Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

tiểu luận đề tài ảnh hưởng của công ước la haye 1993 về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế đối với pháp luật nuôi con nuôi tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 38 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
------ oOo ------

BỘ MƠN : LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG ƯỚC LA HAYE 1993
VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TRONG LĨNH VỰC NUÔI
CON NUÔI QUỐC TẾ ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT NUÔI
CON NUÔI TẠI VIỆT NAM
GVHD

: ThS. LÊ THỊ HỒNG LIỄU

LỚP HỌC PHẦN

: 420300247201

NHÓM THỰC HIỆN : NHỮNG NÀNG TIÊN WINX

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Trong cuộc sống này khơng có sự thành cơng nào mà khơng có sự giúp đỡ, hỗ
trợ dù ít hay nhiều từ những người khác. Đối với bản thân chúng em cũng vậy, trong
suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học đến nay, chúng em đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của q thầy cơ, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn


sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến Ban giám hiệu trường Đại học Công Nghiệp
Tp.HCM cùng quý thầy cô ở khoa Luật của trường đã tạo điều kiện cho chúng em có
được một mơi trường học tập thật tốt; đã cung cấp cho chúng em những tài liệu học
tập hay và bổ ích; đã tận tình, tâm huyết truyền đạt vốn kiến thức quý báu mà các Thầy
Cơ đã tích lũy trong suốt q trình làm việc và học tập trước đó cho chúng em.
Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Lê Thị Hồng Liễu đã
tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học cũng như những buổi thảo luận về đề
tài tiểu luận. Nếu khơng có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cơ thì chúng em nghĩ
bài tiểu luận của chúng em rất khó có thể hồn thiện được. Một lần nữa, chúng em xin
chân thành cảm ơn cơ.
Có lẽ kiến thức là vơ hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người
luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong q trình hồn thành bài tiểu luận,
chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân chúng em rất mong nhận được
những góp ý đến từ cơ để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


PHÂN CÔNG

STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

NHIỆM VỤ

ĐÁNH
GIÁ


GHI
CHÚ

- Phần mở đầu
1

Chu Thị Thu Hà 19442411

- Phần kết luận

100%

- Tổng hợp, chỉnh sửa
word
2

Nguyễn Quốc
Huy

3

Nguyễn Vĩnh
Kỳ

4

Vũ Trần Hồng
Ngân

19504881


- Việt Nam sau khi Luật
NCN được ban hành

- Chương 1: CƯLH 1993
về bảo vệ trẻ em và hợp
19488691
tác trong lĩnh vực nuôi
con nuôi quốc tế

90%

80%

- Thực trạng CƯLH tại
19521651 Việt Nam

100%

- Chỉnh sửa word

5

Trần Đại Phát

- Việt Nam trước khi
Luật NCN được ban
19455231 hành

80%


- Tổng hợp tài liệu tham
khảo

6

Lê Huỳnh Hữu
Phúc

- Đề xuất giải pháp hoàn
thiện pháp luật Việt Nam
19472981 nâng cao hiệu quả thực
thi CƯLH 1993

100%

- Tổng hợp word
7

Lê Quốc Việt

19491831

- Chương 2: Luật NCN
2010

80%

Nhóm
trưởng



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CƯLH

Công ước La Haye

UBND

Uỷ ban nhân dân

Luật NCN

Luật Nuôi con nuôi

Luật HN&GĐ

Luật Hôn nhân và gia đình

Bộ LĐTBXH

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

ĐƯQT

Điều ước quốc tế


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích, yêu cầu ......................................................................................... 1
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 2
6. Bố cục của bài tập nghiên cứu đề tài ............................................................ 2
CHƯƠNG 1. Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh
vực ni con ni quốc tế ................................................................................. 4
1.1.1. Sự hình thành của Công ước La Haye 1993 ........................................... 4
1.1.2. Mục đích của Cơng ước La Haye 1993 .................................................. 4
1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của Công ước La Haye 1993 ........................ 4
1.2.2. Điều kiện của người xin con nuôi và của trẻ em được nhận làm con
nuôi .................................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: Luật Ni con ni 2010 ............................................................ 8
2.1.1. Q trình hình thành và căn cứ pháp lý Luật Nuôi con nuôi 2010 ......... 8
2.1.2. Khái niệm nuôi con nuôi ......................................................................... 8
2.2.1. Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi ...................................................... 8
2.2.2. Điều kiện nuôi con nuôi .......................................................................... 9
2.2.2.1. Điều kiện đối với người nhận nuôi ...................................................... 9
2.2.2.2. Điều kiện đối với con ni ................................................................... 9
2.2.2.3. Điều kiện về ý chí ................................................................................ 9
CHƯƠNG 3. Ảnh hưởng của Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em trong
lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế đối với pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi 13
3.1.1. Quy định của pháp luật ......................................................................... 13
3.1.2. Thực tiễn công tác thi hành pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngồi ................................................................................................................ 13
3.2.1. Những điểm mới của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 ........................... 14
3.2.2. Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Cơng ước La Haye 1993 . 17
CHƯƠNG 4. Thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam
nâng cao hiệu quả thực thi công ước La Haye 1993 ....................................... 21

