Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Lí luận văn học về Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu hay và đặc sắc 9+

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.9 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

BÀI TẬP LỚN
MÔN: BẢN CHẤT VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC
Đề tài: Phân tích biểu hiện của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu
(Khảo sát qua một số bài thơ tiêu biểu)

Hà Nội, ngày 19 tháng 1 năm 2022


MỤC LỤC


1. MỞ ĐẦU
Nhà phê bình người Nga Belinsky từng nhận định rằng: “Cuộc sống của bất cứ
dân tộc nào cũng hiện ra dưới hình thái của bản thân nó và duy nhất thuộc về nó mà
thơi. Do đó mà nếu được miêu tả cuộc sống chân thực thì nó cũng có tính dân tộc”. [7]
Có thể nói, ở mỗi tác phẩm văn chương hầu hết đều mang đâu đó những dáng dấp của
hình tượng dân tộc. Tính dân tộc dường như đã trở thành một một lối viết quen thuộc
của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam – làm dấu ấn, nét phong cách trong sáng tác của
mình. Từ đó, thể hiện những tình cảm, tiếng nói cá nhân vào trong những “đứa con con
tinh thần của mình” mà mình viết lên. Đi đến với văn chương, mảnh đất màu mỡ để
thỏa sức phô diễn vẻ đặc sắc, tư tưởng thẩm mĩ, giá trị tốt đẹp, thể hiện một một mối
quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật (văn học) với dân tộc. Có lẽ, hơn ai hết, Tố Hữu đã
thấm nhuần và kế thừa những giá trị tốt đẹp ấy để tạo một lối viết riêng trong chặng
đường viết văn của mình. Nhìn vào chặng đường sáng tác văn chương của Tố Hữu,
người ta nhận xét ông là một nhà thơ lớn của dân tộc, đại diện cho đỉnh cao của thơ ca
Cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, điều mà để lại ấn tượng trong lòng độc giả nhất mà Tố
Hữu mang lại đó chính là thể hiện rõ tính dân tộc trong sáng tác. Và không phải ngẫu


nhiên mà giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận định: “Sức hấp dẫn mạnh nhất của
thơ Tố Hữu đối với công chúng đơng đảo là tính dân tộc, tính truyền thống đậm đà và
nhuần nhuyễn.” Bằng sự kế thừa truyền thống thơ ca dân tộc, nhất là đối với thơ ca dân
gian và thơ ca cổ điển, chúng ta có thể khẳng định trong thơ Tố Hữu mang đậm đà bản
sắc dân tộc về cả nội dung và nghệ thuật. Chính vì vậy, với việc tìm hiểu tính dân tộc
trong các sáng tác của thi nhân Tố Hữu chúng ta sẽ được chiêm nghiệm, trải rộng tấm
lịng thơng qua hình ảnh của con người Việt Nam, thấy được hơi thở, bản sắc và cả tinh
thần của dân tộc mình nữa. Hi vọng với bài tiểu luận này sẽ chỉ ra đặc điểm độc đáo
của tính dân tộc được đặc tả qua những sáng tác văn học của nhà thơ Tố Hữu.

