Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

Công nhận hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức trong pháp luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.21 MB, 249 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THẢO NHƯ

CƠNG NHẬN HỢP ĐỒNG KHƠNG TUÂN
THỦ QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC
TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

KHĨA LUẬN CHUN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7 – NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THẢO NHƯ

CƠNG NHẬN HỢP ĐỒNG KHƠNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH VỀ
HÌNH THỨC TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

GVHD: ThS. ĐẶNG THÁI BÌNH

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7 – NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Cơng nhận hợp đồng khơng tn
thủ quy định về hình thức trong pháp luật dân sự Việt Nam” là công trình nghiên
cứu khoa học của tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ths. Đặng Thái Bình.


Những tài liệu, bản án sử dụng trong khóa luận được đảm bảo tính khách quan,
chính xác, những quan điểm của các tác giả khác được trích dẫn phù hợp theo quy
định. Tác giả xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả

Nguyễn Thị Thảo Như


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung được viết tắt

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLDS LB Nga

Bộ luật Dân sự liên bang Nga

BLHĐ

Bộ luật Hồng Đức

BLLĐ

Bộ luật Lao động


BLTTDS

Bộ luật Tố tụng Dân sự

CISG

Công ước Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế 1980

KDBĐS

Kinh doanh bất động sản

LCC

Luật Cơng chứng

LĐĐ

Luật Đất đai

LGDĐT

Luật Giao dịch điện tử

LTM

Luật Thương mại

TANDTC


Tịa án nhân dân tối cao

UNCITRAL

Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật Thương mại
quốc tế


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ
VIỆT NAM ................................................................................................................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm hình thức của hợp đồng .............................................7
1.1.1. Khái niệm hình thức hợp đồng .................................................................7
1.1.2. Nguyên tắc tự do đối với hình thức của hợp đồng ................................10
1.2. Các loại hình thức hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam ..............13
1.2.1. Hình thức hợp đồng bằng lời nói và hành vi cụ thể ..............................13
1.2.1.1. Hình thức hợp đồng bằng lời nói .......................................................13
1.2.1.2. Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể ...........................................15
1.2.2. Hình thức hợp đồng bằng văn bản .........................................................17
1.2.3. Hình thức hợp đồng thơng qua phương tiện điện tử ............................22
1.3. Ý nghĩa của hình thức hợp đồng .................................................................25
1.3.1. Hình thức hợp đồng thể hiện ý chí của các bên chủ thể khi tham gia
hợp đồng ............................................................................................................26
1.3.2. Hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng .................27
1.3.3. Hình thức hợp đồng có giá trị pháp lý đối với người thứ ba ................28
1.3.4. Hình thức hợp đồng là chứng cứ của quan hệ hợp đồng .....................29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................30
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG THỨC VÀ HỆ QUẢ CỦA CƠNG NHẬN HỢP

ĐỒNG KHƠNG TN THỦ QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC THEO PHÁP
LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM ..................................................................................31
2.1. Phương thức công nhận hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức
theo pháp luật dân sự Việt Nam .........................................................................31
2.1.1. Cơng nhận hợp đồng vi phạm điều kiện hình thức do luật định theo
quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 .............................................32
2.1.1.1. Hợp đồng vi phạm điều kiện hình thức bằng văn bản .......................32
2.1.1.2. Hợp đồng vi phạm điều kiện hình thức bằng văn bản có cơng chứng,
chứng thực, đăng ký ........................................................................................37
2.1.1.3 Hình thức hợp đồng thơng qua phương tiện điện tử...........................45
2.1.2. Công nhận hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức theo quy
định về thời hiệu u cầu Tịa án tun bố hợp đồng vơ hiệu.........................50
2.1.3. Trường hợp áp dụng điều khoản chuyển tiếp ........................................52


2.2. Hệ quả của việc công nhận hợp đồng không tuân thủ quy định về hình
thức ........................................................................................................................53
2.2.1. Giá trị pháp lý của hợp đồng sau khi được công nhận .........................53
2.2.2. Hồn thiện hình thức của hợp đồng sau khi được công nhận .............57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................60
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................61


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hợp đồng là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự giữa các bên. Sự thỏa thuận, thống nhất ý chí chủ quan của các bên chỉ có
giá trị ràng buộc khi được thể hiện ra bên ngồi thế giới khách quan bằng những
hình thức nhất định như: bằng lời nói và hành vi cụ thể, bằng văn bản… tùy thuộc
vào sự lựa chọn của họ. Vì hợp đồng là cơ sở để các bên thực hiện quyền và nghĩa

vụ của mình cho nên hợp đồng có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc đóng góp
cho sự phát triển của kinh tế, xã hội Việt Nam ngày nay.
Chế định về hợp đồng nói chung và những quy định về hình thức của hợp
đồng nói riêng từng bước được ghi nhận và hoàn thiện qua các bộ luật. Theo quy
định của Bộ luật Dân sự năm 1995, hình thức của hợp đồng là một trong những điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng1 và khơng có quy định về hợp đồng được thể hiện
bằng thông điệp dữ liệu. Đến Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có những thay đổi đáng
kể về việc quy định yếu tố hình thức hợp đồng chỉ là điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng trong một số trường hợp pháp luật định, công nhận trường hợp hợp đồng được
thể hiện thơng qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ liệu. Tuy
nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2005 còn tồn tại nhiều bất cập trong quy định về hình
thức và hậu quả pháp lý của hợp đồng khơng tuân thủ quy định về hình thức. Điều
này dẫn đến tình trạng hợp đồng bị vơ hiệu, trong đó trường hợp hợp đồng vô hiệu
do không tuân thủ quy định về hình thức xảy ra rất nhiều.
Theo một tác giả: “Hợp đồng sinh ra không để bị tuyên bố vô hiệu mà là để
thực hiện nhằm đem lại cho các bên lợi ích mà các bên mong muốn khi xác lập hợp
đồng. Do đó cần hạn chế tối đa việc tuyên hợp đồng vô hiệu, nhất là khi hợp đồng
chỉ vi phạm quy định về hình thức2”. Vì vậy, địi hỏi cần xây dựng hành lang pháp
lý về vấn đề hình thức hợp đồng một cách chặt chẽ, hợp lý, tạo điều kiện cho các
bên thực hiên hợp đồng, hạn chế tình trạng hợp đồng bị vơ hiệu do khơng tn thủ
quy định về hình thức.
Trước u cầu đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 có sự sửa đổi lớn, góp phần giải
quyết được nhiều bất cập cịn tồn tại ở Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật Dân sự
năm 2005 trong lĩnh vực hợp đồng như: công nhận hợp đồng được xác lập thông
Khoản 4 Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 1995: “Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật”
Đỗ Văn Đại (2017), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam, tập 1, tr. 865.
1
2


