Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Lí luận văn học: Đặc trưng văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.62 MB, 68 trang )

ĐẶC TRƯNG, BẢN CHẤT CỦA VĂN HỌC
 Nội dung cần ghi nhớ
 Bản chất/ Nguồn gốc Văn học
- Khái niệm văn học
- Đề tài, chủ đề, tư tưởng
- Nhân vật văn học
- Kết cấu

 Đặc trưng của văn học
* Đối tượng nhận thức & phản ánh của văn học ( cuộc sống & con người )
- Văn học nhận thức, phản ánh cuộc sống & con người
+ Sinh động, toàn vẹn
+ Cốt lõi, biến chuyển
+ Sô phận, tâm hồn con người

* Đặc trưng về nội dung phản ánh của văn học (nội dung chủ quan & nội dung khách
quan)
 Điểm chung giữa hình ảnh chủ quan & thế giới khách quan
- Hình ảnh chủ quan: ( cái nhìn của nghệ sĩ )
+ Trong văn chương, người nghệ sĩ không chỉ phản ánh tái hiện cuộc sống mà còn bày tỏ
quan điểm, thái độ của mình về cuộc sống.
+ Qua hình tượng được xây dựng, nhà văn bày tỏ thái độ phẫn nộ, căm thù trước biểu hiện
xấu xa vô nhân đạo, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, ca ngợi tình thương, lịng nhân đạo,…
+ Người nghệ sĩ chân chính luôn hướng đến cái CHÂN – THIỆN – MĨ của cuộc sống
 Vì vậy, khi độc giả tiếp nhận văn chương bao giờ lí trí cũng được mở rộng, nâng cao.
- Thế giới khách quan: ( hiện thực cuộc sống )
+ Là thế giới được kết cấu trong các mối liên hệ với con người
- Nhận thức, phản ánh đời sống trong văn học không tách rời với việc thể hiện tư tưởng và
tình cảm; ước mơ và khát vọng của nhà văn đối với con người và cuộc sống

* Đặc trưng về phương tiện phản ánh của văn học ( ngôn ngữ nghệ thuật )


 Ngôn ngữ nghệ thuật
- Văn học - là một loại hình nghệ thuật ngơn từ
- Ngôn ngữ đời sống tạo nên ngôn ngữ nghệ thuật qua các đặc điểm:
+ Chính xác, hàm súc
1


+ Hình tượng, biểu tượng
+ Biểu cảm, truyền cảm
- Thể hiện đối tượng:
+ Phương tiện vạn năng chiếm lĩnh thế giới
+ Khả năng thể hiện thế giới tâm hồn con người
- Chất liệu:
+ Ngữ âm
+ Ngữ nghĩa
+ Ngữ pháp

* Phương thức phản ánh của Văn học ( hình tượng nghệ thuật )
- Văn học- nghệ thuật nhận thức và phản ánh cuộc sống qua hình tượng nghệ thuật
+ sản phẩm của chiêm nghiệm sống
+ sản phẩm của hư cấu, tưởng tượng
+ sản phẩm của tiếp nhận, chủ quan
 Không đồng nhất với hình tượng đời sống
- Hình tượng nghệ thuật có đặc điểm:
+ Tính tạo hình - biểu hiện
+ Tính khách quan – chủ quan
+ Tính tạo hình – biểu hiện
+ Tính “phi vật thể”

 Tổng quát:

* Đặc trưng về đối tượng nhận thức & phản ánh của văn học
( cuộc sống & con người )
- Đối tượng phản ánh: con người và hiện thực cuộc sống qua lăng kính của nhà văn.
* Đặc trưng về nội dung phản ánh của văn học (nội dung chủ quan & nội dung khách quan )
- Văn học có tính hình tượng: là sản phẩm sáng tạo riêng của mỗi người nghệ sĩ, là cái “tôi”
cá nhân riêng, thể hiện con người cũng như cá tính của người cầm bút.
* Đặc trưng về phương tiện phản ánh của văn học ( ngôn ngữ nghệ thuật )
- Văn học có tính điển hình: chắt lọc những gì tiêu biểu nhất trong đời sống và đưa vào trong
tác phẩm.
- Văn học có tính biểu cảm: tác giả phải có sự đồng cảm, hồ quyện với đời sống và số phận
của con người.
* Phương thức phản ánh của Văn học ( hình tượng nghệ thuật )
2


I.BẢN CHẤT VĂN HỌC
1/ Khái niệm

 Văn học là:
 Bộ phận quan trọng của văn nghệ ( văn học + nghệ thuật)
 Cũng như hội họa, ca nhạc, điêu khắc... văn học là một môn nghệ thuật.
 Văn học là một hình thái ý thức xã hội < thẩm mĩ > (hình thức bên ngồi có thể
quan sát được của đời sống tinh thần xã hội)
+ một loại hình sáng tác
+ bắt nguồn từ đời sống

Văn

+ phản ánh đời sống


Học

+ bày tỏ một quan điểm, một cách nhìn, một tình cảm đối với đời sống.
Ý THỨC ( thượng tầng kiến trúc )
ĐỜI
SỐNG
XÃ HỘI

Khoa học
Chính trị

Ý thức

Chi

Quyết

Đạo đức

hình thái

Phối

định

Tơn giáo

xã hội

Nghệ thuật


VẬT CHẤT ( hạ tầng cơ sở )

+ Hội họa
+ Âm nhạc
+ Điêu khắc
+ Kiến trúc
+ Văn học (lâu đời nhất)
+ Điện ảnh (non trẻ nhất)
Xấp xỉ khoảng 200 năm

 Nhưng văn học nói riêng cũng như nghệ thuật nói chung, khơng giống các hình

3


thái ý thức xã hội khác bởi có những đặc thù riêng mang tính thẩm mĩ về đối
tượng, nội dung và phương thức thể hiện.
 Văn học có 2 nghĩa:
- Nghĩa rộng ( nghĩa chung): thuật ngữ gọi chung mọi hành vi ngơn ngữ như nói,
viết và các tác phẩm ngơn ngữ ( chính trị, triết học, tơn giáo)
 Văn học đồng nghĩa với văn hóa
- Nghĩa hẹp ( nghĩa cụ thể):
+ chỉ khái niệm văn hóa nghệ thuật bao gồm các tác phẩm ngôn từ, sáng tạo, hư
cấu, tưởng tượng.
+ loại (khơng phải): chính trị, triết học, tơn giáo
 Văn học chính là văn chương
 Là bộ mơn nghệ thuật nhưng khác với các ngành khác nhờ đặc trưng chất liệu
sáng tác văn học: NGÔN TỪ
 Lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm, lấy hình tượng làm phương

thức biểu đạt nội dung và lấy ngôn từ làm chất liệu xây dựng hình.
+ “Ramayana” có 24.000 câu thơ đôi
+ “Tam quốc diễn nghĩa” với hàng triệu chữ
+ Bài thơ “Cây chuối” của Nguyễn Trãi, bài thơ tình của Xuân Diệu...
 Đó là VĂN HỌC
 Phương thức sáng tạo của văn học:
- thông qua sự hư cấu
- cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngơn ngữ

