Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các lò hơi công nghiệp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 115 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học bách khoa hµ néi
------------------------------------

BÙI ĐỨC THUẬN

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG
TRONG CÁC LỊ HƠI CƠNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT NHIỆT

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN XUÂN QUANG

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của
TS. Nguyễn Xuân Quang. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa
từng đƣợc công bố trong công trình nào.
Hà Nội, ngày…….tháng…..năm 2016
Tác giả luận văn

Bùi Đức Thuận


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Xuân Quang
và tập thể các thầy cô Viện Khoa học & Công nghệ Nhiệt Lạnh, Nhà máy sữa
Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Nghiên cứu Tƣ vấn Năng lƣợng Môi trƣờng Enervi
Việt Nam và các đồng nghiệp, gia đình, cơ quan đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành
luận văn Thạc sỹ này.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, các độc giả quan tâm, và
các thầy cô giáo để luận văn này ngày càng hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỤC LỤC .....................................................................................................................
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ LỊ HƠI CƠNG NGHIỆP VIỆT NAM.........3
1.1.

Khái niệm, phân loại và đặc điểm của lị hơi cơng nghiệp............................3

1.1.1.

Khái niệm ................................................................................................3

1.1.2.

Đặc điểm của lị hơi cơng nghiệp ...........................................................4

1.2.

1.1.2.1.


Sơ đồ sử dụng hơi trong cơng nghiệp ..............................................4

1.1.2.2.

Phân loại lị hơi cơng nghiệp ...........................................................6

Một số lị hơi thƣờng sử dụng trong cơng nghiệp .........................................6

1.2.1.

Lò hơi ống lò ống lửa..............................................................................7

1.2.2.

Lò hơi ống nước ......................................................................................8

1.2.3.

Lò hơi cơng nghiệp dùng ghi xích ..........................................................9

1.3.

Thực trạng lị hơi cơng nghiệp Việt Nam ....................................................11

1.3.1.

Tình hình chung ....................................................................................11

1.3.2.


Một số giải pháp tăng hiệu suất cho lò hơi ..........................................13

CHƢƠNG 2 – CÁC LOẠI NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG TRONG LỊ HƠI CƠNG
NGHIỆP Ở VIỆT NAM .....................................................................................16
2.1.

Khái niệm ....................................................................................................16

2.2.

Các loại nhiên liệu sử dụng trong lị hơi cơng nghiệp Việt Nam ................16

2.2.1.

Tổng quan về cung cấp và sử dụng nhiên liệu than ở Việt Nam ..........16

2.2.1.1.

Tiềm năng tài nguyên .....................................................................16

2.2.1.2.

Hiện trạng và nhu cầu ....................................................................17

2.2.1.3.

Đặc điểm và việc sử dụng nhiên liệu than ở Việt Nam ..................19


2.2.2.


2.2.2.1.

Tiềm năng tài nguyên .....................................................................22

2.2.2.2.

Hiện trạng và nhu cầu ....................................................................23

2.2.2.3.

Đặc điểm và việc sử dụng nhiên liệu dầu ở Việt Nam ...................25

2.2.3.

2.3.

Tổng quan về cung cấp và sử dụng nhiên liệu dầu ở Việt Nam ...........22

Tổng quan về cung cấp và sử dụng sinh khối – biomass ở Việt Nam...29

2.2.3.1.

Tiềm năng tài nguyên .....................................................................29

2.2.3.2.

Hiện trạng và nhu cầu ....................................................................33

2.2.3.3.


Đặc điểm và việc sử dụng nhiên liệu biomass ở Việt Nam ............35

Nhận xét .......................................................................................................39

CHƢƠNG 3 – PHÂN TÍCH CÁC TIỀM NĂNG TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG
TRONG LÒ HƠI VÀ HỆ THỐNG HƠI ...........................................................40
3.1.

3.2.

Phƣơng trình cân bằng nhiệt lị hơi .............................................................40
3.1.1.

Phương pháp tính theo nhiệt trị thấp (hiệu suất tinh lò hơi) ............40

3.1.2.

Phương pháp tính theo nhiệt trị cao .................................................44

Phân tích các tiềm năng tiết kiệm năng lƣợng trong hệ thống hơi ..............46

3.2.1.

Các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lị hơi..................................46

3.2.1.1.

Kiểm sốt hệ số khơng khí thừa......................................................46


3.2.1.2.

Lắp đặt thiết bị thu hồi nhiệt ..........................................................49

3.2.1.3.

Làm sạch bề mặt trao đổi nhiệt......................................................51

3.2.1.4.

Cải thiện chất lượng nước cấp.......................................................52

3.2.1.5.

Lắp đặt bộ điều khiển xả lò tự động ..............................................53

3.2.1.6.

Thu hồi năng lượng từ xả lị ...........................................................54

3.2.1.7.

Thêm/ khơi phục gạch chịu lửa lị hơi............................................55

3.2.1.8.

Tối thiểu hóa số lị hơi hoạt động ..................................................56


3.2.1.9. Chuyển đổi nhiên liệu ........................................................................56

3.2.1.10. Tối ưu hóa hoạt động bộ khử khí ......................................................57
3.2.1.11. Thay thế lị hơi................................................................................58
Các cơ hội tiết kiệm năng lượng trong hệ thống phân phối hơi nước..59

3.2.2.

3.2.2.1.

Sửa chữa rò rỉ hơi nước .................................................................59

3.2.2.2.

Giảm thiểu lượng hơi nước thốt theo thơng hơi ..........................60

3.2.2.3.

Đảm bảo cách nhiệt tốt đường ống hơi, van, phụ kiện và các bình

chứa

60

3.2.2.4.

Cách ly hơi nước khỏi các đường ống không sử dụng...................61

3.2.2.5.

Tối thiểu lưu lượng hơi đi qua trạm giảm áp.................................61


3.2.2.6.

Giảm giáng áp trong các ống góp .................................................62

3.2.2.7.

Xả nước ngưng từ các ống góp hơi ................................................62

3.2.3.

Các cơ hội tối ưu hóa khu vực sử dụng cuối hơi nước .........................63

3.2.4.