1


qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ liệu, thời hiệu yêu cầu tuyên
bố hợp đồng vô hiệu về hình thức. Tuy nhiên, những quy định của Bộ luật Dân sự
năm 2015 về những phương thức công nhận và hệ quả của việc công nhận hợp đồng
không tn thủ quy định về hình thức vẫn cịn tồn tại bất cập như: xác định 2/3
nghĩa vụ theo Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015, công nhận hợp đồng xác lập bằng
thông điệp dữ liệu thông qua phương tiện điện tử không được ký bằng chữ ký điện
tử, xác định giá trị của hợp đồng sau khi được công nhận… khiến cho q trình áp
dụng gặp khó khăn. Vì vậy, các bên trong hợp đồng cần có cái nhìn đúng đắn và
tồn diện về vấn đề hình thức hợp đồng để đảm bảo có thể thực hiện được mục đích
ban đầu khi tham gia giao kết hợp đồng. Đồng thời hệ thống luật pháp cần có sự
hồn thiện hơn về phương thức công nhận hiệu lực hợp đồng vi phạm điều kiện về
hình thức để đảm bảo quyền lợi của các bên. Đó cũng chính là lý do tác giả chọn
nghiên cứu đề tài: “Công nhận hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức
trong pháp luật dân sự Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, vấn đề về hình thức hợp đồng, cơng nhận hợp đồng
khơng tn thủ quy định về hình thức trong pháp luật dân sự Việt Nam được nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu, có thể kể đến một số các cơng trình, bài viết như sau:
1.1. Giáo trình
Trường Đại học Luật TP. HCM (2017), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và
bồi thường thiệt hại ngoài hơp đồng (Tái bản lần thứ 1, có sửa đổi và bổ sung),
Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. Giáo trình đưa ra những phân tích khái
quát trong quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng nói chung và các
vấn đề liên quan đến hình thức hợp đồng nói riêng.
1.2. Sách chuyên khảo
Đỗ Văn Đại (2019), Luật hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án
(Tập 1, 2), Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. Cuốn sách phân tích những

vấn đề về hợp đồng theo quy định của pháp luật, phân tích việc áp dụng quy định về
hợp đồng trên thực tế và những bất cập cịn tồn tại thơng qua các bản án; đối chiếu
với quy định của pháp luật nước ngoài đồng thời đưa ra nhận định của tác giả về các
vấn đề về hợp đồng. Qua đó, tác giả đã thể hiện một cái nhìn sâu sắc và tồn diện về
hầu hết các vấn đề trong hợp đồng như: tự do về hình thức của hợp đồng, hợp đồng
vơ hiệu do vi phạm về hình thức, thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng vơ hiệu về
hình thức…
2


Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Dân sự
2015, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. Tác giả đã phân tích những điểm
mới về hướng xử lý hợp đồng vi phạm quy định về hình thức tại Điều 129 Bộ luật
Dân sự năm 2015 so với bộ luật cũ, đồng thời lý giải lý do sửa đổi và đưa ra những
bất cập còn tồn tại trong quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Lê Minh Hùng (2015), Hình thức của hợp đồng, Nxb. Hồng Đức. Tác giả đã
bao quát nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra liên quan đến hình thức của hợp đồng, hợp
đồng không tuân thủ quy định về hình thức. Đối với từng vấn đề, tác giả phân tích
cả dưới góc độ lý luận lẫn thực tiễn, đối chiếu với pháp luật nước ngoài và với cổ
luật Việt Nam, chỉ ra những bất cập trong các quy định của Bộ luật Dân sự năm
2005, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về những vấn đề
liên quan đến hình thức của hợp đồng.
1.3. Luận văn, khóa luận
Văn Thị Hồng Nhung (2018), Hợp đồng vi phạm về hình thức bắt buộc theo
pháp luật Việt Nam, luận văn thạc sĩ, trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Tác giả
tập trung phân tích các vấn đề cơ bản của hợp đồng vi phạm hình thức bắt buộc:
khái niệm, các loại hình thức bắt buộc, cách thức xử lý hợp đồng vi phạm hình thức
bắt buộc… Tác giả đã nêu ra được những bất cập trong quy định về hợp đồng vi
phạm hình thức bắt buộc, so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới
nhằm rút kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

Trần Thị Mỹ Hiệp (2017), Hình thức của giao dịch dân sự và ảnh hưởng của
hình thức đối với hiệu lực của giao dịch dân sự, khóa luận tốt nghiệp, trường đại
học Luật TP. Hồ chí Minh. Khóa luận này đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản
về hình thức hợp đồng đồng thời phân tích sự ảnh hưởng của hình thức đến hiệu lực
của hợp đồng. Qua đó, đưa ra thực trạng, bất cập và kiến nghị hồn thiện pháp luật
về vấn đề hình thức của hợp đồng.
Nguyễn Thanh Q (2011), Hợp đồng vơ hiệu do vi phạm hình thức, khóa
luận tốt nghiệp, trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Tác giả tập trung làm rõ quy
định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và thực trạng, bất cập khi áp dụng
những quy định đó nhằm nghiên cứu một cách sâu sắc, tồn diện về hình thức hợp
đồng để sửa đổi phù hợp hơn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tạo điều kiện cho quan hệ
hợp đồng được ổn định và phát triển.
1.4. Tạp chí
3


Đỗ Văn Đại (2013), “Hình thức bắt buộc của hợp đồng trong pháp luật dân
sự Việt Nam: Những bất cập và hướng hồn thiện”, Tạp chí Luật học, đại học Luật
Hà Nội, 2013, số 02. Tác giả đã phân tích những loại hình thức bắt buộc đối với hợp
đồng. Đặc biệt, tác giả làm rõ hướng xử lý hợp đồng vi phạm hình thức bắt buộc,
những phương thức chấp nhận hợp đồng vi phạm và thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp
đồng vơ hiệu, những bất cập cịn tồn tại trong quy định của pháp luật. Tuy nhiên bài
viết nghiên cứu Bộ luật Dân sự năm 2005 nên quy định của bộ luật mới đã có nhiều
thay đổi.
Lê Minh Hùng (2009), “Ảnh hưởng của yếu tố hình thức đối với hợp đồng”,
Tạp chí khoa học pháp lý, số 01. Bài viết tìm hiểu ảnh hưởng của hình thức hợp
đồng, qua đó cho thấy hình thức khơng chỉ có ý nghĩa là điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng khi pháp luật có quy định mà cịn giúp thể hiện và cơng bố ý chí của các
bên, là cơ sở để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, là bằng chứng cho sự
tồn tại của hợp đồng, là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội… từ đó giúp người đọc

biết được ý nghĩa của hình thức hợp đồng.
Phạm Hoàng Giang (2007), “Ảnh hưởng của điều kiện hình thức hợp đồng
đến hiệu lực hợp đồng”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 03. Bài viết nghiên cứu
về hình thức hợp đồng và nguyên tắc tự do hợp đồng thông qua việc nghiên cứu
pháp luật của các nước và các văn bản pháp luật quốc tế. Qua đó, bài viết phân tích
ảnh hưởng của hình thức hợp đồng đối với hiệu lực của hợp đồng, liên hệ với Bộ
luật Dân sự năm 2005 và nêu ra những bất cập trong quy định cần tiếp tục hoàn
thiện.
1.5. Tài liệu nước ngoài
Giorgi Amiranashvili (2016), “Functions of the Form of Transaction”,
Journal of Law No.1. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích tồn diện các chức
năng, mục đích của hình thức các giao dịch. Qua đó, bài viết cung cấp cho người
đọc những thơng tin hữu ích và đưa ra nhìn nhận về tầm quan trọng của hình thức
trong hợp đồng.
Cătălin Cristian Seli.teanu (2016), l'internet caché et le contrat en format
électronique, Facultatea de Drept, Universitatea din Craiova. [Tạm dịch: Dr. Cătălin
Cristian Seli.teanu (2016), Web ẩn và hợp đồng có hình thức điện tử, khoa luật, đại
học Craiova]. Bài viết đã nghiên cứu nghiên cứu tổng quan về vai trò, đặc điểm,
cách thức của internet và hợp đồng có hình thức điện tử. Tác giả phân tích quy định
của luật Rumani về các vấn đề trên và so sánh với pháp luật của các quốc gia khác,
4