3


2. NỘI DUNG
2.1. Thế nào là “Tính dân tộc”
2.1.1. Khái niệm “Dân tộc”
Với mỗi chúng ta, ngày từ lúc sinh ra và lớn lên đều được dạy dỗ phải luôn có
một tình u đối với q hương, với dân tộc của mình. Mặc dù được nghe rất nhiều đến
với cụm từ “dân tộc” nhưng để hiểu được những giá trị, tư tưởng thì khơng phải ai
cũng hiểu rõ ngọn ngành, đầy đủ nhất. Có rất nhiều định nghĩa, quan điểm về cụm từ
này và được giải mã khác nhau. Có ý kiến cho rằng, “dân tộc” (hay còn được gọi là
đồng bào) theo nghĩa rộng là “cộng đồng người có chung nền văn hóa, nhóm sắc tộc,
ngơn ngữ, nguồn gốc, lịch sử, đơi khi bao gồm nhiều nhóm sắc tộc. Dân tộc trong
trường hợp quốc gia dân tộc con dược gọi là quốc dân” [2]. Còn đối với quan điểm
của Xtalin, “dân tộc là một cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, dựa
trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về đời sống kinh tế và trạng thái tâm lí
biểu hiện trong cộng đồng về văn hóa…” [1]. Dù có hiểu theo lí giải của ai lí giải của ai
đi chăng nữa, nhưng có lẽ họ đều có quan điểm chung khi định nghĩa về “dân tộc”.
2.1.2. Khái niệm về “Tính dân tộc”
Với định nghĩa về “Tính dân tộc” có lẽ chúng ta thường thấy xuất hiện cụm từ

này trong văn học. Bàn về đối tượng này, có người cho rằng “Tính dân tộc” ở đây là
“khái niệm thuộc phạm trù tư tưởng – thẩm mĩ chỉ mối liên hệ khăng khít giữa văn học
và dân tộc, thể hiện qua tổng thể những đặc điểm độc đáo tương đối bền vững chung
cho các sáng tác của một dân tộc, được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử
và phân biệt với văn học của các dân tộc khác” [3].
2.1.3. Những tiêu chuẩn cơ bản của “Tính dân tộc” trong tác phẩm nghệ
thuật
Khơng khó để nhận ra rằng: “Tính dân tộc” được khắc họa rõ ở mọi phương
diện từ nội dung đến hình thức của văn học. Đầu tiên về mặt nội dung, “Tính dân tộc”
được tô đậm trong “màu sắc” dân tộc của thiên nhiên, đời sống tư tưởng và tinh thần
xã hội, bởi “đọc một sáng tác của một dân tộc, ta như sống cuộc sống của dân tộc đó
với những đặc điểm của một thế giới riêng” [3].

4


Khơng chỉ vậy, “Tính dân tộc” cịn được lột tả qua tính cách của dân tộc. Ta có
thể khẳng định đây là “yếu tố tương đối bền vững được phát triển và hình thành trong
khơng gian địa lí và con đường phát triển riêng của dân tộc, là phẩm chất chỉnh thể
biểu hiện trong phức hợp liên kết các phẩm chất nhất định” [3].
“Ngồi ra, “Tính dân tộc” cịn được khắc họa ở hình thức của văn học. Ở mỗi
quốc gia và mỗi nền văn học. Hệ thống thể loại truyền thống, các phương tiện miêu tả,
biểu hiện riêng, nhất là có ngơn ngữ dân tộc thể hiện bản sắc riêng trong tư duy và tâm
hồn của quốc gia đó.
Đặc biệt, “Tính dân tộc” cịn thể hiện ở q trình phát triển của lịch mang đến
cho văn học dân tộc. Và đồng thời “Tính dân tộc” của văn học “mang nội dung lịch sử
và phải được xem xét theo quan điểm lịch sử được tạo dựng trong một chặng đường
lâu dài mà quan trọng. Đó là sự hình thành dân tộc và sự vận dụng ngôn ngữ dân tộc
làm ngôn ngữ văn học” [3]. Trải qua thời gian dài như vậy, nó được bổ sung, tiếp thu
bởi dấu ấn và luồng tư tưởng tinh hoa của nước ngoài. Kế thừa mặt tốt, loại bỏ mặt

