Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Quản lý hoạt động ngoại khoá trường phổ thông liên cấp quận 7 tp HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.16 KB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN NGUYÊN VŨ UY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG
LIÊN CẤP QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN NGUYÊN VŨ UY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG
LIÊN CẤP QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đình Nhâm

NGHỆ AN - 2021


3



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi.
Các số liệu trong luận văn là trung thực.
Kết quả của luận văn chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình
nào.
Tác giả luận văn


4

LỜI CẢM ƠN

Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành
đến:
PGS.TS. Nguyễn Đình Nhâm, đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tơi trong
q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Q Thầy Cơ, các đồng nghiệp, bạn bè thân hữu và Gia đình đã hỗ
trợ, tạo điều kiện, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn


5

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................2
MỤC LỤC.............................................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................6

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. .6
MỞ ĐẦU...............................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................8
1.2. Về mặt thực tiễn............................................................................................8
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................9
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................9
4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................9
6. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................9
7. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................10
8. Đóng góp chính của luận văn........................................................................10
9. Cấu trúc luận văn...........................................................................................11
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI
KHÓA Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG LIÊN CẤP..............................................12
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................12
1.1.1. Các nghiên cứu ở trên thế giới............................................................12
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam.................................................................13
1.2. Các khái niệm cơ bản..................................................................................14
1.2.1. Ngoại khóa, hoạt động ngoại khóa.....................................................14
1.2.2. Quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng liên cấp..............15
1.2.3. Biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng liên cấp
20


6

1.3. Một số vấn đề quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng liên
cấp........................................................................................................................20
1.3.1. Mục tiêu hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng liên cấp.............20
1.3.2. Nội dung hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng liên cấp............21

1.3.4. Phương pháp, hình thức hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông
liên cấp..........................................................................................................22
1.4. Vấn đề quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng liên cấp......23
1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng
liên cấp..........................................................................................................23
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông liên cấp
25
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường
phổ thông liên cấp.........................................................................................33
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA Ở
TRƯỜNG PHỔ THƠNG LIÊN CẤP QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH..................................................................................................................37
2.1. Khái qt tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục Quận 7, thành phố Hồ
Chí Minh.............................................................................................................37
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục Quận 7, thành phố
Hồ Chí Minh..................................................................................................37
2.1.2. Tình hình giáo dục của Quận 7, TPHCM...........................................38
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng.......................................................................39
2.2.1. Mục tiêu khảo sát................................................................................39
2.2.2. Nội dung khảo sát................................................................................39
2.3. Thực trạng HĐNK ở các trường phổ thông liên cấp Quận 7, thành phố
Hồ Chí Minh..................................................................................................41
2.3.1. Mức độ đạt được các mục tiêu HĐNK ở phổ thông liên cấp Quận 7. 41


7

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình HĐNK trong phổ thơng
liên cấp Quận 7.............................................................................................42
2.3.4. Về hình thức tổ chức HĐNK trường phổ thông liên cấp Quận 7........44

2.3.4. Thực trạng lực lượng tham gia tổ chức hoạt động ngoại khóa các
trường phổ thơng liên cấp Quận 7................................................................47
2.3.5. Thực trạng phương pháp HĐNK trong các trường phổ thông liên cấp
50
2.4. Thực trạng quản lí HĐNK ở các trường phổ thơng liên cấp Quận 7,
thành phố Hồ Chí Minh....................................................................................51
2.4.1. Tầm quan trọng của quản lí HĐNK ở các phổ thơng liên cấp Quận 7
51
2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch HĐNK ở phổ thông liên cấp Quận 7...........53
Bảng 2.7: Thực trạng lập kế hoạch HĐNK ở phổ thông liên cấp Quận 7...53
2.4.3. Thực trạng tổ chức và chỉ đạo việc quản lý hoạt động ngoại khóa ở
trường phổ thơng liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh........................56
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo HĐNK cho HS trường phổ thông liên cấp Quận
7, thành phố Hồ Chí Minh.............................................................................59
2.4.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá việc quản lý hoạt động ngoại khóa ở
trường phổ thơng liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh........................62
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ngoại khóa ở
trường phổ thơng liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.........................65
2.6. Đánh giá chung về thực trạng....................................................................67
2.6.1. Ưu điểm...............................................................................................67
2.6.2. Hạn chế................................................................................................68
2.6.3. Nguyên nhân........................................................................................69
Chương 3. Một số biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ
thơng liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh..............................................72