từ đó chỉ ra những bất cập và giải pháp hoàn thiện. Bài viết đã giúp tác giả hiểu rõ
hơn về hợp đồng điện tử trong pháp luật Rumani.
Catherine Elliott & Frances Quinn (2009), Contract Law, 7th edition, Pearson
Education Ltd. Tác giả đã trình bày đặc điểm hình thức của hợp đồng trong quy
định của pháp luật Anh, Mỹ cũng như đưa ra thực tiễn giải quyết đối với các hợp
đồng khơng tn thủ quy định hình thức. Nghiên cứu bài viết có thể thấy được
những điểm khác biệt trong pháp luật nước ngoài và bài học kinh nghiệm cho pháp

luật Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn không gian: đề tài nghiên cứu trong phạm vi pháp luật Việt Nam về
hình thức và ý nghĩa của hợp đồng cơng nhận hợp đồng vi phạm quy định về hình
thức. Đồng thời tác giả có tìm hiểu pháp luật về hợp đồng của một số nước và các
văn bản pháp luật quốc tế nhằm đối chiếu và rút kinh nghiệm cho pháp luật Việt
Nam.
Giới hạn thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật Việt Nam thời điểm
Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực cho đến nay. Ngồi ra, tác giả cịn đề cập,
phân tích và so sánh với các quy định trong Bộ luật Dân sự năm năm 1995 và Bộ
luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Hồng Đức để làm rõ sự thay đổi trong quy định của
pháp luật.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận tốt nghiệp, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu sau đây:
Phương pháp tổng hợp: tác giả áp dụng xuyên suốt đề tài để nghiên cứu và
cung cấp đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam, tình hình áp dụng quy định
trong thực tiễn và quy định của pháp luật nước ngồi liên quan đến hình thức hợp
đồng.
Phương pháp so sánh: tác giả sử dụng trong từng vấn đề pháp lý để làm rõ sự
thay đổi giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 với các bộ luật trước. Qua đó giúp thấy sự
khác biệt giữa quy định pháp luật và thực tiễn xét xử; so sánh quy định của pháp
luật nước ngoài với pháp luật Việt Nam để rút bài học kinh nghiệm hoàn thiện pháp
luật Việt Nam.
Phương pháp bình luận bản án, quyết định: được áp dụng chủ yếu ở chương
2. Tác giả phân tích bản án, quyết định của Tịa án từ đó cho thấy thực tiễn áp dụng
pháp luật, nêu ra những bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
5



Phương pháp phân tích: được tác giải áp dụng dụng xuyên suốt đề tài để
phân tích quy định pháp luật, phân tích các bản án, quyết định của Tịa án từ đó đưa
ra cái nhìn sâu sắc hơn về từng vấn đề nghiên cứu đồng thời đưa ra kết luận và
phương hướng hồn thiện pháp luật.
5. Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài: “Công nhận hợp đồng không tuân thủ quy định về
hình thức trong pháp luật dân sự Việt Nam”, tác giả hướng đến việc làm rõ những
vấn đề cụ thể sau:
Một là, đề tài được nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở lý luận, quy định pháp luật
Việt Nam hiện hành về các loại hình thức của hợp đồng đặc biệt là hình thức thơng
qua phương tiện điện tử và ý nghĩa của hình thức hợp đồng. Trên cơ sở phân tích
các quy định của pháp luật, tác giả sẽ đưa ra những bất cập trong các quy định về
hình thức hợp đồng và kiến nghị hồn thiện pháp luật.
Hai là, đề tài làm rõ được các phương thức công nhận hợp đồng không tuân
thủ quy định về hình thức theo pháp luật dân sự Việt Nam, đồng thời phân tích thực
trạng áp dụng quy định pháp luật, những bất cập, liên hệ quy định pháp luật nước
ngồi từ đó đưa ra kiến nghị hồn thiện pháp luật, cơng nhận hợp đồng vi phạm quy
định về hình thức.
Ba là, đề tài cịn đề cập và phân tích hệ quả của việc công nhận hợp đồng
không tuân thủ quy định về hình thức. Từ đó xem xét, đánh giá giá trị pháp lý của
hợp đồng sau khi được cơng nhận và phân tích hướng hồn thiện hình thức của hợp
đồng sau khi công nhận.
6. Bố cục
Với đề tài: “Công nhận hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức trong
pháp luật dân sự Việt Nam”, bố cục tổng quát của khóa luận sẽ được chia thành hai
chương như sau:
Chương 1: Hình thức của hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam.
Chương 2: Phương thức và hệ quả của công nhận hợp đồng không tuân thủ
quy định về hình thức trong pháp luật dân sự Việt Nam.


6


CHƯƠNG 1.
HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Chế định về hợp đồng là một trong những chế định có bề dày lịch sử và đóng
vai trị cốt lõi trong tồn bộ hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. Trong đó, bên
cạnh những quy định về nội dung của hợp đồng, pháp luật dân sự Việt Nam cũng có
những quy định điều chỉnh hình thức hợp đồng. Các chủ thể tham gia hợp đồng cần
tìm hiểu kỹ về hình thức hợp đồng để tuân thủ quy định pháp luật đồng thời bảo vệ
được tối đa quyền lợi của mình. Chương 1 sẽ tập trung nghiên cứu khái quát quá
trình thay đổi của hệ thống pháp luật Việt Nam về hình thức hợp đồng: khái niệm
hình thức hợp đồng, nguyên tắc tự do hình thức, đặc trưng của từng loại hình thức
và ý nghĩa của hình thức hợp đồng trong khoa học pháp lý.
1.1. Khái niệm, đặc điểm hình thức của hợp đồng
1.1.1. Khái niệm hình thức hợp đồng
Hợp đồng là một trong những loại giao dịch dân sự (Điều 116 BLDS năm
2015) có nguồn gốc xuất hiện từ xa xưa và có mức độ tồn tại phổ biến gắn liền với
sự phát triển kinh tế, xã hội. Có thể nhận thấy, sự tồn tại của hợp đồng đã được pháp
luật ghi nhận, gọi tên khác nhau qua các thời kỳ. Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931,
Điều 644(2) gọi hợp đồng là khế ước: “Khế ước là một hiệp ước của một người hay
nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để tặng cho, để làm hay khơng
làm cái gì”. Tại Điều 680(2) của Dân luật Trung Kỳ năm 1936 quy định: “Khế ước
là một hiệp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người
khác để chuyển giao, để làm hay khơng làm cái gì”. Mặc dù nội hàm của hai khái
niệm này không bao quát được yếu tố tạo lập hậu quả pháp lý, theo ý kiến của một
tác giả là vì khái niệm hợp đồng của hai bộ luật này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi
BLDS Pháp năm 1804, do những chuyên gia pháp lý thời đó là người Pháp hoặc
tiếp thu nền khoa học pháp lý Pháp3, tuy nhiên hai khái niệm này đã nêu rõ được
bản chất quan trọng của hợp đồng là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên.