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 33


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay vấn đề nuôi con nuôi thực sự đã trở thành mối quan
tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế, với mục đích duy nhất là nhằm bảo vệ các
quyền cơ bản của trẻ em, mang lại cho trẻ em một mái ấm gia đình với sự thương
yêu của cha mẹ ni. Trong xu thế tồn cầu hóa, ni con ni có yếu tố nước
ngồi là một tất yếu, đó cũng là vấn đề mang tính pháp lý quốc tế địi hỏi sự quan
tâm đặc biệt của Chính phủ các nước.
Nghiên cứu nội dung cũng như quá trình thực hiện các quy định pháp luật
hiện hành, các Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi, các công ước quốc tế về nuôi con
nuôi mà Việt Nam đã tham gia để rút ra những bài học kinh nghiệm, nhằm hoàn
thiện hành lang pháp lý trong hoạt động cho nhận con ni có yếu tố nước ngoài
giúp chúng ta hợp tác quốc tế có hiệu quả trong lĩnh vực này. Trong đó phải kể đến
CƯLH 1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế (CƯLH
1993) mà Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên tháng 2 năm 2012. Từ khi
Luật NCN có hiệu lực và Việt Nam tham gia CƯLH 1993, vấn đề con nuôi có yếu
tố nước ngồi có xu hướng phát triển mới, đây là hệ quả của sự thay đổi chính sách
pháp luật rất cần được nghiên cứu kịp thời và nghiêm túc.
Nhận ra được ý nghĩa và sự cần thiết của việc nghiên cứu, xem xét và đánh
giá tầm ảnh hưởng của CƯLH 1993 với pháp luật Việt Nam, nhóm nghiên cứu lựa
chọn Đề tài “Ảnh hưởng của CƯLH 1993 về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực nuôi con
nuôi quốc tế đối với pháp luật nuôi con nuôi tại Việt Nam” để thực hiện bài tiểu
luận môn Luật ĐƯQT.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
Nêu một số nội dung cơ bản của CƯLH 1993, Luật NCN 2010 thơng qua đó,

chỉ ra ảnh hưởng và bình luận về sự ảnh hưởng của CƯLH 1993 với pháp luật Việt
Nam về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.

1


2.2. Yêu cầu
Về mặt lý luận: Làm sáng tỏ những điểm mới trong qui định pháp luật về vấn
đề nuôi con ni có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Phân tích, đánh giá q trình thực hiện CƯLH của Việt
Nam từ khi tham gia công ước.
Phương pháp khảo sát: Khảo sát dựa trên những văn bản quy phạm pháp luật,
các bộ giáo trình, sách, các tài liệu nghiên cứu và phương tiện truyền thơng đại
chúng có nội dung liên quan tới đề tài đang nghiên cứu, từ đó chọn lọc ra những
thơng tin phù hợp cần thiết cho bài tiểu luận.
3. Đối tượng nghiên cứu
CƯLH 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc
tế.
Pháp luật Việt Nam về nuôi con ni có yếu tố nước ngồi.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, nội dung, bản chất quy định
của pháp luật về con ni có yếu tố nước ngồi trước và sau khi Luật NCN có hiệu
lực thi hành.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Bên
cạnh đó cịn có sự phối hợp với một số phương pháp như: phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp.
6. Bố cục của bài tập nghiên cứu đề tài
Nội dung chính của phần bài tập nghiên cứu đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: CƯLH 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con

nuôi quốc tế.
Chương 2: Luật NCN 2010.
Chương 3: Ảnh hưởng của CƯLH 1993 về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực nuôi
con nuôi quốc tế đối với pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi.
2


Chương 4: Thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam
nâng cao hiệu quả thực thi CƯLH 1993.

3


CHƯƠNG 1. CƯLH 1993 VỀ BẢO VỆ TRẺ EM VÀ HỢP TÁC TRONG
LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ
1.1. Khái quát chung về CƯLH 1993
1.1.1. Sự hình thành của CƯLH 1993
Công ước năm 1965 là Công ước đầu tiên của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực
bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước. Sau đó, Hội
nghị La Haye về tư pháp quốc tế với mục đích “thống nhất hóa tiến bộ những quy
phạm của tư pháp quốc tế”, tại kỳ họp lần thứ XXII Hội nghị La Haye (từ 10 –
29/5/1993), các đại biểu của 66 nước tham gia, trong đó có Việt Nam (Việt Nam
tham gia với tư cách là khách mời của nước chủ nhà Hà Lan) đã nhất trí thông qua
và ký văn kiện cuối cùng về nội dung CƯLH về Bảo vệ trẻ em và hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực nuôi con nuôi. CƯLH số 33 hay cịn gọi là CƯLH 1993 đã được
thơng qua ngày 29/5/1993 và có hiệu lực ngày 1/5/1995.
1.1.2. Mục đích của CƯLH 1993
Cũng theo điều 1 của Cơng ước này, mục đích ra đời là nhằm để:
Thiết lập những bảo đảm để việc ni con ni quốc tế diễn ra vì lợi ích tốt
nhất của trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em được công nhận trong luật

pháp quốc tế;
Thiết lập một hệ thống hợp tác giữa các nước ký kết để những đảm bảo
trên được tôn trọng và để ngăn ngừa việc bắt cóc, bán hoặc bn bán trẻ em;
Đảm bảo tại các nước ký kết sự công nhận việc nuôi con nuôi được tiến
hành theo Công ước.
1.2. Nội dung cơ bản của CƯLH 1993
1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của CƯLH 1993
CƯLH 1993 có những nguyên tắc cơ bản sau đây (là những nguyên tắc có
giá trị bắt buộc – jus cogens – đối với mọi quốc gia thành viên; pháp luật trong
nước không được trái với những nguyên tắc này):
Một là, bất cứ biện pháp nào tiến hành để bảo vệ trẻ em phải vì lợi ích tốt
nhất của trẻ em và thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em;
4


Hai là, tôn trọng quyền ưu tiên của trẻ em là được cha mẹ đẻ chăm sóc;
Ba là, nếu trẻ em vì một lý do nào đó mà khơng được cha mẹ đẻ chăm sóc,
thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em, phải xem
xét tất cả những giải pháp chăm sóc lâu dài khác nhau để giúp trẻ em có mái ấm gia
đình, kể cả bằng những biện pháp thay thế như con ni, giám hộ hoặc được chăm
sóc ở trung tâm nuôi dưỡng;
Bốn là, việc nuôi con nuôi phải làm phát sinh quan hệ lâu dài giữa cha mẹ và
con;
Năm là, chỉ cho phép việc nhận ni trẻ em ngồi gia đình ruột thịt của các
em khi khơng thể tìm thấy một nơi phù hợp;
Sáu là, ưu tiên cho trẻ em làm con nuôi trong nước, việc cho trẻ em làm con
ni nước ngồi phải là giải pháp cuối cùng sau khi đã chắc chắn khơng thể tìm
được gia đình thay thế ở nước gốc của trẻ;
Bảy là, không được coi việc nuôi con nuôi là một nguồn thu lợi bất minh,
việc lạm dụng và buôn bán trẻ em cần được xử lý nghiêm minh.

