Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tài liệu Đại cương ngoại giao docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.78 KB, 16 trang )

ĐẠI CƯƠNG NGOẠI GIAO
Giáo viên: Mai Thị Phòng
Số điện thoại: 0944050709
Email:
______________________________________________
BÀI 1: Khái niệm ngoại giao. Lịch sử phát triển.
Bộ Ngoại giao Việt Nam. Hàm cấp ngoại giao.
1. Định nghĩa
- Ngoại giao là phương tiện thực hiện chính sách đối ngoại.
- Là sự vận dụng tổng hợp toàn bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết các vấn đề.
- Là hoạt định chính thức của lãnh đạo Đảng, Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ của chính sách đối
ngoại.
- Là hoạt động bảo vệ lợi ích, quyền hạn của Nhà nước và công dân nước mình tại nước ngoài.
2. Lịch sử phát triển của ngoại giao
- Thời thượng cổ: đã có quan hệ giữa các bộ tộc.
- Thời kì cổ đại: ít dùng biện pháp hòa bình trong quan hệ mà dùng bạo lực, quân sự để thực hiện
chính sách đối ngoại.
- Thời trung cổ: Giáo hoàng cứ thánh sứ đi các nước một thời gian để thực hiện một sứ mệnh nào đó.
- Từ thế kỉ XV - XVI: thành lập Đại sứ quán và Công sứ quán. Năm 1520 Anh và đế quốc La Mã kí
kết mở Đại sứ quán.
- Từ thế kỉ XVI tại Nga đã có các Đại sứ quán của các nước. Năm 1802 thành lập Bộ Ngoại giao Nga
để thực hiện các vấn đề quan hệ đối ngoại.
- Tại Việt Nam: từ năm 2353 TCN đã cử sứ thần sang Trung Quốc tặng vua Nghiêu con rùa 1000 tuổi;
năm 1110 tặng Thành Vương một đôi chim trĩ trắng.
- Tình đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 179 nước ( Châu Á: 45; Châu Âu: 46; Châu Đại
Dương: 10; Châu Mĩ: 28; Châu Phi: 50), có 95 cơ quan đại diện của Việt Nam tại các nước gồm 70
Đại sứ quán, 20 tổng Lãnh sự quán, 4 phái đoàn, 1 văn phòng kinh tế - văn hóa tại Đài Bắc. Việt Nam
là thành viên của 63 tổ chức quốc tế, có quan hệ với 650 tổ chức phi chính phủ.
3. Bộ Ngoại giao Việt Nam
* CƠ CẤU TỔ CHỨC
- Thành lập: 28/8/1945


- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên: Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Đến nay Việt Nam có 12 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao:
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh ( 2 lần)
7. Nguyễn Duy Trinh
2. Nguyễn Tường Tam
8. Nguyễn Cơ Thạch
3. Hoàng Minh Giám
9. Nguyễn Mạnh Cầm
4. Phạm Văn Đồng
10. Nguyễn Dy Niên
5. Ung Văn Khiêm
11. Phạm Gia Khiêm
6. Xuân Thủy
12. Phạm Bình Minh
- Lãnh đạo Bộ Ngoại giao:
1. Bộ trưởng Phạm Bình Minh
2. Thứ trưởng thường trực Hồ Xuân Sơn
3. Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn
4. Thứ trường Nguyễn Thanh Sơn
5. Thứ trưởng Nguyễn Phương Nga
6. Thứ trưởng Phạm Quang Vinh
- Các đơn vị trong nước: 14 vụ, 5 cục, 2 ủy ban, 1 văn phòng, 1 ban thanh tra, 1 học viện, 3 trung tâm,
1 tòa báo.
* NHIỆM VỤ
1. Ngoại giao chính trị
- Tiếp tục mở vòng quan hệ đối ngoại.
- Đưa đối tác quan trọng đi vào chiều sâu, ổn định, hiệu quả và bền vững hơn.
- Tích cực giữ vững an ninh, chủ quyền, lãnh thổ.
- Tăng cường hoạt động trên các diễn đàn đa phương, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.
2. Ngoại giao kinh tế

- Đưa công tác ngoại giao phục vụ kinh tế đi vào nề nếp hơn.
- Thực hiện tốt vai trò mở đường, tham mưu, hỗ trợ đôn đốc thực hiện các thỏa thuận với đối tác.
- Tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Ngoại giao văn hóa
- Coi ngoại giao văn hóa là 1 trong 3 trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt
Nam.
* NHỮNG YÊU CẦU VỚI NHÀ NGOẠI GIAO VIỆT NAM
1. Đức tính
- Trung thành, trung thực
- Thông minh, linh hoạt,
- Thận trọng, cẩn thận, tỉ mỉ
- Biết kiềm chế, bình tĩnh, không nóng nảy
- Khiên tốn, không tự kiêu tự đại, không tự ti
- Lịch sự, có khả năng giao tiếp tốt
2. Kiến thức
Có kiến thức chung về lịch sử, xã hội, văn hóa, kinh tế - chính trị, quan hệ quốc tế, triết học, logic học,
địa lí, Việt Nam học, luật công pháp và tư pháp quốc tế, tôn giáo, môi trường.
3. Ngoại ngữ
- Nghe, nói, đọc, viết thông thạo ít nhất một ngôn ngữ thông dụng.
- Càng sử dụng được nhiều ngoại ngữ càng tốt, nhất là tiếng của nước sở tại.
* HÀM NGOẠI GIAO ( Do Nhà nước phong)
1. Hàm Đại sứ 5. Hàm Bí thư thứ nhất
2. Hàm Công sứ 6. Hàm Bí thư thứ hai
3. Hàm Tham tán Công sứ 7. Hàm Bí thư thứ ba
4. Hàm Tham tán 8. Hàm Tùy viên
* CẤP NGOẠI GIAO
1. Cấp ngoại giao cao cấp: Đại sứ, Công sứ, Tham tán Công sứ, Tham tán
2. Cấp ngoại giao trung cấp: Bí thư thứ nhất, Bí thư thứ hai
3. Cấp ngoại giao sơ cấp: Bí thư thứ ba, Tùy viên

* CHỨC VỤ NGOẠI GIAO ( Do Bộ Ngoại giao cử)
1. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền ( Công sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại biện, Đại biện lâm thời)
2. Công sứ
3. Tham tán công sứ
4. Tham tán
5. Bí thư thứ nhất
6. Bí thư thứ hai
7. Bí thư thứ ba
8. Tùy viên
* CHÚ Ý
- Ngoài ra còn có Tham tán kinh tế - thương mại; Tùy viên kinh tế - thương mai; Tùy viên quân sự;
Tùy viên báo chí; Tùy viên văn hóa ( Theo các bộ khác nhau, Bộ Ngoại giao quản lí).
- Không phải cơ quan đại diện ngoại giao nào cũng có đầy đủ các chức vụ nói trên.
______________________________________________
BÀI 2: Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài.
Một số khái niệm trong Ngoại giao
I - Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài
1. Cơ quan đại diện ngoại giao
- Đại sứ quán - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền - Nguyên thủ quốc gia
- Công sứ quán - Công sứ đặc mệnh toàn quyền - Nguyên thủ quốc gia
- Đại biện quán - Đại biện - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
* CHỨC NĂNG
- Chính trị
- Quốc phòng - an ninh
- Kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, lao động, khoa học công nghệ
- Văn hóa, thông tin, báo chí, giáo dục đào tạo
- Lãnh sự và công tác cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
- Hành chính, lễ tân, quản trị
* NHIỆM VỤ
- Đại sứ quán là cơ quan đại diện cao nhất của ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận.