xấu, kế thừa một cách có sàng lọc. Vì vậy mà “một sáng tác văn học có tính dân tộc
cao phải vừa kế thừa được truyền thống văn học dân tộc, vừa đổi mới và có đóng góp
vào sự phát triển của truyền thống ấn” [3].
2.2. “Tính dân tộc” được thể hiện qua những tác phẩm của Tố Hữu
Bàn về “Tính dân tộc” trong thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hồi Thanh từng nhận
định một cách ngắn gọn nhưng cũng thật súc tích và sâu sắc: “Thơ Tố Hữu, về nội
dung, đề cập những vấn đề lớn của dân tộc và quần chúng. Về phong cách, nó giàu
tính dân tộc và tính quần chúng.” Độc giả dường như biết đến Tố Hữu bằng một đặc
điểm nổi bật trong phong cách sáng tác của ông khi chấp bút hướng về dân, mang đậm
trong mình lịng tự hào qua giọng điệu hào hùng, thiết tha. Những tác phẩm nổi bật
nhất, thể hiện tinh hoa, “thương hiệu văn chương” mang âm hưởng dân tộc phải kể đến
như: “Việt Bắc”, “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”, “Vui thế hôm nay”, “Huế tháng Tám”,
“Bài ca mùa xuân 1961”, “Lượm”, “30 đời ta có Đảng”,….Vậy “Tính dân tộc” được
thể hiện trong các sáng tác của Tố Hữu như thế nào thì chúng ta để khám phá để thấy
giá trị thơ văn ông.

5


2.2.1. Tính dân tộc được thể hiện qua tinh thần dân tộc
Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận định rằng: “Dân tộc có một lịng
nồng nàn u nước”. Vào thời kì nào cũng vậy, từ thời chống giặc ngoại xâm cho đến
đất nước thanh bình; từ già đến trẻ, gái, trai đều ln phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp
đó. Xuất phát từ tình cảm cá nhân, bỏ qua cái tơi để hịa vào mình cái chung của dân
tộc. Có lẽ, xuất phát từ tấm lịng ấy, đã thúc giục biết bao nhà văn, nhà thơ cầm bút để
ca ngợi. Tố Hữu không hề giấu giếm và bày tỏ tình cảm trực tiếp, từ “đắng cay ngọt
bùi” cho đến “lịng ta ơn Đảng đời đời”, ln hướng về Đảng, về dân tộc mình:
“Ơi Tổ quốc, vinh quang Tổ quốc
Ngàn mn năm dân tộc ta ơi”
(Trích: “30 năm đời ta có Đảng”)

Chúng ta đều biết rằng, dân tộc ta đã trải qua biết bao những cuộc chiến đấu
oanh liệt, xả thân chiến đấu, hi sinh máu thịt để giữ n bờ cõi. Từ cổ chí kim đến thời
kì hiện đại, những dấu mốc ấy đều được khắc họa chân thực bởi các nhà văn, nhà thơ.
Với Tố Hữu, ông ca ngợi con người, ca ngợi đất nước trong các cuộc chiến đấu chống
Pháp và chống Mĩ. Trong “Chào xuân 67”, tinh thần dân tộc được ông tô đậm thật đẹp,
mang tinh thần Việt Nam:
“Ở đâu? Mỗi ngon núi non sông
Cũng hiển hách chiến công
Lừng danh dũng sĩ
Ở đâu? Một mũi chông, một ngọn tầm vông
Càng hiên ngang như trường thành, chiến lũy…”
Sự trân trọng, cảm phục trước tinh thần của những người lính, của tồn dân tộc
đã đồn kết, khơng tiếc đời mình, hợp sức lại làm lên biết bao thắng lợi vẻ vang “lừng
lẫy năm châu, chấn động địa cầu”:
“Mấy tầng mây gió lớn mưa to
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lơ, anh hị, chị hát

6


Dù bom đạn, xương tan, thịt nát
Khơng sờn lịng, khơng tiếc tuổi xanh…”
(Trích: “Hoan hơ chiến sĩ Điện Biên”)
Hay những cảm xúc vui tươi, trầm lặng cũng được Tố Hữu ghi lại thật đẹp qua
bài “Huế tháng Tám”
“Hãy bay lên! Sơng núi của ta rồi!
Nước mắt ta trào, húp mí, tràn mơi
Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc…”
Hay có thể là sự tn trào trong niềm vui thống nhất:

“Ơi Việt Nam! Yêu suốt một đời
Nay được ôm Người trọn vẹn, Người ơi”
(Trích: “Vui thế hơm nay”)
Mang vấn đề thời sự của đất nước phải chăng là phong cách mới lạ được Tố
Hữu khéo léo khi đưa vào những tác phẩm thơ ca? Ơng chĩa thẳng ngịi bút để lột tả
“điểm tựa của lịch sử” , là “hạt giống của mùa sau”, “ánh lửa trong đêm”. Từ đấy
mang đến sự kiện “nóng hổi” trong đời sống dân tộc và thi ca của mình. Tất cả làm nên
“thương hiệu Tố Hữu”, “ngôi sao lấp lánh trên thi đàn văn học dân tộc”
Dòng chảy cuộc đời ghi chép lại biết bao sự kiện lịch sử từ quá khứ đến hiện tại,
Tố Hữu bộc bạch chân thành, cảm thơng, xót xa cho biết bao con người với cuộc sống
khổ đau, kết dính trong văn chương tạo thành bơng hoa đẹp mn vẻ:
“Nỗi chìm kiếp sống lênh đênh
Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều!
Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu
Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lịng…”
(Trích: “Bài ca mùa xn 1961”)
Đọc sâu vào các ngõ ngách trong các sáng tác của Tố Hữu, dường như ta cịn
thấy cả những bóng dáng của người mẹ hiền tần tảo “Nhẫn nại nuôi con suốt đời im
7


lặng”, những con người chăm việc nước, đảm việc nhà; là hình ảnh đời sống thường
nhật từ cành cây đến ngọn cỏ,…Tố Hữu thật tài năng, tinh tế khi mà đưa tất cả những
hình ảnh, bóng dáng của con người, vào trong đời sống văn chương, làm nên một giá
trị to lớn cho dân tộc.
2.2.2. “Tính dân tộc” khắc họa trong tính cách và tâm hồn dân tộc
Đúng như câu nói của Standal: “Văn học là tấm gương phản chiếu của thời
đại”, là “thư kí trung thành của thời đại” (Balzac), thời đại nào thì văn chương ấy.
Chính bối cảnh thời đại, hồn cảnh sống cũng tác động khơng nhỏ đến nét tính cách, tư
tưởng của con người, và những nhà văn, nhà thơ cũng vậy. Từ cuộc đấu tranh từ kháng

chiến chống Pháp và chống Mĩ cho đến lúc hịa bình độc lập, dưới sự lãnh đạo tài tình
của Đảng, đã thấm đượm cảm xúc của mỗi con người. Từ hiện thực đấu tranh, ngòi bút
của Tố Hữu đã lần lượt đưa các hình ảnh, đi sâu vào đời sống tình cảm, nét đẹp trong
tâm hồn của con người, của dân tộc. Đó có thể là xúc cảm của người mẹ kính mến
mang dấu ấn tình cảm bên trong tâm hồn ở quá khứ tươi đẹp:
“Nước mất nhà tan, đời khổ thế
Không làm nô lệ, đứng lên thôi
Anh Lưu, anh Điểu dạy con đi
Mẹ khơng cịn nữa, con cịn Đảng
Dì dắt con khi chửa biết gì”
(Trích: “Q mẹ”)
Là khi Tố Hữu miêu tả tâm hồn những anh hùng của đất nước mang phẩm chất
quý báu của nét đẹp truyền thống dân tộc. Ông quý trọng cuộc đời của những bà mẹ
Việt Nam anh hùng, tượng đài vĩ đại giàu đức hi sinh như mẹ Suốt, má Năm… là các
đồng chí, chiến sĩ, bộ đội xả thân mình vì tự do, độc lập của dân tộc: “Bế Văn Đàn lấy
vai làm giá súng, Tô Vĩnh Diện dùng thân chèn pháo, Phan Đình Giót lấy thân mình
lấp lỗ châu mai, Trần Can hiên ngang dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên để
xông vào vào sở chỉ huy, rồi cắm cờ lên lô cốt Him Lam…” [4] trong chiến dịch Điện
Biên Phủ. Từ đó thể hiện tinh thần bất khuất, gan dạ, dám xả thân mình cho đất nước,
dân tộc.