8

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp..........................................................72
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng liên

cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh...............................................................72
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh về
vai trò, tác dụng của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp.........................72
3.2.2. Tăng cường tính kế hoạch hoạt động ngoại khóa tại các trường phổ
thơng liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh...........................................76
3.2.3. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức HĐNK trong nhà trường
80
3.2.4. Hoàn thiện cơ cấu, bộ máy thực hiện hoạt động ngoại khóa tại các
trường phổ thơng liên cấp Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh.........................85
3.2.5. Tăng cường cơng tác chỉ đạo đảm bảo các nguồn lực, các điều kiện
hỗ trợ hoạt động ngoại khóa.........................................................................88
3.2.6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động ngoại khóa tại các trường phổ
thơng liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh...........................................91
3.3. Mối quan hệ của các nhóm biện pháp.......................................................96
3.4. Tổ chức khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi...................................97
3.4.1. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát........................................97
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm..........................................................................97
Tiểu kết chương 3.............................................................................................102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................105


9

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mức độ đạt được các mục tiêu HĐNK ở phổ thông liên cấp Quận 741
Bảng 2.2: Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình HĐNK trong phổ thơng
liên cấp Quận 7.............................................................................................................................43
Bảng 2.3: Về hình thức tổ chức HĐNK trường phổ thông liên cấp Quận 7......44
Bảng 2.4: Thực trạng lực lượng tham gia tổ chức hoạt động ngoại khóa các

trường phổ thơng liên cấp Quận 7........................................................................................48
Bảng 2.5: Thực trạng phương pháp HĐNK trong các trường phổ thông liên cấp
..............................................................................................................................................................50

Bảng 2.6: Đánh giá về tầm quan trọng của quản lí HĐNK ở các phổ thơng liên
cấp Quận 7.......................................................................................................................................51
Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông liên cấp
Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh...........................................................................................56
Bảng 2.9: Thực trạng chỉ đạo HĐNK cho HS trường phổ thơng liên cấp Quận 7,
thành phố Hồ Chí Minh.............................................................................................................59
Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra đánh giá việc quản lý hoạt động ngoại khóa ở
trường phổ thơng liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh....................................62
Bảng 2.11. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ngoại khóa
ở trường phổ thơng liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh................................65


10

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Khái niệm về quản lý...........................................................................................18


11

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2

VIẾT TẮT

BCĐ
CBQL

VIẾT ĐẦY ĐỦ
Ban chi đoàn
Cán bộ quản lý

3

CSCV

Cơ sở vật chất

4

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

5

GV

Giáo viên

6

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm


7

GD

Giáo dục

8

HĐGD

Hoạt động giáo dục

9

HĐ GDNGLL

Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp

10
11

HS

Học sinh

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa


12

UBND

Ủy ban nhân dân


12

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về mặt lý luận
Sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ( CNH – HĐH) đất nước yêu
cầu cần có nguồn nhân lực chất lượng cao, có đầy đủ phẩm chất và năng lực.
Đứng trước yêu cầu đó Giáo dục và Đào tạo cần phải có sự thay đổi để góp
phần mình vào sự nghiệp chung của đất nước.
Chương trình giáo dục phổ thơng đã có thay đổi từ chương rình giáo dục
tiếp cận nội dung, sang chương trình tiếp cận theo năng lực, tất yếu cần có sự
đổi mới về tất các các yếu tố của quá trình dạy học: từ mục tiêu, phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học .....
Hoạt động ngoại khố có thể coi như một hình thức để đánh giá học sinh
theo quản điểm phát triển toàn diện và càng có ý nghĩa hơn nếu các hoạt động
ngoại khố có tác động trở lại, giúp học sinh có thêm hứng thú, niềm vui trong
học tập và rèn luyện đạp đức. Chất lượng học tập sẽ cao, kích thích được hứng
thú học tập, nhu cầu và khả năng độc lập, tích cực tư duy của học sinh. Vì vậy,
với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về các hoạt động ngoại khóa nói chung, hoạt
động ngọai khóa tại các trường liên cấp (Trung học cơ sở - Trung học phổ
thông) chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động này.
1.2. Về mặt thực tiễn
Trong xu thế đi lên của ngành giáo dục – đào tạo trong thời gian qua,