Các cơ hội tối ưu hóa thu hồi nước ngưng ...........................................63

3.2.4.1.

Thực hiện chương trình quản lý và bảo trì bẫy hơi nước hiệu quả
64

3.2.4.2.

Tận dụng nước ngưng có sẵn .........................................................64

3.2.4.3.

Tận dụng nước ngưng ở năng lượng nhiệt cao nhất có thể ...........66

3.2.4.4.


Giãn nở nước ngưng áp suất cao để tạo ra hơi nước áp suất thấp
66

3.3.

Kết luận ....................................................................................................67

CHƢƠNG 4 – KHẢO SÁT THỰC TẾ NHỮNG GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM
NĂNG LƢỢNG TẠI LÒ HƠI CỦA NHÀ MÁY SỮA ĐÀ NẴNG .................68
4.1.

Sơ lƣợc về nhà máy và các sản phẩm của Nhà máy sữa Đà Nẵng ..............68

4.1.1.

Sơ lược về Nhà máy sữa Đà Nẵng ........................................................68


4.1.2.
4.2.

Các sản phẩm của nhà máy ..................................................................70

Hiện trạng lò hơi tại nhà máy Sữa Đà Nẵng................................................71

4.2.1.

Tổng quan .............................................................................................71


4.2.2.

Tình hình tiêu thụ hơi............................................................................72

4.3.

Hệ thống cung cấp, tiêu thụ hơi và suất tiêu hao hơi ..................................77

4.3.1.

Hệ thống cung cấp và tiêu thụ hơi ........................................................77

4.3.2.

Suất tiêu hao hơi ...................................................................................87

4.4.

Đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng cho lò hơi của nhà máy ..........88

4.4.1.

Sử dụng lò hơi hợp lý ............................................................................88

4.4.2.

Giảm nhiệt độ hoặc tận dụng nhiệt khói thải cho lị hơi 8 tấn hơi/h ....90

4.4.3.


Tăng nhiệt độ nước cấp lị hơi thơng qua việc tăng áp suất hoạt động

của bình khử khí .................................................................................................92
4.4.4.

Các biện pháp khác...............................................................................93

CHƢƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................95
5.1.

Kết luận........................................................................................................95

5.2.

Kiến nghị .....................................................................................................96

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................97
PHỤ LỤC ..................................................................................................................99


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
ASEAN

PFFR

Đơn vị

Ý nghĩa
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - Association of

Southeast Asian Nations.
Công nghệ nhiệt phân để tái chế cao su phế thải để sản
xuất dầu FO-R ( Fuel Oils - Rubber).

CIP

Quá trình làm sạch tại chỗ - Cleaning in Place.

UHT

Tiệt trùng nhiệt độ cao – Ultra high Temperature.

TDS

Tổng lƣợng chất rắn hòa tan – Total dissolved solids.

GCV

Nhiệt trị cao của nhiên liệu - Gross Calorific Value.

TOE

Tấn dầu tƣơng đƣơng – Ton of oil equivalent


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tài nguyên trữ lƣợng than huy động vào quy hoạch [3] ..........................17
Bảng 2.2. Dự kiến nhu cầu, khối lƣợng xuất, nhập khẩu than ..................................18
Bảng 2.3. Tính chất của hai loại dầu quan trọng nhất [15] .......................................27
Bảng 2.4. Tiềm năng năng lƣợng biomass từ lúa......................................................30

Bảng 2.5. Tiềm năng năng lƣợng biomass từ hạt điều ..............................................31
Bảng 2.6. Tiềm năng năng lƣợng biomass từ cây ngô ..............................................31
Bảng 2.7. Tiềm năng năng lƣợng biomass từ bã mía ................................................32
Bảng 2.8. Tiềm năng năng lƣợng biomass từ vỏ hạt cà phê .....................................32
Bảng 2.9. Tổng hợp khối lƣợng sinh khối sử dụng năm 2010 tại Việt Nam ............33
Bảng 2.10. Đặc tính nhiên liệu sinh khối ..................................................................35
Bảng 3.1. Thông số lƣợng không khí thừa. ...............................................................49
Bảng 3.2. Tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc bổ sung để cấp vào lị [9] ............................53
Bảng 4.1. Thơng số kỹ thuật lò hơi tại nhà máy [13]................................................72
Bảng 4.2. Thống kê dữ liệu tiêu thụ hơi qua các năm 2013 – 2016 [13] ..................72
Bảng 4.3. Thống kê dữ liệu tiêu thụ dầu FO qua các năm 2013 – 2015 [13] ...........74
Bảng 4.4. Thống kê dữ liệu tiêu thụ dầu DO qua các năm 2013 – 2015 [13] ..........74
Bảng 4.5. Bảng tiêu thụ hơi cho quá trình sản xuất [13] ..........................................80
Bảng 4.6. Tiêu chuẩn ASME về chất lƣợng nƣớc trong lò hơi cơng nghiệp ............83
Bảng 4.7. Thơng số đo đạc khí thải ...........................................................................83
Bảng 4.8. Bảng tính hiệu quả hoạt động của lò hơi ..................................................84
Bảng 4.9. Tiêu hao năng lƣợng hơi cho sản xuất sữa [13] .......................................87
Bảng 4.10. Bảng tính tốn tiết kiệm năng lƣợng của giải pháp: Sử dụng lò hơi hợp
lý ................................................................................................................................89
Bảng 4.11. Bảng tính tốn tiết kiệm năng lƣợng của giải pháp: Giảm nhiệt độ hoặc
tận dụng nhiệt khói thải .............................................................................................91
Bảng 4.12. Bảng phân tích hiệu quả tiết kiệm năng lƣợng tăng nhiệt độ nƣớc cấp lò
hơi ..............................................................................................................................92


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hệ thống sử dụng hơi điển hình trong cơng nghiệp [15] ............................4
Hình 1.2. Lị hơi ống lửa [15] .....................................................................................8
Hình 1.3. Lị hơi ống nƣớc [15] ..................................................................................9
Hình 1.4. Lị hơi ghi xích đốt than [2] ......................................................................10