- Có thể thực hiện chức năng đại diện tại một hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế.
- Có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ ngoại giao, lãnh sự do quốc gia khác ủy nhiệm.
- Quản lí hoạt động đối ngoại của nhà nước tại nước tiếp nhận.
- Kiểm tra hoạt động đối ngoại của cơ quan lãnh sự tại nước tiếp nhận.
2. Cơ quan đại diện lãnh sự
a, Tổng Lãnh sự quán
- Tổng Lãnh sự
- Phó tổng Lãnh sự
- Lãnh sự
- Phó Lãnh sự
- Tùy viên Lãnh sự
b, Lãnh sự
- Lãnh sự
- Phó Lãnh sự
- Tùy viên Lãnh sự
* CHỨC NĂNG
- Cấp hộ chiếu vào Việt Nam
- Bảo hộ người Việt Nam tại nước ngoài
* NHIỆM VỤ
- Lãnh sự thực hiện nhiệm vụ Lãnh sự tại khu vực lãnh sự. Có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ này
ngoại khu vực lãnh sự theo sự thỏa thuận của nước cử và nước tiếp nhận.
- Cơ quan Lãnh sự có thể thực hiện chức năng Lãnh sự tại một hay nhiều quốc gia.
- Thực hiện chức năng Lãnh sự do quốc gia khác ủy nhiệm tại nước tiếp nhận.
- Chức năng ngoại giao tại nước tiếp nhận theo thỏa thuận của nước cử và nước tiếp nhận.
- Thống nhất quản lí hoạt động đối ngoại của nước cử tại nước tiếp nhận khi không có cơ quan ngoại
giao.
3. Phái đoàn đại diện tại các tổ chức quốc tế
a, Phái đoàn thường trực ( Tại LHQ, UNESCO, FAO, ASEAN)
b, Phái đoàn
c, Phái đoàn quan sát viên thường trực

d, Cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng của Nhà nước tại tổ chức quốc tế liên chính phủ.
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ đại diện tại một hay nhiều tổ chức quốc tế.
- Thực hiện một số nhiệm vụ lãnh sự tại quốc gia nơi đặt trụ sở của tổ chức quốc tế theo thỏa thuận
giữa nước cử và nước tiếp nhận.
II - Một số khái niệm ngoại giao
1. Thiết lập quan hệ ngoại giao
- Điều kiện để hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao là công nhận nền độc lập của nhau.
- Một trong hai bên đề nghị thiết lập quan hệ ngoại giao, đại diện ngoại giao gặp gỡ trao đổi các vấn đề
cụ thể và ra thông cáo chung.
- Hai nước tuyên bố công nhận nhau, sau nhiều năm mới thiết lập quan hệ ngoại giao hoặc thiết lập
quan hệ ngoại giao ngay, thỏa thuận cấp độ, địa điểm đóng trụ sở, số lương thành viên cơ quan đại
diện ngoại giao tại mỗi nước.
2. Cắt đứt quan hệ ngoại giao
- Với nhiều lí do các nước tuyên bố cắt đứt hoặc tạm đình chỉ quan hệ ngoại giao ( do xung đột vũ
trang, khó khăn tài chính, cán bộ ngoại giao…)
- Kèm theo việc cắt đứt quan hệ ngoại giao là rút cơ quan đại diện ngoại giao, đóng cửa cơ quan đại
diện ngoại giao và các cơ quan đại diện khác như cơ quan lãnh sự.
3. Tái thiết lập quan hệ ngoại giao
- Khi nối lại quan hệ ngoại giao cũng tiến hành thủ tục như khi thiết lập quan hệ ngoại giao thông qua
con đường trao đổi các văn bản cần thiết.
- Nếu tạm thời đình chỉ quan hệ ngoại giao thì khi nối lại sẽ đơn giản hơn.
4. Nâng mức quan hệ ngoại giao
- Sau một thời gian thiết lập quan hệ ngoại giao, nếu thấy quan hệ hai nước phát triển nhiều mặc thì cả
hai tuyên bố nâng mức quan hệ ngoại giao.
5. Hạ mức quan hệ ngoại giao
- Vì lí do nào đó hai bên tuyên bố hạ mức quan hệ ngoại giao. Khi đó người đứng đầu không phải là
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền mà là Công sứ đặc mệnh toàn quyền hoặc đại biện.
6. Mở cơ quan đại diện ngoại giao
- Khi thiết lập quan hệ ngoại giao cần thỏa thuận cấp độ, địa điểm đặt trụ sở cơ quan đại diện ngoại
giao tại hai nước bằng văn bản.

- Có nước sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ mở Đại sứ quán luôn, có nước sau một thời gian mới
đặt trụ sở mà trước đó chỉ cử Đại sứ kiêm nhiệm.
- Đặt trụ sở theo thỏa thuận của hai nước và không nhất thiết theo nguyên tắc có đi có lại.
- Trước khi Đại sứ đến nhậm chức, nhóm cán bộ ngoại giao, nhân viên hành chính - kĩ thuật đến nước
tiếp nhận.
- Họ mang thư của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận đề nghị
công nhận ai đó làm đại biện lâm thời.
- Trước khi khai trương Đại sứ quán, đại biện lâm thời làm quen với quy định của nước tiếp nhận về
quyền ưu đãi miễn trừ mà nước tiếp nhận dành cho, nghi lễ ngoại giao, mối quan hệ với nước tiếp
nhận.
- Đại sứ quán gửi công hàm đến Bộ Ngoại giao , đoàn ngoại giao thông báo mở Đại sứ quán, lịch làm
việc, địa chỉ, số điện thoại, fax…
- Có biện pháp lễ tân như: lễ kéo cờ, lễ gắn biển, chiêu đãi…
7. Xin chấp thuận Đại sứ
- Đại sứ quán gửi công hàm đến Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận xin chấp thuận, Đại sứ kèm theo tóm
tắt tiểu sử của Đại sứ.
- Bộ Ngoại giao trả lời chấp thuận, Đại sứ quán điện về Bộ Ngoại giao và Đại sứ làm các thủ tục cần
thiết để sang nhậm chức.
- Sau một thời gian Bộ Ngoại giao nước sở tại không trả lời chấp thuận thì cần hiểu là đã bị từ chối,
nước sở tại không cần thông báo lí do.
- Đại sứ quán thông báo về Bộ Ngoại giao Việt Nam và có thể xin chấp thuận người khác.
- Xin chấp thuận Đại sứ kiêm nhiệm nước khác sau khi Đại sứ đã trình quốc tư tại nước chính.
- Thời gian trả lời chấp thuận tùy thuộc tập quán lễ tân mỗi nước, có nước sau 2-3 tuần, có nước sau 1-
2 tháng hoặc khi Đại sứ cũ rời khỏi nước sở tại mới chấp thuận Đại sứ mới. Nếu quá thông lệ bị coi là
bất thường.
8. Thư ủy nhiệm và thư triệu hồi
* Thư ủy nhiệm
- Là thư của nguyên thủ quốc gia nước cử gửi nguyên thủ quốc gia nước tiếp nhận.
- Giới thiệu ai đó làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại nước tiếp nhận.
- Đề nghị nguyên thủ quốc gia tạo thuận lợi để Đại sứ hoàn thành nhiệm vụ.