ngành GD-ĐT thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Giáo dục Quận 7 đã có
những bước phát triển cả về quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất các trường được
nâng cấp, cải tạo và xây mới, nhiều cơ sở đạt chuẩn Quốc gia, chất lượng GDĐT có tiến bộ rõ rệt. Bên cạnh những thành cơng đó vẫn cịn những tồn tại, yếu
kém bất cập cả về quy mô, cơ cấu cũng như hiệu quả GD-ĐT chưa đáp ứng kịp
những đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH – HĐH đất


13

nước và góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
trong thời kỳ hội nhập.
Quận 7 là một quận có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển toàn
diện, bền vững của thành phố Hồ Chí Minh từ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội
đến an ninh quốc phịng và GD- ĐT. Để có được những kết quả đó, Thành ủy,
UBND Quận 7 luôn nhận thức GD-ĐT là nguồn gốc, động lực, điều kiện cho sự
phát triển mọi mặt của địa phương. Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội
của Quận, thường xuyên ưu tiên quan tâm đầu tư cho hệ thống giáo dục nói
chung và giáo dục bậc học tiểu học nói riêng. Trong bối cảnh cảnh đất nước
đang tập trung cho sự nghiệp CNH-HĐH và trước những yêu cầu đổi mới giáo
dục và đào tạo, chất lượng giáo dục Quận 7 còn bộc lộ những hạn chế: Đội ngũ
giáo viên còn thiếu so với nhu cầu, số lượng giáo viên có trình độ chun mơn
đạt chuẩn chưa nhiều, tính chuyên nghiệp của đội ngũ giáo viên chưa cao, đặc
biệt là đội ngũ giáo viên là sản phẩm của quá trình đào tạo chưa hệ thống.
Từ cơ sơ lý luận và thực tiễn nêu trên, để góp phần phát triển sự nghiệp
giáo dục ở thành phố Hồ Chí Minh, tơi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động ngoại
khóa ở trường phổ thông liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh ”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý
hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí
Minh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động ngoại khố của trường Phổ thơng liên cấp.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý Hoạt động ngoại khoá của trường Phổ thơng liên cấp
Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh


14

4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và thực hiện được các biện pháp quản lý có cơ sở khoa học
và có tính khả thi có thể quản lý tốt hoạt động ngoại khóa ở các trường phổ
thơng liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động ngoại khóa ở trường phổ
thơng liên cấp
5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng liên
cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
5.3. Đề xuất một số biện pháp hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng
liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông liên cấp
Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh trong 2 năm gần đây và đề xuất các biện pháp
quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông liên cấp tại đây.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan, khái
quát hóa các tài liệu liên quan làm cơ sở xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra: Xây dựng các phiếu điều tra sát với mục tiêu của
đề tài thu tập số liệu và xử lý số liệu một cách khoa học để đánh giá đúng hoạt
động ngoại khóa ở trường phổ thơng liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
- Phương pháp chuyên gia: bằng cách hỏi ý kiến chuyên gia như các nhà
khoa học, các nhà quản lý và các lực lượng liên quan để đánh giá đúng thực
trạng hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng liên cấp Quận 7, thành phố Hồ
Chí Minh, cũng như xây dựng các biện pháp phù hợp.


