Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

TIỂU LUẬN môn logistics và vận tải quốc tế đề tài hệ thống cảng cạn khu vực miền bắc việt nam và một số đề xuất phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.14 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
……..***……..

TIỂU LUẬN
Môn: Logistics và vận tải quốc tế
Đề tài: Hệ thống cảng cạn khu vực miền Bắc Việt Nam
và một số đề xuất phát triển
Lớp tín chỉ: TMA305.5
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Minh Trâm
Nhóm thực hiện: Nhóm 13
1. Trần Thị Quỳnh Trâm - 1917710151
2. Vi Thị Trân - 2014720056
3. Phan Tuyết Trinh - 1911120127
4. Bùi Thị Vân - 1917710164
5. Bùi Bá Vũ - 1911110432
6. Lê Tường Vy - 1917710169
7. Nguyễn Thị Yến - 1911110439
8. Trần Thị Thu Yến - 1917710173

Hà Nội, ngày 19 tháng 03 năm 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
I. Chương I. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 3
1. Tổng quan về cảng cạn ............................................................................................ 3
1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 3
1.2. Vai trò .............................................................................................................. 3
1.3. Chức năng ........................................................................................................ 4
2. Hoạt động của cảng cạn........................................................................................... 5


2.1. Cơ sở hạ tầng của cảng cạn ............................................................................ 5
2.2. Quy trình hoạt động tại cảng cạn .................................................................... 6
II. Chương II: Thực trạng và đánh giá ............................................................................ 8
1. ICD Mỹ Đình ............................................................................................................ 8
1.1. Vị trí địa lý:................................................................................................... 8
1.2. Cơ sở hạ tầng: .............................................................................................. 8
1.3. Hoạt động của ICD....................................................................................... 9
1.4. Kế hoạch mở rộng ICD Mỹ Đình: ................................................................ 9
2. ICD Hải Dương ...................................................................................................... 10
2.1. Vị trí địa lý:................................................................................................. 10
2.2. Cơ sở hạ tầng: ............................................................................................ 10
2.3. Hoạt động của ICD: ................................................................................... 11
3. ICD Thụy Vân ........................................................................................................ 11
3.1. Vị trí địa lý: .................................................................................................... 11
3.2. Cơ sở hạ tầng: ............................................................................................... 11
3.3. Hoạt động của ICD: ...................................................................................... 12
4. ICD Tiên Sơn .......................................................................................................... 12
4.1. Vị trí địa lý: .................................................................................................... 12
4.2. Cơ sở hạ tầng của ICD:................................................................................. 12
4.3. Hoạt động của ICD: ...................................................................................... 13
4.4. Nhận xét: ........................................................................................................ 13
5. ICD Lào Cai ............................................................................................................ 13
5.1. Vị trí địa lý: .................................................................................................... 13
5.2. Cơ sở hạ tầng của ICD:................................................................................. 14
5.3. Hoạt động của ICD: ...................................................................................... 14
5.4. Nhận xét: ........................................................................................................ 15
6. ICD Long Biên ....................................................................................................... 15
6.1. Vị trí địa lý: .................................................................................................... 16
6.2. Cơ sở hạ tầng của ICD:................................................................................. 16
6.3. Hoạt động của ICD: ...................................................................................... 16

6.4. Nhận xét: ........................................................................................................ 17
III. Chương III: Đề xuất phát triển hệ thống cảng cạn khu vực miền Bắc ................ 17
1. Đối với nhà nước .................................................................................................... 17
1.1. Quy hoạch hệ thống cảng cạn ....................................................................... 17
1.2. Hồn thiện chính sách về đầu tư xây dựng các ICD theo hình thức PPP .... 19
1.3. Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển cảng cạn: ......................... 20
2. Đối với doanh nghiệp ............................................................................................. 20


2.1. Cải thiện năng lực hạ tầng và đầu tư cơ sở thiết bị của ICD .................... 20
2.2. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ tại ICD .............................. 21
2.3. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.......................................................... 22
KẾT LUẬN.......................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................26


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, do quá trình hợp tác và liên kết kinh tế trên toàn cầu cũng như khu vực, khối
lượng hàng hóa trao đổi giữa các nước gia tăng nhanh chóng. Đi liền với việc gia tăng khối
lượng trao đổi hàng hóa giữa các nước là sự phát triển của các phương thức vận tải. Đặc biệt
là việc sử dụng container vào q trình chun chở hàng hóa đã làm thay đổi sâu sắc về nhiều
mặt không chỉ trong ngành vận tải mà cả các ngành kinh tế khác có nhu cầu chuyên chở hàng
hóa. Cùng với quá trình phát triển của q trình Container hố, phát triển cảng cạn đã trở
thành xu thế trên toàn thế giới.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới cũng khơng nằm ngồi xu thế đó.
Tính đến tháng 11/2021, Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Việc
đàm phán và ký kết thành công nhiều FTA với các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu
của Việt Nam hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội về tăng trưởng kinh tế và đa dạng hoá thị trường
xuất nhập khẩu. Việc tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam vào các thị trường
xuất khẩu lớn thơng qua việc ký kết các FTA có ý nghĩa quan trọng. Khối lượng hàng hóa

xuất nhập khẩu cũng như khối lượng hàng hóa chuyên chở bằng container ở Việt Nam sẽ
tăng rất nhanh trong tương lai, nhu cầu sử dụng cảng cạn ngày càng lớn. Bên cạnh đó, việc
phát triển cảng cạn ICD ở Việt Nam chưa đồng đều, hầu hết là trực thuộc cảng biển hoặc hay
các công ty giao nhận, vận chuyển, phát triển chủ yếu ở khu vực phía Nam, nhỏ lẻ ở phía Bắc
và hồn tồn chưa có ở miền Trung. Đặc biệt, Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam,
quy mô diện tích của các cảng cạn tại miền Bắc là nhỏ, chủ yếu từ 10 ha trở xuống, chỉ có 1
cảng cạn có diện tích 13,5 ha và 1 cảng cạn diện tích 30 ha. Các cảng cạn này hiện mới chỉ
được kết nối bằng đường bộ, chưa tạo ra được hiệu quả vận tải rõ rệt giữa cảng biển và nguồn
hàng. Đặc biệt với quy mô nhỏ, chủ yếu dưới 10 ha, dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao,
chưa được quy hoạch phát triển hợp lý. Xuất phát từ thực tế trên, nhóm tiểu luận chọn nghiên
cứu đề tài tiểu luận môn Logistics và vận tải quốc tế là: “Hệ thống cảng cạn khu vực miền
Bắc Việt Nam và một số đề xuất phát triển”
Tiểu luận tập trung nghiên cứu về tình hình hệ thống cảng cạn miền Bắc trong những năm
gần đây và đề xuất phát triển hệ thống này. Tiểu luận nghiên cứu với kết cấu 3 phần:
1. Cơ sở lý thuyết về cảng cạn
1