Nói đến mây, văn học khơng phản ánh nó giống như một hiện tượng địa lí mà nói
đến nó giống như một bộ phận của cuộc sống con người, của thế giới người,
mang nội dung quan hệ với con người
4


“ Vì mây cho núi lên trời
Vì chưng gió thổi, hoa cười với trăng ”
( Ca dao )

2/ Đề tài của tác phẩm văn học
 Chỉ hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn
học thơng qua hình tượng.
 Bất cứ hình tượng nào cũng có thể quy về 1 hiện tượng xã hội hay hiện tượng
nhân sinh, tùy theo nội dung của nó.
- Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí phèo” (Nam Cao)
+ Về mặt xã hội (mặt hẹp): là 1 nông dân, là 1 cố công <cố gắng> , hạng cùng đinh
trong xã hội
+ Về mặt văn học(mặt rộng): con người bị tha hóa -> đề tài

- “ Tắt đèn”(Ngơ Tất Tố) có đề tài là: Đề cập đến là hiện thực cuộc sống của nông

dân Việt Nam trong cảnh thuế khóa nặng nề những năm đất nước chìm trong
đêm đen của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến.
- “ Qua đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) có đề tài là: khung cảnh đèo Ngang
trong buổi xế tà.

3/ Chủ đề của tác phẩm văn học
 Là vấn đề, là khía cạnh hay ý nghĩa cơ bản của đề tài được tập trung thể hiện
trong các tác phẩm
 Là góc độ, bình diện ,con đường mà tác giả đưa dắt người đọc thâm nhập vào
đề tài tác phẩm.

- Cùng viết về đề tài Bác Hồ nhưng:

5


+ Bài “Bác ơi” (Tố Hữu): nhấn mạnh lòng thương đời, thương người bao la của
Người thể hiện trong niềm vui, nỗi buồn đau, nâng niu già trẻ, cây trái, hịa lẫn với
non sơng đất trời.-> chủ đề
+ Bài “Người đi tìm hình của nước” (Chế Lan Viên): thể hiện khía cạnh con
đường hoạt động cách mạng của Bác qua việc đi tìm tương lai độc lập cho quê
hương, đất nước. -> chủ đề
- Trong “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố): Cuộc sống bất hạnh, bần cùng của nông dân Việt
Nam; những bất công, ngang trái và tội ác của chế độ thực dân phong kiến. -> chủ
đề

4/ Tư tưởng của tác phẩm văn học:
 Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên
 Là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc.
 Tư tưởng là linh hồn của văn bản văn học


Tinh thần nhân đạo là cảm hứng nhân văn bao trùm tồn bộ “Truyện Kiều”. Đó là:
+ tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất tốt đẹp của con người như tài sắc,
lòng hiếu nghĩa, vị tha, chung thủy,…
+ tấm lịng của nhà thơ đồng tình với những ước mơ và khát vọng về tình u lứa
đơi, về tự do và cơng lý.
+ sự đồng cảm, xót thương với bao nỗi đau, bị vùi dập của con người, nhất là đối
với phụ nữ “bạc mệnh” trong xã hội phong kiến.
 Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du là cảm hứng trân trọng và thương yêu con
người bị áp bức, bị chà đạp
 Giá trị tư tưởng của tác phẩm

5/ Nhân vật văn học
 Là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học.
* Có tên riêng: Tấm, Cám, Chị Dậu, lão Hạc, bé Thu,…
6


* Khơng có tên riêng: thằng bán tơ, một mụ nào (Truyện Kiều), anh thanh niên,
ông họa sĩ, ….
 Nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẨN DỤ, không chỉ một con
người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm.
Nhân vật là nhân vật chính trong “Đất nước đứng lên” (Nguyên Ngọc),
đồng tiền là nhân vật chính trong Eugénie Grandet <Ơ-giê-ni Gơ-răng-đê>
của Balzac.
 Chức năng cơ bản của nhân vật văn học: khái quát tính cách của con người
- do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, nên chức năng khái quát tính cách
của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử.
- vì tính cách là kết tinh của môi trường, nên nhân vật văn học là người dẫn dắt
độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống.


+ Trong thời cổ đại xa xưa: nhân vật văn học của thần thoại, truyền thuyết thường
khái quát năng lực và sức mạnh của con người ( nữ Oa đội vá trời, Lạc Long Quân
& Âu Cơ đẻ ra tram trứng,…)
+ Ứng với xã hội phân chia giai cấp: nhân vật truyện cổ tích lại khái quát các chuẩn
mực giá trị đối kháng < đối lập sâu sắc, một mất một cịn, khơng thể dung hoà
được với nhau> trong quan hệ giữa người-người (thiện-ác; trung-nịnh; thơng
minh-ngu đần,…)

+ Nhân vật văn học cịn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của
nhà văn về con người.
 Vì thế, nhân vật ln gắn chặt với chủ đề của tác phẩm.
 Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi
chi tiết trong tác phẩm.

7


 Nhờ thế mà nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính cách được
bộc lộ dần trong khơng gian, thời gian, mang tính chất q trình. -> khác với
hình tượng nhân vật trong hội họa & điêu khắc.

