Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Đề cương nhân học (bản chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.77 KB, 32 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG
1. Nhân học là gì? Anh (chị) hãy trình bày đối tượng, nhiệm vụ và quan điểm nghiên
cứu của nhân học.
 Nhân học:

Nhân học (Anthropology) là ngành học về con người sử dụng kết quả nghiên cứu của
các ngành khác để hiểu con người một cách nhân bản nhất.
Nhân học là ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp về bản chất của con người trên các
phương diện sinh học, xã hội, văn hóa của các nhóm người, các cộng đồng dân tộc khác
nhau, cả về quá khứ của con người cho tới hiện nay.
Nhân học nghiên cứu sự tiến hóa của con người, các xã hội và văn hóa khác nhau do
con người sáng tạo trong q trình lịch sử và tính đa dạng của các xã hội con người trên
thế giới ngày nay.
 Đối tượng nghiên cứu:

Con người với tư cách là thực thể sinh học – xã hội là khách thể, không phải là đối
tượng nghiên cứu riêng của từng ngành khoa học.
Nhân học nghiên cứu toàn diện con người về con người tự nhiên và con người xã hội.
Đối tượng nghiên cứu của Nhân học khơng chỉ bó hẹp trong việc nghiên cứu phương
diện sinh học của con người mà cả văn hóa và xã hội.
Con người sinh học là con người với tư cách là khách thể: hình dáng bên ngồi (màu
da, màu tóc, màu mắt, kiểu mũi, kiểu tóc…), các đoạn cơ thể con người (chân, hơng, thân
người…), các nhóm máu, vân tay, sự tiến hóa của lồi người.
Con người xã hội: cơng xã ngun thủy, chiếm hữu nơ lệ… đặc biệt là nghiên cứu về
văn hóa.
 Quan điểm nghiên cứu:

- Toàn diện:
Nhân học khác với các ngành khoa học khác là nó có tham vọng tích hợp thành tựu
nghiên cứu của các ngành khoa học để nghiên cứu con người trong tính tồn diện của
nó. Nhân học là ngành khoa học độc đáo ở chỗ nó sử dụng sự khám phá của các ngành


khoa học khác và cố gắng kết hợp chúng với những dữ kiện riêng của mình để tìm kiếm


xem các yếu tố kinh tế, chính trị, tơn giáo và thân tộc… đã tác động với nhau như thế
nào, để tạo nên đời sống của con người như chúng ta thấy. Điều đó có nghĩa là nhân học
là một ngành học tồn diện, tính tồn diện là đặc điểm trung tâm của quan điểm nhân
học.
Các nhà nhân học nghiên cứu khơng chỉ tất cả các dân tộc mà cịn nghiên cứu nhiều
khía cạnh khác nhau của cuộc sống con người. Cụ thể khi miêu tả một nhóm người, một
nhà nhân học có thể đề cập đến lịch sử khu vực mà nhóm người này sinh sống, có thể đề
cập đến môi trường tự nhiên, tổ chức cuộc sống gia đình và các đặc tính chung ngơn ngữ
của họ, hình thái định cư của nhóm, hệ thống kinh tế và chính trị, tơn giáo, phong cách
nghệ thuật và trang phục.
- Đối chiếu, so sánh:
Điều gì khiến cho các nhà nhân học chọn chủ đề rộng lớn như thế để nghiên cứu? Một
phần họ bị thúc đẩy bởi niềm tin là bất cứ sự khái quát hóa về con người nào được đưa ra,
bất cứ sự giải thích có thể về một số đặc điểm về văn hóa hay sinh học của con người nên
được đưa ra để áp dụng cho các thời đại và nơi con người tồn tại. Nếu một sự khái quát
hóa nào đó chưa chứng minh được chúng mà đang áp dụng, chúng ta có quyền hồi nghi
về chúng để buộc phải giải thích và chứng minh đúng bản chất của chúng.
Ví dụ, người Bắc Mỹ khơng sử dụng con mối làm thức ăn nhưng không nên nghĩ rằng
lồi người chúng ta đều khơng ăn mối. Sự thực người Camơrun ở Tây Phi lại coi mối là
thức ăn bổ dưỡng.
Như vậy, ngồi tính tồn diện, nhân học cịn là một khoa học mang tính so sánh đối
chiếu để tìm hiểu sự đa dạng về mặt sinh học và văn hóa của các nhóm cư dân, dân tộc
khác nhau trên hành tinh.
- Phạm vi không gian và thời gian:
Nhân học khác với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khi nghiên cứu các khía
cạnh liên quan đến con người. Nhân học có phạm vi rộng lớn hơn cả về tính địa lý và lịch
sử. Nhân học liên quan rõ ràng và trực tiếp với tất cả các dân tộc trên thế giới. Nó khơng

chỉ quan tâm tới các dân tộc gần và trong một vùng có giới hạn. Ngành này cũng quan
tâm đến con người ở các thời đại bắt đầu với tổ tiên trực tiếp của loài người đã sinh sống
cách đây hàng triệu năm và tìm hiểu sự phát triển của lồi người cho đến hiện nay. Mỗi
phần trên thế giới đã từng có của loài người đều là mục tiêu quan tâm của các nhà nhân
học.


Trước đây, nhân học chỉ tập trung nghiên cứu về các dân tộc và ngoài châu Âu và để
cho các ngành khác nghiên cứu về các nền văn minh phương Tây và các xã hội phức tạp
tương đồng. Tuy nhiên, nửa sau thế kỉ XX cho đến bây giờ, nhân học quan tâm nghiên
cứu các dân tộc khác nhau trên thế giới có trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau:
tiền công nghiệp và xã hội công nghệ phát triển. Họ có mặt hầu khắp ở các thành phố của
thế giới công nghiệp cũng như ở các làng mạc xa xôi của các dân tộc chậm phát triển.
2. Trình bày nội dung của phương pháp quan sát tham dự và phương pháp phỏng vấn
sâu trong điền dã dân tộc học. Khi thực hiện các phương pháp này thì vấn đề đạo đức
nghiên cứu được đặt ra như thế nào?
Nhân học có phương pháp nghiên cứu chuyên biệt riêng của ngành được các nhà
nhân học và dân tộc học sử dụng mang tính truyền thống từ trước đến nay. Nhân học
thường sử dụng phương pháp quan sát tham dự sâu tại một hoặc vài ba cộng đồng từ một
năm trở lên và thông thạo ngôn ngữ địa phương nơi mình điền dã. Điền dã dân tộc học là
cơng việc bắt buộc và thường xuyên đối với các nhà nghiên cứu nhân học…
 Quan sát tham dự:

Quan sát tham dự là phương pháp mà theo đó, người nghiên cứu thâm nhập vào
nhóm, cộng đồng thuộc vào đối tượng nghiên cứu và được tiếp nhận như là thành viên
của nhóm hay cộng đồng. Khái niệm tham dự ở đây được hiểu theo nhiều mức độ khác
nhau: từ quan sát tham dự một phần vào các hoạt động đến sự hòa nhập hồn tồn của
người quan sát vào trong nhóm người được quan sát. Có thể xảy ra hai trường hợp đối
với vai trò của người quan sát: họ là người quan sát đồng thời cũng là người tham gia vào
các hoạt động của cộng đồng. Quan sát tham dự thường là quan sát nhiều lần đối với

nhiều đối tượng được lặp đi lặp lại trong quá trình chung sống với cộng đồng trong một
thời gian dài đến hàng tháng, hàng năm để chắc chắn rằng những thông tin thu nhận được
là tiêu biểu của các ý tưởng được bày tỏ của cộng đồng theo diện rộng. Như vậy quan sát
tham dự của người nghiên cứu khác với một người khách du lịch đến với cộng đồng như
là người ngồi để tìm hiểu nền văn hóa của người khác với sở thích và nhu cầu của họ.
Khách du lịch thường là những người quan sát khơng tham dự vì họ khơng thể trở thành
thành viên của cộng đồng.
Ưu điểm của quan sát tham dự là do sự tham gia của người nghiên cứu vào hoạt động
của người được quan sát và khắc phục được những hạn chế do trình độ tri giác thụ động
gây ra. Sự tham dự cho phép người quan sát đi sâu và cảm nhận được, hiểu biết toàn bộ
tình cảm và những hành động của đối tượng được quan sát, để hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn
về những nguyên nhân, động cơ của những hành động được quan sát.


Phương pháp quan sát tham dự cung cấp cho chúng ta những thông tin mà khi sử
dụng các phương pháp khác khó có thể có được. Đó là những thơng tin liên quan đến
hoạt động của nhóm. Khi người quan sát trở thành một thành viên của nhóm có thể dễ
dàng nhận biết những hành vi bình thường phong tục tập quán theo thói quen của mỗi
người trong nhóm cũng như những quy tắc thơng thường của nhóm, nghĩa là thấy được
những gì là thuộc tính vốn có trong bối cảnh văn hóa của mỗi người trong nhóm hoặc
cộng đồng.
Để tiến hành quan sát tham dự đòi hỏi người nghiên cứu phải có thời gian, có kỹ năng
quan sát nghề nghiệp tốt, am hiểu tiếng địa phương và phải có thời gian thích ứng với
mơi trường mới. Phương pháp nghiên cứu tham dự địi hỏi tốn nhiều thời gian, có khi tới
hàng tháng, hàng năm. Quá trình nhập thân văn hóa vào cộng đồng phụ thuộc vào cả tính
cách của người được quan sát, các đặc trưng về giới tính tuổi tác. Sự thành cơng của cơng
việc quan sát cịn phụ thuộc vào bầu khơng khí thân thiện, các khía cạnh tâm lý, đạo đức
của nhà nghiên cứu khi chung sống với cộng đồng.
Tham dự q trình tích cực, q dài ngày của người quan sát đối với cộng đồng làm
cho họ quen với cộng đồng dẫn đến ít quan tâm tới sự khác biệt và đa dạng văn hóa của

cộng đồng, trong một số trường hợp người quan sát khơng giữ được cái nhìn khách quan
trung lập hay làm giảm hiệu quả quan sát.
 Phỏng vấn sâu:

Trong công tác điền dã dân tộc học, các nhà nghiên cứu thường sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp khác nhau cả phương pháp nghiên cứu tham dự và tiến hành phỏng vấn.
Phỏng vấn là phương pháp trong đó người được phỏng vấn sẽ trả lời một số câu hỏi
người phỏng vấn đặt ra nhằm mục đích thu thập thơng tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm
vụ nghiên cứu. Hình thức phỏng vấn trong điền dã dân tộc học là phỏng vấn sâu (phỏng
vấn tự do). Với bản câu hỏi phỏng vấn này, nhà dân tộc học nói chuyện đối mặt với người
cung cấp thông tin, hỏi và ghi chép câu trả lời. Đơi lúc có những câu hỏi bất chợt nảy
sinh trong q trình phỏng vấn, các cuộc thảo luận khơng giới hạn cũng có lúc nghỉ ngơi
và tán chuyện dơng dài.
Tùy theo vấn đề nghiên cứu mà chúng ta chọn đối tượng phỏng vấn khác nhau. Nếu
nghiên cứu những vấn đề phong tục tập quán truyền thống, chúng ta phỏng vấn những
người già, trí thức dân tộc. Nếu như nghiên cứu hơn nhân gia đình chúng ta phải phỏng
vấn cả nam và nữ, người già và trẻ. Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến kinh tế - xã
hội và sự phát triển cộng đồng thì lại phỏng vấn những già làng, trí thức dân tộc, chức sắc


tơn giáo, cán bộ quản lí địa phương. Có những vấn đề nghiên cứu phải lấy ý kiến của
cộng đồng thì lại cần tổ chức thảo luận nhóm tập trung.
 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:

Khác với các ngành khoa học khác, đối tượng nghiên cứu của nhân học là con người,
vì vậy đạo đức trong nghiên cứu nhân học là rất quan trọng.
- Trước hết những báo cáo khoa học của chúng ta không thể bị sử dụng để làm
phương hại đến cuộc sống của cộng đồng mà chúng ta đã điều tra, không được làm xúc
phạm và làm tổn hại đến phẩm chất và lòng tự trọng của những người bản địa được biết
đến.

- Phải giữ bí mất cho những người cung cấp tin, nhất là những thông tin thuộc về
những vấn đề nhạy cảm trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng.
- Phải đảm bảo tính trong sáng trong tiến trình nghiên cứu và sự trung thực đối với
các giá trị của đề tài để kết quả của cơng trình nghiên cứu là hợp lý nhằm phục vụ lợi ích
cho những đối tượng được đặt ra.
3. Trình bày mối quan hệ giữa nhân học với các môn khoa học xã hội khác.
Nhân học khác với các ngành khoa học là nó có xu hướng tích hợp thành tựu
nghiên cứu của các ngành khoa học để nghiên cứu con người trong tính tồn diện của nó
với một phạm vi rộng lớn hơn cả về mặt lịch sử và địa lý. Vì vậy, việc xác định đối tượng
của nhân học giúp cho chúng ta xác định rõ vị trí của nhân học trong hệ thống các khoa
học và mối quan hệ của chúng với các ngành khoa học khác cả về mặt đối tượng, nhiệm
vụ, cả về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
 Nhân học và triết học:

Triết học là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư
duy. Quan hệ giữa nhân học và triết học là quan hệ giữa một ngành khoa học cụ thể với
thế giới quan khoa học. Triết học là nền tảng thế giới quan, phương pháp luận nghiên cứu
của nhân học macxit. Các nhà nhân học vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa
duy vật biện chứng làm cơ sở lý luận để nghiên cứu con người trong tính tồn diện của
nó.
Nhân học là một ngành khoa học cụ thể. Trong mối quan hệ với triết học, các nhà
nhân học cần tránh quan niệm nhân học biệt lập hay đối lập với triết học. Nhân học
thường sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể để giải đáp những vấn đề


thực tiễn sinh động của cuộc sống con người. Các kết quả nghiên cứu của nhân học cả về
lý thuyết và phương pháp không thể phủ nhận những quy luật chung nhất về sự phát triển
của xã hội và loài người của triết học macxit mà chỉ bổ dung và làm phong phú thêm kho
tàng tri thức và phương pháp luận triết học.
 Nhân học và sử học:


Nhân học có mối quan hệ chặt chẽ với sử học bởi vì nhân học nghiên cứu con người
về các phương diện sinh học, văn hóa, xã hội thường tiếp cận từ góc dộ lịch sử (theo lịch
đại). Vì lý do này, ở một số nước, trong đó có Việt Nam đã đặt dân tộc học là một chuyên
ngành của khoa học lịch sử. Một điều dễ nhận thấy trong các bộ sử xa xưa đến nay có
chứa đựng khá nhiều tài liệu và nhân học mà các nhà nhân học khi nghiên cứu không thể
không quan tâm. Khi nghiên cứu về lịch sử của các tộc người, các địa phương, các nhà
nhân học phải sử dụng tài liệu sử học. Những vấn đề nghiên cứu của nhân học không thể
tách rời bối cảnh lịch sử cụ thể cả về không gian và thời gian lịch sử. Thiếu tri thức lịch
sử, nhà nhân học khơng thể tiến hành nghiên cứu có hiệu quả. Ngược lại, các nhà sử học
sử dụng tài liệu của nhân học để soi sáng những vấn đề lịch sử và văn hóa.
Mối quan hệ của nhân học và sử học là ở chỗ nhân học thường sử dụng những
phương pháp nghiên cứu của sử học. Thí dụ phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại.
Sự khác nhau giữa nhân học và sử học là ở chỗ nhân học sử dụng tư liệu từ nghiên
cứu tham dự sâu tại cộng đồng còn sử học chủ yếu sử dụng tư liệu chữ viết bằng văn bản
để tái tạo lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ.
 Nhân học và xã hội học:

Theo truyền thống, nhân học chú trọng nghiên cứu xã hội tiền công nghiệp trong khi
đó xã hội học lại chủ yếu quan tâm đến xã hội công nghiệp hiện đại. Các nhà nhân học
thường vận dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp để thu nhập miêu tả, so sánh
phân tích bối cảnh, tình huống và đặc điểm chung của xã hội với tư cách là một chỉnh thể
trọn vẹn. Các nhà xã hội học nghiên cứu các sự kiện, bằng chứng xảy ra trong bối cảnh
xã hội đã cho, tức là trong chỉnh thể xã hội hiện có.
Về phương pháp nghiên cứu, các nhà nhân học hướng tới việc sử dụng phương pháp
nghiên cứu tham dự sâu tại cộng đồng, sưu tập những dữ liệu định tính và tiến hành so
sánh đối chiếu xuyên văn hóa. Trong khi đó các nhà xã hội học tiến hành nghiên cứu các
dữ liệu khác nhau và sử dụng bảng hỏi để sưu tập những dữ liệu định lượng.
Nhân học có ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội học. Nhiều khái niệm mang tính lý thuyết
của xã hội học bắt nguồn từ nhân học. Ngược lại, xã hội học cũng có tác động trở lại đối



với nhân học về phương pháp luận nghiên cứu, ví dụ quan điểm cơ cấu chức năng của
Emile Durkheim đã ảnh hưởng tới cơng trình nghiên cứu của các nhà nhân học.
Trong những thập niên gần đây, nhân học mở rộng đối tượng nghiên cứu tới các xã
hội, công nghiệp hiện đại. Để tiếp cận vấn đề nghiên cứu, nhân học đã sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng của xã hội học và các phương pháp khác. Trái lại, các nhà xã
hội học cũng đã sử dụng khá quen thuộc những phương pháp nghiên cứu của nhân học
như phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn sâu. Nhiều lúc các nhà nhân học và xã hội
học đã phối hợp nghiên cứu về những chủ đề mà ranh giới phân biệt giữa chúng nhiều lúc
rất mờ nhạt.
 Nhân học với địa lí học:

Nhân học và địa lí có mối quan hệ gắn bó với nhau hình thành lĩnh vực nghiên cứu
nhân học sinh thái (bao gồm cả sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn) nhằm giải
quyết mối quan hệ tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và hành vi ứng xử
của con người với môi trường xã hội và nhân văn. Nhân học sinh thái liên quan với địa lý
kinh tế trong việc phân vùng lãnh thổ mà các tộc người sinh sống, địa-văn hóa để có cái
nhìn tổng thể trong mối quan hệ đa chiều: tự nhiên - con người - kinh tế - văn hóa và
hành vi ứng xử.
 Nhân học và kinh tế học:

Nghiên cứu liên ngành giữa nhân học và kinh tế học hình thành lĩnh vực nghiên cứu
nhân học kinh tế. Nhân học kinh tế vận dụng một số quan niệm, phạm trù lý thuyết về
vốn con người, vốn xã hội, vốn tự nhiên, thị trường… Nhân học không đi sâu nghiên cứu
các quy luật của kinh tế học mà tập trung tiếp cận trên bình diện văn hóa - xã hội của quá
trình hoạt động kinh tế như cách thức chế tạo cơng cụ, hình thức tổ chức sản xuấ, trao
đổi, phân phối, tiêu dùng mang yếu tố văn hóa tộc người, địa phương, nghề nghiệp phản
ánh truyền thống văn hóa tộc người. Nhân học kinh tế có mối quan hệ mật thiết với
ngành kinh tế phát triển trong nghiên cứu nhân học ứng dụng.