Như vậy, CƯLH 1993 đã đề cập đến hàng loạt các nguyên tắc nhằm bảo vệ
trẻ em và bảo đảm các quyền, lợi ích tốt nhất cho trẻ em, kể cả việc nuôi con nuôi.
Đây là những ngun tắc quan trọng, có tính quyết định đối với việc ni con ni
nước ngồi có được cơng nhận hay không.
1.2.2. Điều kiện của người xin con nuôi và của trẻ em được nhận làm con
nuôi
CƯLH 1993 quy định trẻ em được nhận làm con nuôi và cha mẹ nuôi phải
thường trú ở các nước khác nhau. Công ước không áp dụng đối với trường hợp trẻ
em thường trú ở một quốc gia thành viên và cha mẹ nuôi thường trú ở một quốc gia
không phải là thành viên và ngược lại.
Công ước chỉ áp dụng cho việc nuôi con nuôi với một cặp vợ chồng khác
giới hoặc một người đã hoặc chưa kết hôn. Công ước chỉ áp dụng đối với trường
hợp nuôi con nuôi làm phát sinh mối quan hệ cha mẹ và con, không phụ thuộc vào
việc quan hệ pháp lý của trẻ em với cha mẹ đẻ đã chấm dứt hay chưa. Công ước

5


không áp dụng đối với trường hợp nuôi con nuôi đơn giản mà không phát sinh quan
hệ giữa cha mẹ và con.
Công ước chỉ áp dụng cho việc nuôi con nuôi đối với trẻ em dưới 18 tuổi.
1.2.3. Thành lập Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế
CƯLH 1993 có yêu cầu các quốc gia thành viên phải lập một cơ quan có
thẩm quyền ở cấp Trung ương về vấn đề con nuôi quốc tế, cả ở Nước nhận và Nước
gốc, nhằm tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin và giải quyết các vấn đề phát
sinh. Đây là quy định bắt buộc, giống như mơ hình của một loạt Công ước đa
phương khác về tư pháp quốc tế.
1.2.4. Tổ chức được chỉ định phù hợp với pháp luật và thực tiễn của mỗi
nước
Công ước yêu cầu thành lập tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nuôi con

nuôi mà cụ thể ở đây là tổ chức được chỉ định hoặc tổ chức được ủy quyền. Tổ chức
này có nhiệm vụ:
Đầu tiên, tổ chức theo đuổi mục đích phi lợi nhuận, trên cơ sở những điều
kiện và trong giới hạn đã được các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó cho
phép;
Tiếp đó, tổ chức được đặt dưới sự lãnh đạo và điều hành của những người
đủ tiêu chuẩn về đạo đức, đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm để làm trong lĩnh
vực con ni quốc tế;
Ngồi ra, tổ chức hịu sự giám sát của những nhà chức trách quốc gia có
thẩm quyền về cơ cấu, hoat động, tình trạng tài chính;
Và cuối cùng, tổ chức chỉ có thể hoạt động ở một quốc gia kí kết khác, nếu
được nhà chức trách có thẩm quyền của cả hai quốc gia cho phép.
1.2.5. Trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi
Công ước quy định người thường trú ở một quốc gia thành viên được gọi là
Nước nhận muốn xin nhận một trẻ em ở một quốc gia thành viên khác được gọi là
Nước gốc, thì phải liên hệ với cơ quan Trung ương có thẩm quyền của Nước nhận.
Đây là quy định có tính bắt buộc. Tuy nhiên, đơn xin phép nuôi con nuôi không
6


nhất thiết phải nộp tại Cơ quan Trung ương mà có thể nộp tại cơ quan nhà nước
khác hoặc một tổ chức được chỉ định ở Nước nhận, nếu pháp luật cho phép.
Công ước nghiêm cấm việc cha mẹ nuôi tiếp xúc với trẻ em, trước khi hoàn
thành thủ tục cho nhận con nuôi. Đồng thời, Công ước không cho phép việc cha mẹ
nuôi được nộp đơn trực tiếp cho Cơ quan Trung ương hoặc bất cứ cơ quan nhà nước
khác hoặc cho một tổ chức được chỉ định của Nước gốc, trừ trường hợp được pháp
luật nước này cho phép.
1.2.6. Hệ quả của việc nuôi con nuôi
Việc chấm dứt quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ em là một trong
những yêu cầu được Công ước quy định tại Khoản 1c Điều 26. Mục đích là để đảm