 Phân loại Nhân vật văn học:
 Dựa vào vị trí đối với nội dung, cốt truyện của tác phẩm, nhân vật văn học
được chia thành:
* nhân vật chính
* nhân vật phụ

Trong truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) :
+ Nhân vật chính: Ơng Hai

+ Nhân vật phụ: bà vợ, mụ chủ nhà, bác Thứ,…
 Dựa vào đặc điểm tính cách, việc truyền đạt lý tưởng của nhà văn, nhân vật
văn học được chia thành:
* Nhân vật chính diện
* Nhân vật phản diện

Trong “Tắt đèn” (Ngơ Tất Tố):
+ Nhân vật chính diện: Chị Dậu
+ Nhân vật phản diện: Cai lệ
 Dựa vào thể loại văn học, ta có:
* Nhân vật tự sự
* Nhân vật trũ tình
* Nhân vật kịch.
8


 Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành:
* Nhân vật chức năng/tính cách
* Nhân vật tư tưởng

+ Nhân vật chức năng: con cá vàng (Ông lão đánh cá & con cá vàng)
+ Nhân vật tư tưởng: Nhĩ trong “Bến quê” (Nguyễn Minh Châu)

6/ Kết cấu
 Là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm.
 Chức năng đa dạng của kết cấu:
* Bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng của các tác phẩm: triển khai, trình bày hấp dẫn cốt
truyện
* Cấu trúc hợp lý hệ thống tính cách
* Tổ chức điểm nhìn trần thuật cho tác giả: tạo ra tính tồn vẹn của tác phẩm như

là một hiện tượng thẩm mỹ.
 Vì mỗi tác phẩm là một “sinh mệnh”, một”cơ thể sống”
- KHÁI NIỆM: Kết cấu của tác phẩm là một kiến trúc, một tổ chức cụ thể,
phù hợp với nội dung cụ thể của tác phẩm.
- Kết cấu bộc lộ nhận thức, tài năng & phong cách của nhà văn.

 Phân biệt KẾT CẤU & BỐ CỤC của tác phẩm:
PHẠM VI RỘNG

PHẠM VI HẸP

- BỐ CỤC: nhằm chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương đọa, các bộ phận của tác
phẩm theo một trình tự nhất định
 Bố cục là một phương diện của kết cấu
- KẾT CẤU: thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp hơn.
9


+ Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan
bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn
+ Mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của
tác phẩm.
Tổ chức hệ thống tính cách
+ Ngồi bố cục, kết cấu cịn bao gồm:
Tổ chức thời gian và không
gian nghệ thuật
Tổ chức những liên kết các thành
phần cốt truyện, nghệ thuật kể
chuyện, bố trí các yếu tố ngoài
cốt truyện

 Sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật.

II. ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC
Ngôn ngữ văn học

KHÁCH QUAN ( hiện thực đời sống )

Tác phẩm văn học
CHỦ QUAN ( tình cảm người viết )

 Nhà văn không chỉ tái hiện lại những chi tiết của đời sống mà mình mắt thấy tai
nghe, mà qua đó cịn muốn nói một điều gì mới mẻ, lớn lao hơn.

1. Đối tượng nhận thức & phản ánh của văn học ( cuộc sống và con
người )
 Những quan niệm khác nhau về đối tượng phản ánh của văn học
* Những nhà mỹ học duy tâm khách quan ( thời Platon đến Heghen –
tính đến thế kỉ thứ 18)
 Đối tượng của nghệ thuật chính là:
 Văn học hướng nhận thức về thế giới vĩnh hằng của Thượng đế, của cái ý niệm
trước loài người.
- biểu hiện của thế giới thần linh, của những linh cảm thần thánh, của ý niệm
tuyệt đối - một thế giới sản sinh trước loài người.
10


- sự chiêm nghiệm, sự hồi tưởng và miêu tả cái đẹp của ý niệm tuyệt đối.
 Đối tượng của văn học không chỉ nằm ở thế giới hiện thực mà chỉ có trong ý
niệm, nó hiện hình qua linh ứng của người nghệ sĩ.
- Nghĩa là, mọi đối tượng của nghệ thuật cũng như của văn học đều là thế giới của

thần linh, của những điều huyền bí, cao cả.
- Văn học nghệ thuật suy cho cùng là sự hồi tưởng và miêu tả thế giới ấy, một thế
giới không thuộc phạm vi đời sống hiện thực.
Cho nên không lạ gì khi chúng ta bắt gặp hầu hết đối tượng phản ánh của văn
học, nghệ thuật thời cổ chính là các câu chuyện về các vị thần linh:
+ từ người khổng lồ Khoa Phụ đuổi bắt mặt trời
+ Nữ Oa vá trời trong thần thoại Trung Quốc
+ đến các vị thần trên đỉnh Olempơ và con cháu của của các vị thần đó như
Hécquyn, Asin trong văn học Hi Lạp cổ đại
+ rồi Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Lạc Long Quân và Âu Cơ của người Việt.
 Quan điểm này đã đề cao và thần thánh hóa đối tượng của văn học nghệ
thuật.

* Những nhà mỹ học duy tâm chủ quan
 Đối tượng của văn học nằm ngay trong cảm giác chủ quan của người nghệ sĩ
 Nó là cái tôi bề sâu trong bản chất con người của nghệ sĩ khơng liên quan gì
đến đời sống hiện thực

* Những nhà mĩ học duy vật chủ nghĩa từ xưa đến nay:
 Đối tượng của văn học nằm ở trong hiện thực khách quan ( toàn bộ đời sống
hiện thực) và đối tượng đó phải mang tính thẩm mĩ
 Tsécnưsépxki đã nói: Phạm vi của nghệ thuật gồm tất cả những gì có trong
hiện thực làm cho con người quan tâm.
 Quan niệm đúng đắn, đầy đủ, tiến bộ, gần gũi với hiện thực đời sống.
 Những đặc trưng cơ bản

11


Đối tượng

của văn học

Toàn bộ sự sống
của con người,
phản ánh

Tư tưởng, tình cảm, đạo đức của
con người
Con người với những giai cấp, bản
chất của nó

 Thực ra, từ thời xa xưa, con người đã biết văn học nghệ thuật bắt
nguồn từ đời sống.
- Ở Trung Quốc, thuyết cảm vật đã chỉ rõ: mùa xuân, mùa thu, các mùa thay thế
nhau, làm cảnh vật biến đổi, tâm hồn cũng thay đổi theo.
- Cịn theo các thuyết thi ngơn chí, thi dun tình: văn chương tạo nên do con
người có cảnh ngộ trong lịng mình muốn bộc lộ, mà cảnh ngộ đó cũng là do tác
động của đời sống tạo nên.
 Như vậy, có thể nói, đối tượng của văn học, nghệ thuật là toàn bộ đời sống xã
hội và tự nhiên. Tsécnưsépxki từng nói: “Cái đẹp là cuộc sống” vì lí do đó.
? Nhưng phạm vi này vơ cùng rộng. Bởi lẽ, nếu nói đối tượng của văn học là đời
sống thì chưa tách biệt với đối tượng của các ngành khoa học và các hình thái ý
thức xã hội khác như lịch sử, địa lí, hóa học, y học, chính trị, đạo đức... Văn học
phải có cách nhận thức và thể hiện đối tượng khác biệt.