 Nhân học và tâm lý học:

Mối quan hệ liên ngành giữa nhân học và tâm lý học xuất hiện lĩnh vực nghiên cứu
nhân học tâm lý hay tâm lý tộc người. Trong tâm lý học, sự quan tâm chủ yếu dành cho
việc phân tích những nét tâm lý của cá nhân trong những kinh nghiệm nghiên cứu xun
văn hóa; cịn nhân học tập trung nghiên cứu tính cách dân tộc, ý nghĩa của tính tộc người
với tư cách là tâm lý học cộng đồng tộc người lại có ý nghĩa cto lớn. Ngay từ giữa thế kỷ
XIX, việc nghiên cứu tâm lý dân tộc có dự định trở thành một xu hướng độc lập.


Tâm lý dân tộc được hiểu không phải là con số cộng tâm lý các cá nhân lại và các
nhóm xã hội trong lịng dân tộc đó mà là nghiên cứu các đặc điểm tâm lý cũng như quá
trình lịch sử của dân tộc qua các con đường xã hội hóa và chuyển thành những nhân tố
lặp lại tương đối ổn định trong nhân cách các thành viên của dân tộc.
Trong nghiên cứu tâm lý dân tộc, các trường phái Đức nhấn mạnh đến cấu trúc tinh
thần và đặc điểm tính cách của các dân tộc, cịn Thụy Sĩ nhấn mạnh đến vô thức tập thể
và cổ mẫu với các kiểu tâm lý khác nhau ở các nhóm tộc người. Trường phái của
A.Kardiner ở Mỹ thì lưu ý đến nhân cách căn bản được hình thành từ thời thơ ấu. Trường
phái của Lesvy Bruhi ở Pháp thì nhấn mạnh đến biểu tượng tập thể.
Mối quan hệ giữa nhân học và tâm lý thể hiện xu hướng tâm lý trong nghiên cứu văn
hóa và các lý thuyết văn hóa theo xu hướng nhân học tâm lý trong những thập niên gần
đây.
 Nhân học và luật học:

Nghiên cứu liên ngành giữa nhân học và luật học và luật học hình thành lĩnh vực
nghiên cứu nhân học luật pháp. Khác với luật học nghiên cứu các chuẩn mực và quy tắc
hành động do cơ quan thẩm quyền chính thức của nhà nước đề ra, nhân học luật pháp
nghiên cứu những nhân tố văn hóa – xã hội tác động đến luật pháp trong các nền văn hóa
và các tộc người khác nhau. Nhân học luật pháp còn nghiên cứu đến luật tục là hiện
tượng phổ quát của nhân loại trong thời kỳ phát triển tiền công nghiệp và tồn tại cho đến

ngày nay ở các dân tộc trên thế giới. Các nhà nhân học nghiên cứu mối quan hệ giữa luật
tục và luật pháp để từ đó vận dụng luật tục và luật pháp trong quản lý xã hội và phát triển
cộng đồng.
 Nhân học và tôn giáo học:

Cộng đồng tộc người và cộng đồng tôn giáo là hai dạng thức khác nhau của cộng
đồng người và có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau trong q trình phát triển. Tơn
giáo được coi như là một thành tố văn hóa của tộc người, dĩ nhiên nhân học không thể
không nghiên cứu tôn giáo. Mối quan hệ liên ngành giữa nhân học và tơn giáo học hình
thành lĩnh vực nhân học tơn giáo.
4. Đặc trưng của tơn giáo là gì? Phân tích chức năng tâm lý và chức năng xã hội của
tôn giáo. Lấy ví dụ cụ thể.
 Đặc trưng của tơn giáo:


Tơn giáo có thể được xem như là niềm tin và các dạng hành vi mà con người sử dụng
để cố gắng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống mà những khó khăn này khơng
thể giải quyết bằng kỹ thuật tổ chức và để vượt qua những khó khăn đó, con người hướng
đến các thế lực và các vật thể siêu nhiên.
Tôn giáo bao gồm nhiều nghi thức khác nhau như: cầu nguyện, hát xướng, vũ điệu,
lời thỉnh cầu, hiến tế… Thông qua các nghi thức, con người cố gắng chi phối, tác động
vào các thế lực và các thực thể siêu nhiên. Theo nhu cầu tôn giáo của họ, những vật thể
và các thế lực này bao gồm các vị thần, nữ thần, tổ tiên, thượng đế , các linh hồn hoặc các
thế lực khác tồn tại độc lập bên ngoài ý thức của con người và cũng có thể kết hợp đa
dạng với nhau. Để thực hiện các nghi thức thường có những cá nhân am hiểu và đặc biệt
thành thạo trong vai trò làm trung gian để tiếp xúc với các vật thể và thế lực này, họ giúp
đỡ các thành viên của xã hội thực hiện các hoạt động nghi lễ tôn giáo.
 Chức năng của tôn giáo:

Các tôn giáo làm giảm đi sự lo lắng bằng cách lý giải những điều mà con người chưa

biết, cũng như đưa đến một niềm tin rằng sự giúp đỡ, cứu rỗi của các thế lực siêu nhiên
luôn luôn tồn tại trong các giai đoạn khủng hoảng của cuộc đời con người. Thơng qua
nghi lễ, tơn giáo có thể được sử dụng để thúc đẩy việc học tập, nghiên cứu các giá trị văn
hóa của cộng đồng. Ngồi ra, tơn giáo cịn đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì sự
gắn kết các thành viên trong xã hội.
Tất cả các tôn giáo đều cố gắng làm thỏa mãn, đáp ứng được nhu cầu xã hội và nhu
cầu tâm lý của tín đồ. Một số nhu cầu xuất hiện khá phổ biến như địi hỏi tơn giáo phải
đối mặt và giải thích về cái chết cũng như về cuộc sống sau khi chết. Tôn giáo phải đưa
ra lối thoát cho con người làm sao vượt qua được những khó khăn nơi trần thế và đạt
được tính thiêng liêng, dù chỉ trong giây lát.
Chức năng xã hội của tôn giáo cũng không kém quan trọng so với chức năng tâm lý
của nó. Một tơn giáo truyền thống phải đóng vai trò củng cố các quy tắc, tiêu chuẩn của
cộng đồng, phải đưa ra được những chuẩn mực luân lý đạo đức đối với cách cư xử của
mỗi cá nhân, đồng thời cũng trang bị nền tảng về các giá trị và mục đích chung để cho
cộng đồng xã hội được cân bằng và ổn định.
Vào thế kỷ XIX, truyền thống tri thức ở châu Âu đã đưa ra ý kiến rằng khoa học cuối
cùng cũng sẽ hủy diệt tôn giáo, bằng cách chỉ ra cho mọi người thấy được tính phi lý của
các truyền thuyết và nghi lễ tơn giáo. Thực ra nhiều người vẫn tin rằng các cách lý giải
bằng khoa học sẽ thay thế những cách lý giải của tôn giáo, và những cách lý giải tôn giáo
sẽ bị tàn lụi dần. Nhưng cho tới nay khoa học chẳng những không hủy hoại được tôn giáo


mà dường như lại cịn góp phần tạo ra sự bùng nổ thực sự của các tơn giáo, điều đó cho
thấy sự phát triển của tôn giáo trước chủ nghĩa duy lý phương Tây.
Như vậy cho tới nay chức năng chủ yếu của tôn giáo vẫn là giảm sự lo lắng bất an cho
con người, giữ cho họ có niềm tin để có thể đối mặt với thực tại, chính điều đó đã đem lại
sự tồn tại của tơn giáo.
5. Tơn giáo là gì? Hãy trình bày một số hình thái tơn giáo tương đối phổ biến và cịn
tồn tại đến hiện nay.
 Tơn giáo:


Tơn giáo có thể được xem như là niềm tin và các dạng hành vi mà con người sử dụng
để cố gắng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống mà những khó khăn này khơng
thể giải quyết bằng kỹ thuật tổ chức và để vượt qua những khó khăn đó, con người hướng
đến các thế lực và các vật thể siêu nhiên.
Một tôn giáo phải có người sáng lập, có giáo thuyết (gồm giáo lí và giáo luật), có tổ
chức Giáo hội, có người hoạt động chun nghiệp, có tín đồ, có nơi thờ tự.
 Một số hình thái tơn giáo phổ biến và cịn tồn tại:

- Tín ngưỡng vạn vật hữu linh (Animism):
Trong những cơng việc lao động thời ngun thủy, con người hồn toàn phụ thuộc
vào tự nhiên, do vậy cuộc sống rất bấp bênh và con người ở giai đoạn này cần phải chờ
đợi sự giúp đỡ của thần linh. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên dẫn đến mối quan
hệ giữa con người với thần linh, biểu hiện thành nghi lễ, tế tự. Ở xã hội nguyên sơ, con
người khơng thể khơng có cái nhìn vơ thần. Họ tạo ra sản phẩm nên họ cũng hình dung
các hiện tượng tự nhiên như những sản phẩm do một hay những thế lực siêu nhiên tạo ra,
ít nhiều mang dáng dấp người, đó là quan niệm vạn vật hữu linh phổ biến ở mọi tộc
người đương thời.
Một trong những đức tín phổ biến nhất về các vật thể siêu nhiên là quan niệm vạn vật
hữu linh, quan niệm này cho rằng tự nhiên đầy sức sống với đủ loại linh hồn. Thực tế thì
thuật ngữ này bao hàm hàng loạt sự biến đổi. Động vật và thực vật đều giống con người,
đều có linh hồn như đá, con suối, ngọn núi, cây cối hay những vật khác trong tự nhiên.
Do người ta quan niệm mọi vật đều có linh hồn nên những vật đó có thể gây tai họa hay
đem lại điều tốt lành cho con người, chính vì vậy mà con người phải thờ và quan tâm đến
nó.