2. Thực trạng và đánh giá về hệ thống cảng cạn ở miền Bắc Việt Nam
3. Đề xuất phát triển hệ thống cảng cạn khu vực miền Bắc
Nhóm tiểu luận xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sự hướng dẫn của Th.S Lê Minh Trâm
để nhóm có thể hồn thành tiểu luận này một cách tốt nhất. Vì thời gian có hạn và kiến thức
cịn chưa sâu, nhóm chúng em khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, nhóm rất mong
nhận được sự góp ý của cơ để chúng em có thể hồn thiện hơn vốn hiểu biết cịn hạn hẹp của
mình.

2


I.


Chương I. Cơ sở lý thuyết
1. Tổng quan về cảng cạn
1.1.

Khái niệm

ICD (Inland Container Depot), hay còn gọi là cảng cạn, cảng khô hay cảng nội địa. Điều 04,
Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định rằng: “cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng
giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng
không, cảng đường thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ. Đồng thời, nó cịn giữ
chức năng tương tự như cửa khẩu đối với các lô hàng đượ xuát khẩu và nhập khẩu bằng
đường biển.”
Cảng cạn chính là phần mở rộng của cảng biển thông thường. Để tránh ồn ứ, tồn đọng, quá
tải ở cảng biển, cảng ICD được xây dựng nhằm giảm bớt gánh nặng, đáp ứng nhu cầu thông
quan của các lô hàng, đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc kiểm sốt và nâng cao năng suất.
1.2.

Vai trị

Vai trò của ICD thể hiện rõ trong hệ thống vận tải container. Có thể nói ICD là đầu cầu kết
nối giữa nơi sản xuất - tiêu thụ hàng hóa và cảng biển, đặc biệt ở khu vực có khối lượng
container lớn. Một vài vai trò tiêu biểu của ICD bao gồm:
a. Là điểm tập kết container, giảm gánh nặng, tăng khả năng thông qua tại các cảng
biển
Thời gian làm thủ tục hải quan phụ thuộc vào nhiều yếu tố quy trình như kết quả giám định,
bốc xếp hàng, kiểm tra chuyên ngành,....Một trở ngại nữa mà nhiều cảng biển hay gặp phải
là sự hạn chế về không gian, bãi đỗ. Trong một thế giới tồn cầu hóa, nhu cầu xuất nhập khẩu
tăng cao, bắt buộc các cảng biển phải có khả năng tải được lưu lượng hàng hóa vơ cùng lớn.
Cảng ICD đã giải quyết vấn đề này, cung cấp điều kiện thích hợp để bảo tồn chất lượng

hàng hóa, đóng vai trị như một điểm tập kết container. Hàng hóa tổng hợp và phân phối
thơng qua ICD sẽ giảm áp lực, giảm ứ đọng cũng như tăng diện tích sức chứa cho cảng biển.

3


b. Là phương pháp giảm chi phí, tối ưu hóa vận chuyển
ICD làm giảm chi phí, tối ưu hóa vận chuyển. ICD đóng vai trị trung tâm phân phối hàng
hóa, hàng hóa lưu thơng một cách nhanh chóng, giảm thời gian lưu hàng - tức là tiết kiệm
được thời gian, hạn chế việc bốc xếp hàng hóa cũng như giảm chi phí đi kèm. Q trình vận
chuyển trên đường và tại cảng biển được tối ưu, nâng cao năng suất cũng như tính hiệu quả.
Hơn nữa, hàng hóa cũng cắt giảm được các khoản phí thanh tốn bù trừ - chuyển tiếp giữa
các đại lý, bởi cảng ICD cho phép sử dụng vận đơn, chứng từ liên hợp và đa phương thức.
Điều này cũng làm giảm lượng khí thải, khí nhà kính thơng qua việc giảm lưu lượng lưu
thơng hàng hóa, thay đổi phương thức vận chuyển hàng, đồng nghĩa với việc giảm ùn tắc giao
thông.
c. Là nguồn lực thúc đẩy dịch vụ logistics
ICD góp phần thúc đẩy dịch vụ logistics. Logistics bao gồm nhiều chi phí, cụ thể có thể kể
đến phí vận chuyển, lưu kho bãi,... Những chi phí này có thể rất lớn nếu như hàng hóa bị ứ
đọng, khiến cho chi phí logistics tăng đáng kể. Cảng ICD giải quyết các vấn đề này, tạo điều
kiện thuận lợi cho ngành logistics phát triển.
Cảng cạn ICD có một vai trị khơng hề nhỏ với q trình vận tải, nhưng để phát huy hết tác
dụng của mình, ICD phải được quy hoạch hợp lý cùng với thiết kế, trang bị hiện đại sao cho
thuận tiện vận chuyển đến và đi tới cảng biển, cũng như là hoạt động trơn tru, liên kết và
đồng bộ với hệ thống hải quan.
1.3.

Chức năng

Đối với hệ thống hải quan, cảng ICD là một điểm mấu chốt quan trọng giúp hàng hóa lưu

thơng, góp phần giảm các loại chi phí và thời gian giam hàng. Tùy vào từng khu vực hay
quốc gia mà cảng cạn có chức năng khác nhau. Một vài chức năng tiêu biểu của cảng ICD
bao gồm:
-

Thơng quan hàng hóa: bao gồm việc kiểm tra hàng lẻ trước khi đóng hàng hoặc

sau khi dỡ hàng, kiểm tra niêm phong container, giám định và xác định trị giá hải quan...Việc
vận chuyển các container chưa thông quan đến ICD từ cảng biển nước sâu giúp tiết kiệm thời
gian và chi phí, rất cần thiết cho sự phát triển hệ thống vận tải đa phương thức.

4


-

Lưu thơng hàng hóa được vận chuyển bằng container.

-

Là bãi chứa, tập kết container có hàng/ rỗng và hàng hóa xuất nhập khẩu: bao

gồm các hoạt động như cân, kiểm tra niêm phong và kiểm tra tổn thất, nhãn dán và kiểm sốt
độ an tồn và kiểm sốt thơng tin container; có thể được nhận container đã đóng hàng từ trạm
đóng hàng container vệ tinh (CFS) trong tình trạng sẵn sàng để được vận chuyển ra cảng. Các
chủ hàng cũng có thể trực tiếp mang hàng lẻ tới cảng cạn để tổng hợp hàng và chuyển đi.
-

Sửa chữa và bảo dưỡng container.