 Nếu như
- đối tượng của triết học: là những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư
duy, là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- đối tượng của lịch sử: là các sự kiện lịch sử, sự thay thế nhau của các chế độ;
- đối tượng của đạo đức học: là các chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ người

với người...
 thì đối tượng của văn học là toàn bộ đời sống hiện thực, nhưng chỉ là hiện
thực có ý nghĩa đối với đời sống tâm hồn, tình cảm con người.
 Tức là, dù văn học có miêu tả thế giới bên ngoài như thiên nhiên, lịch sử, chiến
tranh, hịa bình..., văn học cũng chỉ chú ý tới quan hệ của chúng đối với con
người.
 Văn học, nghệ thuật nhìn thấy trong các hiện tượng đời sống những ý nghĩa
“quan hệ người kết tinh trong sự vật”
12


* Văn học nhận thức, phản ánh đời sống con người
- Đối tượng của văn học là hiện thực mang ý nghĩa người (thế giới khách quan
trong văn học là thế giới được kết cấu trong các mối liên hệ với con người)
 Nhưng cái văn học chú ý là kết quả, ý nghĩa của tất cả những hiện tượng đời
sống đó đối với con người.
 Văn học khơng nhìn thiên nhiên như một nhà sinh học, một nhà khí tượng học,
mà thấy ở đó tâm trạng, số phận, vận mệnh con người:
- Văn học có thể miêu tả thế giới loài vật, cỏ cây hoặc đồ vật, sự vật

+ tiếng chim ban mai là âm thanh của niềm vui sống, đám mây trắng vơ tận là hình
ảnh của sự hư vô, cái hư ảo, phù du của kiếp người.
+ “ Dế mèn phiêu lưu kí”; “Bánh trơi nước”, “Quả mít”, “Yếm đào”, “Nón quai
thao” ( Hồ Xn Hương )
 Nhưng tất cả đối tượng ấy đều được miêu tả trong mối quan hệ với con người
 Dù không miêu tả trực tiếp con người thì con người vẫn nằm ở vị trí trung tâm
trong bức tranh đời sống của văn học: “Văn học là nhân học” ( Maxim Gorky)
- Trong khoa học nghiên cứu: Cái nón quai thao chỉ với tư cách cái nón, hình ảnh
cái cầu, cái đình chỉ như tự nó.
 Chính cái thế giới mang giá trị đối với đời sống tinh thần của con người được

kết tinh trong các sự vật mới đích thực là đối tượng khám phá, phát hiện của
văn học
- Văn học có thể miêu tả thiên nhiên, phong cảnh

+ Ngay cả các hiện tượng lịch sử cũng được văn học nhìn nhận dưới góc độ khác
biệt. Sau những những biến cố dữ dội của cách mạng Nga tháng Hai và tháng
Mười năm 1917, Rơtsin đã nói với Katia: “Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, cách
mạng sẽ thôi gào thét, chỉ còn tấm lòng em dịu dàng ngàn đời bất diệt” (Con
đường đau khổ - A. Tônxtôi).

13


+Khi nhìn thấy ngơi sao chổi trên bầu trời Matxcơva năm 1812, trong lịng Pie
Bêdukhốp tràn ngập những tình cảm cao thượng và mới mẻ (Chiến tranh và hịa
bình - L. Tônxtôi).
 Điều văn học quan tâm là tác động của những biến cố lịch sử, của tự nhiên, của
thế giới xung quanh tới tâm hồn con người chứ không phải bản thân những
biến cố ấy.
+ văn học làm sống dậy những rừng cây, ngọn cỏ, những núi non, sông nước, văn
học đi vào cởi giải những mối bận tâm của xã hội loài người, đi sâu vào mâu thuẫn
tầng lớp, mâu thuẫn sắc tộc,... ( cuộc đời )
 Văn học tái hiện lại những năm tháng hào hùng của dân tộc, dựng lại những
cột mốc chói lọi trong hành trình phát triển của con người.
 Văn học nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống
 Đối tượng nhận thức và phản ánh của nó cũng chính là cuộc sống mn màu
muôn vẻ.
Belinsky đã xác nhận: “Tất cả thế giới, tất cả những bông hoa, màu sắc và âm thanh, tất
cả những hình thức của tự nhiên và đời sống đều có thể là hiện tượng của thi ca.


 Thế giới tự nhiên là vô cùng, vô tận vô thủy vô chung vì vậy thế giới nghệ thuật
cũng vơ cùng phong phú. Nhưng mãi mãi con người vẫn là trung tâm của hiện
thực
 Vì thế, nghệ thuật ln hướng đến con người
 Nhà văn, nhà thơ chú trọng đến ý thức, tư tưởng, tình cảm…liên quan đến đời
sống tinh thần của con người.

Chẳng hạn, đối với mặt trời:
+ Nhà hóa học: chú ý đến phản ứng hóa học
+ Nhà vật lý: quan tâm đến nhiệt năng
+ Nhà sinh vật: quan tâm đến nguồn sáng…
+ Còn nhà thơ: chú ý đến khả năng gây hứng thú, cảm xúc của nó với con người.
14


“ Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó ngó trao lời khó trao.”
Hay:

“ Mặt trời là trái tim anh
Mặt trăng vành vạnh là tình của em. “

 Đối tượng của văn học là con người – con người trong học tập, lao động, chiến
đấu, con người trong tình yêu và những mối quan hệ xã hội khác, con người
trong không gian thời gian với thiên nhiên, vũ trụ.
 Văn học là nhân học ( văn học là bộ môn nghiên cứu về con người )
 Đọc những tác phẩm văn học, ta sẽ thấy được những quan niệm về cuộc sống,
những tư tưởng, những tình cảm, từ đó hiểu thêm về CON NGƯỜI.
 Nhờ đặc trưng này mà văn học có tính nhân bản (*)
 Văn học khơng chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con

người và đời sống con người, nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm
tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong
phú.
 Chỉ đến lúc nào đó văn học mới là văn học đích thực khi văn học thể hiện được
sự khám phá và sáng tạo, có những kiến giải hay và đẹp về con người và đời
sống con người.
 Văn học không miêu tả thế giới trong ý nghĩa chung nhất của sự vật. Điều mà
văn học chú ý chính là một “quan hệ người kết tinh trong sự vật”: dịng sơng
là nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ, đầm sen là nơi gặp gỡ, giao duyên, con
đê làng là ranh giới của hồn quê và văn minh thị thành...
 Đó chính là những giá trị nhân sinh thể hiện trong sự vật.
Có thể nói, đối tượng của văn học nói riêng, nghệ thuật nói chung, là tồn bộ thế giới hiện thực có
ý nghĩa đối với sự sống con người, mang tư tưởng, tình cảm, khát vọng của con người. “Nghệ
thuật được tác thành bởi con người. Nó là sự biểu đạt của con người trước thế giới tự nhiên và đời
sống” (Bách khoa toàn thư Comtorp’s).
 Trong tồn bộ thế giới hiện thực đó, con người với tồn bộ các quan hệ của nó là đối tượng
trung tâm của văn học.
 Toàn bộ thế giới khi được tái hiện trong tác phẩm đều được tái hiện dưới con
15


mắt một con người cụ thể. Đó có thể là người kể chuyện, là nhân vật hoặc
nhân vật trữ tình...
 Con người trong văn học trở thành những trung tâm giá trị, trung tâm đánh
giá, trung tâm kết tinh các kinh nghiệm quan hệ giữa con người và thế giới.
 Khi lấy con người làm hệ quy chiếu, làm trung tâm miêu tả, văn học có một
điểm tựa nhìn ra thế giới, bởi văn học nhìn thế giới qua lăng kính của những
con người có cá tính riêng.
 Do đó, miêu tả con người là phương thức miêu tả toàn thế giới.
Văn học không miêu tả con người như một nhà triết học, chính trị học, đạo đức

học, y học, giải phẫu học..., mà thấy đó là con người có lịch sử cá nhân, có tính
cách, có tình cảm, có số phận với những quan hệ cụ thể, cá biệt.












16

Khi nhà thơ Tố Hữu viết về Bác Hồ: Cha đã đi đày đau nỗi riêng, Cịn
nghe dưới gót nặng dây xiềng, Mẹ nằm dưới đất hay chăng hỡi, Xin sáng lòng
con ngọn lửa thiêng (Theo chân Bác) ta thấy hiện lên hình ảnh Bác Hồ khơng
phải như một nhà chính trị trừu tượng mà là một con người có tâm hồn, tình
cảm và số phận riêng.
Con người trong văn học còn tiêu biểu cho những quan hệ xã hội nhất định
vì vậy, con người được miêu tả vừa như những kiểu quan hệ xã hội kết tinh
trong những tính cách (tham lam, keo kiệt, hiền lành, trung hậu...), vừa cả thế
giới tâm hồn, tư tưởng của chính họ.
Có thể nói, tồn bộ lịch sử văn học của nhân loại chính là lịch sử tâm hồn con
người.
Vì thế, con người trong văn học không giống với con người là đối tượng của
các ngành khoa học khác như lịch sử, đạo đức, sinh học, y học...
Điều đó khẳng định tính khơng thể thiếu được của văn học trong lịch sử ý thức

nhân loại.
Bên cạnh con người là đối tượng chính, văn học cịn hướng tới đời sống
trong tồn bộ tính phong phú và muôn vẻ của các biểu hiện thẩm mĩ của nó.
Đó là tồn bộ đời sống trong tính cụ thể, sinh động, toàn vẹn, với mọi âm
thanh, màu sắc, mùi vị... vô cùng sinh động và gợi cảm.
Văn học cũng như nghệ thuật luôn hướng tới cái đẹp của đời sống, đặc biệt là
cái đẹp về hình thức của sự vật: ánh chiều tà đỏ ối, một lá ngô đồng rụng, giọt
sương mai long lanh.


 Nhưng tất cả cái đẹp này của cuộc sống cũng đều được tái hiện dưới con mắt
của một con người cụ thể với những kinh nghiệm, ấn tượng và sự tinh tế.
Có những bài thơ chỉ như bức tranh thiên nhiên, thiếu vắng con người:
“Lạc hà dữ cô lộ tề phi,
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc”
(Ráng chiều vạc lẻ cùng bay,
Nước thu cùng với trời thu một màu)
(Vương Bột)
Nhưng bức tranh thực sự vẫn bộc lộ gián tiếp về cái nhìn của con người về tự
nhiên, một tự nhiên giàu màu sắc và nhịp điệu, giàu sức sống và sức biểu hiện,
làm thư thái tâm hồn con người. Đúng như Hêghen nhận xét “Đối tượng của thơ
không phải là mặt trời, núi non, phong cảnh mà là những hứng thú về tinh thần”,
hoặc “Thiên nhiên là mẫu mực vĩnh hằng của nghệ thuật, và trong thiên nhiên thì
đẹp đẽ và cao quý nhất vẫn là con người” (Biêlinxki)
 Nhà văn bao giờ cũng hướng toàn bộ sự chú ý của mình vào việc tìm hiểu và
miêu tả con người
 Vì vậy, có thể khẳng định, đối tượng của văn học là toàn bộ thế giới mà đời
sống của con người là trung tâm. M. Gorki nhận xét “Văn học là nhân học”
chính vì những lí do đó.


* Văn học là sự thể hiện tinh tế tư tưởng và tình cảm, ước mơ và khát
vọng, quan điểm và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn đối với con người
và cuộc sống.
Nhà khoa học không thể hiện niềm vui hay nỗi buồn, tâm tư, tình cảm trong
cơng trình khoa học của mình. Những định lý, quy luật khoa học bao giờ
cũng là những chân lý khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của người nghiên cứu
 Văn học nhận thức, phản ánh đời sống theo quy luật cái đẹp nhằm thỏa mãn
những nhu cầu về tình cảm vơ cùng phong phú của con người. Dù tác phẩm

17


không trực tiếp miêu tả con người như ngụ ngôn,… nhưng con người vẫn là
trung tâm mà văn học hướng tới.
 Mỗi trang văn, mỗi bài thơ (đích thực) dù nói về gì, đề tài gì rộng lớn hay bé
nhỏ đều thể hiện lòng yêu, sự ghét của tác giả, thể hiện một quan điểm nhân
sinh hoặc lên án cái ác, hoặc ca ngợi tình yêu, đưa tới sự hướng thiện, cái cao
cả, cái đẹp của thiên nhiên và con người.
 Văn học mang tính khuynh hướng tư tưởng rõ rệt. ( khơng bao giờ hồn tồn
khách quan)
+ “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần dân chịu được
(Nguyễn Trãi)
+ “Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm,
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân...