Hình 1.5. Thiết bị làm rối dịng khói trong các ống lửa [14] ....................................15
Hình 2.1. Sản lƣợng khai thác dầu thơ hàng năm giai đoạn 1986 – 2015 [5]...........25
Hình 2.2. Số mỏ đƣa vào khai thác trong mỗi chu kỳ 5 năm.[5] ..............................25
Hình 2.3. Chu trình chuyển hóa và lƣu trữ năng lƣợng mặt trời trong năng lƣợng
biomass [15] ..............................................................................................................29
Hình 2.4. Các dạng nhiên liệu sinh khối cao cấp ......................................................38
Hình 3.1. Hệ thống điều khiển vị trí. [11] .................................................................47
Hình 3.2. Hệ thống điều khiển cắt lƣợng oxy tự động. [11] ......................................48
Hình 3.3. Điều khiển xả lị tự động [11]....................................................................54
Hình 3.4. Thu hồi năng lƣợng từ nƣớc xả lị [11]......................................................55
Hình 3.5. Lị hơi đƣợc chỉnh sửa để đốt nhiên liệu sinh khối [10] ...........................58
Hình 3.6. Lƣu lƣợng rị rỉ hơi nƣớc qua một lỗ tiết lƣu [11] ....................................59
Hình 3.7. Hệ thống thu hồi nƣớc ngƣng ...................................................................65
Hình 3.8. Hóa hơi nƣớc ngƣng áp suất cao để tạo ra hơi nƣớc áp suất thấp [11] .....66
Hình 4.1. Sơ đồ mặt bằng nhà máy sữa Đà Nẵng [13] .............................................68
Hình 4.2. Một số sản phẩm của nhà máy [15] ..........................................................70
Hình 4.3. Thiết bị giám sát đƣợc lắp để kiểm tra & vận hành lị hơi ........................71
Hình 4.4. Lò hơi tại Nhà máy Sữa Đà Nẵng – lị số 2 ..............................................71
Hình 4.5. Mối liên hệ giữa sản lƣợng sản phẩm và tiêu hao hơi ..............................73
Hình 4.6. Mối liên hệ giữa sản lƣợng sản phẩm và suất tiêu hao hơi .......................73
Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện suất tiêu hao hơi và dầu liên quan đến sản lƣợng ..........75
Hình 4.8. Mối liên hệ giữa hơi và tiêu hao dầu .........................................................76
Hình 4.9. Mối liên hệ giữa hơi và suất tiêu hao dầu FO ...........................................76
Hình 4.10. Sơ đồ hệ thống hơi toàn nhà máy [13] ....................................................78


Hình 4.11. Suất tiêu hao dầu FO tƣơng quan với cơng suất hơi sản xuất ra.............79
Hình 4.12. Bẫy hơi khu hồn ngun .......................................................................80
Hình 4.13. Bẫy hơi khu CIP 3, 4 ...............................................................................81
Hình 4.14. Bẫy hơi khu UHT 1 .................................................................................81

Hình 4.15. Một số địa điểm rị rỉ hơi.........................................................................82
Hình 4.16. Tổn thất nhiệt do tỏa nhiệt ra mơi trƣờng xung quanh lị hơi [1] ...........84
Hình 4.17. Cân bằng năng lƣợng trong lị hơi ..........................................................86
Hình 4.18. Biểu đồ suất tiêu hao hơi cho 1 tấn sản phẩm sữa ..................................87


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năng lƣợng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và phát triển
xã hội, đồng thời cũng là yếu tố duy trì sự sống trên trái đất. Trong tƣơng lai, nhiên
liệu hóa thạch nhƣ dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên, chiếm đa phần năng lƣợng tiêu thụ
sẽ cạn kiệt, đồng thời khi sử dụng cũng gây ra những ảnh hƣởng đến mơi trƣờng.
Trƣớc tình hình tài ngun năng lƣợng ngày càng khan hiếm, việc khai thác và sử
dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo cịn đang gặp những khó khăn nhất định thì việc
sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả là ƣu tiên quan trọng trong chính sách
năng lƣợng quốc gia.
Việc sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trong lị hơi khơng những tiết
kiệm đƣợc chi phí sản xuất, giúp tăng năng suất, nâng cao chất lƣợng giảm giá
thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, tăng lợi nhuận mà cịn giảm bớt chi phí đầu tƣ
cho các cơng trình cung cấp năng lƣợng, đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lƣợng ngày
một cao, đồng thời giảm sự phát sinh chất thải, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, khai
thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lƣợng, thực hiện phát triển kinh tế - xã hội
bền vững. Do lò hơi đƣợc sử dụng để cung cấp hơi cho một hệ thống sản xuất, việc
tiết kiệm năng lƣợng cho lị hơi trong luận văn này có sự gắn kết mật thiết với hệ
thống phân phối và sử dụng hơi. Vì những lý do trên tơi thực hiện đề tài: Nghiên
cứu tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các lị hơi cơng nghiệp ở Việt Nam.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng
Nghiên cứu thực trạng hệ thống lị hơi cơng nghiệp của Việt Nam để đánh
giá các tiềm năng tiết kiệm năng lƣợng.

2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan về công nghệ và nhiên liệu sử dụng trong các lị hơi
cơng nghiệp ở Việt Nam nhằm đánh giá khả năng và các biện pháp tiết kiệm năng

1


lƣợng có thể. Khảo sát, đánh giá hệ thống cung cấp hơi trong sản xuất của một cơ
sở đƣợc chỉ định.
3. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát và đánh giá thực trạng cơng nghệ, tổng quan các loại lị hơi cơng
nghiệp cũng nhƣ hệ thống hơi tại Việt Nam. Khảo sát và phân tích các loại nhiên
liệu sử dụng; các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng và tìm hiểu khả năng tiết kiệm
năng lƣợng trong thực tế của một cơ sở sử dụng hệ thống hơi trong sản xuất công
nghiệp.
Với mục tiêu trên luận văn được thực hiện qua các chương với những nội dung
như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về lò hơi công nghiệp Việt Nam
Chƣơng 2: Các loại nhiên liệu sử dụng trong lị hơi cơng nghiệp ở Việt Nam
Chƣơng 3: Phân tích các tiềm năng tiết kiệm năng lƣợng trong lò hơi và hệ
thống hơi
Chƣơng 4: Khảo sát thực tế những giải pháp tiết kiệm năng lƣợng tại một
hệ thống hơi đƣợc chỉ định
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu về tình hình phát triển lị hơi cơng nghiệp Việt Nam.
- Phân tích đánh giá tình trạng sử dụng năng lƣợng, dây chuyền công nghệ
các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng trong lị hơi cơng nghiệp Việt Nam.
4.2. Phƣơng pháp thu thập, đo đạc và xử lý thơng tin