8


Đất nước thật đẹp khi ở đó có những bơng hoa đẹp đẽ. Sự đóng góp của các anh
hùng dân tộc sẽ ln ánh lên dưới ngịi bút của Tố Hữu, trở thành tấm gương để thế hệ
sau noi theo:
“Chân trời lui mãi lan lan rộng
Hi vọng tràn lên đồng mênh mông”
Quả thật là khi con người ta muốn mang tình cảm tiếng nói của bản thân mình,

thì người ta thường tìm đến nghệ thuật, mà ở đây Tố Hữu đã hun đúc vào thơ ca. Sự
nhạy cảm, tinh tế là một điều vơ cùng cần thiết để có cái nhìn da chiều về cảm xúc bên
trong tâm hồn của con người.
Thẳm sâu bên trong con người, nó ẩn chứa một cái đẹp, tình cảm với trách
nhiệm, nhiệm vụ cao cả và cả mong ước nữa:
“Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực
Trên đất nước, như huân chương trên ngực
Dân tộc ta, dân tộc anh hùng”
Hay vẻ đẹp của con người trong chiến trận chống lại kẻ thù, là bọn thực dân Mĩ
ngang ngược:
“Chưa bao giờ đẹp thế, sắc trời xanh
Và sắc đỏ của lá cờ ra trận”
(Trích: “Tuổi 25”)
Là hình ảnh tươi trẻ của “Người con gái Việt Nam”:
“Em là ai? Cơ ái hay nàng tiên
Em có tuổi hay khơng có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đơi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giơng”
2.3. “Tính dân tộc” được thể hiện trong nghệ thuật thơ Tố Hữu
Trong văn học thường gắn liền trong đó nghệ thuật. Nghề thuật là nơi thể hiện
phong cách sáng tác và “cái tạng” riêng của nhà thơ ấy. Với Tố Hữu, ông đã xây dựng
9


lên một phong cách nghệ thuật vô cùng mới lạ. Soi chiếu về nghệ thuật trong các sáng
tác của Tố Hữu, “Tính dân tộc” được thể hiện thơng qua các khía cạnh như: ngơn ngữ,
tính nhạc, hình ảnh, thể thơ và câu từ... một cách vô cùng uyển chuyển và hấp dẫn.
2.3.1. Ngôn ngữ
Khảo sát qua những bài thơ mà Tố Hữu viết, tôi thấy rằng ông đã thật khéo léo
và tài tình khi đưa các từ láy của ngơn ngữ Tiếng Việt.

Khi miêu tả người người con gái tham gia phục vụ kháng chiến, ơng viết:
“Hì hà hì hục
Lục cục lào cào
Anh cuốc em cuốc
Đá lở đất nhào!”
(Trích: “Phá đường”)
Phân tích vào những từ láy của bài thơ “Phá đường”, những từ láy “hì hà hì
hục/…lục cục lào cào” tạo nên sự gấp gáp, tập trung của con người trong quá trình phá
đường vào thời điểm đêm tối. Diễn tả khí thế hang say, khơng ngại mệt mỏi đóng góp
sức lực vào cuộc kháng chiến của nữa dân quân Việt Nam.
Hay trong bài “Ta đi tới”, Tố Hữu viết:
“Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sơng Lơ, hị ơ tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình ca…”
Với các từ láy “ngào ngạt”, “dào dạt” đã thể hiện một không gian mang vẻ đẹp
của thiên nhiên, núi rừng làm đắm say lịng nười, khiến họ khơng thể cưỡng nổi. Phải
chăng đó là một tương lai với nhiều đổi mới, một cuộc sống thanh bình, thịnh vượng.
Khơng chỉ vậy, ngơn ngữ mà Tố Hữu sử dụng trong các bài thơ còn là việc sử
dụng các cặp quan hệ từ nhân xưng như: “Mình – Ta”. Thân thuộc nhất phải kể đến tác
phẩm vơ cùng nổi tiếng của ơng đó chính là “Việt Bắc”. Đại từ “Mình – Ta” được sử
dụng lặp nhiều lần:
10