(Nguyệt Cầm – Xuân Diệu)
+ “Yêu biết mấy, những con người đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn khơng sợ các lồi sên”
(“Mùa thu tới” – Tố Hữu)
 Chính tư tưởng, tình cảm ước mơ và khát vọng vủa nhà văn đối với con người
đã làm nên nội dung thể hiện đặc trưng của văn học; và cũng là nét đăc sắc
phân biệt tác phẩm của những nhà văn khác nhau khi cùng viết về một đề tài,
một vấn đề, một đối tượng.
18


 Văn học có một nội dung thể hiện đặc trưng so với khoa học và các ngành nghệ
thuật như hội họa, điêu khắc.

2. Đặc trưng nội dung phản ánh của văn học
 Nội dung là yếu tố đầu tiên quy định sự khác nhau của văn học so với các
hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, đạo đức, tơn giáo, lịch sử, địa lí,
sinh học...
 Nội dung, trước hết là cái được nhận thức, chiếm lĩnh từ đối tượng.
 Nội dung của văn học thống nhất với đối tượng của nó. Nội dung văn học cũng
chính là con người với những quan hệ của nó ở một bình diện phức tạp hơn:
Nội dung văn học là toàn bộ đời sống đã được ý thức, cảm xúc, đánh giá và
phán xét phù hợp với một tư tưởng về đời sống, một cảm hứng và một lí
tưởng thẩm mĩ và xã hội nhất định.
 Đó là một nội dung hòa quyện giữa hai mặt khách quan và chủ quan, vừa có
phần khái quát, tái hiện đời sống khách quan vừa có phần bắt nguồn từ nhận
thức, cảm hứng và lí tưởng của nghệ sĩ.
“Tác phẩm văn học là bức tranh sinh động về đời sống của con

người. Qua bức tranh đó, người viết ln muốn gửi gắm những
tình cảm, tư tưởng và thể hiện thái độ của mình trước cuộc sống.”
 Là đối tượng đã được ý thức, tái hiện có chọn lọc và khái quát, biểu hiện trong
tác phẩm như là một tư tưởng về đời sống hiện thực.
 Nội dung phản ánh của văn học là toàn bộ hiện thực cuộc sống đặt trong mối
quan hệ với con người.
 Đặc điểm quan trọng của nội dung văn học là: khát vọng tha thiết của nhà văn
muốn thể hiện một quan niệm về chân lí của đời sống.
 Nội dung của văn học là cuộc sống được ý thức về mặt tư tưởng, giá trị. Nó
khơng chỉ gắn liền về một quan niệm với chân lí của đời sống mà còn gắn liền
với cảm hứng thẩm mĩ và thiên hướng đánh giá.

* Văn học là sự phản ánh thế giới khách quan và chủ quan xung quanh
con người dưới lăng kính riêng biệt của người nghệ sĩ.
- Văn học là lăng kính chủ quan được nhà văn xây dựng một cách độc đáo, từ hệ
quy chiếu của nhà văn mà cuộc sống, con người thành hình trong trang viết một
cách có hồn, chứ khơng phải chỉ là những con chữ nằm ngay đơ, vô vị như những
cái xác trống không. Và mối bận tâm của văn chương (hay chính bản thân người
19


nghệ sĩ) chính là cuộc đời và con người – cũng tức nghĩa là thế giới khách quan và
thế giới chủ quan.
- Có thể khẳng định rằng, cho dù trang văn của người cầm bút có viết về đề tài gì,
lấy trọng tâm nhân vật là người hay một giống lồi khác thì đích đến sau cùng mà
nó hướng tới vẫn là đời sống của con người.

+ Bởi vì như có lần Nguyễn Minh Châu đã từng giãi tỏ “Văn học và cuộc sống là hai
đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”.
+ Ta có thể lắng nghe được âm vang của một con người bị cầm tù, bị cướp đi tự

do trong một “Nhớ rừng” hiển hách (Thế Lữ), tiếng cọp kêu than ấy cũng chính là
tiếng nói của con người, là sự van lơn, đau buồn trước hiện thực tàn tạ, héo úa và
giày vò thể xác lẫn tâm can.
+ Hay đơn cử là trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” (Tơ Hồi), xã hội mà Dế
Mèn sống tuy là xã hội của những loài vật, nhưng qua đó ta cũng thấy dáng dấp
của chính con người, từng bài học Dế Mèn trải qua cũng chính là sự biểu trưng
cho những khó khăn, thử thách trên chặng đường hoàn thiện bản thân của nhân
loài.
 Văn học đi vào đời sống dưới cái nhìn đầy rung cảm của nhà văn

 Khi đi vào phản ánh thế giới khách quan:
 Thế giới khách quan toàn bộ đời sống hiện thực được tái hiện, từ các vấn đề
lịch sử, con người, phong tục, đạo đức, xã hội, từ các chi tiết hiện thực đời
sống nhỏ nhặt đến những biến cố xã hội lớn lao.
 Người ta gặp tất cả các hình thức đời sống trong văn học, từ những hiện tượng
tự nhiên “mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sơng”, tiếng sấm rền vang, giọt mưa
rơi tí tách, tiếng sóng ào ạt xơ bờ, một tiếng chim ban mai đến những biến cố
lịch sử lớn lao.
+ Song như Lênin đã phát biểu về L. Tônxtôi “Nếu trước mắt chúng ta là một nghệ
sĩ thực sự vĩ đại, thì chí ít trong tác phẩm của anh ta cũng phản ánh được vài ba
khía cạnh căn bản của cuộc cách mạng”

20


 Điều đó có nghĩa là nội dung của đời sống khi đi vào tác phẩm văn học còn phải
phản ánh được những chiều rộng, chiều sâu hiện thực và tầm cao tư tưởng
của thời đại mình.
+ Theo Lênin, Tơnxtơi sở dĩ vĩ đại, bởi ông đã chỉ ra được sự bất bình, phẫn nộ của
hàng triệu nơng dân Nga khi bắt đầu cuộc cách mạng tư sản Nga.