bảo trẻ em được nhận làm con ni theo hình thức trọn vẹn, có địa vị pháp lý và
được bảo vệ như bất kỳ trẻ em nào của nước nhận. Tuy nhiên, việc chấm dứt quan
hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ em cũng không phải là giải pháp chắc chắn, vì vẫn
bao gồm trường hợp đặc biệt, khi việc nuôi con nuôi bị hủy.
Đồng thời, Công ước cịn đề cập đến việc chuyển đổi hình thức ni con
ni. Đó là việc cho phép chuyển đổi từ hình thức ni con ni đơn giản thành
hình thức ni con ni trọn vẹn. Theo đó, có hai điều kiện đặt ra đối với việc
chuyển đổi: pháp luật Nước nhận cho phép; và sự đồng ý cho trẻ em làm con ni
đã được đưa ra vì mục đích như vậy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sẽ không diễn ra,
nếu pháp luật của Nước gốc không chấp nhận việc chuyển đổi này hoặc pháp luật
của Nước nhận không quy định hệ quả làm chấm dứt quan hệ cha mẹ và con.
1.3. Việt Nam là thành viên của CƯLH 1993
Trong khi, trẻ em Việt Nam được người nước ngồi nhận ni chiếm tỉ lệ rất
lớn so với các nước trong khu vực thì pháp luật Việt Nam cũng như những ĐƯQT
về tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết chưa đảm bảo các vấn đề như bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ, mối quan hệ với cha mẹ nuôi của đứa trẻ… Do
đó đặt ra yêu cầu Việt Nam cần chú trọng quan tâm và phát triển hơn nữa quy định
về ni con ni có yếu tố nước ngồi.
Ngày 18/7/2011, Chủ tịch nước đã phê chuẩn CƯLH 1993. Việt Nam chính
thức trở thành thành viên của Cơng ước từ tháng 2 năm 2012.

7


CHƯƠNG 2: LUẬT NCN 2010
2.1. Khái quát về Luật NCN 2010
2.1.1. Quá trình hình thành và căn cứ pháp lý Luật NCN 2010
Trước khi Luật NCN được ban hành, vấn đề nuôi con nuôi đã được quy định
trong các văn bản pháp luật như: Luật HN&GĐ; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em.

Pháp luật Việt Nam cũng đã cụ thể hóa những quy định về ni con ni
trong Luật NCN 2010, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Khố XII và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011.
2.1.2. Khái niệm nuôi con nuôi
Nuôi con nuôi là việc một người đã trưởng thành hoặc một cặp vợ chồng có
quan hệ hơn nhân hợp pháp nhận một hay nhiều trẻ em khơng do mình trực tiếp
sinh ra làm con. Việc nhận nuôi con nuôi làm phát sinh quan hệ cha, mẹ – con giữa
người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, tức là kể từ thời điểm nhận
con ni, người nhận con ni có tư cách là cha, mẹ của trẻ em được nhận làm con
nuôi.
Luật NCN năm 2010 của Việt Nam quy định: Nuôi con nuôi là việc xác lập
quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Cha, mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đăng ký. Con ni là người được nhận làm con nuôi sau khi
việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
2.2. Pháp luật Việt Nam về ni con ni có yếu tố nước ngồi
2.2.1. Ngun tắc giải quyết ni con ni
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước
ngồi nhận người Việt Nam làm con ni phải có đủ các điều kiện theo quy định
của pháp luật nước nơi người đó thường trú đồng thời phải đảm bảo các điều kiện
quy định sau đây:
Thứ nhất, khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em
được sống trong mơi trường gia đình gốc.
8


Thứ hai, việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người
được nhận làm con ni và người nhận con ni, tự nguyện, bình đẳng, khơng phân
biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Thứ ba, chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngồi khi khơng thể tìm được gia

đình thay thế ở trong nước.
2.2.2. Điều kiện nuôi con nuôi
2.2.2.1. Điều kiện đối với người nhận ni
Theo Điều 29 Luật NCN thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người
nước ngoài thường trú tại nước ngoài, nhận người Việt Nam làm con ni thì phải
đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nơi người đó thường trú và quy định tại
Điều 14 Luật NCN, cụ thể:
Một là, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Hai là, hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
Ba là, có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, ni
dưỡng, giáo dục con ni;
Bốn là, có tư cách đạo đức tốt.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã kết hợp giữa nguyên tắc luật nơi thường trú
và Luật Việt Nam để điều chỉnh điều kiện nhận nuôi. Điều này là cần thiết để đảm
bảo con ni được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường tốt nhất.
2.2.2.2. Điều kiện đối với con nuôi
Nhà nước đã đưa ra một số điều luật cơ bản dành cho trẻ em - người được
nhận nuôi để đảm bảo quyền lợi của trẻ em và ngồi ra cũng khuyến khích nhận
ni trẻ em mồ cơi để chúng có thể sinh sống trong điều kiện tốt nhất và những điều
trên đã được thể hiện tại Điều 8 của Luật NCN 2010 quy định điều kiện đối với con
ni.
2.2.2.3. Điều kiện về ý chí
Thứ nhất, người nhận ni con ni phải thể hiện ý chí của mình về việc
mong muốn đứa trẻ được sống trong tình yêu thương, mong muốn đứa trẻ được lớn
lên trong sự nuôi dưỡng và giáo dục tốt nhất và đặc biệt đó là phải muốn nhận nuôi
9


đứa trẻ và thiết lập quan hệ cha mẹ và con với đứa trẻ đó. Ý chí, mong muốn đó của
người nhận nuôi phải được thể hiện và thay thế thông qua đơn xin nhận nuôi con