- Có chữ kí nguyên thủ quốc gia (bên phải) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (bên trái)
* Thư triệu hồi
- Thư của nguyên thủ quốc gia nước cử gửi nguyên thủ quốc gia nước tiếp nhận.
- Thông báo việc triệu hồi ai đó về nước nhận nhiệm vụ.
- Cảm ơn nguyên thủ quốc gia nước tiếp nhận đã tạo điều kiện thuận lợi để Đại sứ hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
9. Trình quốc thư
- Đại sứ gặp vụ trưởng vụ lễ tân, trao bản sao thư ủy nhiệm/ triệu hồi, bài phát biểu.
- Đại sứ nhận bản hướng dẫn chi tiết lễ trình quốc thư.
- Đại sứ gặp trưởng đoàn ngoại giao để chào và biết thêm tình hình, tập quán lễ tân tại nước sở tại…
10. Đại sứ chào xã giao
- Sau khi trình thư ủy nhiệm, Đại sứ gửi công hàm cá nhân tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đoàn ngoại
giao thông báo đã trình thư ủy nhiệm.
- Đại sứ quán gửi công hàm thường tới Bộ Ngoại giao đề nghị bố trí để Đại sứ chào xã giao các vị
lãnh đạo cấp cao.
- Đại sứ quán gửi công hàm thường hoặc liên hệ trực tiếp tới các bộ, ban, ngành, ủy ban hành chính
thành phố, đoàn ngoại giao xin sắp xếp để Đại sứ chào xã giao.
- Nội dung: Làm quen, giới thiệu. Thời gian: khoảng 15-20 phút.
- Đại sứ có thể đi chao một mình hoặc cùng cán bộ ngoại giao, có thể cùng phu nhân/ phu quân nếu
người tiếp có phu nhân/ phu quân dự.
- Sau khi hoàn tất việc chào xã giao có thể tổ chức tiệc ra mắt.
11. Đại sứ chào từ biệt
- Trước khi kết thúc nhiệm kì khoảng 1 tháng, Đại sứ quán gửi công hàm thường đến Bộ Ngoại giao
đề nghị sắp xếp để Đại sứ chào từ biệt các vị lãnh đạo cấp cao.
- Đại sứ quán gửi công hàm thường tới các bộ, ban, ngành, đoàn ngoại giao hoặc liên hệ trực tiếp để
xin Đại sứ chào từ biệt.
- Sau khi chào từ biệt xong, Đại sứ quán có thể mở tiệc để Đại sứ chia tay.
- Đại sứ mới chỉ đến khi Đại sứ cũ đã rời đi. Đối với nước kiêm nhiệm, Đại sứ không cần đến chào từ
biệt, chỉ gửi công hàm thông báo và gửi lời chào từ biệt.
- Việc đón, tiễn Đại sứ là không chính thức.

12. Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao
a, Quyền bất khả xâm phạm
* Về thân thể
- Viên chức ngoại giao không thể bị bắt, giam giữ dưới mọi hình thức.
- Không thể bị xúc phạm thân thể, tự do và phẩm cách.
* Về trụ sở cơ quan và trụ sở
- Chính quyền nước sở tại chỉ có thể vào trụ sở hay nhà ở của viên chức ngoại giao khi có sự đồng ý
của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao bằng văn bản hay lời nói, kể cả trường hợp hỏa hoạn,
mất cắp.
* Về hồ sơ, tư liệu, các trang thiết bị, phương tiện giao thông
- Nước sở tại không có quyền trưng dụng, trưng thu xe của Đại sứ quán.
- Không cho người nước ngoài ngồi vào xe của Đại sứ quán.
- Túi thư ngoại giao bất khả xâm phạm.
- Giao thông viên ngoại giao (cán bộ ngoại giao/ nhân viên bộ ngoại giao) khi thi hành nhiệm vụ được
hưởng toàn bộ quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao.
- Thời hạn được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ của cán bộ ngoại giao: từ khi đến nước tiếp nhận đến
khi rời đi. ( Nga ~ hữu nghị ~ thông qua ~ ok)
b, Quyền miễn trừ xét xử
- Viên chức ngoại giao được miễn xét xử, không phải ra tòa làm chứng
* KHÔNG được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ trong các trường hợp sau:
- Các vụ kiện liên quan đến bất động sản
- Các vụ kiện về thừa kế
- Các vụ kiện về kinh doanh
- Ở lại khi đã hết nhiệm vụ.
c, Các quyền ưu đãi xã giao khác
- Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao và gia đình được miễn thủ tục nhập cư ( miễn tiền visa)
- Được tự do thờ cúng tại trụ sở và nhà riêng
- Được miễn mọi thứ thuế ( thuế thu nhập cá nhân và lệ phí [gửi xe…])
- Miễn nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ cá nhân/ lao động công ích
- Miễn khám xét hải quan ( nếu biết chính xác mang hàng quốc cấm - yêu cầu kiểm tra)

13. Quyền ưu đãi miễn trừ lãnh sự
- Hẹp hơn so với quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao
- Bất khả xâm phạm về trụ sở, cơ quan và nhà ở
- Vẫn có thể bị bắt, xét xử
- Miễn thuế theo nguyên tắc có đi có lại
- Túi thư Lãnh sự vẫn bị khám xét
- Viên chức Lãnh sự không được hưởng quyền khi thi hành công vụ lãnh sự
14. Đoàn ngoại giao
a, Khái niệm
- Là toàn bộ viên chức ngoại giao kể cả vợ và con dưới 18 tuổi ( có thể có thêm con gái chưa lấy
chồng)
- Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao
b, Danh sách đoàn ngoại giao
c, Tính chất
- Đoàn ngoại giao là tổ chức không mang tính pháp nhân (k có con dấu, trụ sở, tài khoản ngân hàng)
- Trưởng đoàn ngoại giao là đại sứ có thâm niên cao nhất tại nước sở tại. Ở một số nước ( Đức, Pháp,
Ba Lan) đại sứ giáo hoàng ( Vantican) luôn luôn là trưởng đoàn ngoại giao.
- Trưởng đoàn ngoại giao: tổ chức sự kiện
- Đại sứ mới đến: đến chào hỏi trưởng đoàn ngoại giao và hỏi thăm tình hình.
15. Nhân vật không được hoan nghênh
- Là viên chức ngoại giao, lãnh sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp của nước sở tại. Nước sở tại có
quyền tuyên bố nhân vật không được hoan nghênh và trục xuất.
16. Lãnh sự danh dự
- Là người được Nhà nước thuê làm lãnh sự tại một nước chưa có cơ quan lãnh sự.
- Khi bổ nhiệm lãnh sự danh dự phải được chính phủ nước sở tại chấp nhận.
- Phải là công dân của nước cử hoặc nước tiếp nhận; người có nhiều quốc tịch phải có sự đồng ý của
chính phủ.
- Không nhận lương của nước cử và nước tiếp nhận; không được nhận trụ sở làm việc, phương tiện.
- Vẫn có quyền tự do kinh doanh
- Không có quyền cấp hộ chiếu, cấp giấy chứng sinh, chứng tử…