15

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm về
hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng liên cấp ở một số địa phương có kết
quả tốt để vận dụng vào hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông liên cấp tại
Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
- Phương pháp khảo sát: Lựa chọn đối tượng khảo sát đủ lớn về mặt
thống kê để tiến hành khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng liên cấp Quận 7, thành phố
Hồ Chí Minh đã đề xuất trong kết quả nghiên cứu.
7.3. Phương pháp sử dụng tốn thống kê
Sử dụng các cơng cụ thống kê: Bảng, các tham số thống kê để xử lý số
liệu trong q trình nghiên cứu.
8. Đóng góp chính của luận văn
8.1. Dự kiến đóng góp về lý luận
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở lý luận QL nói chung, quản
lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng liên cấp nói riêng góp phần nâng
cao chất lượng GD-ĐT trong điều kiện đổi mới GD và ĐT của nước ta hiện nay.
8.2. Đóng góp về thực tiễn
- Qua khảo sát, đánh giá thực trạng, luận văn đã mô tả được một cách tổng
thể về hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng liên cấp Quận 7, thành phố Hồ

Chí Minh cũng như nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với thực trạng đó.
- Đề xuất các biện pháp để quản lý tốt hoạt động ngoại khóa ở trường phổ
thơng liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn có cấu trúc gồm: Mở đầu; Kết luận và Kiến nghị; Tài liệu tham
khảo; Phụ lục và 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ
thông liên cấp


16

Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông
liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3. Một số biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ
thơng liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh


17

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI
KHĨA Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG LIÊN CẤP
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở trên thế giới
Tầm quan trọng của các HĐNK được nhiều nhà giáo dục trên thế giới
quan tâm, coi các HĐNK giúp học sinh gắn kiến thức với cuộc sống, các hoạt
động này có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác giáo dục thế hệ trẻ. Quản lý các
hoạt động này được xem là rất quan trọng trong trường phổ thông thể hiện qua
các quan điểm từ trước đến nay như sau:
Ở các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực như: Mỹ, Hàn Quốc,

Singapore,…hoạt động ngoại khoá là một phần khơng thể thiếu trong chương
trình đào tạo của mình (xem [19, 15]). Còn ở Việt Nam, trong khoảng hai mươi
năm trở lại đây, vấn đề ngoại khóa đã được chú ý nghiên cứu trên cả bình diện
lý thuyết và thực hành.
Trong lịch sử giáo dục, hoạt động ngoại khóa đã xuất hiện từ lâu, vào thế
kỉ XVI, thời kì Phục Hưng, Rabơle (Francois Rabelais (1494-1553), một nhà tư
tưởng người Pháp đã có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục ngồi giờ lên
lớp như ngồi việc ở lớp cịn có những buổi tham quan xưởng thợ, các cửa
hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần, thầy
và trò về sống ở nông thôn một ngày [14, 986].
Theo Isma’il Al-Qabbani (1898-1963), theo John Dewey-người Mỹ-khởi
xướng) đã sử dụng phương pháp giảng dạy theo nguyên tắc “học đi đôi với
hành, tăng khả năng quan sát, nhận thức, phân tích và đánh giá. Phương pháp
này ngược với phương pháp truyền thống: “đọc, viết, nghe và đọc”.
Đến thập niên 20, 30 của thế kỉ XX, A.S.Macarenco-nhà giáo dục nổi
tiếng người Nga đầu thế kỉ XX-đã bàn về tầm quan trọng của cơng tác này. Ơng
phát biểu: “Tơi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục


18

không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng khơng thể để cho q
trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học, mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông
của đất nước chúng ta…” Nghĩa là “trong bất kì hồn cảnh nào cũng khơng
được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp” [28, 225].
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Trong các giáo trình về lí luận và phương pháp dạy học văn đều có dành
một phần bàn về ngoại khóa như: “Hoạt động văn học ngồi nhà trường, vị trí
của cơng tác ngoại khóa văn học”, “Cơng tác ngoại khóa văn học với nhiệm vụ
đào tạo con người toàn diện của nhà trường xã hội chủ nghĩa”, “Nguyên tắc