Thời Lê Sơ, trong Quốc triều hình luật hay cịn gọi là Bộ luật Hồng Đức (BLHĐ),
hợp đồng được quy định tồn tại dưới hình thức và tên gọi là văn khế (Điều 366
BLHĐ). Đến BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 đã khơng cịn gọi hợp đồng là
khế ước hay là văn khế mà sử dụng thuật ngữ pháp lý là “hợp đồng dân sự”, Điều
Xem Trần Kiên, Nguyễn Khắc Nhu, “Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp
luật hợp đồng Việt Nam”, truy cập
ngày 06/6/2021.
3

7


394 BLDS năm 1995 quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về
việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 đều sử dụng thuật ngữ hợp đồng dân
sự. Quy định như vậy đã tạo ra nhiều bất cập trong thực tiễn. Bởi vì pháp luật dân
sự là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội được hình thành
trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (Điều 1
BLDS năm 2015). Cho nên BLDS được xem là luật chung, quy định mang tính nền
tảng (Điều 4 BLDS năm 2015) so với các luật chuyên ngành (luật riêng) trong hệ
thống pháp luật dân sự. BLDS năm 1995 sử dụng thuật ngữ trên làm hạn chế phạm
vi điều chỉnh của BLDS đối với tất cả các loại hợp đồng, hiểu sai rằng các quy định
hợp đồng chỉ được áp dụng cho các quan hệ dân sự thuần túy mà không áp dụng
cho các loại hợp đồng khác trong kinh doanh, thương mại, lao động4. Theo một
nghiên cứu, lý do BLDS năm 1995 sử dụng thuật ngữ này xuất phát từ hoàn cảnh ra
đời của bộ luật khi đất nước vừa mới bắt đầu quá trình đổi mới sang nền kinh tế thị
trường, vẫn còn sự phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự 5. Một tác
giả khác cũng giải thích rằng: “Quan hệ hợp đồng này khác hẳn quan hệ hợp đồng
dân sự truyền thống bởi nó hàm chứa yếu tố tổ chức - kế hoạch rất sâu sắc; cịn yếu
tố thỏa thuận như một thuộc tính cơ bản của hợp đồng lại hết sức mờ nhạt”6. Việc

phân biệt như trên dẫn đến sự phức tạp, nhầm lẫn trong áp dụng pháp luật. Nhận
thấy được bất cập, BLDS năm 2015 đã bỏ cụm từ “dân sự” sau thuật ngữ hợp đồng,
loại bỏ cách hiểu sai, khẳng định các quy định về hợp đồng trong BLDS sẽ được áp
dụng cho tất cả các quan hệ hợp đồng. Như vậy, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các
bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385
BLDS năm 2015). Khái niệm này đã thể hiện được bản chất, nội dung, đối tượng và
mục đích của của hợp đồng.
Xét về bản chất, hợp đồng là sự thống nhất ý chí giữa các bên chủ thể7. Dưới
góc độ triết học, ý chí là phạm trù thuộc về ý thức, một yếu tố bên trong con người
nên mang nhiều tính chủ quan, khó có thể nhận biết được. Nếu ý chí là cái bên
trong, là nội dung thì hình thức được hiểu là “cái bên ngồi, cái chứa đựng nội
Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam, tr. 367.
5
Xem Trần Kiên, Nguyễn Khắc Nhu, tlđd (3), truy cập ngày 15/4/2021.
6
Bùi Ngọc Cường, “Vấn đề hoàn thiện hợp đồng kinh tế ở nước ta hiện nay”,
truy cập ngày 06/6/2021.
7
Trường đai học luật TP Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thương thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr. 163.
4

8


dung”8. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại
và phát triển của sự vật, hiện tượng đó. Khơng có một hình thức nào khơng chứa
đựng nội dung, đồng thời khơng có một nội dung nào khơng tồn tại trong một hình
thức nhất định9. Tuy nhiên tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý, qua q trình sửa

đổi của các BLDS, khơng có bộ luật nào quy định khái niệm hình thức hợp đồng.
Có nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về hình thức hợp đồng.
Một số tác giả xem hình thức của hợp đồng chỉ là phương tiện, cách thức thể hiện
nội dung hợp đồng10, chẳng hạn như: “Hình thức của hợp đồng là phương tiện ghi
nhận nội dung, lưu trữ, truyền tải nội dung của hợp đồng”11 hay là “cách thức thể
hiện sự thỏa thuận giữa các bên”12. Tuy nhiên, có một số tác giả khác có quan điểm
cho rằng những khái niệm này vẫn chưa khái qt hết đặc trưng của hình thức hợp
đồng. Theo đó, hình thức hợp đồng ngồi việc là sự thể hiện, cơng bố ý chí của các
bên thì hình thức cịn là cách thức, thủ tục bổ trợ cho việc công bố ý chí của các
bên13. Có tác giả cịn đề cập đến hình thức hợp đồng như là một phương thức ký kết
thỏa thuận của các bên14. Trên tinh thần đó, một tác giả đã đưa ra quan điểm về hình
thức hợp đồng mang tính chất tổng hợp như sau: “Hình thức hợp đồng là sự biểu
hiện ra bên ngồi của nội dung hợp đồng, gồm tổng hợp các các cách thức, thủ tục,
phương tiện để thể hiện và công bố ý chí của các bên, ghi nhận nội dung hợp đồng
và là sự biểu hiện cho sự tồn tại của hợp đồng”15. Nghiên cứu pháp luật nước ngồi,
có tác giả đưa ra quan điểm: Hình thức hợp đồng được hiểu là cách thức mà hợp
đồng được tạo ra16, có tác giả hiểu đó là cách thức mà việc giao kết hợp đồng phải
được đánh dấu hoặc ghi lại17. Tuy nhiên, trên đây chỉ là quan điểm của một số học
giả về khái niệm hình thức hợp đồng, nhìn chung luật nước ngồi cũng khơng có
quy định về khái niệm này.

Nguyễn Thanh Q (2011), Hợp đồng vơ hiệu do vi phạm hình thức, khóa luận tốt nghiệp, trường đại học
Luật TP Hồ Chí Minh, tr. 3.
9
Nguyễn Viết Thơng (tổng chủ biên), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, Nxb.
Chính trị quốc gia – Sự thật Hà Nội, tr. 83 - 84.
10
Nguyễn Thanh Quí (2011), tlđd (8), tr. 3.
11
Lê Thị Bích Thọ (2002), “Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu”,

Thông tin khoa học pháp lý, chuyên đề số 5, tr. 48.
12
Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb. Từ điển bách khoa và Nxb. Tư pháp, tr. 363.
13
Lê Minh Hùng (2015), Hình thức của hợp đồng, Nxb. Hồng Đức, tr. 16.
14
Phạm Hồng Giang (2007), “Ảnh hưởng của điều kiện hình thức đến hiệu lực hợp đồng”, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, số 03, tr. 47.
15
Lê Minh Hùng (2015), tlđd (13), tr. 16.
16
Chris Turner (2014), Contract law, Key facts key cases, London, tr. 55.
17
Edwin Peel (2015), The law of contract, 14th edition, London, tr. 583.
8

9


Theo tác giả, để đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh và biểu hiện đầy đủ vai trị
hình thức của hợp đồng, cần phải xem xét hình thức của hợp đồng một cách tồn
diện từ nhiều khía cạnh: là phương tiện thể hiện ý chí của các bên đồng thời cũng là
cách thức, thủ tục cơng bố ý chí đó. Như vậy, hình thức của hợp đồng cần được
hiểu là cách thức, thủ tục, phương tiện để thể hiện và cơng bố ý chí của các bên khi
xác lập hợp đồng.
1.1.2. Nguyên tắc tự do đối với hình thức của hợp đồng
(i) Về nguyên tắc, hình thức của hợp đồng được tự do lựa chọn
Có thể nói rằng “tự do ý chí là nền tảng hình thành của hợp đồng. Khơng có
tự do ý chí khơng thể hình thành quan hệ hợp đồng và ngược lại”18. Với tinh thần
tôn trọng tự do ý chí của các bên chủ thể, các bên chủ thể được: tự do giao kết hợp