nuôi.
Thứ hai, về ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được cho
làm con nuôi được quy định trong Điều 21 Luật NCN. Ý chí của những người này
trong việc cho trẻ em làm con nuôi phải minh bạch, và xuất phát từ sự tự nguyện
thật sự của bản thân họ mà khơng có bất cứ sự tác động, thúc ép, dụ dỗ, hứa hẹn
hoặc một áp lực nào. Nói cách khác, ý chí đó phải hồn tồn độc lập. Nội dung của
ý chí đó là đồng ý cho con mình làm con ni của người khác. Sự đồng ý đó có thể
thể hiện bất cứ lúc nào nhưng nó chỉ có ý nghĩa sau khi đứa trẻ được sinh ra mà cịn
sống.
Thứ ba, ý chí của bản thân người con ni cũng rất quan trọng vì đó chính là
quyết định có thể thay đổi cuộc đời của họ. Trong trường hợp này đứa trẻ tuy chưa
được coi có năng lực hành vi đầy đủ nhưng đã có khả năng nhận thức nhất định về
cuộc sống, có thể nhận biết và bày tỏ thái độ của mình mong muốn hay không mong
muốn làm con nuôi người khác, cũng như cảm nhận được sự an tồn hay khơng an
tồn khi được cho làm con nuôi người khác, khi phải thay đổi mơi trường sống…
Do đó, pháp luật quy định đứa trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên có quyền thể hiện ý chí độc
lập, quyết định vấn đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mình; sự đồng ý làm
con nuôi của đứa trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên là điều kiện bắt buộc để việc nuôi con ni
có giá trị pháp lí.
Cuối cùng, ý chí của Nhà nước được thể hiện qua việc công nhận (hay
không công nhận) việc nuôi con nuôi, thông qua thủ tục đăng kí việc ni con ni
(hay từ chối việc đăng kí ni con ni). Việc ni con ni được cơng nhận tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh hiệu lực pháp lí của việc ni con ni.
2.2.3. Hệ quả pháp lí của ni con ni và chấp dứt việc ni con ni
2.2.3.1. Hệ quả pháp lí của nuôi con nuôi
Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 24 Luật NCN
2010. Khi việc nhận ni con ni được đăng kí thì người nhận nuôi và người được
nhận nuôi đã phát sinh quan hệ pháp luật. Vì vậy kể từ ngày nhận ni, giữa cha mẹ
ni và con ni có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con, giữa con nuôi
10



và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi như: giữa ông bà nội, ông bà ngoại
với cháu, giữa anh chị em trong nhà, giữa cơ, dì, chú, bác với cháu cũng có các
quyền, nghĩa vụ đối với nhau.
Cha mẹ có quyền đổi tên của con ni tuy nhiên nếu con ni trên 9 tuổi thì
cha mẹ ni có nghĩa vụ phải tơn trọng quyết định của con ni có đồng ý hay
khơng về việc đổi tên. Ngồi ra khi có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ
nuôi, sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên về việc thay đổi phần khai về cha mẹ
trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con ni thì UBND cấp xã nơi đã
đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy
khai sinh cũ và tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi.
Nhưng về dân tộc của con nuôi sẽ không được thay đổi.
2.2.3.2. Hệ quả pháp lý khi chấm dứt việc nuôi con ni
Nếu như việc nhận ni con ni sẽ làm hình thành mối hệ của các bên liên
quan cụ thể là người nhận ni và người được nhận ni thì hệ quả của việc chấm
dứt ni con ni thì hồn tồn ngược lại. Và cụ thể là sau khi được Tòa án thơng
qua việc chấm dứt nhận ni con ni thì ngay tại thời điểm đó quan hệ và các
quyền, nghĩa vụ của các bên có liên quan sẽ được chấm dứt. Điều đó có nghĩa là sau
khi được Tịa án thơng qua việc chấm dứt ni con ni thì các bên có liên quan sẽ
trở về thời điểm trước khi hình thành mối quan hệ với nhau.
Theo quy định tại Điều 25, khoản 1 Điều 27 Luật NCN, hệ quả và ảnh hưởng
đầu tiên của việc chấm dứt việc nuôi con ni đó là kết thúc quan hệ về pháp luật
giữa cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi, quyền và nghĩa
vụ của cha mẹ cũng chất dứt theo quyết định theo các yêu cầu của các chủ thể mà
pháp luật quy định.
2.2.4. Thẩm quyền giải quyết của việc ni con ni có yếu tố nước ngoài
Tại Khoản 2 Điều 9 của Luật NCN 2010 có quy định về thẩm quyền giải
quyết của việc ni con ni có yếu tố nước ngồi như sau: UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương còn được gọi chung là UBND cấp tỉnh nơi thường trú của

người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngồi; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đăng ký việc ni con
ni có yếu tố nước ngoài.
11


2.2.5. Trình tự, thủ tục đăng kí ni con ni có yếu tố nước ngồi
Để đăng ký việc ni con ni thì cần thực hiện theo trình tự thủ tục như
sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới
thiệu làm con nuôi tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường
trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
Hồ sơ của người nhận con nuôi được quy định tại Điều 31 Luật NCN.
Hồ sơ của người được giới thiệu làm con ni nước ngồi được quy định tại
Điều 32 Luật NCN.
Lưu ý: Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày UBND
cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người có liên quan
UBND cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong thời hạn
10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lấy ý kiến của những
người quy định tại Điều 21 Luật NCN năm 2010. Việc lấy ý kiến phải lập thành văn
bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.
Bước 3: Đăng ký việc nuôi con nuôi
Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có
đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì UBND cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con
nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người
giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ
hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy
định tại Điều 21 của Luật này.

Trường hợp UBND cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho
người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi
dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có ý kiến của người liên
quan.