hoạt động ngoại khóa văn học” của Phan Trọng Luận; “Tổ chức và hướng dẫn
học sinh đọc ngoại khóa văn học” của Trần Thanh Bình; gần đây nhất, một số
Hội thảo đáng chú ý đề cập đến vấn đề hoạt động ngoại khóa như: Hội thảo
“Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng dạy-học
trong nhà trường phổ thông” của Viện Nghiên cứu giáo dục-Trung tâm Đánh
giá và kiểm định chất lượng giáo dục; Hội thảo “Công tác quản lí hoạt động
giáo dục ngồi giờ lên lớp ở trường phổ thơng” của Trường Cán bộ quản lí giáo
dục Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề xung quanh hoạt
động ngoại khóa, hoạt động ngoại khóa văn học.
Đặng Vũ Hoạt - Hà Nhật Thăng trong nghiên cứu “Thực hành tổ chức hoạt
động giáo dục” [21] đã đề cập đến vai trò dạy học thực hành và mục tiêu, nội
dung, cách thức để tổ chức dạy học trong nhà trường.
Trong sách “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” [5] Hà Nhật Thăng
(Tổng chủ biên kiêm chủ biên) - Sách giáo viên lớp 6, 7, 8, 9 cũng đã nêu lên
mục tiêu, nội dung chương trình HĐNK, phương tiện, trang thiết bị cho việc tổ
chức HĐNK, đánh giá kết quả tổ chức HĐNK của HS, đồng thời hướng dẫn
thực hiện cụ thể các chủ điểm giáo dục.


19

Trong sách “Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”
cho học sinh các lớp 1; 2; 3; 4, 5, Lưu Thu Thủy (Chủ biên) [41] đã đề cập đến
hoạt động ngoại khóa trong nhà trường đặc biệt tác giả đã thiết kế HĐNK cho
các cấp học.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, với nghiên cứu “Biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học phổ thơng
Ngơ Thì Nhậm, Hà Nội”, luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục, năm 2010 [19].
Qua đánh giá thực trạng tác giả đã đề xuất một số biện pháp để GDNGLL cho
HS các trường phổ thông liên cấpPT đặc biệt chú trọng vào biện pháp đổi mới

phương thức, hình thức thực hiện.
Nguyễn Thị Huyền, với nghiên cứu “Biện pháp quản lý hoạt động HĐNK ở
trường Trung học phổ thơng Hồi Đức B, Hà Nội”, luận văn Thạc sĩ quản lý
giáo dục, năm 2012 [24]. Tác giả đã cho rằng HĐNK là hoạt động gắn kết nhà
trường với cuộc sống xã hội hướng cho học sinh tạo lập năng lực thích ứng cao,
định hướng cho học sinh trải nghiệm, bước vào cuộc sống đầy biến động.
Như vậy, đax có nhiều tác giả đề cập tới vấn đề HĐNK, các tác giả đã làm
nổi rõ tầm quan trọng của các HĐBK và đưa ra các hình thức tổ chức, các biện
pháp quản lý HĐNK ở các trường phổ thông liên cấp PT, nhưng các tác giả đều
chưa làm nổi bật vai trò, thế mạnh của HĐNK trong việc hình thành nhân cách
học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện
nay. Mặt khác cũng chưa có tác giả nào nghiên cứu các biện pháp quản lý
HĐNK ở trường phổ thông liên cấp. Trong điều kiện và giới hạn nghiên cứu,
luận văn này nêu rõ những biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường
phổ thơng liên cấp Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.


20

1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Ngoại khóa, hoạt động ngoại khóa
Hoạt động: Hoạt động là làm những việc khác nhau với những mục
đích nhất định trong đời sống xã hội. Hoạt động là vận động, không chịu
ngồi im. Hoạt động là vận động, vận hành để thực hiện chức năng nào hoặc
gây tác động nào đó.
Hoạt động là hình thức biểu hiện quan trọng nhất của mối quan hệ tích
cực, chủ động của con người đối với thực tiễn xung quanh.
Hoạt động giáo dục:
Theo Đặng Thành Hưng “Hoạt động giáo dục là hoạt động do người lớn
tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục, trực tiếp điều hành chúng và chịu