đồng, tự do thỏa thuận và thể hiện ý chí của mình qua việc xác định nội dung, các
điều khoản, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên và hồn tồn có quyền lựa chọn
hình thức hợp đồng19.
Đặc điểm này được thể hiện rõ trong Điều 2:101 Bộ nguyên tắc Luật hợp
đồng Châu Âu (PECL): “Một hợp đồng không nhất thiết phải được giao kết hay xác
nhận bằng văn bản hay bất cứ địi hỏi nào khác về hình thức”. Điều 1.2 Bộ nguyên
tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004 có quy định: “Khơng bắt
buộc hợp đồng, tun bố hay bất kỳ hành vi nào khác phải được giao kết hay chứng
minh bằng bất kỳ hình thức nào, kể cả bằng nhân chứng”. Hay tại Điều 11 Công
ước Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) cũng
không yêu cầu hợp đồng mua - bán hàng hóa phải được ký kết hoặc xác nhận bằng
văn bản, hay tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào về hình thức. Ngồi ra, có thể thấy trong
hệ thống pháp luật dân sự của một số quốc gia cũng có quy định tơn trọng tự do về
hình thức hợp đồng. BLDS Liên bang Nga năm 1994 (BLDS LB Nga) quy định về
hình thức của giao dịch có thể được thể hiện bằng miệng, bằng văn bản hay sự im
lặng20. Hệ thống pháp luật quốc tế và luật của các quốc gia trên thế giới rất tôn
trọng quyền tự do lựa chọn hình thức hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên
Nguyễn Thị Thu Trang, “Quyền con người và giới hạn tự do hợp đồng”,
truy cập
ngày 27/4/2021.
19
Lê Minh Hùng (2015), tlđd (13), tr. 25 - 26.
20
Khoản 1 và 3 Điều 158 BLDS LB Nga năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2003) quy định: “1. The deals
shall be effected orally or in written form (simple or notarial); 3. Silence shall be recognized as the
expression of the will to effect the deal in the cases, stipulated by the law or by the agreement between the
parties” - Nguồn: truy
cập ngày 26/6/2021.
18


10


lựa chọn xác lập hợp đồng dưới bằng kỳ hình thức nào được quy định hoặc luật
khơng có bất kỳ một địi hỏi nào về hình thức.
Pháp luật Việt Nam cũng tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các bên hợp
đồng có thể lựa chọn hình thức, cụ thể tại khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015 cho
phép các bên được xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình
trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật,
khơng trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ
thể khác tơn trọng. Bởi vì hợp đồng là sự gặp nhau về ý chí giữa các chủ thể nên
nguyên tắc tự do ý chí ln được đề cao, trong đó có ngun tắc tự do thỏa thuận về
hình thức. Điều 400 BLDS năm 1995 và Điều 401 BLDS năm 2005 hay Điều 119
BLDS năm 2015 đều quy định cho phép hợp đồng dân sự có thể được lựa chọn hình
thức giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi.
Nguyên tắc tự do lựa chọn hình thức được thể hiện trong hệ thống pháp luật
đã tạo ra một hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể tham gia
quan hệ dân sự, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các bên xác lập hợp đồng một
cách dễ dàng, nhanh chóng, thúc đẩy các bên xác lập hợp đồng nhiều hơn nữa, góp
phần phát triển kinh tế, xã hội. Ngoài ra, nguyên tắc tự do hợp đồng còn hạn chế sự
can thiệp của nhà nước vào quan hệ hợp đồng, đề cao tự do ý chí của các bên21, đây
là một trong những phương thức bảo vệ tối đa quyền con người.
(ii) Hình thức của hợp đồng bị giới hạn trong một số trường hợp
Quyền tự do lựa chọn hình thức được pháp luật quốc tế và pháp luật một số
quốc gia quy định công nhận. Tuy nhiên đây không phải là quyền tuyệt đối mà chỉ
mang tính chất tương đối bởi nó có những ảnh hưởng nhất định đến các mối quan
hệ có liên quan. Tác giả Ngơ Huy Cương cho rằng học thuyết tự do ý chí cũng có
những nhược điểm nhất định vì khơng thể giải quyết được một cách thoả đáng
những mối quan hệ xã hội phức tạp ngày nay, khi mà con người sống trong sự phụ
thuộc lẫn nhau, khi mà vị thế kinh tế, xã hội của mỗi người khơng hồn tồn ngang

bằng22. Một tác giả khác cho rằng lý thuyết tự do ý chí với tư tưởng tự do cá nhân
vô giới hạn không thể điều chỉnh các mối quan hệ xã hội một cách công bằng khi
các mối quan hệ này đan xen, tác động lẫn nhau. Cho nên cần phải dung hòa hai
thuyết tự do và thuyết xã hội bằng cách tôn trọng quyền tự do giao kết hợp đồng và
Lê Minh Hùng (2015), tlđd (13), tr. 27.
Ngơ Huy Cương, “Tự do ý chí và sự tiếp nhận ý chí trong pháp luật Việt Nam hiện nay”,
truy cập ngày 30/4/2021.
21
22

11


chỉ giới hạn sự tự do này bởi những nguyên nhân chính đáng, tiêu biểu là trật tự
cơng cộng và đạo đức xã hội23.
Giới hạn quyền tự do được thể hiện rõ trong các quy định, nếu Điều 11 CISG
cho phép hợp đồng có thể giao kết bằng nhiều hình thức thì lại giới hạn quyền tự do
tại Điều 96 khi cho phép các quốc gia thành viên được bảo lưu quy định này. Tương
tự, trong Bộ các nguyên tắc Unidroit năm 2004 cũng cho các bên có quyền loại trừ
hoặc sửa đổi tại Điều 1.5: “Các bên có thể loại trừ việc áp dụng Bộ Nguyên tắc
UNIDROIT, loại bỏ hay sửa đổi nội dung của bất kỳ điều khoản nào trong Bộ
Nguyên tắc, nếu Bộ Nguyên tắc này không có qui định gì khác”. Điều 1:102 PECL
cũng quy định quyền loại trừ cho các bên. Như vậy, các quy định trên đều cơng
nhận tự do về hình thức nhưng quyền đó có thể bị hạn chế hoặc có các điều kiện
khác trong pháp luật các quốc gia. Một số quốc gia cũng đặt ra giới hạn này, ví dụ,
BLDS LB Nga giới hạn quyền tự do lựa chọn hình thức, quy định một số giao dịch
phải được lập bằng văn bản đơn giản (Điều 161)24. Pháp luật Anh cũng có quy định
một số trường hợp hợp đồng phải được lập bằng văn bản trang trọng, một số khác
buộc phải lập bằng văn bản hoặc phải có chứng cứ bằng văn bản25 mới có hiệu lực.
Pháp luật Việt Nam cũng đặt ra một giới hạn nhất định, theo đó, BLHĐ quy

định một số hợp đồng phải được lập thành văn tự như hợp đồng vay (Điều 589),
mua nô tỳ (Điều 363). Khi pháp luật quy định thì các bên phải lập hợp đồng bằng
một hình thức nhất định (Điều 400 BLDS năm 1995, Điều 401 năm BLDS 2005)
mà không được thỏa thuận hình thức khác. BLDS năm 2015 cũng có quy định giới
hạn quyền tự do hình thức trong một số trường hợp, tại khoản 2 Điều 117 năm
BLDS 2015: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự trong trường hợp luật định”, nếu giao dịch dân sự không đáp ứng một trong
các điều kiện quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015 thì vơ hiệu (Điều 122 năm
BLDS 2015).
Có thể thấy, quy định của pháp luật quốc tế hay pháp luật các quốc gia đều
cơng nhận hình thức của hợp đồng được tự do lựa chọn, tuy nhiên việc lựa chọn đó
chỉ được thực hiện trong một giới hạn nhất định. Những hợp đồng có quy định về
23