- Chỉ có nhiệm vụ thông báo cho nước cử
17. Khu vực lãnh sự
- Là khu vực lãnh thổ mà nước tiếp nhận dành cho nước cử
- Địa điểm đặt trụ sở do hai nước thỏa thuận
18. Đại biện và đại biện lâm thời
- Đại biện là trưởng cơ quan đại biện quán do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm.
- Đại biện lâm thời là người tạm thời lãnh đạo cơ quan đại diện ngoại giao trong thời gian đại sứ vắng
mặt.
- Các cán bộ của ngành khác biệt phái không được làm đại biện lâm thời. Bộ ngoại giao của nước tiếp
nhận sẽ cử cán bộ ngoại giao từ nước khác sang làm đại biện lâm thời.
19. Chức vụ ngoại giao
20. Ngôi thứ ngoại giao
______________________________________________
BÀI 3: Phép lịch sự trong giao tiếp
1. Chào
- Nam chào nữ trước, người ít tuổi chào người lớn tuổi, người có chức vụ thấp hơn chào trước. Người
được chào phải đáp lễ. Trong trường hợp người lớn tuổi hơn nhưng chức vụ thấp hơn thì cả hai người
cùng chào.
- Tư thế: Không đút tay vào túi quần, không nhai kẹo. Khi chào mắt phải hướng đến người đối diện.
2. Bắt tay
- Mục đích: Bày tỏ sự kính trọng, thân thiện với người đối diện.
- Gặp hai vợ chồng: Bắt tay vợ trước nếu người vợ chìa tay ra.
- Ngang bậc
- Chủ nhà đưa tay ra trước bắt tay khách thăm.
- Tại một số nước ĐNÁ và nước Hồi giáo không bắt tay phụ nữ.
3. Hôn tay và ôm hôn
- Nam hôn tay nữ (thân mật)
- Hôn trán: Người thân hôn trẻ con.
- Hôn má: Tùy phong tục mà người nam hôn má người nữ 1,3 hay 4 lần.
4. Giới thiệu và tự giới thiệu

5. Danh thiếp
- Kích cỡ: 45x90 hoặc 40x80 ( dành cho phu nhân)
- Giấy trắng cứng, không in màu, không mùi.
- Chữ đen, chân phương
- Hàng trên cùng: Tên cơ quan. Giữa: Tên người. Cuối: Chức vị, đơn vị công tác.
- In quốc huy: Cấp thứ trưởng, bộ trưởng và đại sứ trở lên.
- Danh thiếp của phu nhân/ phu quân luôn được đưa kèm và chỉ in tên.
- Chữ bằng bút chì ở góc trái phía dưới: cảm ơn, chúc mừng
* MỘT SỐ KÍ HIỆU TRÊN DANH THIẾP
p.m Làm quen
p.p Giới thiệu
p.f Chúc mừng nhân sự kiện
p.f.c Hài lòng qua sự làm quen
p.f.N.A Chúc mừng năm mới
p.r.f.N.A Cảm ơn đã chúc mừng năm mới
p.r Cảm ơn
p.r.v Đã đến thăm
p.c Chia buồn
p.p.c Tạm biệt
R.S.V.P (ghi trong giấy mời) Xin được trả lời
- Trao danh thiếp: Trao tận tay. Danh thiếp phẳng, không gãy góc. Trao ngược danh thiếp theo tầm
nhìn của người đối diện.
6. Giao tiếp qua điện thoại
7. Tặng quà
- Tằng quà đúng lúc: thường bắt đầu chuyến thăm, chuyển qua lễ tân hoặc đến nơi ở, không tặng ở nơi
làm việc.
______________________________________________
BÀI 4: Lễ tân ngoại giao
* NGHIỆP VỤ NGOẠI GIAO
- Công tác lễ tân ngoại giao

- Công tác lãnh sự
- Công tác nghiên cứu ngoại giao
- Công tác soạn thảo văn bản ngoại giao
- Công tác đàm phán ngoại giao
- Công tác tiếp xúc ngoại giao
- Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại
1. Khái niệm
- Lễ tân ngoại giao là sự vận dụng các quy định, tập quán lễ tân quốc gia và quốc tế được công nhận
trong giao tiếp và hoạt động đối ngoại phù hợp với chính sách đối ngoại của Nhà nước.
2. Lịch sử phát triển
- Lễ tân ngoại giao không do ai đặt ra.
- Nó hình thành khi có quan hệ ngoại giao và hoàn thiện qua nhiều thế kỉ thông qua các hội nghị quốc
tế.
- Những luật lệ, tập quán lễ tân được lặp đi lặp lại, được lựa chọn nhằm giữ gìn và phát triển quan hệ
ngoại giao giữa các nước.
- Lễ tân ngoại giao phát triển cùng với sự phát trể quan hệ ngoại giao giữa các nước.
- Lễ tân ngoại giao mang tính truyền thống dân tôc, kết hợp với phong tục, tập quán của các quốc gia
khác.
3. Vai trò của lễ tân ngoại giao
3.1. Xuất phát từ chính sách đối ngoại và phục vụ chính sách đối ngoại
- Lễ tân ngoại giao không phải là nội dung chủ yếu của hoạt động ngoại giao.
- Là công cụ tạo điều kiện cho hoạt động ngoại giao tiến hành thuận lợi.
- Thể hiện thái độ chính trị, quan điểm trong từng lễ tiết.
- Thái độ, mức độ đón tiếp thể hiện nội dung, mức độ quan hệ.
3.2. Mọi hoạt động ngoại giao đều cần đến lễ tân ngoại giao
- Đón tiếp phái đoàn chính thức
- Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế
- Đàm phán, kí kết
- Bổ nhiệm, triệu hồi người đứng đầu cơ quan đại diện
- Trình thư ủy nhiệm