-

Đóng và dỡ hàng khỏi container cũng như gom và chia hàng hóa lẻ từ container.

-

Kiểm tra và hồn tất thủ tục hải quan.

Ngồi ra cịn những chức năng phụ như vận chuyển hàng dự án, hàng siêu trọng, lắp đặt trang
thiết bị, làm bao bì đóng gói,...
2. Hoạt động của cảng cạn
2.1.

Cơ sở hạ tầng của cảng cạn

Một cảng cạn có diện tích khơng hề nhỏ, chia ra thành nhiều khu vực dựa theo chức năng
nhất định. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ICD phải đảm bảo, phù hợp với các quy chuẩn do Bộ
Giao thông vận tải ban hành để thực hiện chức năng một cách trơn tru nhất. Các cơng trình
thiết yếu của cảng cạn bao gồm:
-

Hệ thống kho bãi container - hàng hóa:

-

Bãi đậu container

-

Khu vực vệ sinh container


-

Kho ngoại quan

-

Kho CFS - kho thu gom hàng lẻ

-

Khu vực thủ tục hành chính, thơng quan hàng hóa - khu văn phịng

-

Nhà điều hành

5


-

Văn phịng các cơ quan liên quan

-

Khu vực chun đóng gói, thơng quan hàng hóa

-


Nhà xưởng sửa chữa

-

Các cơng trình đảm bảo an ninh trật tự: Cổng, tường rào, thiết bị soi, chiếu,

trang thiết bị giám sát, kiểm soát, thanh tra và lưu giữ của hải quan,...
-

Đường giao thông nội bộ và giao thông kết nối với hệ thống giao thơng vận tải

ngồi khu vực cảng cạn; Hệ thống cấp điện, cấp, thốt nước, thơng tin liên lạc.
2.2.

Quy trình hoạt động tại cảng cạn

Cụ thể mà nói, quy trình hoạt động tại cảng cạn là quy trình xuất nhập hàng hóa, kết hợp giữa
vận chuyển đường bộ và đường sắt. Ngồi ra, cịn một phương thức vận chuyển nữa là đường
thủy nội địa. Phương thức này khơng có điểm khác biệt gì đáng kể, ngồi việc thay vì xe cộ
hay tàu hỏa, phương tiện vận chuyển của nó là sà lan. Quy trình này được chia ra thành quy
trình xuất hàng và quy trình nhập hàng. Trong hai quy trình đó tiếp tục phân nhỏ ra thành quy
trình với hàng nguyên container và hàng lẻ container.
a. Quy trình xuất hàng hóa
Với quy trình này, hàng ngun container và hàng lẻ container giống hệt nhau về các bước
vận chuyển. Khách hàng tự vận chuyển hàng nguyên container tới ICD bằng ô tơ, với hàng
lẻ thì vào CFS dưới sự giám sát của hải quan. Khu container rỗng sẽ đảm nhận việc xuất
container rỗng phục vụ đóng hàng. Sau khi đóng xong, hàng hóa sẽ được đưa đi kiểm tra,
giám định rồi tới khu chứa container. Từ bước này, hàng bắt đầu chuyển dần ra đầu kéo tàu
hỏa rồi ra phương tiện vận chuyển (tàu hỏa hoặc ô tô) rồi ra cảng biển.


b. Quy trình nhập hàng hóa tại ICD
6


Ở quy trình nhập hàng thì khác, hàng nguyên và hàng lẻ khi nhập vào ICD trải qua lộ trình
khơng giống nhau.
-

Hàng nguyên Container

Hàng nguyên container sẽ được vận chuyển vào ICD bằng tàu hỏa hoặc ô tô, rồi tiếp tục di
chuyển tới bãi đỗ container. Ở bãi đỗ, hàng hóa sẽ được đưa đi kiểm tra giám định rồi chuyển
về kho của chủ hàng (ICD nhận lại container rỗng). Phương thức thứ hai là tháo dỡ container
và chuyển hàng lên xe ô tô để giao cho chủ hàng (container rỗng sẽ được đưa vào khu
container rỗng).

-

Hàng lẻ container

Hàng lẻ container cũng không khác so với hàng nguyên, nhưng sau khi đến bãi đỗ, container
hàng lẻ sẽ được đưa tới CFS để tháo dỡ dưới sự giám sát của hải quan. Container sau đó sẽ
về khu rỗng cịn hàng sẽ về kho của khách lẻ.

7


II. Chương II: Thực trạng và đánh giá
1. ICD Mỹ Đình


1.1. Vị trí địa lý:
ICD Mỹ Đình hoạt động từ 2005, được xây dựng trên một vị trí địa lý rất thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp thuộc khu vực Hà Nội và các tỉnh
phía bắc Việt Nam. Cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 7 km, ICD Mỹ Đình nằm trên tuyến
vành đai 3 của Hà Nội nối Cảng Hải Phòng, Sân bay Quốc tế Nội Bài và cửa khẩu biên giới
Hữu nghị quan (Lạng Sơn). ICD Mỹ Đình Hà Nội là Cảng cạn lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam.
Ngồi ra, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội có trụ sở ngay tại ICD nên việc làm thủ tục Hải quan,
thông quan hàng hố có rất nhiều thuận lợi và được thực hiện liên tục 24/24 giờ.

1.2. Cơ sở hạ tầng:
-

Tổng diện tích :18 ha

-

Diện tích kho : 2,2 ha ( Gồm : Hệ thống kho thông quan, kho ngoại quan, kho

đơng lạnh…)
-

Hệ thống cơ sở hạ tầng hồn chỉnh , đầy đủ các phương tiện thiết bị chuyên

dùng.

8


1.3. Hoạt động của ICD
-


Xuất nhập khẩu ủy thác và bảo lãnh XNK.

-

Khai th hải quan, thơng quan hàng hố XNK.

-

Đóng gói, xếp dỡ hàng hố.

-

Vận tải hàng hố nội địa, vận chuyển và trung chuyển hàng hoá chuyển cửa

-

Vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển, đường hàng không và vận

khẩu.

chuyển đa phương thức kết hợp.
-

Đại lý tàu biển hàng rời và hàng container

-

Đại lý hàng gom & hàng CFS


-

Đại lý phân phối hàng hóa XNK và nội địa

-

Cho thuê kho bãi bao gồm: kho thông thường, kho lạnh, kho ngoại quan, kho

phân phối hàng hóa…
-

Cho thuê container.