- Khảo sát lị hơi, hệ thống hơi và dây chuyền công nghệ của nhà máy.
- Thu thập, khảo sát và đo đạc các số liệu, tài liệu về lò hơi của nhà máy.
- Từ các số liệu khảo sát, tính tốn đƣa ra các giải pháp để sử dụng năng
lƣợng tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Tính tốn hiệu quả vốn đầu tƣ,
thời gian hồn vốn khi áp dụng các biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm năng lƣợng
cho nhà máy.

2


CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ LỊ HƠI CƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
1.1.

Khái niệm, phân loại và đặc điểm của lò hơi công nghiệp

1.1.1. Khái niệm
Hơi nƣớc là một nguồn gia nhiệt hiệu quả có thể duy trì một nhiệt độ ổn định
và có hệ số truyền nhiệt cao. Hơi nƣớc có năng lƣợng có thể chuyển đổi cao nhất
trên mỗi đơn vị khối lƣợng (dƣới hình thức của nhiệt ẩn hóa hơi) và do đó, trở thành
một mơi chất hiệu quả cho việc truyền nhiệt. Hơi nƣớc đƣợc sinh ra trong q trình
đun nóng nƣớc. Trong cơng nghiệp, hơi nƣớc đƣợc sinh ra trong các lò hơi, hơi sử
dụng thƣờng là hơi bão hịa. Hơi nƣớc bão hịa có chứa một lƣợng nhiệt hóa hơi mà
khi ngƣng tụ, lƣợng nhiệt này đƣợc sử dụng trong các quá trình gia nhiệt trong công
nghiệp nhƣ nấu, trao đổi nhiệt, sấy, sƣởi v.v. Tùy theo nhu cầu sử dụng hơi mà
ngƣời ta tạo ra nguồn hơi có nhiệt độ và áp suất phù hợp để đáp ứng cho các loại
công nghệ khác nhau. Hơi sử dụng cần phải sạch, khô, không lẫn không khí và các
tạp chất.
Lị hơi cơng nghiệp là thiết bị trong đó xảy ra q trình đốt cháy nhiên liệu,
nhiệt lƣợng tỏa ra từ quá trình cháy sẽ truyền cho nƣớc trong lò để biến nƣớc thành
hơi. Nghĩa là thực hiện q trình biến đổi hố năng của nhiên liệu thành nhiệt năng

của dòng hơi. Hơi ở đây thƣờng là hơi bão hòa, áp suất hơi thấp thƣờng phổ biến từ
6 ÷ 10 bar, nhiệt độ thƣờng từ 110 ÷ 180 oC, sản lƣợng nhỏ để phục vụ cho quá
trình cơng nghệ. [15]
Lị hơi là thiết bị có mặt gần nhƣ trong tất cả các xí nghiệp, nhà máy để sản
xuất hơi phục vụ cho quá trình đun nấu, chƣng cất các dung dịch, sấy các sản phẩm
trong quá trình cơng nghệ ở nhà máy hóa chất, đƣờng, rƣợu, bia, nƣớc giải khát,
thuốc lá, dệt, chế biến nông sản và thực phẩm. Lị hơi chiếm khoảng 40 ÷ 50 % chi
phí năng lƣợng. Ví dụ, nhà máy chế biến thức ăn chăn ni gia súc, nhà máy bánh
kẹo thì sử dụng lị hơi để sấy sản phẩm, các cơng ty may mặc sử dụng lò hơi để
cung cấp hơi cho hệ thống là, hấp nhuộm…. Trong công nghiệp việc sử dụng lị hơi
hiệu quả đem lại rất nhiều lợi ích nhƣ: chi phí nhiên liệu sử dụng cho lị hơi rẻ, tiết
kiệm đƣợc năng lƣợng, sử dụng lị hơi có hiệu suất cao, sản lƣợng hơi ổn định, chất

3


lƣợng tốt, an tồn khi sử dụng vận hành, ít khói bụi khi hoạt động, đảm bảo vệ sinh
mơi trƣờng. Hiện nay lị hơi cơng nghiệp phát triển mạnh phù hợp với nhu cầu sản
xuất thực tế. Số lƣợng đơn đặt hàng gia tăng theo nhịp phát triển kinh tế, phát triển
của ngành công nghiệp dệt may và sản xuất thực phẩm, phù hợp với tình hình thực
tế chung. [15]
1.1.2. Đặc điểm của lị hơi cơng nghiệp
1.1.2.1.

Sơ đồ sử dụng hơi trong công nghiệp

Trong công nghiệp hầu hết các nhà máy, công ty đều sản xuất và sử dụng hơi
theo sơ đồ dƣới đây:

Hình 1.1. Hệ thống sử dụng hơi điển hình trong cơng nghiệp [15]

Hệ thống lị hơi và mạng nhiệt đƣợc phân ra thành các thành phần sau:
-

Lò hơi

-

Hệ thống phân phối hơi

-

Các thiết bị sử dụng hơi nƣớc/các hộ tiêu thụ

-

Hệ thống thu hồi nƣớc ngƣng

o Lò hơi
Có nhiều loại lị hơi với các kết cấu khác nhau đã và đang đƣợc sử dụng trong các
cơ sở sản xuất. Nhìn chung, lị hơi có hai hệ thống cơ bản bao gồm:
4