+ Truyện Kiều của Nguyễn Du đã phơi bày một bức tranh hiện thực đầy rẫy
những bất công, oan trái của xã hội phong kiến, mà thậm chí màn đồn viên cũng
là “bản cáo trạng cuối cùng” theo lời đánh giá của Xuân Diệu.
 Các nghệ sĩ lớn mọi thời đại đều là những người đứng giữa trung tâm của các
vấn đề rộng lớn của hiện thực.
+ Từ Khuất Nguyên đến Đỗ Phủ, từ Thi Nại Am đến Tào Tuyết Cần, từ Secxpia đến
Bairơn, Đichken, Tháccơrây, Bandắc, Huygô, Đôtxtôiépxki, Puskin, Tônxtôi, Gôgôn,
Gorki, Hêminguê, Sôlôkhốp, Macket... không ai đứng bên lề các cơn bão táp của
lịch sử và số phận của nhân dân.
+ Các tác phẩm của họ đều đề cập đến số phận rộng khắp của nhân dân trên các
vấn đề trung tâm của thời đại mình: niềm khao khát tự do, hạnh phúc, sự bạo
ngược của cường quyền, quá trình làm giàu của tư sản và sự bần cùng hóa con
người, các cuộc chiến tranh giành quyền bính của các tập đồn phong kiến, các
cuộc khởi nghĩa của nơng dân, số phận con người trong dòng thác lịch sử cách
mạng...
 Bên cạnh đó, cịn có những nội dung khách quan khơng mang những tầm vóc
hiện thực lớn lao song ít nhiều đều chứa đựng ý nghĩa nhân sinh
+ Cứ tưởng rằng thế giới trong tác phẩm của Sêkhốp nằm bên lề những con
đường lớn của lịch sử, những xung đột phức tạp của thời đại, nhưng nó lại đụng
chạm đến lịch sử ở bề sâu tâm hồn và đời sống, qua những nỗi chán chường, sự
đơn điệu, cuộc đời ngưng đọng.
+ Thơ ca trữ tình, từ những bài ca dân gian giản dị, mộc mạc đến những bài thơ
tâm tình đều có những ý nghĩa nhân sinh đặc biệt: niềm yêu cuộc đời, nỗi xót xa
thân phận, niềm mơ ước và khát vọng về hạnh phúc, tình cảm thiết tha nồng
thắm về tình mẹ con, nghĩa vợ chồng...

21


 Tất cả những nội dung đó đều góp phần bộc lộ thế giới tinh thần vô cùng

phong phú của con người.
 Văn học phản ánh nội dung ý thức xã hội của thời đại mình. Văn học là sự vật
thể hóa, ngưng kết hóa đời sống lịch sử với cấu trúc tâm lí thẩm mĩ của con
người thuộc các thời đại là như thế.
 Không chỉ miêu tả đời sống khách quan (nội dung mang tính khách quan, gắn
liền với đối tượng), trong văn học còn thể hiện những tình cảm xã hội, ước mơ,
khát vọng, cảm hứng, lí tưởng thẩm mĩ, những chân lí được thể nghiệm,
những thiên hướng đánh giá... của chính tác giả. Tồn bộ đời sống hiện thực đi
vào tác phẩm đã hóa thành nỗi niềm, khát vọng.
+ Đọc Truyện Kiều, ta đâu chỉ thấy bộ mặt đời sống hiện thực xã hội phong kiến
mà cịn cảm nhận “tấm lịng sáu cõi, rộng nghìn đời” của Nguyễn Du thấm từng
con chữ.
 Người xưa nói “viết như máu chảy đầu ngọn bút” chính là nói đến phần nội
dung đầy cảm xúc chủ quan mãnh liệt này của chính bản thân con người sáng
tác.

Như vậy, nội dung chủ quan của văn học là hiện thực được nhìn nhận
dưới con mắt nghệ sĩ, được khái quát theo kiểu nghệ thuật, được phơi
bày dưới ánh sáng một thế giới quan, một lí tưởng thẩm mĩ và những
thiên hướng tình cảm nhất định.
 Khi đi vào phản ánh thế giới chủ quan(có những khi được phát biểu
trực tiếp, nhưng phần lớn ẩn đằng sau cách miêu tả hiện thực đời
sống.)
 Trong cấu trúc chủ quan của các yếu tố nội dung, yếu tố tình cảm là quan trọng
nhất.

 Tình cảm, là thái độ, là phản ứng của con người đối với hiện thực. Đó là sự
nhạy cảm và chiều sâu của những rung động tâm hồn, là sự phong phú của của
các cung bậc cảm xúc, là sự mãnh liệt, say mê của lí tưởng, là sự phẫn nộ của
con tim và khối óc...


22


 Tình cảm, do đó, vừa là đối tượng mơ tả, vừa là nội dung biểu hiện của nghệ
thuật nói chung, là động cơ sáng tạo, làm cho cảm xúc, ý nghĩ, tư tưởng trở
thành bức tranh, lời thơ, nốt nhạc, pho tượng.
 Tình cảm được thể hiện qua nhiệt tình, qua trực giác, qua cảm xúc thấm đẫm
câu văn, lời thơ:


+ Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu Hán, Phá vịng vây bạn với Kim ơ (Chim trong
lồng - Nguyễn Hữu Cầu)
+ Gìn vàng giữ ngọc cho hay, Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời (Truyện Kiều Nguyễn Du).
+ Có những câu ca dao, lời lẽ rất đơn giản, nhưng vẫn là tác phẩm văn học bởi sức
nặng của tình cảm chứa đựng trong đó: Chiều chiều ra đứng ngõ sau, ngó về q
mẹ ruột đau chín chiều.

