lần - nếu muốn 10 giây, n lần nếu muốn n
giây).
- Bước 2. Trước khi điều chỉnh cho các khung sau lần lượt chồng lên khung trước,
bạn sửa lại các số lần lượt là 01, 02, 03...10
- Bước 3. Ấn Ctr-A để chọn tất cả 11 khung
- Bước 4. Vào Slide Show >Custome Animiation>Add>Effect>Exit>Disappear.
- Bước 5. Trong bảng Custome Animiation, chọn After Previous trong ơ Start
- Bước 6. Kích giữ chuột trái để kéo các mục trong danh sách theo thứ tự 10, 09,
08... “Hết giờ”.
- Bước 7. Chọn Ctr-A, trong hàng cuối cùng, chọn vào mũi tên,chọn Timing.

Trong hộp Disappear, gõ 1 vào ô Delay rồi bấm OK là xong.
Ta bấm F5 xem thử kết quả.
11


Ngồi ra chúng ta cũng có thể tạo đồng hồ chạy bằng kim một cách xinh
xắn.

Bước 1: tạo hai vòng trịn đồng tâm (Vịng ngồi đồng hồ)
Bước 2: Giữa hai vòng tròn ghi các số 12, 6, 3, 9 tương ứng với các vị trí giờ của
đồng hồ. (chú ý chọn màu cho thích hợp)
Bước 3: Nhóm các mẫu trên lại thành 1 nhóm.
Bước 4 : Đặt kim đồng hồ (mẫu kim riêng biệt) vào vị trí 12 giờ
Bước 5: Chọn hiệu ứng cho kim: Đánh dấu kim, vào Slide Show, vào Add Effect,
chọn Emphasis, mục Spin (quay) (Nếu như copy vào thì đã có sẵn)
Vào hộp dưới có ….. Chuột (sao mũi tên vòng) Group …. Đánh dấu chuột phải,
chọn Start After Previous, chọn Effect options, chọn âm thanh tương thích
Vào Timing, mục Speed chọn 1 seconds (fast), Ok, Chọn Amount, chọn 6
clockwise, Ok (6 độ) tiếp tục đánh dấu kim (chuẩn) lặp lại như trên ,…..mỗi lần
như vậy ứng với 1 giây (6 độ) của 360 độ. Tuỳ theo quy định thời gian cho từng
loại câu hỏi mà tạo ra loại đồng hồ thích hợp nhưng nên tạo sẵn các loại 5 giây; 10
giây; 15 giây; 20 giây; 30 giây thành bộ sưu tập khi đưa vào bài giảng tuỳ theo câu
hỏi mà sao chép trọn gói cả đồng hồ vào.
Trên đây chỉ là những kinh nghiệm nhỏ của tơi, chúng ta có thể có nhiều cách
để tạo ra các đồng hồ khác nhau nhằm phục vụ thiết thực cho các loại trò chơi khác
nhau.

12



Trong các chủ điểm hoạt động khác nhau ta có thể thiết phần chơi theo kiểu
trị chơi ơ chữ.
Chắc ai cũng đã từng xem chương trình đường lên đỉnh Olympia và phần
chơi “vượt chướng ngại vật”. Một trong những phần chơi lý thú, thể hiện được trí
tuệ và kiến thức cũng như tư duy liên kết các ô chữ của các bạn học sinh. Đó là
một trong các hình thức của trị chơi ơ chữ. Trị chơi này thật sự đã trở nên quen
thuộc và thú vị trong những tiết học ơn tập, những buổi giao lưu kiến thức ngoại
khóa của thầy cô và học sinh. Và như chúng ta đã biết, trước đây, để tạo được một
ô chữ các thầy cô đã phải mất rất nhiều thời gian và bằng nhiều phương pháp sáng
tạo để thực hiện nó. Nhưng với việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy cũng
như đã thành thạo các công cụ thiết kế bài giảng, các thầy cơ giáo hồn tồn có thể
tạo ra được ô chữ được thiết kế sinh động trên máy tính. Chúng tơi xin giới thiệu
với các thầy cơ giáo cách tạo ô chữ trong phần mềm MS PowerPoint.

Tiến hành thiết kế.
Bước 01:
13


- Tạo Slide Micrsoft Power Point vào chọn mẫu Slide Design tùy ý theo ý muốn
của bạn.
- Trên slide chèn vào một table có 1 dịng và 8 cột.
Định dạng table sao cho các ơ là hình vng (độ rộng của cột = chiều cao của
dòng)
Bước 02:
- Nhập liệu kết quả vào table mỗi ký tự trong một ô.
Lưu ý: Định dạng cho ký tự nằm giữa mỗi ô.
Bước 03:
- Click phải chuột vào chọn table và chọn UnGroup, Micrsoft Power Point hiện
thông báo như hộp thoại sau, nhấn OK để chấp nhận.