“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ khơng
(….)
… Mình đi, mình có nhớ đến mình

… Ta với mình, mình với ta….”
Ngồi ra, Tố Hữu thật tài năng trong hình thức cách nói tu từ mang đậm chất
dân gian của thơ ca xưa:
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lịng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Dù ai rào giậu ngăn sân
Lòng ta vẫn giữ là dân cụ Hồ”

“Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng.
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sơng.
Chí ta lớn như biển dơng trước mặt”
Nhìn chung, có thể nhận xét được rằng, ngôn ngữ trong thơ Tố Hữu rất hào
hùng, thể hiện niềm tự hào của dân tộc. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, phong phú, giàu
hình tượng kết hợp với các biện pháp như: điệp ngữ, so sánh… Tất cả làm nên những
tác phẩm kiệt tác của đời mình.
2.3.2. Hình ảnh thơ
Trong những bài thơ do mình sáng tác, Tố Hữu thường sử dụng những hình ảnh
vơ cùng gần gũi, mộc mạc trong dòng chảy dân tộc, đời sống lao động và trong cả khi
kháng chiến. Không phải ngẫu nhiên mà Chế Lan Viên bình phẩm: “Tố Hữu có một
bút pháp quần chúng trong hình ảnh”. Góp phần làm tăng sức giá trị của dân tộc bên
11


trong các sáng tác. Là hình ảnh của bà mẹ Việt Nam anh hùng như “Dì Năm, mẹ Suốt,
mẹ Tơm…” hay hình ảnh em bé “Lượm”…
“Con đã về đây, ơi mẹ Tơm
Hỡi người mẹ đã dành cơm
Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy

Không sợ tù gông, chấp súng gươm!”
Hay trong bài “Lượm” có viết:
“Bỗng lịe chớp đỏ
Thơi rồi, Lượm ơi
Chú đồng chí nhỏ
Một dịng máu tươi”
Đó có thể là những vật phẩm, hình ảnh của thiên nhiên như: “Trám bùi, măng
mai, hoa chuối, cảnh trăng, bếp lửa, nhà sàn…”. Hơn nữa nó cịn là những hình ảnh vơ
cùng rực rõ, sơi động mà ở đó có cả hương sắc lẫn tình người mang sắc thái vui tươi,
niềm nở. Tất cả hòa quyện lại vào với nhau mang đậm đà bản sắc của dân tộc. Thể hiện
sự tài tình trong cách sử dụng hình ảnh đưa vào các sáng tác của mình.
Đặc biệt hơn, chúng ta thấy điểm nổi bật hơn cả khi Tố Hữu đưa các địa danh
nổi tiếng của vùng miền trên đất để đưa vào trong thơ của mình. Là “Phủ Thơng, đèo
Giàng, sơng Lơ, phố Ràng, Cao Lạng, Nhị Hà….”:
“Ai về ai có có nhớ khơng
Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng.
Nhớ từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà
….
Hịa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt bắc, đèo De, núi Hồng…”
(Trích: “Việt Bắc”)
12