Xem Trần Kiên, Nguyễn Khắc Nhu, tlđd (3), truy cập ngày 15/4/2021.
Khoản 1 Điều 161 BLDS LB Nga năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2003) quy định: “1. Shall be effected in
the simple written form, with the exception of the deals, requiring notarial certification: 1) the deals of the
legal entities between themselves and with the citizens; 2) the deals of the citizens between themselves to the
sum at least ten times exceeding the minimum size of wages, fixed by the law, and in the law-stipulated cases
- regardless of the sum of the deal.”, tlđd (20), truy cập ngày 26/6/2021.
25
Chris Turner (2014), Unlocking contract law, 4th edition, tr. 90.
24

12


hình thức bắt buộc thường có tính chất phức tạp, có giá trị cao vì vậy cần tn thủ
quy định hình thức để đảm bảo về mặt chứng cứ, bảo vệ được quyền lợi của các
bên. Đồng thời giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể quản lý, bảo vệ trật tự

cơng cộng. Bởi vì con người là tổng hịa các mối quan hệ xã hội26, khơng thể để
quyền tự do của một vài chủ thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể khác.
1.2. Các loại hình thức hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam
Sự phát triển của hình thức hợp đồng sẽ gắn liền với sự phát triển đa dạng
của xã hội. Pháp luật dân sự Việt Nam cũng từng bước ghi nhận và hồn thiện các
quy định về hình thức hợp đồng dựa theo tiến trình phát triển của đời sống xã hội,
theo đó, mỗi loại hình thức thể hiện đặc trưng khác nhau của từng giai đoạn.
1.2.1. Hình thức hợp đồng bằng lời nói và hành vi cụ thể
Hình thức hợp đồng bằng lời nói và hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể
được xem là những hình thức xuất hiện đầu tiên trong lịch sử phát triển của hợp
đồng. Khi xã hội chưa có chữ viết, mọi hoạt động trao đổi, giao lưu của con người
chỉ được thực hiện thơng qua lời nói nói hoặc bằng những hành vi cụ thể. Chính vì
vậy, khi các bên thiết lập hợp đồng, họ cũng sử dụng lời nói hoặc hành vi để thỏa
thuận, giao kết.
1.2.1.1. Hình thức hợp đồng bằng lời nói
Hình thức hợp đồng bằng lời nói (hay cịn gọi là hợp đồng bằng miệng) là
việc các bên sử dụng lời nói để thỏa thuận và giao kết hợp đồng. Lời nói là phương
thức giao tiếp phổ biến nhất giúp con người bộc lộ, thể hiện được suy nghĩ, ý chí
của mình. Trong khi đó, hợp đồng được hiểu là sự thể hiện ý chí của các bên khi
tham gia xác lập các giao dịch. Vì vậy lời nói được xem là hình thức hợp đồng.
Ngay từ BLHĐ đã có sự thừa nhận hợp đồng được lập bằng lời nói gọi là
khẩu ước, trừ một số hợp đồng nhất định phải lập bằng văn bản gọi là văn khế như
lập chúc thư văn khế (Điều 366 BLHĐ). Đến BLDS năm 1995 đã quy định cụ thể
hợp đồng được thể hiện bằng lời nói (Điều 400). Tiếp nối BLDS năm 1995, BLDS
năm 2005 và 2015 hiện nay vẫn tiếp tục cơng nhận hình thức hợp đồng được thể
hiện bằng lời nói lần lượt tại Điều 124 và Điều 119: “Giao dịch dân sự được thể
hiện bằng lời nói”, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, thuận tiện để các bên chủ thể giao
kết hợp đồng.

Hội đồng xuất bản toàn tập C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), C. Mác và Ph. Ăngghen, Tồn tập, tập 3, Nxb

Chính trị quốc gia, tr. 19.
26

13


Hình thức bằng lời nói thường được các bên lựa chọn khi xác lập hợp đồng
bởi vì những đặc điểm thuận lợi của loại hình này. Thơng qua hoạt động giao tiếp
hàng ngày, các bên có thể dễ dàng sử dụng lời nói để giao kết hợp đồng, ở bất kỳ
thời gian nào, địa điểm nào cũng có thể cho ra đời một hợp đồng bằng lời nói. Điều
này giúp tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian phát sinh khi đàm phán, xác lập
hợp đồng. Chính vì vậy, loại hợp đồng giao kết bằng lời nói được sử dụng rất phổ
biến trong đời sống dân sự, thường được sử dụng để xác lập những hợp đồng đơn
giản, giá trị thấp, các bên có sự tin tưởng, quen biết nhau27.
Pháp luật nước ngồi cũng đã ghi nhận về hình thức hợp đồng bằng lời nói.
Cụ thể, BLDS LB Nga năm 1994 đã quy định tất cả các giao dịch được phép thực
hiện bằng miệng, trừ một số trường hợp luật quy định phải được lập bằng văn bản
đơn giản hoặc công chứng28. Hai tác giả Catherine Elliott & Frances Quinn nghiên
cứu luật Anh, Mỹ và có ý kiến rằng: có trường hợp, hợp đồng được xác lập bằng
văn bản sau khi một bên đã cam kết bằng lời nói, thì có ít nhất ba khả năng xảy ra
đối với tuyên bố bằng miệng đó: nội dung hợp đồng có thể chỉ được công nhận
bằng văn bản và các tuyên bố bằng lời nói đó khơng phải là điều khoản của hợp
đồng mà chỉ là lời cam kết; hợp đồng có thể thể hiện một phần bằng văn bản và một
phần bằng lời nói có chứa các nội dụng chính của hợp đồng; hoặc có thể có hai hợp
đồng, một hợp đồng chính bằng văn bản và một hợp đồng ký quỹ dựa trên lời nói29.
Nếu cam kết bằng lời nói đó khơng được thể hiện trong hợp đồng nhưng chứa
những nội dung chính của hợp đồng, nếu chứng minh được là có thật thì Tịa án
cơng nhận.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, hình thức hợp đồng bằng lời nói lại dễ
xảy ra tranh chấp vì hình thức đơn giản nên khơng thể hiện được tồn vẹn các thỏa

thuận phức tạp. Hơn nữa, quá trình giao kết diễn ra nhanh gọn khiến các bên không
cân nhắc nội dung thỏa thuận kỹ. Hình thức này khơng đảm bảo được sự an toàn
pháp lý cho các bên, giá trị chứng cứ thấp cho nên bên có nghĩa vụ dễ dàng phủ
nhận trách nhiệm cũng như sự tồn tại của hợp đồng, cịn bên có quyền khơng thể
chứng minh, bảo vệ được những quyền lợi bị xâm phạm. Điển hình trong tranh chấp
về hợp đồng thuê nhà và đổi tài sản có nội dung như sau: nguyên đơn là bà P, cho
Nguyễn Thanh Quí (2011), tlđd (8), tr. 4.
Khoản 1 Điều 1159 BLDS LB Nga năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2003) quy định: “11. The deal, for
which no written (simple or notarial) form has been stipulated by the law or by the agreement between the
parties, may be effected orally”, tlđd (20), truy cập ngày 26/6/2021.
29
Catherine Elliott & Frances Quinn (2009), Contract Law, 7th edition, Pearson Education Ltd, tr. 128.
27
28

14


ông T, bà L thuê căn nhà diện tích 173m2, tọa lạc tại đường L, khóm N, phường S,
thành phố C, tỉnh Cà Mau với giá 3.000.000 đồng/tháng và hợp đồng thuê này chỉ
được lập bằng miệng. Nguyên đơn yêu cầu ông Lữ Cao T, bà Ngô Trúc L trả tiền
th nhà tính đến tháng 10/2020 cịn nợ 26 tháng với số tiền 73.500.000đ. Tuy
nhiên bị đơn không thừa nhận có việc th nhà và khơng đồng ý thanh tốn số tiền
trên. Tòa án nhận định: “Xét thấy: Pháp luật không cấm việc thỏa thuận hợp đồng
bằng miệng, tuy nhiên phải được sự thống nhất và đồng ý của các bên, bị đơn không
thừa nhận, nguyên đơn không chứng cứ để chứng minh cho việc thuê nhà vì vậy
nguyên đơn yêu cầu hủy hợp đồng thuê nhà thỏa thuận từ tháng 8/2018 và bị đơn
hoàn trả số tiền 73.500.000đ là không được chấp nhận”30. Như vậy, nguyên đơn
trong vụ án này khơng thể bảo vệ được quyền lợi của mình vì hợp đồng được lập
bằng miệng.