12


CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA CƯLH 1993 VỀ BẢO VỆ TRẺ EM
TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ ĐỐI VỚI PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VỀ NUÔI CON NUÔI
3.1. Việt Nam trước khi Luật NCN được ban hành
3.1.1. Quy định của pháp luật
Trước khi có Luật NCN, Pháp luật Việt Nam đã trải qua các giai đoạn với
các quy định của pháp luật về ni con ni có yếu tố nước ngoài như sau:
Trước năm 1959, Pháp luật Việt Nam chưa có quy định gì về ni con ni
có yếu tố nước ngoài.
Từ năm 1959 -> 1986, Việt Nam ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với:
Đức (1980), Liên Xô (1981), Tiệp Khắc (1982), Cu Ba (1984), Hungari (1985),
Bungari (1986).
Giai đoạn từ năm 1986 -> 2000, Luật HN&GĐ 1986 quy định về quan hệ
hơn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngoài tại chương IX
nhưng vẫn chung chung.
Giai đoạn từ năm 2000 -> 2010, Luật HN&GĐ 2000 chương XI quy định cụ
thể hơn các vấn đề ni con ni có yếu tố nước ngồi.
3.1.2. Thực tiễn công tác thi hành pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngồi
Ngun tắc xun suốt của Luật NCN là bảo đảm phù hợp với chủ trương,
đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ trẻ em, vì lợi ích
tốt nhất của trẻ em. Trong khi giải quyết việc nuôi con nuôi phải tôn trọng quyền trẻ

em là được sống trong môi trường gia đình gốc; việc ni con ni chỉ là biện pháp
thay thế gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ; ưu tiên giải quyết cho trẻ em làm con
nuôi trong nước, việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài chỉ là giải pháp
cuối cùng.
Đối tượng được lựa chọn gia đình thay thế (Điều 5 Luật NCN) vì là đạo luật
điều chỉnh chung cả vấn đề nuôi con ni trong nước và ni con ni có yếu tố
nước ngồi. Do đó, đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật NCN sẽ là quan hệ nuôi
con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau, giữa công dân Việt Nam với người

13


nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau cùng thường trú tại Việt Nam, cũng
như quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau mà cả hai bên hoặc
một bên định cư ở nước ngoài. Đây là những đối tượng cơ bản chịu sự tác động của
hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật về dân sự, hơn nhân và gia đình
nói riêng, trong đó có vấn đề ni con ni. Những đối tượng này có thể là cha
dượng, mẹ kế, cơ, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; Công
dân Việt Nam thường trú ở trong nước; Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; Người nước ngoài thường trú ở nước
ngoài. Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con
ni thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục
con nuôi tốt nhất.
3.2. Việt Nam sau khi Luật NCN được ban hành
3.2.1. Những điểm mới của Luật NCN năm 2010
So với các quy định của pháp luật hiện hành về ni con ni, thì Luật NCN
có những điểm mới cơ bản như sau:
Thứ nhất: Về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi được quy định tại
Điều 4 Luật NCN. Những ngun tắc có giá trị chi phối tồn bộ q trình giải quyết
và thực hiện việc ni con nuôi ở Việt Nam, bao gồm:

1) Khi giải quyết việc nuôi con nuôi cần tôn trọng quyền của trẻ em được
sống trong mơi trường gia đình gốc.
2) Gia đình nơi trẻ em sinh ra được coi là môi trường lý tưởng nhất cho sự
phát triển của trẻ em. Do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, nên trẻ em cần được bảo
vệ và chăm sóc đặc biệt trong bầu khơng khí u thương, hạnh phúc và cảm thơng
của những thành viên trong gia đình.
3) Việc ni con ni phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người
được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, khơng phân
biệt nam nữ, khơng trái pháp luật và đạo đức xã hội.
4) Trong quá trình ni con ni, lợi ích của trẻ em phải được tính đến trước
tiên trong mối tương quan với lợi ích của cha mẹ nuôi. Việc nuôi con nuôi phải
được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của các bên liên quan, không phân biệt giữa
14


người nhận con nuôi là nam hay nữ, đơn thân hay đã kết hôn; đồng thời không phân
biệt giữa con nuôi là trai hay gái.
5) Chỉ cho làm con người nước ngồi khi khơng thể tìm được gia đình thay
thế ở trong nước. Đây cũng là nguyên tắc được thừa nhận trong các văn kiện pháp
lý quốc tế.
Thứ hai: Về biện pháp bảo đảm việc nuôi con nuôi trong nước. Điều 15 Luật
NCN ra quy định về việc tìm gia đình thay thế trong nước, nhằm bảo đảm trẻ em có
cơ hội được nhận làm con ni trong nước. Việc tìm mái ấm được thực hiện ở ba
cấp: xã, tỉnh và Trung ương. Ở cấp xã, việc tìm gia đình thay thế được thực hiện
bằng cách niêm yết tại trụ sở UBND trong thời hạn 60 ngày; ở cấp tỉnh, được thực
hiện bằng cách thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh trong
thời hạn 60 ngày; ở Trung ương được thực hiện bằng việc đăng trên cổng thông tin
điện tử của Bộ Tư pháp. Nếu hết thời hạn này mà khơng có người trong nước nhận
làm con ni, thì trẻ em mới được giới thiệu làm con ni người nước ngồi.
Ngồi ra, Điều 36 Luật này còn quy định, nếu hết thời hạn nêu trên, trẻ em

đang được xem xét để giới thiệu cho làm con ni người nước ngồi nhưng Sở Tư
pháp chưa giới thiệu cho người xin con ni cụ thể nào đó, mà có người trong nước
nhận trẻ em làm con ni thì vẫn được xem xét giải quyết. Như vậy, trẻ em có hồn
cảnh đặc biệt được tạo cơ hội đến mức tối đa để tìm được mái ấm gia đình thay thế.
Luật cịn quy định cơng dân trong nước có nhu cầu và nguyện vọng nhận trẻ em làm
con nuôi mà chưa xác định được trẻ em cần nhận làm con ni, thì có thể đăng ký
nhu cầu với Sở Tư pháp nơi thường trú quy định tại Điều 16, nếu có trẻ em để giới
thiệu thì Sở Tư pháp giới thiệu người đó đến UBND cấp xã nơi thường trú để xem
xét giải quyết. Đây là biện pháp tích cực nhằm bảo đảm việc nuôi con nuôi trong
nước, bảo đảm trẻ em có cơ hội tìm được mái ấm gia đình thay thế ngay trên lãnh
thổ Việt Nam.
Thứ ba: Luật quy định điều kiện của người được nhận làm con ni trong
nước và nước ngồi là như nhau, đồng thời nâng độ tuổi của trẻ em được cho làm
con nuôi từ 15 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 8 Luật NCN). Đặc biệt, người từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi cũng có thể được cho làm con ni của cha dượng, mẹ kế, cơ,
cậu dì, chú bác ruột.
15