- Hệ thống cháy có nhiệm vụ tổ chức quá trình cháy nhiên liệu trong lị sao cho đạt
mức cháy kiệt, tỏa ra nhiều nhiệt lƣợng nhất. Hệ thống này gồm có buồng đốt và
thiết bị đốt với nhiên liệu đốt có thể là than, dầu, khí, nhiên liệu sinh khối.
- Hệ thống trao đổi nhiệt giữa nhiệt sinh ra từ hệ thống cháy và nƣớc để chuyển đổi
nƣớc thành hơi nƣớc tại áp suất cần thiết.
Nhƣ vậy, để tiết kiệm năng lƣợng trong các lò hơi cần phải tối ƣu hóa q trình
cháy trong lị, tối ƣu hóa q trình trao đổi nhiệt trong lị và giảm tổn thất nhiệt ra

ngồi mơi trƣờng, tận dụng nhiệt thừa của khói thải. [15]
o Hệ thống phân phối hơi
Hệ thống gồm các đƣờng ống, van và các thiết bị phụ có nhiệm vụ phân phối hơi
nƣớc tới các hộ tiêu thụ và giảm áp suất hơi nƣớc đến áp suất cần thiết tại các hộ
tiêu thụ riêng biệt. Hệ thống này thƣờng bị tổn thất nhiệt qua vách ống dẫn ra môi
trƣờng bên ngoài và tổn thất hơi qua các mối nối bị xì hở và các lỗ thủng trên đƣờng
ống do ăn mòn, mài mòn. Giải pháp đối với hệ thống này là luôn lƣu ý đảm bảo
việc bọc cách nhiệt các đƣờng ống, các van, cút nối với những kết cấu bao che đặc
biệt. [15]
o Các thiết bị sử dụng hơi nƣớc/các hộ tiêu thụ
Là các thiết bị sử dụng nguồn nhiệt sinh ra từ hơi nƣớc để phục vụ cho các nhu
cầu cụ thể trong quá trình sản xuất của nhà máy nhƣ nấu trong các nồi nấu, trao đổi
nhiệt để làm tăng nhiệt độ của môi chất khác, sấy trong các lò sấy của nhà máy giấy
hay dệt nhuộm…
Đây là khu vực hơi nƣớc đƣợc ngƣng lại trong quá trình truyền nhiệt cho mục
tiêu sử dụng nhƣ sấy, nấu, gia nhiệt… Hiệu suất của các thiết bị sử dụng hơi này
cũng góp một phần quan trọng vào hiệu suất chung của hệ thống lò hơi, mạng nhiệt.
Đây cũng là nơi dễ bị đóng cáu cặn từ phía các môi chất sử dụng nhiệt nên cần phải
đƣợc vệ sinh hợp lý cũng nhƣ ngăn chặn đóng cáu làm giảm hiệu suất thiết bị. [12]
o Hệ thống thu hồi nƣớc ngƣng
Hơi nƣớc sau khi trao đổi nhiệt thì biến đổi thành nƣớc ngƣng. Nƣớc ngƣng này
có nhiệt độ cao và là nƣớc sạch có thể đƣợc đƣa trở lại lị hơi để biến đổi thành hơi.

5


Đây là hệ thống quan trọng góp phần tiết kiệm năng lƣợng cho tồn bộ hệ thống lị
hơi, mạng nhiệt do nƣớc ngƣng thu hồi về là nƣớc sạch không cần xử lý và nó vẫn
cịn tồn trữ một lƣợng nhiệt tƣơng đối lớn. Nƣớc thu hồi về sẽ đƣợc cấp vào lò cùng
với một lƣợng nƣớc bổ sung. Khi nhiệt độ nƣớc cấp vào lò tăng lên 6 oC thì tăng 1

% hiệu suất của hệ thống lị hơi, mạng nhiệt do đó có thể giảm đáng kể nhiên liệu
tiêu thụ.[12]
1.1.2.2.

Phân loại lị hơi cơng nghiệp

Cùng với sự phát triển của kinh tế và cơng nghiệp, lị hơi ngày càng thay đổi cả về
mặt nguyên lý làm việc, công suất, thơng số hơi, cấu trúc…do vậy hiện nay lị hơi
rất đa dạng. Để phân biệt lị hơi ta có thể tiến hành theo các phƣơng thức sau [1]:
Theo nguyên lý hoạt động, lị hơi có 2 loại chính:
- Lị hơi ống lị ống lửa. Khói sinh ra khi đốt nhiên liệu trong buồng đốt đƣợc đi qua
hệ thống ống để đun nóng nƣớc bên ngồi.
- Lị hơi ống nƣớc. Các ống chứa nƣớc đƣợc lắp đặt bao quanh buồng lửa hoặc bố
trí thành cụm để nhận nhiệt của khói từ phía bên ngồi.
Theo ngun lý đốt của buồng lửa lị hơi có thể phân loại nhƣ sau:
- Buồng lửa đốt ghi (ghi cố định hoặc ghi xích chuyển động) theo đó nhiên liệu rắn
đƣợc đốt trên ghi lị để cung cấp nhiệt cho lị.
- Buồng lửa phun theo đó nhiên liệu (rắn, lỏng hoặc khí) đƣợc phun vào buồng lửa,
hỗn hợp với khơng khí trong đó và cháy.
- Buồng lửa tầng sơi theo đó các hạt nhiên liệu rắn với kích cỡ xác định ở trạng thái
giống nhƣ hiện tƣợng “sơi” trong buồng lửa khi bị khơng khí thổi lên ở một tốc độ
nhất định.
Theo thông số hay công suất của lị hơi, có thể phân loại nhƣ sau:
- Lị hơi cơng suất nhỏ thơng số hơi thấp.
- Lị hơi cơng suất vừa và thơng số hơi trung bình.
- Lị hơi cơng suất lớn thơng số cao.
1.2.