-

Dịch vụ hàng hoá quá cảnh, tạm nhập tái xuất và hàng miễn thuế.

-

Các dịch vụ đồng bộ khác cho việc di dời lắp đặt nhà xưởng & máy móc thiết

bị

1.4. Kế hoạch mở rộng ICD Mỹ Đình:
Do nhu cầu ngày càng lớn của các doanh nghiệp, năm 2015, INTERSERCO đã quyết định
mở rộng thêm IDC Mỹ Đình về xã Đức Thượng, huyện Hồi Đức, TP. Hà Nội. Diện tích
nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 23,2 ha, phía Nam giáp quốc lộ 32. Mục tiêu của cảng cạn
nhằm phục vụ khu vực kinh tế Tây Bắc Hà Nội. Công suất hoạt động của cảng cạn ICD Mỹ
Đình giai đoạn 2020- 2030 lên đến 151.800 TEU/năm trên tổng công suất khoảng 380.000
TEU/năm của khu vực kinh tế Tây Bắc, phù hợp với Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn

Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
9


2. ICD Hải Dương

2.1.

Vị trí địa lý:

ICD Hải Dượng thành lập năm 2002, thuộc xã Việt Hòa, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải
Dương. ICD có vị trí trung tâm giữa các khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương như KCN Nam
Sách, KCN Đại An, KCN Phúc Điền, KCN Tân Trường, KCN Phú Thái, KCN Kenmark,
KCN Lai Vu, KCN Cộng Hòa; và cách Cảng Hải Phòng 55km , Cảng Cái Lân 120km, sân
bay Nội Bài 90km. Hệ thống giao thông gồm có cả đường bộ và đường sắt. Đường bộ gồm:
quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 188, quốc lộ 10, quốc lộ 1A. Đường sắt gồm: Hải Phòng – Hải
Dương – Hưng Yên – Hà Nội – Lạng Sơn – Lào Cai. Hệ thống đường quốc lộ kết nối thuận
lợi đi các tỉnh Phía Bắc và xuống phía Nam. Cơ quan hải quan có trụ sở tại Cảng nội địa,
thuận tiện cho hoạt động khai báo và kiểm tra hải quan đối với các khách hàng có hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu.

2.2.
-

Cơ sở hạ tầng:
Hệ thống bãi container:
+

Hiện tại: tổng diện tích 12 ha


+

Đến năm 2020: tổng diện tích 17,5 ha

+

Hệ thống kho chứa hàng:

+

Số lượng kho: 6

+

Tổng diện tích kho:4,56 ha, trong 2,8 ha là kho ngoại quan

+

Loại hình kho: kho thơng thường và kho ngoại quan

+

Kết cấu kho: khung thép, xây tường, nền cao thuận tiện cho việc đóng rút
hàng hóa trên xe tải và xe container

+

Trang bị: hệ thống báo cháy và chữa cháy đã được Phòng Cảnh sát PCCC
thẩm duyệt


-

Trang thiết bị:

10


2.3.

+

45 xe container có lắp định vị vệ tinh

+

Cẩu container chuyên dụng

Hoạt động của ICD:

Cho thuê kho, cho thuê bãi, xếp dỡ hàng hóa và container, làm thủ tục hải quan, đại lý hải
quan, giao nhận và vận chuyển hàng hóa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hệ thống kho
chủ yếu các kho của ICD dành cho công ty TNHH Ford Việt Nam và cơng ty Keangnam th
tồn quyền sử dụng. Khách hàng lớn nhất của ICD Hải Dương là công ty Ford Việt Nam.
Các khách hàng khác lượng hàng ít, khơng đều trong năm và chủ yếu là yêu cầu vận chuyển
và tự làm thủ tục hải quan, cịn hoạt động th khai hải quan và hồn thành thủ tục chúng từ
và giao nhận chủ yếu chỉ có Ford Việt Nam. Tuy nhiên ICD chưa là đại lý cho các hãng tàu,
mà chủ yếu thực hiện thủ tục hải quan cho hàng hóa và vận chuyển hàng hóa từ cảng Hải
Phòng hoặc cảng Cái Lân tới ICD, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Việc lưu kho, bãi cũng
còn nhiều hạn chế do sắp xếp hàng hóa tại kho bãi chưa thực sự hiệu quả.
3. ICD Thụy Vân

3.1. Vị trí địa lý:
ICD Thụy Vân hoạt động 2007, với diện tích hơn 2,8 ha tại KCN Thụy Vân (Hiện nay tại
KCN Thụy Vân có 52 dự án đã được cấp phép đầu tư trong đó có 28 doanh nghiệp 100% vốn
nước ngồi) , thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, có vị trí thuận lợi về giao thơng như: nằm
trên tuyến đường cao tốc xuyên Á Côn Minh – Hải Phòng, cách ga đường sắt Phủ Đức trên
tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai 1 km, cách cảng sông Việt Trì 6 km, cách sân bay quốc tế
Nội Bài 40 km, cách Hà Nội 70 km, cách cảng Hải Phịng 180 km, và gần khu cơng nghiệp
tập trung rất nhiều tập đồn sản xuất hàng hóa xuất nhập khẩu của Hàn Quốc với sản lượng
container xuất nhập 30.000 TEU/ năm.
3.2. Cơ sở hạ tầng:
ICD Thụy Vân là cảng cạn tại Phú Thọ để phục vụ cho các khách hàng tại và xung quanh
tỉnh Phú Thọ. Hàng hóa tại khu vực đó sẽ được kiểm tra và thơng quan tại cảng cạn ICD. Bên
cạnh đó, TASA đang phục vụ các khách hàng dịch vụ kê khai hải quan tại cảng cạn ICD Thụy

11


Vân. ICD bao gồm hệ thống kho bãi, nhà văn phòng tiêu chuẩn, trang thiết bị, phương tiện
hiện đại như: thiết bị xếp dỡ hàng hóa, container chuyên dụng (7 xe nâng container hàng
chuyên dụng, 4 cần trục 36 tấn, 3 cần cẩu Nhật 25 tấn, 7 xe nâng hàng từ 3-7 tấn), phương
tiện vận tải đường bộ chuyên dụng (đầu kéo container, rơ mooc).
3.3. Hoạt động của ICD:
Cảng nội địa ICD thực hiện mọi thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu trong KCN cung cấp các
dịch vụ bốc dỡ, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nằm trong KCN.
ICD cung cấp dịch vụ bãi container có hải quan kiểm hóa cho nhiều hãng tàu hợp tác các
hãng tàu lớn như: Evergreen, Maersk, Pil, Stx-Panocean, Heung-A, Namsung, Sitc Container
Line, HapagLloyd, Fesco, Hubline, và Csav…; đại lý giao nhận, vận tải hàng hóa đa phương
thức; đại lý hải quan; sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện vận tải, container…
4. ICD Tiên Sơn
4.1. Vị trí địa lý:

ICD Tiên Sơn hoạt động từ năm 2009, tại KCN Tiên Sơn, đường TS 9, xã Đồng Nguyên,
huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. ICD Tiên Sơn có vị trí đẹp, thuận tiện giao thơng, được bao
quanh bởi các khu cơng nghiệp lớn phía Bắc, xung quanh là tam giác 3 KCN trọng điểm:
KCN Đại Đồng, KCN VSIP, KCN Tiên Sơn và còn gần các khu công nghiệp như KCN Yên
Phong, KCN Từ Sơn, KCN Hanaka, KCN Thuận Thành, KCN Đại Kim, KCN Quế
Võ…Trung tâm kết nối trực tiếp với Hà Nội, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc qua các tuyến đường
quốc lộ, cao tốc chính (Quốc lộ 1A, 5B, 18, cao tốc Nội Bài - Lào Cai), và nối với hệ thống
cảng biển tại Hải Phòng qua quốc lộ 5 và Quảng Ninh qua quốc lộ 18. Hơn thế nữa, ICD Tiên
Sơn còn kết nối với tuyến đường sắt quốc gia nối liền Tiên Sơn với phía nam Trung Quốc
(qua tuyến đường Lim – Yên Viên – Lào Cai) và tuyến đường Lim – Yên Viên – Lim – Lạng
Sơn, nối với cảng Cái Lân (qua tuyến Lim – Yên Viên – Cái Lân).
4.2. Cơ sở hạ tầng của ICD:
Tổng diện tích của ICD là 10 ha. Văn phịng Hải quan có diện tích 900m2, được trang bị các
thiết bị văn phòng và hệ thống máy tính nối mạng; 37.300m2 kho bãi container, xe nâng
hàng hố, xe gắp container, 40.000 m2 diện tích kho hàng hiện đại loại A, khu vực kiểm hoá

12


ngồi trời có mái che 200m2 ; có trang bị và lắp đặt hệ thống camera giám sát, cân điện tử,
máy soi container,… phục vụ tốt nhất cho công tác kiểm tra, thơng quan hàng hóa. ICD Tiên
Sơn cũng được trang bị gần 100 đầu kéo, thiết bị vận chuyển phụ trợ, với hệ thống quản lý
WMS (Warehouse Management System), YMS (Yard Management System) và các hệ thống
quản lý hiện đại khác, với tỷ lệ truy xuất và tìm kiếm chính xác đến 99,9%.
4.3. Hoạt động của ICD:
ICD cung cấp các dịch vụ như: Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa đến và đi ở ICD Tiên
Sơn, dịch vụ kho: Kho ngoại quan, CFS, dịch vụ bãi container - dịch vụ vận tải nội địa, dịch
vụ phân phối và thu gom hàng hoá, dịch vụ vận tải Việt - Trung.
4.4. Nhận xét:
ICD có vị trí chiến lược kết nối với các vùng kinh tế năng động nhất miền Bắc là Hà Nội,

Bắc Ninh và Vĩnh Phúc thông qua các tuyến quốc lộ. ICD được kết nối với hệ thống cảng
biển của Hải Phòng (qua Quốc lộ 5) và Quảng Ninh (qua Quốc lộ 18), giúp tối đa hóa lưu
thơng container hai chiều từ cảng biển đến Hà Nội, đảm bảo chất lượng tối đa dịch vụ giao
nhận hàng hóa đa phương thức kết hợp chức năng ICD (cảng nội địa) và hệ thống dịch vụ
logistics chất lượng cao. Đặc biệt, ICD Tiên Sơn cịn có khả năng kết nối với các tuyến đường
sắt quốc gia nối liền Tiên Sơn với phía Nam Trung Quốc (thơng qua tuyến đường Lim-n
Viên-Lào Cai và tuyến đường Lim-Yên Viên-Lim-Lạng Sơn), kết nối với Cảng Cái Lân (qua
tuyến Lim-Yến Viên-Cái Lân), và kết nối với miền Nam (qua tuyến Lim-Yên Viên-Sóng
Thần). ICD Tiên Sơn có cơng suất 7.000 TEU/tháng. Có diện tích 10 ha với tổng vốn đầu tư
380 tỷ đồng, ICD Tiên Sơn là trung tâm đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế về kho
vận, nguồn nhân lực và hệ thống quản lý chuyên nghiệp.
5. ICD Lào Cai
5.1. Vị trí địa lý:
ICD Lào Cai hoạt động từ năm 2012, nằm trong Khu công nghiệp Đông Phố mới, thành phố
Lào Cai, tỉnh Lào Cai, cách ga Lào Cai 2 km, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai 4km, gần Khu
kinh tế cửa khẩu Lào Cai. ICD Lào Cai có vị trí quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Côn

13


Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng và còn kết nối với tuyến đường sắt Vân Nam- Côn MinhLào Cai – Hà Nội, đường cao tốc Hà Nội- Lào Cai.
5.2. Cơ sở hạ tầng của ICD:
Tổng diện tích của ICD là 10 ha. Hiện ICD Lào Cai có cơng suất từ 60.000 - 67.000 TEU /
năm và tăng lên 130.000 - 300.000 TEU/năm. Tổng diện tích kho CFS, kho ngoại quan và
kho bảo ôn là 9000m2, với 65000m2 bãi chứa container, khu văn phòng điều hành, dịch vụ
và khu tiếp nhận hàng đường sắt. ICD Lào Cai có đầy đủ trang thiết bị chuyên dụng gồm cẩu
chụp 45T, xe nâng 3-5T, trạm cân 100T, băng tải, hệ thống cáp điện, hệ thống phần mềm
quản lý hiện đại.
5.3. Hoạt động của ICD:
ICD thực hiện thu gom, tập kết thu hút hàng hóa khu vực Tây Bắc Việt Nam và vùng Tây

Nam Trung Quốc (Vân Nam, Quí Châu, Tứ Xuyên, Trùng Khánh…), vận chuyển hàng hóa
qua Cảng Hải Phịng và các cảng khác trong khu vực, đại lý hải quan, dịch vụ giá trị gia tăng
như đóng gói,...Dịch vụ cung cấp:
-