trách nhiệm về chúng chính là nhà trường, các giáo viên và các nhà giáo dục có
liên quan như cha mẹ học sinh, các tổ chức giáo dục xã hội và các cơ sở giáo
dục nhà nước [26; 24]
Các HĐGD trong nhà trường được phân chia thành hai bộ phận chủ yếu:
hoạt động giáo dục theo môn học và HĐGD ngồi mơn học như: ngoại khóa,
trải nghiệm.
Hoạt động ngoại khóa trường phổ thơng:
HĐNK là những hoạt động được tổ chức ngồi giờ học các bộ mơn văn
hố. HĐNK ở trường phổ thơng có mục tiêu giúp HS: nâng cao hiểu biết các
giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại.
Củng cố, mở rộng, khắc sâu và phát triển những kiến thức đã được học qua các
mơn văn hóa.
Về khái niệm HĐNK các tác giả đưa ra một số ý kiến:
Theo Đặng Vũ Hoạt, “HĐNK là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt
động thực tiễn của học sinh về khoa học kỹ thuật, lao động cơng ích, hoạt động
xã hội, hoạt động nhân văn, văn hoá nghệ thuật, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui


21

chơi giải trí… để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách” [21, tr. 3536].
Trong sách HĐNK ở phổ thơng thì: HĐNK là những hoạt động được tổ
chức ngồi giờ học các mơn học trên lớp, là sự tiếp nối hoạt động dạy - học trên
lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận
thức và hành động của HS [20].
HĐNK có vai trị vơ cùng quan trọng giúp học sinh chủ động tham gia,
nâng cao được kĩ năng sống; tham gia những hoạt động ngoại khóa, học sinh
cịn có điều kiện gần gũi nhau hơn, chia sẻ với nhau những kiến thức mà mình
đã học tập được, rèn luyện bản lĩnh tuổi trẻ, tính tự lập, lịng dũng cảm, sự
nhanh nhẹn tháo vát và tinh thần tương thân tương ái trong quan hệ cộng đồng,

bạn bè. Hoạt động ngoại khoá cũng là hoạt động giúp Giáo viên củng cố kiến
thức cho học sinh, giúp học sinh giải trí, loại bỏ căng thẳng và gắn kết nhau
hơn.
1.2.2. Quản lý hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thơng liên cấp
Quản lý:
Quản lý là một hệ thống xã hội, là khoa học và nghệ thuật tác động lên
từng thành tố trong hệ thống bằng những phương pháp thích hợp, nhằm đạt các
mục tiêu đề ra cho hệ thống và cho từng thành tố của hệ thống.
Quản lý là một khái niệm rộng, xuất phát từ những góc độ nghiên cứu
khác nhau, rất nhiều tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều cách giải thích
khác nhau về quản lý. Đó là:
Frederick Winslow Taylor (1856-1915) là người sáng lập ra thuyết quản
lý theo khoa học, theo ơng thì: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn
người khác làm, và sau đó hiểu được rằng đã hồn thành cơng việc một cách tốt
nhất và rẻ nhất” [12, tr. 89].


22

Henry Fayon (1845-1925), cha đẻ của thuyết quản lý hành chính lại cho
rằng: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo
thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm sốt. Quản lý chính là
thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát” [12, tr. 3-5].
Harold Koontz, được coi là người tiên phong của lý luận quản lý hiện đại
viết: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá
nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi cá thể đạt được
mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn của cá nhân ít
nhất” [12, tr. 20].
Các nhà nghiên cứu trong nước cũng đưa ra những quan điểm khác nhau
về quản lý:

Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí thì quản lý là “tác động
có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể
quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và
đạt được mục đích của tổ chức”[11, tr. 1].
Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ thì cho rằng: “Quản lý là một q trình
định hướng, q trình có mục tiêu. Quản lý một hệ thống là một quá trình tác
động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu
này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”
[32, tr. 32-36].
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách
thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đã dự kiến” [36, tr. 1].
Theo Nguyễn Văn Lê: “Quản lý là một hệ thống tác động khoa học nghệ
thuật vào từng thành tố của hệ thống bằng phương pháp thích hợp nhằm đạt
được những mục tiêu đề ra của hệ thống và cho từng thành tố của hệ thống”
[28, tr. 1].
Từ các nghiên cứu trên, tôi cho rằng khái niệm "quản lý" bao quát một số
nội dung sau:


23

+ Một là, quản lý là một hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người lao vào
hoạt động và sinh hoạt tập thể nhằm kiểm soát, điều khiển khách thể quản lý để
thực hiện các mục tiêu mà chủ thể quản lý hay cộng đồng xã hội đặt ra.
+ Hai là, thực chất của hoạt động quản lý là xử lý mối quan hệ giữa chủ
thể quản lý và khách thể quản lý.
+ Ba là, hoạt động quản lý chỉ phát huy được nhân tố con người với tư
cách là một bộ phận quan trọng nhất của khách thể quản lý và đạt hiệu quả cao
khi nó tạop ra được cái toàn thể - chỉnh thể từ nhiều cá nhận và các phương

tiện, điều kiện vật chất, tinh thần tương ứng với mục tiêu quản lý.
+ Bốn là, quản lý là một nghề phức tạp, để hoàn thành được chức trách
của mình, những người quản lý phải có đủ phẩm chất, năng lực phù hợp.
Qua nội dung trên, có thể hiểu: Quản lý là một hoạt động thiết yếu nảy
sinh khi có hoạt động chung, đó là sự tác động của chủ thể quản lý vào khách
thể quản lý – trong đó, quan trọng nhất là nhân lực – nhằm thực hiện các mục
tiêu và chức năng của chủ thể quản lý.
Q trình tác động này có thể thể hiện qua sơ đồ sau:


24

Công cụ

Chủ thể
quản lý

Khách thể
quản lý

Mục tiêu

Phương pháp
Sơ đồ 1.1: Khái niệm về quản lý
Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục là một bộ phận hết sức quan trọng
của quản lý xã hội và cũng đã có một quá trình phát triển lâu dài. Theo các nhà
nghiên cứu có nhiều khái niệm về quản lý giáo dục:
- Theo M.I.Kondacốp: Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổ
chức, phương pháp cán bộ, kế hoạch hoá,.... nhằm đảm bảo sự vận hành bình
thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở

rộng hệ thống cả về mặt số lượng lẫn chất lượng [27, tr. 1-4].
- Theo P.V.Khuđôminxky: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có
kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau
đến tất cả các khâu của hệ thống giáo dục nhằm mục đích bảo đảm việc giáo
dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài
hoà của họ [27].


25

- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm
cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện
được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội
tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến
tiến lên trạng thái mới về chất" [36, tr. 35].
- Theo tác giả Phạm Viết Vượng: "Mục đích cuối cùng của quản lý giáo
dục là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông
minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc của bản
thân và của xã hội" [43].
- Các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí cho rằng: “Quản
lý giáo dục là hoạt động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quan
của các cấp quản lý giáo dục tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm làm
cho hệ thống đạt được mục tiêu của nó” [11].
Từ những khái niệm trên, chúng tôi đưa ra khái niệm tổng quát về quản
lý giáo dục như sau: Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành phối hợp các lực
lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ theo yêu
cầu phát triển xã hội.
Quản lý hoạt động ngoiaj khố của trường phổ thơng liên cấp: Quản lý HĐNK
là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến tập thể GV và HS được tiến hành

ngồi giờ lên lớp theo chương trình của kế hoạch đã đề ra nhằm mục tiêu giáo
dục HS một cách toàn diện.
Quản lý HĐNK cần đặc biệt lưu ý việc phát huy vai trò của đội ngũ cán
bộ, GV trực tiếp tham gia tổ chức HĐNK. Việc huy động các nguồn lực trong
và ngồi nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo tổ chức
thành công các HĐNK. Đối với công tác chỉ đạo, quản lý, cần chia ra thành
các bộ phận thực hiện chính bao gồm: bộ phận tham gia xây dựng kế hoạch và


×