Ví dụ cho tới nay người Khmer tại Nam Bộ vẫn cịn tín ngưỡng Neak Tà dưới dạng
thờ những hịn đá trng ngơi miếu nhỏ, đó là tín ngưỡng vạn vật hữu linh và cũng là tục
thờ đá cổ xưa của cư dân Đông Nam Á. Hàng trăm người Khmer trong khu vực cư trú

của mình đều tiến hành cúng kiếng long trọng tại miếu Neak Tà để cầu an. Khi thời tiết
không thuận lợi cho nông nghiệp, người Khmer đều tới miếu Neak Tà cúng. Trong nghi
thức cúng thể hiện sắc thái ma thuật và người cúng có khi biến thnahf một shaman.
Thuyết vạn vật hữu linh điển hình cho những người nhìn nhận bản thân các động thực
vật như là một phầ cảu tự nhiên hơn là người chủ của tự nhiên. Điều này tồn tại trong các
dân tộc chuyên đi tìm kiếm lương thực (dân du mục) cũng như những dân tộc tự sản xuất
lương thực, họ luôn chấp nhận sự khác biệt giữa đời sống con người và đời sống của các
vật thể khác trong tự nhiên.
- Totem giáo (Totemism) – Tín ngưỡng vật tổ:
Totem giáo là một trong những hình thức tơn giáo đầu tiên được công nhận trên sách
báo dân tộc học và sách báo nói chung. Totem giáo thường được nhìn dưới góc độ đó là
các nghi lễ chung cố kết cộng đồng xã hội. Thuật ngữ totem chỉ sự phân chia bộ lạc ra
thành các nhóm gắn lền với họ hàng theo dịng cha hoặc mẹ. Mỗi nhóm đều tin vào mối
quan hệ họ hàng thần bí của mình với một loại đối tượng vật chất nào đó là “tơtem” của
nhóm, thường là động vật hoặc thực vật. Mối liên hệ với totem thường thể hiện ở sự cấm
giết totem hoặc cấm dùng totem làm thức ăn, lòng tin rằng nguồn gốc của nhóm là totem,
lễ nghi ma thuật tác động vào totem… Các con vật và các biểu tượng thường chiếm ưu
thế như côn trùng, cây cỏ và những hiện tượng tự nhiên khác như mưa, mây cũng được
sử dụng để đặt tên nhóm. Những vật thể được dùng định dạng nhóm được xem là các
totem vật tổ.
Sự khác nhau giữa các vật tổ của nhóm này với nhóm khác là điểm chính để nhận
dạng nhóm hơn là những thuộc tính vốn có của vật tổ.
Người ta vẫn cịn nghi ngờ vật tổ là thần linh của các cư dân sơ khai. Dầu sao, tín
ngưỡng vật tổ cho thấy nghi lễ, tập tục và tổ chức cung cấp lương thực thường phối hợp
nhau trong xã hội nguyên thủy.
Người Arunta ở Úc còn giữ một trong số những trường hợp kinh điển về lễ nghi thờ
vật tổ. Đó là những vật thể đá mang tên là churinga được họ xem là những vật thể hữu
hình của linh hồn mỗi con người. Người Arunta tin rằng các churinga là do tổ tiên của họ
để lại khi các người tổ tiên này ra đi để tìm nguồn sống trong những ngày đầu khởi
nguyên vũ trụ. Vùng đất thiêng của mỗi vật tổ được viếng bái mỗi năm một lần trong dịp

các nghi lễ được gọi là Intichiuma với nhiều ý nghĩa và cá chức năng khác nhau.


Các nghi lễ totem xác định lại và hun đúc thêm ý thức đặc trưng lãnh thổ cộng đồng
của nhóm tộc người. Những vật thể đá churinga là “cội rễ” trong một mảnh đất cụ thể.
- Mana:
Mana là từ có xuất xứ của cư dân Melanesia.
Trước hết, mana là khía cạnh của niềm tin vào sự huyền bí, niềm tin này cho phép con
người kiểm soát được các thế lực vơ hình quanh mình. Vì mana là một lực ẩn, có thể
dùng vào việc có lợi cho con người qua những người có khả năng đặc biệt, những người
mà dân tộc Melanesia tin rằng có thể sử dụng ma thuật tạo mana để cho một đồ vật trở
thành linh nghiệ, hữu ích hoặc đánh đổ được tà thần…
Thứ hai, sự sợ hãi do mana huyền bí khuấy động có liên hệ mật thiết với thần linh –
numinous – (tiếng Latinh numen là linh hồn) và nhận thức về sự hiện hữu của thần linh.
Thứ ba, mana làm gia tăng phong tục và các mối quan hệ xã hội. Mana là quyền năng
siêu phàm không thuộc về con người mà được truyền từ một vật có mana sang một vật
khác khơng có mana. Hình thức chữa bệnh bằng cách đặt bàn tay lên người bệnh là một
ví dụ về việc dùng mana.
- Shaman giáo (Shamanism):
Theo các học giả, shaman để chỉ những người nam hay nữ mà bằng ý chí, họ có thể
“nhập thần” và điều khiển được thần linh, ma quỷ để đạt được mong muốn của họ, đặc
biệt là giúp đỡ người khác, những người chịu đau đớn bởi thần thánh.
Shaman giáo là hình thái tơn giáo thể hiện bằng phép thuật và các shaman là những
người có khả năng tự đưa mình vào trạng thái xuất thần. Ý thức, tinh thần và tâm lý của
họ biến đổi và họ làm nhiệm vụ trung gian giữa con người với “thần linh” để giao tiếp
với “thần linh”, nương vào sức mạnh của “thế giới siêu nhiên” để làm những việc như
hành lễ, chữa bệnh, phù phép, tiên báo hậu vận cho cá nhân hay cho cộng đồng, ban ơn
phúc và bảo hộ cho cá nhân hay cộng đồng.
Một cách phổ biến, một người sẽ trở thành pháp sư sau khi trải qua những giai đoạn
có liên quan đến nhiều truyền thuyết, đến sự hành xác, nhục hình. Nhiều hành vi, hoạt

động của Shaman giáo có thể được xem như những điều khác thường, như việc mặc trang
phục của người khác giới, sự thơi mien, hay nói những ngơn ngữ khơng thể giải mã được.
Hoạt động của Shaman giáo mang dấu ấn riêng của văn hóa dân tộc, là những sắc thái
văn hóa truyền thống thần bí cổ xưa nhất, có thể giới thiệu được bản sắc văn hóa tộc
người.


Trong cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ có hiện tượng “chơi arak”, đó là một dạng
shaman giáo. Tín ngưỡng arak có nội dung khá phức tạp, arak có thể là thần bảo hộ nhà
cửa, phum srock, hoặc arak còn thuộc dạng “tổ tiên” của thời kỳ mẫu hệ xa xưa mà con
cháu mỗi lần cúng tổ phải “chôi arak” để được “tiếp xúc”. Người “chôi arak” (nhập xác)
để chữa bệnh, để “tiếp xúc” với cộng đồng cư dân trong phum srock thường là nam,
nhưng người “chôi arak” để cúng kiếng, “gặp gỡ” tổ tiên đều là nữ, có lẽ đó là tàn dư của
dịng họ chế độ mẫu hệ. Điều này cho thấy trong shaman giáo ở Nam Bộ, yếu tố giới
được thể hiện khá rõ nét.
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:
Đức tin về linh hồn tổ tiên luôn gắn liền với quan niệm phổ biến rằng con người được
tạo thành từ hai phần, phần thể xác và phần linh hồn. Nơi nào người dân có niềm tin vao
linh hồn tổ tiên tồn tại thì nơi đó các “linh hồn” này được sự quan tâm tích cực và thậm
chí cịn được xem với tư cách là một thành viên trong xã hội. Niềm tin vào các linh hồn
tổ tiên đã và đang tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên trong nhiều xã hội ở châu
Phi, quan niệm này phát triển đặc biệt mạnh mẽ. Ở đây, một quan niệm thường gặp là
linh hồn tổ tiên cư xử như người sống. Các linh hồn có thể cảm thấy nóng, lạnh, đau
khổ… và người ta cho rằng các linh hồn tổ tiên đó có thể bị chết lần thứ hai nếu thi thể bị
hỏa táng hay bị dìm xuống nước. Thậm chí người ta quan niệm tuy tổ tiên đã qua đời
nhưng vẫn có thể tham gia vào các cơng việc của gia đình và dịng họ, có vị trí như
những thành viên khác trong gia đình mặc dù họ là vơ hình, đặc biệt, linh hồn tổ tiên có
thể tái sinh (đầu thai) thành những thành viên mới của dịng họ.
Tín ngưỡng thờ tổ tiên càng quan trọng hơn trong xã hội truyền thống Trung Quốc.
Người con trai luôn mang ơn cha mẹ, phải báo hiếu cha mẹ bằng sự vâng lời, tôn trọng và

phụng dưỡng cho cha mẹ có một tuổi già thoải mái. Thậm chí sau khi cha mẹ quá vãng,
anh ta vẫn phải liên lạc với họ qua một thế giới tâm linh, tiếp tục cúng dâng thức ăn, tiền
bạc và hương khói đầy đủ cho họ vào ngày giỗ. Chính vì quan niệm nay mà gia đình
Trung Quốc cần có con trai nối dõi vì điều đó bảo đảm những nhu cầu của tổ tiên sẽ được
tiếp tục chăm lo ngay cả sau khi thế hệ hiện tại đã qua đời. Niềm tin mạnh mẽ vào linh
hồn tổ tiên đặc biệt phù hợp trong các xã hội của những nhóm người dựa trên dịng dõi
gia đình theo hướng liên kết với tổ tiên của họ, trong đó bảo đảm sự nối kết liên tục của
quá khứ, hiện tại và tương lai.
Tóm lại, tri thức bản địa về các hình thái tơn giáo sơ khai giúp cho ngành nhân học
hiểu biết về sự tồn tại của các hình thái tơn giáo ấy, nhất là trong xã hội đa văn hóa, đa
tơn giáo. Gạt bỏ khía cạnh “mê tín dị đoan”, các hình thái tơn giáo ấy vẫn cịn tồn tại và


cịn hấp dẫn con người trong xã hội cơng nghiệp hiện đại, một xã hội mà khoa học được
mệnh danh là đóng vai trị vạn năng.
6. Thế nào là q trình tộc người? Quá trình này ở Việt Nam diễn ra như thế nào?
 Quá trình tộc người:

Cộng đồng tộc người là một hệ thống động và sự thay đổi của chúng tạo nên thực chất
của lịch sử tộc người của nhân loại. Để phát hiện những nét đặc trưng của nó, việc xem
xét sự thay đổi của cộng đồng tộc người hay nói cách khác là q trình tộc người có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng.
Sự thay đổi bất kỳ của một thành tố tộc người này hay tộc người khác được diễn ra
trong q trình và có thể coi như quá trình tộc người. Bên cạnh việc hiểu theo nghĩa
rộng, theo quan điểm của chúng ta, quá trình tộc người như là hiện tượng trong sự thay
đổi cả ý thức tộc người. Với ý nghĩa thực tiễn, quá trình tộc người ghi nhận chủ yếu như
sự thay đổi những thuộc tính tộc người. Giới hạn trong hai quan điểm chỉ ra trên đối với
việc giải thích q trình quá trình tộc người, trường hợp thứ nhất phản ánh sự thay đổi
mang tính tiến hóa tộc người, trường hợp thứ hai là quá trình quá độ chuyển sang trạng
thái tộc người hoàn toàn mới.