- Tổ chức tiệc ngoại giao
* Mọi hoạt động lễ tân ngoại giao diễn ra đều ảnh hưởng tới quan hệ giữa các nước.
3.3. Vừa là công cụ, vừa là phương tiện thực hiện chính sách đối ngoại
- Là công cụ chính trị của hoạt động đối ngoại
- Là phương tiện thực hiện và cụ thể hóa các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. VD: nguyên tắc
bình đẳng; nguyên tắc tôn trọng chủ quyền.
3.4. Lễ tân ngoại giao đảm bao quyền bình đẳng giữa các nước
- Tôn trọng quyền độc lập giữa các nước
- Không phân biệt nước lớn, nhỏ, giàu nghèo, chế độ chính trị… ( trình quốc thư lên Nguyên thủ quốc
gia, xếp chỗ…)
3.5. Lễ tân ngoại giao tạo khung cảnh và bầu không khí cho quan hệ giữa các nước được
thuận lợi hơn
- Đề ra quy tắc cho các biện pháp lễ tân, vận dụng các hình thức thích hợp trong đàm phán, kí kết văn
kiện quốc tế… làm tăng giá trị và sự tôn trọng những điều đã kí kết.
4. Tính chất của lễ tân ngoại giao
4.1. Mang tính chính trị
Mỗi biện pháp lễ tân đều:
- Thể hiện thái độ chính trị
- Thể hiện tính chất và mức độ quan hệ ( nghi thức, số lượng và mức độ tham dự, khách chính đến dự
ở mức cao hay thấp…)
4.2. Vừa mang tính quốc gia, vừa mang tính quốc tế
- Lễ tân ngoại giao hình thành qua nhiều thế kỉ
- Nó được hoàn thiện thông quan các hội nghị quốc tế
- Lễ tân ngoại giao ngày nay ngày càng mang tính quốc tế
- Các nước công nhận và tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của lễ tân ngoại giao ( mang tính quốc tế)
- Mỗi nước có phong tục tập quán, lịch sử, chế độ chính trị, hoàn cảnh xã hội, kinh tế… khác nhau, vì
vậy có những bổ sung, điều chỉnh các quy định lễ tân cho phù hợp, nhưng không trái với quy định lễ
tân quốc tế, do vậy nó mang tính quốc gia.
- Cần kết hợp hài hoàn, uyển chuyển, linh hoạt giữa quy định lễ tân quốc tế và phong tục, tập quán lễ
tân quốc gia.

4.3. Mang tính lịch thiệp quốc tế
Các nước có những quy định riêng về tiếp khách nước ngoài ở các cấp khác nhau:
+ Căn cứ thực tiễn lễ tân ngoại giao đang tồn tại của quốc tế
+ Căn cứ vào tính tương hỗ trong quan hệ hai nước
+ Căn cứ truyền thống dân tộc, phong tục tập quá của quốc gia và thực tiễn lễ tân quốc tế
4.4. Mang tính khoa học, mềm dẻo, linh hoạt
Thực hiện các nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc chung, tuy nhiên có những nguyên tắc bổ sung khi thực
hiện cần linh hoạt, không cứng nhắc, cần mềm dẻo, nhạy bén, uyển chuyển.
* Lễ tân ngoại giao là công tác phức tạp, quan trọng, tế nhị, cần vận dụng hình thức, thủ tục lễ tân cho
phù hợp với chính sách đối ngoại của Nhà nước mà không trái với quy định kễ tân quốc tế.
5. Yêu cầu của công tác lễ tân ngoại giao
- Mỗi biện pháp lễ tân ngoại giao cần có kế hoạch, chương trình cụ thể, khoa học, chính xác, đầy đủ.
- Có phương án dự phòng.
- Phân công cá nhận, bộ phận thức hiện.
- Theo dõi chặt chẽ việc thực hiện.
- Phối hợp đồng bồ, nhịp nhàng, linh hoạt, nhạy bén giữa các bộ phận, cá nhân thực hiện.
6. Yêu cầu đối với cán bộ làm công tác lễ tân ngoại giao
- Nắm vững đường lối đối ngoại để kiến nghị biện pháp lễ tân phù hợp.
- Có kiến thức tốt về lễ tân quốc gia và lễ tân quốc tế.
- Có nghiệp vụ lễ tân cao và toàn diện.
+ Biết tổ chức thực hiện việc đón, tiễn đoàn
+ Hiểu và áp dụng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao
+ Hiểu về ngôi thứ ngoại giao
+ Biết cách xếp chỗ trong một số hoạt động đối ngoại
+ Hiểu và áp dụng phép lịch sự trong giao tiếp đối ngoại
+ Biết cách dự tiệc và cách tổ chức tiệc ngoại giao
- Biết hình dung ra những công việc cho mỗi biện pháp lễ tân cụ thể.
- Có ý thức kỉ luật cao.
- Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ thông dụng và tiếng nước sở tại.
- Biết quán xuyến công việc.

- Trung thực, thận trọng, chu đáo, tỉ mỉ, cần cù, chịu khó, nhanh nhẹn, thông minh, không vội vàng,
hấp tấp.
- Đàng hoàng, chững chạc, không kiêu kì, không tự ti, không khệnh khạng, cần khiên tốn.
- Linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc.
7. Các nguyên tắc vận dụng trong lễ tân ngoại giao
7.1. Phục vụ, thể hiện đường lối đối ngoại của Nhà nước
- Nắm vững chính sách đối ngoại để đề ra biện pháp, hình thức lễ tân cho phù hợp.
- Nắm vững mục đích, yêu cầu, tính chất
- Kết hợp hài hòa giữa tập quán lễ tân quốc tế và quy định, phong tục, tập quán, điều kiện lễ tân quốc
gia.
7.2. Tôn trọng lẫn nhau
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ.
- Tôn trọng lợi ích.
- Tôn trọng phong tục, tập quán.
- Không lợi dụng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao để xâm phạm đến chủ quyền, luật pháp.
- Khi có sự cố cần kìm chế, tôn trọng nhau, giải quyết bằng con đường ngoại giao.
7.3. Nguyên tắc có đi có lại
- Các nước áp dụng triệt để nguyên tắc này, nhất là việc thực hiện quyền ưu.
- Không áp dụng cứng nhắc, máy móc vì mỗi nước khác nhau về điều kiện, phong tục, tập quán, chế
độ chính trị…
- Cần vận dụng mềm dẻo, linh hoạt, dựa vào chính sách đối ngoại của Nhà nước, tập quán lễ tân quốc
tế và quy định, phong tục, điều kiện lễ tân quốc gia.
7.4. Bình đẳng, không phân biệt đối xử
Các nước không phân biệt giàu nghèo, lớn nhỏ… được đối xử bình đẳng.
+ Người đứng đầu cơ quan đại diện các nước được trình thư ủy nhiệm lên nguyên thủ quốc gia.
+ Các viên chức ngoại giao cuẩ các nước tại nước sở tại đều được hưởng quyền như nhau.
______________________________________________
BÀI 5: Công tác lễ tân tại cơ quan đối ngoại trong và ngoài nước
I - Một số hoạt động lễ tân tại cơ quan đối ngoại ở ngoài nước
1. Đón Đại sứ, Đại sứ trình thư ủy nhiệm