2.3.3. Nhạc điệu
Cổ nhân từng nói “Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc”. Thật vậy, trong các
thơ ca của Tố Hữu rực rỡ, sôi động bởi nhạc điệu. Nhạc điệu nó ln gắn liền và song
hành cùng ngơn ngữ và hình ảnh thơ. Vì vậy mà Chế Lan viên khơng tiếc lời mà ca
ngợi Tố Hữu “Tố Hữu có một hơi thở dân tộc trong âm điệu”. Có lẽ, ông đã biết cách

lồng ghép, xen lẫn yếu tố âm thanh, câu từ, tiết tấu, vần điệu của ngôn ngữ Tiếng Việt
để rồi mang trong đó một bản hịa ca về nhạc điệu, mang đậm truyền thống và đặc
trưng và âm hưởng dân tộc.
“Tiếng hát sông Hương” là bài thơ điển hình thể hiện cho tính giàu nhạc điệu.
Bài thơ thể hiện một âm hưởng vô cùng ngọt ngào, đầm ấm, có chút gì đó trầm bổng
của cơ gái khi trên dịng Hương Giang:
“Trên dịng Hương Giang
Em bng mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo
Em bng mái chèo
Trên dịng Hương Giang
Trăng lên trăng đứng trắng tàn
Đời em ôm chiếc thuyền nan xi dịng…”
Hay trong “Ta đi tới”, ta bắt ở đó sự gấp gáp, mau lẹ, của đất nước đi lên trong
con đường Cách mạng. Bài thơ mang âm hưởng sục sôi, sự tự hào của dân tộc, tin
tưởng vào một ngày chiến thắng, hạnh phúc, âm no:
“Ai bề Hưng Hóa
Ai xuống khu Ba
Ai vào khu Bốn
….
Ai đi Nam Bộ

13


Tiền Giang, Hậu Giang….”
Nhà thơ Chế Lan Viên từng nhận định: “Đọc lên và hãy để cho lời thơ lôi cuốn
ta đi, ta sẽ thấy những tên gọi vang lên, ngân dài trong ta một tình yêu đắm say. Yêu
như không bao giờ cạn kiệt, như tát mãi không cùng. Và mỗi tiếng ai kia như đáo mãi

sâu thêm tình yêu thương đất nước” [4]. Trong câu thơ trên, với mỗi chứ “ai” kết hợp
với một địa danh như một lời nhắn gửi, gọi mời đầy chân tình. Hân hoan hơn, khi miền
Bắc hoàn toàn độc lập, tin yêu hướng về miền Nam máu thịt. Mặc dù chỉ là câu thơ bốn
chữ, nhưng tư tưởng, nhạc điệu lại rất lôi cuốn, trải rộng khắp trong tâm hồn độc giả.
Thêm vào đó, bằng tài năng của mình, Tố Hữu đã dành trọn sự mến mộ của độc
giả. Trong một lần phỏng vấn trên Báo Văn nghệ (1961), ông chia sẻ: “Tôi thấy hình
như thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời…Thơ là
chuyện đồng điệu…Thơ là tiếng nói đồng ý và đồng tình, tiếng nói đồng chí…” [6]. Có
lẽ tâm hồn Tố Hữu bắt rẽ và soi sáng từ lúc “mặt trời chân lý chói qua tim” của một
thanh niên được giác ngộ chân lí của Đảng. Từ “Từ ấy” đến các tác phẩm khác như
“Việt Bắc”, “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”… đều mang vẻ hào hùng, tô đậm nét linh
hồn của dân tộc mình vào đó. Đó như là bầu sữa nóng ni dưỡng tâm hồn con người
trong những lời ru êm ả.
Không chỉ có vậy, trong sáng tác của Tố Hữu kế thừa những giá trị tinh hoa của
thơ dân tộc – Văn học dân gian, cổ điển, tính dân tộc đậm đà qua hình thức. Nó được
khai triển một cách vơ cùng linh hoạt, nhuần nhuyễn thông qua các thể thơ truyền
thống của dân tộc Việt Nam như: Song thất lục bát, lục bát, thơ bốn chữ, bảy chữ…
Kết hợp với đó là vận dụng các câu ca dao, tục ngữ vào thi ca của mình. Từ đó, khiến
các cơ thơ khi vang lên ta đều thấy sự gần gũi, thân thuộc, tạo lên một bản hòa ca mang
nhiều dư vị của dân tộc.
“Nhà văn không biết đến văn học dân gian là một nhà văn tồi” – đó là câu nói
mà Gorki nhận định. Hay “Những tác phẩm ưu tú của các nhà thơ vĩ đại ở tất cả các
nước đều bắt nguồn từ kho tàng quý báu của các sáng tác tập thể trong gian gian”
(Kalinnin) [4]. Như đã nói, kế thừa những giá trị tốt đẹp của văn học dân tộc từ xưa là
một điều vô cùng cần thiết. Bởi Tố Hữu quan niệm: “Việc nghiên cứu cái hay của văn
nghệ cổ truyền giúp cho phát triển tính dân tộc của văn nghệ, giúp cho nghệ sĩ dễ đại
chúng hóa vì đại chúng chính là kẻ vận tải cái hay ấy qua các thời đại, nên họ rất dễ