Trong trường hợp thứ nhất, diễn ra sự thay đổi các thành tố riêng mang tính chất tiến
hóa của hệ thống tộc người, nó khơng dẫn tới sự phá hủy hệ thống nói chung, tộc người
vẫn cịn được giữ lại. Q trình tộc người thuộc loại này gọi là q trình tiến hóa tộc
người.
Q trình tộc người gắn liền với sự đứt đoạn dần dần với sự quá độ chuyển sang một
tộc người mới có thể gọi là q trình biến thể tộc người. Nói chung q trình tộc người
dưới dạng tiến hóa hay biến thể bao gồm tất cả những sự thay đổi đang diễn ra với tộc
người.
Trong khoảng thời gian tồn tại của tộc người, mỗi một tộc người trong thực tế thường
diễn ra sự thay đổi mang tính tiến hóa. Tái sản xuất sự thay đổi này đảm bảo cho mối liên
hệ thông tin bên trong tộc người. Trước tiên, vai trị tích cực thuộc về mối liên hệ đồng
đại được thực hiện bởi sự đưa cái mới vào bên trong tộc người và mang tính đại chúng
nhất. Nhưng suy cho cùng vai trị quyết định là mối quan hệ lịch đại vì chỉ có sự chuyển
giao cái mới giữa các thế hệ mới tạo nên tính ổn định tương đối truyền thống mà nó cần
thiết để thực hiện đối với thành tố bất kỳ nào của chức năng tộc người.
Nói chung, tổng hợp những mối liên hệ thông tin trong mỗi thời kỳ tồn tại của tộc
người đã đưa vào những lớp thơng tin tộc người mới. Cùng với nó tính bền vững tương


đối của tộc người đang diễn ra sự mất dần những yếu tố nào đó của tộc người… Nhưng
khi tộc người tồn tại thì nó vẫn giữ lại được một bộ phận đáng kể thuộc tính truyền thống
của nó, rất hiếm dưới dạng biến đổi mạnh. Do kết quả này, thơng tin văn hóa tộc người
trong mỗi thời điểm thường có nhiều lớp. Nó bao gồm những truyền thống được hình
thành cách đây khơng lâu, đồng thời có cả những lớp xuất hiện trong thời kỳ hình thành
tộc người
 Quá trình phân ly tộc người:

Quá trình phân ly tộc người (không cùng nguồn gốc) lại được chia thành hai loại hình
cơ bản: quá trình chia nhỏ và quá trình chia tách. Thuộc loại hình thứ nhất, mỗi tộc người
thống nhất được chia ra làm nhiều bộ phận khác nhau, những bộ phận này trở thành

những tộc người mới trong quá trình phân ly. Trường hợp thứ hai là từ một bộ phận nhỏ
tộc người gốc nào đó được chia tách ra dần dần trở thành một tộc người độc lập. Nếu
như trong trường hợp thứ nhất, tộc người xuất phát ngừng sự tồn tại của mình thì trong
trường hợp thứ hai tộc người gốc vẫn tiếp tục được giữ lại.
Loại hình chia tách tộc người được chia làm hai tiểu loại hình phụ thuộc vào những
nhân tố tạo nên sự phân ly tộc người. Một bộ phận nhỏ tách khỏi tộc người gốc do quá
trình di cư đến một vùng đất mới gọi là quá trình chia tách tộc người di cư. Nếu như nhân
tố cơ bản của quá trình chia tách tộc người là sự phân chia số đông tộc người giữa các
quốc gia thì gọi là sự phân ly tộc người chính trị.
Q trình phân ly tộc người là đặc điểm vốn có của xã hội nguyên thủy. Dạng cơ bản
của quá trình phân ly này là sự phân chia của các bộ lạc do sự đông lên của các thành
viên và sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên thiên nhiên thường diễn ra dưới hình thức chia
tách tộc người. Chính q trình phân ly này là cơ sở của sự phân cư của con người đến
các vùng khác nhau trên trái đất từ khu vực hình thành người Homo sapiens. Trong các
xã hội có giai cấp, quá trình phân chia tộc người gắn liền với sự di cư số đông là cơ sở
cho sự xuất hiện các tộc người khác nhau. Với sự xuất hiện các quốc gia, biên giới chính
trị đóng vai trị là nhân tố phân ly tộc người.
Ví dụ, trong q trình chia nhỏ tộc người của người Nga cổ đã hình thành 3 tộc người
thân thuộc Nga, Ucraina, Bêlarút.
Từ cộng đồng người Việt cổ hình thành người Việt, Mường, Chứt ở Việt Nam. Từ
cộng đồng Thái ở Vân Nam, Quý Châu Trung Quốc, các bộ phận của họ trong quá trình
di cư đến Lào, Thái Lan, Việt Nam đã hình thành các tộc người Thái (ở Thái Lan), Lào (ở
Lào) và Thái (ở Việt Nam). Cũng có những tộc người do q trình di cư đến Việt Nam đã
tách ra hình thành những nhóm địa phương nhưng vẫn coi mình thuộc về tộc gốc. Đó là


trường hợp các nhóm địa phương của người Nùng, Dao, H’mơng. Ở người Chăm, q
trình phân ly tộc người do sự khác biệt về tơn giáo của các nhóm cư dân: nhóm Chăm
theo Hồi giáo ở thành phố Hồ Chí Minh và nhóm Chăm theo Bà La Mơn giáo ở Bình
Thuận, Ninh Thuận. Người Stiêng ở tỉnh Bình Phước bị tách khỏi khối người Stiêng ở

bên kia biên giới Campuchia do sự phân chia ranh giới chính trị giữa hai nước.
Hiện nay trên thế giới, do sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc, sự khác biệt tôn giáo
vẫn thấy tình trạng có những dân tộc tuy cùng chung một nguồn gốc lịch sử những lại
muốn tách ra để hình thành các quốc gia và dân tộc riêng biệt.
 Quá trình hợp nhất tộc người:

Xu hướng hợp nhất tộc người đặc trưng và chiếm ưu thế cho các thời kỳ lịch sử từ khi
chế độ công xã nguyên thủy tan rã cho tới hiện nay. Quá trình này phản ánh xu thế tiến bộ
mang tính quy luật lịch sử nói chung dẫn tới sự củng cố các tộc người.
Xu hướng hợp nhất tộc người được chia làm ba loại hình riêng: quá trình cố kết hay
kết hợp (consoliation), quá trình đồng hóa (assimilation) và q trình hịa hợp
(integration).
- Q trình cố kết tộc người:
Quá trình cố kết tộc người được chia làm hai loại: cố kết trong nội bộ từng tộc người
và cố kết giữa các tộc người gần gũi nhau về mặt ngôn ngữ và văn háo để dẫn đến hình
thành một cộng đồng tộc người lớn hơn.
Cố kết trong nội bộ tộc người là sự tăng cường kết gắn chặt chẽ một tộc người bằng
cách gạt bỏ dần sự khác biệt về ngơn ngữ và văn hóa của các nhóm địa phương, củng cố
ý thức tự giác tộc người nói chung.
Ở Việt Nam, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc, các dân tộc ít người cư trú phân tán,
xen kẽ giữa các dân tộc. Chính sách dân tộc chia để trị của thực dân Pháp đã ngăn cản
quá trình cố kết nội bộ tộc người giữa các nhóm địa phương. Sau ngày miền Bắc được
hồn tồn giải phóng 1954, đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của các dân tộc ngày càng
được hồn thiện, các nhóm địa phương phân tán, xé lẻ trước đây đã có ý thức cố kết nhau
lại như trường hợp người Dao, Nùng, Thái và các dân tộc khác. Cũng như vậy, các dân
tộc bản địa ở Trường Sơn và Tây Nguyên sau ngày giải phóng 1975, sự giao lưu tiếp xúc
về kinh tế văn hóa ngày càng được tăng cường, ý thức thống nhất tộc người được củng cố
và phát triển.