* Sau khi đã được Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận chấp thuận, Đại sứ đi nhận nhiệm vụ.
- Đại sứ quán báo cho Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận biết thời gian, địa điểm Đại sứ đến.
- Tổ chức đón Đại sứ tại sân bay hoặc nhà ga.
- Liên hệ để Đại sứ gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao để trình bản sao thư ủy nhiệm và thư triệu hồi người
tiền nhiệm.
- Liên hệ để Đại sứ đi chào trưởng đoàn ngoại giao.
- Chuẩn bị để Đại sứ đi trình thư ủy nhiệm.
- Làm công hàm cá nhân thông báo Đại sứ đã trình thư ủy nhiệm gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, trưởng
các cơ quan đại diện ngoại giao của của nước ngoài đóng tại nước tiếp nhận.
2. Đại sứ chào xã giao
- Sau lễ trình quốc thư, Đại sứ đến chào xã giao các vị lãnh đạo cấp cao của nước sở tại, các vị bộ
trưởng, thị trưởng, các đồng nghiệp trong đoàn ngoại giao.
+ Đại sứ quán gửi công hàm đến cục lễ tân Bộ Ngoại giao nước sở tại đề nghị sắp xếp các cuộc gặp
chào xã giao đối với các vị lãnh đạo cấp cao.
+ Liên hệ tới các bộ, đoàn ngoại giao đề nghị sắp xếp để Đại sứ được chào xã giao.
- Chào xã giao thực chất là làm quen, ra mắt.
- Thời gian khoảng 15 - 20 phút.
- Có thể có cán bộ ngoại giao đi tháp tùng.
- Không mang phu nhân/ phu quân đi cùng trừ khi chào đoàn ngoại giao.
- Có thể mang quà lưu niệm.
3. Chào từ biệt
- Trước khi kết thúc nhiệm kì công tác khoảng 1 tháng, Đại sứ chào từ biệt.
+ Nguyên thủ quốc gia và các vị lãnh đạo cấp cao của nước sở tại.
+ Các bộ trưởng, thị trưởng.
- Đại sứ quán tổ chức tiệc cocktail để Đại sứ chia tay các quan chức nước sở tại và đoàn ngoại giao.
4. Công tác kiêm nhiệm
- Xin chấp thuận tại nước kiêm nhiệm.
- Trình quốc thư tại nước kiêm nhiệm.
- Chào xã giao các bị lãnh đạo cấp cao, một số bộ trưởng quan trọng, trưởng đoàn ngoại giao tại nước
kiêm nhiệm.

- Khi kết thúc nhiệm kì không nhất thiết đến nước kiêm nhiệm để chào từ biệt, có thể gửi công hàm cá
nhân tới Bộ Ngoại giao thông báo kết thúc nhiệm kì, cảm ơn sự giúp đỡ, nhờ chuyển lời chào tới các
vị lãnh đạo…
5. Đón đoàn từ Việt Nam sang thăm
5.1. Đối với đoàn cấp Thứ trưởng, Bộ trưởng các ngành
- Đại sứ hoặc cán bộ ngoại giao đi đón.
- Giúp đỡ đoàn khi cần thiết.
- Đại sứ hoặc cán bộ ngoại giao dự các hoạt động cùng với đoàn.
- Tiễn đoàn.
5.2. Đối với đoàn cấp cao
- Những đoàn do Chủ tịch nước - Tổng bí thư - Chủ tịch Quốc hội - Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại
giao dẫn đầu.
- Bốn cấp thăm:
+ Thăm cấp nhà nước
+ Thăm chính thức
+ Thăm không chính thức
+ Thăm và làm việc
- Là cầu nối liên hệ giữa 2 Bộ Ngoại giao.
- Giúp lập chương trình công tác.
- Giúp đoàn tiền trạm.
- Đón đoàn tại sân bay.
- Giúp đoàn phiên dịch, bố trí xe, tháp tùng…
- Tham gia các hoạt động của đoàn.
- Thổ chức gặp gỡ cộng đồng Việt Nam.
- Tiễn đoàn tại sân bay.
6. Tiễn đoàn của nước sở tại sang thăm Việt Nam
- Là cầu nối liên hệ giữa Bộ Ngoại giao hai nước và các cơ quan chức năng đón đoàn.
- Giúp đoàn lập chương trình công tác.
- Giúp cung cấp tài liệu thông tin về Việt Nam cho đoàn.
- Tiễn đoàn tại sân bay.

- Tổ chức cuộc gặp gỡ đoàn sau khi đoàn từ Việt Nam trở về
- …
7. Tiếp khách thường xuyên
- Tiếp nước giải khát
- Tiếp rượu
- Tổ chức tiệc chiêu đãi
8. Tổ chức quốc khánh
- Tổ chức mít tinh
- Tổ chức triển lãm tranh ảnh, biểu diễn văn nghệ
- Họp báo
- Tổ chức chiêu đãi
9. Mở sổ tang
- Gửi công hàm thường đến Bộ Ngoại giao và đoàn ngoại giao thông báo việc mở sổ tang.
- Kéo cờ rủ.
- Trang trí phòng tang lễ.
- Tiếp đón khách đến viếng.
- Báo cáo về Bộ Ngoại giao việc khách đến viếng.
II - Một số hoạt động lễ tân ngoại giao tại các cơ quan đối ngoại ở trong nước
1. Đón đoàn cấp cao của nước ngoài tới Việt Nam
- Đón tại sân bay
- Đưa khách về nơi ăn nghỉ
- Đón chính thức tại phủ chủ tịch
- Tổ chức hội đàm
- Tiễn đoàn khách
2. Đón đoàn khác
- Đón tại sân bay
- Đưa khách về nơi ăn nghỉ
- Hội đàm, tham quan, kí kết
- Tiễn đoàn
3. Đón đoàn thăm địa phương

- Sở ngoại vụ của UBND tỉnh liên hệ với Bộ Ngoại giao để biết thông tin cần thiết về đoàn (mục đích
chuyển thăm, số lượng khác, thành phần đoàn, thời gian đến, lưu trú, địa điểm đón đoàn…)
- Tổ chức đón đoàn tại sân bay hay địa giới tỉnh.
- Đón khách, chiêu đãi, làm việc với đoàn, tham quan.
- Tiễn đoàn.
4. Tiễn đoàn cấp cao nước ta thăm nước ngoài
- Đoàn tiền trạm
- Lập chương trình chuyến thăm
- Thành phần đoàn
- Tiễn đoàn ra sân bay
- Đón đoàn trở về Việt Nam
5. Tiễn đoàn khác
- Lập chương trình công tác
- Chuẩn bị tài liệu
- Thành phần đoàn
- Tiễn đoàn ra sân bay
- Đón đoàn trở về Việt Nam
6. Tổ chức các hoạt động như chiêu đãi, đặt vòng hoa, tham quan, mở sổ tang
* CHÚ Ý:
- Chỉ cán bộ ngoại giao mới được các hoạt động đối ngoại.
- Các phu nhân/ phu quân cán bộ ngoại giao tùy từng trường hợp cụ thể có thể dự hoặc không.
- Tất cả cán bộ ngoại giao, nhân viên đều cùng nhau phục vụ chuẩn bị cho các hoạt động ngoại giao.
______________________________________________
BÀI 6: Tiệc ngoại giao và cách tổ chức
I- Mục đích, ý nghĩa của tiệc ngoại giao
1. Mục đích
- Thúc đẩy việc thiết lập, củng cố và phát triển quan hệ với cơ quan, quan chức sở tại và đoàn ngoại
giao.
- Góp phần tăng cường quan hệ hữu nghi hợp tác giữa các nước.
2. Tiệc ngoại giao được tổ chức khi nào?