Tùy thuộc vào tính chất của hợp đồng đặt ra những đòi hỏi khác nhau về
mức độ an toàn và yêu cầu về chứng cứ nên có một số trường luật khơng chấp nhận
hợp đồng được ký kết bằng lời nói mà bắt buộc các bên phải lập hợp đồng bằng văn
bản, yêu cầu công chứng, chứng thực để tránh những nhược điểm mà hợp đồng xác
lập bằng lời nói gặp phải.
1.2.1.2. Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể
Hợp đồng bằng hành vi cụ thể là hình thức thể hiện ý chí, cách ứng xử của
con người bằng một hành vi, có thể là hành động hoặc không hành động. Thông qua
hành vi của mình, các chủ thể thể hiện sự đồng ý hoặc không đồng ý về nội dung
hợp đồng. Theo một tác giả, hành vi cụ thể được xem là hình thức của hợp đồng vì
ngồi việc thơng qua hành vi giúp các bên thể hiện ý chí của mình thì việc thể hiện
hợp đồng bằng lời nói hay bằng chữ viết suy cho cùng cũng là hành vi của con
người31.
Hình thức hợp đồng bằng hành vi có thể được thể hiện thông qua các hoạt
động thường ngày như gửi giữ xe, mua vé xe, mua đồ máy bán hàng tự động... Ví
dụ tại tranh chấp về hợp đồng gửi giữ tài sản giữa nguyên đơn là chị D và bị đơn là
ơng T. Ngày 23/7/2016 chị D có đi chiếc xe máy Lead màu xanh, biển kiểm soát
99K1- 170.54, gửi xe ở bãi giữ xe của ông T để đi làm và được ông T đưa 01 vé xe
số 232. Tuy nhiên sau khi tan làm xuống bãi giữ xe, chị D khơng tìm thấy xe, báo
ơng T và cơng an điều tra nhưng khơng có kết quả. Chị D u cầu Tịa buộc ơng T
30
31

Bản án số 190/2020/DS-ST ngày 28/10/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Lê Minh Hùng (2015), tlđd (13), tr. 43.

15


bồi thường giá trị chiếc xe bị mất là 35.610.000 đồng. Tịa án nhận định, giữa chị D

và ơng T có tồn tại một hợp đồng gửi giữ tài sản được xác lập bằng hành vi cụ thể là
hành vi gửi giữ, buộc ơng T phải có trách nhiệm bồi thường cho chị D32.
Hình thức bằng hành vi thường được áp dụng để giao kết các hợp đồng có
giá trị thấp vì quá trình xác lập hợp đồng đơn giản, nhanh gọn, tiết kiệm, các bên
không nhất thiết phải gặp mặt trực tiếp mà chỉ cần thực hiện hành vi biểu lộ ý chí
của mình. Hình thức này được cơng nhận và áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực thương
mại, đặc biệt là thương mại quốc tế: “Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của
người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào
hàng” và “nếu do hiệu lực của chào hàng hoặc do thực tiễn đã có giữa hai bên trong
mối quan hệ tương hỗ hoặc tập quán thì người được chào hàng có thể chứng tỏ sự
chấp thuận của mình bằng cách làm một hành vi nào đó như hành vi liên quan đến
việc gửi hàng hay trả tiền”33. Hợp đồng bằng hành vi cụ thể thường được các bên
lựa chọn khi đã biết rõ và thống nhất tất cả nội dung của hợp đồng. Hành vi cụ thể
đó có thể là một sự quy ước ngầm, là một tập quán hoặc thói quen giữa các bên chủ
thể. Trong đó, hành vi trả lời chấp thuận giao kết có thể khơng thể hiện rõ là đồng ý
mà chuyển tính hiệu bằng các biểu hiện như “im lặng” hay “không phản đối” cũng
có thể được chấp nhận, BLDS năm 2015 quy định tại khoản 2 Điều 393: “Sự im
lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng,
trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”.
BLDS năm 2015 theo hướng sự im lặng không là chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng, trừ trường hợp ngoại lệ khi có thỏa thuận hoặc theo thói quen. BLDS năm
2015 đã có sự bổ sung, thay đổi mới so với Điều 404 BLDS năm 2005 chỉ quy định
im lặng được chấp nhận khi có thỏa thuận, BLDS năm 2015 đã mở rộng phạm vi
hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên giao kết hợp đồng.
Bên cạnh đó, sự im lặng có đi kèm cùng với các yếu tố khác như giao hàng,
trả tiền… vẫn có thể xem là đồng ý giao kết hợp đồng34 mặc dù giữa các bên khơng
có thoả thuận hoặc thói quen được xác lập từ trước. Cụ thể, trong vụ tranh chấp về
hợp đồng mua bán nhà đất có nội dung: ơng Tiến và bà Tý ký hợp đồng mua bán
nhà đất được xác lập ngày 26-4-1996 với vợ chồng ông Ngự. Tuy nhiên bà Phấn, vợ
ông Ngự cho rằng nhà, đất trong hợp đồng là tài sản chung của gia đình ông, bà;

32

Bản án số 47/2017/DS-ST ngày 25/09/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
Điều 18 Công ước Viên năm năm 1980.
34
Đỗ Văn Đại (2016), tlđd (4), tr. 371.
33

16


ông Ngự đã tự ý đứng ra bán cho vợ chồng bà Tý, ơng Tiến mà khơng có chữ ký
của bà Phấn là không đúng; đề nghị tuyên bố hợp đồng này là vơ hiệu. Tịa án nhận
định: việc chuyển nhượng nhà, đất diễn ra từ năm 1996, sau khi mua nhà, đất, ông
Tiến, bà Tý đã trả đủ tiền, nhận nhà đất, tôn nền đất, sửa lại nhà và cho các cháu
đến ở. Trong khi đó gia đình ơng Ngự, bà Phấn vẫn ở trên diện tích đất cịn lại, liền
kề với nhà ông Tiến, bà Tý. Theo lời khai của các người con ơng Ngự, bà Phấn thì
sau khi bán nhà, đất cho vợ chồng bà Tý, ông Ngự, bà Phấn đã phân chia vàng cho
các người con. Mặt khác, sau khi chuyển nhượng và giao nhà đất cho ơng Tiến, bà
Tý thì ngày 26/4/1996, ơng Ngự cịn viết “giấy cam kết” có nội dung mượn lại phần
nhà đất đã sang nhượng để ở khi xây dựng lại nhà trên phần đất còn lại và trong
thực tế vợ chồng bà Phấn, ông Ngự đã sử dụng phần nhà đất của bà Tý, ông Tiến
khi xây dựng nhà. Như vậy có cơ sở xác định bà Phấn biết có việc chuyển nhượng
nhà, đất giữa ông Ngự với vợ chồng ông Tiến và bà Tý, bà Phấn đã đồng ý, cùng
thực hiện nên việc bà Phấn khiếu nại cho rằng ông Ngự chuyển nhượng nhà đất cho
vợ chồng bà Tý bà khơng biết là khơng có căn cứ”35. Vụ việc này cũng đã được đưa
lên thành án lệ với nội dung như sau: “Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ
chồng mà chỉ có một người đứng tên kí hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho
người khác, người cịn lại khơng kí tên trong hợp đồng; nếu có đủ căn cứ xác định
bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người khơng kí tên trong

hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển
nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất có cơng khai; người khơng kí
tên trong hợp đồng biết mà khơng có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người
đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất”.
Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể cũng tồn tại những bất cập vì hành
vi khơng được ghi nhận lại hoặc lưu trữ để có thể chứng minh sự tồn tại của hợp
đồng nên giá trị chứng cứ khơng cao, khó có thể bảo vệ được quyền lợi của các bên
khi có tranh chấp xảy ra.
1.2.2. Hình thức hợp đồng bằng văn bản
Hình thức bằng văn bản ra đời bắt đầu từ khi con người có chữ viết vì văn
bản là phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin từ chủ thể này
sang chủ thể khác bằng ký hiệu chữ viết hay “văn bản gồm tất cả các hình thức trao
đổi thơng tin cho phép lưu giữ thơng tin chứa đựng trong đó và có khả năng thể hiện
35

Án lệ số 04/2016/AL ngày 06/4/2016 của của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

17


dưới dạng hữu hình”36. Ngồi văn bản truyền thống được thể hiện bằng ký hiệu chữ
viết cịn có các hình thức có giá trị tương đương văn bản được luật ghi nhận bao
gồm: “điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định
của pháp luật” (khoản 15 Điều 3 LTM năm 2005). Như vậy, hợp đồng bằng hình
thức văn bản được hiểu là hợp đồng trình bày ý chí của các bên bằng các ký tự, ký
hiệu, chữ viết, ngôn ngữ trên các loại chất liệu giúp con người có thể đọc được, lưu
giữ và bảo đảm toàn vẹn nội dung đã thỏa thuận.
Khác với hợp đồng bằng lời nói khơng để lại bằng chứng (“khẩu huyết vô
bằng”), hợp đồng bằng văn bản với các đặc điểm trình bày đảm bảo thể hiện rõ ý
chí của các bên cũng như nội dung của từng điều khoản hợp đồng37. Ưu điểm của

loại hình thức này là giá trị chứng cứ cao nên các bên có thể n tâm để xác lập hợp
đồng. Chính vì vậy, hình thức này thường được các bên chủ thể lựa chọn khi xác
lập những hợp đồng có giá trị lớn, nội dung phức tạp hoặc khi các bên chưa có sự
quen biết, tin tưởng nhau. Tuy nhiên, quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng diễn ra
dài, mất nhiều thời gian đòi hỏi các bên phải cân nhắc kỹ các nội dung hợp đồng
trước khi soạn thảo hợp đồng, tốn kém chi phí.
Ngay từ thời Lê Sơ, pháp luật nhà Lê đã quy định bắt buộc phải lập khế ước
bằng văn bản trong một số trường hợp như: “Những người lập chúc thư văn khế mà
không nhờ quan trưởng trong làng viết thay và chứng kiến, thì phải phạt 80 trượng,
phạt tiền theo việc nặng nhẹ” (Điều 366 BLHĐ) hay “nợ đã đã trả rồi mà cố ý
không trả văn tự; hay nói là văn tự đã đánh mất, mà khơng cấp giấy làm bằng cho
người trả nợ, thì xử phạt 50 roi, biếm một tư” (Điều 589 BLHĐ). Mặc dù BLHĐ
không quy định rõ trường hợp nào khế ước được lập bằng hình thức cụ thể nào, tuy
nhiên căn cứ vào quy định trên có thể thấy hình thức văn bản thường được quy định
cho những khế ước có giá trị cao, có đối tượng là ruộng đất, khế ước cho vay...
BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 cũng quy định về hình thức hợp đồng bằng
văn bản38, nhưng việc quy định riêng một điều khoản khiến quy định bị lặp lại.
BLDS năm 2015 đã bỏ quy định về hình thức hợp đồng và áp dụng quy định hình
thức của giao dịch dân sự để khắc phục bất cập này. Theo đó, pháp luật dân sự Việt
Nam có sự phân chia về hình thức văn bản, bao gồm hợp đồng xác lập bằng văn bản

Điều 1.11 Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004.
Trường đại học luật TP Hồ Chí Minh (2016), tlđd (7), tr. 165.
38
Điều 401 BLDS năm 1995 và Điều 401 BLDS năm 2005.
36
37

18



thơng thường và hợp đồng bằng văn bản có cơng chứng, chứng thực, đăng ký (Điều
119 BLDS năm 2015).
(i) Trường hợp hình thức bằng văn bản khơng cần cơng chứng, chứng thực,
đăng ký
Hình thức văn bản thơng thường là hình thức văn bản không bắt buộc phải
công chứng, chứng thực, đăng ký. Sau khi lập thành văn bản, các bên ký tên xác
nhận và thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào
văn bản (khoản 4 Điều 400 BLDS năm 2015). Những loại hợp đồng được quy định
phải lập thành văn bản bao gồm: hợp đồng về nhà ở (Điều 121 Luật nhà ở năm
2014), hợp đồng kinh doanh bất động sản (Điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản
năm 2014) (KDBĐS), hợp đồng chuyển giao quyền đăng ký nhãn hiệu (Điều 87
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2014) (Luật SHTT năm 2014)... Bên cạnh việc quy định
những hợp đồng phải lập bằng văn bản, pháp luật còn quy định thêm một số nội
dung bắt buộc phải có trong hợp đồng như hợp đồng về nhà ở phải có các nội dung
quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014, hợp đồng mua bán, cho thuê nhà phải
có các nội dung chính được quy định tại Điều 18 Luật KDBĐS năm 2014.
Yêu cầu hợp đồng phải lập bằng văn bản và có những nội dụng nhất định đã
giúp bảo vệ quyền của các bên khi xảy ra tranh chấp, ví dụ: Cơng ty Hịa Thuận và
Hợp Tác Xã điện nước Hịa Liên ký hợp đồng vận chuyển số 1122/HDDVC/2014
vào ngày 22/11/2014 về việc san ủi và vận chuyển đất đồi tại Hịa Liên. Giá trị hợp
đồng được tính theo khối lượng vận chuyển do hai bên xác nhận trong quá trình
thực hiện hợp đồng. Cơng ty Hịa Thuận đề nghị Tịa án buộc Hợp Tác Xã điện
nước Hòa Liên phải trả cho Cơng ty Hịa Thuận số tiền cịn nợ là 22.390.000 đồng.
Tịa án nhận định: Hợp đồng giữa Cơng ty Hịa Thuận và Hợp Tác Xã Hịa Liên có
nội dung và hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Hợp Tác Xã Hòa Liên vi
phạm nghĩa vụ thanh tốn cho nên Cơng ty Hịa Thuận, Tịa chấp nhận u cầu khởi
kiện của Cơng ty Hịa thuận39. Nhờ việc hợp đồng vận chuyển được lập thành văn
bản nên đã chứng minh được Hợp tác xã Hòa Liên vi phạm nghĩa vụ thanh tốn,
bảo vệ được quyền lợi của Cơng ty Hịa Thuận.

Hình thức bằng văn bản được áp dụng cho những hợp đồng có tính chất phức
tạp cần phải quy định bằng những điều khoản cụ thể để các bên dễ dàng thực hiện,
hạn chế tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng và cũng là chứng cứ hữu
39

Bản án số 02/2017/DS-ST ngày 30/09/2017 của Tòa án nhân dân huyện Hòa Vang - thành phố Đà Nẵng.

19


×