- Khi đó table gồm 8 cột đã được chia thành 8 hình vng nhỏ.
Bước 03:
- Thiết lập hiệu ứng cho từng ô chữ.
- Chọn Slide Show - Custom Animation.
- Qt chọn ơ chữ. Ví dụ: Qt chọn ơ chữ P sau đó chọn hiệu ứng (Ví dụ chọn
hiệu ứng Diamond trong nhóm Entrance.)
Bước 04.
- Thiết lập hiệu ứng nâng cao cho Hiệu ứng Diamond bằng cách click chuột phải
vào hiệu ứng đã thiết lập và chọn Effect Options...
- Sau đó thiết lập các thuộc tính Speed: 0.5 seconds (Very Fast) Click vào Triggers.
Chọn Start effect on click of. Chức năng này có tác dụng khi click vào đối tượng
được chọn sẽ thực hiện hiệu ứng tương ứng.
- Thực hiện tương tự với các ô chữ khác. Kết quả thực hiện được khi trình diễn bạn
click vào ơ chữ nào thì ký tự tương ứng trong ơ chữ đó sẽ hiện ra.
c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và
hiệu quả ứng dụng.
Qua khảo nghiệm ở học sinh các khối lớp tại trường trong hai năm học tôi thu
được kết quả như sau:
14


Năm học 2014-2015

Năm học 2015-2016

( sử dụng phương pháp truyền thống)
50% học sinh thích HĐNGLL

( sử dụng cơng nghệ thơng tin)
80% học sinh thích HĐNGLL


30% học sinh thấy bình thường.

20% học sinh thấy bình thường.

20% học sinh khơng thích.

Khơng có học sinh khơng thích

III. Phần kết luận, kiến nghị
1. Kết luận:
Sau một năm học với nhiều hoạt động ngoại khóa được tổ chức bằng các hình thức
và giải pháp đã nêu, chúng tôi rút ra được một số kết quả bước đầu như sau:
- Trước hết với ưu thế vốn có của CNTT những hoạt động ngoại khóa và
đã thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh, làm cho các em tích cực, chủ động
hơn trong việc tham gia hoạt động, nhiều em trong giờ chính khóa thường hay nhút
nhát, e thẹn nay lại sôi nổi, hào hứng tham gia vào hoạt động
- Bằng các hình thức phong phú, mới lạ các hoạt động không những vừa
củng cố được kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi, vừa tăng cường rèn luyện
những kỹ năng cơ bản cho học sinh mà bình thường thơng qua các tiết dạy trên lớp
học sinh khó nhớ và khắc sâu được đúng như nhận định của một nhà giáo dục:
“Tôi nghe, tôi qn; Tơi nhìn, tơi nhớ và Tơi làm, tơi hiểu”
- Nếu khéo léo ứng dụng CNTT để thiết kế các trò chơi nhất là trong các
tiết HĐNGLL sẽ làm cho tiết dạy bớt đi tính lý thuyết, mà thực sự là hoạt động
của cả thầy và trị, qua đó học sinh bộc lộ được những năng khiếu của mình nhờ
vậy mà Giáo viên chủ nhiệm có thể phát huy. Hơn nữa nếu các hoạt động ngoại
khóa của nhà trường đều được đầu tư và tổ chức với các hình thức trên sẽ làm
phong phú các hoạt động giáo dục, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng
“Trường học thân thiên, học sinh tích cực” mà các trường đang phấn đấu hiện nay.


2. Kiến nghị:
15


- Muốn thực hiện thành công các ý tưởng phải có sự hỗ trợ, phối hợp giữa
các thầy cơ giáo bộ môn. Do vậy, đề nghị với lãnh đạo nhà trường có sự chỉ đạo, tổ
chức cho giáo viên bộ môn tham gia xây dựng các bộ đề phù hợp với từng hình
thức tổ chức như Rung chng vàng, hay Đố vui để học…Bên cạnh đó, vai trị của
giáo viên Tổng phụ trách là hết sức quan trọng nhất là việc cộng tác suy nghĩ để
tìm ra các hình thức hoạt động phù hợp, hấp dẫn rồi lồng ghép các biện pháp để
học sinh tham gia, tham mưu để tạo nguồn kinh phí khen thưởng…
- Để tất cả các thầy cô giáo trong hội đồng tiếp cận được với CNTT, nhà
trường nên thường xuyên tổ chức tập huấn kết hợp với sinh hoạt chun mơn.
Tóm lại, muốn các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường đem lại hiệu quả
và đáp ứng được mục tiêu giáo dục trước hết và trên hết vẫn tập trung vào vai trị
người thầy, họ khơng chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải biết cách tổ
chức các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện cho học sinh tích cực chủ động tham
gia các hoạt động thì mới mang lại hiệu quả cao trong việc dạy chữ - dạy người.

Quảng Hiệp, ngày 25 tháng 2 năm
2017
Người viết

Thân Thị Hiển

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1-

BGD&ĐT – Hoạt động NGLL – SGV - NXB Giáo dục 2003.

2-

Lê Công Triêm-Nguyễn Đức Vũ – Ứng dụng CNTT trong dạy học,
NXB Giáo dục, Hà nội 2006.

3 – Tài liệu tại trang web http:\\violet.vn
4 – Tài liệu tập huấn Ứng dụng CNTT vào dạy học tích cực do dự án VVOB
thực hiện.

PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
1. Đánh giá của Hội đồng khoa học nhà trường
17


Hội đồng khoa học trường THCS Phan Đình Phùng thống nhất xếp loại
………….
Chủ tịch Hội đồng khoa học trường
Hiệu trưởng

2. Đánh giá của Hội đồng khoa học huyện CưMgar
Hội đồng khoa học ngành Giáo dục huyện CưMgar

thống nhất xếp loại

………….
Chủ tịch Hội đồng khoa học ngành Giáo dục huyện CưMgar


3. Đánh giá của Hội đồng khoa học ngành GD tỉnh Đăklăk
Hội đồng khoa học ngành GD tỉnh Đăklăk thống nhất xếp loại ………….
Chủ tịch Hội đồng khoa học ngành GD tỉnh Đăklăk

18



×