Dịch vụ khai báo hải quan hàng XNK, hàng quá cảnh, hàng Kho ngoại quan,

hàng tạm nhập tái xuất
-

Dịch vụ cho thuê kho thường, kho ngoại quan, kho CFS

-

Dịch vụ vận tải bộ: Đội xe container/ xe tải dời

-

Dịch vụ xếp/dỡ container

-

Dịch vụ bốc xếp, gia cố, chèn lót & đóng gói hàng

-

Dịch vụ giao nhận/ kiểm đếm hàng

-


Dịch vu trạm cân

-

Dịch vụ cho thuê bãi, cho thuê thiết bị xếp dỡ, thuê container…

-

Dịch vụ cắm điện container lạnh

14


-

Dịch vụ tư vấn làm thủ tục hải quan, thông quan hàng tạm nhập, tái xuất, gửi

kho ngoại quan, quá cảnh
-

Chuỗi dịch vụ logistics

5.4. Nhận xét:
-

Ưu điểm: Với lợi thế tỉnh Lào Cai là tỉnh có vị trí nằm giữa Cơn Minh và Hải

Phịng nên Lào Cai là điểm nút quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai
- Hà Nội - Hải Phòng và là điểm đấu nối con đường cao tốc Xuyên Á từ Thành phố Côn Minh
(Trung Quốc) xuống Lào Cai- Hà Nội- Hải Phịng- Quảng Ninh; đi các nước tiểu vùng sơng

Mekong. Đặc biệt, cửa khẩu quốc tế Lào Cai là cửa ngõ quan trọng với tuyến đường ngắn
nhất kết nối Việt Nam với thị trường Tây Nam Trung Quốc, các nước ASEAN, thậm chí cả
thế giới và ngược lại. Thơng qua cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung
Quốc), hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc có thể được vận chuyển thẳng đến Cơn Minhthủ phủ của tỉnh Vân Nam, từ đó đi các nước khác. Ngược lại, hàng hóa từ Trung Quốc vào
Việt Nam được vận chuyển đến Hải Phòng, Hà Nội, các tỉnh thành khác trong cả nước, dễ
dàng chuyển sang các nước ASEAN và thế giới. Do đó, ICD Lào Cai sẽ là cửa ngõ thơng
thương hàng hóa quan trọng kết nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với khu vực Tây Bắc,
Việt Nam và các vùng lân cận. Thêm vào đó, cảng ICD Lào Cai là cảng nội địa miền Bắc
duy nhất có kết nối đường sắt Quốc gia khai thác, vận chuyển hàng hố từ Lào Cai – Hải
Phịng – cảng Cảng Cái Lân – cảng Sài Gòn và các tỉnh thành trong cả nước bằng sự kết hợp
chuỗi các phương thức vận tải đường sắt, biển nội địa, đường bộ. Dịch vụ cung cấp của ICD
Lào Cai khá đa dạng.
-

Nhược điểm: ICD Lào Cai là cảng cạn ở khu vực miền Bắc cách xã cảng Hải

Phòng nhất (400 km). Hạ tầng giao thơng cịn yếu, cơng nghệ thơng tin chưa được hỗ trợ hiệu
quả. Hoạt động dịch vụ logistics còn rời rạc, thiếu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, chỉ cung
cấp dịch vụ cơ bản
6. ICD Long Biên

15


6.1. Vị trí địa lý:
ICD Long Biên được thành lập vào năm 2020 do Công ty Cổ phần Hateco Logistics thuộc
tập đoàn Hateco Group làm chủ đầu tư. ICD Long Biên nằm tại số 1 đường Huỳnh Tấn Phát,
khu công nghiệp Sài Đồng B (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội). Đây là một ICD
có vị trí địa lý đắc địa và thuận lợi khi cách trung tâm Hà Nội 10km, Quảng Ninh 150km.
ICD Long Biên còn cách sân bay quốc tế Nội Bài 26km, cảng Hải Phòng 100km, biên giới

Trung Quốc 126km.
6.2. Cơ sở hạ tầng của ICD:
ICD Long Biên được xây dựng với tổng diện tích 12 ha, cùng diện tích kho bãi 50.000 m2,
và có cơng suất khoảng 135.000 Teus/năm. ICD Long Biên được đầu tư đầy đủ hạ tầng cơ
sở vật chất, trang thiết bị với mục đích triển khai các dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
làm thủ tục xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trên thành phố Hà Nội và vùng lân cận cũng
như khu vực kinh tế đông nam Hà Nội.
6.3. Hoạt động của ICD:
-

ICD Long Biên đáp ứng đầy đủ các chức năng của một cảng cạn:

-

Trung chuyển hàng hóa

-

Giao nhận hàng cảng đích, chuyển cửa khẩu, dịch vụ bãi chứa container có

hàng, container rỗng và container hàng lạnh.
-

Tổ chức xếp dỡ container, đóng rút hàng hóa tại bãi, gom hàng lẻ, sửa chữa và

vệ sinh container.
-

Lưu giữ và phân phối vỏ container


-

Đóng, rút Container hàng hóa xuất nhập khẩu tại bãi container

-

Hệ thống các kho độc lập, kho chung, kho mát, kho lạnh, kho ngoại quan, kho

CFS, địa điểm tập kết kiểm tra giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung.

16


6.4. Nhận xét:
ICD Long Biên đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hố khu vực kinh tế đơng nam Hà Nội. ICD
Long Biên được coi là đầu mối kết nối cảng biển, cảng hàng không, các cửa khẩu biên giới
với các tỉnh thành trong khu vực kinh tế đông nam Hà Nội. ICD cũng tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế đông nam Hà Nội và các vùng lân cận rút ngắn
thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu, tiết kiệm thời gian và chi phí. Vị trí cảng thuận tiện và
dịch vụ trọn gói đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu vận chuyển của các hãng tàu, các doanh
nghiệp.
III. Chương III: Đề xuất phát triển hệ thống cảng cạn khu vực miền Bắc
1.