Cùng với quá trình cố kết trong nội bộ tộc người là quá trình cố kết giữa các tộc
người vốn có chung nguồn gốc từ cộng đồng ngơn ngữ văn hóa trong q khứ. Sự phát
triển của các q trình cố kết giữa các tộc người trong nhiều trường hợp là sự phủ định
biện chứng quá trình phân ly tộc người trước đây.
Quá trình cố kết giữa các tộc người thể hiện ở người Tày và người Nùng cư trú xen kẽ
ở vùng núi Việt Bắc. Tày, Nùng được coi là hai dân tộc có cùng nguồn gốc gần gũi nhau
về mặt ngơn ngữ và văn hóa. Ngày nay, khuynh hướng xích lại gần nhau, hịa vào nhau
giữa hai dân tộc biểu hiện tương đối rõ nét. Ở vùng Thạch An, Hòa An, Quảng Hòa (Cao
Bằng), Tràng Định, Văn Lãng, Bình Gia, Lộc Bình (Lạng Sơn), ranh giới giữa các nhóm
Tày, Nùng đã rất mờ nhạt, mờ nhạt hơn so với ranh giới giữa các nhóm trong dân tộc
Nùng ở nơi khác. Văn hóa Tày Nùng của vùng này là sự tổng hợp của những yếu tố cả
Tày lẫn Nùng. Tiếng nói của vùng này khác chút ít so với các nhóm Tày hay Nùng nào ở
các địa phương khác và dường như nó là chung cho cả Tày lẫn Nùng. Trong điều kiện
giao lưu tiếp xúc kinh tế - văn hóa ngày càng đẩy mạng giữa hai dân tộc, quá trình cố kết
giữa các tộc người ngày càng đẩy mạnh những khác biệt địa phương dần dần bị xóa bỏ để
dẫn đến hình thành một tộc người thống nhất trong tương lai.
- Q trình đồng hóa tộc người:
Q trình đồng hóa tộc người là q trình hịa tan (mất đi) của một dân tộc hoặc một
bộ phận của nó vào mơi trường của một dân tộc khác. Nói cách khác, đồng hóa là q
trình mất đi hồn tồn hay gần hết thuộc tính của tộc người (nhóm) xuất phát vào một
dân tộc khác.
Khác với quá trình cố kết, quá trình đồng hóa tộc người thường diễn ra ở các tộc
người khác nhau về nguồn gốc, ngôn ngữ và văn hóa. Q trình đồng hóa thường xảy ra
ở các dân tộc nhỏ, hoặc những nhóm nhỏ của các tộc người có trình độ phát triển kinh tế xã hội thấp hơn bị đồng hóa bởi tộc người đơng hơn, có trình độ phát triển kinh tế - xã
hội cao hơn.
Quá trình đồng hóa thường diễn ra: lúc đầu họ tiếp thu một số yếu tố ngơn ngữ, văn
hóa của dân tộc khác, sau là đồng hóa văn hóa. Về mặt ngơn ngữ, lúc đầu họ duy trì tình
trạng song ngữ sau chuyển sang ngôn ngữ của tộc người khác mà họ chịu ảnh hưởng. Về
mặt ý thức tự giác, tên gọi dân tộc dần dần mất đi để chuyển sang tên gọi mới của dân tộc
chịu ảnh hưởng.

Trong quá trình đồng hóa dân tộc có đồng hóa tự nhiên và đồng hóa cưỡng bức.


Đồng hóa tự nhiên là q trình giao lưu tiếp xúc thường xuyên của một bộ phận hay
của cả tộc người bên cạnh thường là có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn, có dân
số đơng hơn. Quá trình giao lưu tiếp xúc lâu dài về mặt ngơn ngữ và văn hóa từ thế hệ
này sang thế hệ khác cũng như những cuộc hôn nhân hỗn hợp giữa các dân tộc đã đóng
vai trị quan trọng trong q trình này. Họ có nguyện vọng được trở thành thành viên của
dân tộc lớn hơn mà họ chịu ảnh hưởng.
Khái niệm đồng hóa khơng nên chỉ hiểu theo nghĩa xấu thể hiện sự thơn tính lẫn nhau.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin không những không phản đối mà cịn cho
đồng hóa là một sự tiến bộ xã hội của các quan hệ của các dân tộc. Bởi vì đồng hóa là sự
xóa mờ những khác biệt giữa các dân tộc quá độ từ dân tộc này sang dân tộc kia, phát
triển lên một bước cao hơn.
Đồng hóa cưỡng bức là q trình đồng hóa mà chính sách của nhà nước đa dân tộc
đóng một vai trị cực kì quan trọng. Bằng những biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội, văn
hóa, khi cơng khai, khi tinh vi nhằm thúc đẩy q trình đồng hóa bằng cách ngăn cản sự
duy trì, phát triển ngơn ngữ, chữ viết, văn hóa, phong tục tập quán của những dân tộc
thiểu số.
Trong q trình đồng hóa dân tộc, trước đây người ta cịn dùng thuật ngữ diệt chủng
để nói về sự biến mất khỏi vũ đài lịch sử của một dân tộc nào đó, cịn sự tiêu diệt văn hóa
của một dân tộc người ta dùng thuật ngữ ethnocisme.
Chính sách đồng hóa này thường được bọn thực dân thực hiện đối với các thổ dân
châu Úc, châu Đại Dương và châu Mỹ gây nên những nạn diệt chủng, những cuộc thảm
sát đẫm máu tiêu diệt các tộc người ở đây. Hơn 90% người da màu ở châu Mỹ, 80% thổ
dân Úc đã bị tiêu diệt.
Ở nước ta, nhất là ở miền rừng núi và trung du, nơi cư trú xen ghép của nhiều dân tộc
có sự khác biệt về ngơn ngữ, văn hóa, trình độ phát triển kinh tế, xã hội và số lượng cư
dân đã diễn ra quá trình đồng hóa tự nhiên. Ở Tây Bắc, các dân tộc thuộc nhóm Mơn –
Khmer như Khơ Mú, Kháng, Mãng, Xinh Mun chung sống lâu đời với người Thái đã tiếp

thu nhiều yếu tố văn hóa Thái như canh tác lúa nước, nhà ở, trang phục và ngôn ngữ. Xét
về nguồn gốc tộc người của nhiều nhóm địa phương của người Thái, ta thấy tuy hiện nay
họ khai là Thái, nhưng gốc gác của họ là La Ha, Kháng. Những nhóm ấy tự nhận là Thái
và được người Thái cơng nhận.
Q trình đồng hóa tự nhiên cũng diễn ra ở Việt Bắc, các dân tộc nhỏ đã chịu ảnh
hưởng ngôn ngữ, văn hóa của các dân tộc lớn bên cạnh như Tày, Nùng, H’mông, Dao…
và một bộ phận nhỏ của họ đã trở thành người khác tộc. Ví dụ như người Pu Péo ở Hà


Giang được sử sách ghi chép từ lâu và có số dân khá đông nay không vượt quá 300
người. Người Bố Y cũng nằm trong trường hợp ấy. Đầu thế kỷ XX dân số của họ hơn
2000 người nay chỉ còn 245 người. Điều này chứng tỏ họ đã hòa vào các dân tộc láng
giềng và hiện nay số người cịn lại đang hịa vào người Nùng.
Một nhóm người La Chí ở xã Bản Déo với hơn 1200 người đã quên tiếng mẹ đẻ, sống
theo phong tục tập quán như người Tày. Một số người dân tộc khác gọi họ là La Chí Tày.
Ở Lào Cai, người Phù Lá có nhiều nhóm. Nhóm Phù Lá ở A Mú Xung thì hịa vào
Giấy, nhóm Phù Lá ở Bắc Hà thì hịa vào Hoa.
- Q trình hịa hợp giữa các tộc người:
Q trình hịa hợp giữa tộc người thường diễn ra ở các dân tộc khác nhau về ngơn
ngữ văn hóa, nhưng do kết quả của các quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa lâu dài trong
lịch sử đã xuất hiện những yếu tố văn hóa chung bên cạnh đó vẫn giữ lại những đặc
trưng văn hóa của tộc người. Quá trình này thường diễn ra ở các khu vực lịch sử - văn
hóa hay trong phạm vi của một quốc gia đa dân tộc. Đây cũng là biểu hiện của q trình
xích lại và hợp nhất các dân tộc mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã nêu lên.
Q trình hịa hợp tộc người là xu thế lịch sử do sự giao lưu tiếp xúc kinh tế, văn hóa
– xã hội ngày càng đẩy mạnh ở các vùng, các quốc gia và cả khu vực. Đây cũng là sự phủ
định biện chứng quá trình phân ly tộc người để tạo nên tính thống nhất chung.
Ở Việt Nam quá trình hịa hợp giữa các tộc người diễn ra theo hai khuynh hướng: 1 –
sự hòa hợp các tộc người diễn ra trong phạm vi của một vùng lịch sử - văn hóa; 2 – sự
hịa hợp giữa các tộc người diễn ra trong phạm vi cả nước.

Sự hòa hợp giữa các tộc người thường diễn ra trong các vùng lịch sử - văn hóa. Do
cùng chung sống lâu dài trong một vùng địa lý giữa các dân tộc đã diễn ra q trình giao
lưu tiếp xúc văn hóa dẫn tới hình thành những đặc điểm văn hóa chung của cả vùng bên
cạnh những đặc trưng văn hóa của từng tộc người. Những đặc điểm văn hóa đó thể hiện
qua phương thức mưu sinh, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và ý thức cộng đồng khu
vực. Quá trình hịa hợp giữa các tộc người có thể nhận thấy ở các vùng như: miền núi
Việt Bắc và Đông Bắc, miền núi Tây Bắc và Thanh – Nghệ, Trường Sơn – Tây Nguyên,
Nam Bộ…
Bên cạnh khuynh hướng trên, ở Việt Nam đã diễn ra xu hướng hòa hợp giữa các dân
tộc trong một quốc gia Việt Nam thống nhất.