Thứ tư: Quy định người nhận con nuôi phải nộp lệ phí đăng ký ni con ni
được quy định tại Điều 12 Luật NCN. Ngồi ra, người nước ngồi khơng thường trú
ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam phải trả một khoản tiền bù đắp một phần chi
phí cho việc giải quyết ni con ni nước ngồi, bao gồm chi phí ni dưỡng,
chăm sóc trẻ em từ khi được giới thiệu làm con ni đến khi hồn thành thủ tục
giao nhận con nuôi, xác minh nguồn gốc của người được giới thiệu làm con nuôi,
giao nhận con nuôi và thù lao hợp lý cho nhân viên của cơ sở ni dưỡng. Luật giao
Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, việc miễn giảm... Ngoài hai
khoản lệ phí và chi phí nêu trên, luật khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhân
đạo cho việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hồn cảnh đặc biệt. Việc hỗ
trợ này không ảnh hưởng đến việc cho nhận con nuôi.

Quy định này được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong đó có UNICEF và
các nước có quan hệ hợp tác về ni con ni với Việt Nam...thể hiện quyết tâm
của Việt Nam trong việc đấu tranh chống lại hành vi thu lợi bất chính từ các hoạt
động liên quan đến việc nuôi con nuôi.
Thứ năm: Đổi mới cách thức giới thiệu trẻ em làm con ni người nước
ngồi. Thực tế hiện nay, việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi là do các cơ sở nuôi
dưỡng trẻ em thực hiện. Theo báo cáo của các địa phương, đặc biệt tham khảo kinh
nghiệm của nhiều nước cho thấy, nếu để các cơ sở nuôi dưỡng vừa tiếp nhận trẻ em
để nuôi dưỡng, vừa tiếp nhận các khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước
ngoài và trực tiếp giới thiệu trẻ em làm con nuôi, dễ dẫn đến tiêu cực, thỏa thuận
ngầm trong việc giới thiệu trẻ em làm con ni. Do đó, để khắc phục tình trạng này,
Điều 36 Luật NCN quy định việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài
thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp. Khi tiến hành giới thiệu trẻ em, Sở Tư pháp phải
căn cứ vào các tiêu chí được quy định tại Điều 35 Luật NCN.
Thứ sáu: Về việc cho phép đăng ký đối với nuôi con nuôi thực tế. Tuy rằng
các nghị định của Chính phủ về đăng ký hộ tịch đã quy định việc nuôi con nuôi mà
không được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì khơng có giá trị pháp lý, nhưng
do nhiều nguyên nhân khác nhau nên thực tiễn cho thấy cịn tồn tại nhiều việc ni
con ni giữa công dân với nhau chưa được đăng ký. Do đó, để bảo vệ quyền lợi
của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi, Điều 50 Luật NCN quy định việc nuôi con
nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có
16


thẩm quyền trước ngày Luật này có hiệu lực thì sẽ được đăng ký trong thời hạn 5
năm nếu các bên có đủ điều kiện về ni con ni theo quy định của pháp luật tại
thời điểm phát sinh quan hệ ni con ni; đến thời điểm luật có hiệu lực mà quan
hệ cha mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống; giữa cha mẹ ni và con
ni có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con. Luật giao
Chính phủ quy định về thủ tục đăng ký đối với việc nuôi con nuôi này, bảo đảm

thuận lợi và phù hợp với điều kiện thực tế của người dân ở các vùng, miền. Đây chỉ
là giải pháp quá độ. Kể từ khi luật mới có hiệu lực, cần tăng cường tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân để nâng cao nhận thức của người dân
trong việc đăng ký nuôi con nuôi; việc nuôi con nuôi không đăng ký kể từ ngày luật
mới có hiệu lực sẽ khơng được công nhận giá trị pháp lý.
Thứ bảy: Luật quy định rõ ràng, minh bạch các điều kiện cấp phép hoạt động
cho các tổ chức con ni nước ngồi tại Việt Nam. Tổ chức con ni nước ngồi đủ
điều kiện theo quy định tại Điều 43 của luật sẽ được xem xét để cấp phép hoạt động
tại Việt Nam.
3.2.2. Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với CƯLH 1993
3.2.2.1. Điểm tương thích, phù hợp
Cơ bản pháp luật Việt Nam đã có sự phù hợp với CƯLH như:
Thứ nhất, nguyên tắc thể hiện rõ hướng tới bảo vệ quyền của người được
nhận nuôi – trẻ em được nhận nuôi. Các nguyên tắc này đều hướng tới mục đích
chung nhất là bảo vệ trẻ em và bảo đảm cho trẻ có được một gia đình tốt nhất cho
sự phát triển. Khi chưa có Luật NCN, tinh thần của một số nguyên tắc của CƯLH
mới chỉ được thể hiện chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể trong các văn bản pháp
luật Việt Nam (Bộ luật Dân Sự, Luật HN&GĐ, Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ
em) như ngun tắc tơn trọng quyền ưu tiên của trẻ em là được cha mẹ chăm sóc và
nguyên tắc coi việc cho trẻ làm con ni ở nước ngồi là giải pháp cuối cùng. Tuy
nhiên, hiện nay, với sự ra đời của Luật NCN ghi nhận nguyên tắc giải quyết việc
nuôi con nuôi cụ thể, rõ ràng hơn như đã đề cập ở chương 2.
Một là, tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong gia đình gốc. Nguyên tắc
này được thể hiện cụ thể bởi các điều luật có liên quan như Điều 5 quy định về thứ

17


tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế thì cha dượng, mẹ kế, cơ, cậu, dì, chú, bác ruột
của người được nhận làm con nuôi là ưu tiên đầu tiên.