Đối với nhà nước
1.1. Quy hoạch hệ thống cảng cạn

Yếu tố quyết định đến tiềm năng của các ICD phụ thuộc vào hiệu quả quy hoạch phân bố các
ICD và sự đồng bộ phát triển của hệ thống cảng cạn với hệ thống giao thông vận tải (đường
sắt, đường bộ và đường thủy). Đối với khu vực miền Bắc cần giải quyết vấn đề kết nối vị trí

các ICD với hai phương thức vận tải là đường bộ và đường sắt làm tăng năng suất cắt giảm
chi phí vận tải.
Tận dụng tối đa sự hợp lý và ưu điểm của các cảng cạn hiện có. Từng bước chuyển đổi cơng
năng hoặc di dời các cảng cạn không đáp ứng yêu cầu ra vị trí quy hoạch mới trên cơ sở bảo
đảm các lợi ích của doanh nghiệp cũng như khơng gián đoạn hoặc ảnh hưởng lớn đến việc tổ
chức vận tải giữa cảng biển và nguồn hàng hóa. Đồng thời phát triển các ICD chiến lược có
quy mơ lớn và đáp ứng các yêu cầu quốc tế.
Phối hợp và tận dụng tối đa các nguồn lực để hình thành một số cảng cạn kết hợp với phát
triển các trung tâm logistics theo Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nội dung quy hoạch gồm:

17


-

Khu vực kinh tế ven biển: Phát triển các cảng cạn chủ yếu phục vụ hàng hóa

của các tỉnh/thành phố Hải Phịng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh
Bình.
Ưu tiên các vị trí có khả năng kết nối thuận lợi với vận tải thủy nội địa, vận tải sông pha biển,
vận tải đường sắt với cảng biển Hải Phịng, Quảng Ninh; đến năm 2020 có tổng diện tích 50
- 70 ha, năng lực thơng qua khoảng 80.000 - 200.000 TEU/năm; đến năm 2030 có tổng diện
tích 80 - 100 ha, năng lực thông qua khoảng 500.000 - 850.000 TEU/năm.
-

Hành lang kinh tế Hà Nội - Lào Cai: Phát triển các cảng cạn chủ yếu phục vụ

hàng hóa của các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Hà Giang.

Ưu tiên các vị trí có thể kết nối thuận lợi với vận tải đường sắt, vận tải thủy nội địa đến các
cảng biển Hải Phịng và Quảng Ninh; đến năm 2020 có tổng diện tích 30 - 40 ha, năng lực
thơng qua khoảng 120.000 - 300.000 TEU/năm; đến năm 2030 có tổng diện tích 60 - 70 ha,
năng lực thông qua khoảng 500.000 - 830.000 TEU/năm.
-

Hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn: Phát triển các cảng cạn chủ yếu phục vụ

hàng hóa của các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Bắc Ninh.
Ưu tiên các vị trí kết nối thuận lợi với vận tải đường sắt, vận tải thủy nội địa đến các cảng
biển Hải Phịng và Quảng Ninh, các vị trí gắn với cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế; đến
năm 2020 có tổng diện tích 30 - 40 ha, năng lực thông qua khoảng 100.000 - 270.000
TEU/năm; đến năm 2030 có tổng diện tích 60 - 70 ha, năng lực thông qua khoảng 400.000 720.000 TEU/năm.
-

Khu vực kinh tế Tây Bắc Hà Nội: Phát triển các cảng cạn chủ yếu phục vụ hàng

hóa của các tỉnh/thành phố Hà Nội, Hịa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu; đến năm 2020
có tổng diện tích 15-20 ha, năng lực thơng qua khoảng 50.000 - 100.000 TEU/năm; đến năm
2030 có tổng diện tích 30 ha, năng lực thơng qua khoảng 180.000 - 300.000 TEU/năm.
-

Khu vực kinh tế Đông Nam Hà Nội: Phát triển các cảng cạn chủ yếu phục vụ

hàng hóa của các tỉnh/thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên và
Bắc Kạn.

18



Ưu tiên các vị trí có thể kết nối với đường thủy nội địa, đường sắt; đến năm 2020 có tổng
diện tích 80 - 90 ha, năng lực thơng qua khoảng 350.000 - 900.000 TEU/năm; đến năm 2030
có tổng diện tích 120 - 150 ha, năng lực thơng qua khoảng 1.100.000 - 2.000.000 TEU/năm.
-

Hành lang kinh tế Hà Nội - Thái Nguyên - Cao Bằng: Phát triển các cảng cạn

chủ yếu phục vụ hàng hóa của các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, phục vụ hàng hóa
giao lưu thương mại Việt Nam - Trung Quốc.
Ưu tiên các vị trí có thể kết nối với vận tải đường sắt đến các cảng biển Hải Phòng và Quảng
Ninh hoặc gần các cửa khẩu kinh tế với Trung Quốc; đến năm 2020 có tổng diện tích 20 - 30
ha, năng lực thơng qua khoảng 20.000 - 40.000 TEU/năm; đến năm 2030 có tổng diện tích
40 - 50 ha, năng lực thơng qua khoảng 70.000 - 120.000 TEU/năm.
Bổ sung thêm một số cảng cạn trên các hành lang kết nối GTVT ASEAN để đáp ứng yêu cầu
hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
1.2. Hoàn thiện chính sách về đầu tư xây dựng các ICD theo hình thức PPP
Đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư - PPP là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp
đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện,
quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.
Việc dịch chuyển dần từ đầu tư hạ tầng bằng 100% vốn nhà nước sang huy động nguồn lực
tư nhân tham gia là xu hướng tất yếu của tái cơ cấu đầu tư công. Giúp nhà nước tiết kiệm
được ngân sách, sử dụng hiệu quả nguồn lực từ các doanh nghiệp trong khâu kêu gọi vốn,
quản lý và kinh doanh dịch vụ ICD.
Một số mơ hình hợp tác PPP trong phát triển cảng cạn có thể áp dụng trong điều kiện tại Việt
Nam (Theo khuyến nghị của các chuyên gia Viện Nghiên cứu và Phát triển Giao thông Vận
tải) :
-

Nhà nước hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông kết nối, doanh nghiệp đầu


tư cảng cạn, trung tâm logistics & quản lý khai thác.
-

Mơ hình PPP, nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng ICD, trung tâm logistics rồi cho

các doanh nghiệp thuê & khai thác.

19


1.3. Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển cảng cạn:
-

Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong quá trình

triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn, bảo đảm tương thích và đồng bộ
với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch xây dựng,
quy hoạch đô thị và các quy hoạch chuyên ngành khác như: Quy hoạch hệ thống trung tâm
logistics, quy hoạch thương mại, quy hoạch các khu cơng nghiệp, khu sản xuất hàng hóa tập
trung, khu kinh tế và kinh tế cửa khẩu... của các ngành, các địa phương và cả nước.
-

Rà sốt, hồn thiện các cơ chế, chính sách nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực

để phát triển hệ thống cảng cạn; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý khai thác cảng cạn bằng
nhiều hình thức theo quy định của pháp luật; khuyến khích đầu tư và phát triển dịch vụ cảng
cạn, gồm cả hoạt động của cảng cạn gắn với cảng thủy nội địa, ga đường sắt, trung tâm
logistics.
2.