- Nhân dịp Quốc khánh
- Nhân những ngày kỉ niệm lớn
- Nhân dịp năm mới
- Nhân có đoàn đại biểu chính thức sang thăm
- Chào đón, tiễn biệt Đại sứ
- Khai mạc triển lãm, lễ hội
- Những ngày văn hóa
- Tiếp khách thường xuyên hàng ngày của cơ quan đại diện
3. Các công việc cần chuẩn bị cho cuộc chiêu đãi
1, Dựa vào yêu cầu chính trị để lựa chọn hình thức chiêu đãi: tiệc đứng hay tiệc ngồi, tiệc Âu hay Á…
2, Xác định danh nghĩa người chủ tiệc: Đại sứ/ Tham tán kinh tế thương mai/ Tùy viên quân sự
Tham tán thường có thể làm chủ tiệc nhưng chỉ khi không có Đại sứ.
3, Thành phần và số lượng người dự tiệc
4, Phân công các nhóm để thực hiện
5, Xác định thời gian, địa điểm tổ chức
6, Dựa vào tính chất và mức độ cuộc chiêu đãi đề ra tiêu chuẩn và thực đơn
7, Làm vừa gửi sớm giấy mời
Nội dung: Tên chủ tiệc; tên khách mời; lí do mời; loại tiệc ( đứng/ ngồi); địa điểm; thời gian.
Tiệc ngồi: Giấy mời ghi R.S.V.P
Tiệc do Đại sứ làm chủ tiệc: Giấy mời in quốc huy
Có thể yêu cầu trang phục.
8, Tiệc ngồi cần được khẳng định thành phần đến dự để xếp chỗ ngồi ở bàn tiệc.
9, Trang trí phòng tiệc: Phòng chờ/ đón tiếp khách > Phòng tiệc > Bày bàn tiệc
10, Đón khách
11, Tiếp khách
12, Phục vụ khách
13, Tiễn khách
* Phòng tiếp khách trước và sau tiệc
- Trang trí sạch, đẹp, giữ bản sắc dân tộc, không khẩu hiệu, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
- Có đủ chỗ cho khách ngồi chờ.

- Có bản bố trí bàn tiệc ( table plan)
- Có rượu khai vị, nước uống rót sẵn ra cốc mời khách.
* Phòng chiêu đãi ( phòng tiệc)
- Trang trí: Không cơ và khẩu hiện, đèn đủ sáng nhưng không chói, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
- Lối đi rộng, bàn ghế lau chùi sạch sẽ, kê ngay ngắn, không bị lung lay, hư hỏng.
- Không kê ghế quá sát nhau, chật chội gây khó cho người dự tiệc và người phục vụ.
- Ghế của chủ và khách chính được kéo lui ra sau một chút để dễ nhận ra.
- Hướng dẫn khách ngồi đúng vị trí, bố trí người kéo ghế cho khách chính và phụ nữ.
- Dụng cụ chiêu đãi phải được lau chùi sạch sẽ, đồng bộ, không sứt mẻ, dụng cụ ăn, uống phải đủ theo
thực đơn.
* Bày bàn tiệc
- Khăn bàn bằng vải trắng, trải hai lớp, dài đến sàn nhà, không trải khăn nilon hoặc vải hoa.
- Không nên bày lọ hoa trên bàn tiệc mà nên bày bát hoa không ngát mùi.
- Bày dụng cụ ăn cho mỗi thực khách.
- Chiều rộng ghế tối thiểu 76cm.
- Bán kính bàn tối thiểu 80cm.
* Xếp chỗ ngồi trong chiêu đãi
- Xếp chỗ theo chức vụ của người dự tiệc
- Chỗ ngồi có ghi tên từng người
- Có sơ đồ bàn tiệc để ở phòng tiếp khách tìm chỗ ngồi, không để khách đi lại tìm chỗ ngồi.
- Chú ý nguyên tắc xếp chỗ ngồi, nếu xếp sai dẫn tới hậu quả khôn lường.
- Xếp xen kẽ chủ - khách; nam - nữ; khách trong nước và khách nước ngoài.
- Bên tay phải trọng thị hơn bên tay trái.
- Càng gần chủ tiệc và khách chính càng trọng thị.
- Xếp theo thứ tự chức vụ từ cao xuống thấp
- Không nên xếp phụ nữ ngồi đầu bàn hoặc kẹp giữa hai chân bàn.
- Nếu cùng chức vụ cần ưu tiên cho khách.
- Nếu cùng chức vụ cần ưu tiên cho phụ nữ.
* Đón, tiếp khách
* Các loại tiệc ngoại giao

- Tiệc đứng - Tiệc ngồi
+ Tiệc rượu + Tiệc ngồi trưa
+ Tiệc cocktail + Tiệc ngồi tối
+ Tiệc buffet-dinner + Tiệc trà
1, Tiệc ngồi trưa ( Lunch/ De’jeuner)
- Thời gian: buổi trưa ( tùy thời gian ăn trưa của từng nước)
- Tùy số lượng khách dự mà lựa chọn loại bàn tiệc.
- Có sơ đồ bàn tiệc, ghi tên từng thực khác tại chỗ mỗi người.
- Có thực đơn trên bàn dành cho mỗi người.
- Uống rượu khai vị tại phòng khách trước khi vào phòng tiệc.
- Món ăn:
+ 3 - 4 món nguội
+ 3 - 4 món nóng gồm thịt, hải sản
+ 1 - 2 món tráng miệng
+ Đồ uống ( rượu mạnh, vang, nước suối, nước hoa quả, bia, nước trà, cà phê)
- Thời gian: kéo dài 1-2 tiếng
- Tiệc ngồi trưa không trọng thị bằng tiệc ngồi tối.
2, Tiệc ngồi tối
- Tiệc tối trọng thị hơn tiệc trưa
- Về nguyên tắc gần giống tiệc ngồi trưa.
- Thời gian: tùy thuộc thời gian bữa tối của từng nước.
- Thời lượng: kéo dài 2-3 tiếng.
- Món ăn giống như tiệc trưa nhưng nhiều món hơn và đặc sắc hơn.
- Nhiều rượu quý hơn.
* Xếp chỗ theo kiểu Pháp: Trọng thị từ giữa ra.
* Xếp chỗ theo kiểu Anh: Trọng thị từ hai đầu bàn vào trong.
3, Tiệc đứng buffet-dinner
- Thời gian: trưa hoặc tối
- Lượng khách: đông
- Địa điểm: trong một hay nhiều phòng hoặc ngoài sân, vườn.