14



cảm xúc với những hình thức văn nghệ cũ, và điệu cảm xúc bình dị của nhân dân đời
trước rất quen thuộc với họ” [4]. Chẳng hạn như hát ru ta bắt gặp nó là thể loại dân ca
vơ cùng quen thuộc trong cuộc sống của mỗi con người từ những ngày thơ ấu “Hát ru
em là một loại dân ca phổ biến khắp trong đất nước, mỗi miền hát một phong cách
khác nhau, nhưng các điệu hát đều ngân nga êm ái”. Có lẽ, Tố Hữu từ thời ấu thơ đều
được thấm đượm những câu hát ru qua lời hát của bà, của mẹ miền xứ Huế, vì thế mà
“nhớ thương” vô vàn:
“Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương
Mái nhì man mác nước sơng Hương
Hà hơi, tiếng mẹ ru nhè nhẹ
Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường”
(Trích: “Q mẹ”)
Có thể nói, nhà thơ đã vận dụng thật linh hoạt và thuần thục tạo nên vẻ đẹp kiêu
sac ho văn học dân tộc. Nó vươn tầm giá trị đỉnh cao chất chứa điệu trữ tình, đậm đà
nét dân tộc. Tất cả làm nên cái hồn riêng mà chỉ có Tố Hữu mới có được.

3. KẾT LUẬN
Như vậy, việc thể hiện “Tính dân tộc” thơng qua những sáng tác trong các bài
thơ của Tố Hữu làm làm nổi bật tư tưởng, nghệ thuật, âm vang của tâm hồn nhà thơ.
Lật giở từng trang thơ ông viết, ta sẽ thấy những giá trị tinh thần cao đẹp, là ngọn
nguồn của cảm xúc, là nghệ thuật, là lẽ sống và cả niềm tin tạo nên sức mạnh để tiến về
phía trước. Nhà Cộng sản Tố Hữu nhờ sự soi đường của Đảng mà tìm thấy con đường
đấu tranh, ý chí chiến đấu. Hơn nữa, ta thấy được sự hấp dẫn của thơ ca Tố Hữu với
lớp lớp các thế hệ độc giả một niềm say mê lý tưởng bên trong “Tính dân tộc” đậm đà
của hình thức và nội dung. Từ đó thúc giục, khơi gợi trách nhiệm của bản thân và thế
hệ trẻ tương lai hãy cống hiến hết mình với dân tộc, với quê hương mình, hãy “Sống là
cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

15



4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương Lựu, Nguyễn Nghĩa Trọng, La Khắc Hịa, Lê Lưu Oanh. Lí luận văn
học, Tập 1 Văn học, nhà văn, bạn đọc.
2. Khái niệm về “Dân tộc”, />%E1%BB%99c
3. Khái niệm về “Tính dân tộc”, />%C3%A2n_t%E1%BB%99c
4. Tinh thần dân tộc trong thơ của Tố Hữu, />5. Những người anh hùng bất diệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ,
/>6. Tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu, />7. Biểu hiện tính dân tộc và hình tượng nghệ thuật trong văn chương,
/>
16



×