Một số lị hơi thƣờng sử dụng trong công nghiệp


6


Trong công nghiệp ngƣời ta sử dụng rất nhiều loại lị hơi với kiểu dáng và cơng suất
khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng. Nhƣng phần lớn hơi đƣợc sử dụng
đều là hơi bão hịa vì nó có tính ổn định cao, nhiệt độ và áp suất phù hợp với nhiều
quy trình cơng nghệ. Các loại lị hơi thƣờng đƣợc sử dụng trong cơng nghiệp nhƣ:
1.2.1. Lị hơi ống lò ống lửa
a. Lò hơi ống lò
Lò hơi đơn giản nhất có dạng một bình hình trụ, khói đốt nóng ngồi bình. Để
tăng bề mặt truyền nhiệt của lị, ngƣời ta có thể tăng số bình của lị. Ngƣời ta có thể
tăng bề mặt truyền nhiệt của lị bằng cách đặt vào trong bình lớn nhất một hai đến
ba ống 500  800 mm gọi là ống lò. Khói đi trong ống lị và có thể quặt ra sau để
đốt nóng ngồi vỏ bình.[1]
Ưu điểm:
-

Khơng địi hỏi nhiều về bảo ơn buồng lửa,

-

Có thể tích chứa nƣớc lớn.

Nhược điểm:
-

Khó tăng bề mặt truyền nhiệt theo u cầu cơng suất,

-


Sản lƣợng hơi nhỏ khoảng 2  2,5 t/h.

b. Lò hơi ống lửa
Trong loại này ống lò đƣợc thay bằng ống lửa với kích thƣớc bé hơn (50  150
mm). Buồng lửa đặt dƣới lị. Khói sau khi qua ống lửa cịn có thể quặt ra hai bên đốt
nóng bên ngồi lị. Lị hơi ống lửa thƣờng sử dụng với cơng suất thấp và trung bình.
Nhiên liệu sử dụng cho lị hơi là nhiên liệu rắn, lỏng và khí. Hình 1.2. mơ tả cấu tạo
lị hơi ống lửa sử dụng nhiên liệu rắn.

7


Hình 1.2. Lị hơi ống lửa [15]
Ưu điểm:
-

Bề mặt truyền nhiệt lớn hơn lò hơi ống lò,

-

Suất tiêu hao kim loại giảm so với loại ống lị

-

Có khả năng tận dụng nhiệt tốt.

Nhược điểm:
-

Hạn chế khả năng tăng công suất và chất lƣợng hơi.


-

Khó khử cáu bẩn do tro bám vào bề mặt ống.

-

Hiệu suất lị khơng cao.

c. Lị hơi ống lị ống lửa
Có năng suất bốc hơi cao hơn, tới 30  60 kg/m2h, cho phép tăng công suất của lị
lên cao hơn, kích thƣớc nhỏ gọn hơn nên đƣợc sử dụng cho các nhu cầu di động.
1.2.2. Lò hơi ống nước
Ở lò hơi ống nƣớc, nƣớc cấp qua các ống đi vào nồi hơi, nƣớc đƣợc đun nóng bằng
khí cháy và chuyển thành hơi ở khu vực nồi hơi. Cấu tạo nhƣ hình vẽ 1.3 dƣới đây:

8


Hình 1.3. Lị hơi ống nước [15]
Ưu điểm:
-

Vận hành nhẹ nhàng do lị hơi ống nƣớc hiện đại đều có các hệ thống tự
động (cho than, xỉ thải, cấp nƣớc) không cần nhiều thao tác bằng tay.

-

Áp suất, nhiệt độ thỏa mãn đƣợc những yêu cầu kỹ thuật của những máy hơi.


-

Diện tích tiếp nhiệt lớn hơn so với các loại lò hơi trƣớc, do vậy năng suất hơi
cao, phù hợp với những nơi cần công suất nhiệt cao.

-

Sửa chữa dễ dàng do buồng lửa tƣơng đối rộng.

-

Hiệu suất cháy cao do sử dụng thơng gió cƣỡng bức, cảm biến và cân bằng.

Nhược điểm:
-

Suất tiêu hao kim loại để chế tạo lò lớn;

-

Yêu cầu chất lƣợng nƣớc cao, đòi hỏi phải có hệ thống xử lý nƣớc, nếu
khơng sẽ gây tắc ống, cản trở sự trao đổi nhiệt (do cặn bẩn bám vào ống).

-

Xây lắp tƣơng đối phức tạp bao gồm khung lò, tƣờng lò, giá đỡ… [12]

1.2.3. Lò hơi cơng nghiệp dùng ghi xích
Thuộc loại lị hơi cơng suất nhỏ hoặc trung bình. Cấu tạo thân lị gồm 2 loại: loại
tổ hợp ống nƣớc và ống lửa công suất từ 1 ÷ 6 tấn/h và loại ống nƣớc có cơng suất 6

÷ 50 tấn/h.
Cấu tạo gồm: bao hơi (1), van hơi chính (2), đƣờng cấp nƣớc (3), ghi lị dạng xích
(4) làm nhiệm vụ cấp nhiên liệu rắn, buồng lửa (5), hộp tro xỉ (6), hộp gió (7) cấp

9


gió cấp một qua ghi cho lớp nhiên liệu trên ghi, phễu than (8), ống khói (9), bộ sấy
khơng khí (10), quạt gió (11), quạt khói (12), bộ hâm nƣớc (13), dàn ống nƣớc
xuống (14), ống góp dƣới (15), dàn ống nƣớc lên (16), dãy pheston (17) và bộ quá
nhiệt (18) để sấy hơi bão hòa thành hơi quá nhiệt cung cấp cho hộ tiêu dùng. [2]

Hình 1.4. Lị hơi ghi xích đốt than [2]
Ngun lý làm việc của lị hơi ghi xích: Than từ phễu cấp than đƣợc rót lên
ghi với một chiều dày đƣợc điều chỉnh sẵn và chuyển động cùng ghi vào buồng lửa.
Tại đây nhiên liệu nhận đƣợc nhiệt bức xạ từ ngọn lửa, vách tƣờng, cuốn lị. Nhiên
liệu đƣợc sấy nóng, khơ dần và thốt chất bốc. Chất bốc và cốc cháy tạo thành tro xỉ
và đƣợc gạt xỉ thải ra ngoài. Chiều dày lớp nhiên liệu trên mặt ghi cũng đƣợc lựa
chọn hợp lý cho mỗi loại nhiên liệu. Ví dụ: Than cám antraxit, than đá: 150 ÷ 200
mm; than nâu 200 ÷ 300 mm; than bùn 700 ÷ 1000 mm; củi gỗ 400 ÷ 600 mm;
khơng khí cấp vào buồng lửa thƣờng chia thành gió cấp 1 cấp từ dƣới ghi lên và gió
cấp 2 cấp phía trên lớp nhiên liệu. Tỷ lệ giữa gió cấp 1 và cấp 2 cũng đƣợc tính tốn
lựa chọn phù hợp. Thơng thƣờng gió cấp 2 chiếm khoảng 8 ÷ 15 %, tốc độ gió cấp 2
ra khỏi vịi phun thƣờng khá cao từ 50 ÷ 80 m/s.
Ưu điểm:
-

Cấp than và thải xỉ hoàn toàn tự động

-


Hoạt động với nhiệt độ và áp suất ổn định

-

Có thể đốt đƣợc nhiều loại nhiên liệu rắn khác nhau

-

Vận hành ổn định, bảo trì đơn giản.