Đối với doanh nghiệp
2.1. Cải thiện năng lực hạ tầng và đầu tư cơ sở thiết bị của ICD

Để thuận lợi cho sự phát triển của cảng cạn, ICD cần đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất
kỹ thuật như:
-

Quy mơ và diện tích phải đủ rộng và thơng thống, phù hợp để bố trí các khu

chức năng như: Khu bốc dỡ hàng hoá; Khu giao nhận; Khu thực hiện thủ tục hải quan; Khu
lưu trữ hàng hố; Khu đóng gói…
-

Có khu văn phịng, khu giao dịch với các hãng tàu, hải quan, đơn vị vận tải và

doanh nghiệp
-

Có đủ thiết bị phục vụ cho hoạt động xếp dỡ container, hàng hoá như: xe nâng,

xe cẩu, cầng nâng chuyên dụng…
-

Có trạm thu gom hàng lẻ, có các kho hàng tiêu chuẩn để lưu trữ hàng hoá,

container chờ thông quan

20



-

Thiết lập hệ thống kết nối thông tin giữa các bộ phận qua bộ đàm

-

Có tường rào kiên cố, năng cách với khu vực xung quanh để đảm bảo an tồn

Tuy nhiên, các cảng cạn ở miền Bắc có diện tích vào khoảng dưới 10 ha, nhỏ hơn rất nhiều
so với các cảng cạn ở miền Nam. Với quy mô diện tích như vậy, phần lớn các ICD tại miền
Bắc đều khơng thực sự thơng thống để bố trí các khu vực và thiết bị cần thiết cho cảng cạn.
Từ đó, việc sắp xếp, tháo dỡ hàng hố cần nhiều sức lao động và thiếu hiệu quả; đồng thời,
không tận dụng tốt các nguồn lực của từng ICD.
Các ICD chính như ICD Mỹ Đình, ICD Thuỵ Vân, ICD Hải Dương đều được xây dựng cách
đây 15-20 năm. Do đó, việc áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động quản lý và vận hành
ICD chưa được phát triển, gây hạn chế hiệu quả hoạt động của ICD. Trình độ chuyên môn
của các nhà quản lý cần không ngừng được cải thiện để thích nghi với sự thay đổi của ngành
Logistics.
Vì vậy, các doanh nghiệp thuê hoặc đầu tư cảng cạn tại miền Bắc cần duy trì việc bảo dưỡng,
ln có kế hoạch cải thiện và bổ sung cơ sở hạ tầng, thiết bị hiện đại và chuyên dụng, đáp
ứng nhu cầu cho các hoạt động của ICD. Cơ sở cảng cạn tại miền Bắc đang phát triển rất
nhiều nhưng nhỏ và rải rác. Điều này tạo ra nhiều ICD nhỏ mà làm tăng thêm nhiều chuyến
vận chuyển hàng hóa và tạo sự phụ thuộc cao vào vận tải đường bộ để vận chuyển hàng hóa
đến cảng biển trên tầm trung hoặc khoảng cách dài. Đối với những cảng cạn nhỏ, cơ sở vật
chất không đầy đủ, doanh nghiệp cần lên kế hoạch mở rộng quy mô và đầu tư trang thiết bị
mới nhằm tránh cản trợ ICD hoạt động trơn tru.
Đồng thời, nguồn nhân lực có trình độ chun mơn và kinh nghiệm trong quản lý chuỗi cung
ứng cần được bổ sung và đào tạo thường xuyên để vận hành ICD thực sự khoa học, hiệu quả.
Ngoài ra, để tận dụng tối ưu nguồn nhân lực, các cảng ICD cần được áp dụng hệ thống quản

lý bằng công nghệ hiện đại như WMS và YMS tại ICD Tiên Sơn để hoạt động truy suất đạt
mức chính xác cao.

2.2. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ tại ICD
Các ICD miền Bắc hiện đang tập trung chủ yếu vào dịch vụ thông quan nội địa và hỗ trợ vận
tải, bỏ qua các dịch vụ logistics khác. Theo đó, các doanh nghiệp vận hành ICD miền Bắc

21


cần đa dạng hố các loại hình và tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ hiện có thơng qua các
hoạt động:
-

Đào tạo đội ngũ lao động chủ chốt, chuyên nghiệp theo từng mảng: Nghiệp vụ

(bốc, xếp dỡ hàng hóa, quản lý kho bãi), các hoạt động bổ trợ cho quá trình kinh doanh
(Marketing).
-

Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết bị, kho bãi đáp ứng được nhu cầu phát triển. Chủ

động sử dụng nguồn lực kết nối cảng cạn với các tuyến đường bộ và đường sắt.
-

Đầu tư phát triển hệ thống thông tin hiện đại đảm bảo kết nối giữa doanh nghiệp,

Hải quan, bên trung gian, và các Bộ ngành có liên quan.
-


Nâng cao năng lực xử lý sự cố bất ngờ do thời tiết, thiên tai, hoả hoạn.

Ngoài ra, hệ thống cảng cạn chưa phát huy hết lợi thế do hạ tầng giao thơng và vị trí địa lý
của các ICD. Để thích nghi với điều kiện này, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch vận hành
và lộ trình vận tải phù hợp, thường xuyên bảo trì cơ sở hạ tầng và bổ sung thiết bị chuyên
dụng mới.

2.3. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Hiện nay, việc phát triển hệ thống cảng cạn ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh. Nhà
nước dựa trên quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, mạng lưới giao thông và phát triển
kinh tế, xã hội đã đề ra mục tiêu xây dựng hệ thống cảng cạn miền Bắc đến năm 2030 đạt
công suất 3,5 triệu TEU/năm. Do đó, doanh nghiệp khai thác ICD cần không ngừng đổi mới
công nghệ, dịch vụ và kế hoạch vận hành nhằm thu hút khách hàng. Dựa trên tiềm năng của
ICD, doanh nghiệp khi tiếp nhận quản lý cần nắm vững mục tiêu chiến lược; xây dựng kế
hoạch kinh doanh phù hợp và dần tạo nên thương hiệu của chính doanh nghiệp. Từ đó, doanh
nghiệp có thể trở thành đối tác tin cậy mang tầm chiến lược quốc tế và chủ động thu hút đối
tác dựa trên giá trị cốt lõi của mình.

22


×