Sự tham gia vào quá trình dựng nước và giữ nước của các dân tộc ở nước ta là cơ sở
nền tảng cho sự hòa hợp giữa các dân tộc tạo nên tính thống nhất của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam. Ngày nay chúng ta quan niệm dân tộc Việt Nam có nhiều thành phần tộc
người trong quốc gia đa dân tộc cũng là hiểu theo nghĩa đó. “Nước Việt Nam là một, dân
tộc Việt Nam là một”, câu nói của Hồ Chủ tịch cũng nói lên điều đó. Các dân tộc ở Việt
Nam mặc dù có sự khác biệt về nguồn gốc lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa, nhưng do q
trình chung sống laai dài, giữa các dân tộc Việt Nam đã diễn ra quá trình giao lưu, tiếp
xúc văn hóa tạo nên một nền văn hóa Việt Nam thống nhất và đa dạng.
Lòng yêu nước là cơ sở của ý thức và tư tưởng về Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt
Nam. Là người Việt Nam ai cũng tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc
trong quá trình dựng và giữ nước. Ý thức đó ngày càng củng cố và phát triển khi Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ và xây dựng đất nước. Đảng ta đã đề ra đường lối chính sách cơ bản trong việc
giải quyết vấn đề dân tộc là đồn kết, bình đẳng và tương trợ đã củng cố và thúc đẩy
mạnh mẽ quá trình xích lại gần nhau giữa các dân tộc.
Trong q trình xây dựng đất nước tiếng Việt đã trở thành tiếng phổ thông được dùng
làm công cụ để giao lưu tiếp xúc giữa các dân tộc, là ngôn ngữ được sử dụng trong hệ
thống giáo dục quốc dân, hành chính, luật pháp, trong sáng tác văn học, nghệ thuật và

được sử dụng rộng rãi trong các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ có ngơn ngữ
chung đó đã tạo nên tính thống nhất, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng bao gồm tất cả tinh hoa
văn hóa của các dân tộc kết hợp lại để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc.
Hiện nay những tinh hoa văn hóa của các dân tộc đã trở thành tài sản chung của văn
hóa Việt Nam. Một mái nhà rơng, một ngơi chùa, đình làng, trang phục các dân tộc, các
món ăn cho đến lễ hội, các loại hình nghệ thuật được trình diễn hay được ghi chép trên
sách vở là của người Việt Nam, bản sắc văn hóa riêng của các dân tộc không những bị
mất đi mà vẫn giữ được bảo tồn phát triển tạo nên sự muôn sắc, ngàn hương.
7. Thế nào là q trình hịa hợp giữa các tộc người? Quá trình này ở Việt Nam diễn ra
như thế nào?
(Một phần của câu 6)
8. Chủng tộc là gì? Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm nhân chủng của các đại chủng.
 Chủng tộc:


“Chủng tộc là một quần thể (hoặc tập hợp các quần thể) đặc trưng bởi những đặc điểm
di truyền về hình thái, sinh lý mà nguồn gốc và quá trình hình thành của chúng liên quan
đến một vùng địa vực nhất định.”
 Đặc điểm nhân chủng của các đại chủng:

- Các đặc điểm chủng tộc về mặt phân loại có thể chia làm 3 loại:
+ Loại các đặc điểm mô tả: màu da, màu mứt, màu và kiểu tóc, các hình dạng của
mặt, mũi, mơi, đầu…
+ Loại đặc điểm đo đạc như kích thước của đầu, mặt, chiều cao và số đo các đoạn
trong thân thể.
+ Các đặc điểm hóa sinh: nhóm máu, nhóm huyết sắc tố.
- Người ta chia con người trên thế giới ra làm 4 đại chủng chủ yếu có các đặc điểm
nhân chủng riêng biệt:

+ Đặc điểm nhân chủng của đại chủng Ơxtralơit hay thổ dân da đen châu Úc: Da
rất sẫm màu (đen hoặc nâu đen), mắt đen; tóc đen uốn làn sóng; lơng trên người rậm rạp,
đặc biệt là râu phát triển mạnh; mặt ngắn và hẹp; mũi rộng, lỗ mũi to, sống mũi gầy; môi
dày, môi trên vẩu; đầu thuộc loại đầu dài hay rất dài; chiều cao trung bình khoảng 150cm.
+ Đặc điểm nhân chủng của đại chủng Nêgrôit hay người da đen châu Phi: Gọi là
Nêgrơit vì màu da của đại chủng này đen sẫm. Chữ Nêgrơit có nguồn gốc từ chữ Latinh
niger nghĩa là đen. Đặc điểm hình thái điển hình của đại chủng Negroid là: da đen, tóc
xoăn tít, lơng trên thân rất ít, trán đứng, gờ trên ổ mắt ít phát triển, cánh mũi rất rộng làm
cho mũi bè ngang, sống mũi không gẫy, môi rất dày nhưng hẹp. Ở một số loại hình mơng
rất phát triển. Về đặc điểm huyết học thì các nhóm máu A1, A2 và R có với tần số cao.
+ Đặc điểm nhân chủng của đại chủng Ơrôpôit hay người da trắng châu Âu: Gọi
là đại chủng Ơrơpơit vì đại chủng này sống tập trung ở châu Âu. Từ Ơrơpơit có nguồn
gốc từ tiếng Latinh nghĩa là châu Âu. Đặc điểm hình thái chủ yếu là: da thay đổi từ màu
sáng tới nâu tối; lông trên thân rất phát triển đặc biệt là râu; tóc thường uốn sóng; mặt
thường dơ ra phía trước đặc biệt là phần giữa mặt; mặt hẹp và dài không vẩu; màu mắt
thường xanh, xám hay nâu nhạt, không có nếp mi góc, mũi cao và hẹp; mơi mỏng, cằm
dài và vểnh, đầu thường là trịn; đặc biệt có núm Carabeli ở răng hàm trên. Nhóm máu
giống người Phi, nghĩa là nhóm A1, A2 và R gặp với tần số cao.
+ Đặc điểm nhân chủng của đại chủng Môngôlôit hay người da vàng châu Á: Đại
chủng Môngôlôit về nhiều đặc điểm thường có vị trí trung gian giữa Ơrơpơit và Ơxtralơit.


Đặc điểm chung là da sáng màu có ánh vàng hoặc ngăm đen; mắt và tóc đen, hình tóc
thẳng và cứng; lơng trên thân ít phát triển; mặt bẹt vì hai xương gị má rất phát triển; mũi
rộng trung bình, sống mũi không dô, gốc mũi thấp; môi dày trung bình, hàm trên hơi vẩu;
nếp mi mơng cổ tỷ lệ cao, đặc biệt có răng cửa hình xẻng là một đặc trưng của đại chủng
này. Thường có nhóm màu Diêgơ mà khơng có ở các đại chủng khác. Khơng có nhóm A 2
và rất ít nhóm R.
9. Anh (chị) hãy trình bày nội dung cơ bản của các tiêu chí tộc người
Tộc người là một tập đoàn người ổn định hoặc tương đối ổn định được hình thành

trong lịch sử, dựa trên những mối liên hệ chung về ngôn ngữ, sinh hoạt văn hóa và ý thức
tự giác dân tộc thể bằng một tộc danh chung.
Các tiêu chí của tộc người:
 Ngôn ngữ:

Ngôn ngữ là dấu hiệu cơ bản để người ta xem xét sự tồn tài của một dân tộc và để
phân biệt các tộc người khác nhau. Là phương tiện giao tiếp cơ bản, tiếng nói phục vụ
cho mọi lĩnh vực xã hội từ sản xuất đến các hình thái văn hóa tinh thần. Mỗi ngơn ngữ
đều có vốn từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm riêng.
Ngôn ngữ là một hệ thống và trong giao tiếp nó là hàng rào ngăn cách những người
thuộc các thành phần khác nhau. Ngơn ngữ cịn đóng vai trị quan trọng trong việc cố kết
nội bộ cộng đồng tôc người. Ngôn ngữ khơng chỉ thể hiện thành phần tộc người mà cịn
thể hiện cả tình cảm tộc người. Đối với thành viên trong tộc người, ngôn ngữ, tiếng mẹ
đẻ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là vật chuyển tải nền văn hóa độc đáo của
tộc người, tình cảm và giá trị của tộc người. Nó là thứ hành trang được truyền miệng qua
hàng thế kỉ và được gia tăng qua các thế hệ.
Ngơn ngữ cịn là phương tiện để phát triển những hình thái văn hóa tinh thần như: văn
học, nghệ thuật, giáo dục. Tiếng mẹ đẻ chính do dân tộc đó sáng tạo ra được mọi người
tiếp thu, sử dụng từ thuở ấu thơ nên dễ dàng biểu hiện những nét tế nhị nhát trong tâm
hồn của con người. Tác dụng gợi cảm của tiếng mẹ đẻ vô cùng nhạy bén, đôi khi người ta
hiểu nhau chỉ bằng nửa lời.
Ngôn ngữ mẹ đẻ là máu thịt của họ. Lịng thiết tha đối với ngơn ngữ dân tộc được nảy
sinh và phát triển mạnh mẽ khi kẻ thù dùng bạo lực đồng hóa ngơn ngữ của họ. Người ta
bảo vệ ngơn ngữ tộc người ngay từ khi nó chưa có chữ viết và cả khi nó có chữ viết. Điều
đó là dễ hiểu bởi vì bảo vệ ngơn ngữ tức là bảo vệ tính dân tộc của mình, mất ngôn ngữ
cũng là một trong những nguyên nhân làm mất chính tộc người đó. Cho nên tiếng mẹ đẻ


được coi là đặc trưng tộc người không thể thiếu được và là tiêu chuẩn để xác định tộc
người.