 Khơng có yếu tố tình cảm khơng thể có tác phẩm văn học.
 Tình cảm trong văn học là tình cảm mang tính xã hội.
 Đó là loại tình cảm dù là của cá nhân nhưng vẫn hướng tới mẫu số chung trong
tình cảm nhân loại:

tình yêu quê hương, niềm thương cha nhớ mẹ, lòng chung thuỷ, khát
vọng tự do, hạnh phúc, chí khí bất khuất trước cường quyền...
 Chính những tình cảm như vậy mới có khả năng chia sẻ và “lây lan tình cảm”
(L. Tơnxtơi)
 làm cho văn học khơng chỉ là tiếng nói riêng của một người mà trở thành tiếng
nói chung của mọi người, thể hiện sâu sắc dấu ấn tinh thần thời đại và dân tộc.
 Tình cảm trong văn học cịn thấm đượm màu sắc thẩm mĩ: đó là những tình

cảm hướng tới những giá trị thẩm mĩ.
+ Thơ ca cổ điển hướng tới cái đẹp hài hòa, tĩnh lặng;
+ thơ ca lãng mạn thiên về hai thái cực: rực rỡ và u buồn;
+ thơ ca cách mạng chiêm ngưỡng vẻ đẹp anh hùng, cao cả như những tiêu chuẩn
của lí tưởng thẩm mĩ từng thời đại.
 Tuy nhiên, nghệ thuật không chỉ là tiếng nói tình cảm. Biêlinxki cho rằng, bản
thân tình cảm chưa tạo thành thi ca. Bên cạnh tình cảm, nghệ thuật còn mang
23


sức mạnh của tư tưởng và nó dùng tiếng nói của tình cảm để thể hiện quan
niệm, lí tưởng thẩm mĩ của nghệ sĩ. Nghệ thuật bởi vậy không chỉ là tiếng nói
tâm sự, giãi bày mà cịn là tiếng nói của những tình cảm lớn, những tư tưởng
lớn.
- Giá trị của tác phẩm còn nằm ở tầm tư tưởng của nó. Những nghệ sĩ lớn bao giờ
cũng là nhà tư tưởng lớn. Qua tác phẩm, người nghệ sĩ thể hiện nguyện vọng, tư
tưởng, tâm tư, yêu cầu xã hội. Tính cấp bách, chiều sâu, tầm cỡ và khuynh hướng
xã hội - lịch sử của những tư tưởng và vấn đề được nêu ra xác định giá trị tác
phẩm.
+ Giá trị của những tác phẩm như Chiến tranh và hòa bình (L. Tơnxtơi), Con gái
viên đại úy (Puskin), Hội chợ phù hoa (Tháccơrây), Tấn trò đời (Bandắc), Con
đường đau khổ (A. Tônxtôi), Chuông nguyện hồn ai (Hêminguê)... nằm ở nội dung
tư tưởng của những tác phẩm đó.
- Nhưng, tư tưởng tác phẩm khơng đơn thuần khơ khan, thuần lí mà phải biến
thành khát vọng, cảm hứng, thấm đượm tình cảm.
+ Tư tưởng về nhân đạo trước hết phải gắn liền với nỗi đau về số phận con người,
lịng thơng cảm sâu xa (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
+ niềm tự hào về sức mạnh và khả năng con người (Hămlét - Sếchxpia).
+ Tư tưởng về tự do thường gắn liền với nỗi đau về sự ràng buộc, về những giới
hạn của con người (thơ Puskin).

+ Tất nhiên, cũng có tác phẩm nghệ thuật mà ta thấy ở đó chủ yếu là kinh nghiệm,
tư tưởng, như những câu tục ngữ, những loại thơ triết lí (thơ hai ku chẳng hạn),
nhưng về cơ bản, những loại nghệ thuật đó cũng khơng tách rời được tình cảm ở
phương thức biểu đạt, ở động cơ sáng tạo...
 Tác phẩm văn học luôn mang khát vọng thiết tha muốn thể hiện một quan
niệm về chân lí đời sống (chân lí về cái đẹp, cái thật, thể hiện trong các hiện
tượng tự nhiên, trong tính cách và phẩm chất con người, trong các quan hệ
người với người...).
 Đó là những chân lí đời sống mà nghệ sĩ đã thể nghiệm và muốn thuyết phục
mọi người thấu hiểu.

24


+ Trong thiên truyện “Số phận con người” của Sôlôkhốp là chân lí: lịng nhân ái có
thể giúp con người vượt lên trên số phận bất hạnh.
+ Trong cảnh sống khốn cùng vì đói khát, con người vẫn khát khao hạnh phúc và
có quyền được hạnh phúc là chân lí của tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
 Gắn liền với khẳng định chân lí là cảm hứng mãnh liệt, một trạng thái tình cảm
mạnh mẽ, khẳng định phủ định một điều gì đó.
+ Cảm hứng tự do trong những câu chuyện thời kì sáng tác đầu tay của M. Gorki
được thể hiện với hình ảnh chàng trai Đancơ giơ cao trái tim mình làm ngọn đuốc
tỏa ánh sáng dẫn đường cho mọi người đến với tự do, với cô gái Rátđa thà bị
người yêu giết chết chứ không muốn chàng từ bỏ giấc mơ tự do của mình.
 Tất cả những nhiệt tình khẳng định đó biểu hiện thành một khuynh hướng tư
tưởng nhất định, phù hợp với những xu hướng tư tưởng đang tồn tại trong đời
sống.
+ văn chương lại đi sâu vào tâm hồn con người, gợi dậy những điều tốt đẹp, hay
thậm chí là cả những điều xấu xa, để lột trần một cách chân thực nhất bản ngã
của con người. ( con người )

 Khiến cho người đọc nhìn ra được nội tâm của nhân vật hay đơi khi chính là
nội tâm của bản thân.
 Vì xuất phát từ cái nhìn cá nhân của người cầm bút mà văn học luôn thể hiện
được tư tưởng, quan điểm của nhà văn.
 Đấy là lý do mà tấm lịng của người nghệ sĩ khơng chỉ neo đậu nơi bến đời, mà
cịn ln bám trụ với trang văn.
 Để khi người đọc thâm nhập vào tác phẩm, độc giả có thể thấy được những tư
tưởng, quan điểm riêng biệt của người viết, thấy được ước mơ và khát vọng
của nhà văn.
 Do đó mà văn học tuy là tấm gương phản chiếu hiện thực nhưng chưa bao giờ
là một sự sao chép y nguyên, phản ánh một cách trơn tru, khô cứng mà bao
giờ cũng là một thứ nước rửa hình mn màu mn vẻ bởi những người làm
nghệ thuật chân chính ln muốn đem tới cho bạn đọc những tư tưởng, triết
lý nhân sinh tốt đẹp, những giá trị mang tầm vóc vĩnh cửu, tồn tại đến những
ngày hậu thế.
25


×