- Bày bàn: Kê bàn to ở giữa, ít ghế quanh phòng, các góc phòng có bàn phục vụ rượu, nước, quanh bàn
tiệc bày chồng đĩa, dĩa, giữa bàn bày các món nguội, món nóng tiếp sau.
- Món nguội là chính, không có món súp.
4. Tiệc rượu cocktail
- Thời gian: Vào bữa trưa hoặc bữa tối, kéo dài khoảng 1-2 giờ.
- Cách thức gần giống như tiệc buffet những ít món ăn hơn mà nhiều đồ uống hơn, các loại rượu mạnh
quý.
* Tiệc đứng không có thực đơn, không xếp chỗ. Thường tổ chức sau hội nghị, hội thảo, chiếu phim,
văn nghệ, thi đấu thể thao, triển lãm…
5. Tiệc trà
- Là loại tiệc đơn giản, nhẹ nhàng nhất
- Thời gian: bắt đầu khoảng 15h30 - 16h. Kéo dào khoảng 1-2 tiếng.
- Chủ tiệc: Phu nhân Đại sứ/ phu nhân Bộ trưởng Bộ Ngoại giao/ phu nhân Thủ tướng
- Số khách: 10 - 20 người
- Ngồi salon tự do, không xếp chỗ.
- Mục đích: Làm quen, phổ biến kinh nghiệm nấu ăn, mua sắm, giới thiệu các sản phẩm thủ công mĩ
nghệ… nhằm thắt chặt mối quan hệ hơn.
* Cách dự tiệc
- Tiệc ngồi
+ Thời gian: đến đúng giờ, về sau khách chính.
+ Trang phục khi dự tiệc
+ Tư thế ngồi, đứng
+ Cách ăn, uống, xỉa răng, hút thuốc…
+ Cách dùng dụng cụ ăn, khăn ăn
+ Cách nói chuyện khi ăn
+ Cách uống trà, cà phê
+ Cách để dao, dĩa khi bạn tạm dừng ăn/ không ăn nữa
______________________________________________
BÀI 7: Ngôi thứ. Xếp chỗ trong một số hoạt động đối ngoại
1. Treo quốc kì, ảnh hoặc tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phòng tiếp khách đối ngoại

- Treo cờ Việt Nam và cờ các nước: mỗi cờ treo trên một cột riêng biệt, các cờ có kích thước bằng
nhau, trên những cột cờ trang trí giống nhau và đặt song song ngang bằng nhau.
- Trong lễ kí kết hai bên: cờ khách bên tay phải cờ Việt Nam ( nhìn từ trong ra)
- Đảng kì treo bên phải quốc kì
- Cờ rủ
+ Chỉ treo khi có thông báo của Nhà nước về việc treo cờ rủ
+ Trên đỉnh cột cờ buộc dải băng đen có chiều dài bằng chiều ngang của cờ, chiều rộng bằng 1/10
chiều rộng cờ.
+ Khi có tang lễ cờ cắm trên đầu xe ôtô của trưởng cơ quan đại diễn cũng đeo băng đen.
+ Thời gian treo cờ rủ do Nhà nước quy định.
2. Quốc thiều
+ Đón đoàn cấp cao nước ngoài: cử quốc thiều nước khách trước, quốc thiều nước chủ nhà sau rồi mới
đi duyệt đội danh dự.
+ Khi tiễn đoàn cấp cao chỉ cử quốc thiều nước khách, không cử quốc thiều nước chủ nhà, không
duyệt đội danh dự, chỉ có hàng tiêu binh và có tặng hoa.
+ Trong hội nghị, hội thảo, thi đấu quốc tế: khai mạc cử quốc thiều nước khách trước, quốc thiều nước
chủ nhà sau. Khi bế mạc cử quốc thiều nước chủ nhà trước, quốc thiều nước khách sau.
+ Đoàn cấp cao về thăm địa phương, các cơ quan… không cử quốc thiều cả khi đón và tiễn.
+ Tại địa phương chỉ cử quốc thiều khi hội nghị, hội thảo quốc tế, thi đấu thể thao quốc tế.
3. Xếp chỗ trong đàm phán
4. Xếp chỗ trong hội kiến, tiếp khách
5. Xếp chỗ trong bữa tiệc
- Tiệc đứng xếp chỗ cho bàn danh dự, bàn tiệc khác ko xếp chỗ
- Tiệc ngồi tùy số lượng để chọn bàn tiệc Xếp xen kẽ giữa chủ khách, giữa nam và nữ, vợ chồng ko
xếp cạnh nhau, trừ trường hợp là chủ tiệc. Càng gần chủ tiệc càng cao cấp
Kiểu Anh: Hai đầu bàn trọng thị nhất
Kiểu Pháp: Giữa cạnh bàn trọng thị nhất
Phu nhân khách ngồi bên cạnh chủ
Phu nhân chủ ngồi bên cạnh khách
6. Chỗ ngồi cho phiên dịch

- Đối với hội kiến, tiếp khách: ngồi sau chủ và sau khách chỉ.
- Đối với đàm phán: ngồi bên tay trái của trưởng đoàn.
- Đối với tiệc: phiên dịch ăn trước, lúc tiệc không ăn mà chỉ ngồi ghế phía sau người cần dịch.
- Trên xe ôtô: ngồi cạnh ghế lái xe.
- Đi theo đoàn: đi sau người được dịch một bước.
7. Chỗ ngồi trên ôtô
- Xe nhiều chỗ: chỗ số 1 sau lái xe.
- Xe 4 chỗ, chỗ ngồi số 1 là hàng ghế sau chéo lái xe, số hai bên trái số 1, số 3 cạnh lái xe
- Nếu chủ xe tự lái thì số 1 cạnh lái xe
- Nếu lái xe tay ngịch thì số 1 là hàng ghế sau chéo lái xe, số 2 là người tháp tùng khách số 1, số 3 là
phiên dịch bảo vệ. Khách chính có phu nhân, phu nhân đc ngồi chỗ trọng thị giành cho khách chính,
khách chính số 2, tháp tùng đi xe khác.
- Cách đỗ xe vị trí sô 1 phải đối diện với cửa chính của nhà để khi xe dừng khách chính bước vào nhà
không phải đi vòng quanh xe hoặc chui ngang xe vào nhà.
- Lái xe mở cửa,
8. Chỗ ngồi trong lễ kí kết
9. Chỗ trên khán đài
10. Vị trí trên khán đài giữa quan chức nước chủ nhà với đoàn ngoại giao
- Đoàn ngoại giao xếp bên tay phải của người chủ trì buổi lễ.
- Trưởng đoàn ngoại giao đứng đầu hàng bên trái, rồi tiếp theo thứ tự hàng, mỗi hàng xếp theo thâm
niên.
- Bên trái của người chủ trì buổi lễ là các quan chức trong nước.

×