Tuy nhiên, khi coi ngôn ngữ là đặc trưng tộc người và là tiêu chuẩn để xác định thành
phần tộc người thì chúng ta cũng thấy có tình trạng một dân tộc nói hai hoặc nhiều thứ
tiếng. Vì thế khi coi ngơn ngữ là một trong những tiêu chí cơ bản để xác định tộc người
thì cũng khơng nên xem nó là tiêu chuẩn duy nhất mà là cần chú ý đến những đặc trưng
khác nữa.
Một thực tế thường thấy là có nhiều dân tộc vốn là những tộc người độc lập có thể
nói chung một thứ tiếng. Ví dụ như tiếng Anh khơng chỉ có người Anh sử dụng mà cịn có
nhiều dân tộc khác sử dụng: người Mỹ, Canada, người Australia gốc Anh, người
Scotland…
Có một số tộc người mà các nhóm riêng biệt của nó lại nói những thứ tiếng khác
nhau. Ví dụ trong tộc người Thụy Sĩ có bộ phận nói tiếng Đức, có bộ phận nói tiếng
Pháp, có bộ phận nói tiếng Ý. Ở Việt Nam có tộc người Cao Lan – Sán Chỉ, tiếng nói của
nhóm Cao Lan thuộc ngơn ngữ Tày – Thái, cịn tiếng Sán Chỉ lại thuộc ngôn ngữ Hán.
Ở các quốc gia đa dân tộc, hiện tượng song ngữ đa ngữ khá phổ biến do chịu sự chi
phối của quá trình tộc người theo hướng giao lưu, hội nhập. Hiện tượng thường thấy ở
vùng đa dân tộc, tiếng nói tộc người có dân số đơng và có trình độ phát triển kinh tế-xã
hội cao hơn đã ảnh hưởng tới ngôn ngữ của các dân tộc xung quanh và trở thành ngôn
ngữ giao tiếp chung cho tồn vùng.
 Văn hóa:

Văn hóa được coi là một tiêu chí quan trọng để xác định tộc người. Trong nghiên cứu
văn hóa cần phân biệt văn hóa của tộc người và văn hóa tộc người. Văn hóa của tộc
người là tổng thể những thành tựu văn hóa thuộc về một tộc người nào đó, do tộc người
đó sáng tạo ra hay tiếp thu vay mượn của các tộc người khác trong q trình lịch sử. Ví
dụ, văn hóa của người Việt là những yếu tố văn hóa do họ sáng tạo ra từ thời cổ đại và cả
sau này cùng với những yếu tố văn hóa do họ tiếp thu của nền văn minh Trung Hoa, Ấn
Độ, các nước trong khu vực và cả văn hóa thế giới. Văn hóa của tộc người hiểu theo
nghĩa rộng này ít mang sắc thái tộc người.
Văn hóa tộc người được hiểu là bao gồm tổng thể những yếu tố văn hóa vật thể và phi
vật thể giúp cho việc phân biệt tộc người này và tộc người khác. Chính văn hóa tộc

người là nền tảng nảy sinh và phát triển của ý thức tự giác tộc người. Văn hóa tộc người
là tổng thể những yếu tố văn hóa mang tính đặc trưng và đặc thù tộc người, nó thực hiện


chức năng cố kết tộc người làm cho tộc người này khác với tộc người khác. Tổng thể
những đặc điểm sinh hoạt tộc người làm thành cái mà chúng ta thường gọi là “truyền
thống tộc người”. Những truyền thống này được hình thành lâu dài trong lịch sử gắn liền
với hồn cảnh kinh tế, xã hội, mơi trường địa lí tự nhiên trong đời sống của từng dân tộc,
nhưng sau khi xuất hiện chúng trở nên bền vững và được duy trì lâu dài, thậm chí ngay
sau khi hồn cảnh sống của tộc người đã thay đổi mạnh mẽ.
Các yếu tố văn hóa tộc người truyền thống làm nên diện mạo của nó bao gồm các
thành tố của văn hóa vật thể (làng bản, nhà cửa, công cụ sản xuất, quần áo…) và các
thành tố văn hóa phi vật thể (tơn giáo, tín ngưỡng, phong tục, văn học…).
Trong nghiên cứu văn hóa, khơng phải lúc nào cũng có thể phân định một cách rạch
rịi văn hóa của tộc người và văn hóa tộc người.
Việc tìm ra những đặc điểm văn hóa mang sắc thái tộc người là việc làm hết sức khó
khăn và phức tạp bởi có nhiều yếu tố văn hóa giống nhau ở các dân tộc. Để phát hiện ra
những đặc điểm văn hóa tộc người cần phải tiến hành so sánh đối chiếu xun văn hóa để
tìm ra những nét tương đồng và dị biệt. Tuy nhiên, để phát hiện những đặc điểm văn hóa
tộc người thì chúng ta không chỉ căn cứ vào một vài yếu tố văn hóa nào đó mà phải căn
cứ vào tổng thể những đặc điểm văn hóa mang diện mạo tộc người.
Nếu một dân tộc mất đi những đặc điểm văn hóa tộc người của mình thì khó tồn tại là
một tộc người riêng biệt, q trình đồng hóa về mặt ngơn ngữ và văn hóa sẽ dẫn tới các
tộc người sẽ mất đi và hòa vào một tộc người khác. Ví dụ người La Chí ở bản Déo với
hơn 1200 người đã quên tiếng mẹ đẻ và sống theo phong tục, làm ăn, sinh sống như
người Tày.
Như vậy, chính đặc thù văn hóa tộc người cần được xem xét như là dấu hiệu cơ bản
của bất kỳ một tộc người nào, nó cho phép trong mỗi trường hợp phân biệt tộc người này
với tộc người khác. Thậm chí, ngay cả ngôn ngữ được coi là nhân tố chủ yếu để xác định
tộc người cũng phải liên kết chặt chẽ với nền văn hóa tộc người nói ngơn ngữ đó, vì văn

hóa tinh thần thể hiện rõ nét trong tiếng mẹ đẻ. Người ta thường gọi ngơn ngữ là hình
thức tồn tại của văn hóa và coi ngơn ngữ như là một trong những yếu tố của văn hóa.
 Ý thức tự giác tộc người:

Cùng với ngơn ngữ, văn hóa ý thức tự giác tộc người là một tiêu chí để xác định tộc
người. Một tộc người hình thành và tồn tại trong lịch sử là một hiện tượng xã hội thì ý
thức tộc người là một yếu tố vơ cùng quan trọng khi xác định một tộc người hay một
nhóm người thuộc về tộc người nào đó.


Ý thức tự giác tộc người là ý thức tự coi mình thuộc về một dân tộc nhất định được
thể hiện trong hàng loạt yếu tố: sử dụng một tên gọi tộc người chung thống nhất, có ý
niệm chung về nguồn gốc lịch sử, huyền thoại về tổ tiên và vận mệnh lịch sử của tộc
người. Ý thức đó được thể hiện trong những đặc điểm văn hóa, cùng nhau tuân thủ theo
những phong tục tập quán, lối sống của tộc người. Nếu như ngơn ngữ và văn hóa của tộc
người dễ biến đổi do tác động của quá trình giao lưu hội nhập văn hóa thì ý thức tự giác
tộc người dường như bền vững và ít thay đổi hơn. Ý thức tự giác dân tộc trước hết thể
hiện ở tên gọi (tộc danh). Tên gọi là một đặc tính của dân tộc. Một tộc người hình thành
có nhu cầu tự đặt cho mình một tên gọi riêng. Tên gọi đó biểu thị sự thống nhất của các
thành viên trong cộng đồng mình và dân tộc khác. Mỗi khi tính chất cộng đồng thay đổi
thì nhu cầu có một tên gọi khác phù hợp với cộng đồng mới là một thực tế.
Tên gọi của tộc người có thể là tên tự gọi do dân tộc đó tự đặt ra. Ví dụ người Bru
(Vân Kiều) tự gọi mình là Bru (người ở rừng), người Tày tự gọi mình với tên tày để chỉ
mình là người làm ruộng lâu đời. Lịng tự hào về tộc người được thể hiện qua tên gọi, có
tác dụng củng cố thêm ý thức tộc người. Vì vậy họ khơng thể chấp nhận những tên gọi
miệt thị mà các dân tộc khác đặt cho họ như Xá, Mán, Mọi…
Cùng với tên gọi, những người thuộc cùng một tộc người đều có ý thức về nguồn gốc
lịch sử của mình. Chính vì thể, dù cư trú biệt lập và sống cách xa nhau họ vẫn nhớ về lai
lịch gốc của mình. Người Mỹ hiện nay bao gồm nhiều nhóm người có nguồn gốc khác
nhau, mặc dù di cư đến Mỹ hàng trăm năm nhưng trong số họ vẫn nhớ về tộc gốc. Trong

cuộc sống hàng ngày họ vẫn bảo lưu ngôn ngữ và tập quán sinh hoạt của dân tộc.
Ý thức tự giác tộc người còn thể hiện ở cộng đồng tinh thần về tộc người, cộng đồng
ký ức về nguồn gốc và lịch sử của dân tộc qua huyền thoại và lịch sử. Các tộc người đều
có những truyền thuyết, sử thi, truyện dã sử, truyện lịch sử được người ta ghi nhớ trao
truyền cho nhau qua các thế hệ hoặc được ghi chép lại, nhờ vật ý thức tộc người được
củng cố mặc dù họ sống rất xa nhau, khơng cịn có quan hệ lãnh thổ, kinh tế, văn hóa.
Ý thức tộc người cịn thể hiện qua cộng đồng các giá trị và biểu tượng của văn hóa
dân tộc. Người Việt ln nhớ và hành hương về đền Hùng – đất tổ để tổ chức giỗ tổ (quốc
lễ) tưởng nhớ đến các vua Hùng, người khai sinh ra dân tộc. Trống đồng, Hồ Gươm,
Tháp Rùa, Văn Miếu trở thành những biểu tượng thiêng liêng của văn hóa dân tộc đi vào
cuộc sống tâm linh của mỗi người dân. Áo dài tân thời trở thành quốc hồn quốc túy.
Như vậy, trong số các tiêu chí tộc người như ngơn ngữ, văn hóa thì ý thức tự giác dân
tộc có sức sống bền vững nhất, vì vậy nó là tiêu chí hàng đầu để xác định một dân tộc và
phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Chừng nào ý thức dân tộc mất đi thì dân tộc đó


×