10


-

Có thể đáp ứng theo nhiều chế độ hơi.

-

Ghi lị đƣợc làm mát nên tuổi thọ đƣợc nâng lên.

Nhược điểm:
-

Công suất lò vẫn hạn chế (dƣới 100 tấn/h)

-

Yêu cầu về nhiên liệu cao, đặc biệt là độ ẩm không đƣợc vƣợt quá 20 %, độ

tro cũng không đƣợc vƣợt quá 20 ÷ 25 %, nhiệt độ nóng chảy của tro xỉ cũng
không đƣợc quá thấp. Nếu thấp hơn 1200 oC tro xỉ nóng chảy sẽ bọc các hạt
than chƣa cháy.

-

Kích cỡ hạt cũng địi hỏi cao, khơng đƣợc q lớn hoặc q nhỏ. [12]

1.3.

Thực trạng lị hơi cơng nghiệp Việt Nam

1.3.1. Tình hình chung
Lị hơi là thiết bị quan trọng sử dụng nhiên liệu để sản xuất hơi nƣớc phục vụ
cho rất nhiều nhu cầu trong sản xuất công nghiệp, đồng thời cũng là nguồn phát thải
khí nhà kính lớn. Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nồi hơi bao gồm thực
phẩm, đồ uống, giấy, dệt may, da giày, hóa chất….Theo thống kê sơ bộ cả nƣớc hiện
có khoảng 3000 lị hơi cơng suất từ 1 – 100 tấn/h. Trong đó 65 % là các lị hơi có
cơng suất 1 – 10 tấn/h; 20 ÷ 30 % là 20 – 40 tấn/h; khoảng 0,1 % là lò hơi hơn 40
tấn/h. Theo ƣớc tính dựa trên báo cáo triển vọng năng lƣợng ASEAN năm 2011, số
nồi hơi vận hành sau 15 năm sẽ là 6000 chiếc. Hiện có khoảng 44 doanh nghiệp chế
tạo nồi hơi ở Việt Nam, chủ yếu là các xƣởng sản xuất nhỏ, một vài cơ sở sản xuất
cỡ trung bình có thể sản xuất nồi hơi lên đến 35 tấn/h. [15]
Về nhiên liệu sử dụng: 65 ÷ 67 % số lò hơi sử dụng than làm nhiên liệu, 30 ÷
32 % sử dụng dầu làm nhiên liệu, số lò hơi sử dụng biomass làm nhiên liệu hiện
đang tăng dần nhƣng chƣa thống kê đƣợc, đặc biệt ở miền Nam. Hiện tại các lò hơi
này đã đƣợc sử dụng lâu năm (khoảng 8 ÷ 10 năm) với trang thiết bị cịn thơ sơ, lạc
hậu nên mức tiêu hao năng lƣợng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cao, sản
lƣợng hơi thấp, lƣợng khí độc hại do đốt nhiên liệu phát thải vào môi trƣờng khá
lớn. Hầu hết các nhà máy đều chƣa có biện pháp để nâng cao hiệu suất nồi hơi và sử

dụng năng lƣợng một cách tiết kiệm và có hiệu quả.

11


Về hiệu suất nồi hơi, theo báo cáo khảo sát và thí nghiệm hiệu chỉnh nâng
cao hiệu suất nồi hơi công nghiệp của trung tâm kiểm định 1 năm 2012 cho thấy:
Trong số 150 nồi đƣợc khảo sát ở miền Bắc có tới 88,6 % là nồi hơi đốt than. Trong
đó 70 % là nồi hơi thủ cơng và bán tự động; 26,3 % là nồi ghi xích. Đa phần cỡ nhỏ
hơn 4 tấn/h do Việt Nam sản xuất. Việc đo đạc đánh giá hiệu suất 20 nồi hơi theo
cân bằng nghịch cho thấy hiệu suất các nồi khoảng 51- 72 % (chủ yếu các nồi hơi
đốt than). Nhìn chung tổn thất lớn nhất của các nồi hơi đốt than là tổn thất do cháy
khơng hết về mặt cơ khí q4 và tổn thất nhiệt do khói thải q2.
Thực tế quan sát đƣợc tại các nhà máy có sử dụng lò hơi:
- Do các lò hơi đƣợc sử dụng lâu năm nên phần lớn bảo ôn đƣờng ống phân phối
hơi đều bị hỏng dẫn đến rò rỉ hơi, gây thất thốt nhiệt lớn làm gia tăng chi phí năng
lƣợng.
- Nhiệt độ khói thải ở đi lị cao nhƣng chƣa có giải pháp tận dụng mà thải tồn bộ
ra mơi trƣờng bên ngồi gây nên tình trạng lãng phí năng lƣợng.
- Khơng khí cấp cho q trình cháy chƣa đƣợc gia nhiệt hoặc đƣợc gia nhiệt nhƣng
nhiệt độ tăng lên không đáng kể.
- Một số nhà máy có sử dụng lị hơi với nhiên liệu là hỗn hợp giữa than, trấu, vỏ hạt
điều…thì tỷ lệ trộn nhiên liệu chƣa đƣợc tính toán và điều chỉnh sao cho tối ƣu
nhất.
- Nhiệt độ khói thải lị hơi cao (250 ÷ 300 oC), nồng độ bụi sau ống khói thƣờng cao
hơn mức cho phép, gây ơ nhiễm mơi trƣờng.
- Nhìn chung tổn thất lớn nhất của các lị hơi là tổn thất do khói thải q2 và tổn thất
do cháy không hết q4.
- Công tác tổ chức, vận hành lò hơi chƣa tốt, nên hiệu suất lị khơng cao. [12]
Ngun nhân dẫn đến hiệu suất lò hơi thấp:

- Các lò hơi do Việt Nam chế tạo chƣa đạt đƣợc những giải pháp tốt nhất để nâng
cao hiệu suất cháy đối với than antraxit vốn là than ít chất bốc, khó cháy và lâu cháy
kiệt.