Hai là, việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người
được nhận làm con ni, tự nguyện, bình đẳng, khơng phân biệt nam nữ, khơng trái
pháp luật và đạo đức xã hội. Nội dung này cũng được cụ thể hóa bằng các quy định
như: Điều 5. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế; Điều 7. Khuyến khích hỗ trợ
nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt; Điều 13. Các hành vi bị
cấm; Điều 28. Các trường hợp ni con ni có yếu tố nước ngồi; Điều 39. Thơng
báo tình hình phát triển của con ni…
Ba là, chỉ cho làm con ni người nước ngồi khi khơng thể tìm được gia
đình thay thế ở trong nước. Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 28 quy định
những trường hợp cụ thể của ni con ni có yếu tố nước ngoài.
Thứ hai, về điều kiện nhận con ni. Điều 29 Luật NCN có quy định điều
kiện đối với người nhận con nuôi trong quan hệ nuôi con ni có yếu tố nước ngồi.
Các điều kiện của pháp luật Việt Nam đã cụ thể hóa hai yêu cầu: “đủ tư cách” và
“thích hợp” của CƯLH đối với người nhận con nuôi. Như vậy, ta thấy các điều kiện
đối với người nhận con nuôi theo pháp luật Việt Nam đã tương thích với CƯLH. Cả
cơng ước và pháp luật Việt Nam đều ghi nhận điều kiện đối với người nhận con
ni do pháp luật nước người đó thường trú quy định và người nhận ni con ni
phải có đủ khả năng ni dưỡng các em.
Nhìn chung thì CƯLH 1993 hay Luật NCN đều hướng đến bảo vệ tẻ em và
bảo đảm các quyền, lợi ích tốt nhất cho trẻ em, kể cả việc nuôi con nuôi, hướng tới
xây dựng và duy trì mơi trường và điều kiện ổn định, hài hịa, bền vững trong lĩnh
vực ni con ni quốc tế.
Thứ ba, về trình tự, thủ tục giải quyết việc ni con ni. Các quy định về
trình tự, thủ tục giải quyết việc ni con ni có yếu tố nước ngoài được quy định
cụ thể từ Điều 31 đến Điều 37 Luật NCN. Về cơ bản, các quy định này đã phù hợp
với quy định của CƯLH.
3.2.2.2. Điểm chưa tương thích, chưa phù hợp

18



Thứ nhất, về điều kiện người được nhận nuôi được quy định tại Điều 8 Luật
NCN. Nhận thấy, phạm vi trẻ em có thể được nhận làm con ni theo pháp luật Việt
Nam hẹp hơn so với CƯLH. Trẻ em Việt Nam dưới 16 tuổi và một số trường hợp
nhỏ từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi mới có thể được nhận làm con ni trong khi theo
CƯLH thì người có thể được nhận làm con ni là người dưới 18 tuổi. Nên chẳng
cần mở rộng phạm vi trẻ em có thể được làm con ni theo pháp luật Việt Nam cho
phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặt khác, việc quy định trẻ em từ đủ 16 đến dưới 18
tuổi có thể được làm con ni sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn cho trẻ em có hồn
cảnh khó khăn bởi phần lớn trẻ em trong độ tuổi này ở nước ta khó có thể tìm được
một cơng việc ổn định để tự nuôi sống bản thân.
Thứ hai, về một số nguyên tắc của Luật NCN chưa tương thích, phù hợp với
CƯLH. Một số nguyên tắc trong CƯLH chưa được Luật NCN quy định cụ thể như:
Không được coi việc nuôi con nuôi là một nguồn thu lợi bất minh, việc lạm dụng và
buôn bán trẻ em cần được xử lý nghiêm minh. Xét thấy, Luật NCN nên đưa nội
dung này thành một nguyên tắc để đảm bảo cho việc ni con ni nói chung và
ni con ni có yếu tố nước ngồi nói riêng được phát triển theo đúng tinh thần
nhân đạo và giá trị của nó, phịng chống được những tiêu cực và hạn chế tối đa tội
phạm phát sinh vừa đảm bảo cho môi trường nuôi con ni quốc tế an tồn vừa đảm
bảo trật tự công cộng của quốc gia.
Việc quy định các nguyên tắc của Luật NCN Việt Nam còn chung chung và
chưa cụ thể, chưa chỉ rõ tinh thần của nguyên tắc. Đơn cử như đối với nguyên tắc
Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong
mơi trường gia đình gốc vơ tình có phần trùng lặp với nguyên tắc Chỉ cho làm con
nuôi người ở nước ngồi khi khơng thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước
song lại không thể hiện rõ tinh thần và ý nghĩa của mỗi nguyên tắc này như CƯLH.
Đây có thể hiểu là vấn đề về mặt lập pháp thể hiện trong Luật NCN, tinh thần của
Luật NCN tương ứng với CƯLH xong về sự thể hiện thì chưa rõ ràng và chính xác
được như CƯLH
Một số nguyên tắc đã được thể hiện thông qua các điều luật nhưng lại không

được nâng lên thành nguyên tắc trong q trình giải quyết việc ni con ni. Ví dụ
ngun tắc Việc nuôi con nuôi phải làm phát sinh quan hệ lâu dài giữa cha mẹ và
con quy định tại Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi nhằm hướng tới quan hệ
19


cha mẹ và con có tính bền vững, lâu dài nhưng lại không được nâng lên thành
nguyên tắc để đảm bảo cho quan hệ nuôi con nuôi được phát triển an toàn và hiệu
quả hơn.

20


×