12


- Các lò hơi do Trung Quốc chế tạo phần lớn không phù hợp với than Việt Nam do
đƣợc thiết kế để sử dụng than nhiều chất bốc hơn.
- Vận hành lị cịn kém, nặng tính thủ cơng, khả năng điều chỉnh hệ số khơng khí
thừa cịn yếu dẫn đến hệ số khơng khí thừa cao gây ra tổn thất nhiệt do khói thải q2
lớn.
- Chế độ vận hành thất thƣờng và việc trang bị lò chủ yếu đáp ứng nhu cầu hơi ở
thời điểm đỉnh cao mà khơng có thiết kế hệ thống hợp lý nên nhiều lò hoạt động
non tải dẫn đến hiệu suất thấp;
- Các cơ sở sản xuất khi mua lò hơi thiếu chú ý đến hiệu suất lị, khi lắp đặt vận
hành cũng khơng trang bị các thiết bị đo tối thiểu để xác định hiệu quả làm việc.
Thiết bị đo của nhiều cơ sở chỉ là một áp kế.
- Nhân lực vận hành lò và hệ thống hơi hạn chế về trình độ và kỹ năng.
- Nhiều cơ sở không xử lý nƣớc hoặc xử lý nƣớc không tốt dẫn đến cáu cặn bám
nhiều trên bề mặt tiếp nhiệt làm hiệu suất của lò giảm.
- Việt Nam nằm trong khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, sự phát triển của
công nghiệp tất yếu sẽ dẫn tới nhu cầu về lò hơi tăng lên nhanh chóng cả về số
lƣợng, chất lƣợng và cơng suất lị trong tƣơng lai khơng xa.
Với những thực trạng nói trên, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp, nhà máy, các cơ
sở sản xuất là phải thực hiện đánh giá hiện trạng sử dụng năng lƣợng của đơn vị
mình, để từ đó có những biện pháp nhằm sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và có hiệu
quả.
1.3.2. Một số giải pháp tăng hiệu suất cho lò hơi
Lò hơi đóng vai trị quan trọng trong việc tiêu thụ năng lƣợng trong công nghiệp

dƣới dạng các nhiên liệu đốt. Việc giảm thiểu năng lƣợng sử dụng và phát thải từ lò
hơi cần đƣợc quan tâm từ vấn đề quản lý vĩ mơ.
Việc tiết kiệm năng lƣợng cho lị hơi cần đƣợc tiếp cận từ cả phía nhà chế tạo lị
lẫn phía ngƣời sử dụng. Sự hỗ trợ từ phía các nhà nghiên cứu là cần thiết để có thể
đƣa ra các thiết kế tối ƣu và phƣơng thức vận hành tối ƣu.

13


Các chính sách cần có các chế tài phù hợp giúp thị trƣờng cạnh tranh lành mạnh
và có thể thúc đẩy yếu tố tiết kiệm năng lƣợng, giảm ô nhiễm mơi trƣờng, nâng cao
tính an tồn trong sử dụng lị.
Dƣới đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất cho lò hơi:
- Các cơ sở chế tạo nồi hơi có thể thêm bớt các cơ cấu, chức năng để nồi hơi hoạt
động hiệu quả và tiết kiệm hơn tùy theo nhu cầu khách hàng.
- Tăng cƣờng những quy định chặt chẽ hơn để có thể giảm những cơ sở chế tạo lị
hơi nhỏ khơng đủ điều kiện, hỗ trợ cho những cơ sở lớn để làm lành mạnh hóa thị
trƣờng cạnh tranh đồng thời dễ đƣa ra và quản lý các quy định liên quan đến lò hơi
tiết kiệm năng lƣợng, đảm bảo an tồn và giảm ơ nhiễm môi trƣờng.
- Tăng cƣờng thêm những quy định, điều kiện để một lị hơi có hiệu suất năng lƣợng
tốt (ví dụ nhƣ giới hạn nhiệt độ khói thải lị hơi, tiêu chuẩn cho tỉ lệ cacbon còn
trong than, tiêu chuẩn về lƣợng khơng khí thừa khói thải) nhằm làm mục tiêu cho
việc cải thiện. Các quy định, điều kiện, tiêu chuẩn này nên đƣợc nghiên cứu bởi một
cơ sở khoa học có uy tín nhằm đảm bảo khả năng áp dụng hợp lý.
- Nghiên cứu việc sử dụng hợp lý bình tích hơi giúp đáp ứng nhu cầu hơi ở các phụ
tải khác nhau giảm thiểu nhu cầu về một lò hơi cỡ lớn đáp ứng nhu cầu ở mức cao
nhất.
- Cải thiện hệ thống đo lƣờng điều khiển giúp theo dõi q trình và đánh giá hiệu
suất lị. Tổ chức đào tạo cơng nhân vận hành lị hƣớng tới chỉ tiêu tiết kiệm nhiên
liệu. Nên đƣa thêm quy định về thiết bị đo cần thiết cho lò hơi từ phía nhà quản lý.

Việc vận hành cần đảm bảo hệ số khơng khí thừa tối ƣu.
- Lắp đặt các bộ hâm nƣớc và sấy khơng khí một cách thích hợp để giảm nhiệt độ
khói thải.
- Sử dụng thiết bị làm rối dịng khói trong các ống lửa của lị hơi ống lò ống lửa
nhằm tăng hiệu quả trao đổi nhiệt khói – nƣớc.

14


×